Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Đọc lại các áng văn bất hủ về ngày khai trường

Ngày khai trường là sự mở đầu, có tác dụng tạo hứng khởi cho suốt một năm học. Ngày này đánh dấu mốc một chặng quan trọng trong đời người trên đường học vấn. Những bài văn nổi tiếng về ngày đầu tiên của năm học này làm xúc động hàng bao thế hệ, dạy cho học trò ý thức hơn về nghĩa vụ học tập của mình.

Thư của Tổng thống Abraham Lincoln

Đây là bức thư nổi tiếng của Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ Abraham Lincoln, thường được vang lên trong lễ khai giảng tại các nước nói tiếng Anh. Abraham Lincoln là người đạo đức, phấn đấu cho những điều Lương Thiện. Ông không lạc quan về cuộc sống tươi đẹp, nhưng luôn tin có thể tạo dựng được những người lương thiện thông qua giáo dục.

Ngày khai trường

Gửi thầy hiệu trưởng nhân ngày đưa con đến trường

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có những con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đồng nhặt được trên hè phố…

Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.

Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.

Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất…

Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách… nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống…

Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người những cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.

Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình…

Xin hãy dạy cho cháu khoanh tay làm ngơ trước một đám đông đang gào thét… và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng…

Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt tối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn.

[remove_img id=19526]

Thư gửi con trong tác phẩm Tâm hồn cao thượng

Tác phẩm Tâm hồn cao thượng của nhà văn Ý Edmond De Amicis được xem như quyển sách giáo dục đạo đức của nhiều thế hệ học sinh trên toàn cầu. Trong tác phẩm này, bài văn về bức thư của bố gửi cậu bé Enrico cũng trở thành áng văn bất tử, thường được các bậc cha mẹ đọc cho con nghe khi muốn vực dậy tinh thần học tập.

Ngày khai trường 2

Trích bài “Học đường”

Enrico con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.

Mỗi buổi sáng, lúc con ra trường, con hãy nghĩ cùng giờ ấy, trong thành phố ta có tới 3 vạn đứa trẻ cũng như con đi “chầu” lớp học trong ba tiếng đồng hồ để được mở mang trí tuệ…. Ăn mặc hàng nghìn lối khác nhau, nói bằng trăm thứ tiếng khác nhau, chúng đi một mình hay lũ năm lũ ba, sách cắp trong tay hay cặp đeo dưới nách.

Từ ngôi trường cùng tột lấp trong ánh tuyết nước Nga cho tới nóc trường hẻo lánh lẩn trong khóm gồi xứ Ả rập, có tới hàng triệu triệu đứa trẻ cùng học một điều bằng những thể thức khác nhau.

Con lại tưởng tượng cái tổ kiến học sinh ấy gồm có hàng trăm dân tộc khác nhau và cái trường hoạt động ấy, con có cái hân hạnh dự phần rồi con tự nhủ: ví phỏng một mai sự hoạt động ấy ngừng hẳn thì nhân loại sẽ trở lại đời mọi rợ, sẽ sa vào cõi tối tăm, sự hoạt động ấy là sự tiến bộ, là mối hy vọng, là ánh sáng vinh quang của thế giới vậy.

Cố lên! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cứu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát”.

Nhà văn Pháp Anatole France

Với nhà văn Pháp Anatole France, ngày khai trường luôn gợi trong ông sự xúc động, mà càng trưởng thành, người ta càng tiếc nhớ thời gian đẹp đẽ ấy:

…Cách nay hai mươi lăm năm, cùng lúc này, cậu bé ấy băng ngang khu vườn xinh đẹp kia trước tám giờ để tới trường . Cậu ta cảm thấy lòng se thắt vì hôm ấy là ngày khai trường .

Tuy nhiên cậu ta nhảy tung tăng, sách vở mang trên lưng, và con vụ (con quay) trong túi . Ý tưởng gặp lại bạn bè làm cho cậu ta cảm thấy vui ngay trong lòng . Cậu bé sẽ có biết bao câu chuyện để nói và để nghe .

Thế là cậu bé băng ngang vườn Lục-xăm-bảo trong cái mát mẻ của buổi sáng . Những gì cậu bé trông thấy lúc bấy giờ, hôm nay tôi trông thấy lại .

Cũng cùng khung trời và cùng lối đi, cảnh vật còn giữ linh hồn của ngày xưa, linh hồn đó có làm cho tôi vui, làm cho tôi buồn và làm cho tôi bâng khuâng ; duy chỉ có cậu bé ấy, ngày nay không còn nữa .

Vì vậy khi tôi ngày càng già đi, tôi càng quan tâm nhiều hơn tới ngày khai trường » (Anatole France, Les Humanités, Le Livre de mon Ami, Paris – Cỏ May dịch ).

[remove_img id=20254]

Với những áng văn bất tử hun đúc thêm tinh thần học tập, hy vọng ngày khai trường của các bé yêu trở thành kỷ niệm đáng nhớ suốt đời.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Trẻ lớn lên trong môi trường song ngữ thường chậm nói

Dù trẻ đã biết đi, hoạt bát, lanh lợi nhưng vẫn chưa chịu nói. Trẻ chậm nói hơn so với bạn bè khiến nhiều mẹ đứng ngồi không yên. Có nhiều nguyên nhân khác nhau đã được chỉ ra về vấn đề này, lý do mới nhất được các bác sĩ chuyên khoa nhi Singapore chỉ ra là do môi trường song ngữ mà trẻ đang sống.

Môi trường song ngữ có thể khiến trẻ chậm nói

Tiến sĩ Natalie Epton, bác sĩ nhi khoa tại Singapore đã chia sẻ với tờ Young Parents: “Hầu hết trẻ nhỏ có thể nói lời đầu tiên vào lúc 14 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh nói một hoặc hai từ sớm hơn khi được 9 tháng”.

chậm nói
Trẻ chậm nói có thể là do sống trong môi trường sống sử dụng song ngữ

Cũng theo bác sĩ này, những em bé sơ sinh lớn lên trong môi trường sống sử dụng song ngữ thường chậm nói hơn. Trẻ sẽ tiếp xúc với ngôn ngữ mà các thành viên trong gia đình thường trao đổi và học nói bằng ngôn ngữ đó trước tiên.

Nếu trong vòng 18 tháng mà trẻ không có xu hướng nói chuyện vì chậm nói không còn thuộc về tính tự nhiên nữa và có vấn đề về phát triển cơ bản. Bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn.

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ đề xuất kiểm tra thính giác để đảm bảo rằng bé vẫn nghe tốt và việc trẻ chậm nói không xuất phát từ vấn đề nghe. Ví dụ đơn giản hơn bạn có thể làm tại nhà là làm trẻ tập trung vào sự vật, sự việc nào đó và đứng phía sau gọi lớn. Nếu bé không quay lại, có thể là vấn đề thính giác.

Một nguyên nhân khác cũng có thể là do bé gặp vấn đề trong việc phát âm, khó sử dụng răng, lưỡi để tạo thành âm thanh.

Làm gì khi con chậm nói?

Nghe và nói là hai kỹ năng đi kèm với nhau. Thông thường, nếu gặp vấn đề về khả năng nghe, bé cũng sẽ bị rối loạn khả năng ngôn ngữ. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do bé gặp vấn đề trong việc phát âm, khó sử dụng răng, lưỡi để tạo thành âm thanh.

