Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Con lười học thì phải làm sao? 8 cách dạy trẻ lười học cách tập trung

Con lười học thì cha mẹ phải làm sao là lăn tăn của rất nhiều bậc phụ huynh. Theo chuyên gia, việc ép buộc hoặc năn nỉ con học đều không phải là cách dạy con lười học hiệu quả; thay vào đó nên cho trẻ ý thức việc học có lợi cho chính bản thân mình.

1. Vì sao con lười học?

Con lười học thì phải làm sao? Cha mẹ cần hiểu lý do dẫn đến hiện trạng này để biết cách dạy con lười học thích hợp nhất:

  • Trẻ đang gặp vấn đề với khuyết tật học tập: Đây là tình trạng khiến trẻ thấy lười học; không có hứng thú với việc học tập. Con cần được chuyên gia đánh giá nhu cầu và chăm sóc đặc biệt.
  • Rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD): Trẻ bị ADHD gặp khó khăn trong việc duy trì và giữ sự tập trung. Nếu không được điều trị; con sẽ mất dần động lực và mất niềm tin vào khả năng học tập của mình.
  • Trẻ bị khó ngủ, thiếu ngủ hay mất ngủ: Nếu con không cảm thấy ngủ đủ giấc vào buổi tối; trẻ sẽ mệt mỏi và không có đủ năng lượng để học hành.
  • Rối loạn tâm lý trầm cảm và lo âu, căng thẳng: Trầm cảm khiến trẻ mất hứng thú với hầu hết các hoạt động trong ngày; lo lắng khiến trẻ không có đủ động lực nội tại để phấn đấu cho việc học; làm trẻ lười học hơn.
  • Cha mẹ kiểm soát quá mức: Sự tự chủ là một kỹ năng trẻ cần phải học; trẻ cần cảm thấy có trách nhiệm với việc học của chính mình. Do đó, con trở nên lười học cũng có thể do quá áp lực với sự kiểm soát của cha mẹ.

Với những lý do liên quan đến tình trạng rối loạn; cha mẹ cần đưa con đi thăm khám với chuyên gia để biết cách can thiệp kịp thời. Sau đây là một số gợi ý để thúc đẩy động lực học tập cho con.

2. Hiểu cho trẻ trước khi biết con lười học thì phải làm sao

hiểu cho trẻ đối với áp lực học tập
Hiểu trẻ, trước khi tìm cách “con lười học thì phải làm sao”

Khi được hỏi “con lười học thì phải làm sao”; Tiến sĩ Vũ Thu Hương – Chuyên gia về giáo dục chia sẻ cha mẹ cần phải hiểu cho áp lực học tập và khẩu vị học hành của con trước.

Học, đây là chữ học với nghĩa siêu hẹp, đó là việc hoàn tất các công việc ở trên lớp được giao. Học ở đây không phải là tìm kiếm kiến thức trong cuộc sống một cách tự do thoải mái. Học này dù bố mẹ có bắt buộc hay không vẫn mang tính gò ép cực cao vì đó là nhiệm vụ do giáo viên giao cho.

Chúng ta phân tích như vậy để hiểu, việc học trên trường của con không có nhiều thú vị cho lắm. Chưa kể khi lên cấp 2, quá nhiều môn học và việc ham thích mỗi môn học sẽ tùy thuộc vào khẩu vị của từng học sinh. Có bé thích toán, có bé ham lý hóa, có bé lại thích văn.  Vì thế, hãy theo sát con để tìm hiểu khẩu vị của chúng.

Tuy nhiên, khẩu vị có thay đổi đấy nhé. Lúc tiểu học, bé có thể rất thích toán và học toán rất tốt. Nhưng lên cấp 2, nó vào lớp chọn văn và thấy môn văn đột ngột hấp dẫn. Từ đó, bé suy ra môn toán thật dở người vì nó chẳng cung cấp thông tin gì cả. Suy ra tiếp, môn toán không thể hấp dẫn nổi 1 trẻ thích văn.

Sau khi tìm hiểu khẩu vị của con, chúng ta bàn đến việc làm sao để con tự giác học. Việc này chắc chắn cần tiến hành từ lớp 1. Nhưng nếu bé đã lỡ qua lớp 1 thì xử ở lớp khác cũng được mà.”

[inline_article id=226904]

3. Con lười học thì cha mẹ phải làm sao?

con lười học thì phải làm sao
Con lười học thì phải làm sao? Sau đây là những cách hữu hiệu!

3.1 Con lười học thì phải làm sao? Không nhắc học

Ồ, nhiều cha mẹ sẽ thốt lên là tại sao lại không nhắc, không nhắc con không học. Đúng, không nhắc con sẽ không học. Nhưng việc học là việc của con; không phải của cha mẹ; nếu nhắc thì sau này con cứ chờ cha mẹ nhắc rồi mới học. Và do đó, con sẽ nghĩ việc học là việc của cha mẹ.

3.2 Phối hợp chặt chẽ với cô giáo

Con lười học thì phải làm sao? Ba mẹ nên phối hợp với thầy/cô giáo để tố cáo những vụ quên làm bài tập của con. Đương nhiên, khi đứa trẻ không bị nhắc học; con sẽ quên luôn. Và người có đủ tư cách nhắc con học mà con vẫn hiểu việc học là của con; chính là cô giáo.

Khi cô giáo phạt vì tội không hoàn thành bài tập được giao; trẻ hiểu việc học là của con chứ không phải của ai khác. Người đánh giá con là cô giáo đã nói trẻ không hoàn thành bài tập nghĩa là con sai.

[inline_article id=277695]

3.3 Không quá bênh vực con khi con bị cô la

Con lười học bị cô giáo mắng thì phải làm sao? Các cha mẹ đương nhiên sẽ xót con vô cùng vì con bị mắng. Nhưng con sẽ ngoan hơn với lời mắng của cô giáo. Kể cả trong trường hợp lời mắng đó có khiến con đau lòng cũng rất tốt cho con.

Bởi vì sau này ra đời, sẽ còn vô khối người có thể phê bình con khi con làm việc chưa tốt. Để con có sức “đề kháng” với việc này và biết cách xử trí; một năm học bị “thầy/cô nhắc nhở” trong trường học thật có nhiều giá trị.

>> Cha mẹ xem thêm: 7 cách dạy trẻ lớp 2 đọc nhanh mẹ nên áp dụng càng sớm càng tốt

3.4 Phạt khi con không hoàn thành nhiệm vụ và bị cô giáo mách

Nghĩa là khi con bị mách rồi, cha mẹ hãy phạt; đừng phạt ngay khi con có biểu hiện lười. Khi con thấy cả ba mẹ lẫn cô giáo đều không đồng tình với hành vi lười biếng của con; chắc chắn con sẽ sửa chữa.

3.5 Con lười học thì phải làm sao? Phạt nhưng không nhắc đi nhắc lại nhiều lần

Phạt nhưng không thù vặt
Con lười học thì phải phạt làm sao cho hợp lý?

Đừng nhai đi nhai lại những tội lỗi của con. Chả đứa trẻ nào chịu nổi cảnh bị nhai như thế đâu.

Khi con kiếm được 1 lời khen ngợi của cô; hãy hùa vào khen con thêm tí chút. Lời khen đúng lúc đúng chỗ bao giờ cũng có tác dụng vô cùng lớn; làm động lực cho con phấn đấu hơn nữa.

[inline_article id=267459]

3.6 Tuyệt đối không so sánh con với “con nhà người ta”

Con lười học thì phải làm sao? Tuyệt đôi không so sánh. Vì đây là sự xúc phạm nhân cách nặng nề. Con là con, con sẽ có nhiều điểm dở nhưng cũng vô khối điểm ưu. Con sẽ có mặt mạnh khác nữa.

Vì thế, khi khen ngợi con, hãy khen ngợi sự phấn đấu của con, tiến bộ của con; chứ đừng khen ngợi điểm số. Điều đó sẽ khiến con hào hứng hơn nhiều.

3.7 Con lười học thì phải làm sao? Đừng khen thưởng

Đứa trẻ học tốt mà được thưởng, nó sẽ luôn học để được thưởng. Hãy để con hiểu, việc học là việc của con. Khi con hiểu chuyện học là việc của bản thân; con sẽ cảm thấy thoải mái và có trách nhiệm hơn.

>> Cha mẹ xem thêm: Dạy bé kể chuyện giúp con phát triển ngôn ngữ và sức sáng tạo

3.8 Không giảng bài cho con

Khi cha mẹ giảng bài, con sẽ thấy khoảng cách cha mẹ và con xa nhau. Việc học là việc của con; nếu con không hiểu, con đến gặp cô để hỏi; con có thể tìm hiểu các thông tin trong sách vở để bổ sung.

Có nhiều cách để bổ sung bởi vì bài học đó sẽ quay lại vào lúc nào đó và bổ sung kịp thời cho con. Hơn nữa, khi bài giảng của cha mẹ khác với cô giáo; con sẽ vô cùng hoang mang và không biết đâu là đúng. Cha mẹ can thiệp vào cô sẽ khó dạy con. Đến lúc đó, áp lực sẽ dồn lên vai con; và con sẽ khổ sở vì sự can thiệp này.

[inline_article id=171848]

[key-takeaways title=””]

Khi làm theo phương pháp nêu trên, cha mẹ sẽ không thấy tác dụng nhanh kiểu con chúi mũi vào học ngoan ngoãn và điểm số cao vút đâu. Tuy nhiên, điều con sẽ có được chính là con hiểu trách nhiệm học tập và càng lớn con càng học hành nghiêm túc hơn.

