Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tivi và trẻ nhỏ: Những điều cần lưu ý

Thời điểm bắt đầu xem TV
Các chuyên gia về nhi khoa thường khuyến nghị không nên cho trẻ dưới 2 tuổi xem TV vì các lý do sau đây:

  • Trẻ sẽ học và tăng trưởng tốt nhất qua tương tác với một con người thật sự chứ không phải là những nhân vật có trên màn ảnh TV.
  • Không có tài liệu nào chứng tỏ TV hỗ trợ hoặc kích thích khả năng học hỏi sớm của bé.
  • Trẻ dưới 2 tuổi sẽ khó nắm bắt thông tin thị giác tốt từ những hình ảnh 2 chiều trên TV.
  • TV làm trẻ phân tâm, không còn thích thú đối các món đồ chơi, và các trò chơi khác giúp ích cho sự phát triển toàn diện của cơ thể.
  • Nếu TV được dùng vào mục đích để cho trẻ bầu bạn, tìm nguồn an ủi, xoa dịu, phân tâm hay dỗ ngủ…thì sau này TV sẽ trở thành một thói quen khó mà có thể bỏ được.
Trẻ xem Tivi nhiều: Lợi bất cập hại
Trẻ xem Tivi nhiều, ít vận động, không chỉ ảnh hưởng về sự phát triển thể chất mà cả trí tuệ

Tận dụng triệt để thời gian xem TV
Nếu bạn quyết định để con bạn xem TV thì bạn chú ý đến cách trẻ tương tác với TV.

Trẻ sẽ thích thú hơn nếu có bố mẹ cùng xem TV với trẻ, hơn thế nữa trẻ sẽ học hỏi được nhiều thứ hơn nếu có bố mẹ cùng xem. Cùng xem một chương trình TV với bé đồng nghĩa với việc bé vẫn thu được lợi ích từ câu trả lời của bạn cho những thắc mắc của bé và cả thế giới xung quanh bé.

Hãy chọn một số chương trình mà bé có vẻ ưa thích, và chỉ xem mỗi chương trình ấy mà thôi.

Khi chọn chương trình TV cho bé xem, nên tránh các nội dung sau đây:
Những chương trình không dành riêng cho khả năng nhận thức của trẻ

Hình ảnh/âm thanh rùng rợn hay ma quái: hình ảnh những con quái thú có thể làm trẻ khiếp sợ một khi trẻ có thể hiểu được những hình ảnh chiếu trên TV. Rồi trẻ sẽ bị ám ảnh bởi những hình ảnh khủng khiếp như thế trong một thời gian dài và không thể nhận thức được những hình ảnh ấy là không có thật

Quảng cáo: trẻ có thể nhận ra những logo và liên kết chúng với những màu sắc và âm thanh vui tươi. Nhưng trẻ không thể hiểu rằng quảng cáo chỉ dành cho mục đích thương mại, mặt khác một số quảng cáo thường có những ngôn ngữ hay hình ảnh không phù hợp với bé. Cho nên bạn nên hạn chế cho bé xem quảng cáo bằng cách chuyển kênh hoặc tắt TV đi một lúc.

Hạn chế thời gian xem TV
Tắt TV khi đã hết một chương trình

Trẻ đang chơi đồ chơi nhưng bố mẹ vẫn mở TV ‘cho có âm thanh’. Điều này sẽ làm giảm khả năng tập trung của trẻ vào những hoạt động vui chơi. Chơi là một hoạt động rất quan trọng vì đó là lúc trẻ em học cách xử lý đồ vật, tìm hiểu nguyên nhân và kết quả cũng như tương tác với bạn bè.

Đặt TV trong phòng ngủ? Hầu hết mọi chuyên gia đều cho rằng đó không phải là một ý tưởng hay. Tốt nhất nên để TV trong khu vực sinh hoạt chung của cả gia đình.

Dạy trẻ cách xem TV có chừng mực
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mới biết đi, đã đủ lớn để biết quan sát cách bạn sử dụng Tivi.
Bạn có thể là tấm gương để bé nói theo khi xem TV một cách phù hợp:

Cố gắng hạn chế việc xem các chương trình TV mà bạn yêu thích trước mặt trẻ. Hãy để trẻ thấy bạn đang làm một hoạt động khác – thay vì xem TV – như là: nghe nhạc, đọc sách, đi dạo, làm vườn.

Bạn tắt TV sau khi xem xong một chương trình. Tránh việc bật TV khi không có nhu cầu xem.

Không nên xem TV khi đang ăn cơm. Hãy để bữa ăn là giây phút gia đình thực sự quây quần bên nhau và tận hưởng những món ăn do bạn nấu. Điều này giúp trẻ nhỏ học hỏi thêm kỹ năng giao tiếp (trò chuyện) và xã hội (cách ăn uống lịch sự)

Cần làm gì khi tắt TV
Chúng ta biết rõ một thực tế rằng đôi lúc TV là một sự chọn lựa dễ dàng nhất. TV có thể giúp bé giải trí trong khi bạn làm cơm, nói chuyện điện thoại, hay thậm chí là nghỉ giải lao ít phút.

Sau đây là một số ý tưởng giúp trẻ giải trí mà không cần bật TV:
CD nghe nhạc hoặc kể chuyện là chọn lựa tốt nhất đối với trẻ nhỏ mặc dù không có hình ảnh và âm thanh hấp dẫn như trên TV.

Gom những món đồ chơi hay đồ vật “là lạ”vào một chiếc hộp đặc biệt chỉ dùng tới trong trường hợp “bất khả kháng” (những lúc mà bạn vẫn thường bật TV lên để dụ bé ngồi yên). Không nhất thiết phải là những đồ chơi mắc tiền – mà chỉ là những đồ vật mà con bạn chưa thấy hoặc ít thấy trong nhà ví dụ như một cái thìa gỗ và tô nhựa…

Dành riêng một ngăn kéo đầy những đồ vật an toàn mà bé có thể tha hồ lục lọi, phá phách, chẳng hạn như vật dụng bằng nhựa, chai nước…, khi bạn cần thời gian để nghỉ ngơi lấy lại sức.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Những phim hoạt hình dành cho mẹ và con

Các mẹ là những người gần bé nhất có thể chia sẻ và dạy bảo bé những giá trị sống đẹp được truyền tải qua bộ phim. Cùng điểm qua một số bộ phim hoạt hình phù hợp cho mẹ và bé.

“A Bug’s Life” – Hãy thông minh và dũng cảm như chú kiến Flik

Bộ phim kể về chuyến phiêu lưu của chú kiến Flik thông minh với những phát minh khoa học vĩ đại của mình cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các bạn đến tứ gánh xiếc bọ chét. Những người bạn bất đắc dĩ mà Flik gặp được rất tài năng, vui nhộn và đặc biệt họ rất thương yêu nhau. Chính những điều này đã giúp Flik chiến thắng lũ châu chấu hung hãn và mang lại bình yên cho đại gia đình kiến. Bộ phim hấp dẫn bởi tính sáng tạo cực đỉnh của Pixar khi mang đến cho các em nhỏ cả một thế giới bọ rộng lớn và nhiều màu sắc kết hợp với nội dung phim đơn giản nhưng lồng ghép những giá trị nhân văn nhẹ nhàng. Phim thích hợp cho mẹ và bé những lúc rãnh rỗi có thể thư giãn và qua đó giáo dục bé những đức tính tốt. Qua bộ phim, các bé sẽ học được tinh thần quyết tâm và yêu thương đồng loại của Flik, sự nhiệt tình và vui nhộn của gánh xiếc bọ chét, sự dũng cảm và đoàn kết của đại gia đình kiến khi đứng trước sự đe dọa của bọn châu chấu độc ác.

nhung_bo_phim_danh_cho_me_va_con_1
Những bộ phim hoạt hình đáng yêu là lựa chọn hàng đầu cho bé

“BamBi” – Tình mẫu tử và tinh bạn thiêng liêng, cao quý

Bambi là bộ phim hoạt hình do hãng phim hoạt hình Mỹ Walt Disney sản xuất năm 1942 dựa trên cuốn sách “Bambi, A Life in the Woods” của tác giả Felix Salten. Bộ phim kể về cuộc sống của chú nai con tên là Bambi, được định mệnh giao cho nhiệm vụ là Vua của khu rừng.

Bambi có một cuộc sống tươi đẹp trong khu rừng và kết bạn muôn loài. Nhưng bất hạnh đến khi mẹ cậu qua đời trong một trận bão và rơi vào tay của thợ săn. Trải qua những thử thách, Bambi lớn lên, trở thành một chú nai dũng cảm, có cặp sừng oai vệ. Bambi đã thay cha trị vì khu rừng, đem lại bình yên cho muôn loài.

Bộ phim cũng là câu chuyện cảm động về tình mẫu tử, tình bạn. BamBi nhận được ba giải Oscar cho âm thanh hay nhất, bài hát hay nhất với ca khúc “Love Is a Song” và giải nhạc phim hay nhất. Phim có 2 phần, phát hành năm 1942 và 2006.

bà bầu có nên xem phim hoạt hình không

“Beauty and the beast”- Giáo dục trẻ nhỏ về tình yêu thương

Bộ phim hoạt hình cổ điển và nổi tiếng này đã tồn tại qua biết bao nhiêu thế hệ trẻ em trên toàn thế giới. Người đẹp và quái vật là bộ phim hoạt họa do hãng Walt Disney sản xuất năm 1991.

Chắc rằng, khi xem bộ phim này, chúng ta sẽ thấy mình như lạc vào thế giới của câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn và giai điệu lôi cuốn đến tuyệt vời. Câu chuyện kể về mối tình lãng mạn và thử thách của Belle, một cô gái xinh đẹp với giọng hát tuyệt vời. Cô đã phải trải qua bao nhiêu khó khăn và đấu tranh đến cùng để dành lấy tình yêu và hạnh phúc của mình với chàng quái vật thực chất là một vị hoàng tử khôi ngô bị nguyền rủa. Tình yêu của họ đủ mạnh để chuyển hóa tất cả những nghịch cảnh của bản thân dành lấy tình yêu của riêng mình. Đây là một bộ phim ý nghĩa và phù hợp cho các bé bởi tính giáo dục nhẹ nhàng và nhân văn của bộ phim về tình yêu đôi lứa, hạnh phúc gia đình chân chính. Các mẹ và bé có thể thông qua bộ phim để chia sẻ những suy nghĩ của mình về vấn đề này.

nhung_bo_phim_danh_cho_me_va_con_3

“Princess and the frog” với thông điệp “Dám ước mơ, dám thực hiện”

 Bộ phim là một câu chuyện cổ tích bắt nguồn từ Mỹ. Một chàng hoàng tử tên Naveen của xứ sở Maldonia bị biến thành ếch bởi lời nguyền của tay phù thủy Facilier. Chàng hoàng tử ếch muốn nàng công chúa Tiana giúp phá bỏ lời nguyền bằng cách hôn mình.