Nếu nhóc của bạn có các dấu hiệu trên, mẹ nên:

1. Dành thời gian nói chuyện nhiều hơn với con, cho dù bé đang trong giai đoạn trẻ sơ sinh. Bạn có thể hát, nói chuyện hoặc khuyến khích bé bắt chước âm thanh hoặc cử chỉ của bạn.

2.  Đọc sách cho bé nghe. Nên chọn những cuốn nhiều màu sắc vì chúng sẽ thu hút bé hơn. Khi bé cưng lớn hơn một chút, bạn có thể khuyến khích bé chỉ vào những hình ảnh và gọi tên chúng.

3. Sử dụng những tình huống hằng ngày để khuyến khích con nói chuyện. Để con gọi tên những món ăn, sự vật hoặc đồ dùng trong nhà. Bạn cũng có thể hỏi những câu hỏi đơn giản và khuyến khích bé trả lời.

4. Mua những cuốn sách dành riêng cho bé tập nói. Những sách này thường có nhiều hình ảnh của các loại động vật, xe cộ, đồ dùng…

Dù bé bao nhiêu tuổi, việc phát hiện và điều trị kịp thời khi trẻ chậm nói là hết sức cần thiết. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đên bác sĩ để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và giải pháp.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Biết “vô cùng tàn nhẫn” mới dạy con thành tài

Hành trình dạy con thành tài không phải là những bài kiểm tra mẹ cần đạt điểm tuyệt đối mà đó là thái độ và quan điểm sống của chính cha mẹ trong việc nuôi dưỡng ngay sau khi sinh.

Nói “không” với con tưởng dễ mà vô cùng khó, đặc biệt là trong quan điểm nuôi dạy con của người Á Đông. Trẻ luôn được đặt trong cái rốn của vũ trụ. Hơn thế nữa, một gia đình hiện đại 3-4 thế hệ chỉ có 1-2 cô bé, cậu bé đáng yêu, thật khó lòng từ chối những yêu cầu nho nhỏ.

dạy con thành tài
Để dạy con thành tài, cha mẹ phải biết cách “nhẫn tâm”

Chính sự chiều chiều chuộng đó khiến trẻ đôi khi không biết điểm dừng. Câu trả lời “không” dứt khoát của bố mẹ sẽ dạy con lợi ích của giới hạn. Đây là bài học quý giá mà khi xách ba lô ra thế giới, con sẵn sàng đối mặt với khó khăn và cám dỗ.

Câu chuyện của một bà mẹ từng là “nồi cơm điện” của con

Với những ai đã từng đọc cuốn sách “Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương” của người mẹ Do Thái sinh ra và lớn lên ở Thượng Hải, nuôi dạy con thành triệu phú ắt hẳn nhớ về bà mẹ “nồi cơm điện” mà nữ tác giả Sara ví von với cách yêu con vô hạn của mẹ Trung Quốc.

Tư tưởng giáo dục của những bà mẹ truyền thống Á Đông vốn vẫn là hy sinh tất cả vì con. Bố mẹ có thể khổ nhưng nhất định phải cho con bằng bạn bằng bè. Không ít những gia đình có mẹ đầu tắt mặt tối lo cơm nước, giặt giũ quần áo, đưa đón con đi học và vô vàn việc không tên trong khi con chỉ việc về nhà ngồi vào bàn và đợi món ngon, ăn xong nghỉ ngơi và đi ngủ.

Bố mẹ làm tất cả chỉ để đổi lấy hi vọng cao sang “Con học hàn giỏi giang thành đạt, bố mẹ nở mặt nở mày với thiên hạ”, vậy là được!

Đã từng là một bà mẹ như vậy, nhưng được cảnh tỉnh bởi một bà mẹ Do Thái khác, Sara đã thay đổi quan điểm làm mẹ của mình. Tác giả cho rằng: “Người nào nuông chiều con cái, ắt có ngày người đó phải băng bó vết thương cho con. Mềm mỏng là hại, tàn nhẫn là yêu!”

[inline_article id=847]

“Nhẫn tâm” không dễ

Nói thì dễ, đọc sách thì dễ nhưng đến khi hành động không ít bà mẹ từ bỏ quyền được sử dụng đòn nói “không” của mình.  Vì sao vậy?

  • Trẻ con vốn rất ngây thơ và luôn tỏ ra vô tội khi mắc lỗi. Làm sao có thể tức giận chứ
  • Một số phụ huynh có tuổi thơ khắc nghiệt, bố mẹ hà khắc, họ cảm giác sống thiếu thốn tình thương. Và vì vậy họ cho phép mình bù lại những yêu thương đã mất đó với con.
  • Cha mẹ quá bận rộn, thời gian chơi với con còn ít chứ đừng nói đến la rầy, giận dữ. Và tốt nhất là chiều chuộng để cho cả mình và con được thoải mái.

Mềm lòng là hại con, “nhẫn tâm” mới là yêu chúng. Những ai nuông chiều con cái, thì người đó sẽ có một ngày phải băng bó vết thương cho chính con mình”.

Sử dụng “đòn nói không” đúng lúc

Đúng lúc có nghĩa là một từ “không” cứng rắn sẽ mang đến cho trẻ sự tự tin. Nhưng một từ “không” thừa sẽ khiến trẻ thành người tiêu cực. Không nên lúc nào cũng từ chối mọi nhu cầu của trẻ và buộc trẻ phải vâng lời vì bố mẹ có quyền uy. Cha mẹ nói không khi:

1. Sự việc đúng rành rành: Mọi câu chuyện hờn dỗi, mè nheo của trẻ đều có nguyên nhân. Chính vì vậy khi từ chối trẻ bạn phải cho chúng thấy được hành động đó là sai với chuẩn mực cơ bản.

dạy con thành tài 1
Trẻ biết ăn vạ – Cha mẹ biết nói “không”

2. Khi con ăn vạ: Tuổi lên 1, lên 2 bé có thể thử lòng kiên nhẫn của bạn bằng cách ăn vạ chốn công cộng. Hãy kiên định bằng cách “bơ đi mà sống”, tức là cứ kệ trẻ. Nếu bé muốn khóc thì cứ làm, nhưng ba mẹ không muốn nghe. Lúc đầu, có lẽ bạn cảm thấy khó để tỏ ra kiên quyết và con bạn cũng thấy khó chấp nhận. Nhưng khi thấy bạn nói là làm, rất có thể con sẽ bớt mè nheo hơn.

3. Nói “Không” cách dứt khoát: Con là con và bố mẹ là bố mẹ. Thầy là thầy và trò là trò, giới bạn xã hội không để bình đẳng kiểu làm bạn với con thì con cũng như ba mẹ. Vì vậy, không cần tranh luận về câu trả lời của bạn như thể bạn cần con chấp thuận.

Không phải ai cũng có thể nuôi dạy con thành tài bởi không phải cha, mẹ nào cũng đủ “nhẫn tâm” trong hiện tại để nhận trái ngọt ở tương lai.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Lợi ích của Internet và cách dạy Internet phù hợp cho trẻ

Những kiến thức phù hợp lứa tuổi con trẻ từ Internet sẽ giúp con tiếp thu kiến thức một cách sinh động. Lợi ích của Internet là truyền thông đa phương tiện, sử dụng hình ảnh và âm thanh thú vị. Con trẻ háo hức thu nhận kiến thức bằng trực quan sinh động. Tuy nhiên, ở tuổi Tiểu học, trẻ cần được dạy cách sử dụng Internet phù hợp.

