Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách dạy con trai ngoan không cần roi vọt

Ngay từ nhỏ, hầu hết các bé trai thường dành sự quan tâm cho xe hơi, siêu nhân hay các trò chơi điện tử và gặp khó khăn trong việc tập trung hết tâm trí cho một việc gì đó so với con gái. So với con gái, cách dạy con trai thường cần nhiều thời gian và nỗ lực hơn.

Để nuôi dạy con trai yêu của gia đình hình thành nhân cách tốt tự nhiên từ nhỏ, bạn có thể tham khảo một số nguyên tắc dưới dây.

1. Học khái niệm lịch sự

Trong thời đại công nghệ mà mạng xã hội đang dần thay thế những người bạn thực tế, con đang lớn lên bên những chiếc điện thoại thông minh thì mẹ càng cần phải dạy con trai kỹ năng sống nho nhỏ từ những hành động hằng ngày.

Khái niệm lịch sự không phải sự cao sang, hào nhoáng nào xa xôi mà chính từ những hành động như: Mở cửa cho em, đi ở phía bên ngoài cùng khi đi cùng em gái ở ngoài đường, dành chỗ ngồi của mình cho người gia trên xe buýt… Ngay từ những ngày đi học mẫu giáo, bạn đã có thể bắt đầu dạy trẻ những điều nhỏ này để có thể giúp con trở thành một người đàn ông lịch lãm, có văn hóa, sống có trách nhiệm với mọi người trong tương lai.

2. Biết chịu trách nhiệm với những việc mình làm

Ngay từ khi biết mình có thai bé trai, mẹ đã có những mường tượng ban đầu về một cậu con trai kháu khỉnh, đáng yêu. Và khi bé lớn lên, mẹ lại muốn dạy cho con thật nhiều điều có ích, trong đó đừng quên dạy trẻ sống có trách nhiệm với những việc mình đã làm.

Trẻ cần hiểu rằng, mọi việc làm đều có hậu quả. Vì thế, cùng với việc khuyên bảo trẻ ngay khi làm điều gì không tốt, mẹ cần dạy trẻ sống và cư xử có trách nhiệm với mỗi hành vi của mình ngay từ khi còn nhỏ.

[inline_article id=137523]

3. Lòng dũng cảm

Cùng với các loại xe ô tô, máy bay thì các nhân vật anh hùng cũng  rất thu hút con trai. Cha mẹ hãy dành thời gian giới thiệu cũng như giải thích cho trẻ về hình ảnh của lính cứu hỏa, cảnh sát hay bác sĩ… Khái niệm về sự can đảm sẽ dễ hình dung hơn rất nhiều.

Khi cảnh sát bắt tội phạm là hành động bảo vệ người yếu, giữ gìn trật tự. Đó không phải là hành động tự phát mà là kỹ năng nghề nghiệp là đối mặt với nguy cơ nguy hiểm tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó, con trai sẽ hiểu cách để dám chịu trách nhiệm và chấp nhận rủi ro, cả trong cuộc sống cũng như trong quan hệ với những người khác.

4. Tôn trọng người khác

Mỗi nếp nhà đều có có những quy tắc riêng, chính vì vậy, để trẻ thành công trong xã hội, ngay từ nhỏ, những nguyên tắc trong gia đình ba mẹ cần có cách dạy con trai nghiêm khắc. Đừng quên, bạn chính là tấm gương sáng để trẻ noi theo.

nuôi dạy con
Từ những điều nhỏ nhặt hằng ngày bạn cũng có thể dạy cọn bài học lớn

Ví dụ, khi trẻ nói bậy, cãi ngang lời hay vi phạm bất kỳ nguyên tắc nào đó của gia đình, bạn nên giải thích và đưa ra hậu quả của lời nói và hành vi đó. Trẻ sẽ học cách tôn trọng sự quyết đoán của người lớn trong lời nói, nguyên tắc, chứ không phải là cách người lớn sử dụng bạo lực để áp dụng các quy tắc đó. Nếu không quyết đoán mà luôn ra lý do để thông cảm và bỏ qua cho hành động, con sẽ phát triển thành một người có ít động lực, hư hỏng, và không quan tâm đến bất cứ ai khác.

5. Để bé thể hiện cảm xúc

Chúng ta vẫn thường thấy các chàng trai khi trưởng thành thường kiềm chế nước mắt và cơn tức giận của mình, trong khi các cô gái hay được tự do thể hiện cảm xúc hơn. Vì thế, khi con trai bạn bị khó chịu, bạn nên để bé thoải mái thể hiện cảm xúc, miễn nó không vượt quá tầm kiểm soát. Tất nhiên, ngay sau khi bé bình tĩnh lại, bạn nên nói chuyện với bé để hiểu nguyên nhân và từng cảm  nhận của bé ra sao.

[inline_article id=144252]

6. Dành cho bé nhiều tình cảm

Mỗi đứa trẻ trong gia đình đều cần được quan tâm và nhận sự sẻ chia từ cha mẹ. Đặc biệt khi mẹ bầu em bé hay mải chăm em nhỏ hơn, con thường cảm thấy có chút ghen tỵ. Con trai tuy mạnh mẽ, hiếu động, nghịch ngợm nhưng cũng rất cần tình cảm. Đừng dồn quá nhiều tính thương cho riêng con nào cả và san sẻ qua những cái hôn, những lời hỏi thăm và món quà nho nhỏ cho con trai nhé.

7. Làm quen với âm nhạc sớm

Âm nhạc là những môn học có thể giúp trẻ phát triển trí thông minh tốt hơn. Đó cũng là cách để bạn phát hiện là năng khiếu bẩm sinh của trẻ. Từ khi trẻ 3 tuổi, bạn có thể cho theo học những lớp thanh nhạc cơ bản hoặc học mỹ thuật.

Cùng với một số nguyên tắc trên, cách dạy con trai cũng hiệu quả bởi lời khen ngợi tích cực hợp lý từ cha mẹ. Đừng tiếc lời một lời khen khi trẻ làm việc tốt dù là rất nhỏ.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách thuộc bài nhanh bạn nên dạy cho trẻ

Trí nhớ có nghĩa là ghi nhớ, cũng là quá trình ghi lại những kí ức hoặc sự vật đã xảy ra trong não. Đặc điểm trí nhớ của trẻ tiểu học được chia thành hai giai đoạn:

Thời gian đầu trẻ đi học tiểu học (lớp 1 và 2)

Khả năng ghi nhớ của trẻ còn rất máy móc. Trẻ thường ghi nhớ bằng cách khôi phục nguyên văn các sự kiện của tài liệu. Thời gian đầu bước vào cấp tiểu học, trẻ chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.

Đến giữa lớp 1 và sang lớp 2

Đa số trẻ đã biết ghi nhớ dựa trên cơ sở hiểu nghĩa (ghi nhớ ý nghĩa); biết phân chia tài liệu thành từng ý. Phương thức hiệu quả này của việc ghi và tái hiện tài liệu của trẻ tiểu học không phải do ngẫu nhiên, mà do được sự chỉ dẫn của thầy cô giáo, dần dà hình thành cách thuộc bài nhanh nơi trẻ.

Cùng với việc hình thành các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa và tự kiểm tra, trí nhớ chủ định của trẻ (giai đoạn cuối tuổi tiểu học) phát triển và mang lại hiệu quả trong học tập hơn là trí nhớ không chủ định. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các trẻ…

Hướng dẫn trẻ cách thuộc bài nhanh

Cách thuộc bài nhanh, khả năng ghi nhớ của trẻ cũng giống như các khả năng khác, có thể rèn luyện. Bạn có thể hướng dẫn con trẻ các mẹo vặt sau để ghi nhớ nhanh hơn

Rèn luyện trực tiếp

Cách học thuộc bài

Khi dạy trẻ học một đoạn văn hay đoạn thơ, cách thuộc bài nhanh là học khoảng1- 2 câu/ lần cho đến hết đoạn văn, đoạn thơ. Để trẻ học nhanh và nhớ lâu, không nên bắt trẻ đọc to nhiều lần để nhớ mà nên tuân theo các bước sau:

  •  Đọc to thành tiếng 2-3 lần
  •  Đọc thầm (đọc không mấp máy môi, đọc trong óc, mắt lướt trên hàng chữ mà vẫn nhận biết được nội dung câu vừa đọc) 2-3 lần.
  •  Để trẻ tự đọc thuộc lòng lại cả đoạn văn, đoạn thơ.
  •  Các bước trên giúp cho trẻ quen miệng mà nhớ, hiểu nội dung mà nhớ.

