Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Đồ chơi xếp hình và những lợi ích tuyệt vời cho bé

 

Đồ chơi xếp hình và những lợi ích cho bé
Đồ chơi xếp hình là bước khởi đầu cho những kĩ năng mới

1/ Kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo

Màu sắc và hình khối của các miếng ghép sẽ kích thích các tế bào não trẻ phát triển. Khi lắp ghép, trẻ sẽ học được cách hình dung và tưởng tượng ra trong đầu những hình khối, mô hình mà mình sẽ lắp ghép thành. Và dựa trên những mảnh ghép có sẵn trẻ cũng tự tìm ra cách chọn màu sắc và hình khối thích hợp. Do đó, đồ chơi xếp hình là một lựa chọn tốt nếu mẹ muốn giúp con phát triển sự sáng tạo.

2/ Khả năng tư duy

Khi tìm mảnh ghép cho một vị trí nhất định nào đó chính là lúc khả năng lập luận và tư duy của trẻ được hình thành. Trẻ sẽ phải lập luận, tư duy loại trừ để có được mảnh ghép và màu sắc thích hợp. Mẹ có thể mua những bộ đồ chơi xếp hình từ đơn giản đến phức tạp để con chinh phục.

3/ Khả năng linh hoạt, khéo léo của đôi tay

Xếp hình là một cách để trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi tay. Khi chơi, con phải tập cầm những mảnh ghép sao cho dễ lắp ghép mà không phá hỏng mô hình. Việc luyện tập này sẽ là màn chuẩn bị cho quá trình cầm bút của con khi đến trường.

[inline_article id=43427]

4/ Hoàn thiện liên kết giữa tay và mắt

Quá trình chơi đồ chơi xếp hình được thực hiện theo các tiến trình mắt – tay – mắt. Đầu tiên trẻ phải quan sát miếng ghép còn thiếu, tìm miếng ghép thích hợp và lắp ghép. Quá trình này liên tục được lặp lại trong quá trình chơi. Nhờ vậy con trở nên thành thạo và có được thói quen quan sát, phản ứng nhanh.

5/ Hình thành tích cách kiên trì

Để hoàn thành một hình xếp, chắc chắn trẻ sẽ phải kiên trì giải quyết hết tất cả những vấn đề một mình. Nhưng khi hoàn thành thì con sẽ cảm thấy rất tự hào và tăng tính tự tin vào bản thân. Bởi vậy mẹ hãy tặng con những lời khen hoặc những lời cổ vũ đúng lúc nhé.

6/ Phát triển khả năng ngôn ngữ, giao tiếp

Khi chơi trò này cùng với gia đình hoặc bạn bè sẽ giúp trẻ học cách chơi và làm việc theo nhóm. Trong quá trình trao đổi bàn luận và miêu tả, nó cũng giúp trẻ phát triển vượt bậc khả năng ngôn ngữ. Như là khi trẻ cô gắng tìm một miếng hình nào đó, trẻ sẽ phải miêu tả: con đang tìm một miếng mày xanh, hình tròn và mũi nhọn …

7/ Giải pháp tránh cho trẻ bị kích thích quá mức

Trò chơi xếp hình là một trò chơi diễn ra trong im lặng. Bé có thể chơi bất cứ khi nào bé thích và không có quá nhiều âm thanh, hình ảnh khiến con cảm thấy choáng ngợp hay quá sức. Khi nuôi dạy trẻ nhỏ, bố mẹ rất cần quan tâm đến những khoảng thời gian yên lặng cho con. Những trò chơi trong im lặng như sách vải hay xếp hình được tiến hành mỗi ngày rất cần thiết cho bé hoàn thiện những cảm xúc và kỹ năng của mình. Đồ chơi xếp hình sẽ là giải pháp hoàn hảo để bé luyện tập khả năng giữ bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc.

Một vài lưu ý khi chọn mua đồ chơi xếp hình cho trẻ

  • Về chất liệu: Với mọi loại đồ chơi thì tính an toàn luôn được đặt lên trên hết. Mẹ nên chọn những món có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Về chất liệu phải được đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Về đồ chơi lắp ghép theo mô hình thì mẹ nên chọn những món đồ chơi sử dụng chất liệu gỗ. Vì gỗ vừa bền lâu lại an toàn cho trẻ.
  • Về hình dạng: Mẹ nên chọn những món đồ chơi có góc bo tròn, không có mũi nhọn để tránh gây thương tích. Với trẻ nhỏ, mẹ nên lựa những mô hình đơn giản và tăng cấp độ phức tạp dần dần.
  • Về kích thước: Trẻ càng nhỏ, mẹ càng nên chọn những mảnh xếp hình có kích thước lớn. Những mảnh ghép quá nhỏ có thể khiến bé vô tình nuốt vào, gây hóc, nghẹn và nghẹt thở. Khi bé đã ở độ tuổi mẫu giáo, mẹ vẫn cần căn dặn và theo dõi con kỹ lưỡng mỗi khi bé chơi với những mảnh xếp hình nhỏ để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
  • Sở thích: Mẹ đừng chỉ lựa chọn theo tiêu chí của người lớn, hãy để con vào cuộc và lựa chọn theo sở thích của mình nữa nhé!

 

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Top 5 món đồ chơi cho bé giúp kích thích trí não

Ngoài chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, muốn giúp bé phát triển trí não cũng như khả năng sáng tạo, các loại đồ chơi thông minh cho bé cũng góp vai trò không nhỏ. Thông qua đồ chơi, bé cưng có thể phát triển sự sáng tạo cũng như tìm hiểu về thế giới xung quanh mình.

Với số lượng đồ chơi cho bé tràn ngập trên thị trường như hiện nay, đa dạng về màu sắc cũng như chất liệu, mẹ chắc hẳn cũng cảm thấy hoang mang khi muốn tìm mua đồ chơi cho con. Dưới đây là 5 món đồ chơi thông minh cho bé MarryBaby đã chọn lọc, đảm bảo cả 2 tiêu chí: vừa học vừa chơi. Mẹ tham khảo nhé!

Chọn đồ chơi cho bé 1 tuổi
Với trẻ em, đồ chơi không chỉ mang lại niềm vui mà còn có thể giúp bé phát triển tốt hơn

1. Đồ chơi thông minh cho bé: Đồ chơi lắp ghép

Đây là một trong những lựa chọn hoàn hảo nhất để kích thích sự sáng tạo của trẻ. Bé có thể học được cách nhận biết hình thù của đồ vật, cũng như thỏa sức sáng tạo, lắp ghép tạo thành bất cứ thứ gì mình thích. Lưu ý, khi chọn đồ chơi lắp ghép, mẹ nên chú ý chọn những mảnh ghép có phần bo tròn ở các cạnh. Đồng thời, cũng không chọn đồ chơi có cạnh sắc, nhọn để tránh làm bé bị thương khi đang chơi.