Internet là gì?

Internet là một hệ thống chia sẻ thông tin toàn cầu. Các cộng đồng các máy tính được liên kết, dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa quốc tế (giao thức IP hay gọi là IP protocol). Hàng triệu mạng máy tính nhỏ hơn của các Công ty, tổ chức, của các trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường và hàng tỷ người dùng cá nhân tạo nên mạng lưới Internet rộng khắp.

Hiện nay, trẻ tiếp cận và sử dụng thiết bị hiện đại rất sớm, từ 2-3 tuổi đã có thể lướt Youtube và các ứng dụng trên điện thoại thông minh. Trẻ lên 6, bắt đầu biết đọc biết viết, cha mẹ đã có thể cho con tiếp xúc với máy vi tính để học các ứng dụng cơ bản.

Cho con tiếp cận thế nào?

Bạn nên tìm hiểu các phần mềm kiểm soát nội dung Internet phù hợp cho trẻ em và cài đặt. Việc này tránh tối đa các thông tin xấu không phù hợp xuất hiện khi con sử dụng Internet.

Ban đầu, bạn chỉ nên cho con học cách thao tác trên máy vi tính mà không bật chế độ kết nối Internet. Con đã thuộc mặt chữ, bạn nên dạy con tập đánh máy 10 ngón. Hoặc sử dụng các phần mềm trên máy tính để vẽ tranh, làm toán thông minh. Máy tính cũng có nhiều trò chơi đơn giản giúp kích thích tư duy của con, bạn nên tải về để con làm quen với máy tính.

Khi con đã quen thao tác tắt mở máy, sử dụng được bàn phím và con chuột, cha mẹ có thể từng bước tập cho con truy cập Internet. Trước đó, bạn nên trao đổi thẳng thắn với con những gì hay cần tiếp thu từ Internet, và cả những thông tin xấu có thể xuất hiện. Nhấn mạnh với con rằng “Mẹ tin tưởng con nên cho phép con sử dụng Internet. Con cũng nên thể hiện cho mẹ thấy rằng niềm tin ấy là đúng bằng cách không tự ý truy cập những nội dung xấu”.

Lợi ích của internet trong học tập

Lợi ích của Internet rất rộng lớn mà bạn không thể bỏ qua:

  • Đọc báo, xem tin tức Online
  • Lướt Facebook, xem phim, nghe nhạc trực tuyến
  • Gửi nhận Mail, tìm kiếm thông tin trên mạng
  • Học tập thông qua các chia sẻ kiến thức từ rất nhiều nguồn uy tín
  • Cực kỳ tiện ích cho con người, cung cấp một khối lượng thông tin khổng lồ
  • Các cách thức thông thường để truy cập Internet hiện nay được mở rộng. Có thể truy cập bằng băng rộng, wifi, 3G, 4G…. Internet có thể truy cập bằng máy vi tính, tivi, điện thoại thông minh, tabnote…

Nên giúp trẻ hiểu Internet hiệu quả chỗ nào. Chẳng hạn, bạn cùng con tìm kiếm công thức làm bánh và cùng nhau thực hiện. Hoặc cho con tham gia giải toán online qua các trang chuyên về giáo dục. Bạn cũng có thể ra đề tài về tìm hiểu đời sống thực vật quanh nhà để con tìm thông tin các loại cây quen thuộc từ Internet.

Trẻ con học tập rất nhanh. Bạn không thể để kiến thức về Internet và ứng dụng thông minh thua kém con cái. Bạn phải hiểu con đang làm gì, mối quan tâm hiện tại của con là gì. Không gò bó và ép buộc con nhưng phải hiểu rõ để quản lý con tốt hơn trong thế giới ảo.

Các quy tắc tham gia mạng xã hội online an toàn cũng nên được dạy cho con. Nếu con lớn hơn và muốn có tài khoản Facebook, Instagram, trẻ cần được hướng dẫn về việc không cung cấp thông tin cá nhân cho những người lạ. Chia sẻ hình ảnh cá nhân hoặc ảnh gia đình nên giới hạn trong khuôn khổ bạn bè quen. Đã có rất nhiều trẻ đã bị kẻ xấu lợi dụng hình ảnh và thông tin cá nhân của mình.

Đảm bảo sức khỏe cho trẻ

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ chỉ được ngồi trước màn hình 1-2 giờ mỗi ngày. Hơn 2 tiếng mỗi ngày làm tăng nguy cơ tẻ gặp các vấn đề tâm lý. Các vấn đề sức khỏe khác trẻ gặp phải là cận thị, mệt mỏi, stress…

Để kiểm soát giờ sử dụng máy tính của con, bạn nên đặt máy ở phòng khách hoặc phòng là việc của cha mẹ. Cài mật khẩu, khi nào cha mẹ cho phép và mở máy con mới được sử dụng. Với trẻ Tiểu học, cha mẹ luôn bên cạnh để giám sát và hỗ trợ con, đừng để con mình “lang thang” một mình trong thế giới ảo.

Con phải vận động thể chất, chơi thể thao hoặc các trò chơi ngoài trời hàng ngày, thay vì chỉ biết dán mắt vào màn hình vi tính. Mẹ cũng phải quan tâm đến thời gian ăn ngủ, sinh hoạt của trẻ, tránh để trẻ vì quá mải mê mà quên mất thói quen sinh hoạt điều độ.

Lợi ích của Internet rất lớn nên nó rất dễ “gây nghiện”. Cha mẹ nên thường xuyên quan sát để tránh cho con sa đà vào mạng Internet và thế giới ảo. Muốn làm được điều đó, bản thân bạn cũng phải khống chế được thời gian truy cập mạng xã hội của chính mình, cùng con cân bằng cuộc sống bằng cách tham gia các hoạt động thực tế, tuân thủ lịch sinh hoạt điều độ.

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh từng tháng tuổi

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh sẽ gia tăng theo từng tháng tuổi, tùy vào thể trạng của con yêu. Biết được lượng sữa con uống hàng ngày giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn, biết cách điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày để cân bằng lượng sữa của mẹ và nhu cầu của bé.

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh

Lượng sữa cho trẻ mới sinh

Bé yêu mới mở mắt chào đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng tối cần thiết cho con, nhất là sữa non. Sữa mẹ cung cấp dưỡng chất cùng kháng thể cần thiết cho trẻ. Đồng thời, sữa mẹ cũng phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của bé, cân bằng được nhu cầu của bé và nguồn cung từ mẹ.

Trong thời gian này, nỗi lo lắng, áp lực về việc chăm sóc đứa con đầu lòng gây ra stress, làm lượng sữa mẹ có thể ít đi. Tốt nhất, mẹ bầu nên cho con bú trực tiếp theo nhu cầu, đừng lo sữa ít con không đủ ăn. Cơ thể của mẹ sẽ có sự cân bằng tốt nhất để con vừa đủ no.

