Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Trẻ bị bỏng bôi gì tránh để lại sẹo?

Bỏng nước sôi, bỏng bô xe máy hay đơn giản là bỏng nắng là những dạng bỏng thường gặp trong cuộc sống. Bước đầu tiên quan trọng nhất là hạ nhiệt cho vết thương. Sau đó, đánh giá độ sâu của vết bỏng và việc quyết định bị bỏng bôi gì cho trẻ mới là bước cuối cùng.

Đánh giá độ sâu của vết bỏng

Y học hiện đại chia bỏng thành 3 cấp độ chính:

Cấp độ 1: Da có dấu hiệu đỏ lên nhưng không có bóng nước. Chỉ lớp da nông nhất bị ảnh hưởng. Nếu trẻ bị bỏng cấp độ này vết thương sẽ nhanh lành và không để lại sẹo. Dạng bỏng ở cấp độ này là bỏng nắng.

Ở mỗi cấp độ bỏng khác nhau mức độ liền sẹo của da sẽ khác nhau

Cấp độ 2: Do sơ ý chạm vào một vậy gây bỏng, da bị tổn thương sâu hơn, bị phồng bọng nước gây đau và bất tiện trong các hoạt động thường ngày. Trường hợp này không nên chọc bọng nước vỡ ra. Da tuy bị tổn thương nhưng vẫn có thể tái tạo được, được sơ cứu và điều trị đúng cách sẽ không để lại sẹo.

Cấp độ 3: Vết bỏng sẽ hủy hoại toàn bộ độ dày của da. Ở cấp độ này bị bỏng do tiếp xúc với hơi nóng quá lâu hoặc bỏng do hóa chất, điện. Dấu hiệu nhận biết là vết bỏng có màu trắng hoặc màu ngà, không có cảm giác đau đớn vì các tế bào thần kinh cảm giác đã bị tê liệt. Trẻ bị bỏng độ 3 chắc chắn sẽ để lại sẹo dù có điều trị đúng cách.

Bị bỏng bôi gì?

Nếu nhận định trẻ bị bỏng cấp độ 1 hoặc 2, bạn có thể sơ cứu và điều trị tại nhà. Cấp độ 3 cần đưa ngay tới bác sĩ hoặc bệnh viện chuyên khoa bỏng. Sau khi loại bỏ nguyên nhân gây bỏng và hạ nhiệt cho trẻ, bạn có thể :

  • Bỏng độ 1: Dùng nha đam (lô hội) để điều trị. Bôi gel nha đam hoặc cắt lá tươi thành từng đoạn, xẻ mỏng, áp vào da để nhựa cây tiếp xúc trực tiếp với vết bỏng giúp giảm đau và nhanh lành vết thương.
bi bong boi gi 1
Nha đam có tác dụng giảm đau và làm vết bỏng mau lành
  • Bỏng độ 2: Sát khuẩn cho vết thương mỗi ngày bằng nước muối sinh lý. Bôi silver sulfadiazine 1% (Silvirin, Silvadene) lên vết bỏng. Dùng dụng cụ đã vô trùng bôi kem lên vết thương giúp nhanh lành và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Lưu ý, mỗi lần bôi cần nhiều kem, nếu sau khi thay băng, toàn bộ kem bôi lần trước đã thấm vào băng, không còn đọng lại trên bề mặt vết bỏng thì bạn dùng thuốc chưa đủ. Khi thấy phần da bị bỏng bong, có lớp da màu đỏ nằm phía dưới, bạn có thể ngừng bôi thuốc cho trẻ.

Phòng tránh bỏng

Phòng bỏng hơn chữa bỏng, vì vậy hãy để các nguyên nhân gây bỏng ở xa trẻ. Đối với trẻ thường xuyên phải giúp đỡ bố mẹ nấu ăn hoặc yêu thích nấu nướng, cần phải hướng dẫn trẻ thao tác nấu ăn an toàn như: Quay cán xoong, nồi, chảo vào phía bên trong; bê xoong, nồi đang nấu ăn bằng tấm lót tay; không để quần áo gần ngọn lửa, cách dập lửa khi có đám cháy nhỏ…

bi bong boi gi 2
Nếu trẻ yêu thích nấu ăn, cần dạy trẻ những quy tắc an toàn với lửa, nước, dầu ăn

Trong tủ thuốc y tế ở nhà, luôn để chai xịt bỏng, thuốc mỡ đặc trị. Mọi thành viên trong gia đình cần phải biết vị trí của các vật dụng quan trọng này. Khi đưa trẻ đi chơi xa cũng cần mang theo nước lọc và thuốc đề phòng trường hợp trên đường không có trạm dừng chân hay hiệu thuốc.

Bỏng ở trẻ lớn như độ tuổi tiền dậy thì không còn quá nguy hiểm như trẻ sơ sinh và ấu nhi tuy nhiên, ngay cả người lớn cũng có vấn đề với bỏng thì bạn cũng không nên chủ quan với trẻ.

Da của trẻ vẫn chưa đạt được độ dày như khi trưởng thành, sẽ bị bỏng nhanh hơn. Chỉ cần 10s với nước 70 độ C là bị bỏng độ 3. Vì vậy, ngoài việc quan tâm trẻ bị bỏng bôi gì bạn cũng nên biết cách phòng bệnh cho trẻ.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ: Học mà chơi, chơi mà học

Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ một cách sành sỏi có thể chưa thích hợp. Độ tuổi này trẻ còn ham chơi, thích khám phá và chưa đủ trường thành để tập trung và ngồi yên một chỗ quá lâu để học chữ. Hơn nữa, ở lứa tuổi này, chỉ nên dạy trẻ nhận diện chữ cái chứ chưa thể dạy viết cho trẻ vì tay trẻ chưa đủ khéo léo để cầm bút uốn theo ý muốn của mình.

Việc dạy chữ cho bé ở lứa tuổi này không nên gò ép quá mức vì khiến trẻ căng thẳng và sinh ra tâm lý sợ học về sau. Vì vậy, cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ phải thật nhẹ nhàng; theo kiểu “học mà chơi mà học” thông qua những trò chơi sau nhé.

1. Dạy trẻ 4 tuổi học những gì trong bảng chữ cái tiếng Việt?

Theo Bảng chữ cái chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2019; có 3 yếu tố quan trọng để cha mẹ dạy cho trẻ 4 tuổi bao gồm: [1] Nguyên âm; [2] Phụ âm; và [3] Các dạng chữ cái.

1.1 Nguyên âm

Bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm 12 nguyên âm đơn; và 7 nguyên âm đôi. Cha mẹ nhớ lưu ý bé những nội dung sau:

  • 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
  • 7 nguyên âm đôi: ia, yê, iê, ua, uô, ua, ươ.
Cách phát âm nguyên âm
Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ: Bảng phát âm nguyên âm

Trong cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ cái nguyên âm; cha mẹ ý những điều sau để giúp bé phát âm dễ dàng hơn:

  • Hướng dẫn kỹ cặp nguyên âm có phát âm tương tự nhau: [a, ă, â]; [e, ê]; [o, ô, ơ] – Cha mẹ chú ý hướng dẫn kỹ bé đọc; điều chỉnh khẩu hình miệng; và lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi bé đọc đúng.
  • Không có nhiều từ ngữ trong tiếng Việt mà chứa hai nguyên âm cùng lúc. Cha mẹ đừng quên nhắc trẻ 4 tuổi ghi chú điều này để tránh sai chính tả. Một số ngoại lệ bao gồm: Nồi xoong; kẻ soọc; v.v.
  • Có tồn tại nguyên âm không thể không có phụ âm đi kèm: bao gồm ‘a’ và ‘ă’. Trẻ 4 tuổi cần ghi chú kỹ.
  • Nên dạy trẻ 4 tuổi học chữ trực tiếp và đúng cách: Học trực tiếp giúp trẻ tập trung hơn; có nhiều hứng thú và động lực hơn. Đồng thời, cha mẹ cũng dạy con dễ dàng hơn; điều chỉnh kịp thời những lỗi sai khi bé phát âm.

1.2 Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ Phụ âm

Bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm 17 phụ âm đơn; và 9 phụ âm ghép. Cha mẹ nhớ lưu ý bé những nội dung sau:

  • 17 phụ âm đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
  • 9 phụ âm ghép: ph, th, tr, ch, gi, nh, ng, kh, gh.

Một số ví dụ từ chứa phụ âm ghép cha mẹ có thể dạy để trẻ 4 tuổi học chữ đúng cách và nhanh hơn:

  • Phụ âm ph: phúng phính, phong phanh.
  • Phụ âm th: thỏ thẻ, thương thương, tha thứ.
  • Phụ âm tr: trinh trắng, trơ trẽn, trong trẻo.
  • Phụ âm ch: chuồn chuồn, chúm chím.
  • Phụ âm gi: gió, giúp, gióng, giảng.
  • Phụ âm nh: nhiều, nhớ nhung, nhà.
  • Phụ âm ng: ngọc ngà, ngon, ngụ ngôn.
  • Phụ âm kh: khách, khế, không, khúc khích.
  • Phụ âm gh: ghen ghét, ghẻ, ghế, ghe.