[/key-takeaways]

Nghĩa là thay vì con thể hiện ổn từ ngọn thì ở đây, con đã hình thành gốc rất tốt. Càng về sau, con càng trưởng thành và học chăm chỉ hơn. Hy vọng, bài viết “con lười học thì phải làm sao” đã giúp các ông bố bà mẹ có đủ kiên nhẫn; và cùng con vượt qua vấn đề học tập này.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Mai thi học kỳ mà con ôn bài chưa xong? Đi ngủ thôi, để não bộ giải quyết!

Trạng thái dật dờ do buồn ngủ không giúp con giải bài thi hiệu quả hơn đâu, nên có cố thức ôn luyện tới mấy vẫn vô dụng. Thậm chí, mệt mỏi có thể làm con gục ngay tại bàn, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo thi cử. Tốt nhất, đừng để con thức quá khuya.

Có thể bạn không biết, não bộ hoạt động ngay cả khi ta đang ngủ và không nhận thức được điều gì. Giấc ngủ ngon và sâu giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn, thi học kỳ tốt hơn mà không cần vắt kiệt sức của nó.

Tăng sức mạnh não bộ khi ôn thi học kỳ 2Tăng sức mạnh não bộ khi ôn thi học kỳ 2

Đừng ép não bộ tới kiệt cùng

Học hành, suy nghĩ là bạn đang bắt bộ não hoạt động. Cũng như các bộ phận cơ thể khác, khi hoạt động quá nhiều dẫn đến quá tải, não cần được nghỉ ngơi để “hồi sức”.

Để vận động não hoạt động tối ưu, bé yêu cần được kích hoạt chế độ nghỉ ngơi xen lẫn học tập. Sau vài giờ tập trung cao độ, bạn nên cho trẻ nghỉ giữa giờ, cho con nghe nhạc, chạy nhảy, hoặc chợp mắt giấc ngắn… Những việc này giúp não nghỉ ngơi và tái nạp năng lượng.

Dù kỳ thi quan trọng tới đâu, trẻ cũng cần dành ít nhất 3 tiếng đồng hồ để ngủ trọn giấc. Đây là khoảng thời gian cần thiết cho một chu kỳ ngủ đầy đủ, giúp trẻ tỉnh táo hơn khi thức dậy.

Thể thao giúp tiếp thu bài tốt

Tập luyện thể thao giữa kỳ thi học kỳ quan trọng không làm trẻ đuối sức mà ngược lại còn giúp củng cố trí óc, bên cạnh việc cải thiện sức khỏe. Đừng bỏ qua lợi ích của vận động cơ bắp!

15-20 phút vận động mỗi ngày, nơ-ron não bộ của trẻ sẽ liên kết tốt hơn, phản xạ nhanh nhạy hơn. Các nhà khoa học khuyên rằng, nên rèn luyện cơ thể ngay trước khi bắt đầu bài tập rèn luyện trí não để đạt hiệu quả tốt nhất.

[remove_img id=39846]

Não vẫn hoạt động cả khi con ngủ

Thức quá khuya mà không được nghỉ ngơi sẽ tiết ra chất độc cho não. Trong trạng thái ngủ nghỉ, các tế bào não co lại và làm không gian giữa chúng tăng đáng kể, giúp thải độc chất trong não ra ngoài.

Ngủ ngon cũng là cách dọn dẹp giúp não của con khỏe mạnh, giúp suy nghĩ thấu đáo và hiệu quả hơn. Ngủ còn giúp giảm bớt các áp lực do kỳ thi học kỳ mang lại, tránh cho cno những biểu hiện mất trí nhớ, trầm cảm.

Điều đáng ngạc nhiên là ở trạng thái ngủ, não bộ vẫn hoạt động. Như chế độ ngủ đông của máy tính, khi bé yêu ngủ, não “bật chế độ” ngủ đông, xóa bỏ những ký ức không cần thiết và củng cố những gì quan trọng.

Chính vì vậy, nếu hôm sau thi Toán, bạn chỉ cần hướng dẫn con tập trung vào những kiến thức chủ đạo và nhắc nhớ những kiến thức này trước khi ngủ. Con say ngủ rồi, não bộ sẽ bắt đầu duyệt qua những phần khó khăn, giúp trẻ hiểu sâu sắc và vững vàng hơn. Muốn làm được điều này, con phải được củng cố kiến thức vững chắc trước đó. Không có chuyện học vẹt, học cố mà có kết quả tốt được.

Dù áp lực thi cử căng thẳng, trẻ vẫn phải ngủ ít nhất 6 tiếng

Hồi tưởng tốt hơn học vẹt

Cách học sai lầm mà nhiều học sinh vẫn làm hiện nay là học vẹt. Cầm sách lên, lẩm nhẩm học thuộc lòng thật nhiều mà không dành thời gian để hồi tưởng lại kiến thức, hệ thống hóa nó.

Việc học vẹt giống như bạn ném tất cả sách vở vào vali bừa bộn, khi cần không biết tìm quyển nào để đọc. Trái lại, hồi tưởng giống như một thư viện được sắp xếp khoa học, với những quyển sách được đặt ở vị trí sẵn sàng.

Khi con hồi tưởng, não bộ được chủ động quyết định việc xử lý thông tin, nên nó sẽ linh hoạt và sáng tạo hơn, ghi nhớ nhiều dữ liệu hơn.

Ôn bài nhẹ vào sáng hôm sau

Để củng cố kiến thức, nên đánh thức con dậy sớm hơn 30 – 45 phút và xem lại phần kiến thức đã được tô đậm trong ghi chú và sách giáo khoa. Xem lại flashcard các kiến thức cần nhớ trước khi chính thức bước vào phòng thi.

Nhất định không bỏ bữa sáng khi thi học kỳ

Trong giai đoạn thi cử căng thẳng, mẹ nên chuẩn bị cho trẻ bữa ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng. Các thực phẩm như cá, hoa quả, rau củ giúp bộ não hoạt động tối ưu. Ăn sáng đầy đủ tạo năng lượng cần thiết cho ngày mới, giúp học sinh và người lao động học tập và làm việc đạt năng suất cao.

Người lớn muốn tỉnh táo thường uống cà phê. Với trẻ con, bạn có thể chuẩn bị cho con vài thanh chocolate đen. Món ăn vặt này giúp tiết ra chất dopamine giúp bạn tiếp thu nhanh và nhớ tốt hơn.

Tăng sức mạnh não bộ khi ôn thi học kỳ 4
Bữa ăn sáng đủ dưỡng chất rất quan trọng cho kỳ thi thành công

Công suất của não tương đương với bóng đèn 10W. Hoạt động quá mức, não cũng quá tải và “đứt” như bóng đèn vậy. Tốt nhất, trước ngày thi học kỳ quan trọng, mẹ nên chủ động giúp con nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để đủ trí lực đối mặt với bài thi căng thẳng.

 

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách dạy con học chữ hiệu quả để chuẩn bị vào lớp 1

Nếu biết cách dạy cho con học chữ để chuẩn bị vào lớp 1; hay trước khi chính thức vào tiểu học; bé có thể nhanh chóng bắt kịp nhịp học tập với các bạn. Các mẹo nhỏ theo thứ tự sau đây giúp bé dễ nắm quy tắc đọc-viết và biết cách đọc tốt hơn.

1. Cách dạy con học chữ để chuẩn bị vào lớp 1

Dạy con chuẩn bị vào lớp 1d
Biết cách dạy con học chữ để chuẩn bị vào lớp 1 là rất cần thiết

1.1 Dạy bảng chữ cái cho con chuẩn bị vào lớp 1

Nên cho bé đọc bảng chữ cái theo chiều xuôi, ngược. Sau khi con thuộc mặt chữ, mẹ cho con đọc mặt chữ ngẫu nhiên, tránh việc bé đọc thuộc vẹt.

Nên dạy các bé nguyên âm trước, đó là: o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, i, u, ư, y. Phụ âm sau.

Đọc bảng chữ cái - Đọc vần

Cách dạy con đọc bảng chữ cái để chuẩn bị vào lớp 1

[inline_article id=298565]

1.2 Dạy kết hợp các dấu thanh

Sau khi biết mặt chữ nguyên âm, kết hợp các dấu thanh để bé làm quen. Ví dụ u, ư, a, à, á, ả, ạ, ã… Đừng quên dạy con bài thơ “Chị huyền mang nặng ngã đau, anh không sắc thuốc hỏi đâu mà lành”, để bé dễ nắm 6 dấu câu cơ bản này.

Dạy bé đọc các nguyên âm có dấu thanh từ trên xuống dưới, từ trái qua phải cho quen giọng trước khi chuyển sang học ghép vần.

[recommendation title=””]

Mỗi ngày, để chuẩn bị vào tiểu học; cha mẹ hãy cho con đọc các từ nguyên âm có dấu; bé sẽ đọc lại 1 nguyên âm 6 lần; như vậy khả năng thuộc chữ cái của con nhanh hơn rất nhiều; và bé sẽ nhớ các dấu rất lâu.

[/recommendation]

[inline_article id=298721]

2. Cách dạy tiếng việt cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1

Cách dạy tiếng việt cho trẻ chuẩn bị vào tiểu học

Cách dạy tiếng Việt cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 bao gồm các bước: Dạy ghép nguyên âm đơn; dạy từ đơn có thanh; và dạy ghép nguyên âm đôi.

2.1 Ghép nguyên âm đơn

Ghép phụ âm với nguyên âm đơn tạo ra từ đơn. Ví dụ C_A –> Ca

Cha mẹ chú ý chỉ dạy con các từ có nghĩa trong hệ thống tiếng Việt, không để con gán ghép những từ vô nghĩa, chẳng hạn những từ Cy, By không có nghĩa, không cần dạy.

Khi ghép được nguyên âm đơn, nên cho con biết chữ này nằm trong từ gì. Ví dụ dạy về Ca, chỉ cho con cái ca, chữ Be có trong “con be”, là con vật, chỉ hình con be cho con.

