Mới 10 tháng tuổi nhưng Bi đã có những hành động vô cùng lém lỉnh khi chơi đùa cùng ba. “Bé sẽ giả vờ cắn mũi tôi vì bé biết tôi sẽ làm quá phản ứng của mình để chọc cho bé cười” – Ba Bi chia sẻ. Và một trường hợp khác đến từ cô bé Nuni 2 tuổi, như mẹ bé tâm sự em khá bướng bỉnh giống mẹ. Khi Nuni muốn một thứ gì đó, bé sẽ tìm mọi cách để có được thứ mình muốn.
Theo các chuyên gia tâm lý, ngoài cách nuôi dạy con sự hình thành nhân cách của trẻ xuất phát từ tính khí và những trải nghiệm trong cuộc sống. Đôi khi, ba mẹ sẽ khó nhận ra được những tính cách của bé được thừa hưởng từ mối quan hệ với mọi người xung quanh hay từ những trải nghiệm thường ngày trong cuộc sống.
Sự ảnh hưởng của môi trường
Thực tế cho thấy, môi trường mà các bé lớn lên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ. Mẹ có thể nhận thấy rất rõ điều này từ các cặp sinh đôi cùng trứng. Theo lẽ tự nhiên, các bé sinh đôi cùng trứng sẽ được mẹ nuôi dạy, chăm sóc như nhau và có khoảng thời gian cùng nhau phát triển. Kết quả dẫn đến, tính cách của cặp sinh đôi cùng trứng sẽ không có sự khác biệt nào lớn.
Tuy nhiên, trong thực tế, không nhất thiết các bé sinh đôi đều có sự tương đồng về thể chất và tinh thần, vì trải nghiệm trong cuộc sống của mỗi bé sẽ khác nhau nên sự hình thành tính cách cũng vì thế mà có sự khác biệt các mẹ nhé.
[inline_article id=84988]
Song song đó, một yếu tố khác cũng rất quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách ở trẻ chính là xã hội. Những định kiến về giới tính trong xã hội có thể khuyến khích các bé trai và bé gái có các hành vi và cách cư xử theo đặc trưng giới tính của mình. Điểu đó phần nào giúp ba mẹ dễ dàng hình dung sự hình thành tính cách trẻ có điểm xuất phát từ những gì trẻ nghe, quan sát và trải nghiệm được từ xã hội.
Ngoài ra, ba mẹ nên tránh nói những lời nói mang tính tiêu cực với con nhỏ như: “Con thât là phiền phức”, “Con hay nói dối thế!” hoặc “ Sao con khó chịu vậy?”. Bằng những lời nhận xét như thế, ba mẹ không hề hay biết rằng mình đã vô tình đóng khung con mình vào những đức tính không tốt đó. Dẫn đến kết quả là khi bé càng nghe những lời nói tiêu cực về mình, bé càng có xu hướng tin rằng bản thân là như vậy và luôn có thái độ cũng như hành vi không ngoan với mọi người xung quanh.
Thứ tự sinh có ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách?
Trái ngược với điều mẹ thường nghe thấy, thứ tự sinh của một đứa trẻ lại không có sự ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách trẻ. Trong cùng một gia đình, con cả không nhất thiết phải luôn trách nhiệm và có tổ chức. Đồng thời, những bé út cũng không hoàn toàn chỉ biết hưởng thụ và vô trách nhiệm.
Theo một nghiên cứu tại Mỹ, thứ tự sinh luôn là một trong những yếu tố liên quan đến sự phát triển nhân cách ở trẻ nhưng yếu tố này lại có sự hạn chế nhất định. Tiến hành khảo sát trong 377,000 trẻ, nghiên cứu cho thấy: những người con cả thường có xu hướng hơi nghiêm túc, dễ chịu và quyết đoán, ít lo lắng hơn so với những đứa con còn lại trong gia đình, nhưng sự khác biệt này quá nhỏ nên thực tế sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống của bé đâu, mẹ nhé!
[inline_article id=140614]