Thời gian đầu trẻ chưa thuộc bài, có thể củng cố trí nhớ của con bằng cách ghi bảng, hay ra giấy, hay nhắc một vài từ đầu của đoạn thơ, đoạn văn để trẻ dễ nhớ khi đọc lại cả đoạn văn, đoạn thơ. Khi trẻ đã đọc tương đối thuộc, xóa dần các từ dùng để nhắc, để trẻ tự nhớ và đọc thuộc lòng.

Cách thuộc bài nhanh

Rèn luyện ghi nhớ ý nghĩa (học thuộc lòng hiểu ý nghĩa)

Muốn nhớ lâu phải ghi nhớ có chủ đích, nghĩa là trẻ phải hiểu nội dung mình học. Cách thuộc bài nhanh bạn cần trang bị cho con là hình thành ở trẻ những biện pháp ghi nhớ ý nghĩa.

Biện pháp ghi nhớ ý nghĩa khi học một đoạn văn, tài liệu:

  • Đọc đoạn văn nhiều lần, vừa đọc vừa nhận biết ý nghĩa của đoạn văn.
  • Chia đoạn văn ra thành những bộ phận ý nghĩa, nêu bật những điểm tựa (ý chính, điểm quan trọng) của đoạn văn.
  • Dựa vào điểm tựa của đoạn văn, dùng lời lẽ của mình để kể lại đoạn văn.

Biện pháp ghi nhớ ý nghĩa khi giải bài tập toán (số học):

  • Đọc kỹ đầu bài
  • Viết tóm tắt đầu bài
  • Trả lời câu hỏi, mỗi số biểu thị cái gì. Tìm ra câu hỏi chính của bài.
  • Hãy hình dung xem trong bài toán nói cái gì (nếu cần hãy vẽ sơ đồ) và nói xem trẻ đã hình dung cái gì.
  • Hãy suy nghĩ xem, trẻ có thể nói được điều gì về con số thu được trong lời đáp: số đó sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn số đã cho trong bài tập
  • Hãy trình bày kế hoạch giải của trẻ
  • Hãy giải bài tập này.
  • Hãy suy nghĩ xem có giải được bài tập đó bằng phương pháp khác hay không? Nếu được thì yêu cầu trẻ giải.
  • Kiểm tra cách giải và viết trả lời.

Cách thuộc bài nhanh

Đặt thơ, vần điệu cho tài liệu cần học

Vần và nhịp điệu của thơ ca, vè, tục ngữ, ca dao để lại trong não những ấn tượng, cảm xúc, và rung động hơn bất kỳ văn tự, hoặc số liệu nào. Nhất là thể thơ lục bát, vần điệu dễ học dễ thuộc. Cách thuộc bài nhanh bạn có thể giúp con là biến những công thức toán học thành một bài văn vần, trẻ có thể ngâm nga học bất cứ lúc nào.

Xen kẽ các môn học

Khả năng tập trung của trẻ tiểu học kém, do đó nếu cố ép con học thuộc bài sẽ phản tác dụng. Học đi học lại mãi một bài gây ra hiện tượng ức chế những dấu vết đã ghi nhớ được.Cho trẻ học xen kẽ là cách thuộc bài nhanh hiệu quả: Sau một khoảng thời gian tập trung chú ý học bài môn này (không quá 35 phút), trẻ nghỉ giải lao chừng 5-10 phút, rồi chuyển sang học bài môn khác. Học theo lối đan xen như thế, trẻ sẽ thấy đầu óc tỉnh táo hơn, dễ ghi nhớ hơn.

Phương pháp nhắc lại

Trẻ tiểu học chỉ có thể thuộc bài lâu nếu được nhắc đi nhắc lại kiến thức cũ. Do đó, khi học bài mới, bạn nên hỏi lại con bạn những kiến thức có liên quan đến bài học từ hôm trước. Ghi nhớ là một quá trình không ngừng củng cố số lần lặp lại càng nhiều, thời gian ghi nhớ càng dài lâu. Càng có những kích thích mới mẻ thì có thể khơi dậy được hứng thú, ghi nhớ sẽ có thể càng mạnh, cho nên phải khơi dậy những hứng thú của kí ức trẻ, lặp đi lặp lại nhiều lần, tuần tự tiến dần sẽ giúp tăng cường sức ghi nhớ của trẻ.

Các yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ

Cách thuộc bài nhanh càng hiệu quả khi trẻ ngồi học ngay ngắn, yên tĩnh, không nên cho trẻ nằm, hay ngồi trên giường khi học bài.Trang bị góc học tập nghiêm túc cho con giúp tăng sự tập trung.

Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng giúp bộ não được nhạy bén, nghỉ ngơi, củng cố và lưu giữ thông tin.

Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của con. Các khoáng chất thiết yếu như chất sắt, các chất khoáng, vitamin B12, B1, chất đạm và quá thừa chất đường thiếu hụt có thể ảnh hưởng khả năng tái hiện của bộ não, làm chậm khả năng nhận lại và nhớ lại thông tin. Bữa ăn cho trẻ phải lành mạnh và cân bằng các nhóm ngũ cốc, rau quả tươi, hải sản, thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Không nên bắt buộc trẻ học bài ngay sau khi ăn no. Vì ăn quá no sẽ làm suy yếu khả năng suy nghĩ, tái hiện thông tin và làm trẻ dễ buồn ngủ, thiếu tập trung khi phải ghi nhớ. Đó là cách thuộc bài nhanh mẹ có thể giúp trẻ để chuyện học hành dễ dàng hơn.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách dạy trẻ 5 tuổi học bảng chữ cái nhanh và hiệu quả nhất!

Cách dạy trẻ 5 tuổi học thuộc bảng chữ cái không giống với các lứa tuổi khác. Khi bé nhỏ hơn, mẹ có thể kết hợp các trò chơi và không cần con phải nhớ hết tất cả các mặt chữ. Ở độ tuổi lên 5, việc nhớ bảng chữ cái được xem là một điều cần thiết khi chẳng bao lâu nữa, con sẽ bắt đầu học bậc tiểu học chính quy.

Dưới đây là các cách dạy trẻ 5 tuổi học thuộc bảng chữ cái nhanh và hiệu quả nhất.

1. Bé trẻ 5 tuổi cần học những gì về ngôn ngữ?

Khi tìm cách dạy trẻ 5 tuổi học thuộc bảng chữ cái; cha mẹ hẳn cũng muốn biết con cần học gì ở giai đoạn này.

Về mặt ngôn ngữ, bé 5 tuổi cần học những gì?

  • Có thể kể những câu đố và chuyện cười.
  • Có thể đếm đến 10 và biết các màu cơ bản.
  • Biết tên của hầu hết các đối tượng phổ biến.
  • Các câu đôi khi gồm sáu từ hoặc dài hơn; với các cụm từ kết hợp.
  • Biết cách mô tả sự vật, hiện tượng nhiều hơn trong các cuộc trò chuyện.
  • Hiểu các mặt đối lập, chẳng hạn như lớn và nhỏ hoặc lên và xuống (tất nhiên là có và không!).

2. Vì sao nên biết cách dạy trẻ 5 tuổi học thuộc bảng chữ cái?

Có nên dạy trẻ 5 tuổi học chữ? Dạy bé 5 tuổi học bảng chữ cái giúp kích thích sự tò mò, muốn khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh bé. Do đó biết cách dạy cho trẻ 5 tuổi học chữ giúp trẻ kích thích tư duy và khả năng ghi nhớ. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ dạy trẻ những chữ cái đơn giản với số lượng ít. Không nên dạy quá nhiều sẽ bị phản tác dụng.