Lâu dần, bé sẽ tự phát hiện ra những từ quen thuộc xung quanh. Ba mẹ sẽ hỏi lại con chữ đó có trong từ gì, chẳng hạn “ngon” nằm cùng “món ngon”… Bé sẽ nghĩ 1 lúc và trả lời khá nhiều đấy.

[recommendation title=””]

Con sẽ quên rất nhanh, đó là do đặc điểm thần kinh của trẻ trong độ tuổi này. Đừng mất bình tĩnh khi dạy tiếng Việt cho trẻ trong lúc chuẩn bị vào lớp 1; đồng thời gắn kết từ mới học với thực tế, con mới nhớ lâu.

[/recommendation]

>> Cha mẹ xem thêm: Con lười học thì phải làm sao? Cách dạy con hiệu quả

2.2 Dạy từ đơn có thanh

Sau khi bé biết đánh vần và đọc: ba, bo, bô, bu, bư, bi; chúng ta dạy ghép thêm dấu thanh vào các chữ này để tạo nên từ mới. Đọc cho hiểu ba-huyền-bà, bo-huyền-bò… tạo thành các từ mới ba, bò, bố, bú, bi…

[recommendation title=””]

Khi dạy tiếng việt cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1; cha mẹ lưu ý khuyến khích con đánh vần từ đơn có thanh ở những từ bé thường bắt gặp hàng ngày. Cùng từ Ba hãy ghép nhiều dấu thanh vào để trẻ thấy cách cấu tạo từ đơn giản.

[/recommendation]

Học tốt từ đơn có thanh và giải thích cho bé hiểu từ nào có nghĩa; từ nào không có nghĩa sẽ giúp bé rất nhiều trong việc luyện viết chính tả về sau.

[inline_article id=329355]

Dạy con chuẩn bị vào lớp 1b

2.3 Ghép nguyên âm đôi

Tương tự như nguyên âm đơn, hãy yêu cầu bé ghép các phụ âm đầu vào và thêm dấu thanh, chúng ta sẽ được các từ và các tiếng. Dạy con các tiếng đó phải đặt trong ngữ cảnh nào, phải chỉ cái gì, con gì, sự vật, sự việc gì. Chỉ có thế bé mới nhớ được lâu.

Dạy con chuẩn bị vào lớp 1c

[inline_article id=298721]

3. Cách dạy đọc-viết tiếng việt cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1

3.1 Luyện viết

Để chuẩn bị vào lớp 1, chúng ta sẽ cho các con luyện các nét cơ bản song song với các chữ cái đi liền với nét đó. Mỗi ngày học 1 nét. Có 15 nét và 39 chữ cái. Như vậy kiên trì trong 2 tháng là bé hoàn toàn có thể viết được.

[inline_article id=277695]

3.2 Đọc hiểu

Sau khi bé đọc tốt từ đơn, viết tốt chữ cái; bố mẹ cho con luyện đọc các từ và các câu có nghĩa để chuẩn bị vào lớp 1. Khi chỉ con đọc câu dài; giúp các bé ngắt hơi; nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy.

Không chỉ dạy con biết đọc, ba mẹ phải giảng nghĩa cho con hiểu càng nhiều càng tốt. Mua cho con sách đơn giản dễ hiểu để trẻ tập đọc cho chuẩn. Sau khi đã biết đọc, việc tiếp cận kiến thức của trẻ dễ dàng và chủ động hơn; cha mẹ sẽ đỡ vất vả trong việc tập đọc tập viết cho con.

>> Cha mẹ xem thêm: 7 cách dạy trẻ lớp 2 đọc nhanh mẹ nên áp dụng càng sớm càng tốt

[inline_article id=293679]

Chuẩn bị vào tiểu học chu đáo, con sẽ nhanh chóng tiếp thu và tiến kịp theo các bạn mà không cần ép trẻ học quá sớm.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Nghe nhạc baroque giúp kích thích trí não của trẻ

Từ “baroque” theo tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là “Ngọc trai xấu xí”. Âm nhạc baroque được cho là nhạc cho bé thông minh ngay từ khi cha chào đời. Sau khi sinh nếu tiếp tục cho trẻ nghe nhạc sẽ có tác dụng kích thích óc sáng tạo và tư duy, từ đó cho khả năng ghi nhớ cao hơn.

Nhạc baroque là gì?

Âm nhạc cổ điển trải qua 3 giai đoạn phát triển rực rỡ nhất:

  • Giai đoạn Baroque – Tiền cổ điển (1600-1750)
  • Giai đoạn cổ điển (1750-1850)
  • Giai đoạn Lãng mạn (1800-1900).

Baroque là thể loại nhạc cổ điển rất thịnh hành vào thế kỷ 17-18. Đây cũng là thời kì âm nhạc cổ điển vô cùng phát triển với các nhạc sĩ nổi tiếng như: Vivaldi, Bach…Những thiên tài âm nhạc này đã tạo ra màu sắc âm nhạc với lạ và phong phú.

nhạc baroque
Nghe nhạc baroque giúp trẻ thông minh hơn

Nhạc baroque có nhịp điệu rất đặc biệt: 60 nhịp/ phút – nhịp điệu trùng khớp với hoạt động của não bộ. Khi nghe nhạc, nhịp tim, huyết áp và sóng não có xu hướng cùng thư giãn theo.

Baroque có một đặc trưng dễ nhận ra so với nhạc cổ điển và Lãng mạn ở chổ: Sử dụng nhạc cụ đơn giản không cầu kì và thường nhỏ về số lượng với những nhạc cụ đặc trưng trong dàn nhạc như: Harpsichord; Lute; Mandoline; Viola da Gamba; Oboe Baroque hay recorder, Basson baroque hay violin, cello Baroque,…

Âm nhạc baroque cũng có những giai điệu của nhạc cổ điển nhưng không theo một quy luật nào. Dù trong vô thức có tập trung cao độ thì ghi nhớ một bản nhạc baroque thì đó cũng là điều không hề dễ dàng.

Khi nghe nhạc baroque, bộ não sẽ phải làm việc nhiều hơn, phải tập trung nhiều hơn để lắng nghe và cố gắng ghi nhớ các âm thanh trong bản nhạc. Đây chính là khoảng thời gian tốt nhất để bạn tiếp thu bất cứ thông tin gì.

[inline_article id=187371]

Nhạc baroque giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ?

Một nghiên cứu của tiến sĩ Georgi Lozanov, chuyên gia tâm lý học nổi tiếng đã thực hiện nghiên cứu trên những tình nguyện viên vừa học ngoại ngữ vừa nghe nhạc baroque.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ nhờ việc nghe nhạc baroque trong lúc học, thay vì mất 2 năm để có thể thông thạo ngoại ngữ, bạn có thể chỉ cần 30 ngày. Theo nghiên cứu, chỉ trong 1 ngày, các tình nguyện viên này có thể học được 1.000 từ, số lượng từ mà trước đây họ phải mất 1 năm mới có thể học được.

Hơn nữa, họ cũng có thể nhớ được 92% những gì đã học được. Thậm chí, những sinh viên tham gia nghiên cứu có thể nhớ được tới tận sau 4 năm mà không cần phải ôn lại.

Ngoài ra, cho bé nghe nhạc baroque còn mang lại cho trẻ sơ sinh những lợi ích sau:

  • Tăng sự tập trung, trí nhớ
  • Tăng chỉ số IQ
  • Kích thích hoạt động của cả 2 bán cầu não
  • Giúp bé ghi điểm cao hơn

Với những lợi ích nhạc baroque mang lại, hẳn mẹ sẽ không thể bỏ lỡ dòng nhạc này ra khỏi danh sách những bài hát nên cho bé nghe mỗi ngày. MarryBaby gợi ý danh sách, mẹ cùng con nghe nhé!

Một số tác phẩm baroque nên cho bé nghe thử

Thể loại nhạc cổ điển cho bé này có thể “trưng dụng” cho cả mẹ và bé. Dưới đây là danh sách các bản nhạc nổi tiếng mẹ có thể thử:

Sáng tác của J.S. BACH

  • Suite 3 (Air on a G String)
  • Concerto for Oboe in D Minor op-9
  • Concerto in D Minor for 2 violins
  • Fantasy in G Major, Fantasy in C Minor and Trio in D Minor, Canonic Variations and Toccata
  • Prelude in G Major

Sáng tác của VIVALDI 

  • Four Seasons, Spring, Largo
  • Concerto in C Major for Piccolo
  • Flute Concerto no. 3 in D Major
  • Five Concertos for Flute and Chamber Oschestra

Sáng tác của PACHELBEL 

  • Canon in D Major
  • Canon from Canon and Gigue

Sáng tác của MOZART 

  • Concerto no. 21 in C Major, K.467
  • Clarinet Concerto in A Major
  • Concerto for Violin and Orchestra
  • Concerto no. 7 in D Major
  • Symphony in D Major (Haffner)
  • Symphony in D Major (Prague)
  • Concerto for Violin and Orchestra in A Major no.5
  • Symphony in A Major no. 29
  • Symphony in G Minor no. 40

Sáng tác của BEETHOVEN

  • Piano Concerto no. 5 in E-flat
  • Symphony no. 6 (Pastorale)
  • Concerto for Violin and Orchestra in D Major, op. 61
  • Concerto no. 5 in E-flat Major for Piano and Oschestra, op. 73 (Emperor)
  • Concerto no. 5 in E-flat Major for Piano and Orchestra no.5 in B-flat Major

Nhạc baroque là dòng nhạc cổ điển được nhiều chuyên gia tin rằng sẽ giúp trẻ thông minh hơn nếu được nghe thường xuyên. Quá trình thai giáo và sau sinh sẽ giúp bé hình thành thói quen này khi lớn lên.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Bé thích mê với hướng dẫn dạy gấp quần áo siêu đơn giản với bìa cát tông

Với mỗi công việc, bạn nên nghĩ ra những cách dễ thương để giúp các con cảm nhận được sự thú vị và hào hứng mà với bé là phải thực hiện các “nhiệm vụ buồn tẻ và nặng nhọc” như việc nhà. Gấp quần áo cũng vậy.

dạy trẻ gấp quần áo
Dạy trẻ gấp quần áo

Dưới đây là cách mẹ Vịt Tô Hồng Vân đã làm để dạy con gấp quần áo một cách siêu nhanh và thú vị

Cách 1: Tạo ra “máy” gấp quần áo bằng bìa cát tông

Vật liệu

  • Bìa cát tông
  • Kéo
  • Băng keo

Cách làm

  • Cắt 6 miếng bìa hình chữ nhật có khổ bằng với khổ của quần áo mà bạn muốn sau khi đã gấp hoàn thiện.
  • Xếp 6 miếng bìa cạnh nhau và dùng băng dính dán lại như trong hình.