Một số lựa chọn cho bé yêu của bạn:

Đồ chơi cho bé kích thích trí não Mô Hình LEGO DUPLO MY FIRST – Ô Tô Đầu Tiên Của Bé

  • Chất liệu nhựa nguyên sinh ABS cao cấp
  • 36 mảnh ghép, thiết kế vừa vặn tay bé
  • Giúp bé thỏa sức sáng tạo thế giới của riêng mình
  • Rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại
  • Độ tuổi: 1-3
  • Giá tham khảo: 859.000 đồng 
  • Mua tại: Tiki.vn
 Đồ chơi cho bé kích thích trí não Mô Hình LEGO DUPLO MY FIRST – Khu Vườn Đầu Tiên Của Bé

  • Chất liệu nhựa nguyên sinh cao cấp
  • Kích thích khả năng sáng tạo của bé
  • Rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại
  • Tạo nên những giờ phút giải trí bổ ích
  • Độ tuổi: 1-3
  • Giá tham khảo: 959.000 đồng 
  • Mua tại: Tiki.vn
 đồ chơi lắp ráp lego Đồ chơi lắp ráp Lego Duplo

  • Thiết kế sinh động, dễ thương
  • Được làm bằng nhựa an toàn giúp bố mẹ yên tâm
  • Đồ chơi mang tính giáo dục cao
  • Giúp kích thích khả năng sáng tạo không giới hạn của trẻ
  • Độ tuổi: 1-3
  • Giá tham khảo: 1.319.000 đồng
  • Mua tại: Tiki.vn
 Đồ chơi cho bé kích thích trí nã Đồ chơi gỗ ráp hình pháo đài màu sắc Mitoy

  • 100 mảnh xếp hình giúp bé thỏa sức sáng tạo
  • Giúp bé phát triển tư duy logic
  • Chất liệu gỗ an toàn
  • Độ tuổi: Trên 3 tuổi
  • Giá tham khảo: 299.000 đồng 
  • Mua tại: Tiki.vn
 Đồ chơi cho bé kích thích trí nã Bộ xếp hình 460 chi tiết 

  • 460 mảnh ghép hình để lắp ráp bất cứ điều gì bè thích
  • Cho bé không gian giải trí vui và bổ ích
  • Độ tuổi: Trên 3
  • Giá tham khảo: 154.000 đồng
  • Mua tại: Tiki.vn

2. Đồ chơi xếp hình

Giống đồ chơi lắp ghép, xếp hình cũng là đồ chơi giúp bé 1 tuổi phát triển khả năng tư duy của mình. Thử cho bé bắt đầu với việc xếp các mảnh ghép hình thù đơn giản như hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác… Khi bé đã nhận dạng được hình dáng đồ vật, mẹ mới nên cho bé ghép những mẫu hình đơn giản, từ 5-10 miếng ghép.

Một số lựa chọn cho bé yêu của bạn:

đồ chơi thông minh cho bé Bộ đồ chơi gỗ 3 trong 1 hình con vật đáng yêu 

  • Sản phẩm làm từ chất liệu gỗ tự nhiên an toàn tuyệt đối.
  • Phát triển tư duy logic và suy luận hình ảnh
  • Độ tuổi: từ 3
  • Giá tham khảo: 380.000 đồng 
  • Mua tại: Tiki.vn
đồ chơi cho bé Đồ chơi tàu hỏa chở khối gỗ thả hình trụ 

  • Đồ chơi cho trẻ 1 tuổi
  • Phát triển khả năng tư duy logic cho trẻ
  • Sản phẩm bằng gỗ tự nhiên, không hóa chất, sơn độc hại
  • Giá tham khảo: 189.000 đồng
  • Mua tại: Tiki.vn 

3. Đồ chơi thông minh cho bé phát ra âm thanh

Hầu hết trẻ em đều có sự yêu thích nhất định với âm thanh, tiếng động. Chính vì vậy, mẹ có thể cân nhắc đến những món đồ chơi có thể phát ra âm thanh khi chọn đồ chơi thông minh cho bé. Hơn nữa, đây cũng là cách giúp nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc trong con ngay từ lúc bé còn nhỏ. Nếu bé chỉ đơn thuần thích thú với âm thanh, mẹ có thể chọn mua cho con hộp âm nhạc, điện thoại có nhạc… Ngược lại, nếu bé thể hiện sự thích thú với nhạc cụ nào đó, mẹ có thể mua cho con một “phiên bản thu nhỏ” như dàn trống, đàn, kèn, sáo…

Một số lựa chọn cho bé yêu của bạn:

đồ chơi cho bé Đồ chơi xoay mô hình hươu cao cổ phát ra âm thanh 

  • Đồ chơi vừa học vừa chơi 
  • Thiết kế gồm các bánh răng cưa để bé có thể xoay và thiết kế chú hươu theo ý riêng của mình
  • Giá tham khảo: 1.100.000 đồng
  • Mua tại: Tiki.vn
đồ chơi gỗ Đồ chơi gỗ có âm thanh 

  • Tăng cường kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho bé
  • Nhận biết màu sắc
  • Rèn luyện thính và thị giác
  • Phát triển kỹ năng vận động
  • Phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo
  • Khơi dậy niềm đam mê âm nhạc trong bé
  • Giá tham khảo: 380.000 đồng 
  • Mua tại: Tiki.vn

4. Sách vải cho bé

Với các bé 1 tuổi, sách không phải để đọc mà chỉ đơn thuần để xem hình. Vì vậy, khi chọn sách cho bé, mẹ nên ưu tiên những quyển khổ lớn, hình ảnh và màu sắc tươi vui. Đặc biệt, thay vì chọn sách giấy, mẹ có thể mua cho bé sách vải. Vừa đảm bảo hình ảnh vui tươi cho con ngắm nhìn, sách vải được làm bằng chất liệu mềm mại kích thích sự phát triển khả năng xúc giác của trẻ.

Một số lựa chọn cho bé yêu của bạn:

sách vải cho bé Sách vải là lá la số 1 – sách tương tác vừa học vừa chơi

  • Sách mang nội dung của những bài hát tiếng Anh nổi bật (Twinkle twinkle little star, Old McDonal had a farm, Bingo…)
  • Hình ảnh và màu sắc phong phú
  • Vải dạ an toàn, may tỉ mỉ với chỉ cotton dày dặn chắc bền
  • Giá tham khảo: 650.000 đồng 
  • Mua tại: Tiki.vn
sách kèm gặm nướu Sách kèm gặm nướu 

  • Màu sách tươi sáng kích thích sự phát triển thị giác.
  • Chất liệu bằng vải có lót tạo âm thanh sột soạt nghe vui tai.
  • Sách có móc có thể treo trên nôi, cũi, xe đẩy để bé quan sát và chơi cùng
  • Kết hợp miếng gặm nướu dễ thương bằng nhựa không chứa BPA an toàn cho bé.
  • Giá tham khảo: 119.000 đồng 
  • Mua tại: Tiki.vn

[inline_article id=136914]

5. Bột nặn cho bé

Bột nặn là một lựa chọn tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng vận động tinh của bé. Tiếp xúc với những miếng bột nặn mềm dẻo, tạo ra những hình dáng sinh động của đồ vật, thú cưng, hoa cỏ… giúp bé mở rộng khả năng sáng tạo và sức tưởng tượng vô bờ bến của mình. Trò chơi với bột nặn còn giúp bé rèn luyện khả năng quan sát và giúp bé xây dựng óc thẩm mỹ.

Một số lựa chọn cho bé yêu của bạn:

đồ chơi thông minh cho bé Bộ đồ chơi đất nặn 4 loại kem Playdoh 

  • Làm từ bột mì, an toàn cho sức khỏe
  • Giúp bé thỏa sức sáng tạo, rèn luyện tư duy
  • Nâng cao khả năng phân biệt màu sắc
  • Độ tuổi: 1-3
  • Giá: 299.000 đồng 
  • Mua tại: Tiki.vn
đồ chơi đất nặn Bộ đồ chơi đất nặn con ngựa vui vẻ Play-doh

  • Làm từ bột mì, an toàn cho sức khỏe
  • Giúp bé thỏa sức sáng tạo, rèn luyện tư duy
  • Kích thích trí tưởng tượng và sự sáng tạo của bé
  • Độ tuổi: 1-3
  • Giá: 299.000 đồng 
  • Mua tại: Tiki.vn

6. Gương đồ chơi cho bé

Với người lớn, gương chỉ đơn thuần là vật phản chiếu hình ảnh, nhưng với trẻ em, các bé sẽ nhìn hình ảnh phản chiếu của mình trong gương theo cách thú vị nhất. Nếu để ý, mẹ có thể thấy bé mỉm cười với chính mình trong gương, áp mặt vào gương, sờ mắt, mũi, tai… Đó là những khám phá mới mẻ đầu tiên của trẻ.

