Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Xâm hại trẻ em là gì? Các hành vi xâm hại và lạm dụng tình dục trẻ em

Mời cha mẹ đọc đến cuối bài viết để hiểu rõ hơn về thực trạng xâm hại tình dục ở trẻ em, và cùng MarrBaby tìm hiểu sâu hơn về cách bảo vệ trẻ em khỏi thực trạng xâm hại tình dục.

Hành vi xâm hại tình dục trẻ em là gì?

Xâm hại tình dục ở trẻ em (child sexual abuse) là hành vi dùng vũ lực, đe dọa, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, hoặc khiêu dâm dưới mọi hình thức.

[key-takeaways title=””]

Tổ chức Phòng chống Lạm dụng tình dục ở Trẻ em – PCA cho biết, lạm dụng tình dục hoặc xâm hại tình dục được chia thành hai loại:

  • Lạm dụng/Xâm hại có hành vi đụng chạm (Touching): Chạm vào bộ phận sinh dục của nạn nhân hoặc ép nạn nhân chạm vào bộ phận sinh dục. Dùng dụng cụ hoặc bất kỳ đồ vật nào để chạm vào bộ phận sinh dục, vào miệng, vào hậu môn của nạn nhân để thỏa mãn.
  • Lạm dụng/Xâm hại không có hành vi đụng chạm (Non-touching): Chiếu phim khiêu dâm cho nạn nhân xem, chụp ảnh nạn nhân đang trong tư thế gợi dục, ép buộc nạn nhân thực hiện các hành vi tình dục cho đối tượng xem để thỏa mãn, cố ý để lộ bộ phận sinh dục của một người cho nạn nhân xem, quan sát nạn nhân cởi quần áo hoặc sử dụng phòng tắm, khuyến khích nạn nhân xem hoặc nghe các hành vi tình dục trực tiếp hoặc trên video.

[/key-takeaways]

Một vài số liệu về tình trạng trẻ em bị quấy rối tại Việt Nam và thế giới

Theo một nghiên cứu của Đại học Sư phạm TP. HCM, năm 2024, dự đoán mỗi năm có khoảng 2000 trẻ em bị xâm hại tình dục tại Việt Nam, trong đó bé gái là đối tượng có tỷ lệ bị xâm hại cao hơn

Báo cáo cũng nhắc đến một số thông tin khác bao gồm:

  • Nạn nhân chưa có nhận thức và hiểu biết về xâm hại tình dục trẻ em.
  • Tỷ lệ nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em thường đến từ các gia đình có điều kiện kinh thấp.
  • Nạn nhân nhỏ tuổi cũng không nhận định được sự nguy hiểm của xâm hại tình dục và thường không đoán biết được ai có nguy cơ sẽ xâm hại mình.

Trên toàn thế giới mỗi ngày có khoảng:

  • 650 triệu (1:5) trẻ em gái và phụ nữ đã và đang phải chịu bạo lực tình dục khi còn nhỏ.
  • Khoảng 410-530 triệu trẻ em trai và đàn ông đã và đang phải chịu bạo lực tình dục khi còn nhỏ.
Thực trạng xâm hại tình dục tại Việt Nam và toàn cầu
Thực trạng xâm hại tình dục tại Việt Nam và toàn cầu

Tác động của xâm hại tình dục đối với trẻ em

Tác hại về thể chất

Xâm hại tình dục có thể gây ra một số vấn đề về thể chất ở trẻ như tăng tỷ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, dậy thì sớm ở bé gái, nạn nhân có thể có hành vi tự hại bản thân (self harm).

Về lâu về dài, xâm hại tình dục còn gây ra một số vấn đề về ho hấp, các bệnh về đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, các bệnh phụ khoa hoặc sinh sản…

Những tác hại về tâm lý đối với trẻ em khi bị xâm hại

Những tác động tiêu cực về tâm lý – tinh thần là điều được ghi nhận ở nhiều nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em trong suốt thời thơ ấu và cả khi trưởng thành. Nạn nhân có thể trải qua rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ

Dù không dễ để chia sẻ về trải nghiệm gây ám ảnh này, nhưng nhiều nạn nhân cũng đã cho biết việc chần chừ không nói về những gì đã xảy ra cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của họ. Vì những khó khăn, dằn xé này mà các bé là nạn nhân của xâm hại tình dục có thể gặp phải tình trạng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).

Nhiều nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh rằng, một đứa trẻ trải qua xâm hại tình dục có thể dẫn đến tình trạng tự trách bản thân, lòng tự trọng thấp, mặc cảm… Dần dần sẽ thấy bản thân không xứng đáng, trở nên tự tin và mất niềm tin vào sự chân thành của người khác. Trong trường hợp tệ nhất, nạn nhân của xâm hại trẻ em có thể cảm thấy mặc cảm đến mức có ý định tự sát, thậm chí cố gắng tự sát.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị xâm hại là gì?

Dấu hiệu về hành vi sinh lý của trẻ

Xâm hại trẻ em đôi khi không dễ phát hiện và một số trẻ đã bị xâm hại cũng không thể hiện các dấu hiệu bất thường rõ ràng. Trong khi đó, hung thủ hoàn toàn có thể là người xa lạ, hoặc là người thân, người quen biết với trẻ và gia đình lại là thủ phạm chính, nên việc phát giác càng trở nên khó khăn hơn.

Xâm hại trẻ em đôi khi không dễ để nhận diện, vì trẻ đã bị xâm hại có thể cũng sẽ không có bất kỳ thay đổi gì nghiêm trọng về mặt thể chất, mặc dù tâm lý đã và đang không ổn. Chưa kể đến trong tình huống hung thủ là người quen biết, hung thủ còn hăm dọa và ép trẻ không được kể ra với bất kỳ ai, cũng như phải giữ kín chuyện này.

[key-takeaways title=”Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị xâm hại tình dục về mặt thể chất”]

  • Quần lót có máu, rách hoặc bị dơ bất thường.
  • Đi lại hoặc ngồi gặp khó khăn.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bị nấm.
  • Chảy máu, có vết bầm tím hoặc sưng ở vùng nhạy cảm.
  • Đau, ngứa hoặc nóng rát ở bộ phận sinh dục.

[/key-takeaways]

Dấu hiệu về hành vi tâm lý của trẻ

Ngoài các dấu hiệu về thể chất, nạn nhân còn có thể xuất hiện các dấu hiệu về tinh thần như:

[key-takeaways title=”Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị xâm hại tình dục về mặt tinh thần”]

  • Hành vi tự hại.
  • Xuất hiện các nỗi sợ.
  • Gặp ác mộng, tè dầm khi ngủ.
  • Thu mình hoặc cảm thấy bị đe dọa khi có tiếp xúc cơ thể. 
  • Các dấu hiệu của trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau sang chấn.
  • Thể hiện một số dấu hiệu muốn tự sát, đặc biệt với các nạn nhân trong độ tuổi thanh thiếu niên.

[/key-takeaways]

Một số dấu hiệu về hành vi do ảnh hưởng của tâm lý như:

  • Không muốn đi học hoặc điểm số tụt dốc.
  • Trốn học hoặc nghiêm trọng hơn là trốn khỏi nhà.
  • Lặp lại các thói quen khi còn nhỏ, ví dụ như mút ngón tay.
  • Xuất hiện các kiến thức hoặc hành vi tình dục không phù hợp với độ tuổi.
  • Có những thay đổi trong việc vệ sinh cơ thể như không chịu tắm hoặc tắm rất nhiều.
  • Trẻ quan tâm và bảo vệ anh chị em quá mức hoặc thể hiện vai trò người muốn bảo vệ/chăm sóc người thân.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết trẻ bị xâm hại tình dục mà cha mẹ cần lưu ý.

Làm gì để phòng ngừa tình trạng xâm hại trẻ em? Dạy trẻ 10 cách để con bảo vệ bản thân

1. Giáo dục giới tính và cho trẻ hiểu về bộ phận sinh dục

Giáo dục giới tinh cho trẻ và dạy trẻ cách gọi tên các bộ phận cơ thể từ khi trẻ còn nhỏ. Sử dụng tên riêng cho từng bộ phận hoặc ít nhất cho trẻ biết cách gọi chính xác của các bộ phận đó. Hiểu rõ cách dùng những tên gọi này và biết chức năng của nó là gì sẽ giúp trẻ giao tiếp rõ ràng hơn khi có bất thường xảy ra.

2. Cho trẻ biết những vùng riêng tư trên cơ thể

Dạy trẻ vùng cơ thể nào là vùng tối mật, là vùng mà trẻ không được cho bất kỳ ai đụng vào, cũng như không cho bất kỳ ai xem, thậm chí là người quen trong gia đình. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng dạy cho con hiểu rằng, vì sao trong một số trường hợp như đi khám bệnh thì con có thể cho bác sĩ khám cơ thể của con.

3. Dạy trẻ biết giới hạn bản thân

Bên cạnh việc dạy con biết bảo vệ vùng riêng tư của con thì cha mẹ cũng dạy con biết giới bản thân, có nghĩa là con cũng không được chạm hoặc nhìn vùng riêng tư của người khác.

4. Dạy con phải biết kể về các vấn đề trên cơ thể

Hầu hết những tên thủ phạm sẽ đe dọa trẻ phải giữ bí mật về việc bị xâm hại. Do đó hãy dạy trẻ rằng, dù ai ép buộc con giữ bí mật về cơ thể thì con cũng có thể kể với cha mẹ, vì cha mẹ biết để bảo vệ con.

5. Không cho phép người lạ chụp hình hình ảnh cơ thể của con

Hãy cho trẻ biết rằng không ai được chụp hình vùng riêng tư của con. Vì trong xã hội hiện nay, một nhóm những người có tư duy sai lệch và hành vi lệch lạc, ấu dâm nên thích chụp ảnh và buôn bán hình ảnh của trẻ em khỏa thân trên mạng.

6. Dạy trẻ cách thoát khỏi những tình huống đáng sợ và không thoải mái

Một số trẻ em có cảm giác không thoải mái khi ai đó nói “không” với con, đặc biệt là những người lớn hơn con. Hãy cho con biết rằng nếu con không thấy thoải mái, con có thể yêu cầu người lớn đi chỗ khác, hoặc nếu có điều gì bất thường, hãy chỉ cho trẻ những cách hoặc từ ngữ giúp trẻ thoát khỏi những tình huống đáng sợ này.

7. Đặt một mật mã cho trường hợp khẩn cấp

Khi trẻ lớn hơn một chút, cha mẹ có thể dạy trẻ một mật mã để sử dụng khi con cảm thấy không an toàn hoặc muốn được ba mẹ bế. Mật mã này có thể được sử dụng kể cả khi ở nhà, khi có khách đến thăm nhà hoặc khi cả nhà ra ngoài chơi, đi du lịch qua đêm…

8. Tạo lòng tin và giúp con cảm thấy an toàn

Hãy cho trẻ biết rằng trẻ sẽ không bị khiển trách hay la mắng khi kể với ba mẹ bí mật về cơ thể trẻ. Vì trong nhiều trường hợp, trẻ thường không dám nói ra vì sợ bị ba mẹ la mắng. Người gieo rắc nỗi sợ này cho trẻ thường là thủ phạm. Vì thế ba mẹ hãy luôn cho trẻ biết rằng dù bất cứ chuyện gì xảy ra, khi trẻ nói cho ba mẹ bí mật về cơ thể thì trẻ sẽ không bao giờ bị trách phạt.

9. Một cái chạm vào cơ thể sẽ gây nhột hoặc cảm thấy dễ chịu

Hãy cho trẻ biết rằng dù có những cái chạm chỉ khiến con thấy nhột hoặc thậm chí giúp con thấy dễ chịu nhưng hành vi này vẫn không được phép. Vì trong nhiều trường hợp, thủ phạm có thể đụng chạm trẻ một cách nhẹ nhàng và không gây đau đớn.

10. Áp dụng những quy tắc này với cả người quen và bạn bè đồng trang lứa

Đây là điểm cực kỳ quan trọng cần được trao đổi với trẻ, vì khi ba mẹ hỏi trẻ “người xấu” trông như thế nào, trẻ sẽ thường nghĩ đến một nhân vật phản diện con đã thấy trong sách truyện hoặc phim hoạt hình.

Do đó, cha mẹ cần làm rõ với trẻ bằng cách, ví dụ như “ba mẹ có thể chạm vào vùng riêng tư của con khi chúng ta đang vệ sinh cơ thể hoặc khi chăm sóc vết thương cho con… nhưng không ai khác được chạm vào cơ thể con, kể cả là bạn bè, thầy cô, cô, dì, chú, bác…”

Cách phòng ngừa xâm hại tình dục
Dạy con cách bảo vệ bản thân là để giúp con tránh được các tình huống nguy hiểm như xâm hại tình dục

Làm gì khi biết trẻ đã bị xâm hại tình dục?

Yếu tố cá nhân và xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm tác động của xâm hại tình dục trẻ em cho nạn nhân cả trong thời điểm sự việc xảy ra và cho cuộc sống về sau.

Duy trì sự gắn bó an toàn với ba mẹ hoặc người giám hộ là yếu tố then chốt để giảm thiểu các tác động tiêu cực của xâm hại trẻ em. Được ba mẹ hỗ trợ một cách lành mạnh, đặc biệt là sự hỗ trợ từ mẹ, giúp cải thiện hệ quả về cảm xúc và hành vi. Ngoài ra, được gia đình và bạn bè nói chung hết lòng hỗ trợ cũng vô cùng quan trọng.

Phát hiện sớm và đưa ra các phương án hỗ trợ sớm có thể giúp giảm tác động tiêu cực về lâu dài, đồng thời hỗ trợ giải đoạn trưởng thành của trẻ. Nếu không nhận được phản ứng gì từ người thân sau trải nghiệm gây ám ảnh này, những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ sẽ trở nên trầm trọng hơn. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy tội lỗi và mặc cảm. Ngược lại, nếu nhận được phản ứng không phán xét và thấu hiểu có thể giúp trẻ dễ dàng cởi mở để nói về sự việc đã xảy ra hơn.

[recommendation title=””]

Nếu một sự cố đã được xác nhận, hãy liên hệ với tổ chức, cơ quan có thẩm quyền để báo cáo và yêu cầu sự hỗ trợ, giải quyết. Hiện nay, ngoài đường dây nóng 111 –  Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em (do Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH quản lý) thì người dân tại TP.HCM có thể gọi đến các số điện thoại từ đường dây tư và hỗ trợ trẻ em như sau:

  • Số 1900.54.55.59 – Trung tâm Công tác xã hội Trẻ em TP.HCM 
  • Số 1800.90.69 – Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM.
  • Số 113 –  Cơ quan Công an.

[/recommendation]

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng lạm dụng và tấn công tình dục trông như thế nào, thường là ai?

Theo nhận định của Tổ chức Chống bạo lực tình dục Quốc gia – RAINN, phần lớn thủ phạm lạm dụng tình dục hoặc xâm hại tình dục là người mà nạn nhân quen biết. Theo thống kê của tổ chức này, có đến 93% nạn nhân biết thủ phạm là ai. Nạn lạm dụng tình dục xảy ra không nhất thiết thủ phạm là người lớn và nạn nhân là trẻ em.

Kết luận

Xâm hại tình dục trẻ em là hành vi tình dục do người lớn hoặc trẻ em lớn tuổi thực hiện với trẻ nhỏ, gây tổn hại tâm lý và thể chất cho nạn nhân. Những tác động tiêu cực của xâm hại tình dục có thể kéo dài suốt đời và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc nhận thức về các dấu hiệu cảnh báo và giáo dục trẻ em từ khi còn nhỏ về quyền riêng tư cơ thể là rất quan trọng.

Trong trường hợp bị xâm hại, việc lên tiếng kịp thời và tìm sự giúp đỡ từ người thân hoặc các cơ quan có thẩm quyền sẽ giúp bảo vệ bản thân và hạn chế hậu quả lâu dài. Các bậc phụ huynh cần tạo ra một môi trường an toàn và hỗ trợ trẻ, giúp trẻ cảm thấy tự tin khi chia sẻ và lên tiếng về bất kỳ hành vi sai trái nào.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

8 cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc

Dưới đây là một số cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc hơn. Cha mẹ đừng bỏ lỡ nhé! 