Nguyên tắc trong cách dạy chữ cho trẻ 3-5 tuổi là:

  • Không dạy quá 5000 từ. Nên dạy 2-3 từ ghép trong câu.
  • Nên dạy bé cách phân biệt các câu hỏi như tại sao, bao nhiêu, cái gì, ở đâu,…

Cách dạy học bảng chữ cái cho trẻ 5 tuổi này có thể giúp con diễn tả điều con muốn.

3. Vấn đề khi dạy trẻ 5 tuổi học thuộc bảng chữ cái

Khi dạy trẻ 5 tuổi học thuộc bảng chữ cái, có một số vấn đề phổ biến mà cha mẹ có thể gặp phải, bao gồm:

  • Trẻ thiếu động lực học.
  • Kỹ thuật giảng dạy không phù hợp.
  • Môi trường học tập không thuận lợi.
  • Cha mẹ thiếu kiên nhẫn.
  • Cha mẹ không nhắc lại kiến thức đã dạy.
  • Cha mẹ chưa biết cách động viên bé.

Chính vì thế, đây là các cách dạy trẻ 5 tuổi học thuộc bảng chữ cái nhanh và hiệu quả, có thể khắc phục những vấn đề trên.

4. Cách dạy trẻ 5 tuổi học thuộc bảng chữ cái nhanh và hiệu quả

4.1 Chuẩn bị góc học tập và dụng cụ học tập cho bé

chuẩn bị nơi học chữ

Để giúp trẻ hứng thú bước vào việc học là bước đầu tiên trong cách dạy trẻ 5 tuổi học thuộc bảng chữ cái; cha mẹ cần trang bị cho bé một góc học tập yên tĩnh với kệ sách, sách vở và bút viết… Sự chuẩn bị này cho bé thấy việc học hành là nghiêm túc để bé cố gắng nhiều hơn trong việc học.

Góc học tập của bé nên sắp xếp ở một nơi đủ ánh sáng, yên tĩnh, ít tiếng ồn và tránh xa các thiết bị giải trí như ti vi, điện thoại…

Ngoài ra, cha mẹ có thể trang trí thêm một số thứ hay tranh ảnh, quả đại cầu; và một số thứ khác để khi bước vào giờ học bé sẽ luôn vui vẻ, hứng thú và say mê với việc học.

4.2 Dạy bé học thuộc bảng chữ cái

cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ
cách dạy trẻ 5 tuổi học thuộc bảng chữ cái

Thực ra, từ khi bé 3 tuổi, mẹ đã cho bé làm quen với bảng chữ cái nhưng theo kiểu bé học được bao nhiêu thì học; bé nhớ được chữ nào thì nhớ. Thế nhưng, khi trẻ lên 5 chính là lúc mẹ dạy trẻ hệ thống hóa lại tất cả bảng chữ cái và cho bé học thuộc.

Mẹ lưu ý, ở lứa tuổi này mẹ không nên áp dụng cách dạy trẻ 5 tuổi học thuộc bảng chữ cái như ép bé học quá nhiều chữ một ngày; hay ngồi học quá 30 phút. Mẹ chỉ nên dùng cách dạy trẻ 5 tuổi học ngày vài chữ; và cho bé học thuộc và chỉ cho bé học tối đa 30 phút.

>> Mẹ xem thêm: Cách dạy bé học toán Finger Math đơn giản và dễ hiểu

4.3 Cùng con viết để dạy trẻ 5 tuổi học chữ

Cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ

Khi bé đã thuộc hết mặt chữ cái thì mẹ bắt đầu cho bé tập viết. 5 tuổi trẻ bắt đầu tập viết lúc này tay của bé đã cứng có thể uốn nét chữ theo ý mình. Mẹ nên cho trẻ viết bằng bút chì; và mẹ nên viết chữ cái mẫu làm chuẩn để bé nhìn theo để viết.

Ngoài ra, trong cách dạy trẻ 5 tuổi học thuộc cách viết bảng chữ cái;  để luyện cho trẻ viết chữ thành thạo thì mẹ nên mua thêm sách tập tô để giúp trẻ luyện tay cầm bút cho quen. Khi trẻ bắt đầu tập viết; mẹ cần lưu ý dáng ngồi của trẻ, tay cầm bút sao cho chuẩn. Mẹ nên dạy và chỉnh cho bé ngày từ đầu vì nếu để lâu trẻ đã thành thói quen và khó sửa.

4.4 Đọc sách cho bé nghe mỗi ngày là cách dạy trẻ 5 tuổi học bảng chữ cái

cách dạy trẻ 5 tuổi học chữ
Đọc sách cho bé mỗi ngày là cách dạy trẻ 5 tuổi học thuộc bảng chữ cái

Đọc sách cũng là một cách dạy trẻ 5 tuổi học thuộc bảng chữ cái hiệu quả. Ở lứa tuổi này, trẻ đã phát âm chuẩn, có thể ghi nhớ nội dung của các mẫu chuyện đơn giản và có thể kể lại. Thậm chí, lúc này trẻ đã thuộc bảng chữ cái và có thể đọc một số từ đơn giản.

Vì vậy, việc mẹ cùng bé đọc sách mỗi ngày cũng giúp bé củng cố và rèn luyện kỹ năng đọc chữ cho bé. Mẹ nên chọn mua cho trẻ những câu truyện ngắn, những câu truyện bằng tranh ít chữ, và có nội dung phù hợp với trẻ như truyện cổ tích, truyện về con vật…

Khi đọc sách cho trẻ nghe, mẹ nhớ nên đọc thật biểu cảm, và thay đổi giọng điệu và hóa thân vào nhân vật, điều đó sẽ làm cho bé ấn tượng và nhớ lâu câu truyện được mẹ kể, thậm chí, có thể bé cầm cuốn sách và kể lại được câu truyện mẹ vừa kể xong đấy.

>> Mẹ xem thêm: 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

[inline_article id=226937]

4.5 Lồng ghép việc học chữ vào các trò chơi

lồng ghép việc học chữ với trò chơi
Trẻ 5 tuổi cần biết vừa học chữ vừa chơi để tiếp thu tốt

Trẻ con thường ham chơi hơn ham học, không tập trung được lâu. Vì vậy, trong cách dạy trẻ 5 tuổi học thuộc bảng chữ cái; mẹ cần lồng ghép các trò chơi cho trẻ hứng thú. Mẹ có thể cho bé học bảng chữ cái qua bài hát, qua trò chơi domino.

Với cách học mà chơi, chơi mà học, trẻ sẽ rất thích và sẽ nhớ nhanh bảng chữ cái. Điều này không những áp dụng với dạy chữ cho bé mà khi mẹ dạy bé học toán cũng thế, mẹ cũng nên tìm các trò chơi, trẻ sẽ học tập hiệu quả hơn.

Không có cách dạy trẻ 5 tuổi học thuộc bảng chữ cái nào là hoàn hảo. Vì thế, mẹ nên kết hợp nhiều cách khác nhau. Mẹ có thể mua các trò chơi về lắp ghép bảng chữ cái cho bé chơi. Ngoài ra, mẹ có thể dạy chữ cho bé 5 tuổi ở mọi nơi mọi lúc.

[inline_article id=246830]

4.6 Dán các chữ cái ở nhiều nơi trong nhà 

dán chữ cái nhiều nơi trong nhà
Cách dạy trẻ 5 tuổi học thuộc bảng chữ cái nhanh: Dán chữ trên tường nhà

Lứa tuổi trẻ em rất thích thú khi học chữ với những hình dạng và màu sắc khác nhau. Do đó, cách dạy trẻ 5 tuổi học thuộc bảng chữ cái đó là dán các chữ cái khắp nơi trong nhà. Nên dùng bút viết hoặc tô màu các chữ cái rồi dán ở khắp nơi. Hoặc mẹ có thể hỏi bé và chỉ bé đi tìm.