Trò chơi với gương sẽ giúp bé phát triển sự tập trung, đồng thời kích thích bé khám phá thế giới xung quanh. Hơn nữa, trò chơi này cũng thúc đẩy sự phát triển của trẻ trong khả năng tương tác cảm xúc với mẹ và chính mình.

Lưu ý dành cho mẹ

Đồ chơi dù quan trọng nhưng cũng không thể nào thay thế vai trò của ba mẹ đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, dù bận đến mấy, ba mẹ cũng nên dành thời gian cùng chơi và trò chuyện với bé cưng. Đây mới là cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển trí não tối ưu và toàn diện nhất.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi

Từ rất sớm trong thai kỳ, bé đã có thể nghe được tiếng tim mẹ đập. Không lâu sau đó, cùng với thính giác phát triển hơn, thai nhi đã có thể nhận ra giọng nói của mẹ và ghi nhớ được những giọng nói, giai điệu bài hát và những bản nhạc, những mẩu chuyện quen thuộc mà mẹ thường đọc trong quá trình thai giáo. Chính nhờ điều này, bé có thể phân biệt nhiều kiểu giọng nói ngay khi mới chào đời. Vì vậy, ngay từ trong bụng mẹ, người ta đã khuyên mẹ nên nói chuyện nhiều với bé, cho bé nghe nhạc, thậm chí đọc chuyện cho bé nghe. Thế nên, việc dạy bé tập nói ngay khi chào đời là việc làm hết sức bình thường.

Dạy bé tập nói
Việc dạy bé tập nói cần bắt đầu càng sớm càng tốt. Ngay từ khi mới ra đời, bé đã có thể nghe và nắm bắt ý nghĩa những âm thanh xung quanh

1. Từ lúc sinh ra đến 3 tháng tuổi

Ngôn ngữ giao tiếp của bé lúc này chính là tiếng khóc. Mẹ có thể dựa vào tiếng khóc để biết bé đang cần gì, bé muốn gì để đáp ứng cho con. Tùy theo tính cách từng bé thì tiếng khóc cũng khác nhau, lúc này người mẹ chính là người hiểu bé nhất.

Bé khóc có thể do đói, do tã ướt, do đòi bế. Khi bé lớn hơn chút xíu, bé có thể phát ra nhiều âm thanh ngộ nghĩnh khác, như ô, a… bé có thể thở dài, bé bắt đầu nhận thức âm thanh được phát ra như thế nào… Những bước đầu tiên để dạy bé tập nói sẽ bao gồm:

  • Hát cho bé nghe
  • Nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt
  • Dành cho bé những khoảng thời gian yên lặng: Điều này giúp tạo cho bé khoảng không để tự tạo ra những âm thanh của riêng mình.

[inline_article id=87818]

2. Dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi: Từ 4-6 tháng tuổi

Giai đoạn này, trẻ bắt đầu bập bẹ, bé phát ra những âm thanh như ba ba, ma ma, ya ya, đa đa… Bé có thể phản ứng khi mọi người gọi tên mình, thường lúc này bé được 6 tháng tuổi. Lúc này bé rất muốn hóng chuyện, bé cố gắng hết sức để phát ra tiếng để giao tiếp với mọi người. Bé cố gắng sử dụng lưỡi, răng, vòm miệng và thanh quản của mình để phát ra tiếng. Những bước để dạy bé tập nói trong giai đoạn này bao gồm:

  • Giao tiếp bằng mắt: Bế bé, dịu dàng nhìn vào mắt bé và trò chuyện về bất cứ chủ đề gì bạn muốn.
  • Mỉm cười với bé khi đang nói chuyện.
  • Bắt chước lại tiếng bập bẹ ê a của bé.
  • Khuyến khích bé bắt chước âm thanh của bố mẹ bằng cách lặp đi lặp lại cho bé nghe và làm theo.

3. Từ 7-12 tháng tuổi

Ở tháng này, bé bắt đầu bập bẹ theo âm thanh mà bé nghe được và cố gắng bắt chước. Vì vậy, ở giai đoạn này, mẹ đọc sách hoặc kể chuyện hay nói chuyện nhiều với con, giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. Những bước để dạy bé tập nói trong giai đoạn này bao gồm:

  • Chơi cùng bé những trò chơi đơn giản kết hợp đọc thơ/đồng dao có vần điệu. Ú òa chính là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho giai đoạn này.
  • Chơi trò soi gương: Chỉ vào bé và bóng mẹ trong gương và giới thiệu cho bé tên của mình và tên mẹ.
  • Chơi trò giới thiệu tên đồ vật, con vật trong nhà.

4. Dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi: Từ 13-18 tháng tuổi

Lúc này bé đã biết nói một hay nhiều từ ngữ ghép lại thành câu với mọi người xung quanh. Bé đã biết ý nghĩa của từ ngữ và thậm chí có bé đã biết dùng từ chính xác trong các tình huống và biết lên xuống giọng tùy vào ngữ cảnh. Những bước để dạy bé tập nói trong giai đoạn này bao gồm:

  • Tập ngôn ngữ cử chỉ: Chẳng hạn, khi mẹ không muốn bé làm gì, hãy nói “không không” kèm theo lắc lắc đầu hoặc lắc bàn tay. Khi mẹ nói “bai bai” hãy kèm theo vẫy bàn tay để giúp bé học các ngữ nghĩa đi cùng cử chỉ.
  • Dạy bé các từ đơn: Những từ đầu tiên mà con nói thường là danh từ chỉ người, con vật, đồ vật mà bé thường tiếp xúc như ba, mẹ, bà, ghế, bàn, chó, gà, hoa, sữa…
  • Dạy bé các từ chỉ trạng thái: Bé có thể học được thế nào là đau, ngứa, nóng, lạnh…
  • Dạy bé về màu sắc: Ở lứa tuổi từ 18 tháng, mẹ có thể chỉ cho bé về sự khác nhau của màu sắc.
  • Dạy bé về các bộ phận cơ thể: Đây là lứa tuổi bé tự khám phá bản thân rất nhiều. Mẹ có thể dạy con phân biệt đầu, mắt, cổ, mũi, miệng…

[inline_article id=90530]

5. Từ 19-24 tháng tuổi

Lúc này vốn từ vừng của bé đã nhiều lên, bé có thể nói khoảng 50 từ, khả năng hiểu ngôn ngữ của bé cũng phát triển. Lúc này, bé thường lắng nghe, chú ý để học hỏi từ mới mỗi ngày từ những người xung quanh. Giai đoạn này, bé đã biết nói cụm từ gồm hai, ba từ như ba ơi, mẹ ơi, cô ơi… Tuy nhiên lúc này, bé chưa biết sắp xếp từ cho đúng như “mẹ ẵm ơi” thay vì “mẹ ơi ẵm”, vì vậy, mẹ cần dạy bé chỉnh sửa cho đúng. Những bước dạy bé tập nói thích hợp cho giai đoạn này:

  • Dạy bé về các hoạt động: Tuổi này, bé thích bắt chước các hoạt động của bố mẹ và thích giúp đỡ. Mẹ có thể phân cho bé một số nhiệm vụ nhỏ như “cất đồ chơi”, tự “uống nước”, tự “măm măm”. Mỗi khi chỉ cho bé một hoạt động nào, bạn hãy nhấn mạnh và lặp đi lặp lại từ ngữ để bé ghi nhớ.
  • Dạy bé bài hát ngắn: Tùy theo nhịp phát triển riêng, bé có thể hát được các bài hát thiếu nhi đơn giản hoặc không.

6. Dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi: Từ 25-36 tháng tuổi

Giai đoạn này bé bắt đầu nói rành rọt, bé biết cách xưng hô, biết xưng con và gọi ba mẹ. Đây là giai đoạn vốn từ vựng của bé tăng lên đáng kể. Thậm chí, bé có thể ghép từ thành những câu đơn giản để nói chuyện với mọi người. Bé có thể nói ra mong muốn của mình, và bé bắt đầu thắc mắc, bình luận, lý lẽ hất sức ngộ nghĩnh. Một số gợi ý về việc dạy bé tập nói trong giai đoạn này:

  • Dạy bé nói đầy đủ tên của mình
  • Hỏi bé về số lượng, màu sắc, tên con vật, đồ vật
  • Hỏi bé những câu hỏi mở: Để giúp bé phát triển khả năng tự suy nghĩ, hãy hỏi con những câu như: “Đây là cái gì vậy?”, “Con gà màu gì nhỉ?”, “Chú kiến đi đâu?”…
  • Chơi trò giả bộ, đóng giả: Những trò chơi này cực kỳ hữu ích trong việc phát triển khả năng tư duy và ngôn ngữ của bé.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Trò chơi cho bé sơ sinh phát triển giác quan

Chơi trò xúc xắc cho xúc giác và thính giác tinh nhạy

Xúc xắc có rất nhiều màu sắc và âm thanh vui tai. Vì vậy đây là một trò chơi cho bé mà bạn không nên bỏ qua trong những tháng đầu đời. Bé sẽ học được rất nhiều từ việc lắng nghe và nhìn. Mẹ cầm xúc xắc trước mặt bé và lắc hoặc có thể đeo chiếc xúc xắc nhỏ vào chân và tay của trẻ để trẻ quan sát và di chuyển cơ thể của mình theo tiếng xúc xắc. Khi bé được 1 tuổi, bé sẽ tự cầm nắm xúc xắc và có thể chuyển từ tay này sang tay kia để tự chơi một mình. Trò chơi  này giúp trẻ vừa phát triển thị giác, thính giác và cả xúc giác rất hiệu quả.

Trò chơi cho bé

Móc đồ chơi lên nôi/cũi rèn luyện khả năng quan sát

Những món đồ chơi nhiều màu sắc, âm thanh vui nhộn được mẹ treo lủng lẳng lên nôi/cũi sẽ khiến bé rất thích thú. Bé sẽ tập trung quan sát từ đó sẽ rèn luyện đôi mắt và tư duy trí não, rèn luyện về thính giác, nhận biết về giai điệu, âm thanh của tiếng động từ món đồ chơi phát ra từ đó biết cách lắng nghe.

Trò chơi cho bé

Thú nhồi bông kích thích xúc giác

Những con thú nhồi bông mềm mại, dễ thương sẽ làm bé thích thú được cầm nắm và ôm vào lòng. Bé sẽ khám phá những con vật dễ thương này bằng cách sờ tai, mắt, mũi, tay chân và cả mắt mũi và cả những bộ quần áo gắn trên thân của con thú nữa. Điều này sẽ giúp xúc giác của trẻ phát triển.

Bé từ 6 tháng tuổi trở lên đã biết “kết bạn” với một con thú nào đó để ôm bên mình khi ngủ. Mẹ có thể bắt đầu một trò chơi cho bé lứa tuổi này, đó là ú òa, tạo hứng thú bất ngờ bằng sự xuất hiện và biến mất của thú nhồi bông, bé sẽ rất thích thú đấy. Với đồ vật này, mẹ nên lưu ý giặt giũ thường xuyên và kiểm tra nút cài chắc chắn, không để trẻ nuốt vào miệng.

Trò chơi cho bé

Chơi với bóng rèn luyện thị giác và kỹ năng vận động

Đây là trò chơi cho bé những trải nghiệm thú vị. Những quả bóng với nhiều kích cỡ, màu sắc và chất liệu khác nhau chắc chăn sẽ làm trẻ thích thú. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho trẻ chơi với những quả bóng mềm mại để tập cho bé sờ nắn và nhìn. Với những bé lớn hơn đã biết ngồi, biết bò hay biết chạy, mẹ có thể thả cho bóng lăn để bé học cách phán đoán hướng bóng lăn, bắt bóng và ném bóng. Mẹ cũng có thể làm mẫu cách đá bóng để bé đá theo.

Trò chơi cho bé

[inline_article id=256]

Chơi với thảm hữu ích cho thị giác và xúc giác

Với những thảm chơi có nhạc treo lủng lẳng các con vật lủng lẳng sẽ giúp bé phát triển khả năng vận động, thể chất và các kỹ năng phối hợp. Bé sẽ tự quay đầu, chuyển hướng tới món đồ chơi mình thích. Cũng từ đó bé sẽ rèn luyện khả năng cầm nắm và giữ đồ chơi. Với những thảm chơi này, bé có thể chơi từ 3 tháng tuổi, bé có thể nhìn ngang qua và cố gắng tiếp cận chúng. Lớn hơn một chút, chiếc thảm chơi này có thể giúp trẻ tập bò, ngồi và trở thành trung tâm vận động với những chiếc nút, đèn chiếu sáng, hiệu ứng âm thanh… Không giống như những trò chơi cho bé khác, với trò chơi này, bạn chỉ cần để con tự khám phá và chơi theo cách của mình.

Trò chơi cho bé

Xếp vòng và xếp ly cho đôi tay khéo léo

Với trò chơi này, bé sẽ học ngồi và nhận biết biết về màu sắc. Mẹ cầm vòng để chỉ cho bé về màu sắc, độ lớn nhỏ của từng chiếc vòng. Con nhìn kìa, đây là chiếc vòng màu xanh, còn kia là chiếc vòng màu đỏ…”. Khi thấy trẻ đã tinh mắt, có thể phối hợp được tay và mắt thì mẹ có thể lấy những chiếc vòng hoặc ly ra khỏi tổ xếp, để bé học cách xếp chồng các chiếc vòng lên nhau.

Những cuốn sách sắc màu rèn luyện khả năng ngôn ngữ

Ở lứa tuổi này, tuy bé chưa biết chữ nhưng rất thích khám phá những trang sách với những hình ảnh bắt mắt. Bé sẽ rất hứng thú khi mẹ lật từng trang sách, giới thiệu cho bé những đồ vật, con thú hay những dụng cụ gia đình… Mẹ có thể giả giọng những con chim, thú trong truyện, tạo tiếng kêu leng keng của đồ vật, hay hát một bài hát có liên quan với sự vật trong trang sách để tạo sự hứng thú cho bé. Với trò chơi cùng con đọc sách, mẹ sẽ rèn cho bé sự tập trung, học hỏi và thích khám phá đấy nhé.

Trò chơi cho bé

Chơi với gương

Bé sẽ rất thích thú khi nhìn thấy khuôn mặt của mình trong gương. Vì vậy, mẹ nên treo một chiếc gương an toàn trên cũi của bé để bé tự khám phá cơ thể mình. Hoặc đơn giản, mẹ có thể bế bé đến một chiếc gương lớn và thực hiện nhiều cử động trên gương mặt mình, bạn sẽ thấy rằng đây là một lựa chọn đơn giản nhưng thú vị về trò chơi cho bé, giúp trẻ phát triển khả năng quan sát và bắt chước lại động tác của mẹ ngay tức thì.