  • Đặt úp mặt trước của chiếc áo cần gấp lên trên mặt bìa.

  • Dạy con từng bước gập áo bằng cách gập từng bên của miếng bìa lại.
  • Sau khi gập bên phải, lật miếng bìa ra và gập tiếp bên trái.

  • Gập tiếp phần bên dưới.

  • Thế là sau vài bước đơn giản các bé đã có thể gấp xong một chiếc áo vuông vắn như thế này rồi.

Cách 2: Bắt đầu với việc tự gấp khăn

Để con có thể tham quen với việc gấp quần áo, bạn có thể cho trẻ làm quen với việc gấp khăn tay rồi sau đó mới chuyển sang gấp quần áo. Khi dạy con tập gấp quần áo, bạn cũng nên chọn những chiếc áo, quần đơn giản để con có thể dễ dàng gấp theo đường chỉ đó.

Vật liệu

  • Khăn tay cũ
  • Bút dạ
  • Thước
  • Chọn một bộ quần áo của con
  • Giỏ để đựng quần áo

Các làm

  • Để giúp con học được kỹ năng gấp quần áo nhanh hơn đầu tiên, bạn dùng bút dạ đánh dấu vào một chiếc khăn tay cũ bằng một đường thẳng đứng và ngang.
  • Tiếp theo, bạn mang chiếc khăn ra và để lên bàn rồi lần lượt gấp theo đường đã đánh dấu. Sau đó, mở chiếc khăn ra và đưa nó sang cho con bạn để bé thử gấp.
  • Khi con đã thực hiện được, bạn lấy một chiếc khăn không đánh dấu và cho con gấp lại lần nữa.
  • Con đã nhớ các được bước gấp khăn tay thì bạn có thể để chuyển sang gấp quần áo.
  • Bạn mang một chiếc áo ra và thực hiện gấp áo theo một kiểu nhất định để con bạn có thể nhớ và làm theo. Nếu gấp tay áo bên trái trước thì bạn luôn luôn phải bắt đầu như vậy dù là áo sơ mi, áo len hay áo phông. Sau đó, bạn cho bé làm lại những gì bạn vừa làm.
  • Quần áo đã gấp xong, bạn chỉ con cách để quần áo vào ngăn tủ sao cho gọn gàng.

  • Rèn luyện cho trẻ thói quen gấp quần áo bằng cách cho trẻ tham gia vào các buổi ủi đồ mỗi tối. Bạn có thể khuyến khích bằng cách nhờ con hỗ trợ mình vì con có thể làm tốt chúng.
  • Ngoài khăn, bạn cũng có thể chọn quần để chỉ con gấp trước tiên.

Những lưu ý để gấp quần áo thẳng

Miết thẳng quần áo một cách trơn tru khi gấp lại

Quần áo không được xếp đúng cách dễ bị nếp nhăn. Vì vậy, đảm bảo bạn giữ chúng trên một bề mặt phẳng trong khi gấp. Đồng thời, đừng quên miết thẳng quần áo một cách trơn tru khi gấp lại nhé! Cách này sẽ đảm bảo rằng bạn sẽ có được những chiếc áo được gấp hoàn hảo.

Hình dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông

Nếu bạn gấp quần áo với một hình dạng kỳ lạ họ sẽ làm cho tủ quần áo trở nên vô cùng lộn xộn. Vậy nên, hãy chắc chắn rằng bạn gấp quần áo của bạn trong hình dạng bình thường như hình vuông hoặc hình chữ nhật. Bằng cách này bạn có thể phù hợp với chúng một cách hoàn hảo trong tủ quần áo của bạn và cũng có thể nhìn thấy chúng rõ ràng mà không cần trượt bất cứ nơi nào khi bạn cần chúng.

Xác định và sử dụng thống nhất một phương pháp để gấp quần áo

Luôn luôn sử dụng cùng một phương pháp để gấp quần áo của bạn để bạn có thể dễ dàng đặt chúng lên trên người khác. Gấp một áo thun bằng ba cách khác nhau sẽ tạo ra một câu đố cho bạn khi bạn bắt đầu sắp xếp chúng trong tủ quần áo. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc sắp xếp lại ngăn kéo hoặc kệ để tủ của bạn trông gọn gàng và gọn gàng.

Dạy con làm việc nhà là một cách vô cùng tuyệt vời để dạy con tự lập và giúp con hình thành nhiều kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Cũng như mẹ Vịt Tô Hồng Vân: “Làm việc nhà là cách hiệu quả nhất để rèn luyện các kỹ năng thực hành cho con và là cách tốt nhất để con hiểu và chia sẻ được trách nhiệm gìn giữ tổ ấm của ba mẹ”.

Dạy trẻ gấp quần áo
Dạy trẻ gấp quần áo

Do đó, không chỉ dạy trẻ gấp quần áo, bạn còn có thể dạy con tất cả mọi công việc thông qua phương pháp làm mẫu và chia sẻ những kinh nghiệm bản thân của ba, mẹ. Cũng nên khuyến khích các con làm thử theo cách các con muốn, bởi biết đâu lại ra bí kíp hay hơn thì sao.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Thể dục nhịp điệu thiếu nhi: Tổng hợp các môn vận động, giúp phát triển thể chất

Thể dục nhịp điệu (còn goi là Aerobic) là một môn ngoại khóa dành cho các em thiếu nhi giúp cho trẻ phát huy khả năng và năng khiếu nhảy múa của mình. Thông qua các buổi học này trẻ cũng được rèn luyện nhiều kỹ năng và giá trị khác nhau giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt hơn trong cuộc sống.

Lợi ích việc tập thể dục nhịp điệu

Tập thể dục nhịp điệu giúp bé khỏe, năng động, sáng tạo, phát huy khả năng múa hát và vận động một cách nhanh nhẹn. Bên cạnh đó đẩy lùi một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non như béo phì, lười vận động, tự ti, tự kỷ, và một số bệnh tim mạch khác.

Aerobic đòi hỏi khả năng trình diễn những chuyển động mạnh mẽ, hiện đại và liên tục. Một bài biểu diễn Sport Aerobic thông thường phải thể hiện được các chuyển động liên tục, mềm dẻo, mạnh mẽ và thể hiện được các bước thể dục nhịp điệu cơ bản.

Thể dục nhịp điệu 3
Thể dục nhịp điệu có ý nghĩa rất lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em

Sự phối hợp của các bước nhảy cơ bản với các mẫu chuyển động tay được thực hiện với âm nhạc tạo nên động lực, nhịp điệu và các chuỗi chuyển động tương tác cao và thấp một cách liên tục.

  • Giúp trẻ tăng khả năng tập trung, nhận thức và hiệu quả học tập.
  • Góp phần giúp cho trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ, giúp rèn luyện thể chất.
  • Giúp bé có cảm giác, tinh thần thoải mái, năng động trong vui chơi, học tập và giúp đỡ cha mẹ việc nhà.
  • Vận động cơ thể làm cho mạch máu lưu thông tốt hơn, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền cho trẻ.
  • Aerobic đòi hỏi trẻ phối hợp với đồng đội nhịp nhàng trong các bài múa, giúp tăng tương tác và kỹ  năng làm việc nhóm.

[remove_img id=39846]

Các lưu ý khi cho con học thể dục nhịp điệu

Chế độ dinh dưỡng

Môn thể thao này đòi hỏi tiêu hao năng lượng, nước và chất điện giải rất nhiều. Trẻ cần tăng cường số lần uống nước và có thể uống nước cam, chanh, chanh muối, nước dừa tươi sau giờ tập luyện aerobic để giúp cơ thể cân bằng nước và điện giải.

Con sẽ thi thoảng gặp đau nhức mỏi chân tay, bị chuột rút. Đó là dấu hiệu thiếu canxi. Ba mẹ nên bổ sung đợt canxi và vitamin D ở dạng viên đa vi chất trong 2- 3 tuần/lần cho bé.

Chọn đồ tập

Bạn nên chọn đồ tập thể dục nhịp điệu thấm hút mồ hôi tốt, mềm mại, thoáng khí và co giãn tốt, thoải mái cho bé thực hiện nhiều động tác nhảy, rướn người, lắc hông, xoay người…

Đồ tập cho bé có thể chọn dạng croptop, hoặc áo bó kết hợp quần lửng/quần dài.

Chọn giày tập cho con có phần đế giày chất liệu cao su carbon, bám sàn tốt lại nhẹ nhàng. Bên trong là lớp đệm ở chân, mắt cá chân, hỗ trợ cho vận động thoải mái. Bạn lưu ý chọn đệm lót mềm, hút ẩm tốt.