Song khác hẳn với câu chuyện cổ tích Hoàng tử ếch, nụ hôn không những không phá bỏ lời nguyền, giúp ếch Naveen biến trở lại thành chàng hoàng tử đẹp trai, mà xui xẻo thay nàng công chúa lại bị biến thành 1 con ếch xấu xí. Bắt đắc dĩ, họ phải cùng nhau tìm tới một nhà phù thủy tốt bụng của xứ Bayou là Bà Odie để nhờ giúp đỡ. Chuyến phiêu lưu thú vị này hứa hẹn sẽ đem lại những tràng cười sảng khoái cho khán giả. Thêm vào đó, khác với những nàng công chúa trong những bộ phim hoạt hình cổ tích khác, công chúa Tiana sẽ là cô công chúa gốc Phi đầu tiên của Walt Disney. Bộ phim mang đến cho khán giả nhí những bài học về tình bạn, tình yêu thương không giới hạn bởi màu da, sắc tộc hay ngôn ngữ… Đây là một bộ phim khá hay dành cho các bé gái bởi qua đây các bé sẽ học được tinh thần dũng cảm và sực quyết tâm của Tania dám ước mơ và chinh phục ước mơ mở một nhà hàng nấu những món ăn yêu thương cho tất cả những người hàng xóm tốt bụng quanh cô.

nhung_bo_phim_danh_cho_me_va_con_4

Tangled – Cô nàng tóc rối siêu hài hước

Cô nàng Tóc rối (Tangled) là bộ phim hoạt hình thứ 50 của hãng hoạt hình Walt Disney vào năm 2010. Lấy ý tưởng từ câu truyện cổ tích Rapunzel của anh em Grimm về một cô gái có mái tóc dài thướt tha, sống trên một tòa tháp không có đường vào ngoài chiếc cửa sổ. Tóc rối là bộ phim có kinh phí cao thứ hai trong lịch sử Hollywood, và cũng là bộ phim hoạt hình có kinh phí sản xuất cao nhất. Bộ phim hay và độc đáo bởi tính hài hước đan xen rất thú vị khiến các bé không nhàm chán khi xem những bộ phim có chung một mô típ về công chúa và hoàng tử. Phim giáo dục trẻ nhỏ về lòng quyết tâm và sự tự do thể hiện tài năng, chinh phục ước mơ của bản thân. Ngoài ra, những triết lý sống về tình yêu và tình mẫu tử cũng được thể hiện đan xen trong phim rất khéo léo và nhẹ nhàng.

nhung_bo_phim_danh_cho_me_va_con_5

Up” – Một bộ phim không thể bỏ qua về tình cảm gia đình

“Up” kể về chuyến phiêu lưu của một ông già đã nghỉ hưu Carl và một cậu bé “nhà thám hiểm hoang dã” 8 tuổi Russell. Sau khi vợ mất, ông già Carl lúc nào cũng đau khổ buồn bã. Ngôi nhà cũ kỹ của ông trong thành phố lại rơi vào tầm ngắm của những kẻ chỉ muốn dọn sạch nó đi, bắt ông vào trại dưỡng lão.

Muốn giữ những kỷ niệm đẹp, ông quyết định buộc hàng ngàn quả bóng bay vào ngôi nhà, biến nó trở thành khinh khí cầu khổng lồ và cứ thế bay về hướng nam theo đúng lời hứa từ trước với người vợ quá cố. Cùng tham gia với ông là cậu bé vui vẻ, luôn yêu đời Russell. Cả hai ông cháu đã cùng nhau vượt qua những thử thách và sự khắc nghiệt của khu rừng Amazon hoang dã và tên độc tài độc ác. Bộ phim là sự thăng hoa của công nghệ đồ họa khi mang đến cho các khán giả nhí những khung hình đầy mơ mộng và sáng tạo tuyệt đỉnh. Những chi tiết trong phim được Pixar phác họa theo đúng những suy nghĩ bay bổng của trẻ thơ với hình ảnh ngôi nhà bay; chú bé Russell thông minh, dũng cảm; những chú chó ngộ nghĩ biết nói… Phim giáo dục trẻ nhỏ về tình cảm gia đình, sự đoàn kết và quyết tâm bảo vệ chính nghĩa.

nhung_bo_phim_danh_cho_me_va_con_6

Trên đây là vài gợi ý nhỏ những bộ phim hoạt hình thú vị và đầy ý nghĩa mà mẹ và bé có thể cùng xem với nhau tại nhà. Cuối tuần sẽ trở nên vui hơn nếu cả nhà vừa  xem phim hoạt hình, cùng thưởng thức những món ăn nhẹ với nhau. Từ những bộ phim hoạt hình như thế này, mẹ có thể dạy cho bé gái những bài học về tình yêu, tình bạn và cuộc sống một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc mà sau này khi lớn lên đó sẽ là những tài sản quý giá bé mang bên mình.

Ngọc Phạm

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy trẻ biết quan tâm đến người khác và 2 vấn đề bạn không được bỏ qua khi giáo dục con yêu

Việc dạy bé quan tâm đến người khác không hề dễ dàng nhưng cũng không quá phức tạp. Đó là một quá trình trui rèn lâu dài và bắt đầu từ hành động, định hướng của cha mẹ trong quá trình dạy trẻ.

Dạy trẻ biết quan tâm đến người khác

Đến thăm nhà chị Mai, anh Hải ngạc nhiên khi thấy bé Thảo (9 tuổi) con gái chị đang ngồi kế bên bà ngoại, đấm bóp tay chân và chăm sóc bà rất chu đáo. Anh bảo: “Bé Thảo thật dễ thương mà còn lại biết quan tâm đến gia đình. Chị Mai nuôi con khéo quá!”. Hỏi ra mới biết rằng đó là cả một quá trình chị Mai dạy dỗ và định hướng phát triển cho bé để giữ tròn nét tính cách đáng yêu của trẻ con châu Á, luôn gần gũi, quan tâm đến gia đình. Đây là một việc làm cần thiết trong thời điểm hiện nay khi mà những giá trị cuộc sống gia đình đang bị lung lay và biến đổi theo chiều hướng quá thực tế, khô khan.

Cùng điểm qua vài gợi ý của MarryBaby trong việc giáo dục trẻ nhỏ biết quan tâm đến những người xung quanh, không chỉ là các thành viên trong gia đình.

1. Giáo dục trẻ qua từng việc nhỏ trong nhà

Những việc làm giúp đỡ gia đình trong cuộc sống hằng ngày phù hợp với trẻ như: phụ mẹ quét nhà, dọn dẹp đồ chơi, rửa bát, mua đồ dùng tạp hóa… Tập cho trẻ biết phụ giúp gia đình từ những công việc thường ngày, trẻ nhỏ làm việc nhỏ phù hợp với khả năng và tính cách. Đừng quá nuông chiều bé sẽ khiến chúng ỷ lại vào cha mẹ và những người xung quanh. Bạn nên giao việc cho trẻ một cách khéo léo và hướng dẫn làm từng chút một, có như vậy bé mới cảm thấy đó là một công việc ý nghĩa và hoàn thành thật tốt. Chỉ khi đứng vào vị trí của cha hoặc mẹ làm những công việc như thế, trẻ mới có thể cảm nhận phần nào tình yêu thương qua sự vất vả hằng ngày của bạn mà có thái độ quan tâm đúng mực.

dạy trẻ
Tập cho bé phụ giúp những việc nhỏ trong nhà.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng phải mềm mỏng và kiên nhẫn, tránh áp đặt hay ra lệnh vì như thế trẻ chỉ cảm thấy khó chịu và phản kháng lại mà thôi. Khi đó thì mọi nỗ lực của cha mẹ có thể bị phản ứng ngược đấy nhé!

2. Hướng cho con biết hiểu và nghĩ cho người khác

Đặt trẻ đứng ở địa vị hay hoàn cảnh của người khác để tưởng tượng và trải nghiệm những suy nghĩ và tình cảm của họ. Thấu hiểu và đồng tình là cơ sở tình cảm để quan tâm đến mọi người. Bạn nên giáo dục con bằng những câu chuyện, những cuốn sách mua cho con, những bộ phim mang tính giáo dục cao, lấy ví dụ cho con về những con người đã và đang phải chịu đau khổ, gợi ý cho con tưởng tượng, thể nghiệm những suy tư, tình cảm của những người đó, từ đó hình thành cho trẻ tình yêu thương, sự quan tâm, lòng cảm thương với con người.

Những dịp đi chơi xa, gia đình nên cùng nhau tham gia những hoạt động tình nguyện giúp đỡ người khác. Qua những hoạt động như thế, bạn nên trực tiếp giải thích và tâm sự với bé về những hoàn cảnh khó khăn, những số phận đáng thương để trẻ cảm nhận được sự hạnh phúc của bản thân với cuộc sống hiện tại, từ đó biết yêu thương chăm sóc những người xung quanh mình.

3. Tuyên dương, động viên khi bé làm điều tốt

Các nhà nghiên cứu tâm lý học cho rằng: “Con người khi bắt đầu tiến hành một hành vi, nếu có sự khẳng định cổ vũ, động viên kịp thời thì hiệu suất làm việc sẽ tăng lên rất nhiều”. Khi con có một hành động tử tế, hãy bảo với con rằng bé đã làm đúng. Lời khen của bố mẹ càng cụ thể càng tốt: “Con đã chia bánh cho bạn Trang phải không? Mẹ thấy bạn ấy cười, chắc bạn vui lắm đấy. Khi chia sẻ niềm vui với người khác con cũng cảm thấy vui đúng không nào?”. Bạn vừa động viên bé như thế, vừa hỏi han xem bé cảm nhận như thế nào khi làm được những việc tốt hay quan tâm đến người khác. Đi từ cảm xúc của bé khi làm một việc tốt rồi đưa ra bài học ứng xử cho bé sẽ dễ dàng hơn là bạn chỉ cứng nhắc giảng đạo lý hoặc lý thuyết suông.

4. Những dấu hiệu không lời

Ở sân chơi hay công viên, hãy tìm một nơi yên tĩnh mà bạn và con có thể ngồi và kín đáo quan sát mọi người. Hai mẹ con có thể chơi trò đoán cảm xúc của người khác và lý do vì sao bạn lại đoán như thế: “Con thấy bác kia không? Bác ấy đang đi nhanh, vai thì khom xuống và khuôn mặt thì cau có. Mẹ nghĩ bác ấy đang giận gì đó.” Bạn có thể cho rằng đối với trẻ nhỏ thì việc nhận ra cảm xúc của người khác thông qua hành động sẽ có phần khó khăn, nhưng cứ thử mà xem, nhiều khi bạn sẽ phải ngạc nhiên về độ “nhạy” của con mình đấy. Dạy bé những tiên đoán về cảm xúc để giúp bé có thể nhận biết được thái độ hoặc tình cảm của người khác mà sau này sẽ có những hành xử đúng mực.