Trò chơi cho bé

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tuyển tập 5 bài nhạc cho bé 1-3 tuổi

Thay vì chỉ mở nhạc cho bé nghe, mẹ nên khuyến khích bé nhảy hoặc hát theo điệu nhạc. Nghe và lặp lại thường xuyên sẽ giúp bé ghi nhớ từ ngữ tốt hơn, đồng thời cũng góp phần giúp trẻ rèn luyện khả năng phát âm.

Chọn những bài nhạc cho tiết tấu vừa phải, không quá nhanh, ngôn từ đơn giản, dễ hiểu để bé có thể dễ dàng hát theo. MarryBaby gợi ý 5 bài nhạc thiếu nhi quen thuộc, gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ trẻ em Việt Nam. Lời bài hát được cập nhật ngay dưới đây, nếu muốn mẹ cũng có thể hát cùng con yêu.

1/ Múa cho mẹ xem – Nhạc và lời: Xuân Giao

Hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem.

Hai bàn tay của em như hai con bướm xinh xinh.

Khi em giơ tay lên là bướm xinh bay múa.

Khi em đưa tay xuống con bướm đậu trên cành hồng. (Lặp lại 1 lần nữa)

2/ Gà trống thổi kèn – Sáng tác: Lương Bằng Vinh

Con gà trống đứng ngóng cổ dài

Tò tí te, tò tí te

Nó thổi kèn rất hay

Ông mặt trời tỉnh giấc vươn vai

Vén màn đỏ ngó xem ai thổi kèn

Thì ra là, thì ra là

Con gà trống đứng ngóng cổ dài

Tò tí te, tò tí te

Nó thổi kèn rất hay

Tò tí te, tò tí te

Nó gọi ngày nắng lên (lặp lại 1 lần nữa)

3/ Là con mèo – Sáng tác: Mộng Lân

Là con mèo

Kêu meo meo

Ai khóc mếu

Là con mèo

Ngoan như bé

Là búp bê

4/ Chú ếch con – Sáng tác: Phan Nhân

Kìa chú là chú ếch con có hai là hai mắt tròn

Chú ngồi học bài một mình bên hố bom kề vườn xoan

Bao cô cá trê non cùng bao chú cá rô ron

Tung tăng chiếc vây son nhịp theo tiếng ếch vang giòn.

Kìa chú là chú ếch con bé ngoan là ngoan nhất nhà

Chú học thuộc bài xong rồi chú hát thi cùng họa mi

Bao nhiêu chú chim ri cùng bao cô cá rô phi

Nghe tiếng hát mê li cùng vui thích chí cười khì.

5/ Chú chuột nhắt – Sáng tác: Nguyễn Văn Hiên

Có con chuột nhắt nó chạy lăng xăng, mắt nó láo liêng ngó nghiêng ngó dọc

Có con chuột nhắt nó chạy lăng xăng, ăn vụng suốt ngày là thật đáng chê

Lêu lêu chú chuột nhắt chít chít

Lêu lêu chú chuột nhắt chít chít

Lưu ý dành cho mẹ: Với những bé từ 2-3 tuổi, mẹ đã có thể cho con tự chọn nhạc. Lúc này, bé đã biết mình thích và không thích bài nào rồi, mẹ nhé!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Nhân cách của trẻ bị ảnh hưởng từ đâu?

Mới 10 tháng tuổi nhưng Bi đã có những hành động vô cùng lém lỉnh khi chơi đùa cùng ba. “Bé sẽ giả vờ cắn mũi tôi vì bé biết tôi sẽ làm quá phản ứng của mình để chọc cho bé cười” – Ba Bi chia sẻ. Và một trường hợp khác đến từ cô bé Nuni 2 tuổi, như mẹ bé tâm sự em khá bướng bỉnh giống mẹ. Khi Nuni muốn một thứ gì đó, bé sẽ tìm mọi cách để có được thứ mình muốn.

Theo các chuyên gia tâm lý, ngoài cách nuôi dạy con sự hình thành nhân cách của trẻ xuất phát từ tính khí và những trải nghiệm trong cuộc sống. Đôi khi, ba mẹ sẽ khó nhận ra được những tính cách của bé được thừa hưởng từ mối quan hệ với mọi người xung quanh hay từ những trải nghiệm thường ngày trong cuộc sống.

Yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách trẻ
Nhân cách của các thiên thần nhỏ đã xuất hiện từ khi vừa lọt lòng và sẽ cùng bé phát triển theo thời gian

Sự ảnh hưởng của môi trường

Thực tế cho thấy, môi trường mà các bé lớn lên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ. Mẹ có thể nhận thấy rất rõ điều này từ các cặp sinh đôi cùng trứng. Theo lẽ tự nhiên, các bé sinh đôi cùng trứng sẽ được mẹ nuôi dạy, chăm sóc như nhau và có khoảng thời gian cùng nhau phát triển. Kết quả dẫn đến, tính cách của cặp sinh đôi cùng trứng sẽ không có sự khác biệt nào lớn.

Tuy nhiên, trong thực tế, không nhất thiết các bé sinh đôi đều có sự tương đồng về thể chất và tinh thần, vì trải nghiệm trong cuộc sống của mỗi bé sẽ khác nhau nên sự hình thành tính cách cũng vì thế mà có sự khác biệt các mẹ nhé.

[inline_article id=84988]

Song song đó, một yếu tố khác cũng rất quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách ở trẻ chính là xã hội. Những định kiến về giới tính trong xã hội có thể khuyến khích các bé trai và bé gái có các hành vi và cách cư xử theo đặc trưng giới tính của mình. Điểu đó phần nào giúp ba mẹ dễ dàng hình dung sự hình thành tính cách trẻ có điểm xuất phát từ những gì trẻ nghe, quan sát và trải nghiệm được từ xã hội.

Yếu tố ảnh hưởng nhân cách trẻ
Những gì trẻ nghe, thấy, trải nghiệm được đều ành hưởng đến tính cách

Ngoài ra, ba mẹ nên tránh nói những lời nói mang tính tiêu cực với con nhỏ như: “Con thât là phiền phức”, “Con hay nói dối thế!” hoặc “ Sao con khó chịu vậy?”. Bằng những lời nhận xét như thế, ba mẹ không hề hay biết rằng mình đã vô tình đóng khung con mình vào những đức tính không tốt đó. Dẫn đến kết quả là khi bé càng nghe những lời nói tiêu cực về mình, bé càng có xu hướng tin rằng bản thân là như vậy và luôn có thái độ cũng như hành vi không ngoan với mọi người xung quanh.

Thứ tự sinh có ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách?

Trái ngược với điều mẹ thường nghe thấy, thứ tự sinh của một đứa trẻ lại không có sự ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách trẻ. Trong cùng một gia đình, con cả không nhất thiết phải luôn trách nhiệm và có tổ chức. Đồng thời, những bé út cũng không hoàn toàn chỉ biết hưởng thụ và vô trách nhiệm.

Theo một nghiên cứu tại Mỹ, thứ tự sinh luôn là một trong những yếu tố liên quan đến sự phát triển nhân cách ở trẻ nhưng yếu tố này lại có sự hạn chế nhất định. Tiến hành khảo sát trong 377,000 trẻ, nghiên cứu cho thấy: những người con cả thường có xu hướng hơi nghiêm túc, dễ chịu và quyết đoán, ít lo lắng hơn so với những đứa con còn lại trong gia đình, nhưng sự khác biệt này quá nhỏ nên thực tế sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống của bé đâu, mẹ nhé!