Vài ngày tuổi, dạ dày của bé yêu rất nhỏ. Mỗi lần con chỉ uống được lượng sữa giới hạn, nhưng thời gian cách quãng giữa hai lần bú ngắn. Tốt nhất, mẹ nên nghe tiếng khóc của con để biết khi nào bé đói và cần được bú.

Tuổi của trẻ Lượng sữa mỗi cữ bú
Ngày 1 (0-24 giờ) 7ml
Ngày 2 (24-48 giờ) 14ml
Ngày 3 (38-73 giờ) 38ml
Ngày 4 (72-96 giờ) 58ml
Ngày 7 (144-168 giờ) 65ml
Tuần 2-3 65-90ml

Lượng sữa cho trẻ từ 1-2 tháng tuổi

Kích thước dạ dày trẻ lúc này lớn hơn. Con 1 tháng tuổi có thể bú từ 80-150ml, từ 2 tháng tuổi có thể bú từ 90-120ml/mỗi lần. Một ngày, bé yêu của bạn có thể bú từ 5-6 lần.

Lúc này, nhiều bà mẹ chia giờ bú của con cách quãng và cho con bú theo giờ, thậm chí cho bé bú đêm. Tuy nhiên, việc này không cần thiết vì sẽ làm mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng tới lượng sữa. Mẹ có thể cho bé bú cữ chót vào 23h và cho con ngủ tới sáng. Khi đã quen lịch sinh hoạt này, bé bú đủ no sẽ ngủ một giấc dài, đỡ vất vả cho mẹ và cũng tập thói quen ngủ tốt cho bé.

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh mỗi thời điểm khác nhau

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ 2-6 tháng tuổi

Lượng sữa bé có thể bú mỗi lần từ 120-180ml. Mẹ nên cho bé bú mỗi ngày 5 lần, mỗi lần cách nhau 4 tiếng đồng hồ. Đến cuối tháng thứ 5, bé đã có thể ăn dặm. Mẹ nên tập cho con ăn dặm dần, bắt đầu bằng việc đút sữa cho con bằng thìa. Sau đó, pha bột thật loãng cho con ăn, dần dà tiến tới ăn bột đặc hơn.

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng tuổi

Qua 6 tháng tuổi, sữa mẹ nhạt dần, lượng sữa ít đi. Lúc này, mẹ có thể cho con uống sữa công thức bổ sung. Lượng sữa dạ dày bé có thể chứa lúc này là 180-240ml/lần. Mỗi ngày, con có thể bú 3-4 lần.

Lúc này, bé đã có thể ăn dặm đa dạng như bột nghiền cùng rau củ, thịt hoặc ăn cháo xay nhuyễn…

Đọc thêm: https://hellobacsi.com/thuoc/cac-loai-thuoc-tranh-thai-hang-ngay-tot-nhat/

Quan sát xem nhu cầu của con

Tùy thể trạng mỗi bé mà có lượng sữa và lượng ăn khác nhau. Bạn nên quan sát nhu cầu thực của con xem bé có biểu hiện còn đói hay không.

Sau khi bú sữa mẹ, nếu vẫn còn đói, bé sẽ có những biểu hiện như liếm môi, mút chụt chụt, khóc khi vú mẹ hoặc bình sữa nhấc khỏi miệng. Bé khóc ban đầu nho nhỏ sau đó ọ ẹ khóc to hơn, cáu gắt. Khi đặt ngón tay lên môi, bé bắt đầu nín khóc và chờ được bú, nếu không được sẽ tiếp tục khóc. Lúc này, mẹ nên cho bé bú thêm một lúc nữa.

Ngược lại, cho bé bú quá nhiều vượt quá nhu cầu con cần, bé sẽ ọc sữa ra ngoài. Tình trạng này không chỉ lãng phí nguồn sữa mẹ mà còn gây kích thích khiến bé nôn hết lượng sữa trong dạ dày ra ngoài.

[inline_article id=176386]

Mẹ nên đọc dấu hiệu bé bú đã đủ no

  • Bé thỏa mãn và tự nhả vú mẹ ra
  • Bé vẫn ngậm vú nhưng nhay nhay và không có dấu hiệu nuốt
  • Khi bị bứt khỏi vú mẹ không quấy khóc
  • Bé tăng cân đều
  • Lượng tã của bé mỗi ngày: Từ 5-6 lần

Tùy vào số cân nặng, tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng mà cần một lượng sữa cho trẻ sơ sinh phù hợp.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

10 kỹ năng sống tiểu học trẻ 6-12 tuổi cần biết

Kỹ năng sống tiểu học bao gồm những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa như trẻ 5-12 tuổi. Con phải tự chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, phản ứng với sự việc trong cuộc sống.

Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần thiết cho môi trường mới

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân trẻ có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.

Trong độ tuổi 6 – 12 tuổi, trẻ tiểu học phải học cách thích ứng cộng đồng mới. Tính cách và hành vi của trẻ không còn đi liền với nhau như khi ở độ tuổi mầm non nữa. Trẻ không thể thích thì đánh bạn, hoặc tè dầm, mà phải có cách ứng xử, kỹ năng phù hợp với xã hội, biết tuân theo các chuẩn mực, tôn ti trật tự.

Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học luôn cần thiết. Bố mẹ chính là người có tác động trực tiếp nhất đến trẻ, hình thành nhân cách con người khi trẻ trưởng thành.

Kỹ năng sống tiểu học
Trang bị kỹ năng sơ cấp cứu bằng cách cho con tham gia các khoá huấn luyện của Hội chữ Thập Đỏ

10 kỹ năng sống tiểu học cần dạy cho trẻ

Kỹ năng sống tiểu học không phải là việc gì sâu xa. Nói nôm na, kỹ năng này giúp trẻ tự ý thức việc mình làm, và làm thế nào cho đúng.

Tự giặt quần áo

Quần áo trẻ kích thước nhỏ nhắn vừa tay. Bạn nên dạy con từng bước xả nước – ngâm xà phòng – chà nhẹ – vắt khô – phơi. Con phải biết chăm sóc bản thân mình bằng việc giặt giũ. Nếu dùng máy giặt, bạn nên dạy con cách ấn nút giặt cơ bản và phơi quần áo.

Dạy con cách xác định hướng

Kỹ năng tiểu học cần dạy sớm, giúp con đề phòng trường hợp bé bị lạc đường. Bé cần phải biết cách xác định hướng về nhà, cách đọc bản đồ.

Tự điều trị vết thương nhỏ

Tập cho con cách tự chăm sóc vết trầy xước, vết cắt nhỏ, bình tĩnh khi thấy máu. Bạn nên tổ chức tủ thuốc gia đình, đặt vừa tầm tay con và dạy con cách cầm máu, cách dán băng cá nhân.

[remove_img id=235]

Học cách trồng cây

Học cách trồng cây từ hạt mang lại cho con trẻ hiểu biết tự nhiên về thế giới. Đồng thời, trẻ được học về sự nhẫn nại, tinh thần trách nhiệm. Điều cha mẹ cần làm là chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho con: Hạt giống, đất trồng, dụng cụ trồng cây, cách chăm sóc…

Chuẩn bị một bữa ăn đơn giản

Từ 6 tuổi, trẻ đã có thể vào bếp giúp mẹ làm những việc lặt vặt như rửa rau, trộn xà lách. Trẻ 7 – 8 tuổi có thể đo lượng nước và bắt nồi cơm điện. Trẻ 10 tuổi có thể tập cầm dao cắt gọt và chuẩn bị bữa ăn.