Ngoài ra, đặc biệt có một phụ âm được cấu tạo từ 3 ký tự; đó là âm “ngh”. Âm tiết này thường được dùng trong các từ như nghề nghiệp, nghiêng nghiêng,…

1.3 Cách dạy trẻ 4 tuổi học dạng chữ

Có 3 dạng chữ cái chính cha mẹ cần giúp trẻ ghi nhớ; bao gồm: [1] Chữ cái in hoa; [2] Chữ cái in thường; và [3] Chữ cái viết tay.

Cách dạy trẻ 4 tuổi học và phân biệt các dạng chữ cái:

  • In hoa: Kích thước các chữ: chiều cao bằng nhau. Nét chữ đứng, thường không có chân.
  • In thường: Kích thước các chữ không đều nhau. Một số chữ có chiều cao thấp hơn [a, ă, â, c, e, ê,…] chữ khác [b, d, h,…].
  • Chữ viết tay: Các nét chữ mềm mại, điệu đà; đa số chữ đều có chân; và uốn lượn kiểu cách hơn là các thứ tiếng phương Tây.
cách dạy trẻ 4 tuổi các dạng chữ cái in thường, in hoa
Cách dạy trẻ 4 tuổi các dạng chữ cái in thường, in hoa

2. Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ giúp bé tiếp thu nhanh

2.1 Dạy tên và âm thanh đơn giản của mỗi chữ cái

Khi nói đến việc dạy trẻ em bảng chữ cái, hãy nhớ rằng không có cách nào sai hoặc đúng. Cha mẹ có thể muốn dạy con mình tên chữ cái cùng với âm thanh của trẻ với tốc độ phù hợp với con.

Với tất cả các chữ cái mà trẻ em cần học, phương pháp này có thể giúp trẻ bớt khó hiểu hơn. Nó cũng có thể giúp họ liên kết từng chữ cái với âm thanh của nó một cách nhanh chóng hơn.

2.2 Vừa học chữ cái vừa thực hành bảng chữ cái với trẻ 4 tuổi

Quan sát những thứ xung quanh nhà và kết hợp chúng vào các hoạt động khác nhau; để cho phép trẻ 4 tuổi học các chữ cái riêng lẻ hoặc toàn bộ bảng chữ cái.

Một hoạt động đơn giản là để trẻ em tìm một đồ vật trong nhà bắt đầu bằng một chữ cái cụ thể. Cha mẹ cũng có thể chơi trò chơi có tên “Tôi do thám bằng con mắt nhỏ”; sử dụng các chữ cái thay vì màu sắc. Hoặc, chỉ cần yêu cầu họ hát bài bảng chữ cái khi trẻ đang rửa tay.

2.3 Đưa trẻ 4 tuổi bảng in chữ cái

Bảng in chữ cái
Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ bằng bảng in

Sử dụng bảng in chữ cái đơn giản và dễ hiểu giúp củng cố kiến ​​thức của trẻ 4 tuổi vì cách cấu trúc của chúng. Ngoài việc giúp con phát triển kỹ năng nhận dạng chữ cái; bản chất của những hoạt động này còn giúp tăng cường khả năng phối hợp tay mắt và kỹ năng vận động tinh của con.

Internet cung cấp rất nhiều bản in miễn phí và trả phí để giúp trẻ em học bảng chữ cái. Các hoạt động độc đáo và đầy màu sắc có sẵn sẽ giúp trẻ hứng thú hơn.

2.4 Đọc sách theo chủ đề là cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ

Cha mẹ có thể bắt đầu đọc sách bảng chữ cái cho trẻ em khi còn nhỏ. Việc lặp lại giúp trẻ làm quen với bảng chữ cái từ sớm.

Sách bảng chữ cái là vật dụng quen thuộc của các bậc cha mẹ khi dạy con chữ cái. Chỉ cần ghé thăm một hiệu sách hoặc thư viện địa phương; cha mẹ sẽ có rất nhiều lựa chọn tuyệt vời.

2.5 Cách chơi các hoạt động đa giác quan để dạy trẻ 4 tuổi học chữ

Các hoạt động học tập bằng sử dụng một hoặc nhiều giác quan khác nhau để nâng cao khả năng học tập. Những hoạt động này thúc đẩy trải nghiệm học tập vì trẻ em được kích thích theo nhiều cách.

Một số trẻ học nhanh, trong khi những trẻ khác có thể cần nhiều thời gian hơn và lặp đi lặp lại để học bảng chữ cái. Trẻ em có xu hướng học tốt nhất khi cha mẹ kết hợp các hoạt động đa giác quan khi dạy bảng chữ cái.

Dưới đây là một số hoạt động cha mẹ có thể làm:

  • Vị giác: Khi dạy chữ B, hãy lấy một vài quả chuối và cho trẻ cắn.
  • Mùi hương: Chơi trò chơi đoán. Khi dạy chữ O, hãy bịt mắt trẻ lại và cho trẻ ngửi một quả cam. Và sau đó hỏi trái cây bí ẩn là gì.

Với các hoạt động đa giác quan, cha mẹ tạo ra thời gian vui chơi có ý nghĩa cho trẻ khi trẻ học tên và âm thanh của từng chữ cái.

3. Các trò chơi dạy trẻ 4 tuổi học chữ vừa vui vừa hiệu quả

3.1 Chơi trò chơi tô màu

Mẹ nên giúp bé làm quen với mặt chữ bằng trò chơi tô màu mà hầu như trẻ nào cũng thích. Mẹ in khổ lớn trên nền giấy trắng và cho bút màu với nhiều màu sắc để trẻ tô lên những chữ cái đó. Hướng dẫn cho trẻ tô mỗi chữ cái là một màu và mẹ dạy trẻ cách đọc tên những chữ cái đó như chữ A màu đỏ, chữ B màu xanh, chữ C màu vàng…

cach-day-tre-4-tuoi-hoc-chu-1
Thay vì dùng cách dạy bắt ép trẻ 4 tuổi học chữ, mẹ nên giúp bé cảm nhận việc học như một trò chơi thú vị

3.2 Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ: Chơi trò cắt dán

Trò chơi này là một trong những cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ nhẹ nhàng, giúp trẻ củng cố việc ghi nhớ các chữ cái đã học.

Đây vừa là hoạt động vui chơi mang tính chất kiểm tra lại “kiến thức” chữ cái mà bé vừa mới học.

  1. Với trò chơi này, mẹ sẽ viết chữ cái bé đã được học vào một tờ giấy khổ rộng chữ bé vừa học
  2. Sau đó mẹ cho bé tìm kiếm trong các cuốn sách báo cũ các hình ảnh liên quan đến chữ cái đó; dán các hình ảnh bé tìm được vào xung quanh chữ mẹ viết.

3.3 Chơi trò câu cá

Với trò chơi thú vị này bé sẽ vừa chơi vừa học và ghi nhớ các chữ cái nhanh nhất đó.

Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ bằng trò chơi câu cá:

  1. Các mẹ in hình cá trên nền giấy màu với những màu sắc khác nhau, mỗi màu tương ứng với mỗi chú cá.
  2. Sau đó, lần lượt viết lên trên mình mỗi chú cá là một chữ cái.
  3. Dùng dụng cụ đục lỗ trên lưng cá và gắn vào chúng một chiếc kẹp giấy bằng kim loại.
  4. Làm cần câu với mỗi đầu phây là một thanh nam châm.
  5. Đến đây, bé có thể bắt đầu trò chơi một cách hứng thú với việc câu chữ và đọc to chữ cái bé vừa được câu.

3.4 Tìm chữ cái đúng là cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ

cach-day-tre-4-tuoi-hoc-chu-2
cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ: Không chỉ chơi ở nhà, mẹ có thể cùng bé chơi trò tìm chữ ở siêu thị, công viên hoặc các trung tâm mua sắm

Trò chơi này khá đơn giản nhưng lại dạy bé 4 tuổi học chữ rất lý thú. Bé sẽ hào hứng khi tìm ra đúng chữ cái mẹ vừa đọc. Với trò chơi này, mẹ có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi cho trẻ như khi hai con đi siêu thị, ra đường thấy biển hiệu quảng cáo hay khi bắt gặp một dòng chữ nào đó mẹ có thể cho bé tìm kiếm chữ đó.

Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ bằng trò chơi tìm chữ rất đơn giản.

  1. Mẹ đặt bảng chữ cái trước mặt bé.
  2. Sau đó đọc to một chữa cái nào đó và lặp lại chữ cái đó vài lần.
  3. Nhiệm vụ của bé lúc này là lắng nghe và tìm đúng chữ cái mẹ vừa đọc.