Vài gợi ý của MarryBaby giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về con và có phương pháp giáo dục bé cho hợp lý. Dù sao phương pháp cũng chỉ là một la bàn chỉ hướng cho các bạn, việc còn lại là cha mẹ phải khéo léo và tinh tế trong việc áp dụng vào cuộc sống hằng ngày mà thôi.

Dạy trẻ kỹ năng xử lý khi bị bạn bè bắt nạt

dạy trẻ

Cha mẹ cần dạy cho trẻ cách nhận biết các tình huống trẻ bị bắt nạt như bị vẽ tranh biếm họa, trêu chọc bằng lời lẽ thiếu văn hóa, có hành vi thô bạo mắng mỏ, trêu đùa, dè bỉu… Những hành vi này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ, khiến trẻ rơi vào những tuần khủng hoảng. Vì thế trẻ cần được giáo dục để có thể xử lí tốt, không gây ra những hậu quả tiêu cực.

Dạy trẻ cách giữ bình tĩnh, kiềm chế

Bị bắt nạt sẽ rất ức chế, khó chịu và luôn muốn làm điều ngược lại để chống đối. Trẻ nhỏ cũng có tâm lý như vậy. Trong các mối quan hệ, trẻ con quan tâm nhất là quan hệ với bạn bè. Vì thế, khi bị bạn trêu đùa, bắt nạt trẻ sẽ phán kháng “ăn miếng trả miếng” gây ra những phản ứng tiêu cực.

Rất nhiều trường hợp trẻ bị ức hiếp, hành hạ dẫn đến tình trạng rối nhiễu tâm lý, loạn thần kinh. Hoang tưởng, ám ảnh là những hậu quả dễ dẫn đến với trẻ nếu thường xuyên phải chịu áp lực từ việc bị bắt nạt. Để khắc phục tình trạng này bố mẹ cần giáo dục cho trẻ khả năng kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh phân tích vấn đề, kiểm soát cơn giận và tìm cách ứng phó…

Dạy trẻ cách phân tích vấn đề

Hãy giúp trẻ tìm ra nguyên nhân bằng cách dạy cho trẻ cách phân tích vấn đề. Ví dụ khi bị bạn bắt nạt trẻ phải tự trả lời các câu hỏi: vì sao mình lại bị bắt nạt? Tai sao bạn lại đánh mình? Mình đã làm gì sai mà bạn lại bắt nạt mình?…

Dạy trẻ “đáp trả” thay vì “đánh trả”

“Đáp trả” là một khái niệm khác hẳn với “đánh trả”. Đáp trả là một kỹ năng sống,  không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, trong khi đánh trả thì dùng sức mạnh cơ bắp và chỉ có tác dụng “tạm bợ” tức thời.

Thay vì dạy trẻ “đánh trả” bố mẹ cần dạy cho trẻ cách “đáp trả”. Vì khi tránh trả, trẻ có thể không bảo vệ được mình mà trở thành người có hành vi sai trái, thậm chí làm cho mâu thuẫn trầm trọng.

Hãy giáo dục trẻ đáp trả hành động sai của bạn bằng hành động đúng, nghĩa là không sợ hãi, tự ti, im lặng, chịu đựng mà dùng lời lẽ giải quyết vấn đề. Khi bị bắt nạt trẻ cần bình tĩnh nhìn vào mắt bạn và nói “tai sao bạn lại đánh mình?”, “sao bạn bắt nạt mình?”,.. Cách đáp trả này có thể khiến cho trẻ dọa nạt dừng ngay hành động xấu và con bạn sẽ có cơ hội giải thích, làm dịu căng thẳng, giải quyết vấn đề.

Nhờ sự giúp đỡ khi cần thiết

Nếu sau khi “đáp trả”, trẻ vẫn bị bắt nạt thì cách tốt nhất trẻ có thể làm là nhờ người lớn giúp đỡ. Trẻ có thể gọi người ở gần nơi đó đến can thiệp, nói lại hoặc ứng phó cho phù hợp. Nếu không giải quyết được trẻ cần đến nói với thầy cô giáo hay bố mẹ để có cách giải quyết vấn đề triệt để.

Bố mẹ cần đồng hành cùng trẻ giải quyết vấn đề

Theo các chuyên gia tâm lý, bố mẹ cần chú ý lắng nghe, khơi gợi để trẻ kể tường tận sự việc trước khi phê phán, phán xét sự việc. Sau khi được trẻ kể lại sự việc, tùy vào trường hợp, tùy hoàn cảnh mà bố mẹ sẽ có cách giải quyết phù hợp. Bố mẹ cũng cần biết rằng trẻ bị bắt nạt một phần là do con mình. Vì vậy, tìm ra điểm yếu của con, giúp con khắc phục, hoàn thiện bản thân là điều các bậc phụ huynh cần quan tâm.

Bên cạnh đó, bố mẹ hãy giáo dục cho trẻ lối sống tự lập, tự tin, tạo điều kiện để trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng, hạn chế nguy cơ trẻ bị bắt nạt.

Dạy trẻ biết bảo quản và nâng niu đồ đạc

Cha mẹ thường phải mất nhiều thời gian vất vả để đọn dẹp những “bãi chiến trường” của trẻ, phần lớn là việc lục soạn đồ đạc lung tung, hoặc bày bừa đồ chơi. Hơn thế nữa, có những bé với tính cách hiếu động đôi khi còn tháo rời hoặc phá tung những món đồ chơi yêu thích. Tuy có thể bào chữa rằng các bé còn quá nhỏ để có thể nhận thức được hành động của mình nhưng không nên vì thế mà các bậc cha mẹ quên việc giáo dục trẻ tính gọn gàng và thái độ nâng niu giữ gìn những đồ vật trong gia đình. Chỉ cần uốn nắn và chỉ bảo bé đôi chút thôi cũng giúp bé rất nhiều trong việc xây dựng thói quen tốt sau này. Cùng Marry tìm hiểu thêm giải pháp để dạy bé cách bảo quản và nâng niu đồ đạc nhé!

Cha mẹ làm tấm gương cho bé

Là biện pháp hiệu quả nhất nhưng cha mẹ đôi khi lại quên mất điều này: muốn dạy trẻ điều gì thì trước hết, cha mẹ phải là tấm gương cho bé. Bạn nên nhớ rằng trẻ nhỏ là chuyên gia bắt chước với từng hành động, cử chỉ nhỏ nhặt nhất của người lớn trong gia đình. Do đó, dù cho tất bật với công việc như thế nào đi nữa, cha mẹ cũng phải làm gương cho con trong việc gọn gàng, ngăn nắp trong mọi hành động cử chỉ. Có như thế thì khi bé phạm lỗi, cha mẹ chỉ bảo bé mới cảm thấy “tâm phục khẩu phục” vì chính cha mẹ đã làm gương cho bé còn gì!

dạy trẻ
Hãy luôn làm tấm gương tốt cho con noi theo.

Dạy bé qua cách giải quyết tình huống

Các tình huống thường nhật xảy ra trong gia đình đối với trẻ cũng là những bài học giáo dục về nhân cách sống rất thú vị. Đối với những bé hay hiếu động hoặc phá đồ đạc thì các bậc cha mẹ hãy thử tâm sự với bé rằng bạn buồn như thế nào khi thấy trẻ không trân trọng những món đồ mà cha mẹ trao tặng. Khi bé cảm nhận được việc mình làm là sai và làm cha mẹ buồn, bạn hãy đến gần con và nhẹ nhàng bảo ban bé, giải thích cho bé hiểu tại sao phải trân trọng những vật dụng trong gia đình. Đừng dạy bé theo kiểu ép buộc con phải thế này, thế kia, như vậy càng khiến bé bướng bỉnh thêm mà thôi. Tốt nhất hãy giúp trẻ hiểu rõ việc làm sai của mình, ý thức và tự sửa chữa, có như thế thì bài học bạn dạy cho trẻ ngày hôm nay mới trở thành thói quen tốt trong hành động của trẻ hằng ngày sau này được.

Giao trách nhiệm cho bé

Trẻ nhỏ hay bắt chước và hỏi han đủ thứ về người lớn, nhất là lý do tại sao người lớn được sử dụng nhiều vật dụng trong nhà còn trẻ thì không. Đây cũng là một đặc điểm đáng yêu và thú vị nơi trẻ mà cha mẹ có thể linh hoạt áp dụng để tạo thói quen gọn gàng và bảo quản đồ đạc. Chẳng hạn như mẹ có thể giao kèo với bé rằng: “Con sẽ làm một nhà quản lý siêu bự cho căn phòng của mình đấy! Hãy làm cho các nhân viên đồ chơi bé nhỏ của con phải tuân thủ mệnh lệnh và gọn gàng ngăn nắp đi nào”. Khi có cảm giác được nhận một “công ăn việc làm” tuyệt vời như thế, bé sẽ cảm thấy hãnh diện và trách nhiệm với phòng ốc của mình và những vật dụng xung quanh. Từ đó, bé sẽ biết trân trọng những vật dụng quanh mình như là trân trọng những công việc của mình vậy.

Dạy trẻ qua tấm gương khó khăn trong cuộc sống

Xung quanh chúng ta có biết bao mảnh đời khó khăn, cơ cực và chính họ sẽ là những bài học đáng quý cho con bạn. Cả gia đình hãy sắp xếp thời gian theo dõi các chương trình giúp đỡ những mảnh đời khó khăn trên truyền hình hoặc khuyến khích bé cùng bạn, vào dịp cuối tuần, đi làm những công việc thiện nguyện. Hành động này vừa dạy cho con bạn biết yêu thương mọi người mà còn giúp bé có cái nhìn tích cực về niềm hạnh phúc mà bé có. Sau mỗi lần tham gia những chương trình này, bạn hãy trò chuyện với trẻ xem bé nghĩ gì. Tâm sự với bé về suy nghĩ của cả hai đối với những hoàn cảnh khó khăn như thế, về sự quý giá của cuộc sống. Từ đó giáo dục trẻ có thái độ sống tích cực và trân trọng mọi thứ quanh mình kể cả những vật dụng trong gia đình.

Dạy trẻ có thói quen bảo quản và gìn giữ những tài sản trong gia đình để từ đó giáo dục trẻ biết trân trọng hạnh phúc quanh mình. Đây là một việc làm hết sức cần thiết trong xã hội hiện nay khi mà giá trị ảo đang ngày càng xâm chiếm đi những hạnh phúc thực đáng gìn giữ. Hãy cùng gìn giữ những giá trị tốt đẹp của gia đình bạn nhé!

Ngọc Phạm

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Bắt nạt học đường: Bố mẹ nên làm gì khi con bị bắt nạt?

Tỉnh táo và tinh ý là điều tối quan trọng cho bố mẹ. Nhiều trẻ bị bắt nạt học đường thường không kể cho ba mẹ, thầy cô biết về việc mình bị bạo hành, vì xấu hổ hoặc bị đe dọa. Chính vì thế, trẻ thường im lặng và đôi khi dẫn đến hành động dại dột. Do đó, bố mẹ hãy tinh ý để nhận biết các dấu hiệu bị bạo hành ở trẻ sau đây!