Thể dục nhịp điệu 2

Địa chỉ học thể dục nhịp điệu cho trẻ

Công ty Cao nguyên xanh

Cao Nguyên Xanh là đơn vị chuyên về giảng dạy cũng như cung cấp giáo viên dạy aerobic mầm non tại TP.HCM. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên dạy aerobic chuyên nghiệp với kinh nghiệm lâu năm trong nghề trong việc nhận dạy thể dục nhịp điệu mầm non, thiếu nhi.

Thể dục nhịp điệu 4
Khóa học aerobic thể dục nhịp điệu tại Cao nguyên xanh

Ngoài dịch vụ aerobic còn có các khóa học dance sport thiếu nhi, thể dục nhịp điệu mầm non chất lượng.

  • Địa chỉ : 12 Lô F4, đường DN4 , P. Tân Hưng Thuận, Q. 12.

[remove_img id= 41036]

Trung tâm Kids Art  & Music Saigon

Trung tâm thường xuyên tuyển sinh các khóa thể dục nhịp điệu thẩm mỹ cho trẻ từ 30 tháng tuổi trở lên. Bộ môn nghệ thuật kết hợp thể chất được trung tâm chú trọng giúp trẻ có thể lực tốt.

Nghe nhạc có tác dụng rất tích cực đến trẻ, tăng hiệu quả trao đổi chất và gia tăng trọng lượng cơ thể. Từ đó tăng cường thể chất và khả năng miễn dịch, tập thể dục nhịp điệu cho trẻ một trí não tinh thông, sáng tạo, ghi nhớ tốt.

Thể dục nhịp điệu 5
Thể dục nhịp điệu sự kết hợp giữa âm nhạc và vận động cơ thể sẽ mang lại hiệu quả cao
  • Địa chỉ: 44A Đặng Dung, Phường Tân Định, Quận 1.

Câu lạc bộ văn hóa – TDTT Nguyễn Du

Câu lạc bộ hứa hẹn sẽ là địa chỉ tin cậy cho các bậc phụ huynh và nằm trong khu vực trung tâm dễ dàng đưa đón bé. Câu lạc bộ thường xuyên mở các lớp thể dục thể thao như võ thuật, bóng rổ, bóng đá, khiêu vũ thể thao, yoga, quyền anh, thể dục thẩm mỹ, thể dục dưỡng sinh… với sự hướng dẫn tận tình của huấn luyện viên. Phụ huynh có thể yên tâm để trẻ luyện tập trong môi trường  với điều kiện cơ sở vật chất hiện đại và nhiều loại hình hoạt động tại câu lạc bộ.

  • Địa chỉ: 116 Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1.

Ngoài ra còn có một số trung tâm thể dục nhịp điệu thẩm mỹ khác như

Fitness club Bích Lương Aerobic & Yoga

  • Địa chỉ: N01 Chung cư K26 Dương Quảng Hàm, Phường 7, Q. Gò Vấp.

Câu lạc bộ giáo dục năng khiếu Angel

  • Địa chỉ: 242 Linh Đông, KP 3 , P Linh Đông, Q Thủ Đức.

Câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ Trâm Anh

  • Địa chỉ: 1083 Lạc Long Quân, P 11, Q Tân Bình.

Bất kỳ môn vận động nào cũng tốt cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Thể dục nhịp điệu là môn kết hợp nhiều bộ môn thể dục khác, cùng với âm nhạc hứng thú sẽ giúp trẻ tập mà không chán, không bỏ cuộc giữa chừng.

N.Ngân

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Lớp học nhảy hiện đại ở TP. HCM dành cho thiếu nhi

Nhảy hiện đại thiếu nhi là bộ môn thể thao đặc biệt đang dần phát triển và thu hút được nhiều trẻ em yêu thích. Cha mẹ nên cho trẻ tham gia lớp học nhảy hiện đại tại TP.HCM uy tín, chất lượng.

Lớp học nhảy hiện đại ở TPHCM 2
Khơi dậy cho trẻ niềm đam mê và tài năng tiềm ẩn.

Những lợi ích khi cho con học nhảy hiện đại

Bộ môn nhảy hiện đại ngoài mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe thể chất mà còn giúp trẻ giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi trên lớp.

  • Rèn luyện thể chất, hạn chế béo phì: Sự kết hợp giữa các động tác chuyển động cơ thể cùng với bài hát sôi động, đòi hỏi cường độ luyện tập cao mang lại cho trẻ sức khỏe tốt và giảm cân nhanh hơn.
  • Nâng cao tính giáo dục cho trẻ: Sự kết hợp chặt chẽ giữa vũ điệu và âm nhạc giúp con trẻ nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc một cách tích cực và dễ dàng. Qua quá trình tiếp xúc và tập luyện, trẻ sẽ tăng cường nhận thức về các khả năng học tập như: ghi nhớ, tập trung, tiếp thu, có tính kỷ luật cao,…
  • Giúp tinh thần được thoải mái: Những lớp học ngoại khóa sẽ tạo cho con trẻ có một sân chơi lành mạnh để có thể thoải mái vui chơi khỏe mạnh và phát triển các kỹ năng sống sau những giờ học tập căng thẳng trên lớp.
  • Giúp trẻ tăng sự tương thích với bên ngoài: Khi cho bé tham gia một lớp học nhảy hiện đại cho trẻ em đó sẽ là một môi trường để con trẻ luyện tập các kỹ năng xã hội như: tinh thần đồng đội, kỹ năng lắng nghe, biết tin tưởng người khác,…giúp trẻ có thể tự tin hòa đồng với người lạ, mạnh dạn hơn trong cuộc sống, không còn rụt rè hay sợ sệt, tự tin thể hiện bản thân mình trước nhiều người.

Địa điểm các lớp học nhảy hiện đại thiếu nhi tại TPHCM

Calikids Academy

Thế mạnh sẵn có của Calikids Academy về những bộ môn nhảy múa như Ba Lê, Contemporary, Hip Hop … dành riêng cho thiếu nhi. Thời gian gần đây, trung tâm này đã hợp tác với Trường Múa TPHCM, nâng cao chất lượng giảng dạy nhảy cho các em.

Các bé sẽ không chỉ được đào tạo về vũ đạo đơn thuần mà còn được bổ sung về sự hiểu biết kỹ thuật múa chính xác. Những nguyên tắc sẽ được kết hợp cùng các trình tự chuyển động đầy tính sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh cùng với việc sử dụng các mô phỏng trực quan và đạo cụ sẽ giúp nâng cao trải nghiệm của các bé.

Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Thảo Điền Pearl, 12 Quốc Hương, P.Thảo Điền, Q.2, TP.HCM

Lớp học nhảy hiện đại ở TPHCM 3
CaliKids là lớp học nhảy hiện đại ở TP.HCM dành riêng cho trẻ em được rất nhiều người yêu thích

Cơ sở nghệ thuật và âm nhạc Sài Gòn – Kids Art & Music Saigon

Kids Art & Music Saigon (KAMS) có các lớp dạy nhảy hiện đại thiếu nhi dành cho trẻ em từ 30 tháng tuổi trở lên. Đây là cơ sở đào tạo chuyên sâu về nghệ thuật và sáng tạo cho trẻ em, các cá nhân được khuyến khích và định hướng để phát triển tốt nhất khả năng nghệ thuật của bản thân.

Tham gia lớp học nhảy hiện đại các em thiếu nhi sẽ được khởi động bắt đầu di chuyển chậm và nhanh dần lên khoảng 5 – 10p để tránh chấn thương không đáng có. Luyện tập cường độ cao hơn với những bài nhảy có thể kéo dài từ 20 – 30p và thư giãn trở lại giúp làm dịu cơ thể, nhịp tim trở lại.

Địa chỉ cơ sở chính: 44A, Đặng Dung, P.Tân Định, Q.1, Tp.HCM. ( Giờ hoạt động 9h -> 18h các ngày trong tuần).

Website: https://nghethuatamnhacsaigon.com/

Lớp học nhảy hiện đại ở TPHCM 1

Trung tâm Saigon Belly Dance

Nhảy hiện đại tại SaigonDance là môn học dạy những bài nhảy đơn giản, phong cách tự do theo cá tính của người biên đạo, trên bất cứ nền nhạc nào. Trẻ sẽ nhanh chóng hòa mình vào âm nhạc, cảm nhận sự thay đổi cả về thể chất lẫn tinh dần ngày một diễn ra theo chiều hướng tích cực.

Các giảng viên là những người giàu kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tế sẽ theo sát, hướng dẫn từng động tác, cách cảm thụ âm nhạc và từng đường nét biểu cảm trên gương mặt.

Trung tâm Saigon Belly Dance có các môn học về nhảy hiện đại như Belly dance, Sexy dance, Zumba, Kpop dance cover,… bạn có thể cho bé cơ hội trải nghiệm gần như toàn bộ các môn nhảy phổ biến nhất hiện nay, thỏa mãn tối đa đam mê nhảy múa của trẻ.

Địa chỉ trung tâm: 94-96 Đường Số 2, Khu Cư Xá Đô Thành, P.4, Q.3.

Website: http://www.saigondance.vn/belly-dance

Trường dạy múa TDT event

TDT Event có các khóa học nghệ thuật như các lớp zumba, nhảy hiphop, thể dục thẩm mỹ aerobics,… để luôn tạo được sự phong phú và đa dạng giúp bạn lựa chọn thúc đẩy năng khiếu của trẻ. Đặc biệt lớp hip hop tại TDT event thu hút được nhiều trẻ em, thiếu niên hay người lớn tham gia bởi nó được xem như một thể loại nhảy năng động. Sự phong phú về cách di chuyển làm cho nó trở thành một loại hình nghệ thuật thu hút giúp trẻ phát triển cân bằng và sở hữu vóc dáng hoàn hảo.

Địa chỉ: 46C Nguyễn Văn Đậu, P.6, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM.