Kỹ năng làm việc nhà

Dạy con làm việc nhà, với các kỹ năng cách may vá cơ bản để “giải cứu” tình trạng áo quần rách, đứt nút rất quan trọng. Trẻ không chỉ học kỹ năng may vá mà còn biết cách chuẩn bị trang phục chỉn chu, ăn mặc lịch sự.

Với trẻ 11 – 12 tuổi, những kỹ năng đóng đinh, thay cầu chì điện trong nhà giúp con thêm chủ động trong cuộc sống.

Kỹ năng sống tiểu học: May vá

Dọn vệ sinh phòng tắm/ phòng ngủ

Việc này có thể dạy cho con ngay khi con 7 – 8 tuổi. Cho con đeo găng tay, dùng nước rửa và bàn chải cọ rửa sàn nhà tắm, lau các dụng cụ nhà tắm…

Với phòng ngủ riêng, trẻ cần biết cách sắp xếp đồ đạc gọn gàng, thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong và dọn giường sau khi thức dậy.

Viết và gửi thư

Tập cho con viết và gửi thư tay cho ông bà, cha mẹ, bạn bè. Khi viết thư tay, có những quy tắc về ghi địa chỉ, cách hành văn, cách bày tỏ cảm xúc… Kỹ năng viết thư giúp trẻ nâng cao khả năng viết lách và nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ. Khi nhận được thư, bạn đừng quên dạy con viết thư hồi đáp sao cho lịch sự, nhã nhặn.

Dạy con cách thoát thân khi gặp đám cháy

Đây là kỹ năng sinh tồn mà trẻ nên biết, vì việc cháy nhà có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở đâu. Có được những kỹ năng thoát hiểm này, con sẽ chủ động bảo vệ sức khoẻ và sinh mệnh  mình.

Tiết kiệm_ Kỹ năng sống tiểu học
Tiết kiệm_ Kỹ năng sống tiểu học cần thiết

Dạy con cách chi tiêu tiền

Dạy cho con hiểu về tiền bạc, về cách tiêu tiền có thể bắt đầu khi con vào lớp 1. Bạn nên dạy con tiết kiệm bằng heo đất, dành dụm tài khoản riêng cho mình. Trẻ sẽ tự chi trả một số món đồ chơi, những khoá học của riêng mình. Dạy con chi tiêu tiền giúp con chủ động hơn trong cuộc sống.

Kỹ năng sống tiểu học rất quan trọng với trẻ 6-12 tuổi, do đó ba mẹ nên tìm hiểu kỹ để hướng dẫn con. Với 10 kỹ năng trên, bạn có thể yên tâm rằng con có thể tự chủ cuộc sống của mình, tự chăm lo cho bản thân.

Gia Nguyên

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách dạy con trai ngoan không cần roi vọt

Ngay từ nhỏ, hầu hết các bé trai thường dành sự quan tâm cho xe hơi, siêu nhân hay các trò chơi điện tử và gặp khó khăn trong việc tập trung hết tâm trí cho một việc gì đó so với con gái. So với con gái, cách dạy con trai thường cần nhiều thời gian và nỗ lực hơn.

Để nuôi dạy con trai yêu của gia đình hình thành nhân cách tốt tự nhiên từ nhỏ, bạn có thể tham khảo một số nguyên tắc dưới dây.

1. Học khái niệm lịch sự

Trong thời đại công nghệ mà mạng xã hội đang dần thay thế những người bạn thực tế, con đang lớn lên bên những chiếc điện thoại thông minh thì mẹ càng cần phải dạy con trai kỹ năng sống nho nhỏ từ những hành động hằng ngày.

Khái niệm lịch sự không phải sự cao sang, hào nhoáng nào xa xôi mà chính từ những hành động như: Mở cửa cho em, đi ở phía bên ngoài cùng khi đi cùng em gái ở ngoài đường, dành chỗ ngồi của mình cho người gia trên xe buýt… Ngay từ những ngày đi học mẫu giáo, bạn đã có thể bắt đầu dạy trẻ những điều nhỏ này để có thể giúp con trở thành một người đàn ông lịch lãm, có văn hóa, sống có trách nhiệm với mọi người trong tương lai.

2. Biết chịu trách nhiệm với những việc mình làm

Ngay từ khi biết mình có thai bé trai, mẹ đã có những mường tượng ban đầu về một cậu con trai kháu khỉnh, đáng yêu. Và khi bé lớn lên, mẹ lại muốn dạy cho con thật nhiều điều có ích, trong đó đừng quên dạy trẻ sống có trách nhiệm với những việc mình đã làm.

Trẻ cần hiểu rằng, mọi việc làm đều có hậu quả. Vì thế, cùng với việc khuyên bảo trẻ ngay khi làm điều gì không tốt, mẹ cần dạy trẻ sống và cư xử có trách nhiệm với mỗi hành vi của mình ngay từ khi còn nhỏ.

[inline_article id=137523]

3. Lòng dũng cảm

Cùng với các loại xe ô tô, máy bay thì các nhân vật anh hùng cũng  rất thu hút con trai. Cha mẹ hãy dành thời gian giới thiệu cũng như giải thích cho trẻ về hình ảnh của lính cứu hỏa, cảnh sát hay bác sĩ… Khái niệm về sự can đảm sẽ dễ hình dung hơn rất nhiều.

Khi cảnh sát bắt tội phạm là hành động bảo vệ người yếu, giữ gìn trật tự. Đó không phải là hành động tự phát mà là kỹ năng nghề nghiệp là đối mặt với nguy cơ nguy hiểm tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó, con trai sẽ hiểu cách để dám chịu trách nhiệm và chấp nhận rủi ro, cả trong cuộc sống cũng như trong quan hệ với những người khác.

4. Tôn trọng người khác

Mỗi nếp nhà đều có có những quy tắc riêng, chính vì vậy, để trẻ thành công trong xã hội, ngay từ nhỏ, những nguyên tắc trong gia đình ba mẹ cần có cách dạy con trai nghiêm khắc. Đừng quên, bạn chính là tấm gương sáng để trẻ noi theo.

nuôi dạy con
Từ những điều nhỏ nhặt hằng ngày bạn cũng có thể dạy cọn bài học lớn

Ví dụ, khi trẻ nói bậy, cãi ngang lời hay vi phạm bất kỳ nguyên tắc nào đó của gia đình, bạn nên giải thích và đưa ra hậu quả của lời nói và hành vi đó. Trẻ sẽ học cách tôn trọng sự quyết đoán của người lớn trong lời nói, nguyên tắc, chứ không phải là cách người lớn sử dụng bạo lực để áp dụng các quy tắc đó. Nếu không quyết đoán mà luôn ra lý do để thông cảm và bỏ qua cho hành động, con sẽ phát triển thành một người có ít động lực, hư hỏng, và không quan tâm đến bất cứ ai khác.