1. Bảng cửu chương là gì?

Bảng cửu chương (Multiplication Tables) là bảng ghi lại các phép tính nhân từ 1 đến 9 của một số cụ thể. Đây là dụng cụ thường được sử dụng trong giáo dục cơ bản để giúp học sinh học nhớ các phép nhân cơ bản

Bảng cửu chương thường có 10 hàng và 10 cột. Đây là một bản ghi nội dung Phép nhân của các số từ 1 đến n, với n thường là 9 hoặc 10. Bảng cửu chương giúp học sinh nhanh chóng tìm ra kết quả của các phép nhân và phát triển kỹ năng tính toán cơ bản.

Lớp mấy học bảng cửu chương? Ở tại Việt Nam thì các em tiểu học lớp 2 sẽ bắt đầu được cho học bảng cửu chương trong sách giáo khoa. Các em sẽ được tiếp cận với bảng cửu chương 9 số để phục vụ cho việc làm các bài toán cơ bản dành cho học sinh tiểu học.

hình ảnh bảng cửu chương từ 2 đến 9
Hình ảnh bảng cửu chương từ 2 đến 9

2. Cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc

Dưới đây là những chia sẻ về cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc. 

2.1 Liên hệ giữa phép nhân và phép cộng

Thực chất phép cộng và phép nhân có liên kết chặt chẽ với nhau. Một số nếu nhân với một số n nào đó thì chính là cộng với chính nó n lần. Việc dạy sự liên hệ giữa phép nhân và phép cộng sẽ hạn chế tình trạng bé chỉ nhồi nhét học thuộc phép nhân nhưng không hiểu lý do vì sao bé phải học. Đây còn là cách dạy bé học bảng cửu chương thuộc vô cùng nhanh chóng. 

Nếu trẻ có bất chợt quên bảng cửu chương trẻ vẫn có thể áp dụng sự liên kết của phép cộng để tính ra kết quả đúng.

2.2 Nhớ nhanh bảng cửu chương qua bài hát

Hiện nay trên các nền tảng xã hội có khá nhiều bài hát, đồng dao, vè, video có kèm nhạc dạy bảng cửu chương cho bé. Cách dạy bé bảng cửu chương nhanh thuộc bằng âm nhạc chính là một mẹo giúp bé học bảng cửu chương khá nhanh vì âm nhạc sẽ dễ lặp lại trong đầu, giúp bé vui vẻ, hào hứng học hơn. 

Cách dạy bé bảng cửu chương nhanh thuộc bằng âm nhạc
Cách dạy bé bảng cửu chương nhanh thuộc bằng âm nhạc 

2.3 Sử dụng hình ảnh và dụng cụ hỗ trợ

Có nhiều cách để sử dụng hình ảnh và dụng cụ hỗ trợ nhằm dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc. Mẹ có thể tham khảo thử 2 cách dưới đây:

  • Vẽ hình ảnh liên quan đến bảng cửu chương: Một mẹo thú vị để giúp trẻ học thuộc các kết quả trong bảng cửu chương là vẽ hình ảnh tương ứng. Ví dụ, mẹ có thể vẽ một cái nhà với 9 cửa, mỗi cửa có một số từ 1 đến 9. Hình ảnh này giúp trẻ liên kết số với vị trí cửa và nhớ kết quả tương ứng. Khi trẻ nhìn vào hình ảnh sẽ nhớ được kết quả nhân một cách trực quan và thú vị.
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ như miếng gạch màu: Hãy yêu cầu trẻ xếp các miếng gạch theo thứ tự của bảng cửu chương. Mỗi miếng gạch có một số từ 1 đến 9. Khi trẻ xếp các miếng gạch theo đúng thứ tự, trẻ sẽ ghi nhớ kết quả của từng phép nhân và thấy được sự tương đồng giữa các phép tính.

Việc sử dụng hình ảnh và dụng cụ hỗ trợ giúp trẻ kết hợp giữa hình ảnh, màu sắc và sự tương tác để học bảng cửu chương một cách trực quan và thú vị. Điều này tạo ra môi trường học tập đa diện và giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả.

2.4 Áp dụng việc tính nhân vào thực tế

Trong đời sống hàng ngày có nhiều dịp phải sử dụng đến phép tính nhân như tính tiền mua trái cây, tính số lượng bánh kẹo,… Những lúc này mẹ hãy tạo điều kiện cho bé tự thực hiện các phép tính này. Việc học đi đôi với hành chính là một cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc vô cùng hiệu quả.

2.5 Học bảng cửu chương qua bảng tính của nhà toán học Pythagoras

Có một cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc đó chính là dựa vào bảng tính Pythagoras. Trong Bảng tính Pythagoras, các con số nằm trên hàng ngang và hàng dọc đối xứng qua chúng đều giống nhau. Nhìn vào đó, bộ não của trẻ được điều chỉnh để phát hiện sự đối xứng, từ đó hiểu được bản chất của phép nhân là như thế nào. Khi hiểu bản chất của sự việc, trẻ sẽ nhớ lâu và dễ dàng hơn.

Để biết kết quả phép nhân chỉ cần gióng số ở hàng ngang và hàng dọc với nhau. Kết quả chính là điểm giao nhau của hai đường gióng. Ví dụ, khi gióng số 3 ở hàng ngang với số 5 ở hàng dọc. Ta thấy điểm giao nhau giữa hai đường là số 15. Như vậy, kết quả của phép nhân 3 x 5 = 15.

cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc
Cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc bằng bảng tính Pythagoras

 

2.6 Học qua các phép hoán đổi

Cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc bằng phép tính hoán đổi phù hợp với các phép nhân với số nhỏ như 2, 3, 4, 5 vì các phép tính số nhỏ bé dễ nhớ hơn. Mẹo học bảng cửu chương nhanh thuộc này như sau: Đối với các phép nhân số lớn với số nhỏ, ví dụ như 8 x 2, 6 x 3, 7 x 4,… cha mẹ hãy dạy bé đảo ngược phép tính lại thành 2 x 8, 3 x 6, 4 x 7 để việc tính toán trở nên dễ dàng hơn. Bé sẽ hiểu rằng kết quả của phép nhân không thay đổi dù thứ tự của các số được hoán đổi. Trẻ sẽ trở nên linh hoạt hơn trong việc áp dụng kiến thức toán học.  

[recommendation title=”Xem thêm:”]

9 các loại hình trí thông minh là gì? Trẻ đang sở hữu loại trí tuệ nào?

[/recommendation]

2.7 Đọc ngược bảng cửu chương

Thay vì đọc bảng cửu chương theo thứ tự từ trên xuống, trẻ có thể thử đọc ngược từ dưới lên. Ví dụ, thay vì đọc từ phép tính 2 x 1, 2 x 2, 2 x 3,… trẻ có thể đọc ngược từ phép tính 2 x 9, 2 x 8, 2 x 7,… Cách dạy này đòi hỏi trẻ phải tư duy ngược lại và nhìn thấy sự tương quan giữa các phép nhân, từ đó bé có thể học thuộc bảng cửu chương nhanh. 

Cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc bằng cách đọc ngược bảng cửu chương
Cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc bằng cách đọc ngược bảng cửu chương 

2.8 Học bằng cách đếm “nhảy cóc”

Cách đếm “nhảy cóc” hay đếm bỏ qua đơn vị cũng là một cách dạy học bổ trợ giúp bé học thuộc bảng cửu chương nhanh nhờ hiểu rõ bản chất của chúng. 

Ví dụ: Bắt đầu với bảng cửu chương 4. Mẹ hãy cho bé đếm từ 4, sau đó đếm đến 8, 12, 16… Mỗi lần đếm như vậy, con có thể hình dung được từng phép nhân lần lượt là: 4 x 1 = 4, 4 x 2 = 8, 4 x 3 = 12,…

Nếu đã áp dụng những cách trên nhưng bé vãn lười học bảng cửu chương thì mẹ có thử tham khảo 8 cách dạy trẻ lười học cách tập trung.

[key-takeaways title=”8 cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc”]

  1. Liên hệ giữa phép nhân và phép cộng
  2. Nhớ nhanh bảng cửu chương qua bài hát
  3. Sử dụng hình ảnh và dụng cụ hỗ trợ
  4. Áp dụng việc tính nhân vào thực tế
  5. Học bảng cửu chương qua bảng tính Pythagoras
  6. Học qua các phép hoán đổi
  7. Đọc ngược bảng cửu chương
  8. Học bằng cách đếm “nhảy cóc”

[/key-takeaways]

3. Tầm quan trọng của bảng cửu chương

Bảng cửu chương có tầm quan trọng lớn trong quá trình học và phát triển của một học sinh. Việc học bảng cửu chương có thể giúp ích cho trẻ trong nhiều việc như:

  • Xây dựng nền tảng tính toán cơ bản: Bảng cửu chương giúp học sinh hiểu và nhớ các phép nhân cơ bản từ 1 đến 9. Đây là những phép tính quan trọng trong các bài toán học và trong cuộc sống hàng ngày.
  • Tăng cường tốc độ tính toán: Bằng cách nắm vững bảng cửu chương, học sinh có thể tính toán nhanh chóng và chính xác hơn. Điều này giúp trẻ tiết kiệm thời gian trong quá trình giải các bài tập toán học và cải thiện kỹ năng tính toán của mình.
  • Phát triển kỹ năng logic: Học sinh khi học bảng cửu chương phải tìm hiểu mô hình quy tắc nhân, từ đó phát triển kỹ năng logic và tư duy toán học. Điều này có thể ảnh hưởng tích cực đến việc giải quyết các vấn đề phức tạp hơn trong tương lai.
  • Ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày: Bảng cửu chương không chỉ hữu ích trong việc giải toán, mà còn có ứng dụng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như khi tính tiền, chia sẻ số lượng vật phẩm, tính diện tích, thực hiện công việc tự nhiên, và nhiều hơn nữa.

[inline_article id=328347]

Trên đây là 8 cách dạy bé học bảng cửu chương nhanh thuộc. Việc bé học một kiến thức mới nào đấy cần nhiều thời gian và sự hướng dẫn tận tình của cha mẹ. Vì vậy, hãy đồng hành cùng con một cách kiên nhẫn, và luôn quan tâm con cha mẹ nhé!

Ngoài ra, mẹ có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà mẹ đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay mẹ nhỉ!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh sớm

Tuy nhiên, cha mẹ cần biết rằng cho trẻ học tiếng Anh từ quá sớm, lúc trẻ chưa sẵn sàng sẽ không giúp trẻ học nhanh mà còn để lại nhiều vấn đề về khả năng giao tiếp của bé sau này. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ nhìn thấy tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh sớm để có câu trả lời cho câu hỏi nên cho trẻ học tiếng anh từ mấy tuổi.   

1. Tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh sớm

[key-takeaways title=”Có nên cho trẻ học tiếng anh sớm?”]

Cho trẻ học tiếng Anh sớm sẽ mang đến nhiều lợi ích như phát triển khả năng ngôn ngữ (nghe nói đọc viết tiếng Anh) nhanh hơn, tăng cường khả năng tư duy, mở rộng cơ hội học tập và làm việc cả trong nước và ngoài nước. Việc cho trẻ học tiếng Anh sớm có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng tiềm ẩn một số tác hại nếu không được thực hiện đúng cách hoặc cho trẻ học lúc trẻ chưa thực sự sẵn sàng. 

[/key-takeaways]

Dưới đây là một số tác hại của việc cho trẻ đi học tiếng anh quá sớm:

1.1 Gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ

Trẻ chưa hoàn thiện khả năng ngôn ngữ mẹ đẻ có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt và tiếp thu hai ngôn ngữ cùng lúc. Tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh sớm là khiến trẻ pha trộn ngôn ngữ, nói tiếng Việt và tiếng Anh lẫn lộn. Trẻ học tiếng Anh quá sớm cũng dễ sử dụng sai ngữ pháp của cả 2 thứ tiếng hoặc phát âm không chính xác. 

Tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh sớm là dễ sử dụng sai ngữ pháp của cả 2 thứ tiếng
Tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh sớm là dễ sử dụng sai ngữ pháp của cả 2 thứ tiếng 

1.2 Gây áp lực cho trẻ

Một tác hại khác của việc cho trẻ học tiếng anh sớm là khiến trẻ sợ học. Việc học bất kỳ ngoại ngữ nào đó quá sớm có thể tạo áp lực cho trẻ, khiến trẻ mất đi hứng thú với việc học tập. Trẻ có thể cảm thấy thất vọng và thua kém bạn bè khi không thể theo kịp chương trình học hoặc đạt được kết quả như mong muốn.

>> Xem thêm: 9 cách giúp con nhút nhát trở nên tự tin hơn

1.3 Gây rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ là gì? Rối loạn ngôn ngữ (Language disorder) là tình trạng một người gặp khó khăn trong việc nói ra những suy nghĩ của bản thân cũng như hiểu những gì người khác đang nói. Dấu hiệu của rối loạn ngôn ngữ bao gồm nói thứ tự từ không đúng trong câu, không nhớ từ vựng, “cái ghế” mà nói thành “ghế cái”,…

Do ngữ pháp, từ vựng tiếng Anh không giống tiếng Việt và đôi khi là đảo ngược nhau, trẻ học tiếng Anh quá sớm có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt hai ngôn ngữ dẫn đến tình trạng gặp vấn đề về phát âm, ngữ pháp hoặc khả năng giao tiếp.

Tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh quá sớm là gây rối loạn ngôn ngữ
Tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh quá sớm là gây rối loạn ngôn ngữ

1.4 Gây lãng phí thời gian và tiền bạc

Việc cho trẻ học tiếng Anh quá sớm có thể dẫn đến lãng phí thời gian và tiền bạc nếu không hiệu quả. Cha mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định cho trẻ học tiếng Anh để đảm bảo hiệu quả và phù hợp với khả năng của trẻ.

2. Nên cho trẻ học tiếng anh từ mấy tuổi?

Không có độ tuổi chính xác nào để cho trẻ bắt đầu học tiếng Anh. Để hạn chế tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh sớm, thời gian bắt đầu cho trẻ học tiếng Anh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, khả năng tiếp thu, cách giảng dạy có phù hợp không,… Dưới đây là một số gợi ý cách cho bé bắt đầu làm quen với tiếng Anh theo từng độ tuổi:

  • Từ 0-3 tuổi: Trẻ em ở độ tuổi này có khả năng tiếp thu ngôn ngữ rất tốt và có thể bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh thông qua các hoạt động chơi, hát, xem phim hoạt hình và nghe nhạc tiếng Anh. Một môi trường ngôn ngữ phong phú và tích cực sẽ giúp trẻ làm quen với âm thanh, từ vựng và ngữ pháp cơ bản.
  • Từ 4-6 tuổi: Ở giai đoạn này, cha mẹ có thể cho trẻ tham gia vào các khóa học tiếng Anh dành cho trẻ em hoặc tham gia các hoạt động tiếng Anh trong trường học. Các hoạt động như học qua trò chơi, câu chuyện bằng tiếng Anh có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên và vui vẻ.
  • Từ 7 tuổi trở lên: Trẻ từ 7 tuổi đã có khả năng học về ngữ pháp, từ vựng và kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh một cách thành thục hơn. Lúc này, trẻ cũng có thể sử dụng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp cơ bản.
Nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng tiếp thu của trẻ, cách giảng dạy của cha mẹ, thầy cô
Nên cho trẻ học tiếng Anh từ mấy tuổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng tiếp thu của trẻ, cách giảng dạy của cha mẹ, thầy cô

3. Lưu ý giúp trẻ học tiếng Anh hiệu quả và an toàn hơn

Bên cạnh chọn thời điểm bắt đầu học tiếng Anh phù hợp, để giúp trẻ học tiếng Anh hiệu quả và an toàn hơn, dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

  • Xây dựng môi trường học tích cực: Tạo ra một môi trường học tiếng Anh tích cực, sử dụng các hoạt động chơi, câu chuyện, bài hát và phim hoạt hình để làm cho quá trình học vui vẻ và thú vị.
  • Sử dụng tài liệu phù hợp: Chọn tài liệu phù hợp với độ tuổi và trình độ của trẻ. Sách, bài hát, video và ứng dụng dành cho trẻ em có thể giúp trẻ phát triển từ vựng, ngữ pháp và kỹ năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh.
  • Thiết lập thời gian học hợp lý: Thiết lập một lịch trình học tiếng Anh phù hợp với sự tập trung, khả năng và sức khỏe của trẻ. Vài buổi học ngắn mỗi tuần có thể hiệu quả hơn là một buổi học dài một tuần.
  • Tạo môi trường sử dụng tiếng Anh cho bé: Khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Anh trong các tình huống hàng ngày. Đặt các bảng từ vựng tiếng Anh, dùng tiếng Anh trong các hoạt động gia đình và tham gia vào các cộng đồng tiếng Anh để trẻ có cơ hội áp dụng những gì họ đã học.
  • Hỗ trợ và động viên: Luôn hỗ trợ và động viên trẻ em trong quá trình học tiếng Anh. Tạo ra một môi trường không đánh giá và khuyến khích trẻ thử và mắc sai lầm. Động viên trẻ thông qua việc khen ngợi và ghi nhận sự tiến bộ của trẻ.