Website: http://tdt-event.com/

Môn học này cũng tác động tích cực đến việc học ở trường của con. Tìm ngay lớp học nhảy hiện đại ở TPHCM gần nơi bạn sinh sống và đăng ký cho con học hè. Bạn sẽ cảm nhận bé yêu năng động, vui vẻ và yêu đời, thể chất phát triển vượt trội.

N.Ngân

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Các tuần khủng hoảng của trẻ (wonder weeks): Dấu hiệu và cách vượt qua

Để cùng con trải qua cột mốc tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ một cách êm ái nhất; chỉ có con đường duy nhất là cha mẹ học cách hiểu bé; giải mã từng thông điệp mà bé muốn gửi qua tiếng khóc, ánh mắt khó chịu; hay những cơn cáu bẳn của mình.

Sau khi sinh, cha mẹ không chỉ phải đối mặt với những vấn đề chăm sóc sức khỏe cho bé; tâm sinh lý phát triển của trẻ cũng là vấn đề đau đầu. Khó chịu nhất chính là 10 tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hay còn được gọi đó là “Wonder Weeks”; Tuần phát triển kỹ năng và tinh thần của trẻ. Đây là giai đoạn bé trở nên khó tính hơn. Mọi nếp ăn ngủ bị đảo loạn cho tới khi trẻ thực hiện và hoàn thiện kỹ năng mới.

1. Các tuần khủng hoảng (wonder week) của trẻ là gì?

tuần khủng hoảng của trẻ
Vào giai đoạn tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh, lúc bé “khó ở”, mẹ phải thật bình tĩnh để đồng hành cùng con

Tiến sĩ Hetty van de Rijt và tiến sĩ Frans Plooij, đồng tác giả của cuốn sách nổi tiếng thế giới The Wonder Week định nghĩa tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sau:

[key-takeaways title=””]

Các tuần khủng hoảng của trẻ (the wonder weeks) là thuật ngữ mô tả các giai đoạn phát triển mạnh mẽ của trẻ sơ sinh. Đây là những cao điểm khi các bé phát triển thể chất và tinh thần rất nhanh chóng.

[/key-takeaways]

Các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể xảy ra vào thời điểm sau:

  • 5 tuần tuổi.
  • 8 tuần tuổi.
  • 12 tuần tuổi.
  • 19 tuần tuổi.
  • 26 tuần tuổi.
  • 37 tuần tuổi.
  • 46 tuần tuổi.
  • 55 tuần tuổi
  • 64 tuần tuổi.
  • 75 tuần tuổi.

Hai tác giả sách chia sẻ thêm: “Không một cha mẹ nào có thể “thoát” khỏi tuần những cột mốc ẩm ương này của trẻ. Hai tác giả đã tổng kết được rằng những giai đoạn khó chịu này của trẻ thường gắn liền với ba từ: Bám dính, Quàu quạu và Khóc lóc.

Khủng hoảng tuổi lên 2 là cụm từ mẹ biết đến nhiều hơn so với các cột mốc còn lại vì những biểu hiện của trẻ thời điểm này là rõ rệt nhất. Nhưng mẹ có công nhận rằng trước đó không ít lần bản thân cảm thấy đau đầu vì bé trở chứng. Kiểu như đang ngủ yên lành bỗng thức dậy và khóc thét; dỗ thế nào cũng không nín, rồi có lúc lại bám dính bố mẹ không rời… Cảm giác lúc này là: “Liệu mình có làm gì sai không?”.

2. Cách nhận biết sớm Wonder Week của trẻ

Thực ra cha mẹ vẫn đang làm đúng vai trò quan trọng của mình trong việc chăm sóc và nuôi dạy bé cưng. Cái cách mà bé “chống đối” được coi là tự nhiên trong giai đoạn tuần khủng hoảng của trẻ. Wonder week đánh dấu sự phát triển tuyệt vời về trí tuệ và khả năng vận động.

10 cột mốc trong tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh thường có biểu hiện:

  • Bé khóc đêm nhiều hơn, bám mẹ hơn.
  • Chán ăn, biếng bú.
  • Khó ngủ và thường tỉnh giấc, giấc ngủ không sâu.
  • Dễ trở nên cáu gắt, bực bội, khóc lóc thường xuyên.
  • Muốn được mẹ vỗ về, âu yếm.
  • Tâm trạng thất thường; lo lắng nhiều khi phải chia cách mẹ.
  • Bé có thể hành động một cách hung hăng hơn.
  • Ghen tị nếu có ai đó dành sự chú ý của cha mẹ, người chăm sóc.
  • Nhiều cơn giận dữ bùng nổ (temper tantrum).
  • Gắn bó và âu yếm đồ chơi của mình nhiều hơn.

[inline_article id=283168]

3. Các tuần khủng hoảng của trẻ và cột mốc phát triển

kỹ năng đạt được

5 tuần tuổi:

  • Bé có những chuyển biến về các giác quan.
  • Bắt đầu nhìn vào mọi vật chăm chú hơn, có cảm giác muốn chạm vào mọi vật.
  • Bắt đầu biết cười và nhạy cảm hơn với mùi hương.

8 tuần tuổi:

  • Tuần khủng hoảng của trẻ này đánh dấu sự quan tâm của bé đến đồ chơi.
  • Bé dần khám phá và quan sát các bộ phận của cơ thể của mình.
  • Bắt đầu biết làm những âm thanh gầm gừ nhỏ.

12 tuần tuổi:

  • Bé bỏ ăn, thức khuya nhưng bù lại con cười nhiều hơn và thích nghe những âm thanh với tần số khác nhau.

19 tuần tuổi:

  • Biết cho tay vào miệng mút hoặc cầm nắm để bỏ tất cả mọi đồ vật trong tầm với nhét vào miệng.
  • Biết nhìn theo mẹ hoặc bố.

26 tuần tuổi:

  • Biết cầm nắm, biết ngồi dậy, nhổm người.
  • Có kỹ năng xác định khoảng cách phát triển.
  • Bắt đầu biết hét và cười to.

37 tuần tuổi:

  • Có thể hiểu một số từ, biết bắt chước người khác.
  • Muốn chơi trò chơi và đung đưa theo những bài nhạc quảng cáo.

46 tuần tuổi:

  • Biết trả lời câu hỏi ngắn, biết chỉ vào đồ vật mình muốn.
  • Thích chơi xếp chồng đồ vật.

55 tuần tuổi:

  • Thích vẽ, tự mặc hoặc cởi quần áo

64 tuần tuổi:

  • Biết pha trò, biết nũng nịu, biết nịnh mẹ
  • Bắt chước biểu cảm và hành động của người lớn

75 tuần tuổi:

  • Trẻ cũng sẽ bắt đầu phát triển sự đồng cảm và ít ích kỷ
  • Các kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn.

3. Cách tính Wonder Week cho bé như thế nào?

Để tính Wonder Weeks cho bé, mẹ có thể làm theo các bước sau:

  • Xác định tuổi của bé: Đầu tiên, xác định tuổi của bé từ ngày sinh của bé đến ngày hiện tại. Đây là thời gian trong tháng bé đã sống.
  • Tra cứu Wonder Weeks: Sử dụng cuốn sách hoặc ứng dụng Wonder Weeks (nếu có) để tra cứu tuần kỳ phát triển của bé dựa trên tuổi của bé. Cuốn sách và ứng dụng Wonder Weeks cung cấp thông tin chi tiết về các giai đoạn phát triển và những thay đổi mà bé có thể trải qua trong từng giai đoạn đó.
  • Theo dõi biểu hiện: Theo dõi những biểu hiện phát triển và hành vi của bé trong thời gian tương ứng với Wonder Week đó. Các biểu hiện bao gồm thay đổi trong giấc ngủ, sự thay đổi tâm trạng, khóc nhiều hơn thường lệ, tăng sự quan tâm đến môi trường xung quanh và sự phát triển các kỹ năng mới.

4. Bảng dự đoán tuần khủng hoảng của bé

Biết được đâu là mốc “Wonder Week” của bé sẽ giúp mẹ chủ động và “đỡ stress” hơn; bớt đi những lo lắng không cần thiết khi thấy trẻ quấy khóc thường xuyên không rõ nguyên nhân.

tuần khủng hoảng
Những cột mốc trái tính trái nết trong tuần khủng hoảng của bé mà cha mẹ đang nuôi con dưới 2 tuổi cần biết

Mẹ lưu ý khi theo dõi tuần khủng hoảng của trẻ:

  • Tuần khủng hoảng của bé có thể xê dịch sớm hoặc muộn hơn 1-2 tuần dựa theo bảng trên.
  • Quan trọng là mẹ nhận biết được những triệu chứng tuần khủng hoảng của bé bên cạnh các mốc phát triển kỹ năng của con theo độ tuổi;
  • Theo dõi những kỹ năng bé đang tập như tập lẫy, tập bò, tập đứng… để đoán xem con có đang rơi vào tuần khủng hoảng hay không.
  • Thường thì tuần khủng hoảng sẽ tính theo ngày dự sinh của bé. Các bé sinh non, mẹ nên tính theo ngày sinh dự kiến chứ không phải theo ngày sinh bé.