3.5 Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ: Chơi trò đập búa

Thêm một cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ vui nhộn và sinh động.

  1. Mẹ đặt 5-6 chữ cái trước mặt bé và cho bé cầm chiếc búa đồ chơi.
  2. Khi mẹ đọc đến chữ cái nào thì bé sẽ dùng búa đập lên bảng chữ cái đó.
  3. Mỗi lần mẹ dứt điểm đọc chữ cái lên thì bắt buộc con phải đập búa xuống.
  4. Mẹ tăng tốc lên, bé sẽ rất hứng thú khi được thể hiện sự nhanh nhạy của mình.

3.6 Chơi lò cò

Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ bằng trò chơi lò cò:

  1. Mẹ vẽ xuống nền nhà một số chữ cái, sau đó mẹ cho bé đứng ở ô trung tâm.
  2. Sau đó, nhảy lò cò qua chữ cái mà mẹ đọc lên. Trò chơi này buộc bé phải nhớ mặt chữ cái vừa cho con vận động vui chơi rất bổ ích.

Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ sẽ trở nên khó khăn vô cùng nếu gò ép trẻ theo khuôn khổ cứng nhắc. Ở lứa tuổi này mẹ phải nắm bắt tâm lý của trẻ, trẻ không thích gò bó. Vì vậy mẹ phải tạo ra một sân chơi lý thú cho trẻ, cho trẻ trải nghiệm vừa chơi vừa học sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong đầu bé.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Trẻ biết nói sớm có thông minh không? Dấu hiệu trẻ có IQ cao

Trong những năm tháng đầu đời nếu trẻ đạt được các cột mốc phát triển quan trọng sớm là điều mà cha mẹ thực sự mong muốn. Đặc biệt là khi bé những câu nói bập bẹ đầu tiên. Nhưng trẻ biết nói sớm có thông minh không?

1. Trẻ biết nói khi nào? Các giai đoạn tập nói của bé

Trẻ biết nói sớm có thông minh không là một vấn đề được rất nhiều mẹ thắc mắc. Ngôn ngữ là một quá trình học tập lâu dài. Tuy nhiên cha mẹ cần biết sự phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên rất quan trọng. Bởi đó sẽ là cơ sở nền tảng cho khả năng nói và hiểu của trẻ sau này.

Trước khi biết trẻ nói sớm có thông minh không; cha mẹ cần hiểu các giai đoạn tập nói của bé; để hiểu “sớm” là khi nào.

Trẻ từ 3-12 tháng

  • Trẻ 3 tháng: Bé phát ra âm thanh thỏ thẻ, ríu rít.
  • Trẻ 6 tháng: Bắt đầu bập bẹ, bi bô; âm thanh như giai điệu.
  • Trẻ 12 tháng: Bập bẹ giống như đang nói chuyện với người khác; nói từ đầu tiên.

Như vậy, trẻ biết nói sớm sẽ được hiểu là bé biết nói trước khi được 1 tuổi.

Trẻ 18 tháng tuổi

  • Có vốn từ vựng khoảng 5 đến 40 từ, chủ yếu là danh từ.
  • Sử dụng “xin chào”, “tạm biệt” và “làm ơn” khi được nhắc nhở.
  • Lặp lại từ ngữ khi được dạy hay nghe trong cuộc trò chuyện của người lớn.
  • Nói được những từ đơn, từ ghép. Nói từ 8 đến 10 từ mà người khác có thể hiểu.
Các giai đoạn tập nói của trẻ
Trẻ biết nói sớm có thông minh không? Mẹ cần hiểu sớm là trước khi bé 1 tuổi

Trẻ 2 tuổi

  • Lúc này vốn tự vựng của bé đã khá nhiều và biết bắt đầu ghép từ lại với nhau để tạo thành những câu ngắn.
  • Trẻ sẽ hiểu được những gì người khác nói và ngược lại; cha mẹ cũng hiểu được bé đang muốn nói gì.

Trẻ 3 tuổi

  • Trẻ đã có thể nói những câu phức tạp hơn, rõ chữ hơn, chính xác hơn.
  • Nếu quan sát mẹ sẽ thấy bé rất hay tự nói chuyện trong lúc chơi.

Trẻ 5 tuổi

  • Bây giờ trẻ đã sử dụng ngôn ngữ một cách khá tốt và lưu loát.
  • Biết kiểm soát giọng điệu cũng như kết hợp với ngôn ngữ cơ thể để thể hiện.
  • Trẻ có thể tham gia vào bất kỳ cuộc trò truyện nào với nhiều chủ đề khác nhau.
  • Câu nói đầy đủ có chủ ngữ vị ngữ, mang tính logic; và bé sẽ có vô vàn những câu hỏi thắc mắc cần ba mẹ giải đáp ở lứa tuổi này.

2. Trẻ biết nói sớm có thông minh không?

Trẻ biết nói sớm có thông minh không
Trẻ biết nói sớm có thông minh không?

Trẻ biết nói sớm có thông minh không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, theo Hiệp hội của Trẻ thiên tài; những đứa trẻ thông minh có thể bắt đầu nói sớm khi bé được 9 tháng tuổi. Như vậy, trẻ biết nói sớm có thông minh không; câu trả lời là có mẹ nhé.

[key-takeaways title=””]

Nhưng mẹ cũng cần lưu ý, nói sớm là một dấu hiệu của trẻ thông minh; nhưng không nói sớm không phải ý chỉ là bé không có IQ cao. Một số đứa trẻ thiên tài có thể bỏ qua giai đoạn tập nói; và bắt đầu nói trọn vẹn một câu ngay khi bé cất tiếng.

[/key-takeaways]

Dấu hiệu trẻ có IQ cao

  • Bé có người bạn tưởng tượng.
  • Bé rất tỉnh táo khi còn là trẻ sơ sinh.
  • Trẻ mới tập đi có khả năng tập trung chú ý lâu hơn.
  • Có dấu hiệu phát triển ngôn ngữ từ sớm: biết nói sớm.
  • Phát triển các kỹ năng vận động sớm. Một số trẻ thông minh thuận cả hai tay.

[video-embeb title=’Những đặc điểm con thường được di truyền từ bố’ description=” url=’https://youtube.com/embed/8hnnlzu-kQk”>’ ][/video-embeb]

Trẻ biết nói sớm, ngoài thông minh còn có gì tốt không?

Sự phát triển ngôn ngữ từ sớm còn giúp phát triển nhận thức; hoạt động của não bộ; và hỗ trợ khả năng giao tiếp cũng như thể hiện; hiểu được cảm xúc của bản thân. Hơn nữa còn hỗ trợ tư duy và giải quyết các vấn đề cho sự phát triển sau này của trẻ. Theo đó, thay vì lo lắng không biết trẻ biết nói sớm có tốt không; mẹ hãy vui mừng lên nhé!

Trẻ biết nói sớm là có thông minh nhưng không có nghĩa rằng mọi kỹ năng khác của bé cũng được phát triển với tốc độ tương ứng. Chẳng hạn, một em bé 18 tháng tuổi biết nói rất nhiều câu, từ; nhưng thường thì bé vẫn còn tập bước đi, tập leo cầu thang, tập chạy; và vẫn chưa biết cách kiểm soát chuyện đi tiêu, tiểu của mình như bao em bé khác ở cùng lứa tuổi này.

[inline_article id=110458]

3. Có cách nào để tập trẻ biết nói sớm và thông minh không?

Sau khi chào đời trẻ dành phần lớn thời gian ở bên cha mẹ; vì vậy, sự tương tác giữa bố mẹ và con cái là điều cực kỳ quan trọng. Cách tốt nhất để khuyến khích và tập cho bé nói sớm chính là tích cực thường xuyên nói chuyện với bé.

Cách tập nói cho bé
Trẻ biết nói sớm có thông minh không tùy thuộc vào việc cha mẹ có nói chuyện với bé thường xuyên không

– Hãy đối xử và nói chuyện với bé như một người “hiểu chuyện” thật sự. Mặc dù vẫn chưa hiểu nội dung nhưng qua đó sẽ giúp bé cũng cố vốn từ.

– Khi bé bắt đầu biết bập bẹ, phản ứng lại với âm thanh mẹ sẽ thấy cuộc đối thoại trở nên thú vị hơn rất nhiều. Đôi khi bé còn cảm thấy vui và phấn khích.

– Tuy vẫn chưa thể nói nhưng trẻ đã biết dùng cử chỉ của cơ thể để diễn đạt mong muốn của mình. Bé sẽ lắc đầu như thể đang muốn nói “không”; hoặc chỉ vào một món đồ chơi nào đó với nét mặt hào hứng để thể hiện rằng “con muốn”. Mẹ hãy cố gắng quan sát; và đáp ứng lại những nhu cầu của con; việc làm này sẽ khuyến khích bé giao tiếp nhiều hơn.