Bắt nạt học đường biểu hiện thế nào?

Bạo hành tại trường học không chỉ có hành hung bằng bạo lực. Hành vi này bao gồm:

♦ Tấn công bằng lời nói

Trẻ tuổi teen chuẩn bị bước sang tuổi vị thành niên đã có hành vi ác mồm ác miệng. Trẻ có thể gán biệt danh xấu xí cho bạn bè, lôi tên cha mẹ bạn cho chọc ghẹo, hoặc nói xấu bạn khắp nơi trong trường. Hành vi này làm trẻ tuổi teen cảm thấy mình thừa thãi và vô tích sự.

♦ Bắt nạt bằng cách cô lập

Một hành vi bạo hành khó chịu không kém là cô lập bạn. Các trẻ tuổi teen xấu tính, có sức khỏe lấn át người khác, hoặc có tầm ảnh hưởng nhất định làm mọi cách để bạn bè toàn trường không muốn tiếp xúc với trẻ bị bắt nạt. Hành vi này là sự tra tấn tâm trí ác độc, làm cho con trẻ cảm thấy mình bị bỏ rơi, bị xem thường.

♦ Nói xấu qua mạng

Cùng với sự phát triển của phương tiện truyền thông hiện đại, rất có thể ngày nào đó hình ảnh không đẹp hoặc thông tin bịa đặt về con bạn xuất hiện trên mạng xã hội. Thông tin, hình ảnh ác ý đó có thể hủy hoại thanh danh hoặc thậm chí cuộc đời của một người. Nói xấu qua mạng cũng bao gồm gửi hình ảnh hoặc tin nhắn qua điện thoại để khiến một người mất thể diện.

♦ Đánh hội đồng và trấn lột tiền 

Đây là hình thức gặp nhiều nhất hiện nay. Một số trẻ sẽ cô lập và đánh một trẻ tại lớp, trên đường đi học về, lột quần áo đánh và quay video post lên mạng xã hội. Nhiều trẻ còn bị trấn lột tiền, phải đưa tiền hàng ngày cho kẻ bắt nạt.

Đối tượng dễ trở thành nạn nhân

♦ Trẻ chỉ có một mình:

  • Một số trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp, hoặc do tâm lý hướng nội chỉ thích ngồi một mình, tự cô lập mình với bạn bè khác là mục tiêu của bạn bè thích thể hiện sức mạnh của mình lên người khác.
  • Sự khác biệt đó có thể đến từ ngoại hình, chủng tộc, tôn giáo, thậm chí khuyết tật cơ thể…
  • Trẻ yếu đuối là đối tượng bị nhắm tới.

Trẻ có vấn đề về tính cách, thiếu tự tin:

  • Trẻ có cha mẹ đơn thân, người nhà có vấn đề thường bị bạn bè xa lánh. Yếu ớt và không có khả năng kháng cự, trẻ có thể trở thành con mồi cho những trò khăm, bắt nạt, thậm chí bạo lực.

Dấu hiệu nhận biết con trẻ bị bạo hành

  • Trẻ về nhà với quần áo rách hoặc xộc xệch, hoặc sách vở bị xé.
  • Có vết thâm tím, vết rách và xước, nhưng không thể giải thích hợp lý về những vết thương này.
  • Có vẻ sợ hoặc không muốn đến trường, liên tục viện cớ đau chỗ nọ, chỗ kia để khỏi phải đi học.
  • Chọn một tuyến đường “phi lý” để đến và rời khỏi trường.
  • Hay gặp ác mộng hoặc khóc trong giấc ngủ.
  • Không thích học và điểm số không tốt.
  • Có vẻ buồn hoặc chán nản, hay thay đổi cảm xúc, dễ cáu kỉnh và nổi giận.
  • Bé lầm lì, ít nói, dễ bị kích động, trầm uất hoặc căng thẳng thần kinh quá mức.
  • Bé có phản ứng dữ dội ở nhà khi bị trêu đùa.
  • Bé có thái độ bạo lực hơn hoặc tự làm đau mình để giải tỏa căng thẳng.
  • Bé có vẻ sợ nhà vệ sinh do có thể con bị bắt nạt ở đây.
  • Xin tiền cha mẹ để đáp ứng đòi hỏi của kẻ bắt nạt và thậm chí trộm tiền của cha mẹ hoặc người khác trong gia đình.
  • Có vẻ tách biệt với xã hội, có rất ít hoặc không có bạn, hiếm khi được mời tới các buổi vui chơi tập thể hay đến nhà những đứa trẻ khác.
Bạo hành học đường. Bài 1: Khi trẻ bị bạo hành – cha mẹ nên làm gì?
Bạo hành trong trường học gây những tâm lý bất ổn cho trẻ

Các cách giúp trẻ tránh bị bắt nạt

  • Phớt lờ: Những kẻ bắt nạt đắc chí khi thấy việc chọc ghẹo của chúng thành công. Nếu con cứ mặc kệ chúng thì chúng sẽ mất hứng và bỏ cuộc. Con cố đừng tỏ ra sợ sệt, chỉ việc đứng lên và tránh mặt những người bạn xấu tính kia.
  • Không đáp trả: Việc đáp trả chỉ làm cho đám bạn xấu tính cảm thấy hứng thú hơn, mức độ bạo hành tinh thần con sẽ gia tăng.
  • Thể hiện bản lĩnh bằng sự khôi hài: Nếu con là nạn nhân của trò châm chọc ngoại hình, chẳng hạn bạn chê con mập như heo. Con chỉ cần cười và vui vẻ bảo: “Ốm đẹp nhưng mập dễ thương”.
  • Tự tin và không nao núng: Bất kỳ biểu hiện sợ sệt nào cũng sẽ là điểm yếu để lũ bạn thích bắt nạt người khác tấn công con. Tự tin, thể hiện rằng con biết xử lý vụ việc này thế nào (nói chuyện với ban giám hiệu, chia sẻ với cha mẹ) sẽ làm kẻ chuyên bạo hành bạn khác sợ bị tố cáo và dừng lại các hành vi gây rối.

Cha mẹ có thể làm gì khi con trẻ bị bạo hành?

– Không trách cứ hay quá khích khi nghe con kể việc mình bị bắt nạt. Hãy lắng nghe và thông cảm. Bố mẹ đừng nói những câu kiểu: Sao con ngu thế? Sao lại để tụi nó bắt nạt? Thế mồm đâu mà không biết nói?

– Liên hệ với thầy cô giáo của trẻ nếu biết hoặc nghi ngờ con bị bắt nạt để tìm hiểu thực hư.

– Yêu cầu nhà trường cho gặp bố mẹ cũng như những trẻ bắt nạt con bạn. Hãy nói chuyện rõ ràng, dứt khoát. Nếu trẻ kia còn tái diễn việc bắt nạt, bạn sẽ đưa vụ việc ra pháp luật.

– Không để trẻ tự đi học một mình. Hãy chịu khó đưa đón con trong giai đoạn trẻ bị bắt nạt để những trẻ khác không tiếp cận được con.

– Không phải bây giờ, khi trẻ bị bắt nạt học đường, bạn mới cho con đi học võ, mà hãy cho học ngay khi trẻ 6-7 tuổi. Học võ không phải để đánh người khác mà để có sức khỏe, bảo vệ bản thân trong những trường hợp nguy cấp. Con không cần đánh trả mà chỉ cần né những cú đánh của đối phương cũng được.

– Dạy con biết chia sẻ mọi thứ với bố mẹ. Nếu chỉ nói suông thì rất khó thực hiện. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ hãy tập thói quen hỏi mọi chuyện ở trường của con. Ví dụ như: Hôm nay ở lớp có gì đặc biệt không con? Trưa nay con ăn gì? Con có chơi với các bạn cùng lớp không? Có ai làm con bị đau không?… Tương tự như thế, bạn cũng nên chia sẻ công việc hàng ngày của mình. Hãy duy trì thói quen này ngay cả khi trẻ lớn hơn. Như vậy, trẻ sẽ tự động tâm sự với bạn khi có bất cứ khúc mắc gì.

– Dạy trẻ kết bạn với những bạn hiền lành trong lớp. Việc thui thủi một mình sẽ khiến con dễ bị bắt nạt hơn. Vì thế, hãy chơi với những bạn có tính cách giống như con. Đi cùng một vài bạn khác sẽ khiến con không còn lo bị bắt nạt.

– Nếu các biện pháp trên đều không hiệu quả, con vẫn tiếp tục bị bắt nạt học đường, tốt nhất bố mẹ hãy chuyển trường cho con. Dù đây không phải phương cách hay nhưng sẽ giúp trẻ thoải mái hơn và không còn suy nghĩ tiêu cực. Suy cho cùng, mọi thứ bạn làm đều để con hạnh phúc phải không?

8 lý do trẻ dễ sa chân vào bạo lực học đường

bắt nạt học đường

1. Môi trường gia đình không lành mạnh bé dễ có xu hướng bạo lực

Nếu môi trường ở gia đình không lành mạnh, bé bị người thân lạm dụng, bạo hành, bé sẽ có xu hướng trở nên hung hăng, hay bắt nạt bạn bè.

Theo nghiên cứu tâm lý trẻ em, một đứa trẻ thích bắt nạt bạn bè vì bé thiếu lòng tự trọng và luôn mong muốn được thống trị. Những hành vi này mang đến cho bé cảm giác được kiểm soát người khác, điều mà bé thiếu khi ở nhà.

2. Bị ảnh hưởng bởi phim ảnh không lành mạnh làm bé nhận thức lệch lạc

Văn hóa Hàn Quốc hiện nay có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thanh thiếu niên Việt Nam, nên trẻ con dễ dàng bắt chước các ngôi sao mà bé yêu thích.

Nếu cha mẹ không kiểm soát được việc truy cập Internet, các con sẽ dễ dàng sa ngã vì học theo những bộ phim bạo lực học đường Hàn Quốc, những hình ảnh bạo lực học đường, video bạo lực học đường đang tràn lan trên các mạng xã hội và Youtube.

3. Tâm hồn yếu đuối khiến bé thiếu tự tin và hay bắt nạt bạn

trẻ đi chơi cùng bạn
Cho phép con được đi chơi cùng bạn bè

Các nhà tâm lý đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ không hung hăng và không bắt nạt người khác vì bé đủ mạnh mẽ và tự tin với vị trí của mình. Các bé luôn cảm thấy thoải mái với những gì mình có và không có bất kỳ nỗi lo sợ nào về việc đánh mất vị trí trong nhóm bạn hay trong trường lớp.

Trong khi đó, những đứa trẻ thường cư xử hung hăng, thô lỗ lại không mạnh mẽ như chúng ta nghĩ. Những hành vi bạo lực, bắt nạt bạn bè thực chất là để che đậy bản chất yếu đuối, thiếu tự tin về vị trí của bé trong nhóm.