5. Để bé thể hiện cảm xúc

Chúng ta vẫn thường thấy các chàng trai khi trưởng thành thường kiềm chế nước mắt và cơn tức giận của mình, trong khi các cô gái hay được tự do thể hiện cảm xúc hơn. Vì thế, khi con trai bạn bị khó chịu, bạn nên để bé thoải mái thể hiện cảm xúc, miễn nó không vượt quá tầm kiểm soát. Tất nhiên, ngay sau khi bé bình tĩnh lại, bạn nên nói chuyện với bé để hiểu nguyên nhân và từng cảm  nhận của bé ra sao.

[inline_article id=144252]

6. Dành cho bé nhiều tình cảm

Mỗi đứa trẻ trong gia đình đều cần được quan tâm và nhận sự sẻ chia từ cha mẹ. Đặc biệt khi mẹ bầu em bé hay mải chăm em nhỏ hơn, con thường cảm thấy có chút ghen tỵ. Con trai tuy mạnh mẽ, hiếu động, nghịch ngợm nhưng cũng rất cần tình cảm. Đừng dồn quá nhiều tính thương cho riêng con nào cả và san sẻ qua những cái hôn, những lời hỏi thăm và món quà nho nhỏ cho con trai nhé.

7. Làm quen với âm nhạc sớm

Âm nhạc là những môn học có thể giúp trẻ phát triển trí thông minh tốt hơn. Đó cũng là cách để bạn phát hiện là năng khiếu bẩm sinh của trẻ. Từ khi trẻ 3 tuổi, bạn có thể cho theo học những lớp thanh nhạc cơ bản hoặc học mỹ thuật.

Cùng với một số nguyên tắc trên, cách dạy con trai cũng hiệu quả bởi lời khen ngợi tích cực hợp lý từ cha mẹ. Đừng tiếc lời một lời khen khi trẻ làm việc tốt dù là rất nhỏ.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách thuộc bài nhanh bạn nên dạy cho trẻ

Trí nhớ có nghĩa là ghi nhớ, cũng là quá trình ghi lại những kí ức hoặc sự vật đã xảy ra trong não. Đặc điểm trí nhớ của trẻ tiểu học được chia thành hai giai đoạn:

Thời gian đầu trẻ đi học tiểu học (lớp 1 và 2)

Khả năng ghi nhớ của trẻ còn rất máy móc. Trẻ thường ghi nhớ bằng cách khôi phục nguyên văn các sự kiện của tài liệu. Thời gian đầu bước vào cấp tiểu học, trẻ chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.

Đến giữa lớp 1 và sang lớp 2

Đa số trẻ đã biết ghi nhớ dựa trên cơ sở hiểu nghĩa (ghi nhớ ý nghĩa); biết phân chia tài liệu thành từng ý. Phương thức hiệu quả này của việc ghi và tái hiện tài liệu của trẻ tiểu học không phải do ngẫu nhiên, mà do được sự chỉ dẫn của thầy cô giáo, dần dà hình thành cách thuộc bài nhanh nơi trẻ.

Cùng với việc hình thành các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa và tự kiểm tra, trí nhớ chủ định của trẻ (giai đoạn cuối tuổi tiểu học) phát triển và mang lại hiệu quả trong học tập hơn là trí nhớ không chủ định. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các trẻ…

Hướng dẫn trẻ cách thuộc bài nhanh

Cách thuộc bài nhanh, khả năng ghi nhớ của trẻ cũng giống như các khả năng khác, có thể rèn luyện. Bạn có thể hướng dẫn con trẻ các mẹo vặt sau để ghi nhớ nhanh hơn

Rèn luyện trực tiếp

Cách học thuộc bài

Khi dạy trẻ học một đoạn văn hay đoạn thơ, cách thuộc bài nhanh là học khoảng1- 2 câu/ lần cho đến hết đoạn văn, đoạn thơ. Để trẻ học nhanh và nhớ lâu, không nên bắt trẻ đọc to nhiều lần để nhớ mà nên tuân theo các bước sau:

  •  Đọc to thành tiếng 2-3 lần
  •  Đọc thầm (đọc không mấp máy môi, đọc trong óc, mắt lướt trên hàng chữ mà vẫn nhận biết được nội dung câu vừa đọc) 2-3 lần.
  •  Để trẻ tự đọc thuộc lòng lại cả đoạn văn, đoạn thơ.
  •  Các bước trên giúp cho trẻ quen miệng mà nhớ, hiểu nội dung mà nhớ.

Thời gian đầu trẻ chưa thuộc bài, có thể củng cố trí nhớ của con bằng cách ghi bảng, hay ra giấy, hay nhắc một vài từ đầu của đoạn thơ, đoạn văn để trẻ dễ nhớ khi đọc lại cả đoạn văn, đoạn thơ. Khi trẻ đã đọc tương đối thuộc, xóa dần các từ dùng để nhắc, để trẻ tự nhớ và đọc thuộc lòng.

Cách thuộc bài nhanh

Rèn luyện ghi nhớ ý nghĩa (học thuộc lòng hiểu ý nghĩa)

Muốn nhớ lâu phải ghi nhớ có chủ đích, nghĩa là trẻ phải hiểu nội dung mình học. Cách thuộc bài nhanh bạn cần trang bị cho con là hình thành ở trẻ những biện pháp ghi nhớ ý nghĩa.

Biện pháp ghi nhớ ý nghĩa khi học một đoạn văn, tài liệu:

  • Đọc đoạn văn nhiều lần, vừa đọc vừa nhận biết ý nghĩa của đoạn văn.
  • Chia đoạn văn ra thành những bộ phận ý nghĩa, nêu bật những điểm tựa (ý chính, điểm quan trọng) của đoạn văn.
  • Dựa vào điểm tựa của đoạn văn, dùng lời lẽ của mình để kể lại đoạn văn.

Biện pháp ghi nhớ ý nghĩa khi giải bài tập toán (số học):

  • Đọc kỹ đầu bài
  • Viết tóm tắt đầu bài
  • Trả lời câu hỏi, mỗi số biểu thị cái gì. Tìm ra câu hỏi chính của bài.
  • Hãy hình dung xem trong bài toán nói cái gì (nếu cần hãy vẽ sơ đồ) và nói xem trẻ đã hình dung cái gì.
  • Hãy suy nghĩ xem, trẻ có thể nói được điều gì về con số thu được trong lời đáp: số đó sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn số đã cho trong bài tập
  • Hãy trình bày kế hoạch giải của trẻ
  • Hãy giải bài tập này.
  • Hãy suy nghĩ xem có giải được bài tập đó bằng phương pháp khác hay không? Nếu được thì yêu cầu trẻ giải.
  • Kiểm tra cách giải và viết trả lời.

Cách thuộc bài nhanh

Đặt thơ, vần điệu cho tài liệu cần học

Vần và nhịp điệu của thơ ca, vè, tục ngữ, ca dao để lại trong não những ấn tượng, cảm xúc, và rung động hơn bất kỳ văn tự, hoặc số liệu nào. Nhất là thể thơ lục bát, vần điệu dễ học dễ thuộc. Cách thuộc bài nhanh bạn có thể giúp con là biến những công thức toán học thành một bài văn vần, trẻ có thể ngâm nga học bất cứ lúc nào.