– Giới thiệu từ mới cho bé là điều quan trọng, hãy tạo điều kiện để bé được tiếp xúc liên tục với những từ ngữ khác nhau trong hiều hoàn cảnh cụ thể để bé dễ nhớ hơn.

– Khi đã biết nói sơ sơ mẹ cần khuyến khích bé kể chuyện; bất cứ là câu chuyện gì về những điều trong quá khứ, hiện tại hay kế hoạch cho tương lai.

– Đọc sách cho trẻ không chỉ giúp trẻ biết nói sớm mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của trẻ sau này. Hãy đọc và chia sẻ những câu chuyện thú vị hoặc liên kết với những gì đang xảy ra trong cuộc sống.

Tóm lại, trẻ biết nói sớm có thông minh không?

Để biết trẻ biết nói sớm có thông minh không; mẹ không chỉ cần dựa vào những nghiên cứu khoa học đã có mà cần tỉ mỉ quan sát con. Trí thông minh không phải tự nhiên mà có; nó phụ thuộc rất nhiều vào cách nuôi dạy của cha mẹ. Do đó, muốn con thông minh; mẹ cần theo sát để có phương pháp giáo dục phù hợp với tính cáchtừng giai đoạn phát triển của trẻ.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

10 mẹo dạy con hòa nhập với bạn bè, trường lớp

Trẻ 6 tuổi lần đầu biết đến môi trường học đường sẽ đầy bỡ ngỡ, hoang mang. Trường mới, lớp mới, bạn mới…, trẻ sẽ thấy áp lực và lo sợ nếu không có bố mẹ ở bên cạnh và dạy con học cách nhanh chóng hòa nhập với trường lớp tiểu học.

Dạy con tạo mối quan hệ tốt với giáo viên

Trẻ nhỏ rất cần sự gần gũi với người lớn, nhất là khi đến lớp không có bố mẹ bên cạnh. Vì vậy, bạn phải tạo cho trẻ mối quan hệ tốt với giao viên từ những ngày đầu đến trường.

Theo nhiều chuyên gia tâm lý, để trẻ hạn chế khóc và dễ dàng hòa nhập với trường lớp, thầy cô cần phải gần gũi, quan tâm, giúp đỡ trẻ. Nếu cha mẹ cảm thấy trẻ không thoải mái khi đến lớp, hãy liên hệ ngay với giáo viên của bé. Chỉ cần giải thích rằng trẻ chưa ổn khi phải đến lớp và hy vọng giáo viên quan tâm, giúp đỡ để trẻ cảm thái thoải mái như ở nhà. Bất kỳ giáo viên có kinh nghiệm nào cũng sẽ hiểu và chú ý đến trẻ nhiều hơn.

10 mẹo dạy con hòa nhập với bạn bè, trường lớp
Cảm giác tin cậy, yêu thương cô giáo tiểu học sẽ giúp con bớt sợ, bớt e dè khi đến trường học

Đi học cùng con

Cùng trẻ đến trường để trẻ không cảm thấy bị bỏ rơi, dù trường tiểu học con theo học có dịch vụ đưa rước bằng xe buýt đi chăng nữa. Trong giai đoạn đầu làm quen môi trường học đường, sự có mặt của cha mẹ trong sân trường, cùng con đến lớp, cùng con tham gia các hoạt động của trường sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn và thích ứng tốt với trường lớp hơn.

Đi học cùng con
Mẹ nên đi học cùng con thời gian đầu đến trường, cho con quen môi trường mới

Tạo niềm vui giúp con cười mà quên đi những lo lắng

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng lo lắng, sợ hãi và cảm thấy đến trường là một điều vô cùng khó khăn. Vì thế bố mẹ cần khéo léo tạo niềm vui để giải phóng những lo lắng của trẻ, giúp trẻ thoải mái hơn khi đến lớp.

Dạy con học cách đặt tên cho các vật dụng trong sân trường, trên lớp, giúp con cảm thấy trường tiểu học gần gũi và không đáng sợ. Chẳng hạn đặt tên thùng rác là Hải cẩu, đặt tên bảng phấn là Cụ Bảng…

Nếu bạn có thời gian, hãy chơi đùa cùng trẻ vào mỗi buổi sáng trước khi đưa trẻ đến lớp hoặc cùng trẻ đến trường thật sớm, sau đó cho trẻ chơi một số trò chơi có ở sân trường như cầu vượt, đu quay,… trẻ sẽ cảm thấy phấn khởi hơn rất nhiều khi đến lớp.

Làm dịu nỗi sợ của trẻ

Phần lớn việc đến trường của trẻ tiểu học trở nên khó khăn là do những lo ngại, sợ hãi môi trường quá mới mẻ. Trẻ nhỏ thường rất hay lo lắng và sợ hãi khi không có bố mẹ bên cạnh, trẻ nghĩ rằng bố mẹ có thể sẽ biến mất hoặc bỏ rơi trẻ trong lúc trẻ ở trường.

Hãy giải thích cho trẻ biết bạn sẽ làm những gì trong lúc trẻ ở trường và hứa với trẻ sẽ quay lại cùng với một món quà nếu trẻ vào lớp giỏi. Cha mẹ cố gắng không đến đón con trễ

Tạo cho con mối quan hệ tốt với bạn bè

Để trẻ không cảm thấy cô đơn, trẻ cần ít nhất một người bạn trong lớp học. Bạn có thể hỏi bạn bè, hàng xóm, những người có con bằng tuổi con bạn, xem con họ có học chung với con bạn hay không. Bạn cũng có thể hỏi giáo viên hoặc con bạn, xem bé hay chơi với ai và muốn ai chơi cùng để có thể tạo cho con bạn những mối quan hệ tốt với những bé khác cùng lớp.

Chơi với bạn
Tình bạn mới giúp trẻ tiểu học hứng thú đến trường hơn

Tạo cho trẻ thói quen ngủ sớm và dậy sớm đi học

Các bậc phụ huynh cần tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giấc, dậy đúng giờ, chủ động chuẩn bị cho việc đến trường. Điều này là vô cùng cần thiết. Trẻ sẽ không buồn ngủ, uể oải trong lớp học khi được ngủ đủ giấc.

Kể cho trẻ nghe nhiều chuyện vui ở trường

Để trẻ hứng thú với việc đến trường, bố mẹ có thể kể nhiều chuyện vui ở trường cho trẻ biết. Mua sách về đọc cho trẻ nghe, kết hợp cho trẻ xem hình ảnh các hoạt động ở trường để kích thích sự tò mò, tưởng tượng tạo hứng thú giúp trẻ cảm thấy thú vị khi đến trường.

Khen ngợi trẻ

Bố mẹ cần thường xuyên khen ngợi trẻ để tạo cho trẻ sự tự tin. Vì trẻ nhỏ thường rất thích được biểu dương.  Đôi khi những lời khen ngợi như “con của mẹ ngoan quá” “con giỏi quá”,… sẽ giúp trẻ tự hào về bản thân, tự tin vượt qua những lo lắng và dễ dàng hòa nhập với lớp học.

Trò chuyện cùng con
Dạy con hòa nhập tốt với trường mới lớp mới bằng cách thường xuyên trò chuyện, phân tích cho con nghe việc cần thiết phải đi học, phải làm quen bạn bè mới

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

Khi đến lớp trẻ hay khóc và đòi mẹ. Đó là chuyện bình thường, thường xuyên xảy ra. Nhưng các bậc phụ huynh vẫn có thể khắc phục được tình trạng này, trước khi trẻ đến lớp ít nhất 2 tuần, bố mẹ hãy thực hiện “công tác tư tưởng” đối với trẻ.

Hãy giải thích cho trẻ hiểu, đã đến tuổi đi học và tuần sau bố mẹ sẽ cho con đến trường, ở đó có rất nhiều bạn và đồ chơi, con có thể chơi cùng các bạn,.. Hãy nhắc đến việc học với những điều thú vị đẻ trẻ cảm thấy thích thú với việc đến trường.

Hãy cho trẻ vài phút chuẩn bị tâm lý trước khi vào lớp

Điều này là vô cùng quan trọng. Nếu bạn chỉ đưa trẻ đến trước cổng trường rồi về ngay, ngay lập tức trẻ sẽ rất lo lắng. Tốt hơn hết bạn hãy đưa trẻ vào tận lớp, hòa nhập với bạn bè rồi hãy trở về nhà.

Ngân Ngân

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy trẻ tính kiên nhẫn từ chính thói quen hàng ngày

Tính kiên nhẫn và thời gian làm được nhiều hơn là sức mạnh hay nhiệt huyết (La Fontain). Tục ngữ Việt Nam cũng có nhiều câu tôn vinh giá trị của lòng kiên nhẫn, như “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Trẻ con học hỏi bằng cách bắt chước người lớn, do vậy, cha mẹ thực hành sự kiên nhẫn hàng ngày là cách hữu hiệu nhất để dạy con.