5. Mẹ cần làm gì trong tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh?

Một số mẹo nhỏ mẹ có thể áp dụng để trải qua 10 tuần êm ái cùng con:

  • Mẹ cần biết tự chăm sóc chính mình: Tuần khủng hoảng của trẻ có thể gây kiệt sức; và do đó, cha mẹ không được bỏ bê bản thân.
  • Tự nhắc nhở rằng quấy khóc chỉ là giai đoạn tạm thời: Bé trong giai đoạn wonder week đeo bám mẹ chỉ vì cảm thấy không yên tâm. ĐIều mẹ cần làm là quan tâm đến bé nhiều hơn; ôm ấp và trấn an trẻ để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Hãy hiểu rằng tuần khủng hoảng của trẻ rồi sẽ kết thúc: Sau “Wonder Week” sẽ là “Sunny Week”. Chỉ vài ngày thôi rồi mọi chuyện sẽ trở lại quỹ đạo ban đầu. Con sẽ lại ngoan, sẽ lại ăn ngủ đều và thôi bám mẹ.
  • Hiểu cho bé khi bé bám víu và lo lắng nhiều hơn: Khi trẻ có thể làm nhiều hơn do sự phát triển thể chất của mình; điều này có thể gây sợ hãi. Mẹ cần cảm thông và động viên trẻ trong giai đoạn wonder week này.
  • Trấn an bé: Cho bé biết rằng con đang ổn; và mẹ vẫn đang ở ngay cạnh bên.
  • Cho con đi ngủ sớm hơn bình thường từ 30-45 phút.
  • Giảm bớt 1 giấc ngày nếu mẹ muốn (áp dụng với tuần 12 – 26 hoặc 37 – 55 hoặc 64).
  • Không ép bé ăn: Tuần khủng hoảng có trẻ có thể gây ra sự thay đổi trong khẩu vị và thói quen ăn uống; nếu trẻ cảm thấy không muốn ăn, và mẹ đảm bảo con đã nạp đủ dưỡng chất thì không cần phải ép bé ăn nữa.

>> Mẹ xem thêm: Nên kỷ luật trẻ 2 tuổi như thế nào để bé ngoan hơn?

cách vượt qua các tuần khủng hoảng (wonder week) của trẻ
Khi bé quấy khóc, mẹ ở bên trẻ vỗ về yêu thương thật nhiều nhé!

Ngoài ra, bí quyết được nhiều bậc phụ huynh đúc kết; và truyền miệng sau khi đã trải qua thời kỳ wonder week đầy khó khăn chỉ gồm 3 từ: “Mặc kệ con”. Vì tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là quá trình phát triển tự nhiên; không thể ngăn ngừa mà chỉ có thể đồng hành. Nên để con được tự do và thoải mái trong không gian riêng của mình bởi trẻ con có quyền được khóc, được quấy.

[inline_article id=74877]

Tất cả những đứa trẻ khỏe mạnh, bình thường đều hay khóc lóc, đều rắc rối, cáu kỉnh và nhặng xị ở cùng một độ tuổi. Và, khi tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh xảy ra, các bé có thể cư xử khiến cả nhà chán chường. Tìm hiểm và dự đoán trước về những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh sẽ giúp bố mẹ cùng con vượt qua những giai đoạn này thật êm ái.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Đánh vần tiếng Việt theo bộ sách cải cách giáo dục

Bộ sách cải cách giáo dục đưa ra hướng dẫn đánh vần tiếng Việt. Phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 cần nắm được nguyên tắc đánh vần cơ bản để dạy con dễ dàng hơn.

Bài viết dưới đây hướng dẫn phụ huynh vài thông tin cơ bản về chủ đề này.

Dạy con đánh vần tiếng Việt 2

Đặc điểm ngữ âm và chữ viết tiếng Việt

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Về ngữ âm, tiếng Việt có nhiều thanh điệu, các âm tiết được nói rời, viết rời, rất dễ nhận diện. Hầu hết các âm tiết tiếng Việt đều có nghĩa nên tiếng (có nghĩa) được chọn làm đơn vị cơ bản để dạy học sinh học đọc.

Về cấu tạo, âm tiết tiếng Việt là một tổ hợp âm thanh có tổ chức chặt chẽ, các yếu tố trong âm tiết kết hợp theo từng mức độ khác nhau:

  • Phụ âm đầu, vần và thanh kết hợp
  • Các bộ phận trong vần kết hợp với nhau một cách chặt chẽ.
  • Vần có vai trò đặc biệt quan trọng trong âm tiết.

Đây là cơ sở của cách đánh vần theo quy trình lập vần (a-mờ-am), sau đó ghép âm đầu với vần và thanh điệu để tạo thành tiếng (lờ-am-lam-huyền-làm).

Cách đánh vần với từ 1 tiếng

Để dạy con cách đánh vần tiếng Việt lớp 1, cần phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái. Một tiếng đầy đủ có 3 thành phần: Âm đầu – Vần – Thanh. Bắt buộc phải có Vần – Thanh trong 1 từ, vì có tiếng không có âm đầu.

Cách đọc vần không có âm đầu

Ví dụ:

  • Tiếng an có vần “an” và thanh ngang, không có âm đầu. Cách đánh vần là a – nờ – an.
  • Tiếng át có vần “at” và thanh sắc, không có âm đầu. Cách đánh vần là a – tờ – át – sắc – át.
  • Tiếng đầu có âm đầu “b”, có vần “âu” và thanh huyền. Cách đánh vần là bờ – âu – bâu- huyền – bầu

Vần đầy đủ có âm đệm, âm chính và âm cuối.

Ví dụ như từ “khuyên” (trong chim vành khuyên) có âm đầu là “kh”, có vần “uyên” và thanh ngang. Trong đó, vần “uyên” có âm đệm là “u”, âm chính là “yê”, âm cuối là “n”. Cách đánh vần là: u-i-ê-nờ-uyên, khờ-uyen-khuyên.

Tiếng “nghiêng” có âm đầu là “ngh”, có vần “iêng” và thanh ngang. Vần “iêng” có âm chính là “iê”, âm cuối là “ng”. Đánh vần là i-ê-ngờ-iêng, ngờ-iêng-nghiêng.

Cách đánh vần với từ 2 tiếng

Với từ 2 tiếng, ta đánh vần từng tiếng. Ví dụ “con gà” đánh vần là cờ-on-con, gờ-a-ga-huyền-gà.

Đánh vần tiếng Việt

5 điều cần biết khi dạy con đánh vần tiếng Việt lớp 1

Thời gian học

Trẻ chuẩn bị vào lớp 1 chưa có khả năng tập trung trong thời gian dài. Khoảng thời gian lý tưởng thu hút trẻ tập trung từ 10-15 phút.

Nên tập cho con thói quen học tập theo khung giờ nhất định. Lâu dần, con sẽ có thói quen tập trung học, không bị chi phối bởi những thú vui khác.

Học đánh vần qua các trò chơi

Trẻ chuẩn bị vào lớp 1 rất bay bổng, hay tưởng tượng và ham chơi. Cách dạy con đánh vần tiếng Việt hiệu quả thông qua các trò chơi vui vẻ, đầy màu sắc.

Bạn có thể mua bộ chữ gắn nam châm, bảng chữ số có hình vẽ minh họa, gắn chúng lên tủ lạnh, tường nhà dễ đập vào mắt con. Mỗi khi con chú ý, dạy con cách ghép vần, cách đọc các ký tự.

Thứ tự cần dạy để trẻ dễ nắm bắt cách đánh vần là dạy con nhớ mặt chữ (chữ thường và chữ in), dấu câu, sau đó mới dạy cách ghép vần.

Dạy con đánh vần tiếng Việt
Gắn những bảng chữ cái màu sắc sinh động, hình minh họa dễ thương gần gũi giúp con dễ nhớ mặt chữ

Tạo tâm lý thoải mái cho con

Trí não của trẻ trong độ tuổi này tiếp thu nhanh nhưng không ghi nhớ tốt. Nếu không ôn luyện thường xuyên, con dễ quên những gì đã học.

Cha mẹ cần hết sức kiên nhẫn, tuyệt đối không la mắng hoặc nặng lời khi con không nhớ bài. Cứ dạy tích tụ từng chút một cho đến khi con nắm được quy tắc đánh vần. Nóng vội sẽ làm con sợ hãi giờ tập đọc.

Thường xuyên ôn tập

Trẻ em nắm bắt tốt khi tiếp cận cái mới. Muốn giúp con ôn tập cách đánh vần, bố mẹ nên đổi mới cách dạy. Thay vì cho con đọc xuôi chữ “con cá”, hãy thử vẽ hình con cá, bên dưới là chữ “Con …á”, để con điền vào chữ còn thiếu.

Còn nhiều cách ra đề thú vị khác, đòi hỏi sự tưởng tượng và tư duy của bạn.

Khen ngợi, khuyến khích

Khi con học tốt, bạn thường xuyên dùng lời khen khuyến khích con. Phần thưởng của con có thể là được xem tivi 10 phút, sau đó trở lại học. Hoặc tặng con quyển sách tô màu.

Bạn có thể đố con đánh vần tên những vật dụng quen thuộc trong nhà, như cái li, cái  nồi, cái ca, cái giường… Ra đề bất cứ khi nào côn cảm thấy hào hứng. Dần dà, con sẽ có kỹ năng đọc.

Đánh vần tiếng Việt khởi đầu sẽ rất khó khăn, nhưng từ từ từng chút một, bạn và con sẽ khắc phục được “đá tảng” cản đường này. Một khi con đã biết đọc, cánh cửa tri thức mở ra dễ dàng hơn. Chúc bé yêu của bạn mau biết đọc và lĩnh hội tốt việc học ở trường nhé!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Lớp học múa cho bé: Top 10 trung tâm dạy múa cho trẻ em

Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các lớp học múa cho bé để phát huy tiềm năng vốn có của mình và đó cũng là bộ môn dễ tiếp cận nhất cho con trẻ.

1. Top 10 lớp học múa cho bé

1.1 Cơ sở nghệ thuật và âm nhạc Sài Gòn – Kids Art & Music Saigon

Cơ sở nghệ thuật và âm nhạc Sài Gòn – Kids Art & Music Saigon
Lớp học múa cho bé tại Kids Art & Music Saigon

Kids Art & Music Saigon (KAMS) là cơ sở đào tạo chuyên sâu về nghệ thuật và sáng tạo cho trẻ em, các cá nhân được khuyến khích và định hướng để phát triển tốt nhất khả năng nghệ thuật của bản thân.