>> Cha mẹ xem thêm: Giáo dục giới tính là gì? Tầm quan trọng và cách dạy con

5. Lưu ý khi dạy trẻ 5 tuổi học chữ cái

Cha mẹ cần tạo môi trường học tập tích cực và thú vị cho trẻ. Sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp và cá nhân hóa. Đồng thời, đảm bảo môi trường học tập thuận lợi và không gây xao nhãng. Kiên nhẫn và động viên trẻ, không đặt quá nhiều áp lực và không sử dụng hình phạt. Thay vào đó, khuyến khích và khen ngợi trẻ để tạo động lực và tự tin trong việc học.

Mẹ có thể dán chữ cái với nhiều màu sắc sinh động cho bé học hoặc khi đi ra đường thấy biển hiệu quảng cáo có chữ cái mẹ có thể hỏi bé ngay… Tất cả những điều đó sẽ giúp trẻ củng cố và có thể đọc vanh vách mà mẹ không tốn quá nhiều công sức để dạy bé.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Những “tuyệt chiêu” khi dạy trẻ 3 tuổi

Theo các nhà tâm lý học, độ tuổi lên 3 chính là một trong những giai đoạn “chông gai” nhất mà trẻ cùng bố mẹ trải qua. Đây là giai đoạn trẻ phát triển vượt trội về mọi mặt cả về thể chất lẫn tâm lý, trí tuệ. Mà đặc biệt trẻ thay đổi về chức năng tâm lý khiến trẻ có nhiều biểu hiện khủng hoảng mà chính bản thân bé phải đối mặt. Sự thay đổi đó được người lớn cho là lì lợm, bướng bỉnh, và nhiều ba mẹ cảm thấy bất lực trước những thay đổi này của con trẻ. Trong thời kì này, ba mẹ cần phải thấu hiểu tâm lý của con, lúc này trẻ muốn thể hiện sự độc lập, không muốn áp đặt và muốn thể hiện sự sáng tạo của mình. Dạy trẻ 3 tuổi, bên cạnh sự thấu hiểu thì ba mẹ cần có “chiêu” để đối phó với tính cách ương bướng của trẻ.

Giải đáp thắc mắc và trò chuyện cùng con

Dù dạy trẻ 3 tuổi hay ở bất kỳ lứa tuổi nào, sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng, tránh nổi nóng luôn là chìa khóa thành công cho ba mẹ. Riêng ở lứa tuổi này, trẻ thường thắc mắc nhiều thứ, nói luyên thuyên, thậm chí còn cãi lại bố mẹ. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như vậy, thay vì la mắng, quát nạt hay dùng những câu nói phủ nhận, cấm đoán trẻ như “Con không được làm thế này”, “Con có thôi phá đồ đạc đi không” hay “Con nói nhiều quá”, mẹ nên nói chuyện nhiều với con, giải đáp những thắc mắc của con. Chỉnh sửa từ ngữ và những suy nghĩ chưa đúng của con trẻ, giúp trẻ vượt qua những điều còn đang băn khoăn. Khi tư tưởng được “đả thông”, trẻ sẽ trở nên  và có thái độ hợp tác với ba mẹ hơn.

[inline_article id=26782]

Để con thỏa sức sáng tạo

Bé 3 tuổi luôn cố gắng thể hiện tính độc lập của bản thân: Thích chơi đồ chơi theo cách của mình, xem chương trình mà mình thích, mặc bộ quần áo mình chọn. Khi mẹ can thiệp vào bất cứ hoạt động nào của trẻ, tỷ lệ trẻ nổi cáu và đẩy mẹ ra sẽ khá cao. Trong những lúc như thế này, mẹ cần tương tác với con giúp giải tỏa những thắc mắc và cho bé thể hiện những chứng kiến của bản thân. Điều quan trọng là mẹ đừng để con trẻ có tâm lý mình luôn bị người lớn áp đặt, không bao giờ được thể hiện mong muốn của mình. Điều này càng làm trẻ bướng bỉnh và luôn tìm cách phản kháng với người lớn. Đây là một trong những lưu ý quan trọng khi dạy trẻ 3 tuổi!

Cách dạy trẻ 3 tuổi
Không phải chờ đến tuổi teen, ngay cả ở độ tuổi lên 3, trẻ cũng đã bắt đầu “nổi loạn”

Khơi gợi sự chia sẻ từ con

Ở độ tuổi lên ba, trẻ bắt đầu nhận thức về mọi thứ xung quanh, trẻ có thể cảm nhận được xấu đẹp, thiện ác vì vậy trong trẻ hình thành những cung bậc cảm xúc. Trẻ bắt đầu có biểu hiện bướng bĩnh, ghen ghét và phản kháng ý kiến của người lớn. Sỡ dĩ, trẻ có những hành động ngang bướng là do trẻ chưa kiểm soát được cảm xúc của bản thân và trẻ muốn sự độc lập. Vì vậy, khi thấy trẻ ngang bướng mẹ đừng vội quát tháo và đánh đòn con mà nên bình tĩnh, lắng nghe và giải tỏa những buồn bực trong trẻ.

Đặt câu hỏi một cách quan tâm là cách tiếp cận tốt nhất tới những vấn đề khúc mắc của bé. Mẹ đưa ra những câu hỏi như “Tại sao con không thích mẹ bế em”, “Con buồn bực là do mẹ không cho con đi chơi công viên à”. “Con không thích bạn Gấu vì bạn Gấu hay giành đồ chơi của con sao?”… Khi lắng nghe được những giãi bày từ con, mẹ sẽ có định hướng hành vi cho con một cách hợp lý. Khi tâm lý ức chế, buồn bực được giải tỏa, trẻ sẽ trở nên ngoan ngoãn và biết vâng lời người lớn. Nhưng mẹ nên nhớ là luôn có thái độ tôn trọng, không chế giễu hay gạt bỏ những suy nghĩ, lý luận ngô nghê của trẻ.

[inline_article id=60081]

Mẹ không thỏa hiệp!

Khi dạy trẻ 3 tuổi, mẹ nên chú ý đến việc giải quyết tính mè nheo của con. Trẻ nhỏ thường hay mè nheo, bướng bỉnh khi người lớn không đáp ứng những đòi hỏi của các bé. Trong hoàn cảnh này,  mẹ cần giải thích rõ ràng cho trẻ và luôn kiên định ý kiến của mình với những đòi hỏi vô lý của con. Vì chỉ cần  mẹ thỏa hiệp với chúng một lần sẽ tạo tiền lệ xấu cho trẻ. Ví dụ, trẻ đòi ăn kẹo vào buổi tối, bạn không cho nhưng bé lại lăn ra ăn vạ và kết quả là, con được ăn kẹo và lại còn không chịu đánh răng. Những ngày kế tiếp của mẹ chắc chắn sẽ rất vất vả vì tình huống ăn vạ này sẽ lặp đi lặp lại.

Tóm lại, sự bao dung, chia sẻ và thương yêu nhưng không rời bỏ kỷ luật chính là những nguyên tắc nền tảng giúp mẹ thành công trong việc dạy trẻ 3 tuổi để con vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 một cách thành công.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

10 điều không thể thiếu để nuôi dạy con thông minh

Có thể nói, ngoài dinh dưỡng thì những cách để nuôi dạy con thông minh là điều được ba mẹ quan tâm nhất. Trong những năm đầu đời, bộ não của trẻ phát triển hàng triệu liên kết và dần đạt đến kích thước của não người trưởng thành vào năm 6 tuổi. Đây cũng là giai đoạn trẻ học hỏi rất nhanh nên ba mẹ cần chú ý bồi dưỡng cho các kỹ năng của con ngay từ những tháng năm đầu đời. Để nuôi dạy con thông minh, ba mẹ nên xem xét liệu mình đã quan tâm đầy đủ tới những bí quyết dưới đây chưa?

1. Khuyến khích bé cưng học nhạc

Khoa học đã chứng minh âm nhạc có thể thúc đẩy trí thông minh của trẻ. Những em bé được học nhạc thường có kết quả kiểm tra tốt hơn và đạt điểm trung bình đánh giá sinh viên, học sinh cao hơn. Thêm vào đó, đã có bằng chứng cho thấy những bài tập về piano sẽ giúp gia tăng IQ một cách đáng kể.