Là một tấm gương tốt

Các bậc phụ huynh thường chủ quan cho là trẻ chỉ làm theo những gì được người lớn dạy bảo. Nhưng trên thực tế cho thấy, trẻ em luôn quan sát cử chỉ, hành động,… của ba mẹ mỗi ngày và học theo. Vì trẻ không phân biệt được đâu là tốt, đâu là xấu nên đòi hỏi các bậc phụ huynh phải rất tâm lý và lấy chính cách hành xử của mình trong cuộc sống làm bài học dạy con.

Ba mẹ là tấm gương dạy con về tính kiên nhẫn
Ba mẹ là tấm gương dạy con về tính kiên nhẫn tốt nhất (Ảnh: Pixta)

Ba mẹ được xem là người thầy đầu tiên của trẻ, chính vì vậy ba mẹ cần là tấm gương tốt cho trẻ noi theo. Trong trường hợp này, bạn cần hạn chế đến mức tối đa các thói quen xấu, hoặc là không cho trẻ nhìn thấy chúng. Ví dụ, bạn làm bất cứ việc gì thì phải luôn kiên nhẫn, nghiêm túc chứ không bỏ dở giữa chừng.

Khi đối mặt với thất bại, cha mẹ không tức giận, nổi nóng mà kiên trì làm lại cho tới khi thành công… Chứng kiến cách ứng xử của cha mẹ, trẻ sẽ học được tính cách kiên nhẫn.

>> Dạy trẻ tự lập kế hoạch chi tiêu cá nhân

Rèn tính kiên nhẫn khi đối mặt trở ngại

Hãy thử giao cho con của bạn những việc mà cần phải vượt qua trở ngại mới hoàn thành được. Vì điều này sẽ giúp các bậc phụ huynh kiểm tra được năng lực và sự kiên trì của trẻ. Đồng thời, kích thích tinh thần hiếu thắng, khả năng khắc phục khó khăn, cũng như là giúp trẻ có thêm động lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Lòng kiên nhẫn được hình thành từ quá trình rèn luyện ý chí. Để có được điều đó, đòi hỏi trẻ phải cố gắng hết mình vượt qua khó khăn. Cũng như câu lửa thử vàng, gian nan thử sức” cho ta thấy hoàn cảnh càng khó khăn thì càng dễ rèn luyện sự nhẫn nại.

Tập tính kiên nhẫn cho con trẻ
Giao cho con những câu hỏi tương đối khó với độ tuổi của con, khuyến khích con nhẫn nại tìm câu trả lời từ sách vở. Đây cũng là cách thử thách và tập cho con trẻ kiên nhẫn

Không những vậy, ba mẹ phải luôn luôn động viên trẻ không nên bỏ cuộc giữa chừng vì gặp chút khó khăn. Trong trường hợp này, người lớn cần giải thích cho trẻ hiểu là chỉ có cố gắng và kiên trì mới giúp ta đem lại thành công. Thêm vào đó, bạn cũng nên công nhận thành quả của trẻ qua những lời khen. Điều này sẽ giúp bạn chứng minh cho trẻ thấy là việc trẻ đang cố gắn làm là đúng đắn và đáng tự hào.

>> Trẻ học cách hòa nhập như thế nào?

Mẹo hay giúp rèn luyện tính kiên nhẫn

Trò chơi:

Có thể bạn chưa biết khả năng tập trung chú ý càng cao thì sự kiên trì càng lớn, và đó cũng chính là nền tảng cơ bản của việc hình tính kiên nhẫn cho trẻ. Để đáp ứng được yêu cầu này thì cũng khó, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ chơi các trò đòi hỏi sự tập trung như tìm điểm khác biệt, ghép tranh, tìm lỗi sai…Việc này vừa có lợi cho trẻ vừa giúp bạn có thời gian làm nội trợ.

Trò chơi lắp ráp, ghép hình
Trò chơi lắp ráp, ghép hình giúp hình thành đức tính kiên nhẫn nơi con trẻ

Phần thưởng:

Hầu hết mọi sự thành công đều bắt nguồn từ mục tiêu đã đề ra lúc đầu. Chính vì vậy, để rèn sự kiên nhẫn cho trẻ bạn có thể đưa ra phần thưởng để trẻ có động lực. Ví dụ với một bài toán khó, nếu bé làm được thì sẽ được ba mẹ dẫn đi ăn kem. Hoặc ngược lại bé muốn được đi chơi công viên thì bé phải học thuộc lòng bảng chữ cái,…

Tuy nhiên, cha mẹ phải cứng rắn trong trường hợp bé không hoàn thành được nhiệm vụ mà vẫn đòi quà, để tránh trường hợp chìu hư trẻ. Ngoài ra, các bậc cha mẹ đề ra mục tiêu cho trẻ nên chú ý, mục tiêu đó phải rõ ràng và phù hợp với sức của trẻ.

>> Giá trị đạo đức nào giúp con trở thành người tốt?

Bồi dưỡng đam mê:

Bạn đã từng hỏi trẻ về nghề nghiệp mà trẻ ước mơ sau này chưa, nếu chưa thì hãy thử đi nhé! Bởi bồi dưỡng đam mê cũng là một cách để giúp con người ta hình thành được tính nhẫn nại và trẻ em cũng không là ngoại lệ. Ví dụ như trẻ muốn làm họa sĩ thì trẻ phải kiên nhẫn luyện vẽ thường xuyên mỗi ngày.

Tóm lại, tính kiên nhẫn không dễ dàng được hình thành mà đó là cả quá trình dài đương đầu với khó khăn. Vì vậy, để giúp được trẻ thì trước hết người lớn cũng phải kiên trì và nhẫn nại.

Hồng Linh

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Lười học, viết chậm – làm sao giúp con khắc phục?

Con của bạn khi mới bước vào cấp 1 thường rất hăng hái và thích đi học. Nhưng sau đó, con bắt đầu không tập trung nghe giáo viên giảng bài, kỹ năng viết chậm, tư duy không nhanh nhạy. Còn khi về nhà, con lại lười học, dường như không tự giác mà chỉ chịu học khi ba mẹ nhắc nhở, đốc thúc.

Nếu con bạn có những biểu hiện kể trên thì nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục càng sớm càng tốt. Tình trạng viết chậm, lười học kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ sau này.

Trẻ lười học, đâu là nguyên nhân?

Trước những biểu hiện đáng lo ngại đó của con, bạn đừng nên quá lo lắng. Việc đầu tiên bạn phải làm là bình tĩnh xem xét lại nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến sự lề mề, chậm chạp ở trẻ và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp với từng nguyên nhân.

Các đặc điểm cơ thể có liên quan đến thể trạng và khí chất

Trẻ có hệ thần kinh phát triển chậm vì nhiều lí do như di truyền, hay trong lúc còn nằm trong bụng mẹ không được chăm sóc đầy đủ. Trẻ còn nhỏ nên các hệ cơ xương yếu hoặc còn đang phát triển hay phát rồi nhưng chưa hoàn thiện. Đây là nguyên nhân thường xuất hiện ở trẻ khiến trẻ không nhanh nhẹ và tập trung mà chỉ lóng ngóng trong tất cả mọi việc.

con sẽ chán học và lơ là
Khi thua sút bạn bè trong chuyện học, không được hỗ trợ kịp thời, con sẽ chán học và lơ là

Các bậc phụ huynh nên chủ động thường xuyên trong việc hướng dẫn và chỉ dạy cho bé tập thể dục thể thao vừa sức. Với việc làm này bạn sẽ giúp trẻ phát triển cơ bắp, kích thích hệ thần kinh và các giác quan khác.

Ví dụ: Tập thể dục mỗi sáng, đi bơi 3 lần/tuần… Lưu ý nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé trong bữa ăn hàng ngày.

[remove_img id= 1241]

Trẻ không hứng thú với việc học

Bạn nên dành ra một khoảng thời gian để quan sát trẻ một cách cẩn thận. Trước hết nên để ý xem trong tất cả các hoạt động ở lớp bé đều thụ động như nhau, hay đối với các việc ưa thích trẻ sẽ rất năng động còn ngược lại thì bé dè dặt, ngại tham gia.

Trong quá trình quan sát con chắc chắn bạn sẽ biết được con mình thích gì, từ đó dùng nó để kích thích sự tò mò ham hiểu biết của bé.

Đặc biêt là phải biết cách công nhận thành quả của con mình, đồng thời cho bé thấy những điều thú vị từ những thứ mà trước đây bé không hứng thú.

Ví dụ: Trong trường hợp bé không thích học toán thì hãy học cùng con, sau đó để con tự giải bài tập. Khi con đưa ra được đáp án đúng, nên nói với con: “Con của mẹ hôm nay giỏi quá, đã tự giải được bài một mình rồi!”.