Xen kẽ các môn học

Khả năng tập trung của trẻ tiểu học kém, do đó nếu cố ép con học thuộc bài sẽ phản tác dụng. Học đi học lại mãi một bài gây ra hiện tượng ức chế những dấu vết đã ghi nhớ được.Cho trẻ học xen kẽ là cách thuộc bài nhanh hiệu quả: Sau một khoảng thời gian tập trung chú ý học bài môn này (không quá 35 phút), trẻ nghỉ giải lao chừng 5-10 phút, rồi chuyển sang học bài môn khác. Học theo lối đan xen như thế, trẻ sẽ thấy đầu óc tỉnh táo hơn, dễ ghi nhớ hơn.

Phương pháp nhắc lại

Trẻ tiểu học chỉ có thể thuộc bài lâu nếu được nhắc đi nhắc lại kiến thức cũ. Do đó, khi học bài mới, bạn nên hỏi lại con bạn những kiến thức có liên quan đến bài học từ hôm trước. Ghi nhớ là một quá trình không ngừng củng cố số lần lặp lại càng nhiều, thời gian ghi nhớ càng dài lâu. Càng có những kích thích mới mẻ thì có thể khơi dậy được hứng thú, ghi nhớ sẽ có thể càng mạnh, cho nên phải khơi dậy những hứng thú của kí ức trẻ, lặp đi lặp lại nhiều lần, tuần tự tiến dần sẽ giúp tăng cường sức ghi nhớ của trẻ.

Các yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ

Cách thuộc bài nhanh càng hiệu quả khi trẻ ngồi học ngay ngắn, yên tĩnh, không nên cho trẻ nằm, hay ngồi trên giường khi học bài.Trang bị góc học tập nghiêm túc cho con giúp tăng sự tập trung.

Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng giúp bộ não được nhạy bén, nghỉ ngơi, củng cố và lưu giữ thông tin.

Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của con. Các khoáng chất thiết yếu như chất sắt, các chất khoáng, vitamin B12, B1, chất đạm và quá thừa chất đường thiếu hụt có thể ảnh hưởng khả năng tái hiện của bộ não, làm chậm khả năng nhận lại và nhớ lại thông tin. Bữa ăn cho trẻ phải lành mạnh và cân bằng các nhóm ngũ cốc, rau quả tươi, hải sản, thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Không nên bắt buộc trẻ học bài ngay sau khi ăn no. Vì ăn quá no sẽ làm suy yếu khả năng suy nghĩ, tái hiện thông tin và làm trẻ dễ buồn ngủ, thiếu tập trung khi phải ghi nhớ. Đó là cách thuộc bài nhanh mẹ có thể giúp trẻ để chuyện học hành dễ dàng hơn.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Những “tuyệt chiêu” khi dạy trẻ 3 tuổi

Theo các nhà tâm lý học, độ tuổi lên 3 chính là một trong những giai đoạn “chông gai” nhất mà trẻ cùng bố mẹ trải qua. Đây là giai đoạn trẻ phát triển vượt trội về mọi mặt cả về thể chất lẫn tâm lý, trí tuệ. Mà đặc biệt trẻ thay đổi về chức năng tâm lý khiến trẻ có nhiều biểu hiện khủng hoảng mà chính bản thân bé phải đối mặt. Sự thay đổi đó được người lớn cho là lì lợm, bướng bỉnh, và nhiều ba mẹ cảm thấy bất lực trước những thay đổi này của con trẻ. Trong thời kì này, ba mẹ cần phải thấu hiểu tâm lý của con, lúc này trẻ muốn thể hiện sự độc lập, không muốn áp đặt và muốn thể hiện sự sáng tạo của mình. Dạy trẻ 3 tuổi, bên cạnh sự thấu hiểu thì ba mẹ cần có “chiêu” để đối phó với tính cách ương bướng của trẻ.

Giải đáp thắc mắc và trò chuyện cùng con

Dù dạy trẻ 3 tuổi hay ở bất kỳ lứa tuổi nào, sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng, tránh nổi nóng luôn là chìa khóa thành công cho ba mẹ. Riêng ở lứa tuổi này, trẻ thường thắc mắc nhiều thứ, nói luyên thuyên, thậm chí còn cãi lại bố mẹ. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như vậy, thay vì la mắng, quát nạt hay dùng những câu nói phủ nhận, cấm đoán trẻ như “Con không được làm thế này”, “Con có thôi phá đồ đạc đi không” hay “Con nói nhiều quá”, mẹ nên nói chuyện nhiều với con, giải đáp những thắc mắc của con. Chỉnh sửa từ ngữ và những suy nghĩ chưa đúng của con trẻ, giúp trẻ vượt qua những điều còn đang băn khoăn. Khi tư tưởng được “đả thông”, trẻ sẽ trở nên  và có thái độ hợp tác với ba mẹ hơn.

[inline_article id=26782]

Để con thỏa sức sáng tạo

Bé 3 tuổi luôn cố gắng thể hiện tính độc lập của bản thân: Thích chơi đồ chơi theo cách của mình, xem chương trình mà mình thích, mặc bộ quần áo mình chọn. Khi mẹ can thiệp vào bất cứ hoạt động nào của trẻ, tỷ lệ trẻ nổi cáu và đẩy mẹ ra sẽ khá cao. Trong những lúc như thế này, mẹ cần tương tác với con giúp giải tỏa những thắc mắc và cho bé thể hiện những chứng kiến của bản thân. Điều quan trọng là mẹ đừng để con trẻ có tâm lý mình luôn bị người lớn áp đặt, không bao giờ được thể hiện mong muốn của mình. Điều này càng làm trẻ bướng bỉnh và luôn tìm cách phản kháng với người lớn. Đây là một trong những lưu ý quan trọng khi dạy trẻ 3 tuổi!

Cách dạy trẻ 3 tuổi
Không phải chờ đến tuổi teen, ngay cả ở độ tuổi lên 3, trẻ cũng đã bắt đầu “nổi loạn”

Khơi gợi sự chia sẻ từ con

Ở độ tuổi lên ba, trẻ bắt đầu nhận thức về mọi thứ xung quanh, trẻ có thể cảm nhận được xấu đẹp, thiện ác vì vậy trong trẻ hình thành những cung bậc cảm xúc. Trẻ bắt đầu có biểu hiện bướng bĩnh, ghen ghét và phản kháng ý kiến của người lớn. Sỡ dĩ, trẻ có những hành động ngang bướng là do trẻ chưa kiểm soát được cảm xúc của bản thân và trẻ muốn sự độc lập. Vì vậy, khi thấy trẻ ngang bướng mẹ đừng vội quát tháo và đánh đòn con mà nên bình tĩnh, lắng nghe và giải tỏa những buồn bực trong trẻ.

Đặt câu hỏi một cách quan tâm là cách tiếp cận tốt nhất tới những vấn đề khúc mắc của bé. Mẹ đưa ra những câu hỏi như “Tại sao con không thích mẹ bế em”, “Con buồn bực là do mẹ không cho con đi chơi công viên à”. “Con không thích bạn Gấu vì bạn Gấu hay giành đồ chơi của con sao?”… Khi lắng nghe được những giãi bày từ con, mẹ sẽ có định hướng hành vi cho con một cách hợp lý. Khi tâm lý ức chế, buồn bực được giải tỏa, trẻ sẽ trở nên ngoan ngoãn và biết vâng lời người lớn. Nhưng mẹ nên nhớ là luôn có thái độ tôn trọng, không chế giễu hay gạt bỏ những suy nghĩ, lý luận ngô nghê của trẻ.