>> Xem thêm: Con lười học thì phải làm sao? 8 cách dạy trẻ lười học cách tập trung

[inline_article id=74108]

Hy vọng khi biết tác hại của việc cho trẻ học tiếng anh sớm là gì, cha mẹ sẽ không quá đặt nặng việc cho bé học tiếng Anh sớm nữa cũng như không cố “nhồi nhét” tiếng Anh thật nhiều cho bé khi còn quá nhỏ. Hãy thiết lập kế hoạch học tiếng Anh phù hợp với độ tuổi và năng lực của bé.

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tuyển tập 8 bài thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông

Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông thường có nội dung đơn giản, dễ hiểu, sử dụng ngôn ngữ gần gũi với trẻ. Dưới đây là một số bài thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông mà MarryBaby sưu tầm được.

1. Tuyển tập thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông

1.1 Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông số 1

KHUYÊN BẠN

Tu tu! Xình xịch
Con tàu nhanh nhanh
Bạn chớ chơi quanh
Mà tai nạn đấy
Nếu bạn có thấy
Khi tàu chạy qua
Xin hãy tránh xa
Không ném đất đá
Thấy có người phá
Thì hãy báo ngay
Giao thông hàng ngày
Chấp hành cho tốt.

1.2 Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông số 2

BÉ TẬP ĐI XE ĐẠP

Bố mua xe đạp
Mẹ dạy bé đi
Mắt bé trông kia
Tròn xoe chăm chú
Chân đạp hăm hở
Người toát mồ hôi
Mặt rạng rỡ cười
Trông yêu yêu quá!

Ông cười hể hả
Nhắc đi phải đường
Chớ có coi thường
Ô tô, xe máy.

Ngã ba ngã bảy
Xe dừng sang ngang
Đèn đỏ không sang
Đèn xanh đi tiếp
Xe bé rất đẹp
Kinh coong …kính coong…

 Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông: BÉ TẬP ĐI XE ĐẠP

1.3 Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông số 3

CHÚ CẢNH SÁT GIAO THÔNG

Đầu đội kê – pi
Tay đeo găng trắng
Mặc cho trời nắng
Giữa ngã tư đường.

Gậy chỉ bốn phương
Người người đi đúng
Gậy đưa thẳng đứng
Mọi người dừng tay.

Khi chú dang tay
Hai chiều xuôi ngược
Phía sau, phía trước
Đừng ngại chờ lâu
Mọi người nhắc nhau
Đợi tay chú chỉ.

1.4 Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông số 4

XE CHỮA CHÁY

Mình đỏ như lửa
Bụng chứa nước đầy
Tôi chạy như bay
Hét quanh đường phố
Nhà nào có lửa
Tôi dập tắt ngay
Ai gọi cứu hỏa
Có ngay! Có …ngay!

>> Xem thêm: 50+ bài đồng dao cho bé mầm non tập nói nhanh, nhạy bén với ngôn ngữ

1.5 Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông số 5

ĐI CHƠI PHỐ

Vịt cùng gà
Đi chơi phố
Gặp đèn đỏ
Dừng lại thôi
Không qua vội.
Đèn vàng nổi
Tiếp đèn xanh
Nào nhanh chân
Qua đường nhé!
Ồ vui quá!
Sáng hôm nay
Bao điều hay
Nghe đến thích.

Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông: ĐI CHƠI PHỐ

1.6 Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông số 6

“BÉ VÀ MẸ”

Tan học mẹ đón về
Dắt tay em qua phố
Mẹ luôn luôn nhắc nhở
Đi bộ trên vỉa hè.
Đường rất nhiều loại xe
Nếu sang ngang phải đợi
Đèn xanh mới được đi
Bé ngoan ngoãn thầm thì
Con nhớ rồi mẹ ạ!

1.7 Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông số 7

GIÚP BÀ

Chiều nay đi học về
Trên vỉa hè em thấy
Một bà già chống gậy
Muốn tránh xe qua đường. 

Em vội dừng bước chân
Đến bên bà nói nhỏ
Đường nhiều xe lắm đó
Để cháu dắt bà qua.

Tay em nắm tay bà
Cùng bước qua đường rộng
Chia tay bà cảm động
Khen mãi em bé ngoan.

1.8 Thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông số 8

QUA ĐƯỜNG

Qua đường xem trước, ngó sau
Ngã ba, ngã bảy, đường tàu giảm ga
Đèn đỏ, chớ có vượt qua
Rượu bia quá chén, cấm mà lái xe
Lòng đường, phân cách, vỉa hè
Làm chủ tốc độ, nhường xe ngược chiều
“Văn hóa giao thông” cần nhiều
Cùng nhau thể hiện, vạn điều bình an.

Ngoài đọc thơ ra, mẹ có thể Dạy bé kể chuyện để giúp con phát triển ngôn ngữ và sức sáng tạo và cho trẻ giải 60+ câu đố IQ theo độ tuổi để giúp bé phát triển mỗi ngày.

2. Cách dạy trẻ kỹ năng tham gia giao thông

Cách dạy trẻ kỹ năng tham gia giao thông

Dạy trẻ em kỹ năng tham gia giao thông là một quá trình quan trọng giúp trẻ hiểu và tuân thủ các quy tắc giao thông cơ bản để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác khi đi đường. Dưới đây là một số cách dạy trẻ kỹ năng tham gia giao thông:

2.1 Làm gương cho trẻ

Cha mẹ là tấm gương lớn nhất đối với trẻ. Nếu cha mẹ tuân thủ luật giao thông, trẻ sẽ học theo cha mẹ và có ý thức chấp hành luật giao thông hơn.

Khi tham gia giao thông, cha mẹ cần nhắc nhở trẻ những nguyên tắc cơ bản như:

  • Đi đúng làn đường, không đi ngược chiều.
  • Không vượt đèn đỏ, không đi lạng lách, đánh võng.
  • Không sử dụng điện thoại khi lái xe.
  • Không uống rượu bia khi lái xe.

2.2 Dạy trẻ các quy định giao thông

Hướng dẫn trẻ nhận biết và hiểu ý nghĩa của các biểu tượng giao thông như đèn giao thông, biển báo, vạch đường… Giải thích cho trẻ về mỗi biểu tượng và quy tắc kèm theo.

Cha mẹ có thể dạy trẻ bằng cách đọc sách, xem video, đọc thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông hoặc chơi các trò chơi về an toàn giao thông.

2.3 Dạy trẻ cách đi bộ an toàn

Cha mẹ cần dạy trẻ những quy tắc đi bộ an toàn như:

  • Đi bộ trên vỉa hè, lề đường bên phải.
  • Quan sát kỹ trước khi băng qua đường.
  • Không băng qua đường khi đèn đỏ, khi có xe đang chạy tới.

2.4 Dạy trẻ cách đi xe đạp an toàn

Khi đi xe đạp, cha mẹ nên dạy bé:

  • Đi đúng làn đường dành cho xe đạp.
  • Quan sát kỹ trước khi rẽ trái hay phải hay khi sang đường.

2.5 Dạy trẻ cách đi xe máy an toàn

Khi trẻ đủ lớn (trên 18 tuổi), cha mẹ có thể dạy trẻ cách đi xe máy an toàn:

  • Sử dụng mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
  • Đi đúng làn đường dành cho xe máy.
  • Không vượt đèn đỏ, không lạng lách, đánh võng.
  • Không sử dụng điện thoại khi lái xe.

2.6 Dạy trẻ cách xử lý tình huống khi tham gia giao thông

Cha mẹ cần dạy trẻ cách xử lý tình huống khi tham gia giao thông, chẳng hạn như:

  • Khi gặp xe đang chạy ngược chiều.
  • Khi gặp xe đang lạng lách, đánh võng.
  • Khi gặp người đi bộ băng qua đường bất ngờ.

Nếu trẻ bướng bỉnh không chịu nghe cha mẹ dạy, cha mẹ có thể áp dụng 7 phương pháp dạy trẻ lì lợm vô cùng hiệu quả.

[inline_article id=315359]

Việc dạy trẻ kỹ năng tham gia giao thông là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực của cha mẹ. Cha mẹ cần bắt đầu dạy trẻ từ khi trẻ còn nhỏ, và luôn nhắc nhở trẻ thực hiện các quy tắc an toàn khi tham gia giao thông. Việc cho trẻ đọc các bài thơ nhà trẻ 24-36 tháng chủ đề giao thông có thể giúp tăng hứng thú khi học về an toàn giao thông.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

3 MV ca nhạc thiếu nhi cực hay bố mẹ không thể bỏ qua

Tiếp xúc với âm nhạc sẽ giúp tăng vốn từ vựng và khơi nguồn khả năng sáng tạo trong trẻ, các MV ca nhạc đầy màu sắc, sinh động sẽ là “chất liệu” để bé thỏa sức tưởng tượng, tự vẽ cho mình những thế giới phong phú, đa dạng. Vậy bố mẹ nên cho trẻ xem những nội dung ca nhạc thiếu nhi nào? Trong bài viết dưới đây, Marry Baby sẽ giới thiệu 3 MV ca nhạc thiếu nhi đáng xem nhất mà bố mẹ không thể bỏ qua.

1. Cùng Trúc Nhân Du Hành Đa Vũ Trụ Vui Cực!

Mới ra mắt nhưng MV ca nhạc thiếu nhi “Cùng Trúc Nhân du hành đa vũ trụ vui cực!” đã thu hút đông đảo khán giả nhí – MV đạt hơn 35 triệu lượt xem chỉ sau 3 tuần. MV bài hát có sự tham gia của Trúc Nhân, anh chàng ca sĩ đa tài được các bé hâm mộ, yêu mến.

MV “Cùng Trúc Nhân du hành đa vũ trụ vui cực!” được đầu tư công phu về kỹ xảo, với màu sắc và hình ảnh sinh động, chân thật. Cuộc du hành qua 3 vũ trụ: vũ trụ âm nhạc sôi động, vũ trụ trái cây thơm ngon và vũ trụ game vui nhộn của chàng ca sĩ Trúc Nhân cùng đội vệ binh SuSu được truyền tải một cách đầy sáng tạo trong MV. Thế giới thần tiên trong giấc mơ của trẻ thơ hiện ra, ở đó các hành tinh diệu kỳ, những nhân vật siêu anh hùng, những người bạn dũng cảm, tất cả cùng hòa mình trong âm nhạc vui tươi và điệu nhảy đáng yêu. Bài hát với giai điệu bắt tai, lời ca dễ thuộc, dễ nhớ, cùng phụ đề MV giúp bé có thể dễ dàng hát, ngân nga theo.

ca nhạc thiếu nhi

MV ca nhạc “Cùng Trúc Nhân du hành đa vũ trụ vui cực!” là hành trình khám phá vũ trụ của Trúc Nhân cùng đội vệ binh SuSu

MV Cùng Trúc Nhân du hành đa vũ trụ vui cực! thông qua hành trình đầy kỳ thú của Trúc Nhân cùng đội vệ binh SuSu khơi gợi trí tò mò của trẻ về vũ trụ rộng lớn, bao la, khuyến khích trẻ tìm hiểu, khám phá thế giới, kích thích trí tưởng tượng – nền tảng cho trẻ phát huy khả năng sáng tạo.

2. A Con Cá Sấu – Học Bảng Chữ Cái ABC với các nghệ sĩ nổi tiếng

“A Con Cá Sấu” là MV ca nhạc thiếu nhi phù hợp cho trẻ ở mọi độ tuổi – đặc biệt với trẻ đang học chữ nhờ lời bài hát đơn giản, MV được trang bị phụ đề giúp trẻ nhận biết mặt chữ dễ dàng hơn. MV có lượt xem rất cao – đến hiện tại đã đạt hơn 500 triệu lượt xem.

Với sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiếng như Don Nguyễn, Mia Đặng… cùng nhịp điệu vui, bắt tai MV giúp bé dễ dàng tiếp thu bảng chữ cái mà không bị nhàm chán. Đặc biệt, MV “A Con Cá Sấu” có hình ảnh minh họa động vật dễ thương, gần gũi còn giúp bé xây dựng vốn từ phong phú về động vật nữa đấy!

3. Bố Là Tất Cả – Mầm Chồi Lá

MV ca nhạc thiếu nhi thứ 3 mà Marry Baby muốn giới thiệu là MV “Bố là tất cả” – một trong những ca khúc thiếu nhi quen thuộc với nhiều thế hệ. Trong MV này, bài hát này được biến tấu với nhịp điệu nhanh, vui nhộn hơn, được các bé yêu thích.

Xuyên suốt MV là hình ảnh bố cùng với những “siêu năng lực”, dẫn các con đi khám phá thế giới bao la. Hình ảnh bố hiện lên thật đẹp trong MV, là người chở che, yêu thương, là tất cả với các con. Kết hợp với giai điệu bài hát quen thuộc là những động tác nhảy múa đáng yêu, dễ nhớ giúp bé có thể dễ dàng hát, nhảy theo.

Nếu mẹ đang tìm kiếm nội dung giải trí vui nhộn, thú vị mà không kém phần ý nghĩa cho con thì trên đây là những lựa chọn mà mẹ có thể cân nhắc đấy!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

111+ câu đố IQ cho trẻ em theo độ tuổi giúp bé phát triển mỗi ngày

Bên cạnh các hoạt động như đọc sách cùng con, cho con chơi lắp ghép, giải toán; việc đặt ra những câu đố IQ cho trẻ em là cách giúp các con tăng chỉ số thông minh và tăng khả năng tư duy logic cho con.

1. Chỉ số IQ là gì?

Chỉ số IQ (Intelligence Quotient) là chỉ số thông minh, đồng thời cũng là thang đo để so sánh khả năng nhận thức của bé này so với bé khác. Chỉ số IQ được sử dụng phổ biến ở những đầu năm 1900; được phát minh bởi nhà tâm lý học người Pháp, tên ông là Alfred Binet.

IQ có thể được cải thiện hoặc làm gia tăng không? Câu trả lời là CÓ. Trong vô vàn cách, có một cách để giúp tăng chỉ số IQ cho trẻ đó là cho con giải câu đố vui.

Lợi ích của việc giải câu đố IQ dành cho trẻ em:

  • Tăng cường khả năng ghi nhớ ngắn hạn.
  • Cho con cảm giác hào hứng và phấn khởi.
  • Nâng cao khả năng lý luận và phân tích của con.
  • Giúp con nâng cao tư duy logic và tư duy đa chiều.
  • Giải câu đố là một hình thức thư giãn tốt cho trẻ nhỏ.

Dưới đây, Marrybaby đã tổng hợp những câu đố IQ cho trẻ em mầm non, trẻ 5 – 6 tuổi, và cả những trẻ học sinh tiểu học. Dưới cùng còn có những câu đố IQ cho trẻ em ở cấp độ khó hơn, nhằm kích thích khả năng phân tích và lý luận của con.

2. Câu đố IQ cho trẻ em mầm non từ 3 – 5 tuổi

Dưới đây là 30+ câu đố vui giúp tăng chỉ số IQ dành cho trẻ mầm non từ 3 – 5 tuổi. Cha mẹ và thầy cô có thể dùng để hỏi và giải đáp cùng con nhé.