4. Áp lực từ những đứa trẻ khác có thể khiến bé tham gia vào bạo lực trường học

Dân gian có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nếu bé học tập trong một môi trường bạo lực, thì xu hướng bé cũng dễ trở thành kẻ bạo lực vì nhận thức lệch lạc hoặc bị bạn bè xấu ép buộc phải bắt nạt người khác.

Trong một tập thể không có kỷ cương, kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu thì bé không có lựa chọn nào khác là phải bắt nạt bạn yếu hơn mình để không bị bắt nạt.

5. Không được chú ý bé sẽ có xu hướng quậy phá

Trẻ con luôn cần được quan tâm, chăm sóc và tình yêu thương từ ba mẹ. Nếu bị bỏ bê, bé sẽ có xu hướng tìm cách gây sự chú ý để được ba mẹ quan tâm, yêu thương nhiều hơn. Và những biểu hiện thường thấy là bé sẽ quậy phá và bắt nạt bạn bè vì bé không biết làm cách nào khác để gây sự chú ý.

6. Trả thù cho sự đau khổ vì bị bắt nạt  

Khi trẻ là nạn nhân của những vụ bắt nạt nhóm, bé dễ có xu hướng bắt nạt bạn ở một khu vực khác như một cách để xả mong muốn được trả thù kẻ đã bắt nạt mình.

Bé sẽ không ngừng tìm cách trả đũa và cảm thấy hành động bắt nạt, làm nhục bạn yếu đuối hơn là chính đáng. Những hành động này là một chuỗi luẩn quẩn, nó dồn sự hung hãn từ bé này sang bé khác và có nguy cơ trở nên nguy hiểm cho xã hội sau này nếu không được người lớn phát hiện, chỉnh đốn kịp thời.

7. Thiếu sự đồng cảm khiến bé trở nên lạnh lùng và thô lỗ

Những bé thiếu sự quan tâm của ba mẹ, thiếu sự đồng cảm của bạn bè, thầy cô cũng dễ có xu hướng thích bắt nạt hoặc trêu trọc bạn bè.

Theo các nhà tâm lý, bé có thể hành động thô lỗ như thế vì không hiểu thế nào là sự đau khổ, không biết làm cách nào để xây dựng mối quan hệ.

Do đó, ngoài chăm sóc trẻ về thể chất thì việc nuôi nấng cảm xúc và tâm hồn của trẻ cũng vô cùng quan trọng.

trẻ bị bắt nạt ở trường học

8. Bất bình đẳng xã hội khiến bé dễ trở thành kẻ bắt nạt

Bắt nạt cũng xuất phát từ bất bình đẳng xã hội và có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Khi sự phân biệt giàu nghèo trở nên phổ biến, thì những đứa trẻ nhà giàu sẽ tự cho mình quyền được đứng cao hơn những đứa trẻ nhà nghèo và dễ có xu hướng bắt nạt bạn bè.

Thực trạng bạo lực học đường ở Việt Nam ngày càng gia tăng và nghiêm trọng. Để trẻ không trở thành kẻ đi bắt nạt hoặc bị bắt nạt, bố mẹ nên quan tâm, hỏi han con mỗi ngày. Khi có sự chia sẻ và định hướng của cha mẹ thì trẻ sẽ hiểu và cảm thông cho người khác. Mỗi một đứa trẻ đều như tờ giấy trắng, chúng đẹp đẽ hay nhàu nhĩ tất cả là do người lớn vẽ lên.

Hanako

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Quảng cáo và những tác động đến trẻ em

Quảng cáo đối với trẻ con giống như một phương thức giải trí đầy hấp dẫn. Chính điều đó bắt đầu đưa đến những lo lắng mới của phụ huynh, khi một số đoạn quảng cáo hiện nay quá nhạy cảm và bạo lực, đôi khi còn kèm theo những pha hành động nguy hiểm khiến trẻ bắt chước. Vậy quảng cáo tác động tích cực hay tiêu cực đến con trẻ và hướng giải quyết vấn đề này như thế nào?

Những điều tích cực đến từ quảng cáo

Trên thực tế, không thể phủ nhận quảng cáo với những hình ảnh ngộ nghĩnh, sinh động, màu sắc sặc sỡ giúp cho trí tưởng tượng, sự tư duy sáng tạo ở trẻ được hoàn thiện hơn. Thông qua quảng cáo, trẻ có thể nhận biết, khám phá thế giới xung quanh một cách dễ dàng . Đặc biệt là những đoạn quảng cáo vừa bảo đảm được hiệu quả thông tin quảng cáo, vừa hướng đến tính thẩm mỹ còn có tác dụng tốt đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ.

Chị Lan (quận 10) chia sẻ ngày nào nhóc 10 tuổi nhà chị cũng bật tivi xem quảng cáo, cả nhà cũng không để ý vì thấy con trẻ thích xem thì cứ để mặc chúng. Vậy mà hôm sinh nhật ba của bé, chị rất bất ngờ khi thấy con tặng ba một chiếc bánh ngọt sôcôla (hay được quảng cáo trên tivi) kèm theo một lời chúc dễ thương “Chúc ba sinh nhật vui vẻ”. Khỏi phải nói cũng có thể đoán được ba của bé đã vui thế nào. Sau đó, cả nhà mới biết nguyên do là bé hay xem quảng cáo, thấy bạn trong đoạn clip tặng ba chiếc bánh sinh nhật nên lén “để dành” bánh tặng ba. Nghe được chuyện của bé, cả nhà rất cảm động và tươi cười suốt ngày hôm đó. Có thể nói, đây là một trong những câu chuyện cho thấy mặt tích cực của những quảng cáo sản phẩm mang đến thông điệp ý nghĩa về tình cảm gia đình. Hay có thể kể đến những quảng cáo chia sẻ khó khăn với các bạn nhỏ vùng cao qua những ly sữa đóng góp, giúp trẻ nhận thức được sự khó khăn của những mảnh đời trong xã hội.

Theo kết quả những công trình nghiên cứu mới nhất của Hiệp hội truyền thông châu Âu (European Association of Communications Agencies – EACA), việc xem quảng cáo có tác dụng giúp trẻ phát triển đầu óc phê phán, làm cho chúng biết cân nhắc, có trách nhiệm và thận trọng trong việc tiêu tiền hơn những đứa trẻ bình thường không xem quảng cáo. Quảng cáo nếu phát triển theo chiều hướng nuôi dưỡng tâm hồn, giáo dục nhân cách sống cho trẻ nhỏ thì thật là đáng quý.

Tác động xấu đến từ quảng cáo

Quảng cáo và những tác động đến trẻ em
Đừng để con bạn “vô lễ” vì những quảng cáo sai lệch

Tuy nhiên, vấn đề nào cũng  có hai mặt của nó. Người phát ngôn Somerfield, thuộc nhóm điều tra tại Anh nhận xét sau khi khảo sát hơn 2000 gia đình về tầm ảnh hưởng của quảng cáo đến trẻ em. Kết quả chỉ ra rằng: “Rõ ràng, tivi có những tác động rất lớn đối với cuộc sống của trẻ em. Nếu ảnh hưởng đó đúng như nghiên cứu đưa ra về tình trạng béo phì, thái độ vòi vĩnh hay tiêu xài hoang phí từ quảng cáo mang lại thì tình hình thật đáng lo ngại”.

Có thể thấy, bên cạnh những điểm tích cực mà quảng cáo đem đến cho trẻ nhỏ thì cha mẹ cũng nên chú ý đến nội dụng quảng cáo mà bé ở nhà hay xem. Lý do là vì, ngày nay nội dung quảng cáo được trình chiếu trên truyền hình rất đa dạng và phức tạp. Đôi khi những hình ảnh nhạy cảm, ngôn từ ngắn cụt hoặc phản ứng thái quá do diễn viên đóng quảng cáo thể hiện có thể khiến trẻ bắt chước một cách vô tội vạ. Điển hình như trường hợp cách đây không lâu, trong một quảng cáo về loại dầu gội đầu X, có đoạn một hoa hậu nói trổng không với người lớn rất vô lễ. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến việc dạy con của chị Tâm (quận 10). “Cháu còn bé nên từng lời ăn tiếng nói, tôi đều chú ý uốn nắn. Khi gặp ai, nói chuyện cùng ai cũng phải chào hỏi, xưng hô lễ phép. Vậy mà cháu nói trống không, tôi nhắc nhở, cháu lại viện trên tivi, người lớn cũng nói như thế mà vẫn được khen”, chị Tâm kể.

Quảng cáo và những tác động đến trẻ em
Xem truyền hình lâu ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ

Trẻ em rất dễ bị tác động bởi các quảng cáo. Vì chúng tin vào sự đúng đắn và chính xác của các mẩu quảng cáo, nên từ đó dễ có nhiều thói quen không tốt cho sức khoẻ. Ví dụ như thói quen ăn uống “nghèo nàn” về dinh dưỡng, một nhân tố tạo nên bệnh béo phì lan tràn hiện nay. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi các quảng cáo phổ biến nhất hiện nay đang là quảng cáo bánh kẹo, sô đa, snack, thức ăn nhanh… Trẻ cũng sẽ gia tăng xu hướng cư xử hung hãn hay thờ ơ với bạo lực nếu thường xuyên chứng kiến các quảng cáo trò chơi, phim ảnh, chương trình tivi mang tính bạo lực. Một nghiên cứu gần đây còn cho thấy các chương trình quảng cáo có thể là gốc rễ xung đột giữa cha mẹ và con cái. Trẻ thường muốn mua các sản phẩm được quảng cáo và khi cha mẹ không đồng ý, xung đột xảy ra…

Lưu ý khi cho trẻ xem quảng cáo

Nhiều cha mẹ nhận thấy những mặt tiêu cực của quảng cáo rồi hạn chế, thậm chí cấm đoán trẻ xem truyền hình. Đây thực sự không phải là cách giải quyết tốt cho tình huống này vì như vậy sẽ càng làm trẻ tò mò rồi “lén lút” xem hoặc gay go hơn là bắt chước “thử” làm như trong quảng cáo. Trong những tình huống thế này, cha mẹ không nên quá gay gắt hoặc la mắng bé. Bạn nên xem truyền hình cùng con hoặc hay hơn là lên một “lịch trình” xem tivi cho cả nhà. Như vậy, bạn vừa có thể kiểm soát được nội dung quảng cáo mà con xem, vừa có thể hạn chế thời gian bé xem truyền hình quá lâu.

Một phương án khéo léo và nhẹ nhàng để giải quyết vấn đề. Những lúc này, bạn cũng nên quan sát cách con tiếp thu thông tin từ quảng cáo và hỏi con về những điều bé thích ở đoạn quảng cáo đó. Nếu thấy con có những câu hỏi tò mò hoặc nghĩ sai về thông tin quảng cáo, cha mẹ có thể nhẹ nhàng giảng giải cho bé hiều. Hạn chế những quảng cáo quá nhạy cảm bằng cách chuyển kênh khi cần.