[inline_article id=140614]

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách dạy con ngoan: Xưa khác, nay khác!

Cách dạy con ngoan: Sự khác biệt giữa xưa và nay
Không phải kinh nghiệm dạy con nào cũng đúng và phù hợp với bé cưng.

1/ Thương cho roi cho vọt

Theo quan niệm của ông bà ngày xưa, muốn dạy con ngoan, ba mẹ cần phải nghiêm khắc, uốn nắn trẻ ngay từ nhỏ. Việc nuông chiều sẽ làm cho trẻ ỷ lại, không biết tự lập, yếu đuối khi lớn lên.

Không đánh con bằng “roi vọt” như ngày xưa nhưng nhiều bậc cha mẹ ngày nay lại dùng lời nói của mình để gây tổn thương con trẻ. Những câu nói như “Con hư quá, mẹ không cần con nữa” hoặc “Con đi đâu cho khuất mắt mẹ thì đi” nghe rất đơn giản nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ.

Theo các chuyên gia tâm lý, việc thường xuyên quát mắng, đánh đập sẽ chỉ làm trẻ trở nên nhút nhát và mặc cảm. Hơn nữa, trẻ có thể trở nên lì lợm, và chỉ sợ chứ không nể phục bố mẹ.

2/ Cưng chiều quá mức

Khác với hình mẫu phụ huynh nghiêm khắc ở trên, nhiều ông bố bà mẹ lại cưng chiều con quá mức. Chẳng những không bao giờ đánh hay mắng con, kiểu ba mẹ này luôn sẵn sàng thỏa mãn mọi yêu cầu của con. Trẻ gần như không phải làm bất cứ việc gì. Bác Hữu Đới (55 tuổi, Đồng Nai) còn lí lẽ rằng: “Đời mình khổ nhiều rồi thôi bây giờ phải bù đắp cho con, cho cháu, lo được cho chúng nó cái gì sẽ lo hết”. Không chỉ cưng chiều cháu, ông Đới còn bắt bố mẹ chúng phải lo cho nó ăn học đàng hoàng, xin vào trường tốt, sau đó lại kiếm một chỗ làm ngon lành, tạo dựng cho nó một căn hộ riêng hay chí ít cũng là có nhà có cửa đàng hoàng, trước khi họ nhắm mắt xuôi tay…

Không chỉ làm tăng tính ỷ lại ở trẻ, quan niệm nuôi dạy con này còn có thể gây tác dụng ngược, làm tăng tính phản kháng, dẫn đến trẻ thường xuyên có ý muốn làm trái lại những mong muốn của ông bà, cha mẹ.

[inline_article id=68291]

3/ Ba mẹ nói gì cũng đúng

Đối với các gia đình có ông bà lớn tuổi, việc con cái răm rắp nghe theo lời khuyên, sự sắp đặt của cha mẹ là lẽ đương nhiên. Lâu dần trẻ con sẽ không dám nêu lên ý kiến của mình và chỉ im lặng nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô.

Khác với cách dạy con này, các bậc cha mẹ ngày nay đã lưu ý hơn đến việc tạo cơ hội cho trẻ học hỏi, phát triển mong muốn của bản thân ngay từ nhỏ. Việc cùng nhau chia sẻ ý kiến và động viên cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình là điều vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp trẻ tự tin, được tôn trọng và cảm thấy đồng cảm với bố mẹ hơn.

4/ So sánh với “con nhà người ta”

Khi thấy con học không bằng con anh A, chú B, chị C nhà hàng xóm hoặc đơn giản chỉ là thua kém anh chị mình, đứa con đó lập tức bị đem ra so sánh với những đứa trẻ được xem là giỏi giang hơn. Tuy nhiên, các bố mẹ thường không nhớ rằng sự so sánh nào cũng khập khiễng. Vì mỗi đứa trẻ có khả năng, sở trường khác nhau, được nuôi dạy trong những môi trường cũng khác nhau, gia đình, nền giáo dục và cả thời đại khác nhau. Việc so sánh này không những chẳng có tác dụng khuyến khích mà còn khiến trẻ cảm thấy mình thật vô dụng. Có lẽ cha mẹ nào cũng đã từng nghe qua câu nói “Sao mẹ không nhận bạn A, B làm con luôn đi” hay “Mẹ ghét con vậy còn nuôi con làm gì”.

Thay vì đem trẻ ra so sánh với một ai đó khác, cha mẹ nên quan tâm, tìm hiểu sở thích, điểm mạnh của trẻ để giúp trẻ tự tin phát huy sở trường đó. Đặc biệt, cha mẹ nên là tấm gương và là người bạn đồng hành cùng trẻ. Thật khó khi cha mẹ không bao giờ đọc sách lại muốn con trở thành 1 người đam mê đọc. Khoảng cách giữa 2 thế hệ cha mẹ và con cái cũng là rào cản khiến việc nuôi dạy con hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, đã có người cho rằng: Dạy con hiện nay cũng là dạy mình, cha mẹ cùng con cái là bạn, cùng học tập và lớn lên mỗi ngày chứ không thể đặt mình lên trên con cái để áp đặt.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy trẻ sơ sinh ngôn ngữ ký hiệu: Mẹ con cùng được lợi!

Trẻ có thể bắt đầu học và dùng các ngôn ngữ ký hiệu từ khoảng 6-7 tháng tuổi. Ở giai đoạn phát triển này, ngoài nhận ra quyền lực của tiếng khóc, trẻ sơ sinh rất dễ tiếp thu cách giao tiếp khác để bày tỏ nhu cầu cũng như thu hút sự chú ý của người lớn. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể giúp con thành thạo hơn trong việc truyền đạt thông tin với người khác bằng cách rèn luyện ngôn ngữ ký hiệu từ sớm.

Dĩ nhiên kèm theo đó, bé con phải sở hữu kỹ năng vận động tinh, biết cách kiểm soát và điều khiển đôi bàn tay nhỏ xinh thật khéo léo. Thực tế, một số bé cầm nắm, ra dấu bằng tay khá thuần thục vào 7 tháng tuổi, số khác phải đợi ít nhất vài tháng sau đó.

Dạy trẻ sơ sinh
Dạy trẻ sơ sinh

7 lợi ích “thần kỳ” ngôn ngữ ký hiệu mang lại cho bé

Tăng khả năng giao tiếp: Trẻ sẽ hiểu chuyện tốt hơn khi học được cách chia sẻ. Được giao tiếp và được hiểu là hai trong nhiều yếu tố giúp con tự tin hơn, vui vẻ hơn khi tương tác cùng người khác.

Hạn chế sự giận dữ: ơn giận dữ thường xuất phát từ một đứa trẻ không được đáp ứng đúng nhu cầu. Thử hỏi làm sao hiểu được nếu muốn gì con cũng chỉ biết khóc? Lúc này, nếu có cách khác dễ hiểu hơn để bày tỏ, dĩ nhiên cả ba mẹ lẫn bé con đều thêm vui, bớt giận.

Phát triển ngôn ngữ: Khi dạy trẻ ra dấu kết hợp nói rõ ý nghĩa của dấu hiệu, đảm bảo bé con sẽ học thêm cả cách nói chuyện, phát âm. Vốn từ vựng của bé nhờ thế cũng được mở mang, phát triển hơn rất nhiều.

Tăng cường IQ: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em học ngôn ngữ ký hiệu từ sớm có khả năng đọc và đánh vần và sở hữu chỉ số IQ cao hơn những trẻ khác về sau.