2. Bữa sáng giàu dinh dưỡng

Bộ não của bé rất cần những dưỡng chất như đường glucose, sắt, vitamin A, vitamin B, kẽm, a-xít folic. Chính vì vậy, mẹ nên giúp bé “bật công tắc” cho ngày mới bằng một bữa sáng thật thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Mẹ biết không, các chuyên gia đã tìm thấy bằng chứng rằng những bé được ăn sáng đầy đủ có một trí nhớ tốt và khả năng tập trung cao hơn.

Tuy đường là năng lượng chính của bộ não, mẹ nên chọn những loại thực phẩm cung cấp chất bột đường được tiêu hóa chậm như gạo, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, khoai… thay vì những loại đường đơn được tiêu hóa nhanh như đường mía và các loại bánh kẹo ngọt vì chúng không hề có lợi cho cơ thể.

Nuôi dạy con thông minh
Chú trọng chế độ dinh dưỡng cũng chính là bồi đắp trí thông minh cho con

3. Chơi trò chơi video

Ở một mức độ vừa phải, được kiểm soát tốt thì những trò chơi video có thể giúp bé phát triển được rất nhiều kỹ năng như:

  • Phối hợp mắt và tay
  • Giải quyết vấn đề
  • Biện giải nhân – quả
  • Rút ra quy luật
  • Ước lượng độ chính xác
  • Kiểm chứng các giả thuyết
  • Suy nghĩ nhanh và phản ứng
  • Ghi nhớ
  • Kỹ năng về không gian
  • Kỹ năng ra quyết định

4. Hạn chế thời gian xem TV

Tuy có rất nhiều chương trình TV hữu ích cho trẻ nhỏ, việc ngồi lì trước màn hình lại không hề tốt cho bé. Nếu mẹ muốn nuôi dạy con thông minh thì không nên cho bé xem TV quá nhiều vì điều này có thể làm giảm khả năng suy nghĩ, sáng tạo của trẻ. Thay vì thời gian xem TV, bé nên được khuyến khích tham gia các trò chơi vận động và học hỏi những kỹ năng mới.

[inline_article id=60541]

5. Những giờ vui chơi tự do

Trẻ con thì luôn thích được vui chơi, và điều này cần thiết cho sự phát triển của bé. Bố mẹ quá nghiêm khắc, hạn chế giờ vui chơi tự do của bé sẽ có thể dẫn tới các vấn đề về tâm lý.

Không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và khả năng phối hợp, những giờ chơi tự do còn giúp con có nhiều cơ hội trở thành một người hạnh phúc và khỏe mạnh khi trưởng thành.

6. Vận động ít nhất 20 phút mỗi ngày

Thực tế, mối liên hệ giữa vận động và trí não vẫn chưa được chỉ rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở trẻ 9-10 tuổi cho thấy rằng, các bé có vận động khoảng 20 phút trước giờ kiểm tra thường có kết quả tốt hơn.

7. Đọc sách cùng con

Đọc sách là phần không thể thiếu trong một kế hoạch nuôi dạy con thông minh. Tuy nhiên, đừng đọc cho bé nghe mà hãy đọc sách với bé. Để con chủ động tham gia vào viêc đọc sách, mẹ có thể để bé chọn lựa cuốn sách, câu chuyện mà mình muốn, sau đó cùng đọc và sáng tạo với con để tạo ra sự tương tác chặt chẽ trong lúc đọc sách. Điều này rất tốt cho trí tưởng tượng, khả năng ghi nhớ và tư duy của bé.

[inline_article id=1026]

8. Ngủ đúng giờ là chìa khóa cho trí thông minh

Những em bé được ngủ đúng giờ sẽ có khuynh hướng đạt kết quả cao hơn ở những môn học như toán, tập đọc và ngôn ngữ.

Các bé ở tuổi mầm non nên được ngủ khoảng 12 tiếng mỗi ngày, trong khi các bé ở tuổi tiểu học cần từ 10 đến 11 tiếng. Giấc ngủ này bao gồm cả giấc ngủ đêm, ngủ ngày.

9. Khen ngợi sự nỗ lực của bé

Ba mẹ không nên dùng những câu khen ngợi chung chung như “giỏi quá” mà cần gắn với một hành động, một nỗ lực cụ thể của bé. Ví dụ: “con tự cất đồ chơi ngăn nắp quá”, “con vẽ đẹp lắm, mẹ rất thích…” Và quan trọng hơn cả là khen sự nỗ lực của con.

10. Học một ngoại ngữ

Việc cho bé học ngôn ngữ thứ hai từ khi còn nhỏ cũng tạo ra tác động tích cực đến việc nuôi dạy con thông minh. Một vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các bé nói song ngữ có khả năng tập trung tốt hơn khi đối diện với một số thông tin nhất định.

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Học vẽ tranh màu nước có lợi thế nào với trẻ?

Ngày càng có nhiều phụ huynh cho trẻ học vẽ không chỉ bởi những lợi ích cho trí não, năng khiếu nghệ thuật riêng mà còn bởi các bức tranh là nơi quả thể hiện tư tưởng và các trạng thái cảm xúc ẩn giấu bên trong tâm hồn của trẻ.

Lợi ích không thể bỏ qua của vẽ tranh màu nước

Không cần phải có năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh, vẽ là môn học mà bất kỳ trẻ nào cũng có thể tham gia. Từ một bức tranh đơn giản tới khả năng vẽ màu nước điêu luyện sẽ được rèn luyện qua thời gian. Dưới đây là một số lợi ích từ việc cho trẻ học vẽ sớm:

Tăng khả năng tập trung:

  • Từ những điều quan sát được mỗi ngày, trẻ có thể vẽ lên những bức tranh tuyệt vời. Vẽ tranh giúp trẻ rèn luyện thị lực, khả năng quan sát thế giới xung quanh.
  • Bắt đầu đứng trước giá và cọ vẽ trẻ sẽ tập trung hoàn toàn. Chính những lúc này, những thông tin được lưu trữ sẽ hiện rõ, trí nhớ tăng cường và trẻ thể hiện mọi suy nghĩ về sự vật, hiện tượng qua mỗi nét vẽ.

Kích thích tư duy trừu tượng:

Khi ở độ tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu có thế giới riêng tuy rõ ràng nhưng vẫn có chút hơi hướng cổ tích với nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ lạ. Nếu cho trẻ làm quen với vẽ sớm, bạn sẽ thấy rõ điều này qua mỗi bức tranh trẻ hoàn thành. Kích thích tư duy trừu tượng cũng là một cách giúp bộ não tăng khả năng ghi nhớ.

Rèn luyện suy nghĩ đa chiều:

Khi theo học các lớp học vẽ từ nhỏ, càng lớn trẻ càng được dạy nhiều trường phái vẽ khác nhau. Chính điều này rèn luyện những suy nghĩ đa chiều cho trẻ. Sử dụng màu sắc và hình khối kèm theo tư duy hình ảnh, khả năng di chuyển mở… trẻ sẽ không thể học được nếu không vẽ.

Kênh thông tin cảm xúc:

Là một loại hình nghệ thuật thể hiện cảm xúc cá nhân từ bên trong, giống như âm nhạc, khiêu vũ, vẽ giúp trẻ biểu lộ những cảm xúc khó diễn tả nhất trong tư tưởng.

Trẻ học vẽ
Trẻ học vẽ sử dụng tay phải, phát triển kỹ năng vận động tinh, kéo theo kích thích bộ não, gia tăng nhận thức và hiểu biết của trẻ về cuộc sống xung quanh.

Dạy trẻ học vẽ tranh màu nước

Nếu như khi còn nhỏ trẻ sẽ được làm quen với màu sáp thì ở độ tuổi tiều học, trẻ sẽ được”nâng cấp” với màu nước. Để trẻ học và vẽ được một bức tranh màu nước ưng ý bạn cũng cần dạy trẻ một số điều sau:

Chọn màu nước:

Hãy tham khảo ý kiến của giáo viên dạy vẽ hoặc các kênh thông tin tin tưởng trước khi quyết định chọn mua cho trẻ một bộ màu nước đủ chất lượng. Đừng quên, trẻ cũng có thể đóng góp ý kiến. Theo nhiều ý kiến từ các giáo viên dạy vẽ, màu tốt không hẳn đồng nghĩ với việc phải tốn quá nhiều tiền. Trước khi mua bất kì hộp màu nước nào hãy thử màu và so sánh.