Nếu có thể, cha mẹ nên hạn chế thời gian xem tivi của trẻ bằng những hoạt động khác trong gia đình như: cả gia đình cùng đọc sách, xem hoạt hình, chơi đồ chơi hoặc cha mẹ nhờ bé phụ làm những việc nhỏ trong nhà… Rất nhiều hoạt động khác có thể phân tán sự chú ý của bé vào quảng cáo, hơn nữa lại mang đến cho bé những khám phá mới.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng, dù vấn đề có phức tạp đến đâu thì điều quan trọng vẫn là cách cha mẹ quan tâm, chăm sóc và giáo dục con phát triển đúng hướng.

Ngọc Phạm

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tập luyện kỹ năng viết cho bé từ nhỏ

Trước tiên hãy nắm rõ những khả năng của bé theo từng độ tuổi:

2 tuổi: bé có thể vẽ những nét thẳng (ngang, dọc)

3 tuổi: bé có thể vẽ nét thẳng (ngang, dọc, xiên), zíc-zắc, nét cong

4-5 tuổi: bé có thể bắt đầu viết chữ

Những bài tập giúp phát triển các cơ tinh và các giác quan của bé
Để viết được thì các cơ trên bàn tay của bé phải đủ cứng cáp, khéo léo và chính xác. Khi được 18 tháng tuổi, các bé đều biết điều khiển các cơ tay để nắm, chộp, cầm đồ vật. Đến lúc này, ta có thể bắt đầu “luyện” cho bé được rồi đấy. Hãy biến những bài tập thành những trò chơi thú vị, vừa học vừa chơi, cả mẹ và con cùng tham gia.

Đồng xu hoặc nút áo: tập cho bé dùng tay nhặt đồng xu hoặc nút áo (luôn canh chừng cẩn thận, không để bé cho vào miệng, mũi, tai…). Bài tập này rèn luyện cho bé cách phối hợp tay và mắt.

Cây nhíp: tập cho bé dùng nhíp kẹp và gắp đồ vật. Bài tập này giúp luyện các cơ ngón tay.

Đất sét: cho bé nhào, vo tròn hoặc nặn ra bất kỳ hình thù nào.

Giấy: cho bé xé giấy bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ (xé thành từng sợi, hay xé thành hình tròn), vò giấy bằng cả bàn tay.

Bình xịt nước: chỉ cho bé cách bóp vào vòi xịt nước. Bài tập này giúp tập luyện các cơ bàn tay, cổ tay và ngón tay.

Tắm: cho bé vào chậu nước, tập cho bé cách vốc nước bằng tay, hoặc đổ nước vào ca, phễu, chai, lọ…

Ngón tay: tập cho bé giơ ngón tay đếm số (1-10), tạo thành chữ O (bằng ngón cái và ngón trỏ)

Những bài tập luyện kỹ năng viết

  • Hãy bắt đầu từ những bước luyện tập từ dễ tới khó.
  • Nét và hình cơ bản: Bắt đầu tập cho bé vẽ những nét cơ bản: nét ngang, dọc, xiên, cong, hình tròn, hình tam giác, hình vuông. Chú ý nên cho bé vẽ bằng bút sáp, có thể bẻ đôi cây bút sáp cho bé cầm vừa tay. Thậm chí có thể cho bé vẽ bằng tay lên cát, mặt kính mờ hơi nước, bánh kem…để bé có thể cảm nhận được nhiều loại chất liệu khác nhau.
dạy bé tập viết
Nhẹ nhàng cầm tay và chỉ cho con viết những nét đầu tiên

Tô màu: Khi tay bé bắt đầu dần quen với cách cầm bút thì chuyển sang cho bé tô màu trên những hình vẽ. Nên từ từ hướng dẫn cho bé cách tô sao cho đều, không bị lem…

Mê cung: Trò chơi mê cung giúp bé học cách điều khiển các ngón tay và phát triển độ rắn chắn và cân bằng của các cơ, phối hợp mắt-tay. Ngoài ra trò chơi này còn giúp tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề, tập trẻ tính kiên nhẫn, rèn luyện trí nhớ, sự tập trung và phát triển tư duy.

Trò chơi nối chấm tròn theo số: Trò chơi này là cách tuyệt vời giúp bé học cách đếm số, nhận biết hình dạng thật nhanh. Ngoài ra, nó còn giúp phát triển khả năng phối hợp mắt-tay, rèn luyện cơ tinh, khả năng tập trung và tính nhẫn nại.

Những lưu ý khi dạy bé tập viết
Thời gian đầu mới tập, bé có thể cảm thấy chán nản vì không làm được. Nên động viên, khuyến khích và giúp đỡ bé. Tuyệt đối không nên “giành làm” với bé, mà chỉ hỗ trợ bé những lúc bé gặp khó khăn.

Nên chọn thời điểm bé cảm thấy thoải mái nhất trong ngày để tập. Tạo không khí vui tươi (cho bé nghe nhạc hoặc vừa chơi vừa hát cùng nhau)

Không nên quá gò ép bé phải tập viết trong khi bé không thích. Nếu bé chán, nên cho bé nghỉ ngơi.

Khi bé hoàn thành tốt “nhiệm vụ” cần khen ngợi, cổ vũ, và thưởng cho bé những món quà (nên chọn quà là những món giúp ích cho việc học của bé)

Những bài tập trên tuy rất đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng to lớn. Vậy sao bố mẹ không bắt tay vào tập cho các bé nhà mình ngay từ hôm nay. Chúc các bố mẹ thành công!

MarryBABY

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

24 phép ứng xử mà trẻ cần biết

Tuy nhiên, với 24 quy tắc sử xự ‘cần biết’ sau đây, trẻ sẽ trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép.

1.Khi đòi hỏi một cái gì đó, con phải biết nói “Xin vui lòng/làm ơn”.

2.Khi nhận cái gì đó, con phải biết nói “Cảm ơn ông/bà/ba/mẹ/bạn…”.

3.Không nói chen ngang vào khi người lớn đang nói chuyện với nhau trừ phi có tình trạng khẩn cấp xảy ra.

4.Nếu cần gây sự chú ý của ai đó đi, cụm từ “xin lỗi” là cách lịch sự nhất để con bắt đầu hỏi chuyện với người đó.

5.Khi con có nghi ngờ/thắc mắc về một việc gì đó, hãy xin phép trước khi hỏi.

6.Người ta không quan tâm đến những gì con ghét. Hãy giữ kín những ý kiến tiêu cực đó trong lòng, hoặc chỉ giữa con và bạn bè, không nên để người lớn biết được.

7.Không nhận xét, bình luận, chê bai về ngoại hình của người khác. Con cần biết một lời khen tặng lúc nào cũng được chào đón.

8.Khi có người thăm hỏi con: “Con có khỏe không?” thì con phải trả lời: “Dạ, con khỏe” và rồi hỏi thăm lại họ “Cô/chú có khỏe không ạ?”

9.Khi con đến nhà bạn chơi, hãy biết cảm ơn bố mẹ của bạn ấy đã cho phép con đến chơi và cảm ơn họ đã cho con có được thời gian chơi đùa vui vẻ.

10.Biết gõ cửa khi thấy cửa đóng và chờ người bên trong cho phép rồi con mới bước vào.

11.Khi con gọi điện thoại cho ai đó, cần tự giới thiệu mình trước tiên rồi hãy xin phép được gặp người mà con cần nói chuyện.

12.Biết tỏ lòng cảm kích và nói lời cảm ơn khi nhận được món quà nào đó.

13.Không bao giờ sử dụng lời lẽ thô tục trước mặt người lớn.

14.Không được gọi ‘trỏng’ người lớn bằng tên của họ.

dạy con ngoan
Dạy con biết lễ phép khi nhận gì từ người lớn

15.Không chọc ghẹo bất kỳ ai vì một lý do nào đó. Khi trêu chọc ai đó, người ta sẽ cho rằng con là một người kém cỏi, và hùa nhau đả kích người khác là một việc làm tàn nhẫn.

16.Nếu tình cờ va phải một ai đó, phải xin lỗi họ ngay.

17.Che miệng khi ho hoặc hắt hơi, và không ngoáy mũi nơi công cộng.

18.Khi đi qua một cánh cửa, hãy để ý xem có ai đi sau mình không, nếu có thì hãy giữ cửa cho họ đi qua trước.

19.Nếu tình cờ thấy ai đó đang làm một việc gì đó, hỏi xem liệu con có thể giúp gì cho họ không. Nếu họ đồng ý thì con mới làm.

20.Khi người lớn yêu cầu con làm cho họ một việc nào đó, hãy làm với thái độ vui vẻ.

21.Khi ai đó giúp con, hãy nói “cảm ơn bạn”. Người đó có thể sẽ muốn giúp con lần nữa.

22.Biết cầm muỗng, đũa đúng cách khi lên bàn ăn.

23.Khi đi ăn, hãy trải tấm khăn ăn lên đùi; lấy khăn lau chùi miệng khi cần thiết.

24.Không với tay qua mặt ai đó để lấy thứ con cần; hãy xin phép họ chuyển/lấy dùm đồ vật ấy cho con.

MarryBABY

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Nên làm gì khi trẻ nói dối? Câu chuyện dạy trẻ không nói dối dành cho mẹ

Không phải ai cũng có thể chấp nhận chuyện con nói dối cũng như có cách xử lý phù hợp. Việc la mắng hoặc trách phạt đôi khi còn có thể gây nên tác dụng ngược, khiến trẻ nói dối nhiều hơn. Do đó, mẹ hãy cùng MarryBaby bỏ túi cẩm nang hướng dẫn xem cần làm gì khi trẻ nói dối mẹ nhé!

Mẹ ơi, con nói dối là có nguyên nhân cả đấy!

Mẹ bối rối không biết làm gì khi trẻ nói dối bởi không hiểu được lý do tại sao con lại lựa chọn như vậy. Hiểu được nguyên nhân tạo nên những hành động của con sẽ giúp mẹ có hướng xử trí phù hợp nhất.

Việc trẻ nói dối có thể vì các lý do sau đây:

  • Muốn kiểm soát tình huống: Trong một số tình huống, trẻ có thể muốn nói dối để kiểm soát tình huống hiện tại theo ý mình, chẳng hạn như nói dối về lỗi sai của mình để không bị bố mẹ trách phạt.
  • Trẻ muốn nhận được sự chú ý: Trẻ nói dối có thể xuất phát từ nguyên nhân con muốn nhận được sự chú ý từ bố mẹ và những người xung quanh. Một ví dụ thường thấy chính là khi con bị ngã, dù không đau nhưng con vẫn khóc và nói rằng con rất đau để được dỗ dành, an ủi.
  • Nói trước khi nghĩ: Khi được hỏi, trẻ có thể trả lời mà không cần nghĩ, khiến câu trả lời này hoàn toàn sai sự thật và giống như một lời nói dối. Tình huống này thường gặp ở trẻ bị ADHD – chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
  • Khi trẻ thấy người lớn nói dối: Nếu trẻ phát hiện ra bố mẹ hay những người thân xung quanh mình đang nói dối, trẻ sẽ có thể học theo và dần có thói quen nói dối nhiều hơn.
  • Không nhận được sự tin tưởng: Khi trẻ chia sẻ một vấn đề nào đó nhưng bố mẹ không tin trẻ hoặc tỏ ý nghi ngờ, những lần sau trẻ sẽ có xu hướng im lặng hoặc nói dối, không còn muốn kể sự thật nữa.