2.1 Câu đố IQ cho trẻ em mầm non 3 tuổi từ câu 1 – 10

Dành cho trẻ 3 tuổi

Câu 1

Cây gì không lá, không hoa
Sáng đêm sinh nhật cả nhà vây quanh?
=> Đáp án: Cây nến.

Câu 2

Quả gì không phải để ăn
Mà dùng để đá, để lăn để chuyền?
=> Đáp án: Quả bóng.

Câu 3

Có chân mà chẳng biết đi
Có mặt phẳng lì cho bé ngồi lên. Là cái gì?
=> Đáp án: Cái ghế.

Câu 4

Da cóc mà bọc trứng gà
Bổ ra thơm phức cả nhà muốn ăn. Là quả gì?
=> Đáp án: Quả mít.

Câu 5

Con gì không thích ăn cơm
Mà lại ăn lửa, ăn nước, ăn than
=> Đáp án: Con tàu.

Câu 6

Quả gì ôm lấy nỗi niềm.
Lòng riêng một mối, ai phiền hơn ai?
=> Đáp án: Quả sầu riêng.

Câu 7

Chẳng là voi, lại có vòi.
Khi nóng, lúc lạnh, em đều hoan nghênh. Đố là cái gì?
=> Đáp án: Ấm nước.

Câu 8

Mùa xuân thì chẳng thấy đâu.
Mùa hè lại đến làm sầu người ta? Đố là gì?
=> Đáp án: Con ve sầu.

Câu 9

Từ trong làn nước xanh trong.
Vươn lên sưởi ánh nắng hồng sáng tươi.
Nở hoa làm đẹp cho đời.
Nghe tên quân giặc rụng rời khiếp kinh?
Đố bạn là cây gì?
=> Đáp án: Cây hoa súng.

Câu 10

Thợ gì chẳng ở trên bờ.
Sông sâu không ngại, biển khơi không sờn?
=> Đáp án: Thợ lặn.

2.2 Câu đố IQ dành cho trẻ em mầm non 4 tuổi từ câu 11 – 20

Cho trẻ 4 tuổi
Câu đố IQ dành cho trẻ em mầm non 4 tuổi

Câu 11

Tuổi thơ tôi nhọn như sừng.
Lớn lên cởi áo lưng chừng quăng đi.
Thân cao vun vút lạ kỳ.
Xanh màu ngọc biếc, mắt thì gớm ghê. Là gì?
=> Đáp án: Cây tre.

Câu 12

Cái gì chứa nhiều nước nhất mà không ướt tí ti nào?
=> Đáp án: Bản đồ.

Câu 13

Mứt, kẹo, dưa, hành, câu đối đỏ.
Mai vàng, đào thắm, thiếu mỗi em?
Đố là thiếu cái gì?
=> Đáp án: Bánh chưng.

Câu 14

Có chân mà lại nằm ì.
Để cho người đứng, người ngồi lên trên?
Đố là cái gì?
=> Đáp án: Cái ghế.

Câu 15

Lẹ lanh nhảy phóc lộn nhào.
Xưng danh vô địch, bơi ao lặn đầm? Là con gì?
=> Đáp án: Con nhái.

Câu 16

Hoa gì mọc chốn bùn nhơ.
Mà sao vẫn chẳng bao giờ hôi tanh?
=> Đáp án: Hoa sen.

Câu 17

Lá vàng đổ khắp sân nhà.
Cây cành trơ trụi, đố là mùa gì?
=> Đáp án: Mùa thu.

Câu 18

Xanh xanh, đỏ đỏ, vàng vàng.
Bắc cầu thiên lý, nằm ngang một mình? Đố là gì?
=> Đáp án: Cầu vồng.

Câu 19

Không phải gừng.
Mà rất cay, Bằng ngón tay.
Mặc áo đỏ? Đố là quả gì?
=> Đáp án: Quả ớt.

Câu 20

Hoa gì tên để thổi cơm.
Không sinh từ lúa mà đơm đỏ cành?
=> Đáp án: Hoa gạo.

2.3 Câu đố IQ cho trẻ em mầm non 5 tuổi từ câu 21 – hết

Câu đố IQ cho trẻ em mầm non 5 tuổi
Những câu đố IQ cho trẻ em mầm non từ 5 tuổi

Câu 21

Em về cây cối xanh tươi.
Mai vàng khoe sắc, đào phai thắm hồng?
Đố là mùa nào?
=> Đáp án: Mùa xuân.

Câu 22

Con gì đuôi ngắn tai dài
Mắt hồng lông mượt
Có tài chạy nhanh
Là con gì?
=> Đáp án: Con thỏ.

Câu 23

Thường nằm đầu hè
Giữ cho nhà chủ
Người lạ nó sủa
Người quen nó mừng
Là con gì?
=> Đáp án: Con chó.

Câu 24

Con gì kêu “Vít! Vít! “
Theo mẹ ra bờ ao
Chẳng khác mẹ tí nào
Cũng lạch bà, lạch bạch
Là con gì?
=> Đáp án: Con vịt con.

Câu 25

Con gì ăn cỏ
Đầu có 2 sừng
Lỗ mũi buộc thừng
Kéo cày rất giỏi
=> Đáp án: Con trâu.

Câu 26

Thường nằm đầu hè
Giữ nhà cho chủ
Người lạ nó sủa
Người quen nó mừng
=> Đáp án: Con chó.

Câu 27

Con gì chân ngắn
Mà lại có màng
Mỏ bẹt màu vàng
Hay kêu cạp cạp?
=> Đáp án: Con vịt.

Câu 28

Con gì mào đỏ
Gáy ò ó o…
Từ sáng tinh mơ
Gọi người thức giấc?
=> Đáp án: Con gà trống.

Câu 29

Con gì quang quác
Cục tác cục te
Đẻ trứng tròn xoe
Gọi người đến lấy.
=> Đáp án: Con gà mái.

Câu 30

Cái mỏ xinh xinh
Hai chân tí xíu
Lông vàng mát dịu
“”Chiếp! Chiếp!” suốt ngày
=> Đáp án: Con gà con.

Câu 31

Chỉ ăn cỏ non
Uống nguồn nước sạch
Mà tôi tặng bạn
Rất nhiều sữa tươi
=> Đáp án: Con bò.

Câu 32

Con gì hai mắt trong veo
Thích nằm sưởi nắng, thích trèo cây cau
=> Đáp án: Con mèo.

Câu 33

Tôi vốn rất hiền lành
Thường ăn lá, rau thôi
Bộ lông tôi dày, xốp
Làm thành len tặng người
=> Đáp án: Con cừu.

Câu 34

Con gì ăn no
Bụng to mắt híp
Mồm kêu ụt ịt
Nằm thở phì phò
=> Đáp án: Con heo.

Câu 35

Con gì bốn vó
Ngực nở bụng thon
Rung rinh chiếc bờm
Phi nhanh như gió?
=> Đáp án: Con ngựa.

Câu 36

Con gì kêu “be be”
Đầu có đôi sừng nhỏ
Thích ăn nhiều lá, cỏ
Mang sữa ngọt cho người
=> Đáp án: Con dê.

Câu 37

Thân em nửa chuột nửa chim
Ngày treo chân ngủ, tối tìm mồi bay
Trời cho tai mắt giỏi thay
Tối đen tối mịt cứ bay vù vù?
Là con gì?
=> Đáp án: Con dơi.

>> Cùng chủ đề: Câu đố IQ vui cho trẻ em 6-7 tuổi rèn luyện trí thông minh

3. Câu đố IQ cho trẻ em học sinh tiểu học để rèn luyện trí óc

Dành cho trẻ em học sinh tiểu học
Câu đố IQ dành cho trẻ em học sinh tiểu học

Tiếp theo, những câu đố vui giúp tăng chỉ số IQ dưới đây sẽ có cấp độ khó hơn, để phù hợp với các bé lớn, cụ thể là những bé đang là học sinh tiểu học từ 6 tuổi trở lên.

20 câu đố IQ cho trẻ học sinh tiểu học từ 5 tuổi trở lên.

Câu 1

Chúng tôi là những chị em
Đều như những trái bóng tròn xinh xinh
Chị tôi đội mũ trên đầu
Em trai rất thích bộ râu của mình. Là chữ gì?
=> Đáp án: Chữ o, ô, ơ

Câu 2

Nét thẳng bé thấy đầu tiên. Móc xuôi thấy tiếp sẽ ra chữ gì?
=> Đáp án: Chữ n

Câu 3

Hoa gì xuân đến nhắc tên. Chiều ba mươi Tết đem trưng trong nhà.
=> Đáp án: Hoa đào, hoa mai.

Câu 4

Một nét thẳng đứng nghiêm chào. Trên thêm dấu chấm, cháu nào nói ngay!
=> Đáp án: Chữ i

Câu 5

Con gì nhỏ bé
Mà hát khỏe ghê
Suốt cả mùa hè
Râm ran hợp xướng.
=> Đáp án: Con ve sầu.

Câu 6

Con gì nhảy nhót leo trèo
Mình đầy lông lá, nhăn nheo làm trò.
=> Đáp án: Con khỉ

Câu 7

Nét tròn em đọc chữ “o”. Khuyết đi một nửa sẽ cho chữ gì?
=> Đáp án: Chữ c.

Câu 8

Cây gì lá nhỏ
Quả nó xinh xinh
Vàng tươi trĩu quả
Bày trong ngày Tết.
=> Đáp án: Cây quất.

Câu 9

Dáng hình cong cong
Giống như cái vòng
Tròn tròn xinh xắn
Sao bé thích lắm
Nào cùng nhau đoán
Chữ cái gì nào?
=> Đáp án: Chữ o.

Câu 10

Nét móc ngược chính là tôi. Phía phải nét thẳng đứng nghiêm muốn chào.
=> Đáp án: Chữ u.

>> Cùng chủ đề: 10 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ

Câu 11

Chuột nào đi bằng 2 chân?
=> Đáp án: Chuột Mickey.

Câu 12

Nhà Nam có 4 anh chị em, 3 người chị lớn tên là Xuân, Hạ, Thu. Đố bạn người em út tên gì?
=> Đáp án: Tên là Nam.

Câu 13

Con mèo nào cực kỳ sợ chuột?
=> Đáp án: Mèo máy Doraemon.

Câu 14

Một ly thủy tinh đựng đầy nước, làm thế nào để lấy nước dưới đáy ly mà không đổ ra ngoài?
=> Đáp án: Dùng ống hút.

Câu 15

Cánh vàng, nhị lớn
Quay hướng mặt trời
Hạt thơm béo ngậy
Mời bạn thử xơi. Là hoa gì?
=> Đáp án: Hoa hướng dương.

Câu 16

Cái gì bật sáng trong đêm. Giúp cho nhà dưới, nhà trên sáng ngời?
=> Đáp án: Cái đèn.

Câu 17

Tôi thường làm bạn
Với em bé thôi
Khi ăn cầm tôi
Dễ hơn cầm đũa.
=> Đáp án: Cái thìa.

Câu 18

Cầu gì chỉ mọc sau mưa. Lung linh bảy sắc, bắc vừa tới mây?
=> Đáp án: Cầu vồng.

Câu 19

Chẳng phải là chim
Mà bay trên trời
Chở được nhiều người
Đi khắp mọi nơi?
=> Đáp án: Máy bay.

Câu 20

Thân em xưa ở bụi tre. Mùa đông xếp lại, mùa hè mở ra. Là cái gì?
=> Đáp án: Cái quạt.

>> Xem thêm: Chuẩn bị vào lớp 1: Cách dạy con học chữ Tiếng Việt dễ hiểu

4. Câu đố IQ dành cho trẻ em từ 6 tuổi ở cấp độ trung bình khó

Dành cho trẻ 6 tuổi
Câu đố IQ dành cho trẻ em từ 6 tuổi ở cấp độ trung bình khó

Nếu trẻ có thể dễ dàng vượt qua những câu đố IQ cho trẻ em ở trên, cha mẹ và thầy cô có thể thử những câu đố IQ dành cho trẻ em ở cấp độ khó hơn dưới đây nhé.

Câu 1

Bạn càng lấy nhiều, nó càng nhiều lên. Hỏi đó là thứ gì?
=> Đáp án: Dấu vân tay.

Câu 2

Nắng ba năm tôi không bỏ bạn, mưa 1 ngày sao bạn lại bỏ tôi là cái gì?
=> Đáp án: Cái bóng của chính mình.

Câu 3

Có 1 người đứng ở chân cầu. Ở giữa cầu có một con gấu rất hung dữ không cho ai qua cầu hết. Người đó sẽ mất hết 5 phút để đi từ chân cầu cho đến giữa cầu và con gấu cũng chỉ ngủ có 5 phút là tỉnh dậy. Hỏi người đó làm sao để qua được bên kia?
=> Đáp án: Xoay lưng đi hướng ngược lại 

Câu 4

Một ly thuỷ tinh đựng đầy nước, làm thế nào để lấy nước dưới đáy ly mà không đổ nước ra ngoài?
=> Đáp án: Dùng ống hút.

Câu 5

Có 1 con trâu. Đầu nó thì hướng về hướng mặt trời mọc, nó quay trái 2 vòng sau đó quay ngược lại sau đó lại quay phải hai vòng hỏi cái đuôi của nó chỉ hướng nào?
=> Đáp án: Cái đuôi con trâu chỉ xuống đất.

>> Xem thêm: Top những kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi quan trọng cần dạy con

5. Câu đố IQ cho trẻ em giúp trẻ tăng khả năng phân tích

Để giải được những câu đố IQ cho trẻ em dưới đây, các con cần phải phân tích và tập giả định những trường hợp có thể xảy ra để có thể tìm được đáp án.

Câu 1

Cho ba hộp đựng táo, cam và lẫn cả hai loại quả, nhưng nhãn từng hộp đều bị dán sai. Hỏi mất ít nhất mấy lần mở hộp, bạn có thể dán lại đúng các nhãn?

Câu đố IQ cho trẻ em để giúp con tăng khả năng phân tích - Câu 1
Câu đố IQ cho trẻ em để giúp con tăng khả năng phân tích – Câu 1

=> Đáp án: Bạn chỉ mất ít nhất một lần mở để có thể dán lại đúng nhãn cho các hộp.

Hãy mở hộp được dán nhãn cả táo và cam. Vì các nhãn đều bị dán sai, nên khi mở ra thấy loại quả nào, đó là hộp chỉ chứa loại quả đó. Chẳng hạn, bạn thấy táo, suy ra đó là hộp đựng táo.

Tiếp đó, hãy di chuyển tới hộp có nhãn “cam”. Bởi nhãn dán bị sai, mà bạn đã tìm thấy hộp táo, nên hộp có nhãn “cam” phải chứa cả hai loại quả. Hộp cuối cùng có nhãn “táo” sẽ chứa cam.

Câu 2

Trong 5 phút, 5 máy tạo ra được 5 chi tiết. Hỏi trong bao nhiêu phút, 100 máy tạo ra được 100 chi tiết?

Câu đố IQ cho trẻ em để giúp con tăng khả năng phân tích - Câu 2
Câu đố IQ cho trẻ em để giúp con tăng khả năng phân tích – Câu 2

=> Đáp án: 5 máy làm ra 5 chi tiết trong 5 phút, suy ra mỗi máy làm được 1 chi tiết trong 5 phút.

Tương tự, 100 máy cũng cần 5 phút để làm ra 100 chi tiết.

Câu 3

Câu đố IQ cho trẻ em để giúp con tăng khả năng phân tích - Câu 3
Câu đố IQ cho trẻ em để giúp con tăng khả năng phân tích – Câu 3

=> Đáp án: 43 là số cần tìm.

6. Câu đố iq cho trẻ em theo chủ đề

6.1 Câu đố cho trẻ em chủ đề bộ phận cơ thể người

Câu 1

Cái gì một cặp song sinh.

Long lanh, sáng tỏ để nhìn xung quanh?

=> Đáp án: Đôi mắt.

Câu 2:

Nhô cao giữa mặt một mình.

Hít thở thật giỏi lại tinh ngửi mùi.

Là gì?

=> Đáp án: Cái mũi.

Câu 3:

Cái gì chúm chím đáng yêu.

Thốt lời chào hỏi, nói điều hay?

=> Đáp án: Cái miệng.