Cần tránh các loại màu có đề “wash­able” (dễ dàng chùi sạch), vì những màu này thường không đẹp và phai màu dễ dàng, gây khó khăn cho quá trình vẽ

Chọn và thử cọ trước khi vẽ:

Chọn mua cho trẻ nhiều chổi vẽ với các kích thước khác nhau. Trẻ cũng cần biết cần phải thử cọ trước khi vẽ vi điều này giúp trẻ biết chắc cọ có đủ ẩm và màu có đúng sắc độ mà mình muốn hay không.

Thêm nước khi vẽ màu nước:

Gọi là màu nước chắc chắn phải pha màu với nước nhưng phải cho thêm bao nhiêu nước mới đạt được sắc độ màu cho bức tranh ưng ý. Điều này phụ thuộc thời gian học cũng như kỹ năng của trẻ. Từ lớp vẽ màu sáp tới màu nước thường trẻ chưa có thói quen thêm nước vào màu. Bạn nên góp ý với trẻ nếu bức tranh trông quá dày và đậm màu.

Rửa riêng cọ vẽ:

Nếu trẻ có ý thức tự học và tự giác bạn chỉ cần nhắc nhở một lần. Việc rửa riêng cọ vẽ sẽ giúp trẻ giữ gìn dụng cụ cho lần kế tiếp và sắp xếp chỗ học gọn gàng hơn. Thói quen cất cọ vẽ vào cùng chỗ với hộp màu có thể thuận tiện khi lấy đồ vẽ nhưng cũng có thể làm dính màu ướt vào thân cọ và giây ra tay khi sử dụng.

Học vẽ
Bộ dụng cụ học vẽ

Gợi ý một số địa chỉ dạy vẽ màu nước cho trẻ tiểu học:

  1. Trung tâm sáng tạo quốc tế Wow Art: 97 A Phó Đức Chính, Q.1
  2. Trung tâm Mỹ Thuật – Đồ Họa Ứng Dụng ZEST ART: 482/15/12 Điện Biên Phủ, Q.10
  3. Lớp Mỹ Thuật Moon Art: Số 07 Tòa Nhà Liên Kế Chung Cư Phú Thọ, Đường Lữ Gia, P.15, Q. 11

Một số tiêu chuẩn gợi ý chọn lớp học vẽ

Cho trẻ học vẽ tại những lớp học vẽ chất lượng sẽ giúp bạn yên tâm hơn. Những cuộc khảo sát gần đây cho thấy một số điểm chung khi chọn lớp học vẽ cho trẻ như sau:

  • Cơ sở vật chất: Đây có lẽ là yếu tố mà hầu hết phụ huynh quan tâm khi chọn bất kỳ lớp năng khiếu nào cho trẻ. Lớp học chính là không gian cho trẻ sáng tạo. Một phòng học rộng rãi thoáng mát sẽ giúp trẻ thoải mái khi học tập.
  • Số lượng học viên: Không quá nhiều cũng không quá ít, khoảng từ 3-4 trẻ một lớp để giáo viên có thể quan sát sự tiến bộ cũng như thấy điểm yếu của để dễ dàng chỉnh sửa. Có thêm bạn học trẻ học vẽ cũng cảm thấy hứng thú hơn.
Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách dạy trẻ 4 tuổi học số

Học đếm với những quyển sách rực rỡ sắc màu

Dùng sách tập đếm là một cách dạy trẻ 4 tuổi học số hiệu quả. Những cuốn sách học đếm dành cho trẻ mầm non hết sức phong phú và sinh động với những hình ảnh cụ thể và màu sắc bắt mắt. Mỗi trang sách là một con số tương ứng với một con vật hay đồ vậy nào đó. Mẹ sẽ cùng bé lật các trang sách và đọc to lên các con số như: 1 bông hoa, hai cây kem, 3 cái trống, 4 cây kẹo mút, 5 quả cam… Với cách học này bé sẽ dễ dàng nhớ những con số từ 1-10, sau đó mẹ tăng dần lên cho bé học đến con số 20.

Tập đếm những đồ vật trong nhà

Mẹ có thể cho bé đếm những đồ vật quen thuộc trong nhà, rồi đặt ra những câu hỏi cho bé như nhà mình có bao nhiêu cây quạt, có bao nhiêu chiếc ghế, có bao nhiêu chiếc mũ bảo hiểm, có bao nhiêu bàn chải đánh răng… Từ những câu hỏi đó sẽ kích thích trẻ trả lời và hào hứng tập đếm.

Dạy trẻ 4 tuổi học số
Những món đồ chơi dễ thương sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình dạy bé học số

Cùng nhau vào bếp

Trẻ con thường rất tò mò và muốn làm những công việc mà người lớn làm. Nếu được mẹ cho vào bếp cùng mẹ bé sẽ rất thích chí đấy. Ở độ tuổi lên 4, bé đã có thể làm được một số việc nhỏ để giúp đỡ chuyện bếp núc của mẹ. Khi cho bé vào bếp, mẹ có thể nhờ con lấy thức phẩm cho mẹ, như con lấy cho mẹ một quả chanh, hai quả ớt, mấy tép tỏi… Để có thể làm những việc mẹ nhờ thì bé cần phải đếm chính xác. Sau khi chế biến món ăn xong, mẹ có thể nhờ bé dọn bàn ăn cho cả gia đình.

[inline_article id=1038]

Mẹ dặn con dọn chén, tô, muỗng, đũa đủ cho các thành viên trong gia đình. Ví dụ, nhà có 4 người thì con cần dọn bao nhiêu cái chén, bao nhiêu cái muỗng và bao nhiêu đôi đũa. Từ đấy, bé sẽ phải học đếm và tính toán chính xác mới có thể dọn đúng số chén đũa ra cho mọi người dùng.

Mẹ thấy không, những hoạt động tưởng chừng đơn giản này lại là cách dạy trẻ 4 tuổi học số hiệu quả lắm đấy!

Học thuộc số điện thoại

Việc nhớ số điện thoại của người thân trong gia đình rất hữu ích đối với bé. Bé vừa học và ghi nhớ các con số mà còn phòng những bất trắc có thể xảy ra. Mẹ nên tập cho bé ghi nhớ dãy số điện thoại bằng cách tách quãng, ngắt ra, như 3/3/4. Hoặc đơn giản hơn mẹ có thể sáng tác một bài thơ ngắn gắn kèm với những con số cũng giúp bé nhớ nhanh hơn.

Một cách dạy trẻ 4 tuổi học số khác là mẹ có thể chơi trò thử gọi điện thoại cho ai đó, có như vậy trẻ sẽ bắt buộc phải nhớ số thì mới gọi được. Hoặc mẹ có thể ghi ra những dãy số cho trẻ tập bấm số, và những dãy số mẹ tưởng tượng ra như số điện thoại của cửa hàng đồ chơi, của hàng bánh, của cửa hàng quần áo… cho bé đóng vai người mua gọi điện những chỗ này bằng điện thoại đồ chơi và trẻ sẽ tưởng tượng ra những tình huống để nói chuyện.

Chơi trò điền số 

Mẹ con có thể cùng chơi trò chơi này, mẹ dùng giấy trắng vẽ lên các hình đơn giản và cho bé đếm số hình vẽ và điền con số cụ thể vào những hình vẽ đó. Mẹ có thể vẽ hình chiếc kẹo, bút, cục tẩy, bông hoa… bé sẽ rất hứng thú đếm hình và điền số đúng vào cho hình.

[inline_article id=4269]

Thử tài tinh mắt của con

Mẹ đưa ra một bức tranh có rất nhiều đồ vật và thử tài của con. Mẹ yêu cầu con hãy tìm cho mẹ 3 chiếc ly, 2 cái nồi, 5 cái chén… Trong bức tranh nhiều đồ vật đó, bé sẽ phải tinh mắt để chỉ ra nhanh những yêu cầu của mẹ.