Dấu hiệu cho thấy trẻ đang nói dối

câu chuyện dạy trẻ không nói dối
Có nhiều câu chuyện dạy trẻ không nói dối mẹ có thể kể cho bé mỗi ngày.

Trước khi suy xét việc nên làm gì khi trẻ nói dối, mẹ có thể bỏ túi một vài dấu hiệu để xem trẻ có đang nói dối hay không mẹ nhé. Thông thường, khi nói dối, trẻ sẽ có một hoặc một vài biểu hiện sau đây:

  • Trẻ có cử chỉ không tự nhiên, không dám nhìn thẳng vào mắt người lớn
  • Khi nói, trẻ sẽ chớp mắt nhiều hơn bình thường
  • Tay có thể chống cằm, đầu hơi cúi thấp
  • Trẻ nói dối sẽ có vẻ bồn chồn, tay co giật nhẹ, tay chân ngọ nguậy không yên. Mẹ có thể quan sát thấy tay trẻ nắm lại hoặc cầm nắm vật gì đó trong vô thức
  • Khi nói dối, trẻ cũng không nói một câu suôn sẻ mà dễ ấp úng, ngập ngừng, nói vấp
  • Trẻ có thể im lặng, từ chối trả lời khi bị người lớn tra hỏi
  • Trẻ bịa ra những câu chuyện phi lý, không logic

Mẹ cần làm gì khi trẻ nói dối?

Khi phát hiện trẻ nói dối, nếu mẹ không xử lý đúng cách mà lập tức tỏ thái độ bực bội, la mắng hoặc trách phạt trẻ có thể để lại ám ảnh tâm lý và ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách của con về sau.

Vậy phải làm gì khi trẻ nói dối mẹ nhỉ? Nếu chẳng may thấy trẻ đang có biểu hiện nói dối, mẹ có thể thử chọn cách xử trí tùy theo độ tuổi của con. Cụ thể:

Cách xử lý khi trẻ mới biết đi (2-3 tuổi)

Ở độ tuổi này, trẻ có thể chưa hiểu được việc nói dối là một điều không được phép. Mẹ cũng cần nhớ rằng, không phải lúc nào trẻ 2-3 tuổi cũng suy nghĩ trước khi hành động nên trẻ cũng thường ít lường trước được hậu quả của việc nói dối.

Thông thường, “động cơ” để trẻ nói dối trong độ tuổi này chỉ là để phản ứng với việc bố mẹ đang khó chịu, tức giận. Trẻ không có ý để nói dối bố mẹ.

Nếu mẹ chưa biết làm gì khi trẻ nói dối, hãy nhớ rằng trong giai đoạn này, đừng cố gắng trừng phạt con bằng đòn roi hay những lời trách móc. Hãy cho trẻ biết rằng mẹ đã biết sự thật bằng một cách thật nhẹ nhàng, sau đó nói với con về tác hại khi nói dối, giúp con hiểu được đúng sai. 

Làm gì khi trẻ nói dối nếu trẻ trong độ tuổi mầm non (4-5 tuổi)?

Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể học cách để trao đổi, trò chuyện với bố mẹ và những người xung quanh. Do đó, khi trẻ nói dối, mẹ nên cùng con ngồi xuống và cho con biết tầm quan trọng của việc nói sự thật. 

Đừng cố gắng để làm lớn mọi chuyện nếu chẳng may phát hiện ra trẻ nói dối. Ở độ tuổi này, con vẫn đang khám phá mọi thứ và trải nghiệm thế giới xung quanh theo cách riêng của mình. Vì vậy, mẹ cứ hãy cho trẻ biết con có quyền lựa chọn nói dối hoặc nói sự thật, nhưng sẽ tuyệt vời biết bao nếu con chia sẻ cùng bố mẹ sự thật mà con đang nghĩ.

Cách xử lý nói dối trong khi trẻ học tiểu học

trẻ tiểu học

Khi trẻ đã học tiểu học và mẹ phát hiện ra con không hề kể sự thật với mình, mẹ cần làm gì? Phải làm gì khi trẻ nói dối dù ở độ tuổi này, con đã nhận thức được nhiều hơn?

Trong độ tuổi khoảng 6-11 tuổi, trẻ hiểu rằng nói dối là sai nhưng đồng thời cũng ý thức được rằng việc nói dối có thể giúp trẻ tránh được một số hậu quả, chẳng hạn như bị bố mẹ trách phạt hoặc phải làm việc nhà. Một ví dụ thường thấy là khi mẹ nhờ trẻ cùng nấu ăn, trẻ có thể nói dối rằng con đang bận làm bài tập để ở trong phòng và xem bộ phim hoạt hình mình yêu thích.

Vậy trong tình huống này, mẹ nên làm gì khi trẻ nói dối? Trước tiên, mẹ cần nhớ rằng trẻ vẫn muốn bản thân mình làm những điều đúng đắn. Tuy nhiên, vì thiếu kỹ năng xử lý tình huống nên trẻ quyết định nói dối như một cách để giải quyết vấn đề.

Lúc này, mẹ cần xác định xem nguyên nhân phía sau lời nói dối của trẻ là gì và hướng dẫn con cách xử lý vấn đề. Hãy xem đây như một cơ hội để rèn luyện những kỹ năng mềm cho con mẹ nhé!

Làm gì khi trẻ nói dối ở độ tuổi trung học?

Trong những năm cấp hai, con bạn thậm chí có nhiều khả năng nói dối hơn vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như để hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa, để tránh khỏi việc bị bố mẹ trách phạt, để được bố mẹ đồng ý một nguyện vọng nào đó của mình,…

Lúc này, mẹ cần giải thích cho trẻ những hậu quả nguy hiểm của việc nói dối. Ví dụ như khi trẻ qua nhà bạn chơi nhưng lại nói dối là đến trường cùng bạn. Như vậy nếu trẻ có sự cố như tai nạn, mẹ sẽ không thể can thiệp xử lý ngay lập tức được.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể chia sẻ với con việc con nói dối sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của mọi người xung quanh dành cho con. Từ đó, trẻ sẽ có thể hạn chế và ngưng việc nói dối của mình.

>>> Mẹ nên xem thêm: Những phương pháp dạy con hay nhất bố mẹ cần biết

Những câu chuyện dạy trẻ không nói dối

làm gì khi trẻ nói dối

Không chỉ quan tâm đến việc làm gì khi trẻ nói dối, nhiều mẹ cũng đặc biệt tìm cách nuôi dạy con để hạn chế việc trẻ nói dối bố mẹ và mọi người. Bên cạnh việc trò chuyện, mẹ cũng có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn liên quan đến vấn đề nói dối nữa đấy nhé!

2 câu chuyện dạy trẻ không nói dối mà MarryBaby muốn gợi ý cùng mẹ:

Câu chuyện dạy trẻ không nói dối 02: “Cô sáo nói dối”

Trong một khu rừng nọ, có cô bé Sáo Sậu hay nói dối nên không được muôn loài yêu quý. Cô không nhận thức được việc nói dối là việc làm sai, cần khắc phục.

Một hôm, khu rừng có cuộc thi hát cùng với các loài ở rừng kế bên. Mọi người chờ Mãi nhưng Sáo Sậu chẳng xuất hiện đã thua cuộc trong cuộc thi này. Mãi đến trưa, cô mới thanh minh: “Tớ bị cảm nên không đi được.”

Chị Ong Nâu nghe thế liền phản đối: “Cậu ấy nói dối. Sáng nay tớ thấy cậu ấy đi chơi ở bìa rừng.”. Khi bị chị Ong tiết lộ sự thật, Sáo Sậu chỉ gãi đầu cười xòa và nói: “Tớ chẳng thích đi thi hát, chơi với các bạn bướm vui hơn.”

Một ngày nọ, Sáo Sậu thấy gia đình Cá Vàng đang bơi thì bỗng nghĩ ra một “trò vui” và hét lớn: “Cứu cá vàng con, cứu cá vàng con, nó mắc kẹt dưới khe đá rồi.”

Các con vật khi nghe thấy liền vội vã chạy lại và nghe Cá vàng bố phân trần: “Chúng tôi đâu có làm sao, Sáo Sậu phá mọi người đó thôi.”. Từ đó, mọi người chẳng còn tin lời của Sáo Sậu nữa,

Hôm sau, Sáo Sậu bị sốt cao, mệt mỏi nằm một chỗ và cầu cứu Ong mật khi thấy Ong bay ngang qua: “Ong ơi giúp tớ với, tớ sốt cao và mệt quá.”. Tuy nhiên, Ong đã không tin và tiếp tục bay đi hút mật. Khi Ong quay về, Sáo Sậu đang nằm ngất ngoài cửa nên Ong vội vàng kêu các loài thú khác đến lấy nước, thuốc cho Sáo Sậu uống.

Sau khi tỉnh lại, Sáo Sậu đã nhận ra hậu quả từ việc nói dối của mình và xin lỗi muôn loài. Từ đó, Sáo Sậu đã có một bài học đặc biệt cho riêng mình.

Câu chuyện dạy trẻ không nói dối 01: “Cậu bé chăn cừu”

truyện cậu bé chăn cừu

Làm gì khi trẻ nói dối? Mẹ hãy thử áp dụng cách kể chuyện để giáo dục cho trẻ với câu chuyện “Cậu bé chăn cừu” quen thuộc nhưng luôn hiệu quả nhé.

Truyện kể rằng, ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé chăn cừu. Mỗi ngày, cậu sẽ nằm trên cánh đồng, canh chừng đàn cừu ăn cỏ khỏi lũ sói đói và lùa cừu về làng khi trời về chiều. Mọi người trong làng thường căn dặn cậu hãy hét to lên nếu gặp sói để mọi người hỗ trợ.

Một ngày nọ, cậu nảy ra ý tưởng lừa mọi người trong làng một vố cho vui. Cậu bỗng chạy đến bìa cánh đồng rồi hét to : “Sói! Có sói!”.

Khi nghe được, dân làng liền bỏ dở việc đang làm để chạy đến, giúp cậu đuổi sói. Khi thấy mọi người cầm gậy gộc, khiên cuốc chạy đến và hét to đuổi sói, cậu bé cười thích thú vì đã lừa được mọi người. 