Câu 4:

Lắng nghe tiếng mẹ, tiếng cô.

Âm thanh, tiếng động nhỏ, to quanh mình.

Là gì?

=> Đáp án: Cái tai.

Câu 5: 

Cái gì tài giỏi lắm thay.

Quét nhà giúp mẹ, viết bài, vẽ tranh?

=> Đáp án: Bàn tay.

Câu 6: 

Cái gì giúp bé bước nhanh.

Đến trường gặp bạn học hành bè ơi?

=> Đáp án: Bàn chân.

Câu 7:

Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng?

=> Đáp án: Bàn chân.

Câu 8:

Lúc trẻ mình đen mượt mà.

Về già mình trắng, ấy là tôi đây.

Là gì?

=> Đáp án: Sợi tóc.

Câu 9:

Trái gì mềm đỏ mượt mà.

Không xanh, không chín thế mà quý ghê.

Là gì?

=> Đáp án: Trái tim.

Câu 10:

Lá gì mọc ở trong người.

Mà gồm hai chiếc rành rành hai bên.

Là gì?

=> Đáp án: Lá phổi.

Câu 11:

Một cây mà có năm cành.

Dấp nước thì héo, để dành thì tươi.

Là gì?

=> Đáp án: Bàn tay.

Câu 12:

Khua môi múa mép.

Nếp tẻ đủ mùi.

Ngọt bùi nếm cả.

Là gì?

=> Đáp án: Cái lưỡi.

Câu 13: 

Năm thằng cầm hai cái sào.

Đuổi đàn trâu trắng chui vào cái hang.

Là gì?

=> Đáp án: Bàn tay, cái miệng.

Câu 14:

Vừa bằng trái cau.

Lau chau đi trước.

Là gì?

=> Đáp án: Ngón chân cái.

Câu 15:

Nhỏ thì trắng phau phau

Lớn thì đen thậm thụi

Già thì trụi lùi lụi

Là gì?

=> Đáp án: Cái răng.

6.2 Câu đố cho trẻ em chủ đề đồ vật trong gia đình

Câu 1

Lấp la lấp lánh.

Treo ở trên tường.

Trước khi đến trường.

Bé soi chải tóc.

Là cái gì?

=> Đáp án: Cái gương.

Câu 2

Có răng mà chẳng có mồm.

Giúp bé chải tóc sớm hôm đến trường.

Là cái gì?

=> Đáp án: Cái lược.

Câu 3

Thân tôi bằng sắt.

Chân mắc trần nhà.

Tôi có ba tay.

Thay trời làm gió.

Là cái gì?

=> Đáp án: Quạt trần.

Câu 4

Cái gì bật sáng trong đêm.

Giúp cho nhà dưới nhà trên sáng ngời.

Là cái gì?

=> Đáp án: Bóng điện.

Câu 5

Cái gì xốp nhẹ êm êm

Mỗi khi bé ngủ, kề bên má đầu?

=> Đáp án: Cái gối.

Câu 6

Cái gì nhỏ bé cầm tay.

Nhấn phím là gặp bạn ngay thôi mà.

Là cái gì?

=> Đáp án: Cái điện thoại di động.

Câu 7

Mình khối chữ nhật.

Chia thành hai ngăn.

Thực phẩm, rau xanh.

Luôn tươi sạch sẽ.

Đố bé là gì?

=> Đáp án: Tủ lạnh.

Câu 8

Người một nơi, tiếng một nơi.

Hễ tôi cất tiếng mọi người lắng nghe.

Là cái gì?

=> Đáp án: Cái đài.

Câu 9

Vài hàng cước trắng.

Có cán cầm tay.

Giúp bé hàng ngày.

Đánh răng sạch bóng.

Là cái gì?

=> Đáp án: Bàn chải đánh răng.

Câu 20

“Ai muốn chân sạch

Thì dùng đến tôi

Nhưng phải một đôi

Đôi gì thế nhỉ.”

Là cái gì?

=> Đáp án: Đôi dép.

Câu 11:

Dệt từ sợi bông.

Mà lại có công.

Giúp người rửa mặt.

Đố biết là gì?

=> Đáp án: Khăn mặt.

Câu 12:

Em tuy bé tí.

Nhưng quý vô cùng.

Vì em góp công.

Vá may quần áo.

Là cái gì?

=> Đáp án: Cái kim.

Cha mẹ thấy đó, các câu đố IQ dành cho trẻ em cũng chỉ xoay quanh cuộc sống hàng ngày. Nên nếu bé được tiếp cận càng nhiều thì bé sẽ càng dễ dàng vượt qua những câu đố trên. 

Vì thế cha mẹ hãy cho con cơ hội học hỏi và trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn nhé.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy bé 2 tuổi học những gì? Cách nuôi dạy trẻ 2 tuổi thông minh

Nếu cha mẹ vẫn đang thắc mắc “dạy bé 2 tuổi học những gì”; cha mẹ chỉ cần dành chút thời gian tham khảo một số cách nuôi dạy trẻ 2 tuổi thông minh dưới đây được chia sẻ từ các chuyên gia. Chắc chắn sau này con sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. 

1. Để biết dạy bé 2 tuổi học những gì, cha mẹ cần hiểu đặc điểm tâm sinh lý con

Các bậc làm cha làm mẹ muốn biết dạy bé 2 tuổi học những gì là tốt nhất; việc đầu tiên cha mẹ là hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 2 tuổi. 

1.1 Sự phát triển thể chất của trẻ 2 tuổi

Bước vào độ tuổi này thì cân nặng và chiều cao của các con vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Vì đây là thước đo để cha mẹ biết bé phát triển có tốt không. Tùy theo, bé 2 tuổi là trai hay gái mà có mức chiều cao và cân nặng trung bình khác nhau như: 

  •  Bé gái 2 tuổi có cân nặng khoảng 11.5 kg và cao khoảng 86.4 cm.
  •  Bé trai 2 tuổi cân nặng khoảng 12.2 kg và cao khoảng là 87.6 cm.

Nếu bé con có cân nặng vượt quá 20% cân nặng trung bình là có dấu hiệu thừa cân. Còn thấp hơn 20% thì bé con có nguy cơ suy dinh dưỡng. Thực tế, mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển thể chất của riêng mình. Nhiều bé có thể cao hơn hay mũm mĩm hơn một chút so với bạn bè cùng trang lứa. Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như di truyền, môi trường, mức cân nặng khi bé vừa chào đời.

Do đó, các bậc phụ huynh cũng chỉ xem những thông số chuẩn ở trên để tham khảo. Nếu bé 2 tuổi có thay đổi chút đỉnh so với chiều cao, cân nặng chuẩn thì cũng không nên lo lắng. Điều quan trọng nhất vẫn là cha mẹ cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 2 tuổi để có chế độ ăn uống hợp lý cho con phát triển tốt nhất.

Sự phát triển thể chất của trẻ 2 tuổi
Dạy bé 2 tuổi học những gì? Cách nuôi dạy trẻ 2 tuổi thông minh tùy vào sự phát triển tâm sinh lý của bé

1.2 Tâm lý của trẻ 2 tuổi

Tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc dạy bé 2 tuổi học những gì cho hiệu quả. Cha mẹ chắc hẳn là nghe câu nói “khủng hoảng trẻ lên 2” rồi đúng không? Thật vậy, bé có những bộc lộ cảm xúc bực bội hay những cơn giận dữ khi cảm thấy không hài lòng vì điều gì đó. 

Đây chính là giai đoạn trẻ 2 tuổi có những thay đổi lớn về trí tuệ, cảm xúc và tính cách con cũng bắt đầu hình thành. Não bộ của trẻ 2 tuổi có sự phát triển rất lớn và những biểu hiện về tính cảm cũng rất rõ ràng.

Bé cũng có tính tự lập hơn, thường tự làm việc mình muốn và không cần sự giúp đỡ của người lớn. Các bé cũng ít nghe lời và thường làm những việc mà cha mẹ không cho phép. Đó là tâm lý của trẻ 2 tuổi mà ông bố bà mẹ nào cũng cần biết để có cách nuôi dạy trẻ 2 tuổi thông minh sao cho phù hợp.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Giai đoạn bám mẹ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách đối phó

2. Dạy bé 2 tuổi học những gì? Cách nuôi dạy con trẻ 2 tuổi thông minh

2.1 Chữ và âm thanh

Bé 2 tuổi có thể nhận biết được mặt chữ và những âm thanh quen thuộc khi được dạy chi tiết. Vì thế, cha mẹ mẹ có thể dạy cho trẻ nhận biết dần các mặt chữ hoa và chữ thường. Bé sẽ ghi nhớ được các mặt chữ kết hợp với phát âm để dễ ghi nhớ.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng không quên cho bé 2 tuổi nghe các bản nhạc, xem phim. 

2.2 Dạy từ mới cho trẻ 2 tuổi nhanh nhớ

Từ lúc sinh đến khi 1 tuổi, các bé đã được tiếp cận một khối lượng từ vựng khá lớn và có sự ghi nhớ nhất định. Theo đó, các bé 2 tuổi có thể tự ghép các từ đơn giản thành những câu hoàn chỉnh. Vậy dạy bé 2 tuổi học những gì?

Cha mẹ nên giao tiếp với con nhiều hơn trong giai đoạn này để bé học được nhiều từ vựng mới như: 

  • Cùng con phân biệt các đặc điểm hay bộ phận trên cơ thể gồm chân, tay, mắt, mũi, miệng…
  • Các tiếng động quen thuộc và cách nhận biết, gọi tên những con vật như chó, mèo, gà.
  • Tên của người thân trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ, cô, chú, gì, anh, em. 
  • Một số phương tiện giao thông quen thuộc như xe máy, xe ô tô, xe đạp…
  • Dạy bé cách phân biệt hướng đi từ trái qua phải rồi đi thẳng. 

Khi cha mẹ phối đồ cho trẻ đi học, đi chơi; cha mẹ cũng có thể lặp lại các từ vựng về quần áo, màu sắc giúp bé ghi nhớ. Từ đó, bé cũng nhận thức được và bắt đầu hình thành thói quen mặc theo sở thích của bé yêu cầu mỗi khi ra ngoài. Cha mẹ dạy cho bé càng nhiều từ vựng cũng là cách để con phát triển tư duy ngôn ngữ và có vốn từ phong phú hơn để giao tiếp.

>> Cha mẹ xem thêm: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ: Cách nhận biết và khắc phục

Dạy từ mới cho trẻ 2 tuổi nhanh nhớ
Dạy bé 2 tuổi học những gì? Dạy từ mới cho trẻ 2 tuổi nhanh nhớ

2.3 Dạy bé 2 tuổi học những gì? Dạy trẻ 2 tuổi đọc sách

Nhiều bậc phụ huynh không coi trọng vấn đề đọc sách cho con trong giai đoạn này. Vì cha mẹ cho rằng, bé còn quá nhỏ chỉ biết ăn và chơi. Nhưng theo các nghiên cứu khoa học; các con đã phát triển tư duy ngôn ngữ ngay từ khi bào thai đến 4 tuổi. 

Cha mẹ có thể dạy bé 2 tuổi học những gì về việc đọc sách?

  • Dạy con cách nhìn hình ảnh để phán đoán câu chuyện.
  • Cha mẹ cũng cần kết hợp với các màu sắc trên sách để bé dần có khái niệm và nhận diện sau này.
  • Cha mẹ dạy sao để con có thể hiểu cách đọc từ trước đến sau; cách cầm sạch và chỉ cho bé cách tập trung nghe.
  • Trong khi đọc sách, cha mẹ nên chỉ vào hình ảnh và phát âm các từ vựng để con có thể học và ghi nhớ nhận diện sau này.
  • Các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu các bộ sách khoa học tự nhiên để đọc cho bé 2 tuổi nghe trước khi đi ngủ hay trong giờ sinh hoạt của con.  

2.4 Dạy trẻ 2 tuổi sống tự lập

Dạy bé 2 tuổi học những gì? Ngay từ khi trẻ lên 2 cha mẹ nên dạy con cách sống tự lập. Giai đoạn này, các bé thích học hỏi khám phá và muốn tự mình thực hiện mọi việc. Vậy thì cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con tham gia học hỏi nhiều điều mới mẻ để tăng thêm vốn hiểu biết cho trẻ. 

Trong quá trình khám phá, có thể bé sẽ gặp phải những khó khăn nhưng nếu không quá nguy hiểm thì cha mẹ hãy để con tự giải quyết vấn đề. Cha mẹ cũng nên hỗ trợ để con hoàn thành nhiệm vụ được giao; nếu con đã nhiều lần thử mà không tự mình làm được.

Những hoạt động gì cha mẹ có thể dạy bé 2 tuổi học về sự độc lập?

  • Trẻ 2 tuổi tự dọn đồ chơi sau khi chơi. 
  • Cho bé tự chọn trang phục mặc khi đi chơi hay đi nhà trẻ. 
  • Bé tự chọn dụng cụ ăn uống và ăn hết khẩu phần ăn đã chuẩn bị từ trước.
  • Con tự đến các địa điểm được yêu cầu như khách, phòng ngủ, đi tới chỗ mẹ ngồi.

LƯU Ý: Khi dạy bé 2 tuổi học những gì; cha mẹ cần hướng dẫn chi tiết và làm mẫu lặp lại nhiều lần để trẻ hiểu và có thể làm theo. Bé sẽ dần dần rèn luyện được tính tự lập ngay từ khi 2 tuổi nếu cha mẹ kiên trì dạy con. 

Dạy trẻ 2 tuổi sống tự lập
Dạy trẻ 2 tuổi những gì? Dạy trẻ 2 tuổi sống tự lập

2.5 Cho trẻ 2 tuổi chơi trò chơi nhập vai

Để con có thể phát triển trí tưởng tượng và ứng xử tốt trong các tình huống thì cha mẹ nên dạy con trò chơi nhập vai. Cha mẹ dạy trẻ chơi trò nhập với bái sĩ cùng nhau.

Bé sẽ thể hiện các kỹ năng tự nhiên mà bé bắt chước khi xem sách, tivi hay trong quá trình quan sát sự vật hiện tượng mỗi ngày. Bé sẽ kết hợp được trí tưởng tượng và thực tế để đóng vai đầu bếp, bác sĩ hay giáo viên. 

Những gì cha mẹ có thể làm để dạy bé 2 tuổi học nhập vai? Cha mẹ có thể tìm mua những bộ đồ chơi giúp con nhập nhiều vai khác nhau. Phù hợp với cả bé chơi một mình hay có cha mẹ chơi cùng.

[inline_article id=95926]

2.6 Dạy bé 2 tuổi học những gì? Nhận biết con số và học đếm

Dạy bé nhận biết các con số và đếm cũng cần thiết trong giai đoạn trẻ 2 tuổi. Dù bé có thể mắc lỗi khi học đếm từ 1 đến 10 nhưng cha mẹ cần kiên nhẫn và đồng hành cùng con. Cha mẹ cũng nên dạy trẻ 2 tuổi học nhận biết những con số xuất hiện ở bất cứ địa điểm gì; hay đồ vật nào mà bé nhìn thấy. 

2.7 Hướng dẫn trẻ 2 tuổi giữ an toàn

Dạy bé 2 tuổi học những gì? Một trong những khó khăn của cha mẹ khi có con 2 tuổi là giữ bé an toàn và giúp con hiểu thế nào là sự an toàn. Vậy dạy bé 2 tuổi học gì để con biết giữ an toàn cho bản thân?

Lúc này, con thật sự chưa biết cảm giác sợ hãi và không biết những điều gì nguy hiểm đang diễn ra xung quanh. Do đó, cha mẹ cần dạy con 2 tuổi tránh những điều nguy hại có thể xảy ra. Ví dụ như chạm vào đồ vật có nhiệt độ cao, lấy đồ từ người lạ hay đi theo người lạ.

Mỗi đứa trẻ sẽ có những cách tiếp thu khác nhau nên ba mẹ không quá lo lắng khi con chưa hiểu rõ những điều được dạy dỗ. Không nhất thiết bé phải biết hết những điều này mà chỉ là gợi ý để cha mẹ hiểu rõ hơn về con hơn mà thôi. 