Gắn kết tình thương: Dạy ngôn ngữ ký hiệu cũng là phương pháp để kết nối tình cảm của cha mẹ và con cái.

Thúc đẩy vận động: Để hiểu ngôn ngữ ký hiệu, trẻ phải tập trung quan sát để ra dấu tương tự, nhờ đó vận động, nhất là vận động tinh được thúc đẩy phát triển tốt hơn.

Thời gian vui vẻ: Miễn là đừng quá đặt nặng áp lực, xem việc dạy và học ngôn ngữ ký hiệu giữa ba mẹ và bé hàng ngày đơn giản như chơi trò chơi.

Dạy con ngôn ngữ ký hiệu, mẹ cần lưu ý gì?

Trước khi dạy con làm quen với ngôn ngữ ký hiệu, bạn cần xác định xem bé đã sẵn sàng hay chưa. Nếu trẻ tỏ ra hứng thú, chăm chú mỗi khi nghe ba mẹ nói chuyện, tò mò khám phá thế giới xung quanh, bắt chước động tác của người lớn, khả năng vận động tinh của tay nhanh nhẹn, bé có thể cùng mẹ học những cách ra dấu ngôn ngữ ký hiệu đơn giản. Bắt đầu từ dễ đến khó, kiên nhẫn cùng con nhé!

Dạy trẻ ngôn ngữ ký hiệu
Mẹ nên bắt đầu từ những ký hiệu đơn giản, phổ biến nhất

1/ Bắt đầu từ sớm

Bạn có thể bắt đầu dùng ngôn ngữ ký hiệu khi phát hiện sự thích thú của bé với việc giao tiếp, chậm nhất là khi bé 8-9 tháng tuổi. Giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu không gây hại gì cho thói quen giao tiếp sau này của con. Hầu hết các bé sẽ phản ứng lại trong khoảng thời gian nhất định, thường là từ 10-14 tháng tuổi.

2/ Ra dấu tự nhiên

Thay vì nghiêm túc thái quá, bạn nên giúp con phát triển ngôn ngữ ký hiệu một cách tự nhiên và hiệu quả. Bất cứ cử chỉ đơn giản nào thích hợp với lời nói hoặc câu đều có hiệu quả, chẳng hạn như việc vẫy cánh tay để tả “con chim” hoặc gãi dưới cánh tay để tả “con khỉ”. Một số gợi ý khác: Xếp hai tay rồi nghiêng đầu nghĩa là “đi ngủ”, xoa bụng khi “đói”, cuộn tròn bàn tay đưa lên miệng nghĩa là “uống đi”, ngón tay chạm vào mũi nghĩa là “ngửi”.

3/ Nhu cầu căn bản

Những ký hiệu quan trọng nhất bé cần phát triển và học theo nên là nhu cầu hàng ngày bé cần bày tỏ như đói, khát và mệt mỏi.

[inline_article id=139409]

4/ Ra hiệu nhất quán

Bằng việc nhìn thấy những ký hiệu giống nhau từ ngày này qua ngày khác, bé sẽ dần hiểu ra và bắt chước theo đúng các ký hiệu đó một cách nhanh chóng. Để chắc chắn bé học cả ngôn ngữ ký hiệu và ngôn ngữ nói, ba mẹ nên sử dụng cả hai loại ngôn ngữ này cùng lúc khi trò chuyện với con.

5/ Cả nhà đồng lòng

Bé sẽ thấy thích thú khi nhiều người giao tiếp với bé bằng ngôn ngữ ký hiệu. Từ ông bà cho đến cô trông trẻ, bất cứ ai dành thời gian bên bé nhiều nên ít nhất hiểu được những ký hiệu quan trọng nhất của bé.

6/ Để con sáng tạo

Nhiều bé tự sáng chế ra ký hiệu của riêng mình. Nếu con bạn cũng như vậy, có thể linh hoạt dùng ký hiệu của bé thay vì đúng như sách vở chỉ dẫn.

7/ Nói không với thúc ép

Việc ra hiệu, giống như tất cả các loại hình giao tiếp khác, nên được phát triển một cách tự nhiên và phù hợp với nhịp độ phát triển của bé. Bé sẽ học hiệu quả nhất nhờ kinh nghiệm chứ không phải thông qua hướng dẫn rườm rà. Nếu trẻ cảm thấy nản lòng, tỏ vẻ không hợp tác, ba mẹ không nên cưỡng ép bé. Chỉ khi vui vẻ, học mới nhanh và hiệu quả!

[inline_article id=121880]

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách dạy con ngoan từ bé: Tính thế nào, dạy thế nấy!

Ngoài gen di truyền, tính cách của trẻ cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi những trải nghiệm trong cuộc đời bé, và quan trọng nhất là cách dạy con của ba mẹ từ lúc sơ sinh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hành vi của ba mẹ có thể tác động, thậm chí làm thay đổi suy nghĩ của con trẻ. Vì bộ não của bé còn rất non nớt nên ba mẹ có thể dễ dàng nhào nặn theo các hướng khác nhau. Theo nghiên cứu, những bé có mẹ trầm cảm, thậm chí chỉ trong năm đầu đời cũng trở nên khó chịu, ít cười và dễ cáu gắt hơn những bé khác.

Bất kể kiểu trẻ nào, dù tính bẩm sinh có tốt đến đâu cũng có thể phá cách nếu cha mẹ không điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bé. Một bé Thiên Thần cũng có thể trở nên gắt gỏng, hay một bé Bài Bản ngoan ngoãn cũng có thể trở thành “thảm họa”.

[inline_article id=138854]

Tính cách khác nhau, cách thể hiện cũng khác nhau

Phản ứng tình cảm và ngưỡng chịu đựng của mỗi bé mỗi khác. Khi tiếp xúc với một môi trường mới, bé Thiên Thần, bé Bài Bản hay bé Năng Động thường dễ thích nghi hơn. Trong khi đó, bé Cáu Kỉnh và bé Nhạy Cảm sẽ mất nhiều thời gian thích nghi hơn, thậm chí sẽ tỏ thái độ buồn bực.

Tùy theo nhóm tính cách, cách thể hiện cảm xúc của các bé cũng khác nhau. Bé Nhạy Cảm, bé Năng Động hay bé Cáu Kỉnh thường thể hiện cảm xúc ra mặt. Bé thường nói to, rõ rằng bé đang cảm thấy như thế nào. Mẹ sẽ gặp khó khăn khi vỗ về bé thuộc các nhóm tính cách này, nhất là nếu đang trong môi trường mới.

Cách dạy con theo tính cách
Tính cách khác nhau, cách thể hiện cảm xúc trong từng tình huống của trẻ cũng khác

“Kê đơn” theo tính cách của trẻ

1/ Bé Năng Động

Với các bé thuộc nhóm Năng Động, mẹ đừng quá trông mong bé có thể ngồi yên một lúc lâu. Ngay cả khi còn nhỏ, những bé thuộc nhóm này cũng cần được thường xuyên thay đổi tư thế, quang cảnh xung quanh hơn so với những bé khác.

Bé nhóm này cực thích những trò chơi kích thích sáng tạo và khám phá. Vì vậy, thay vì ép con vào khuôn khổ, mẹ nên cho con cơ hội tự do khám phá an toàn, nhưng chú ý không để bé phấn khích thái quá. Bởi khi bé quá mệt, bé sẽ không kìm chế được cảm xúc của mình, và bị chính những cảm xúc này làm cho “choáng ngợp”. Mẹ nên để ý dấu hiệu của việc quá tải, và nên tránh những cơn “thịnh nộ” của bé. Khi bé sắp lên cơn, mẹ nên tìm cách đánh lạc hướng trẻ, đưa trẻ đi nơi khác cho đến khi bé bình tĩnh lại.