KAMS có các khoá học bộ môn nghệ thuật kết hợp thể chất: Múa ballet cơ bản, nhảy aerobic dành cho trẻ em, tuyển sinh từ 30 tháng tuổi trở lên.

  • Cơ sở chính: 44A, Đặng Dung, P.Tân Định, Q.1 (Giờ hoạt động 9h -> 18h các ngày trong tuần)
  • Cơ sở 2: 27/34 Nguyễn Đình Khơi, P.4, Q.Tân Bình (Giờ hoạt động 9h -> 19h thứ 7, Chủ nhật)
  • Website: https://nghethuatamnhacsaigon.com/

1.2 Học viện nghệ thuật Elite – Elite Arts Academy

Học viện nghệ thuật Elite – Elite Arts Academy
Khóa học trong múa cho bé Ballet tại Elite Arts

Elite Arts Academy (EAA) là sự lựa chọn tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ bởi cơ sở vật chất chuẩn quốc tế tạo ra một nền tảng giáo dục tốt. Với đa dạng các lớp học về nhảy múa như khiêu vũ thể thao ( dance sport), múa cổ điển, múa ballet, múa bụng /belly dance,…

1.3 Trung tâm Saigon Belly Dance

Trung tâm Saigon Belly Dance
Trẻ tham gia khóa học lớp múa bụng cho bé tại trường dạy múa Saigon Belly Dance

Tại trung tâm Saigon Belly Dance cha mẹ có thể cho bé cơ hội trải nghiệm gần như toàn bộ các môn nhảy múa phổ biến nhất hiện nay, thỏa mãn tối đa đam mê nhảy múa của trẻ.

  • Địa chỉ 1 lớp học múa cho bé: 94-96 Đường Số 2, Khu Cư Xá Đô Thành, P.4, Q.3.
  • ĐỊa chỉ 2 lớp học múa cho bé: 85 Phạm Huy Thông, P.17, Q.Gò Vấp.
  • Website: http://www.saigondance.vn/belly-dance.

>> Cha mẹ xem thêm: Tổng hợp truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa mẹ nên mua về cho bé

[inline_article id=298929]

1.4 Trường, lớp dạy học múa cho bé TDT event

lớp học múa cho bé TDT Event
Lớp học múa ballet cho bé giúp bé gia tăng sự tự tin, cải thiện tính linh hoạt

TDT Event chuyên tổ chức các sự kiện với quy mô khác nhau cho cá nhân và doanh nghiệp. Ngoài lĩnh vực tổ chức sự kiện trung tâm cũng chuyên về các khóa học nghệ thuật như các lớp múa ballet, zumba, hiphop, thể dục thẩm mỹ aerobics, múa bụng, múa đương đại,… để luôn tạo được sự phong phú và đa dạng giúp bạn lựa chọn thúc đẩy năng khiếu của trẻ.

  • Địa chỉ 1 lớp học múa cho bé: 20 Lê Thánh Tôn, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
  • Địa chỉ 2 lớp học múa cho bé: 53 Võ Trường Toản, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM
  • Website: http://tdt-event.com/
  • Thông tin liên hệ: 09 08 992 615 hoặc [email protected]

Ngoài ra còn một số các lớp học múa khác cho bé trên địa bàn thành phố như:

1.5 Unicorn Studio là nơi có lớp học múa uy tín cho bé

lớp học múa cho bé: unicorn studio

Unicorn Dance Academy thành lập vào năm 2016; với mong muốn tạo nên một môi trường nghệ thuật chuyên nghiệp, thông qua các hoạt động vận động thể chất, xen lẫn nuôi dưỡng cảm xúc tinh thần, để mang lại sự tự tin vào bản thân và cộng đồng cho trẻ.

1.6 Lớp học múa cho bé: Goldstar Dance Club

lớp học múa cho bé golden star club

Goldstar Dance Club không còn là một cái tên xa lạ. Bởi đây là đơn vị chuyên cung cấp nhạc cụ, thiết bị âm thanh cũng như trung tâm dạy múa chât lượng hàng đầu.

  • Địa chỉ: CLB Sao Vàng, Lầu 1, Phòng 10, Nhà Thiếu Nhi, 292 Âu Cơ, Phường 10, Tân Bình, TP.HCM
  • Website: https://goldstardance.vn/
  • Thông tin liên hệ: 0906.606.107

1.7 Lớp học múa ba lê cho bé: Oriental Belly Dance

oriental belly dance

Oriental Belly Dance đã tạo ra một trung tâm dạy nhảy múa uy tín. Giờ đây những người yêu âm nhạc có thể tìm đến Oriental Belly Dance để học tập những kiến thức mới về âm nhạc.

Trong đó có các khóa học về thanh nhạc, hòa âm phối khí hay các lớp học nhạc cụ. Các bạn trẻ được học với đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao cùng những bài học từ cơ bản đến nâng cao, lý thuyết và thực hành.

>> Cha mẹ xem thêm: Chuẩn bị vào lớp 1: Cách dạy con học chữ Tiếng Việt dễ hiểu

1.8 Trung tâm Music Talent

Music Talent là một trung tâm đào tạo nghệ thuật lớn nhất nhì thành phố Hà Nội; nên phụ huynh có thể yên tâm khi cho bé 4 tuổi học múa tại đây. Trung tâm chuyên đào tạo các bộ môn năng khiếu nghệ thuật dành cho mọi lứa tuổi với đội ngũ giáo viên là các nghệ sĩ, giảng viên của các trường lớn như Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam, ĐH Sư phạm Nghệ thuật TW, ĐH Sư phạm Hà Nội, CĐ Múa Việt Nam….

  • Địa chỉ 1: Số 8 Nguyễn Khắc Hiếu , Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Địa chỉ 2: Số 25 Trần Quốc Hoàn, Nghĩa Tân, Cầu Giấy (Đối diện trường Nguyễn Bỉnh Khiêm).
  • Website: https://musictalent.edu.vn/
  • Thông tin liên hệ: 0914.246.359 hoặc 024.3793.9418.

1.9 Lớp học múa cho bé: Kinergie Studio

Kinergie Studio là trung tâm dạy múa cho bé 4 tuổi được hai nghệ  sĩ múa Đỗ Hoàng Thi Ngọc và Long Sleepy sáng lập. Trung tâm được thành lập với mong muốn đưa nghệ thuật múa đương đại và ballet đến gần hơn với cộng đồng tại Hà Nội. Trung tâm cung cấp đầy đủ các khóa học cho mọi lứa tuổi như Ballet Fit, Ballet dành cho người mới bắt đầu, Ballet cơ bản mở. Ballet nâng cao mở, Ballet cơ bản cho trẻ em.

1.10 Lớp học múa cho bé: Le Cirque

Lớp học múa cho bé: Le Cirque

Le Cirque tự hào là một trong những trung tâm dạy múa cho bé 4 tuổi nổi tiếng tại Hà Nội. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dạy múa, Le Cirque luôn đặt quyền lợi và niềm vui của các bé lên hàng đầu. Trung tâm sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho các bé có nhu cầu phát triển kỹ năng múa.

  • Địa chỉ CS1: Số 6, ngõ 73 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội.
  • Địa chỉ CS2: Tầng 2, Số 256 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Địa chỉ CS3: TTTM Mipec Long Biên (Chân cầu Long Biên), Hà Nội.
  • Website: https://lecirque.vn/.
  • Thông tin liên hệ: 0906 216 232 hoặc 0904 558 232.

2. Mẹ cần quan tâm gì khi chọn lớp học múa cho bé?

lớp học múa cho bé
Lớp học múa cho bé là giải pháp tốt giúp trẻ phát triển năng khiếu

Việc chọn trung tâm các lớp học múa là việc quan trọng nhất bạn cần làm khi quyết định cho con đi học. Khi tìm nơi cho bé học múa bạn hãy lưu ý đến những yếu tố sau:

  • Khoảng cách: Khoảng cách càng gần có thể thuận tiện cho việc đưa đón bé đi học, đảm bảo được thời gian đến lớp đúng giờ.
  • Thời gian: Bạn cần sắp xếp đăng ký cho con học vào thứ 7, Chủ nhật để bé có được thời gian rèn luyện thể chất và thư giãn tinh thần.
  • Người hướng dẫn: Cần lựa chọn nơi có đội ngũ giáo viên có trình độ, được đào tạo bài bản, có thái độ thân thiện và nhiệt tình, yêu trẻ nhỏ.
  • Cơ sở vật chất: Phòng học rộng rãi, thoáng mát đảm bảo vệ sinh và phân loại phòng tập đúng tiêu chuẩn. Dụng cụ phục vụ cho các bé học tập đầy đủ thường xuyên được lau dọn.

>> Cha mẹ xem thêm: Cách dạy bé học toán Finger Math đơn giản và dễ hiểu

3. Lợi ích khi cho bé tham gia lớp học múa

  • Cải thiện tình trạng của tim và phổi.
  • Tăng sức mạnh cơ bắp, sức bền và thể dục nhịp điệu.
  • Phối hợp tốt hơn.
  • Nhanh nhẹn hơn.
  • Tính linh hoạt tốt hơn.
  • Huyết áp khỏe mạnh.
  • Cải thiện nhận thức về không gian.
  • Tăng sự tự tin về thể chất tổng thể.
  • Cải thiện sức khỏe chung và tâm lý.
  • Tự tin hơn.
  • Lòng tự trọng cao hơn.
  • Động lực bản thân lớn hơn.
  • Cải thiện sự khéo léo về tinh thần.
  • Kỹ năng xã hội tốt hơn.

[inline_article id=298721]

Cha mẹ còn chờ gì mà không tìm một địa chỉ lớp dạy múa cho bé ở TP.HCM; tìm địa điểm gần nhà và cho con tiếp cận với môn vận động đầy tính nghệ thuật này?