2.8 Dạy bé 2 tuổi học những gì? Dạy về sự tử tế

Dạy bé 2 tuổi học những gì để con lớn lên làm người tử tế? Dạy cho con sự tử tế là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách của con sau này.

Rèn luyện cách sống tử tế ngay từ khi trẻ 2 tuổi bằng cách hướng dẫn cho con tặng quà bạn bè; mời người lớn tuổi dùng cơm hay đơn giản chỉ là dành cho cha mẹ những cái ôm sau một ngày dài đi làm về.

Chỉ đơn giản vậy thôi mà bé sẽ cảm nhận được sự yêu thương, chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày và hình thành thói quen ứng xử tốt trong tương lai. 

Dạy bé 2 tuổi học những gì? Dạy trẻ 2 tuổi về sự tử tế
Dạy bé 2 tuổi học những gì? Dạy trẻ 2 tuổi về sự tử tế

2.9 Dạy bé 2 tuổi học những gì? Cách dạy con 2 tuổi học xếp hình

Một trong những gì cha mẹ có thể dạy cho bé 2 tuổi học để giúp con phát triển trí thông minh là chơi trò chơi xếp hình; nhất là những bộ có chi tiết nhiều. Cha mẹ hãy cho trẻ hoàn toàn tự lập sáng tạo ra những tác phẩm hoàn toàn mới theo suy nghĩ của riêng con. Nhưng chú ý khi chơi trò chơi xếp hình; cần đảm bảo con không ngậm hay nuốt đồ chơi vào bụng vì gây nguy hiểm đến sức khỏe. 

>> Cha mẹ xem thêm: Trí thông minh của trẻ di truyền từ ai? Con thông minh nhờ bố hay mẹ?

2.10 Cách dạy bé 2 tuổi nghe nhạc, nhảy theo nhịp

Cha mẹ có nên dạy trẻ 2 tuổi những gì liên quan đến nghe nhạc và nhảy theo nhịp điệu không? Theo chuyên gia, cha mẹ không chỉ đợi trẻ 2 tuổi; mà có thể cho bé trải nghiệm các hoạt động nhún nhảy theo điệu nhạc ngay khi còn nhỏ tuổi hơn. 

Trẻ 2 tuổi đang trong độ tuổi khám phá nên sẽ rất yêu thích các nhịp điệu sôi nổi. Cha mẹ hãy để bé thỏa thích ca hát, nhảy múa… để khám phá tiềm năng cơ thể qua các bản nhạc. Hãy quan sát con thật kỹ để biết con thích những loại âm nhạc nào.

Dạy bé 2 tuổi học những gì khác về âm nhạc? Cha mẹ cũng cần có hiểu biết về âm nhạc để lựa chọn những nhịp điệu phù hợp với trẻ trong gian đoạn này. Bé sẽ có thể phát triển về cảm quan âm nhạc; cơ thể được điều khiển linh hoạt hơn; và cũng là hoạt động vui chơi giúp con tiêu hao năng lượng mỗi ngày. 

2.11 Dạy bé 2 tuổi học những gì? Dạy bé 2 tuổi khái niệm về thời gian

Dạy bé 2 tuổi hiểu rõ thời gian cũng rất quan trọng. Bởi nhiều khi cha mẹ nói con đi ngủ hay làm việc gì đó mà bé không nhận thức được thời gian đã trễ. Vì vậy, cha mẹ cần dạy con nhận biết được khái niệm thời gian; để bé sinh hoạt đúng giờ, ngăn nắp. 

Dạy bé 2 tuổi học bằng những cách gì?

  • Lúc đầu, cha mẹ có thể cho con hiểu về những khái niệm chung. Ví dụ như ban ngày, ban đêm, buổi trưa, buổi chiều hay tới giờ đi ngủ, giờ ăn cơm.
  • Từ đó, cha mẹ tiếp tục giúp con nhận diện các khoảng thời gian chi tiết hơn. Ví dụ như mấy giờ ăn cơm trưa, cơm sáng, cơm tối; 5 phút đi nhà trẻ… 

Vậy là các bậc làm cha làm mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc “dạy bé 2 tuổi học những gì” rồi. Thật sự, độ tuổi khủng hoảng trẻ lên 2 khiến nhiều bậc cha mẹ luống cuống và thường nổi giận với con. Nhưng cha mẹ à; hãy thật bình tĩnh vì đây là giai đoạn ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách; và sự phát triển của con sau này. Khi dạy bé 2 tuổi học những gì; các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm và luôn đồng hành dạy dỗ con từng chút nhé!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Giáo dục giới tính là gì? Phương pháp giáo dục giới tính cho con

Các vấn đề về tình dục, giới tính không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý mà còn liên quan đến cuộc sống của bé sau này. Tuy nhiên, nhiều người lại hay đặt nhẹ vấn đề này; vì không thể hiểu giáo dục giới tính là gì và tầm quan trọng của nó.

1. Giáo dục giới tính là gì?

[key-takeaways title=”Giáo dục giới tính là gì?”]

Theo WHO, gáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khỏe sinh sản, các mối quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người.

[/key-takeaways]

Thông qua đó, các em có thể hình thành các mối quan hệ xã hội và quan hệ tình dục trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau; nhận thức được lựa chọn của mình ảnh hưởng tới bản thân và người khác như thế nào. Đồng thời nhận thức cũng như đảm bảo việc bảo vệ các quyền của mình trong suốt cuộc đời.

Một trong số những cách giáo dục giới tính cho trẻ thường gặp nhất chính là thông qua cha mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp. Ngoài ra, các em cũng có thể được giáo dục giới tính ngay tại trường học; hay ở các chiến dịch vì sức khỏe cộng đồng.

Ở nhiều nước trên thế giới, câu hỏi “Giáo dục giới tính là gì?” vốn đã không còn là điều khiến nhiều người phải thắc mắc. Nhưng ở Việt Nam, khi nhắc đến giáo dục giới tính là gì; nhiều người cả người lớn lẫn trẻ em còn thấy xa lạ, ngượng ngùng.

Cũng chính vì vậy, nhiều trẻ đang có những cái nhìn sai lệch về giới tính, tình dục; dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai ngày càng cao. Lúc này, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho trẻ là điều hết sức cần thiết.

Giáo dục giới tính là gì?
Giáo dục giới tính là gì? Đây có lẽ là câu hỏi mà cả phụ huynh và các bé đều thắc mắc

2. Nội dung giáo dục giới tính bao gồm những gì?

Giáo dục về giới tính bao gồm những điểm sau đây:

  • Hiểu về Sự Phát Triển Của Con Người: Bao gồm sự thay đổi của cơ thể trong giai đoạn dậy thì, nhận biết về khuynh hướng tình dục và hiểu về sự đa dạng của các giới tính.
  • Tôn Trọng và Bình Đẳng Giới: Đề cập đến tôn trọng và công bằng giới, thể hiện sự trọng trách và quyền lợi của từng giới.
  • Mối Quan Hệ và Sự Khác Nhau: Trình bày sự khác biệt giữa các loại mối quan hệ, bao gồm gia đình, tình bạn, tình yêu, và cách hình thành và xác định giới hạn của mỗi loại mối quan hệ.
  • Phát Triển Kỹ Năng Cá Nhân: Hướng dẫn về kỹ năng giao tiếp, đàm phán và ra quyết định cá nhân.
  • Tình Dục và Suy Nghĩ Về Nó: Truyền đạt thông tin đúng đắn về tình dục, giúp trẻ hiểu về khía cạnh tình dục và tạo nhận thức về nó.
  • Kiến Thức Về Sức Khỏe Tình Dục: Cung cấp thông tin về các bệnh tình dục, quản lý thai, phương pháp tránh thai, và hậu quả của thai kỳ không mong muốn.
  • Ảnh Hưởng Của Xã Hội, Văn Hóa và Truyền Thông: Thảo luận về tác động của yếu tố xã hội và văn hóa, cũng như vai trò của phương tiện truyền thông đối với tình dục và giới tính.

3. Tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên

Ở độ tuổi dậy thì, các thanh thiếu niên sẽ dần cảm nhận được những thay đổi ngay bên trong cơ thể mình. Điều này sẽ khiến các con cảm thấy bỡ ngỡ, tò mò và muốn khám phá hơn bao giờ hết. Vì thế nên dựa vào khái niệm “giáo dục giới tính là gì”; có thể thấy đây là điều vô cùng cần thiết. Bởi nếu để con tự mình tìm hiểu từ bên ngoài sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng tiếp nhận những thông tin sai lệch.

Lợi ích của việc giáo dục giới tính cho trẻ:

  • Giáo dục giới tính giúp trẻ tránh xa những tệ nạn xã hội: Thông qua việc giải thích cho bé hiểu giáo dục giới tính là gì, cha mẹ sẽ giúp bé nhận biết được đâu là những bộ phận trên cơ thể cần phải bảo vệ. Qua đó, bé sẽ biết cách bảo vệ bản thân; tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục từ những đối tượng xấu.
  • Giảm tỷ lệ có con ngoài ý muốn: Hiểu giáo dục giới tính là gì sẽ cung cấp cho các con những thông tin liên quan đến sức khỏe sinh sản và các biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả. Đây là điều rất cần thiết vì không chỉ giúp giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn; và giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm những căn bệnh lây lan qua đường tình dục.
  • Giáo dục giới tính giúp trẻ nhận thức được giá trị bản thân và sống lành mạnh hơn: Những kiến thức từ việc giáo dục giới tính sẽ giúp trẻ hiểu được rõ hơn sự phát triển ở tuổi dậy thì của mình. Trẻ có thể ý thức được đâu là mối quan hệ tình dục không an toàn; từ đó tránh xa những mối quan hệ không lành mạnh.
Tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên
Cho trẻ hiểu “giáo dục giới tính là gì” từ sớm sẽ giúp trẻ tránh được những vấn đề như quấy rối tình dục, có con ngoài ý muốn,…

3. Cách dạy con hiểu giáo dục giới tính là gì hiệu quả

Trong quá trình phát triển của trẻ, nhiều phụ huynh sẽ ép con học rất nhiều thứ để bé ngày càng giỏi giang hơn. Tuy nhiên, cũng chính vì điều đó mà nhiều người lại quên mất việc phải cho trẻ biết giáo dục giới tính là gì. Ngoài ra cũng có không ít phụ huynh vì ngượng ngùng, không biết nên bắt đầu từ đâu và làm thế nào để có thể giáo dục con thật tinh tế mà vẫn hiệu quả.

Dưới đây sẽ là những phương pháp giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên tinh tế; cha mẹ có thể tham khảo:

3.1 Hãy giải thích giáo dục giới tính là gì từ sớm nhưng đừng vội vã

Khi con lên 4, cha mẹ có thể bắt đầu giải thích giáo dục giới tính là gì; bởi đây cũng là độ tuổi các bé dễ bị xâm hại nhất. Vì ở độ tuổi này, bé cũng chỉ mới bắt đầu khám phá thế giới xung quanh, nên hãy bắt đầu bằng những thông tin nhẹ nhàng trước.

Ví dụ như trong lúc tắm hoặc thay quần áo cho con, bố mẹ hãy chủ động nói với trẻ về những bộ phận “riêng tư” trên cơ thể; để bé hiểu rằng đây là những bộ phận mà không ai được phép nhìn và chạm.

[inline_article id=205673]

3.2 Nói chuyện về giới tính với trẻ một cách đơn giản, dễ hiểu

Nhiều phụ huynh không thể trả lời được câu hỏi “Giáo dục giới tính là gì?” Vì khi còn nhỏ, họ vốn không được dạy về những điều đó. Bên cạnh đó là khoảng cách giữa hai thế hệ cũng sẽ là rào cản khiến cha mẹ khó lòng thoải mái trò chuyện với con về giới tính. Tuy nhiên, việc cho con biết giáo dục giới tính là gì rất quan trọng và cần thiết cho cuộc sống sau này của trẻ.

Vậy nên các bậc phụ huynh đừng đi theo “vết xe đổ” của bố mẹ mình trước đó. Hãy học cách chậm rãi, cởi mở hơn khi trò chuyện với con về các vấn đề tình dục, giới tính. Nếu bạn tỏ ra ngại ngùng, con trẻ cũng sẽ không thoải mái. Đến khi gặp vấn đề, bé sẽ tìm cách tránh né thay vì tâm sự với bố mẹ.

3.3 Thay vì đề cập thẳng đến tình dục, hãy nói với con về sự tin tưởng

Nếu cảm thấy quá khó để có thể giáo dục giới tính cho bé một cách thẳng thắn, phụ huynh có thể thử cách “đi đường vòng”. Cụ thể, bố mẹ hãy giải thích cho bé hiểu rằng sự tin tưởng mới là yếu tố quan trọng giúp duy trì một mối quan hệ tình cảm chứ không phải tình dục. Chỉ khi con đủ trưởng thành, có thể chịu trách nhiệm với hành động của mình và đủ sự tin tưởng với nửa kia thì hãy nghĩ đến vấn đề tình dục.

Cách dạy con hiểu giáo dục giới tính
Đừng ngượng ngùng khi giải thích giáo dục giới tính là gì cho trẻ; bởi nếu cha mẹ – những người thân nhất không thể chia sẻ, bé sẽ không biết phải hỏi ai

4. Cách giáo dục giới tính cho trẻ theo độ tuổi

Như đã nói ở trên, cha mẹ nên bắt đầu chia sẻ giáo dục giới tính là gì cho bé từ khi còn nhỏ; và tiếp tục duy trì cho đến khi bé trưởng thành. Điều này không chỉ giúp trẻ không bị “choáng” trước những thông tin đến đột ngột; mà còn giúp cha mẹ cảm thấy tự nhiên, gần gũi hơn khi trò chuyện với con.

Tuy nhiên ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có khả năng tiếp nhận thông tin khác nhau. Vì thế nên để chắc chắn rằng trẻ có thể hiểu hết những gì cha mẹ nói; tốt nhất cha mẹ nên chia lượng thông tin giáo dục giới tính cho trẻ theo giai đoạn. Cụ thể, dưới đây sẽ là những giai đoạn mà cha mẹ có thể phân chia để hướng dẫn cho trẻ các vấn đề về tính dục; và giải tính giáo dục giới tính là gì:

4.1 Cách giáo dục giới tính cho trẻ mầm non từ 4-8 tuổi

Ở giai đoạn này, các bé nên biết rằng cơ thể của mình không ai được quyền chạm vào, đặc biệt là ở những “vùng riêng tư”. Ngoài ra, bé cũng nên được học cách xin phép trước khi chạm vào cơ thể người khác. Thông qua đó, bé sẽ hiểu ra rằng sự riêng tư của cơ thể mỗi người là vấn đề quan trọng. Ngoài ra, để phòng trường hợp 1 số trẻ sẽ bắt đầu dậy thì từ khi 10 tuổi, bố mẹ cũng nên nói cho trẻ biết những thông tin cơ bản về vấn đề này.

4.2 Cách giáo dục giới tính cho trẻ từ 9-12 tuổi là gì?

Ở độ tuổi này, trẻ sẽ có khả năng nhận thức cao hơn và bắt đầu cảm nhận được những thay đổi nhỏ trong cơ thể của mình. Bên cạnh việc giải thích rõ hơn về những vấn đề ở tuổi dậy thì, bố mẹ cũng nên nói cho trẻ biết về những căn bệnh có thể lây qua con đường tình dục cũng như tầm quan trọng của các biện pháp tránh thai an toàn.

4.3 Cách giáo dục giới tính cho trẻ từ 13-18 tuổi

Đây được xem là độ tuổi quan trọng vì trẻ vị thành niên rất dễ bị cám dỗ bởi những thứ bản thân tò mò. Trẻ nên được hiểu rằng kinh nguyệt ở nữ giới là một vấn đề bình thường; không có gì đáng xấu hổ hay phải trêu ghẹo. Ngoài ra, trẻ cũng cần hiểu rõ hơn về việc mang thai và những biện pháp tránh thai an toàn; từ đó có thể thực hành tình dục an toàn hơn.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: 27 kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi bố mẹ không thể bỏ qua!

Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bố mẹ giải đáp câu hỏi giáo dục giới tính là gì; và có những phương pháp giáo dục cho trẻ hiệu quả nhất.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Top 22 bài thơ Quốc tế Thiếu nhi 1/6 hay và ý nghĩa nhất 2023

Nhân ngày 1/6, MarryBaby cũng xin gửi đến trẻ em trên toàn quốc những bài thơ ngày Quốc tế Thiếu nhi hay và ý nghĩa nhất. Hy vọng các bé luôn vui vẻ, hạnh phúc và chăm ngoan, học giỏi.

Thơ lục bát ngày Quốc tế Thiếu nhi

1. Bài thơ “Mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi”

Hôm nay Quốc tế Thiếu nhi
Chào mừng các cháu được đi nhận quà
Gửi lời khen ngợi tặng hoa
Hân hoan xã hội chúng ta chúc mừng

Khắp nơi náo nhiệt vô cùng
Chúc cho trẻ khỏe anh hùng vươn vai
Khác chi Phù Đổng thiên tài
Nêu gương việc tốt tương lai trưởng thành

Siêng năng vượt khó học hành
Sống sao cho thật mạnh lành đáng yêu
Các em sẽ được cưng chiều
Quan tâm chỉ bảo những điều thiệt hơn

Thương cho kiếp sống cô đơn
Mồ côi, bệnh tật, tủi hờn long đong
Cùng nhau hết dạ đồng lòng
Chăm lo cho trẻ đề phòng nạn tai

Hãy vì quyền lợi chung tay
Góp phần xây dựng ngày mai thắm nồng
Cho mầm non đẹp tươi hồng
Tuổi xanh bớt khổ cộng đồng mới vui

Các em lứa tuổi rạng ngời
Vui chơi nghịch ngợm nụ cười hồn nhiên
Tuổi thơ đẹp đẽ thần tiên
Nâng niu che chở miệt mài sớm hôm.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách dạy con theo phương pháp Montessori cho trẻ 0 – 6 tuổi

2. Bài thơ “Tết Thiếu nhi” – Thơ mẹ viết tặng con ngày Quốc tế Thiếu nhi

Không gì ý nghĩa bằng tình mẹ dành cho con. Dưới đây là một bài thơ Quốc tế Thiếu nhi mà một người mẹ dành tặng con mình:

Hôm nay là tết thiếu nhi
Nhưng mẹ chẳng có thứ gì tặng con.
Mỉm cười kề má bên con
Mẹ con hạnh phúc sắt son một lòng.

Dù cho nước chẳng xuôi dòng
Bên con mẹ vẫn ấm lòng…gió đông.
Chỉ mong đừng nổi bão giông
Để cho con trẻ ấm nồng yêu thương.

3. Bài thơ Quốc tế Thiếu nhi “Đi chơi cùng con ngày 1/6”

Mai là quốc tế thiếu nhi
Tôi đây chẳng có quà gì tặng con
Cả năm học tập mỏi mòn
Bây giờ thỏa bước chân son vui đùa

Nói rằng quà chẳng kịp mua
Thật ra quà cáp hết mùa còn chi
Trẻ thơ giờ chẳng thiếu gì
Mua về để đó có khi không dùng

Mai ngày các cháu vui chung
Dắt nhau đi tới mấy vùng công viên
Bỏ ra thêm một ít tiền
Tha hồ vui vẻ thiên nhiên thỏa lòng

Vậy mà các cháu rất mong
Được cha mẹ quý trong vòng ấp yêu
Trẻ con muốn được cưng nhiều
Tháng ngày học tập bấy nhiêu nhọc nhằn

Cho dù công việc khó khăn
Ngày vui các cháu mong rằng được vui.

chơi đùa cùng con
Bài thơ Quốc tế Thiếu nhi “Đi chơi cùng con ngày 1/6”

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách dạy bé tô màu giúp khơi dậy khả năng sáng tạo của con

4. Bài thơ “Mừng ngày Tết 1/6 của Thiếu nhi”

Dưới đây sẽ là một bài thơ Quốc tế thiếu nhi dành cho trẻ em trên toàn quốc:

Chúc mừng ngày Tết thiếu nhi
Trẻ em hạnh phúc được đi lĩnh quà
Phần thưởng lại có cả hoa
Chúc cho các bé lời ca rộn ràng

Trống ếch vang khắp cả làng
Bên nhau vui vẻ hát vang bạn bè
Chia tay năm học nghỉ hè
Nhớ lắm khúc hát của Ve ngày nào

Vòng tay chia những ngọt ngào
Mùng 1 tháng 6 vui sao trong lòng
Trẻ em thế hệ chờ mong
Mai này khôn lớn sẽ trông đợi mà

Cho đất nước của chúng ta
Ấm no hạnh phúc bay xa lẫy lừng.

5. Thơ ngày Quốc tế thiếu nhi “Ngày lễ Thiếu nhi”

Chào mừng lễ hội thiếu nhi
Mùng một tháng sáu hãy vì các em
Chúc cho trẻ nhỏ êm đềm
Cuộc sống may mắn tăng thêm mỗi ngày

Chúc bao bạn nhỏ hăng say
Chăm ngoan học giỏi mai này làm nên
Sống vui khỏe mạnh chẳng phiền
Điều hay đem đến an nhiên suốt đời.

6. Bài thơ Tết Thiếu nhi “Ông tặng cháu”

Hôm nay ngày Tết Thiếu nhi
Mà Ông chẳng biết mua gì tặng con
Cháu là Quốc Bảo, măng non
Bốn tuổi năm tháng người tròn như bi

Cháu ở lớp, giỏi nhất nhì
Thông minh lanh lợi cô ghi sổ vàng
Về nhà cháu Bảo thật ngoan
Theo Ông lên gác đàng hoàng tưới rau

Mẹ gọi dạ, miệng thật mau
Cùng Ông đá bóng ngã nhàu, cười vang
Hôm nay Ông chúc cháu ngoan
Vâng lời Cha Mẹ, cô càng thêm yêu.

7. Bài thơ Quốc tế Thiếu nhi “Cha mẹ bận việc vắng nhà”

Hôm nay quốc tế thiếu nhi
Cha mẹ đi vắng làm gì đây ta?
Em liền vào bếp ốp la
Trứng vàng, trứng trắng thật là thích ghê

Mùi thơm ngửi thấy rất phê
Cùng món rau muống chết mê nữa nè
Khoái khẩu ngọt ngọt món chè
Thơm ngon hảo hạng hoa hòe đẹp xinh

Ăn rồi ngủ đến bình minh
Sáng mai thức dậy một mình cũng vui.

Thơ quốc tế thiếu nhi
Cha mẹ vắng nhà, trẻ nhỏ ở nhà sẽ làm gì? Câu trả lời nằm ở bài thơ Quốc tế Thiếu nhi trên.

8. Viết cho ngày Quốc tế Thiếu nhi

Bài thơ Quốc tế Thiếu nhi dưới đây sẽ gửi gắm niềm hy vọng đến trẻ em trên toàn quốc.

Trẻ thơ như búp trên cành
Mai sau phát triển màu xanh diệu kỳ
Mừng ngày quốc tế thiếu nhi
Chăm lo các cháu cũng vì tương lai

Huy hoàng như ánh ban mai
Cho em đủ đức đủ tài vươn lên
Cố công rèn luyện thì nên
Đầu tư kế cận vững bền mai sau

Tuổi thơ rực rỡ sắc màu
Ước mơ khát vọng trên tàu thời gian
Với bao hy vọng chứa chan
Chắp thêm đôi cánh đại bàng bay cao

Nhớ lời Bác dạy hôm nào
Tương lai đất nước trông vào nơi đây
Mười năm lợi ích trồng cây
Trăm năm lợi ích dựng xây trồng người.

9. Thơ quốc tế thiếu nhi “Ca ngợi nét đẹp trẻ thơ”

Trẻ em là những thiên thần.
Hồn nhiên trong sáng như vần thơ ca.
Nụ cười em tỏa hương hoa.
Cho đời tươi đẹp vang xa khắp miền.
Tuổi em là tuổi thần tiên.
Hãy cho em đẹp hồn nhiên muôn lòng.
Tặng em một đóa hoa hồng.
Tình cha nghĩa mẹ trọn vòng tay yêu.
Cười đi em nhé thật nhiều.
Ăn no chóng lớn là điều mẹ mong.
Thiếu nhi tháng sáu đồng lòng.
Chút quà cho bé môi hồng thêm xinh.

10. Thơ Quốc tế Thiếu nhi “Thiếu niên Nhi đồng tương lai đất nước”

Mừng ngày quốc tế thiếu nhi
Lớp người đi trước nghĩ gì hôm nay
Thế giới cần phải chung tay
Chăm sóc các cháu từng ngày tốt hơn
Tương Lai phát triển Giang Sơn
Tre già măng mọc xanh rờn bút non
Trồng người từ lúc tuổi son
Cho rừng tre mãi vẫn còn xanh tươi
Vườn ươm ra những con người
Khởi đầu từ những tiếng cười trẻ thơ
Tuổi thơ là Tuổi Mộng Mơ
Tương lai đất nước là nhờ các em.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Học tiếng Anh trẻ em miễn phí trên internet có thực sự hiệu quả?

11. Vui Tết Thiếu nhi

Tết thiếu nhi cũng là một dịp tuyệt vời để đi thăm ông bà. Hãy cùng xem trong bài thơ quốc tế thiếu nhi dưới đây, con yêu đã chơi với bà vui như thế nào nhé.

Hôm nay là tết thiếu nhi
Hôm qua dắt cháu rủ đi thăm bà
Bà nay tuổi đã quá già
Bạc phơ trắng cước như là bà tiên
Già rồi là lẽ tự nhiên
Nhưng bà đâu dễ mà quên tháng ngày
Bà rằng bà nhớ ngày này
Tuổi thơ đâu có no đầy vui chơi
Cháu yêu bà lắm bà ơi
Cầm tay bà dắt đến nơi bàn thờ
Khua tay khe khẽ bà sờ
Bà dành gói kẹo bà chờ cháu sang
Ngoài kia trời nắng trang trang
Trong nhà bà cháu cười vang nức lòng
Lưng bà tuy đã hơi còng
Mảng vui bà vẫn nhảy vòng theo tay
Cháu vui cháu hát hăng say
Cháu yêu bà lắm tết này cháu vui
Lòng bà chưa hết ngậm ngùi
Cuộc đời vẫn lắm ngọt bùi yêu thương.

Thơ hay 4 chữ về ngày Quốc tế Thiếu nhi

1. Bài thơ “Nhớ ngày còn trẻ”

Ngày ta còn trẻ
Chỉ mải rong chơi
Nhớ mãi những lời
Mẹ cha dạy bảo

Chăm ngon học giỏi
Phấn đấu bằng người
Vừa học, vừa chơi
Nghe lời người lớn

Bài học thầy cho
Cố gắng phải lo
Mặc dù có khó
Phải cố gắng lên

Kính trọng bề trên
Thương yêu đồng loại
Đừng mà có dại
Đánh lộn bạn bè

Cha mẹ chở che
Khi ta còn nhỏMuốn mình sáng tỏ
Tự học tự tìm

Trái tim bao dung
Tâm hồn thư thái
Giữa thời ngang trái
Biết đúng, biết sai

Quý trọng hiền tài
Không ưa xu nịnh
Làm người trung thực
Đói rách vẫn thơm

Nay ta lớn khôn
Ngẫm lời cha nói
Vẫn còn tươi rói
Ấm áp tình người.

Chắc hẳn sẽ có nhiều bậc phụ huynh muốn “xin 1 vé quay về tuổi thơ” vừa hồn nhiên, vui vẻ vừa được cha mẹ chở che. Hy vọng trong bài thơ Quốc tế Thiếu nhi dưới đây, các cha mẹ của bé sẽ thấy được 1 phần của mình trong đó.

Thơ quốc tế thiếu nhi
Bài thơ Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6: “Nhớ ngày còn trẻ”

2. Thơ Quốc tế thiếu nhi “Ngày Tết Thiếu nhi của bé”

Mùng 1 tháng 6
Tết của thiếu nhi
Mẹ đưa bé đi
Dạo quanh khắp phố
Nào là ô tô
Nào là xe máy
Rộn rã, vui tươi
Sao mà náo nhiệt
Bé yêu thích lắm
Thích được đi chơi
Thích được nhận quà
Ngày tết thiếu nhi

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Dạy bé 1 tuổi những gì để con phát triển toàn diện và thông minh?

3. Tết Thiếu nhi “Ông bà cũng mừng lây”

Mồng một tháng sáu
Tết của Thiếu Nhi
Bà gửi các cháu
Tất cả những gì
Yêu thương thân quý
Của ông bà đây
Nhớ tới các cháu
Trong Lễ lớn này
Chúc mừng các cháu
Vui vẻ thơ ngây
Chơi ngoan học giỏi
Lớn lên từng ngày
Ông bà hoan hỷ
Mừng cháu hôm nay
Mồng một tháng sáu
Tết của Thiếu Nhi

Thơ 6 chữ ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 – Mong ước quay về tuổi thơ

Tuổi thơ đẹp như hoa nở
Ai cũng một lần tuổi thơ
Nhớ lắm những ngày bé nhỏ
Cha Mẹ yêu thương vô bờ
Tuổi thơ ôm bao ước mơ
Gặp Bụt hiền như chuyện cổ
Đêm về êm lời Mẹ kể
Giấc ngủ an lành để mơ
Tuổi thơ bạn bè cùng lứa
Xếp hàng chơi bên gốc me ,
Nhảy dây, ô quan, banh đũa…
Mải chơi quên giấc ngủ trưa
Xa từ lâu rồi tuổi thơ
Yêu thương vẫn giữ đến giờ
Vẫn thèm chuyến xe cổ tích
Chở ta quay về trong mơ.

Thơ 7 chữ về Quốc tế thiếu nhi 1/6

1. Bài thơ chúc mừng 1/6

CHÀO thế hệ tương lai đất nước
MỪNG hân hoan tết được thưởng quà
QUỐC Nam là của chúng ta
TẾ Liên Hiệp Quốc xướng qua toàn cầu.

THIẾU niên ước ngàn câu hy vọng
NHI đồng luôn theo ngóng đợi chờ
MẦM măng uốn dạy tuổi thơ
NON sông bền vững đều nhờ cháu con.

ĐẤT có mạnh gắng đoàn kết để
NƯỚC giàu lên không thể xem thường
Được thời vốn quý tình thương
Đi rồi đến đích chặng đường gian truân.

Hưởng quyền lợi ân cần cặn kẻ
Qua việc làm vạch vẻ hướng đi
CHÀO MỪNG QUỐC TẾ THIẾU NHI
MẦM NON ĐẤT NƯỚC ĐƯỢC ĐI HƯỞNG QUÀ?

Hãy để ý những chữ cái đầu trong các câu của bài thơ về Quốc tế Thiếu nhi trên nhé. Nó có ẩn chứa thông điệp mà MarryBaby muốn mang tới cho các thiên thần nhỏ đấy!

2. Bài thơ Quốc tế thiếu nhi – Tuổi thơ ơi

Tôi thèm đắp lại mảnh tình quê
Gửi chốn thành đô những bộn bề
Vứt trả cho cô nàng lộng lẫy
Vui cùng với tụi nhỏ ngô nghê
Trẻ con đưa bánh cung tay dạ
Người lớn dâng hoa vẩu miệng trề
Một tấm chân tình sao rũ bỏ
Cuộc đời trao hết vẫn còn chê.

3. Tết Thiếu nhi – Bà yêu gửi gửi tặng cháu

Ngày. 1 – 6. Cháu ở xa
Bà không cùng các cháu sắm quà
Vui vẻ đón Tết cùng các cháu
Nay ở trong đó ông thay bà

Hôm nay ngày Tết Thiếu nhi ta
Ngoài Bắc bà một mình ở nhà
Giá như được ở bên các cháu
Là niềm vui lớn nhất của bà

Bà hẹn các cháu năm sau nha
Cùng đi Siêu thị vui sắm quà
Tham gia nhiều trò chơi vui vẻ
Tình cảm bà cháu thêm mặn mà

Bà yêu thương các cháu nhất nhà
Ba cháu nội, ngoại tươi như hoa
Các cháu ngoan, khỏe và hiếu động
Là nguồn động viên của người già…!!!