2/ Bé Cáu Kỉnh

Nếu có một đứa con thuộc nhóm tính cách này, mẹ nên xác định ngay từ đầu rằng bé sẽ không cười nhiều như những nhóm tính cách khác. Mẹ nên tạo cho cơ hội cho bé sử dụng mắt, tai chứ không phải cơ thể của mình. Nếu bé đang chơi, mẹ nên “lùi” lại và tốt nhất, nên để bé chọn đồ chơi mà bé thích. Bé rất dễ buồn bực và nổi cáu với những món đồ chơi hoặc tình huống lạ. Đặc biệt, mẹ nên cẩn trọng với những giai đoạn chuyển tiếp. Chẳng hạn, nếu bé đang chơi và chuẩn bị tới giờ đi ngủ, hãy nhắc nhở, sau đó cho bé vài phút để làm quen với điều này.

3/ Bé Nhạy Cảm

Hãy bảo vệ không gian của con. Nhìn xung quanh trẻ và cố gắng tưởng tượng thế giới theo cách của bé. Những bé thuộc nhóm này thường rất dễ bị ảnh hưởng. Bất cứ kiểu kích thích giác quan nào, như tiếng tivi ầm ĩ, ánh sáng chói mắt, hay tiếng chuông chói tai cũng có thể làm bé khó chịu.

Bí quyết nuôi dạy con ngoan
Bé Nhạy Cảm rất dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh

Khi gặp phải những tình huống mới, mẹ nên cố gắng hỗ trợ con hết mình, nhưng đừng xoa dịu trẻ quá nhiều. Đôi khi sự xoa dịu của mẹ lại là nguyên nhân làm bé thêm sợ hãi. Giải thích mọi việc mẹ định làm với bé, từ việc thay tã đến việc đưa bé ra ngoài. Luôn trấn an bé rằng mẹ sẽ luôn ở bên cạnh bé.

4/ Bé Bài Bản

Nếu bé thuộc nhóm Bài Bản, mẹ nên thiết lập một lịch trình sẵn, và cố gắng theo sát lịch trình này hết mức có thể. Điều này sẽ giúp cuộc sống của cả mẹ và bé trở nên dễ dàng hơn. Khi bé lớn hơn một chút, thỉnh thoảng mẹ có thể thử sai “lịch”, bỏ qua một vài giấc ngủ trưa ngắn chẳng hạn. Tuy nhiên, cố gắng không thay đổi thói quen của trẻ quá nhiều. Bé có thể sẽ cảm thấy khó chịu.

5/ Bé Thiên Thần

Tạo cho con nhiều cơ hội để tương tác với mọi người, như đưa bé ra ngoài chơi thường xuyên chẳng hạn. Các bé thuộc nhóm Thiên Thần thường rất thích tiếp xúc với mọi người cũng như rất dễ làm quen với bạn mới. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá ép buộc con hòa nhập vào một không gian hoàn toàn mới, vẫn nên cho bé thời gian thích nghi.

Lưu ý dành cho mẹ: Hãy nhìn con như con người thật của con. Đừng tưởng tượng về đứa bé bạn muốn có. Thay vì tôn trọng tích cách của trẻ, như vốn có, nhiều mẹ bị chính sự sợ hãi và kỳ vọng của mình ảnh hưởng, từ đó có cách cư xử, cách dạy con không phù hợp với bản tính của bé.

[inline_article id=136950]

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Chăm sóc trẻ sơ sinh hiệu quả với thời gian biểu

Tạo một lịch sinh hoạt thích hợp sẽ giúp việc chăm sóc trẻ sơ sinh trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, thói quen sinh hoạt theo nề nếp sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn. Đây cũng là cách dạy con ngoan ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên việc tạo thời gian biểu cho trẻ sơ sinh không hề diễn ra một cách dễ dàng. Để thành công, bạn nên bắt đầu từ việc tìm hiểu những nguyên nhân thất bại thường gặp nhất.

1. Thời điểm nên lập thời gian biểu cho trẻ sơ sinh

Khi mới chào đời, cơ thể bé phải tập thích nghi với môi trường mới. Vì vậy không nên ép bé theo một khuôn khổ quá sớm vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thay vào đó mẹ hãy dành thời gian theo dõi giờ bé ăn, ngủ. Đó là cách chăm sóc trẻ sơ sinh thích hợp nhất trong thời gian này. Khi trẻ được 2-4 tháng tuổi là lúc mẹ có thể thiết lập thời gian biểu cho bé một cách hợp lý nhất.

2. Nguyên nhân xây dựng thời gian biểu thất bại

Thiếu tính kiên nhẫn

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh luôn phức tạp, nhất là đối với những người mới lần đầu làm mẹ. Trẻ sơ sinh không như người lớn, bé chỉ làm theo bản năng và cần được “huấn luyện” một cách từ từ trong thời gian dài. Nếu muốn trẻ sinh hoạt theo thời gian biểu bạn cần có tính kiên trì và sự kiên nhẫn.

Ngoài việc tạo thời gian biểu hợp lý, bạn cần phải giúp trẻ thực hiện theo đúng lịch trình từng ngày một và thực hiện lặp đi lặp lại để tạo thành thói quen cho trẻ. Nếu quá bận rộn với công việc, chỉ cần cho bé “tự do” được 1 ngày thì xem như công sức của bạn đã tiêu tan và cần bắt đầu lại từ đầu rồi đấy.

Chăm sóc trẻ sơ sinh theo thời gian biểu
Kiên nhẫn và kiên nhẫn hơn nữa, đó là tiêu chí hàng đầu khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Xây dựng thời gian biểu không hợp lý

Khi tạo thời gian biểu mẹ cần quan sát những biểu hiện, phản ứng của trẻ xem trẻ có thích nghi được hay không, tiếp đến, đưa ra những điều chỉnh thích hợp. Nếu trẻ không thích ứng được mà mẹ vẫn cố ép trẻ thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Lịch trình của bé cần được xây dựng một cách khoa học. Mỗi bé có một nhịp sinh học ăn, ngủ, chơi khác nhau vì vậy mẹ nên kết hợp với các khung giờ hợp lý để đảm bảo rằng trẻ đang phát triển tốt.

[inline_article id=68647]

Thay đổi môi trường hay những chuyến đi chơi xa

Bé nhà bạn đã dần tạo được thói quen sinh hoạt theo nề nếp. Tuy nhiên khi phải thay đổi môi trường hoặc tham gia những chuyến đi chơi xa nhà cũng là nguyên nhân làm thời gian biểu thất bại. Khi bé còn nhỏ bạn nên hạn chế cho bé đi chơi xa hay thay đổi môi trường vì sự thay đổi về giờ giấc, ăn uống, nơi ở làm cho nhịp sinh học của trẻ cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Không nhận được sự thống nhất trong gia đình

“Hãy để cháu chơi thêm một lát, vẫn còn sớm mà”, “cho con ngủ thêm, đừng đánh thức con dậy”…Khi mẹ cố đưa con vào nề nếp nhưng sự bất đồng từ những thành viên trong gia đình cũng là nguyên nhân dẫn đến việc xây dựng thời gian biểu thất bại. Mẹ hãy thuyết phục mọi người thực hiện đúng lịch trình trong ngày của bé. Có như vậy, bé mới nhanh chóng thích nghi và cuộc sống của gia đình bạn sẽ trở nên thuận tiện hơn.

[inline_article id=104969]