Trẻ không hứng thú với việc học
Trẻ không hứng thú với việc học dẫn đến viết chậm và lười học

Không có khái niệm thời gian nên không biết quý trọng

Đây có thể là nguyên dẫn đến bé viết chậm, lười học vì bé không biết thời gian nào để học và thời gian nào để chơi.

Dùng các câu chuyện về sự chậm trễ, thông qua đó để giáo dục ý thức thời gian ở trẻ. Thêm vào đó là trẻ cần có thời gian biểu cụ thể và hướng dẫn con làm theo.

Ví dụ: Kể chuyện rùa và thỏ và đưa ra nguyên nhân kết quả của câu chuyên đó. Hoặc lấy bản thân làm ví dụ cho hậu quả của việc không biết trân trọng thời gian là bị trễ giờ làm, bạn bè trong công ty chê cười,…

Đọc cho con nghe nhiều ngụ ngôn về thời gian
Đọc cho con nghe nhiều ngụ ngôn về thời gian, về cơ hội để con biết quý thời gian, biết sắp xếp chuyện học

Môi trường ảnh hưởng đến tư duy trẻ

Cha mẹ hay người lớn thường xuyên tiếp xúc với trẻ sở hữu tính cách chậm chạp dĩ nhiên không ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tư duy trẻ. Nếu bạn xem xét và rút ra được kết luận rằng điều này là đúng thì việc cần làm là người lớn loại bỏ thói quen xấu này của mình. Và đặc biệt là nên thẳng thắn nhận khuyết điểm của bản thân, sau đó nói với trẻ đây là tính xấu không nên bắt chước theo.

Trẻ được chiều hư

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc con viết chậm, lười học. Bởi vì như thế trẻ luôn ỷ lại vào người lớn nên tạo ra thói quen dựa dẫm.

Các bậc phụ huynh nên tin tưởng vào khả năng của trẻ mà giao những việc vừa sức. Qua đó trẻ sẽ biết tự phục vụ bản thân và giúp đỡ mọi người xung quanh.

Những lưu ý dành cho ba mẹ

Trong khi thực hiện các biện pháp giúp trẻ khắc phục được việc viết chậm, lười học, ba mẹ không nên quát mắng trẻ vì sẽ làm tình trạng của trẻ ngày càng nghiêm trọng. Nên khen ngợi, công nhận thành tích của trẻ đạt được, qua đó động viên trẻ cố gắng hơn.

Quan trọng nhất đó là các bạn phải kiên nhẫn vì để đạt được hiểu quả như mong đợi phải mất khá nhiều thời gian để giúp trẻ khắc phục triệt để việc lười học và viết chậm.

Hồng Linh

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Câu đố vui cho trẻ em 6-7 tuổi rèn luyện trí thông minh

Câu đố vui cho trẻ em là một trong những “công cụ” tuyệt vời để khơi dậy khả năng tư duy, ghi nhớ và phán đoán của con. Không tốn thời gian và công sức để chuẩn bị dụng cụ cho trò chơi giải câu đố nhưng mẹ và bé lại sẽ có được những giờ phút vô cùng vui nhộn.

Ở lứa tuổi từ 4-6 tuổi, con không chỉ tò mò khám phá mà còn đang phát triển tư duy rất nhanh chóng. Chính vì vậy, mẹ nên thường xuyên chơi cùng con những trò chơi phát triển trí tuệ như giải câu đố nhé.

Dưới đây là một số câu đố vui cho trẻ em đã được lưu truyền rất lâu trong dân gian. Với những câu đố dân gian cho trẻ em theo vần này, bé vừa có thể dễ ghi nhớ, vừa có thể hát theo nhịp cùng mẹ. Mỗi câu đố sẽ gợi ra một sự vật nào đó mà bé đã từng gặp trong cuộc sống; giúp bé liên tưởng và lục tìm trong trí nhớ những đáp án phù hợp.

1. Câu đố vui cho trẻ 6-7 tuổi về chủ đề hoa quả

Câu đố vui cho trẻ em về hoa quả

Câu đố trẻ em về hoa quả 1
Da cóc mà bọc bột lọc
Bột lọc mà bọc hòn than –Là gì?
Đáp án: Quả nhãn.

Câu đố vui cho trẻ em về hoa quả 2
Da cóc mà bọc bột lọc
Bột lọc mà bọc hòn son – Là gì?
Đáp án: Quả vải.

Câu đố trẻ em về hoa quả 3
Ruột chấm vừng đen
Ăn vào mà xem
Vừa bổ vừa mát –Là gì?
Đáp án: Quả thanh long.

Câu đố vui cho trẻ em về hoa quả 4
Giữa lưng trời có vũng nước trong
Cá lòng tong lội mãi không tới- Là gì?
Đáp án: Quả dừa.

Câu đố vui về hoa quả 5
Da cóc mà bọc trứng gà
Bổ ra thơm phức cả nhà muốn ăn.
Là quả gì?
Đáp án: Quả mít

Câu đố vui về hoa quả 6
Quả gì ôm lấy nỗi niềm.
Lòng riêng một mối, ai phiền hơn ai?
Đáp án: Quả sầu riêng.

>> Cha mẹ xem thêm: Top 10 đồ chơi cho bé trai 1 tuổi thông minh, sáng tạo

2. Câu đố vui cho trẻ em theo chủ đề cây cối

Chủ đề cây cối

Câu đố về cây cối 1
Hè về áo đỏ như son
Hè đi thay lá xanh non mượt mà
Bao nhiêu tay tỏa rộng ra
Như vẫy như đón bạn ta đến trường – Là cây gì?
Đáp án: Cây phượng.

Câu đố về cây cối 2

Mình rồng, đuôi phụng le te
Mùa đông ấp trứng, mùa hè nở con
Là cây gì?
Đáp án: Cây cau.

Câu đố vui cho trẻ em về cây cối 3
Cây gì nhỏ nhỏ
Hạt nó nuôi người
Chín vàng nơi nơi
Dân làng đi hái –Là cây gì?
Đáp án: Cây lúa.

Câu đố vui cho trẻ em về cây cối 4
Từ trong làn nước xanh trong.
Vươn lên sưởi ánh nắng hồng sáng tươi.
Nở hoa làm đẹp cho đời.
Nghe tên quân giặc rụng rời khiếp kinh?
Đố bạn là cây gì?
Đáp án: Cây hoa súng

Câu đố vui cho bé về cây cối 5:
Tuổi thơ tôi nhọn như sừng.
Lớn lên cởi áo lưng chừng quăng đi.
Thân cao vun vút lạ kỳ.
Xanh màu ngọc biếc, mắt thì gớm ghê. Là gì?
Đáp án: Cây tre.

>> Cha mẹ xem thêm: Top 5 món đồ chơi cho bé giúp kích thích trí não

[inline_article id=95926]

3. Câu đố vui cho trẻ 6-7 tuổi về chủ đề con vật

Câu đố vui cho trẻ em

Câu đố vui chủ đề con vật 1
Thân em nửa chuột, nửa chim
Ngày treo chân ngủ, tối tìm mồi bay
Trời cho tai mắt giỏi thay
Tối đen tối mịt cứ bay vù vù – Là con gì?
Đáp án: Con dơi.

Câu đố vui chủ đề con vật 2
Con gì ăn no
Bụng to mắt híp
Mồm kêu ụt ịt
Nằm thở phì phò –Là con gì?
Đáp án: Con heo.

Câu đố vui cho trẻ em chủ đề con vật 3
Bốn cột tứ trụ
Người ngự lên trên
Gươm bac hai bên
Chầu vua thượng đế
Là con gì? –Là con gì?
Đáp án: Con voi.

Câu đố vui chủ đề con vật 4
Thường nằm đầu hè
Giữ nhà cho chủ
Người lạ nó sủa
Người quen nó mừng – Là con gì?
Đáp án: Con chó.

Câu đố vui chủ đề con vật 5
Con gì chân ngắn
Mà lại có màng
Mỏ bẹt màu vàng
Hay kêu cạp cạp? – Là con gì?
Đáp án: Con vịt.

Câu đố vui chủ đề con vật 6
Cái mỏ xinh xinh
Hai chân tí xíu
Lông vàng mát dịu
“”Chiếp! Chiếp!” suốt ngày – Là con gì?
Đáp án: Con gà con.

>> Cha mẹ xem thêm: Trò chơi rửa tay cho trẻ mẫu giáo có thói quen vệ sinh tay sạch sẽ

4. Câu đố vui cho trẻ em về các bộ phận cơ thể

Câu đố vui cho trẻ em 6-7 tuổi về bộ phận cơ thể
Câu đố vui cho trẻ em 6-7 tuổi về bộ phận cơ thể

Các câu đố vui cho trẻ em theo chủ đề về cơ thể 1
Chẳng lợp mà thành mái
Chẳng cấy mà mọc đều
Già thì trắng phau phau
Non thì đen kin kít
Là gì?
Đáp án: Mái tóc.