Dạy bé 4 tuổi học số là điều cần thiết cho cuộc sống của bé. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên dạy trẻ 4 tuổi học toán theo phương pháp đơn giản, gần gũi và dễ ghi nhớ bằng các trò chơi có tính ứng dụng thực tế. Những cách dạy con mang tính lý thuyết, ép buộc thường không hiệu quả, nhất là với trẻ ở độ tuổi mầm non, nhà trẻ, khi các bé chưa chính thức bước vào trường lớp.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Mẹo dạy bé học tiếng Anh qua bài hát

Kho tàng những bài hát tiếng Anh thiếu nhi giống như trợ giảng cho mẹ trong giờ ngoại ngữ. Tập hát nhạc tiếng Anh có rất nhiều lợi ích cho bé. Bé vừa có thể cải thiện vốn từ vựng, vừa luyện phát âm chính xác. Bên cạnh đó, kĩ năng nghe cũng được rèn luyện mỗi ngày. Để giúp bé học tiếng Anh qua bài hát hiệu quả, mẹ tham khảo những nhóm chủ đề và bài hát gợi ý dưới đây nhé.

1. Học về màu sắc

I can sing a rainbow

Đây là một ca khúc dễ thương để bé có thể học được các màu sắc. Bài hát liệt kê đầy đủ các màu sắc làm nên chiếc cầu vồng. Sau khi tập hát xong bé có thể thuộc làu những màu cơ bản. Học tiếng Anh theo cách này thật đơn giản và sinh động phải không mẹ?

I Can Sing A Rainbow 
Red and yellow and pink and green
Purple and orange and blue
I can sing a rainbow,
sing a rainbow,
sing a rainbow too.

Listen with your ears,
Listen with your eyes,
and sing everything you see,
Now you can sing a rainbow,
sing a rainbow,
sing along with me.

Tôi hát về chiếc cầu vồng

Màu đỏ và vàng cùng hồng và xanh
Mày tím và cam cùng xanh da trời
Tôi hát về chiếc cầu vồng
Hát về chiếc cầu vồng
Hát về chiếc cầu vồng

Hãy lắng nghe nhé
Hãy lắng nghe nào
Và cùng hát lên màu mà bạn thấy
Bây giờ bạn có thể hát về cầu vồng
Hát về chiếc cầu vòng
Hát cùng tôi nào

I See Something Blue và I See Something Pink

Hai bài hát nổi tiếng này cũng giúp bé học được rất nhiều màu sắc bằng tiếng Anh. Mẹ có thể tìm thấy bài hát dễ thương này dưới dạng hoạt hình trên các kênh thiếu nhi nổi tiếng như Super Simple Song.


The Color Train Song!

Nhân vật Bob The Train – Chuyến tàu Bob rất quen thuộc với các bạn nhỏ. Cùng với chuyến tàu này, bé sẽ được tìm hiểu về các màu sắc rực rỡ của thế giới xung quanh.

2. Bài hát về bảng chữ cái

The ABC Song

Ca khúc về bảng chữ cái chắc ai cũng đã biết là ca khúc ABC Song. Ca khúc giúp bé làm quen với bảng chữ cái quốc tế một cách dễ dàng. Để khởi đầu việc cho bé học tiếng Anh qua bài hát, mẹ nên chọn những bài hát cực kỳ đơn giản như ABC Song.

The Phonics Song

Nhưng ngoài ra cũng có những ca khúc khác, dễ thương không kém như là Phonics Song. Mỗi chữ cái trong ca khúc đều được gắn liền với một con vật, đồ vật cho bé dễ liên tưởng. Mời mẹ tham khảo.

A is for apple a a apple ,
B is for ball b b ball,
C is for cat c c cat,
D is for dog d d dog,
E is for elephant e e elephant,
F is for fish f f fish,
G is for gorilla g g gorilla,
H is for hat h h hat,
I is for igloo i i igloo,
J is for juice j j juice,
K is for kangaroo k k Kangaroo,
L is for lion l l lion,
M is for monkey m m monkey,
N is for no n n no,
O is for octopus o o octopus,
P is for pig p p pig.
Q is for question q q question,
R is for ring r r ring,
S is for sun s s sun,
T is for train t t train.
U is for umbrella u u umbrella,
V is for van v v van,
W is for watch w w watch,
X is for box x x box.
Y is for yellow y y yellow
Z is for zoo z z zoo.
So many things for you to learn about,
So many ways to sing a song

3. Ca khúc về bộ phận cơ thể

Có khá nhiều ca khúc tiếng anh giúp bé học về bộ phận cơ thể. Tuy vậy ca khúc bắt tai và dễ nhớ nhất có lẽ là Skeleton Bones và Head, Shoulders, Knee and Toes. Hai ca khúc này giới thiệu cho bé một vài bộ phận căn bản trên cơ thể. Lợi thế của hai ca khúc này là có thể khiến bé nhảy nhót và theo lời bài hát. Như vậy là vừa kết hợp học ngôn ngữ và vận động.

4. Ca khúc về những con số

Ứng cử viên sáng giá cho các con số là ca khúc 10 Little Indians Boys, Five Little Ducks, Ten in the Bed  và 5 Little Monkeys Jumping in the Bed. Có lẽ vì giai điệu dễ nghe và dễ thương nên các ca khúc này rất được lòng các bạn nhỏ. Cùng con tập đếm số thôi nào, mẹ ơi!



5, Ca khúc về con vật.

Bé học tiếng Anh qua bài hát nào sẽ biết thêm về con vật? Chắc chắn là Mc Donald has a farm rồi. Nhưng bên cạnh đó mẹ cũng đừng quên ca khúc BINGO và Hickory Dickory Dock hay Let’s go to the zoo.


 

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

So độ lợi hại của phương pháp Glenn Doman

Phương pháp Glenn Doman, cách thức giáo dục bé từ sớm hiện đang “làm mưa làm gió” làm các mẹ cuốn cuồng tìm hiểu và áp dụng. Vậy Glenn Doman là gì? Nó mang lại lợi ích như thế nào? Có ưu và nhược điểm gì? Cùng nhau tìm hiểu, mẹ nhé!

Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman
Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm tiên tiến, khoa học, được áp dụng trên nhiều quốc gia

Phương pháp Glenn Doman là gì?

Glenn Doman là vị giáo sư đã sáng lập nên Viện nghiên cứu về thành tựu tiềm năng của con người (IAHP) và là người tiên phong trong lĩnh vực phát triển trí tuệ cho trẻ em. Ông đã nghiên cứu và sáng lập nên phương pháp giáo dục trẻ ngay từ sớm và được đặt theo chính tên của mình – Glenn Doman.

Nội dung phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman được thể hiện kỹ lưỡng trong 7 quyển sách, trong đó 5 quyển đã có mặt tại Việt Nam: Dạy trẻ thông minh sớm: Dạy trẻ biết đọc sớm; Dạy trẻ học toán; Tăng cường trí thông minh cho trẻ; Dạy trẻ về thế giới xung quang. Trong mỗi lĩnh vực sẽ hướng dẫn cho mẹ một cách cụ thể với các giáo cụ, không gian học, cách chuẩn bị tâm lý…

  • Dạy trẻ thông minh sớm: Trình bày cách đánh giá mức độ phát triển giác quan và khả năng vận động của trẻ. Cũng như cách thiết lập chương trình giúp tăng cường và thúc đẩy các kỹ năng.
  • Dạy trẻ biết đọc sớm: Nội dung giải thích cách bắt đầu và mở rộng các chương trình học đọc, cách phát triển tiềm năng học đọc ở bé.
  • Dạy trẻ học toán: Dạy trẻ học toán bằng cách phát triển tư duy và các kĩ năng lập luận.
  • Tăng cường trí thông minh cho bé: Là một chương trình giáo dục chuyên sâu giúp bé đọc chữ, làm toán hay học được tất cả mọi thứ.
  • Dạy trẻ về thế giới xung quanh: Giúp bé khai thác các tiềm năng tự nhiên để tăng cường khả năng học hỏi bất cứ điều gì.