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

4. Thơ Quốc tế Thiếu nhi “Mừng ngày Thiếu nhi Quốc tế”

Mừng ngày Quốc Tế Thiếu Nhi nha!
Ngày lễ trò ngoan được nhận quà
Thiếu học sao thành người hữu dụng?
Nhi đồng uốn nắn lợi non nhà
Các con cháu trẻ là nền tảng
Bé nhỏ ngày sau tiếp bước già
Ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ dạy
Vui lo học tập để thăng hoa.

5. Mừng ngày Thiếu nhi

Bài thơ dưới đây sẽ miêu tả không khí hân hoan trong ngày Quốc tế thiếu nhi.

Rực rỡ đèn hoa khắp phố phường
Niềm vui thắm thiết được yêu thương
Khăn quàng tháng sáu ngày mùng một
Quốc tế thiếu nhi rộn rã đường
Hớn hở thầy cô, ba mẹ đã
Lớn lên nhớ mãi tuổi hoa nhường
Ươm mầm khát vọng hồng lên má
Đỏ thẫm khung trời bát ngát hương

6. Thơ ngày Quốc tế Thiếu nhi “Trẻ em toàn quốc nghỉ hè vui thiệt là vui”

Món quà nhỏ bé vui bé cười
Thư giãn hè vừa học vừa chơi
Y nốt nhạc, vẽ vời tranh ảnh
Chào võ đường, lặn lội bể bơi.

Thuở ấu thơ tung tăng đùa giỡn
Mùa hoa đỏ nghỉ dưỡng xả hơi
Một năm tuổi đong đầy kỷ niệm
Góc thiếu nhi theo mãi cuộc đời

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Điểm danh top 10 món đồ chơi cho bé trai 1 tuổi

thơ quốc tế thiếu nhi
Thơ ngày Quốc tế Thiếu nhi “Trẻ em toàn quốc nghỉ hè vui thiệt là vui”

Thơ hay 8 chữ về ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Tháng sáu về ngày quốc tế thiếu nhi.
Bằng lăng tím vẫn thầm thì trong gió.
Cây phượng vĩ trên sân trường thắm đỏ.
Xin cầu cho các cháu nhỏ vui tươi.

Cuộc sống an nhiên đầy ắp tiếng cười.
Luôn thơ ngây được mọi người yêu quý.
Không phân biệt nông thôn hay thành thị.
Cắp sách tới trường với chị với anh.

Như mầm non tươi rói ở trên cành.
Không còn mảnh đời mong manh áo vá.
Sẽ không còn những em thơ vất vả.
Mưu sinh trong đời sỏi đá cằn khô.

Sẽ không còn những em bé bơ vơ.
Không mẹ cha sống vật vờ trên phố.
Lầm lũi xin ăn đầu đường xó chợ.
Ngủ dưới gầm cầu than thở cùng ai.

Biết về đâu khi mờ mịt tương lai.
Xin chở che em, qua đêm dài lạnh cóng.
Mở rộng lòng nhân chung tay hành động.
Thiếu nhi trong đời được sống bình an.

[inline_article id=294109]

Trẻ em như búp trên cành”. Hãy nâng niu, yêu thương, cho trẻ một cuộc sống hạnh phúc. Đó cũng là thông điệp mà bài thơ Quốc tế Thiếu nhi trên muốn truyền đạt đến mọi người.

MarryBaby hy vọng các bé sẽ thích những bài thơ Quốc tế thiếu nhi này. Các bé cũng có thể học thuộc để đọc cho cả nhà cùng nghe.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

5 cách dạy vẽ cho trẻ mầm non hô biến con thành họa sĩ nhí

1. Lợi ích của việc dạy vẽ cho trẻ khi còn ở giai đoạn mầm non

Trước khi đi đến phần “cách dạy vẽ cho trẻ mầm non“, chúng ta hãy cùng nhau khám phá những lợi ích không ngờ tới khi dạy vẽ cho trẻ từ giai đoạn mầm non nhé!

1.1 Tăng khả năng năng vận động

Trong khi vẽ, các cơ ở bàn tay và ngón tay trẻ dần dần được củng cố. Việc các nhóm cơ ở những bộ phận tay của trẻ phát triển sẽ bổ trợ rất nhiều cho việc học viết, chơi nhạc cụ, đánh máy,… sau này của trẻ.

1.2 Dạy vẽ cho trẻ khi ở giai đoạn mầm non giúp tăng tính sáng tạo của trẻ

dạy vẽ cho trẻ mầm non

Với các công cụ vẽ như cọ, bút màu và giấy hoặc các bề mặt phẳng khác; trẻ có thể khám phá quá trình nghệ thuật một đầy cách sáng tạo mà không cần quan tâm đến bất cứ ràng buộc nào.

Điều này cho phép bé tự do thử trải nghiệm các cách vẽ khác nhau mà không phải lo lắng về bất kỳ “quy tắc” quy định nào.

1.3 Trẻ phát triển nhận thức thông qua quá trình vẽ tranh

Những bức vẽ của trẻ em cho chúng ta biết điều gì? Trong suốt thời thơ ấu, các dây thần kinh trong não của trẻ em đã sớm hình thành và kết nối với nhau.

Trong lúc vẽ và tô, trẻ sử dụng nhiều giác quan của mình cùng một lúc. Điều này giúp cho não bộ của trẻ suy nghĩ sâu sắc, chẳng hạn như nhận dạng khuôn mẫu, biểu tượng và thể hiện cảm xúc…

Có thể nói, những bức vẽ chính là “manh mối” cho chúng ta khám phá ra từng mức độ phát triển trí tuệ của trẻ trong từng giai đoạn.

>> Cha mẹ có thể đọc thêm: Bé 2 tuổi: Sự phát triển trí tuệ ở 25 tháng

1.4 Dạy vẽ cho trẻ khi ở giai đoạn mầm non giúp trẻ hình thành kỹ năng lập kế hoạch từ nhỏ

Khi đã qua giai đoạn viết nguệch ngoạc; trẻ bắt đầu lên kế hoạch vẽ những gì chúng định vẽ trên giấy; vị trí đặt mỗi hình hoặc hình dạng và cách để chừa chỗ cho đối tượng tiếp theo mà chúng muốn vẽ.

Lập kế hoạch cũng liên quan đến các kỹ năng sống khác nhau mà trẻ em cần khi phát triển và trưởng thành.

1.5 Dạy vẽ cho trẻ khi ở giai đoạn mầm non giúp trẻ phối hợp mắt và tay tốt hơn

dạy vẽ cho trẻ mầm non

Vẽ giúp cho trẻ thực hành sử dụng mắt để định vị chính xác các chuyển động của bàn tay.

Sự phối hợp giữa mắt và tay sẽ là một lợi ích trong việc chơi thể thao, viết tay, đọc và các kỹ năng sống khác, chẳng hạn như cài cúc và buộc dây giày.

1.6 Trẻ được phát triển ngôn ngữ thông qua quá trình vẽ tranh

Thông qua các bức vẽ của mình, trẻ em có cơ hội trải nghiệm sự liên kết của sự vật và từ chỉ sự vật đó. Điển hình khi cha mẹ là chỉ vào hình mà bé vẽ và nói cho trẻ biết đây là gì. Dần dần, não bé hình thành liên kết giữa hình ảnh và tên gọi của nó trong đầu bé.

Bé có xu hướng nói chuyện với người lớn hoặc bạn bè cùng trang lứa thông qua các sự vật trong tranh bé vẽ.

2. Một số phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non

Hãy đa dạng hóa phương pháp dạy của mình để con cảm thấy việc học vẽ vô cùng thú vị.

2.1 Phương pháp quan sát

Phương pháp đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần nắm được khi dạy vẽ cho trẻ mầm non đó là quan sát. Khi quan sát, trẻ sẽ được dạy cách vẽ từ sự xuất hiện của các sự vật thay vì dùng kiến thức hoặc trí tưởng tượng của chúng. Cha mẹ có thể cho trẻ vẽ bất cứ thứ gì mà chúng quan sát được.

Với phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non này, cha mẹ hãy chuẩn bị cho con bút chì và giấy vẽ, khuyến khích con không sử dụng tẩy. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng, bé có thể vẽ nhiều nét cho một vật và xóa những chi tiết không cần thiết khi bức tranh đã hoàn thiện. Tuyệt đối không được ép trẻ vẽ những gì mà người lớn quan sát. Hãy khuyến khích con vẽ theo sự quan sát và khả năng sáng tạo của trẻ.

2.2 Phương pháp vẽ dạy vẽ các hình khối 

Phương pháp vẽ dạy vẽ các hình khối 

Phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non tiếp theo là dạy trẻ vẽ các hình khối vuông, tam giác, hình tròn… cơ bản. Sau đó, cha mẹ hãy dạy trẻ cách vẽ một vật dựa vào hình khối tương ứng và tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh từ những hình khối đơn giản này. Ví dụ, bé có thể vẽ con vật, đồ vật được vẽ từ hình tròn, hình tam giác.

2.3 Phương pháp vẽ dạy vẽ cho trẻ mầm non mà không nhìn xuống

Các bậc phụ huynh hãy tập cho bé vẽ mà không nhìn xuống. Đặt một tờ giấy lên trên bút chì để trẻ không nhìn thấy đường mà chúng tạo ra. Thời gian đầu, cha mẹ cho trẻ tập vẽ những đường nét cơ bản, tiếp theo mới cho trẻ vẽ từng phần hình dạng một cách riêng biệt. Sau đó, cha mẹ cho trẻ vẽ hoàn thiện toàn bộ hình dạng. Bên cạnh đó, đừng quên khuyến khích bé càng ít nhìn xuống càng tốt và kiểm tra sự tiến bộ của con nhé!

2.4 Đặt câu hỏi cho bức tranh của con

Khi dạy vẽ cho trẻ mầm non, cha mẹ hãy đặt ra những câu hỏi mở, thay vì hỏi những gì mà con tưởng tượng. Hãy hỏi về những điều mà con thấy. Ngoài ra, cha mẹ hãy gợi ý cho trẻ những chủ đề, cho trẻ một nhân vật chính và hướng dẫn trẻ sáng tạo những chi tiết xung quanh. Ví dụ, gợi ý cho trẻ vẽ chủ đề đồng quê, bảo bé vẽ cánh đồng rồi hãy vẽ những điều mà trẻ tưởng tượng ra.

>> Cha mẹ có thể đọc thêm: 10 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ

2.5 Phương pháp tạo nên một cuốn truyện

Trẻ em thường thích sáng tạo ra những câu chuyện đi kèm với bức tranh của mình. Chính vì vậy, cha mẹ hãy áp dụng phương pháp dạy vẽ cho trẻ em này để khuyến khích trẻ vẽ và viết ra những mẩu truyện ngắn. Sau đó, đóng tập tranh thành một cuốn sách. Cha mẹ hãy để con tự thiết kế trang bìa cho cuốn truyện của mình nhé!

Khi một cuốn truyện được hoàn thành, phụ huynh hãy đặt nó lên giá sách. Phương pháp vẽ dạy vẽ cho trẻ mầm non này sẽ giúp kích thích sự sáng tạo và “xuất bản” ra nhiều câu chuyện hơn nữa của trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ cần trò chuyện với trẻ nhiều hơn và khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi hoạt động. Điều này sẽ giúp trẻ thể hiện các hình vẽ dễ dàng hơn.

>> Cha mẹ có thể đọc thêm: Những mẩu truyện cổ tích để kể chuyện cho bé ngủ ngon

3. Một số mẹo dạy vẽ cho trẻ mầm non thú vị cha mẹ cần biết

Chỉ biết những cách dạy vẽ cho bé mầm non ở trên thôi vẫn chưa đủ. Cha mẹ cần bỏ túi thêm những “mánh khóe” để việc học vẽ của bé thêm vui nhộn, hiệu quả

3.1 Dạy cách cầm bút và đố con các màu sắc trước khi dạy vẽ cho trẻ mầm non

Dạy cách cầm bút và đố con các màu sắc

Trước khi bắt đầu bất cứ một lớp học nào đó, tiết mục khởi động là một phần không thể thiếu. Lớp học dạy vẽ cho trẻ mầm non của các cha mẹ cũng nên như vậy. Hãy “làm nóng” trẻ bằng những câu đố màu sắc như là “Đây là màu gì”? “Màu vàng trộn với màu đỏ ta được màu gì”… Việc này vừa đánh bay cơn buồn ngủ của con vừa khiến trẻ hào hứng với bài học và nhớ bài lâu.

3.2 Chọn chủ đề vui nhộn, gần gũi hoặc là chủ đề mà bé thích

Việc cho bé vẽ những chủ đề cứng nhắc hoặc quá khó sẽ làm trẻ mau chán và dễ khóc vì bé không thể nào hoàn thành tác phẩm của mình như ý.

Trước khi dạy vẽ cho trẻ mầm non, cha mẹ nên lưu ý hỏi bé muốn vẽ chủ đề gì. Việc này vừa tạo thuận lợi cho việc học vẽ của bé vừa khiến bé cảm thấy mình được quan tâm.

>> Cha mẹ có thể đọc thêm: Tâm lý trẻ 2 tuổi và điều mẹ cần biết để nuôi dạy con tốt nhất

3.3 Sử dụng 1/2 tờ giấy để tiết kiệm thời gian

Một tờ giấy A4 có thể sẽ hơi quá to so với bé mầm non, hãy cắt đôi tờ giấy ra. Bé vừa có thể hoàn thành xong tác phẩm của mình trong thời gian ngắn mà cha mẹ vừa có thế tiết kiệm được nhiều giấy.

3.4 Dạy vẽ sườn, phác thảo cho trẻ mầm non

dạy vẽ cho trẻ mầm non

Khi vẽ một ảnh chân dung hay tĩnh vật, hầu như tất cả các họa sĩ đều phải đo đạc tỷ lệ của vật thật rồi vẽ khung, phác thảo cho đồ vật đó. Cuối cùng mới là vẽ đồ vật dựa trên phác thảo đó.

Cha mẹ cũng có thể dạy trẻ vẽ phác thảo cho các bức vẽ. Việc này có thể hơi khó đối với các bé đang học mầm non. Nhưng không sao cả, đây là một thói quen tốt. Hãy cố gắng cho trẻ làm quen nếu cha mẹ có dự định cho con mình đi theo chuyên ngành mỹ thuật nhé.

3.5 Cho bé 10 phút yên tĩnh để tập trung vẽ

Sau khi đã làm nóng, chọn chủ đề và dạy vẽ khung, sườn cho trẻ mầm non, hãy bắt đầu khoảng thời gian 10 phút yên tĩnh để bé vẽ. Lúc này là thời gian để con lên ý tưởng và suy nghĩ về “tác phẩm nghệ thuật” của mình. Hãy để tư duy, não bộ của bé hoạt động vào lúc này.

3.6 Chấp nhận việc bé vẽ sai, vẽ nguệch ngoạc

Có thể những bức vẽ của con chưa được hoàn hảo lắm ở độ tuổi này. Hãy kiên nhẫn và động viên con liên tục để bé có động lực hoàn thiện dần khả năng vẽ của mình.

>> Cha mẹ có thể đọc thêm: Chọn trường cho con và những điều phụ huynh cần lưu ý

3.7 Luôn có phần thưởng cho bé sau mỗi buổi học vẽ

Sau khi buổi dạy vẽ cho trẻ mầm non kết thúc. Hãy thưởng cho con những phần quà nhỏ như: bánh, kẹo, đồ chơi, viết,… hay đơn giản chỉ là một nụ hôn để trẻ cảm thấy sự nổ lực học tập của mình được đền đáp.

Tóm lại, việc học vẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ em. Học vẽ giúp bé nâng cao trí thông minh, bùng nổ sự sáng tạo trong từng bức vẽ và còn giúp bé phát triển ngôn ngữ một cách dễ dàng. Để việc học vẽ của bé trở nên dễ dàng, cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp dạy vẽ cho trẻ mầm non ở trên. Những phương pháp này giúp trẻ tiếp cận với đồ vật từ nhiều góc độ khác nhau. Ngoài ra, hãy bỏ túi thêm một số mẹo nhỏ dạy vẽ cho trẻ mầm non thú vị để để “giữ chân” trẻ ở mỗi tiết học thật lâu cha mẹ nhé!

[inline_article id=251394]