Các câu đố vui cho trẻ em theo chủ đề về cơ thể 2
Hai cô nằm nghỉ hai phòng
Ngày thì mở cửa ra trông
Đêm thì đóng cửa
Lấp trong ra ngoài – Là gì?
Đáp án: Đôi mắt.

Các câu đố vui cho trẻ em theo chủ đề về cơ thể 3
Trên hang đá, dưới hang đá
Giữa có con cá thờn bơn
Là cái gì? – Là gì?
Đáp án: Cái miệng.

Câu đố về các chủ đề khác cho trẻ em 6-7 tuổi

Câu đố vui cho trẻ em 6-7 tuổi về đa dạng các chủ đề
Câu đố vui cho trẻ em 6-7 tuổi về đa dạng các chủ đề

Câu đố về các chủ đề khác 1
Sampa và sâm panh đâu là tên của một điệu nhảy?
Đáp án: Sampa.

Câu đố về các chủ đề khác 2
Gà rán và gà nướng giống nhau ở điểm gì?
Đáp án: Đều là gà qua chế biến
Câu đố về các chủ đề khác 3
Bán rán và bánh nướng khác nhau ở điểm gì?
Đáp án: Khác ở cách làm: rán hoặc nướng
Câu đố về các chủ đề khác 3
Mũ nồi, mũ lưỡi trai, mũ tai bèo, mũ vải tên gọi nào không phải chỉ hình dánh của mũ?
Đáp án: Mũ vải
Câu đố về các chủ đề khác 4
Mũ vải, mũ cói, mũ rơm, tìm thêm tên gọi của mũ chỉ chất liệu
Đáp án: Mũ nhựa, mũ sắt, mũ giấy…
Câu đố về các chủ đề khác 5
Đèn hoa đăng là đèn ở dưới nước hay trên trời?
Đáp án: Cả dưới nước và trên trời
Câu đố về các chủ đề khác 6
Hải đăng là đèn có ở đâu?
Đáp án: Ở biển
Câu đố về các chủ đề khác 7
Trong các từ sau, từ nào “hải” không có nghĩa là biển: hải đăng, hải cẩu, hớt hải, hải lý
Đáp án: Hớt hải
Câu đố về các chủ đề khác 8
Bánh con cá làm từ cá chép hay cá trắm?
Đáp án: Không làm từ cá
Câu đố về các chủ đề khác 9
Cầu gì không leo được?
Đáp án: Cầu vồng
Câu đố về các chủ đề khác 10
Khi kim giờ của đồng hồ cát chỉ số 12, kim phút chỉ số 6 nghĩa là mấy giờ?
Đáp án: Đồng hồ cát không có kim
>> Xem thêm: 60+ câu đố IQ cho trẻ em theo độ tuổi giúp bé phát triển mỗi ngày

Khi đọc những câu đố vui cho trẻ em, mẹ nên vỗ tay theo nhịp, khuyến khích bé đọc theo sẽ làm cho không khí càng thêm sôi nổi. Kèm theo đó, mẹ có thể chuẩn bị một vài phần quà nho nhỏ như bánh kẹo hay món ăn nào đó dành cho bé khi bé trả lời đúng đáp án. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thường xuyên sưu tầm những câu đố mới để làm cho mỗi lần chơi trò chơi này luôn mới lạ với bé.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Gợi ý chọn đồ chơi cho bé 3 tuổi

Người ta có câu “khủng hoảng tuổi rlên 3” là bởi vì ở tuổi này trẻ sẽ hỏi mẹ mười vạn câu hỏi vì sao mỗi ngày. Bé luôn tràn ngập năng lượng để vui đùa và học tập. Bé thậm chí còn có thể tự chơi một mình bằng những câu chuyện tưởng tượng trong thế giới riêng. Với giai đoạn sống “nhiệt huyết” như thế này, mẹ hãy hứa là “trang bị” đầy đủ những món đồ chơi cho bé 3 tuổi để hỗ trợ con phát triển toàn diện nhé!

do choi cho be 3 tuoi
Đâu là lựa chọn lý tưởng nhất về đồ chơi cho bé 3 tuổi?

Trẻ lên 3 thích gì?

– Con rất hiếu động, không thể ngồi yên mà luôn chạy nhảy lung tung
– Thích được mặc quần áo đẹp và bắt chước người lớn.
– Thích được người lớn quan tâm và chiều chuộng
– Rất hứng thú với trò ném và bắt bóng
– Đã bắt đầu biết vẽ bông hoa, mặt người
– Có khả năng hiểu rõ các câu chuyện và đồng cảm với các nhân vật.
– Thích tưởng tượng và giả vờ.
– Thích tạo ra những điều mới mẻ và tận hưởng nó.

Vậy đồ chơi dành cho bé 3 tuổi là gì?

Bộ đồ chơi cho bé 3 tuổi

Trong bộ đồ chơi cho bé nên có những món như gia đình búp bê, trang trại động vật, bác sĩ – y tá, bộ đồ nấu ăn …

Có thể nói trẻ lên 3 không bao giờ chán những trò giả vờ trong thế giới tưởng tượng riêng. Mỗi một trò chơi giả vờ giống như một bài tập sáng tạo cho trí não của con. Việc này cũng giúp con hình thành phần nào tính cách cởi mở và mạnh dạn. Trẻ cũng sẽ nhảy cẫng lên nếu mẹ giả vờ quỳ xuống và van xin công chúa tha tội.

Đồ chơi thủ công

Những trò khéo tay hay làm sẽ giúp trẻ phát triển kĩ năng khóe léo và tỉ mỉ. Cũng có thể gọi đây là đồ chơi kích thích sự sáng tạo nghệ thuật của con. Vật dụng để làm “nghệ thuật” không hề đắt đỏ gì đâu nhé. Chỉ cần bút dạ, sáp màu, màu nước, giấy vẽ là con đã có được một giờ chơi nghệ thuật đầy đam mê rồi. Sách báo cũ hay tạp chí cũng một trong những nguyên liệu sẵn có để con chơi đùa.

do choi cho be 3 tuoi
Những món đồ chơi thủ công như xé giấy, đất nặn… cũng vô cùng được ưa thích ở lứa tuổi này

Và đất nặn là một ứng cử viên sáng giá cho con luyện tập sự khéo léo và tập trung. Đất nặn sẽ thỏa mãn sở thích tạo ra điều mới mẻ của con. Nhưng với đất nặn mẹ phải lưu ý lựa chọn loại an toàn. Tốt nhất là chọn loại được làm từ bột mì ăn được.

[inline_article id=150737]

Đồ chơi lắp ghép – Xếp hình 

Một tháp đồ chơi được lắp ráp lộn xộn với bạn lại là cả tòa lâu đài của trẻ. Trong các món đồ chơi cho bé 3 tuổi thì lắp ghép và xếp hình sẽ tập cho con sự tập trung cao độ nhất. Cả khả năng tư duy và giải quyết vấn đề của con cũng sẽ được hình thành đúng cách. Luyện tập được thói quen tự tìm cách giải quyết sẽ giúp con trở thành một người tự lập sau này.

do choi cho be 3 tuoi
Những mảnh xếp hình cực kỳ lý thú là một phần không thể thiếu trong những đồ chơi cho bé 3 tuổi

Hộp hóa trang

Chẳng cần phải đầu tư gì hoành tráng, vài chiếc váy của chị hai, vài cái cà vạt của bố là mẹ đã có một show diễn thời gian hoành tráng cho con rồi. Chắc mẹ luôn hiểu khát khao làm người lớn của con đúng không? Vậy thì đừng ngần ngại giúp con biến ước mơ thành hiện thực. Trẻ con sẽ rất hạnh phút với độ “chịu chơi” của mẹ đấy. Và mẹ ơi, sau này con khi con lớn khôn rổi, chúng ta sẽ chẳng còn những cơ hội để làm những điều này đâu.

Sách
Đương nhiên rồi, trong bộ đồ chơi cho bé 3 tuổi không thể nào thiếu sách được. Với trí tò mò vô tận của con, mẹ nên chuẩn bị sẵn những cuốn như “một vạn câu hỏi vì sao?” “Thế giới đó đây” …Bởi vì những câu hỏi của con không hề một chút nào đâu đấy.

[inline_article id=154499]

Sân chơi vận động

Cầu tuột, nhà banh, xe đạp … là trò chơi mà tất cả các trẻ em trên thế giới đều thích. Có vẻ như các bạn nhò luôn tràn ngập năng lượng để vận động. Nên thay vì chơi điện thoại hay xem tivi, mẹ hãy tạo điều kiện tối đa cho con được vận động.

Thế giới của đứa trẻ 3 tuổi rất tuyệt diệu. Hy vọng những gợi ý đồ chơi cho bé 3 tuổi trên sẽ giúp mẹ càng làm cho tuổi lên 3 trở thành dấu ấn khó quên trong lịch trình phát triển của bé!