[inline_article id=62295]

Cách thức dạy trẻ theo phương pháp Glenn Doman

Phương pháp Glenn Doman được luyện tập với 2 loại thẻ: Thẻ Dot Card dùng để dạy trẻ phân biệt được số lượng và học làm quen các phép toán. Thẻ Flash Card giúp trẻ nhận dạng được mặt chữ, nhớ nhiều từ vựng. Các loại thẻ này thể hiện nhiều chủ đề khác nhau như hình ảnh, cây cối, con vật, chữ số…

Thẻ học Glenn Doman
Thẻ học Glenn Doman gồm có Flash Card và Dot Card

Đầu tiên mẹ chọn sẵn một chủ để để dạy cho bé, tùy theo độ tuổi mà mẹ cho bé học nhiều hay ít. Lúc đầu mẹ có thể chọn ra 3 thẻ và đưa lên trước mặt bé với khoảng cách hợp lý. Để cho bé nhìn từ 1-3 giây rồi tráo sang tấm thẻ khác, cứ như vậy lặp đi lặp lại ngày 3 lần.

Lưu ý dành cho mẹ

  • Bắt đầu dạy cho bé càng sớm càng tốt
  • Để bé tự học và tự nhớ. Không bao giờ hỏi lại bé đây là con gì? Màu gì? Hay cái gì?
  • Luôn kết thúc buổi học trước khi bé chán
  • Chỉ dạy khi bé thật sự vui vẻ
  • Khen ngợi, khuyến khích bé khi trả lời đúng

[inline_article id=103718]

Ưu và nhược điểm của Glenn Doman

Glenn Doman là phương pháp giáo dục bé từ sớm được áp dụng trên nhiều quốc gia. Tuy mới đưa vào Việt Nam được vài năm nhưng lại nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều bố mẹ. Mặc dù lợi ích mà Glenn Doman mang lại rất thiết thực nhưng bên cạnh đó vẫn có ý kiến cho rằng không nên bắt ép bé học quá sớm cũng như không phù hợp với môi trường giáo dục truyền thống.

Ưu điểm

  • Là một phương pháp giáo dục khoa học, tiên tiến
  • Có thể áp dụng tại nhà ngay từ khi con mới sinh ra
  • “Người thầy” chính là ba mẹ nên càng tăng thêm sự gắn bó giữa ba mẹ và bé

Nhược điểm

  • Ba mẹ phải dành rất nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu phương thức phù hợp nhất để dạy cho con
  • Cần phải thật kiên trì và kiên trì để có kết quả như mong đợi
  • Chi phí đầu tư cho các giáo cụ khá lớn

Mỗi đứa trẻ đều có tính cách cũng như sự phát triển khác nhau. Thay vì ép con theo mong muốn của mình, mẹ nên dạy con phát huy những điểm nổi bật của mình. Phương pháp Glenn doman chỉ là một trong những cách giáo dục trẻ từ sớm. Mẹ không cần quá ép mình và bé. Ba mẹ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, miễn bạn dành thời gian, sự kiên nhẫn và tình yêu thương cho bé.

Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Các dạng phỏng và cách trị phỏng tại chỗ

Dù chăm trẻ cẩn thận, đã lường trước hầu hết các tình huống trẻ có thể bị phỏng tuy nhiên luôn có những tai nạn bất ngờ vì tính hiếu động và ưa khám phá của trẻ. Bị bỏng khó tránh nhưng luôn có cách trị phỏng an toàn cho mỗi trẻ.

Phỏng bô xe máy

Nguyên nhân có thể do trẻ bất cẩn. Bạn cần làm mát vùng da bị bỏng bằng cách dội nước liên tục lên vùng bị bỏng trong 15 phút. Nếu có thuốc mỡ hoặc thuốc dạng xịt nên bôi ngay để vết bỏng nhanh lành.

Băng lại bằng gạc đã tiệt trùng, thay băng sau 24 giờ. Rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý. Không nên chọc vỡ bóng nước mà để tự vỡ. Đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm tra nếu có dấu hiệu bị nhiễm trùng.

Bỏng lửa, nước sôi

Điều này rất dễ xảy ra với những trẻ hiểu động. Nếu chẳng may trẻ bị bỏng, cần nhanh chóng đưa trẻ tránh xa nguồn gây bỏng. Nếu vết bỏng phía trong quần áo cần cởi bỏ và đưa trẻ đến vòi nước xả chậm từ 15-20 phút để giảm nhiệt, viêm nhiễm và độ sâu của vết thương.

Khi bị bỏng, bóng nước nổi lên làm trẻ cảm giác khó chịu

Nếu vết bỏng dính vào quần áo thì không nên cởi bỏ đồ mà xả nước ngay lập tức. Không dùng nước lạnh, nước đá trong tủ lạnh làm mát da. Dùng băng gạc hoặc vải sạch che phần bị bỏng.

Kiểm tra độ sâu của vết bỏng, nếu trẻ chỉ bị bỏng nhẹ, cấp độ 1 thì sau khi sơ cứ có thể điều trị tại nhà. Nặng hơn, ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến bác sĩ chuyên môn để điều trị kịp thời.

Phỏng hóa chất ở mắt

Trong các tiết học ở phòng thí nghiệm hay ở nhà cất hóa chất không để ý, trẻ vô tình nghịch và hóa chất văng vào mắt gây tổn thương, nặng có thể bị mù.

Cách trị phỏng trong trường hợp này: Rửa sạch hóa chất bằng cách giữ đầu trẻ cúi, mắt không bị thương nằm trên, mở vòi nước lạnh dội qua mắt bị đau trong 20 phút. Đắp một miếng khăn sạch lên trên vùng mắt bị bỏng.

Sau khi sơ cứu, chuyển trẻ tới cơ sở ý tế gần nhất để được điều trị. Mang theo nhãn mác và loại hóa chất làm trẻ bị bỏng để bác sĩ dễ nhận biết nguyên nhân cụ thể.

Bỏng do điện giật

Bạn nên ngắt ngay cầu dao tổng, dùng cây gỗ để gạt bỏ dây điện, kéo trẻ ra xa nguồn điện. Nếu trẻ bất tỉnh, chuẩn bị hô hấp nhân tạo.

Bỏng điện rất nguy hiểm nếu không kịp thời sơ cứu

Làm mát vết bỏng bằng cách giữ vùng bị thương ít nhất 10 phút dưới nước lạnh đang chảy. Đắp vải sạch hoặc một túi nilon sạch lên vị trí bị bỏng.

Bỏng nắng

Di chuyển quá nhiều dưới trời nắng gắt có thể gây ra hiện tượng này. Da trẻ rất nhạy cảm với các tia cực tím có hại, bỏng nắng trên vùng rộng cần được điều trị sớm.

Nếu trẻ có dấu hiệu khó chịu nên đưa bé vào chỗ râm mát hoặc phòng lạnh, nhiệt độ 28 độ C. Cho trẻ uống nước mát.

Làm dịu những vùng da bị bỏng đỏ bằng thuốc bôi ngoài da calamine hoặc kem thoa sau khi đi nắng. Nếu trẻ bị rộp da hoặc có dấu hiệu say nắng hãy gọi bác sĩ để nhận lời tư vấn thích hợp.

Bỏng nắng rất dễ gặp vì hầu hết các gia đình Việt đều di chuyển bằng xe gắn máy, vì vậy cần nhắc trẻ luôn phải đội nón, mặc áo quần, và bôi kem chống nắng khi ra ngoài nắng. Cho trẻ mặc quần áo chống tia cực tím khi đi nắng.

Cách trị phỏng cho mỗi loại bỏng mà bạn cần nhớ nhất là tránh đưa trẻ tránh xa nguyên nhân bị bỏng, hạ nhiệt và sát khuẩn để tránh viêm nhiễm cho vùng da bị tổng thương. Bỏng có thể không gây hiểm tới tính mạng nhưng không được sơ cứu đúng cách thì gây mất thẩm mỹ về sau cho trẻ.