[inline_article id=60081]

Mẹ không thỏa hiệp!

Khi dạy trẻ 3 tuổi, mẹ nên chú ý đến việc giải quyết tính mè nheo của con. Trẻ nhỏ thường hay mè nheo, bướng bỉnh khi người lớn không đáp ứng những đòi hỏi của các bé. Trong hoàn cảnh này,  mẹ cần giải thích rõ ràng cho trẻ và luôn kiên định ý kiến của mình với những đòi hỏi vô lý của con. Vì chỉ cần  mẹ thỏa hiệp với chúng một lần sẽ tạo tiền lệ xấu cho trẻ. Ví dụ, trẻ đòi ăn kẹo vào buổi tối, bạn không cho nhưng bé lại lăn ra ăn vạ và kết quả là, con được ăn kẹo và lại còn không chịu đánh răng. Những ngày kế tiếp của mẹ chắc chắn sẽ rất vất vả vì tình huống ăn vạ này sẽ lặp đi lặp lại.

Tóm lại, sự bao dung, chia sẻ và thương yêu nhưng không rời bỏ kỷ luật chính là những nguyên tắc nền tảng giúp mẹ thành công trong việc dạy trẻ 3 tuổi để con vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 một cách thành công.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

10 điều không thể thiếu để nuôi dạy con thông minh

Có thể nói, ngoài dinh dưỡng thì những cách để nuôi dạy con thông minh là điều được ba mẹ quan tâm nhất. Trong những năm đầu đời, bộ não của trẻ phát triển hàng triệu liên kết và dần đạt đến kích thước của não người trưởng thành vào năm 6 tuổi. Đây cũng là giai đoạn trẻ học hỏi rất nhanh nên ba mẹ cần chú ý bồi dưỡng cho các kỹ năng của con ngay từ những tháng năm đầu đời. Để nuôi dạy con thông minh, ba mẹ nên xem xét liệu mình đã quan tâm đầy đủ tới những bí quyết dưới đây chưa?

1. Khuyến khích bé cưng học nhạc

Khoa học đã chứng minh âm nhạc có thể thúc đẩy trí thông minh của trẻ. Những em bé được học nhạc thường có kết quả kiểm tra tốt hơn và đạt điểm trung bình đánh giá sinh viên, học sinh cao hơn. Thêm vào đó, đã có bằng chứng cho thấy những bài tập về piano sẽ giúp gia tăng IQ một cách đáng kể.

2. Bữa sáng giàu dinh dưỡng

Bộ não của bé rất cần những dưỡng chất như đường glucose, sắt, vitamin A, vitamin B, kẽm, a-xít folic. Chính vì vậy, mẹ nên giúp bé “bật công tắc” cho ngày mới bằng một bữa sáng thật thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Mẹ biết không, các chuyên gia đã tìm thấy bằng chứng rằng những bé được ăn sáng đầy đủ có một trí nhớ tốt và khả năng tập trung cao hơn.

Tuy đường là năng lượng chính của bộ não, mẹ nên chọn những loại thực phẩm cung cấp chất bột đường được tiêu hóa chậm như gạo, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, khoai… thay vì những loại đường đơn được tiêu hóa nhanh như đường mía và các loại bánh kẹo ngọt vì chúng không hề có lợi cho cơ thể.

Nuôi dạy con thông minh
Chú trọng chế độ dinh dưỡng cũng chính là bồi đắp trí thông minh cho con

3. Chơi trò chơi video

Ở một mức độ vừa phải, được kiểm soát tốt thì những trò chơi video có thể giúp bé phát triển được rất nhiều kỹ năng như:

  • Phối hợp mắt và tay
  • Giải quyết vấn đề
  • Biện giải nhân – quả
  • Rút ra quy luật
  • Ước lượng độ chính xác
  • Kiểm chứng các giả thuyết
  • Suy nghĩ nhanh và phản ứng
  • Ghi nhớ
  • Kỹ năng về không gian
  • Kỹ năng ra quyết định

4. Hạn chế thời gian xem TV

Tuy có rất nhiều chương trình TV hữu ích cho trẻ nhỏ, việc ngồi lì trước màn hình lại không hề tốt cho bé. Nếu mẹ muốn nuôi dạy con thông minh thì không nên cho bé xem TV quá nhiều vì điều này có thể làm giảm khả năng suy nghĩ, sáng tạo của trẻ. Thay vì thời gian xem TV, bé nên được khuyến khích tham gia các trò chơi vận động và học hỏi những kỹ năng mới.

[inline_article id=60541]

5. Những giờ vui chơi tự do

Trẻ con thì luôn thích được vui chơi, và điều này cần thiết cho sự phát triển của bé. Bố mẹ quá nghiêm khắc, hạn chế giờ vui chơi tự do của bé sẽ có thể dẫn tới các vấn đề về tâm lý.

Không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và khả năng phối hợp, những giờ chơi tự do còn giúp con có nhiều cơ hội trở thành một người hạnh phúc và khỏe mạnh khi trưởng thành.

6. Vận động ít nhất 20 phút mỗi ngày

Thực tế, mối liên hệ giữa vận động và trí não vẫn chưa được chỉ rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở trẻ 9-10 tuổi cho thấy rằng, các bé có vận động khoảng 20 phút trước giờ kiểm tra thường có kết quả tốt hơn.

7. Đọc sách cùng con

Đọc sách là phần không thể thiếu trong một kế hoạch nuôi dạy con thông minh. Tuy nhiên, đừng đọc cho bé nghe mà hãy đọc sách với bé. Để con chủ động tham gia vào viêc đọc sách, mẹ có thể để bé chọn lựa cuốn sách, câu chuyện mà mình muốn, sau đó cùng đọc và sáng tạo với con để tạo ra sự tương tác chặt chẽ trong lúc đọc sách. Điều này rất tốt cho trí tưởng tượng, khả năng ghi nhớ và tư duy của bé.

[inline_article id=1026]

8. Ngủ đúng giờ là chìa khóa cho trí thông minh

Những em bé được ngủ đúng giờ sẽ có khuynh hướng đạt kết quả cao hơn ở những môn học như toán, tập đọc và ngôn ngữ.

Các bé ở tuổi mầm non nên được ngủ khoảng 12 tiếng mỗi ngày, trong khi các bé ở tuổi tiểu học cần từ 10 đến 11 tiếng. Giấc ngủ này bao gồm cả giấc ngủ đêm, ngủ ngày.

9. Khen ngợi sự nỗ lực của bé

Ba mẹ không nên dùng những câu khen ngợi chung chung như “giỏi quá” mà cần gắn với một hành động, một nỗ lực cụ thể của bé. Ví dụ: “con tự cất đồ chơi ngăn nắp quá”, “con vẽ đẹp lắm, mẹ rất thích…” Và quan trọng hơn cả là khen sự nỗ lực của con.

10. Học một ngoại ngữ

Việc cho bé học ngôn ngữ thứ hai từ khi còn nhỏ cũng tạo ra tác động tích cực đến việc nuôi dạy con thông minh. Một vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các bé nói song ngữ có khả năng tập trung tốt hơn khi đối diện với một số thông tin nhất định.