 

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy bé học đếm bằng những cách sáng tạo

Theo các nhà khoa học, nên dạy bé học đếm ngay khi trẻ biết nói. Vì ở giai đoạn đầu đời, trí não của trẻ phát triển rất tốt. Đến giai đoạn 3 tuổi, bé có thể lồng ghép và tính các phép tính đơn giản về cộng trừ rồi đấy mẹ ạ. Cho con tiếp xúc với những con số sớm sẽ giúp trẻ ham học và khơi dậy bản năng thích khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống. Đối với những em nhỏ, việc dạy con tập đếm không nên gói gọn trong công thức khô khan mà mẹ cần giúp bé làm quen với các con số một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và thú vị.

Dạy bé học đếm
Mẹ có thể kết hợp dạy bé học đếm và học tiếng Anh cùng lúc

Dạy bé học đếm các bộ phận trên cơ thể người

Đây là cách dạy gần gũi giúp bé dễ tiếp thu nhất. Mẹ hướng dẫn bé đếm từ con số nhỏ sau tăng dần lên. Mẹ gắn bộ phận cơ thể với những con số để giúp bé khám phá như: Bé có 1 cãi mũi, 2 con mắt, một cái miệng… Mẹ tiếp tục dạy bé đếm các ngón tay, ngón chân. Với cách này, bé có thể đếm thành thạo từ 1 đến 10 và đặc biệt bé sẽ nhớ lâu và rất ít khi nhầm lẫn. Sau khi bé đã thành thạo đếm từ 1-10 rồi thì mẹ nâng số đếm lên 20 và có thể lớn hơn nữa nhé.

[inline_article id=2912]

Khuyến khích bé đếm số mọi nơi, mọi lúc

Mẹ có thể dạy bé học đếm thành thạo với cách hỏi bé về số lượng đồ dùng trong nhà, đồ chơi của bé, như “Nhà mình có bao nhiêu cái quạt?”, “Trên kệ đồ chơi của con có bao nhiêu chiếc ô tô?”… Đến bữa ăn, mẹ có thể nhờ bé dọn bát đũa, hay mẹ có thể hỏi con “Đố con có bao nhiêu cái bát, cái thìa trên bàn?”. Mẹ cũng có thể dạy con đếm số khi hai mẹ con cùng vào bếp. Mẹ có thể dạy con đếm thực phẩm trước khi chế biến, như có mấy quả cam trong rổ, con lấy giúp mẹ hai quả cà chua, đếm giúp mẹ còn lại mấy quả chanh… Mẹ có thể dạy bé đếm số qua các biển quảng cáo, con số trong thang máy, số nhà hoặc các con số hiện hữu trên điều khiển của ti vi. Với những con số gần gũi với cuộc sống, bé sẽ rất hứng thú với việc học đếm đấy các mẹ ạ.

Dạy con những bài hát có đếm số

Việc học đếm của bé sẽ tiến bộ nhanh chóng với những bài hát hay các bài đồng dao có vần điều. Mẹ có thể dạy bé bài hát “Năm ngón tay ngoan”, “Tập đếm”, bài đồng dao “Mười ngón tay”… Những giai điệu này cất lên bé sẽ cực kỳ hứng thú với việc hát theo lời bài hát là những con số rất dễ thương, dễ nhớ. Khi hát những bài hát đó, mẹ nên dùng những ngón tay để minh họa cho bé, bé sẽ nhận ra sự lớn nhỏ của các con số, từ đó sẽ hình thành nên tư duy cộng trừ trong đầu cho bé.

Dạy con ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ

Đây là cách dạy bé học đếm hiệu quả và rất hữu ích cho bé. Mẹ hãy viết dãy số điện thoại của mình ra rồi dạy bé học ghi nhớ những con số. Mẹ nên tách số điện thoại ra thành nhiều cụm số cho bé dễ nhớ, 3 số đầu, 3 số giữa, 4 số cuối. Và một cách giúp bé ghi nhớ số điện thoại của mẹ nhanh và lâu hơn là bạn hãy biến những con số này thành một giai điệu nào đó, hoặc một bài thơ ngắn có vần, chắc chắn bé nhà bạn  sẽ nhớ vanh vách các con số đó điện thoại của mẹ.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Giường ngủ cho bé – “Trợ thủ” bảo vệ giấc ngủ con yêu

Theo quan niệm của nhiều mẹ, để bé sơ sinh cùng ngủ với ba mẹ sẽ giúp làm tăng tình cảm yêu thương, gắn bó, đồng thời cũng thuận tiện hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi bé lớn hơn, có ý thức về bản thân, mẹ nên bắt đầu tập dần cho trẻ ngủ riêng. Việc này vừa giúp bé hình thành tính tự lập, vừa giúp ba mẹ có đời sống riêng.

Do bé đã hình thành thói quen ngủ cùng bố mẹ nên việc tập cho bé ngủ riêng không phải là điều dễ dàng. Ngoài việc thường xuyên khuyến khích, động viên, giải thích cho bé hiểu, mẹ cần phải có một “trợ thủ” bí mật đó chính là chiếc giường.

Giường ngủ cho bé trên thị trường hiện nay rất đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã chủng loại với nhiều mức giá khác nhau… Để chọn được một chiếc giường vừa ý nhất mẹ cần dựa vào giới tính, tính cách và sở thích của bé. MarryBay gợi ý một vài mẫu giường ngủ cho bé, mẹ tham khảo thử nhé!

1. Mẫu giường ngủ cho bé trai

Các bé trai thường có tính cách hiếu động với cá tính mạnh mẽ nên rất thích hợp với những gam màu như xanh đậm, xanh dương, đỏ đô, vàng…Tuy nhiên để có sự hài hòa cân đối cần xem xét đến cách trang trí phòng của bé.

Giường ngủ cho bé trai
Màu xanh thường là màu yêu thích của nhiều bé trai

Không chỉ đơn giản là những chiếc giường truyền thống với một kiểu dáng cố định, giường ngủ cho bé hiện nay có những thiết kế rất độc đáo làm tăng sự thích thú cũng như khuyến khích bé ngủ.

Chẳng hạn, giường ngủ là một mô hình thu nhỏ của chiếc ô tô, tàu hỏa, con thuyền…với nhiều chi tiết biến hóa làm chúng trở nên sống động, đẹp mắt. Kết hợp cùng khung giường là những chiếc gối, drap mềm mại với nhiều họa tiết khác nhau càng làm tăng vẻ đẹp hoàn hảo của sản phẩm.

Giường ngủ dành cho bé trai
Giường ngủ được thiết kế theo mô hình máy bay sinh động
Giường ngủ cho bé trai
“Siêu xe” đáng yêu vừa làm giường ngủ, vừa là vật trang trí “cực chất” cho căn phòng

Đối với những gia đình có không gian nhỏ hẹp, để tiết kiệm diện tích mẹ có thể lựa chọn những mẫu giường nhỏ gọn. Ngoài kiểu dáng bắt mắt, thiết kế còn có nhiều ngăn kéo, bàn học rất tiện lợi.

Giường ngủ cho bé

2. Mẫu giường ngủ cho bé gái

Khác với các chàng trai thích sự năng động, giản dị, hầu hết các nàng công chúa nhỏ đều thích một chiếc giường xinh xắn, điệu đà và có kiểu dáng giống như trong truyện cổ tích. Màu hồng là gam màu chủ đạo được nhiều mẹ lựa chọn cho bé cưng bởi nó thể hiện sự nhẹ nhàng, nữ tính. Ngoài ra, mẹ cũng có thể chọn gam màu đỏ, tím, cam…

Giường ngủ dành cho bé gái
Mẫu giường dành cho bé yêu thích sự nhẹ nhàng
Giường ngủ dành cho bé gái
Khung giường được thiết kế giống cỗ xe của nàng Lọ Lem

3. Chọn giường ngủ cho bé, mẹ cần lưu ý gì?

– Chú trọng kiểu dáng, nhưng cũng đừng quên chất lượng sản phẩm. Mẹ nên ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc, thương hiệu uy tín.

– Mặc dù có nhiều thiết kế xinh xắn nhưng mẹ cần cân nhắc đến sự an toàn của bé. Đặc biệt là những chiếc giường cao, nhiều góc cạnh.

– Chọn cho bé những loại nệm, chăn, gối, drap êm ái và có khả năng thấm hút tốt.

– Thời gian đầu tập cho bé ngủ riêng mẹ cần thường xuyên kiểm tra, đảm bảo bé có giấc ngủ ngon.

– Đối với bé còn quá nhỏ, để yên tâm hơn mẹ nên kê giường bé ngay trong phòng bố mẹ.

– Để chọn được mẫu giường hợp ý bé, mẹ nên tham khảo ý bé cưng từ trước.