Lúc này, người trong làng vẫn chưa nhận ra và nghĩ rằng sói đã hoảng sợ khi nghe thấy tiếng ồn từ xa. Họ quyết định quay trở về làng và tiếp tục công việc của mình. Trong khi đó, cậu bé cười ngặt nghẽo và nghĩ mình thật thông minh khi lừa được mọi người trong làng.

Cho rằng mình thông minh, cậu bé lại tiếp tục trò đùa này vào ngày hôm sau. Dân làng một lần nữa chạy đến giúp cậu bé đuổi sói. Họ cố gắng chạy nhanh hơn, tạo ra nhiều tiếng ồn hơn để đuổi sói và rồi thấy cậu bé cười ngặt nghẽo, chẳng có con sói nào cả! Mọi người giờ đã hiểu ra cậu bé chỉ đang lừa họ và có lời nhắc nhở: “Này thằng bé kia, hãy coi chừng đấy. Rồi sẽ có lúc mày phải kêu cứu mà chẳng có ai đến đâu!”.

Cậu bé tiếp tục cười to và không tin vào những lời dân làng căn dặn.

Một ngày nọ, mọi thứ bỗng trở thành sự thật. Cánh đồng xuất hiện một con sói hung dữ, lăm le tiến đến bầy cừu. Cậu bé liền chạy thật nhanh về làng và liên tục hét lớn: “Sói! Có sói! Có một con sói thật đang đến!”. 

Tuy nhiên, mọi người cho rằng cậu bé chỉ đang cố gắng lừa họ nên thản nhiên như chẳng nghe thấy gì. Cuối cùng, cậu bé đành ngậm ngùi nhìn sói ăn hết đàn cừu và hiểu ra rằng, sẽ chẳng ai tin một người từng nói dối cả, cho dù sau đó có nói thật đi chăng nữa.

>>> Mẹ có thể độc thêm cho con nghe: Những mẩu truyện cổ tích để kể chuyện cho bé ngủ ngon

Nói dối là một đức tính xấu ở trẻ và mẹ hoàn toàn có thể uốn nắn con để con khắc phục tình trạng này. Vì thế, nếu không biết làm gì khi trẻ nói dối, hãy thử những cách làm trên mẹ nhé!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Làm thế nào để nhận biết cảm xúc của con trẻ?

Theo TS, những bậc bố mẹ có khả năng nhận biết được những xúc cảm của riêng mình có thể sử dụng khả năng ấy vào việc “bắt đài” những xúc cảm của con cái. Tuy nhiên, cũng không ít ông bố bà mẹ tuy nhạy bén với với xúc cảm nhưng không dễ dàng hiểu được những cảm xúc của con cái mình. Để làm được điều này, đòi hỏi bạn phải có một số kỹ năng sau:

Cách trẻ thể hiện xúc cảm

Trẻ con thường thể hiện những xúc cảm của mình một cách gián tiếp theo kiểu mà người lớn thường cảm thấy thật rối rắm, khó hiểu.

Trẻ con thường giấu những xúc cảm vào trong những hành động, cách cư xử, lời ăn tiếng nói hằng ngày, trong những lúc chơi đùa

Đối với trẻ dưới 7 tuổi, những xúc cảm của con trẻ được bộc lộ qua những lúc chơi đùa những trò giả tưởng. Chính những lúc giả vờ, sử dụng những nhân vật, những cảnh trí, những trang phục khác nhau, đã cho phép trẻ một cách an toàn, thử vào “vai” những xúc cảm khác nhau.

Các bước nhận biết xúc cảm của con

Bước 1: Hãy xem những lúc con xúc động là cơ hội để làm thân và dạy dỗ con

Khả năng bạn vỗ về, an ủi và làm dịu một đứa trẻ đang xúc động mạnh có thể thấy chúng ta đang làm vai trò bố mẹ một cách tốt nhất. Những xúc cảm tiêu cực chỉ có thể tan biến đi khi trẻ con có thể được trò chuyện về những xúc cảm của chúng. Do vậy, điều cần thiết là bạn phải sớm nhận ra những xúc cảm của trẻ khi chúng đang còn ở cường độ thấp trước khi trẻ lâm vào khủng hoảng quá căng thẳng.

Bước 2: Lắng nghe bằng cả trái tim và cho con cái thấy “cái lý” của những xúc cảm của chúng

Hãy xây dựng một mối thâm tình và dạy cho con cái mình một kỹ năng giải quyết vấn đề, sử dụng trí tưởng tượng để nhìn vấn đề từ góc nhìn của đứa trẻ. Để bắt đài những cảm xúc của con cái, bạn phải để ý thể hiện qua điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, tức ngôn ngữ bằng tay chân của chúng. Hãy ngồi vào vị trí của con cái, đặt mình đúng tầm mức của chúng, hít một hơi thở thật sâu, thở đều, thư giãn và tập trung. Thái độ chú ý lắng nghe của bạn sẽ giúp đứa trẻ biết rằng bạn đang nghiêm túc, quan tâm đến vấn đề của chúng.

Bước 3: Giúp con cái gọi tên những xúc cảm của mình

Một bước dễ làm và rất quan trọng tiếp theo là giúp con trẻ gọi tên những xúc cảm của chúng. Dùng ngôn từ để gọi tên những xúc cảm có thể giúp cho đứa trẻ “chuyển thể” những xúc cảm còn đang rất mơ hồ, không rõ hình dạng trong trí óc trẻ như giận dữ, buồn bã, cô đơn, tủi thân, sợ hãi, ghen tức,… Ví dụ nếu bố mẹ thấy con nước mắt lưng tròng hãy nhỏ nhẹ hỏi: “Con thấy rất buồn phải không nào?”. Nghe vậy, không chỉ đứa trẻ cảm thấy mình được cảm thông, và đứa trẻ có được một từ ngữ để diễn đạt tâm trạng của mình.

xuc cam cua con 2
Bạn phải để ý điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, tức ngôn ngữ bằng tay chân của trẻ.

Bước 5: Đặt ra giới hạn trong khi giúp con giải quyết vấn đề

Đặt ra giới hạn: Đối với con trẻ, giải quyết vấn đề thường bắt đầu với việc bố mẹ đặt ra những giới hạn đối với những cử chỉ không thích hợp. Ví dụ, đứa trẻ tức giận, thất vọng chuyện gì đó, thế là đập vỡ đồ chơi, hoặc đánh bạn. Trước tình huống này bố mẹ hãy giúp đỡ trẻ xác định, gọi tên xúc cảm đó, có thể hướng dẫn trẻ nghĩ ra cách thức thích hợp để xử lý với những xúc cảm tiêu cực ấy.

Xác định mục tiêu: Để xác định mục tiêu cho việc giải việc giải quyết vấn đề, hãy hỏi xem con bạn muốn gì. Thông thường, câu trả lời rất đơn giản: Đứa trẻ muốn sửa lại con diều, giải bài toán hóc búa,… Những trường hợp khác có thể phải cần hai bên nói chuyện thì mới rõ vấn đề là gì. Ví dụ, con bạn không nhận được vai thích hợp trong vở kịch sắp diễn ra ở trường, con vật của con bạn mới chết hay đứa bạn thân nhất vừa theo bố mẹ dời nhà đi chỗ khác,… Trong những trường hợp thế này, mục tiêu của đứa trẻ chỉ đơn giản là sự chấp nhận mất mát hoặc tìm kiến ở bố mẹ một sự an ủi, thông cảm

Nghĩ đến những giải pháp có thể áp dụng: Hãy cùng ngồi lại với con bạn để tìm những phương cách giải quyết vấn đề. Những ý kiến của bố mẹ có thể rất cần thiết, được con trẻ đánh giá cao, đặt biệt với những đứa trẻ con bé khó có thể tự mình nghĩ ra cách giải quyết nào đó.

Đánh giá những giải pháp  được đề nghị dựa trên những giá trị của gia đình: Đây là lúc điểm lại những ý tưởng mà bố mẹ và con đã nghĩ ra, quyết định xem nên triển khai áp dụng và loại bỏ những giải pháp nào. Hãy khuyến khích con bạn xem xét từng giải pháp riêng biệt, đặt ra những câu hỏi sau đây:

  • Giải pháp này có công bằng không?
  • Giải pháp này có khả thi không?
  • Giải pháp này có an toàn không?
  • Mình có thể cảm thấy như thế nào với giải pháp này?

Với cách làm thế này, bạn có thêm cơ hội để cùng con mình xem xét và thấy được sự cần thiết phải đặt ra những giới hạn cho một số cách xử lý nào đó, đây là cơ hội để bố mẹ củng cố những giá trị gia đình cho con cái.

Thanh Trúc

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Làm thế nào để phát triển kỹ năng vận động của trẻ?

Khi bạn muốn giúp bé tập đi, đừng nắm tay hay chân của bé mà hãy dùng hai tay giữ thân người của bé

Không nên cho bé mang giày khi tập đi trong nhà. Bé sẽ học đi dễ dàng hơn với đôi chân trần.

Cố gắng khuyến khích bé bằng cách gọi bé đến bên bạn hoặc đặt một món đồ chơi mà bé ưa thích xa tầm với của bé để bé bò tới và nhặt lên. Từ đó bé sẽ học được cách chủ động đối với các phản xạ này và dần dần phát triển những kỹ năng cần thiết để trở nên tự lập hơn.

Hãy đảm bảo sàn nhà của bạn không trơn ướt. Sàn nhà trơn trượt sẽ làm bé khó giữ thăng bằng, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm đối với bé nào đang học cách giữ thăng bằng.

Các kỹ năng vận động cần thiết cho sự phát triển của trẻ không hẳn chỉ có sự phối hợp mắt và tay mà ngoài ra còn cần đến sự phát triển của cả kỹ năng vận động thô lẫn kỹ năng vận động tinh.

Các hoạt động tăng cường kỹ năng vận động và phối hợp cho sự phát triển của trẻ:

Bạn có thể giúp cho con bạn phát triển theo nhiều cách. Đồ chơi không những khuyến khích bé phát triển các kỹ năng vận động mà còn giúp bé học cách sử dụng các đồ chơi đó.

Khối lắp ráp bằng nhựa :

Làm thế nào để phát triển kỹ năng vận động của trẻ?
Lắp ráp là một trong những trò chơi giúp bé phát triển

Loại đồ chơi này cho phép các bé xếp chồng các khối lắp ráp để xây nên những kiểu hình dáng mà bé ưa thích. Qua đó, bé sẽ luyện tập các kỹ năng vận động và kỹ năng phối hợp tay/mắt góp phần vào sự phát triển chung của trẻ.

Ghép hình

Cho bé bắt đầu chơi trò ghép hình. Đầu tiên có thể cho bé thử ghép 4-5 mảnh ghép. Khi bé nắm được “luật chơi” bạn có thể tăng số mảnh ghép lên để thử thách bé. Tuy nhiên nếu khó quá bé có thể cảm thấy bực bội hoặc chán nản khi không làm được. Lúc này bố mẹ nên khuyến khích hoặc giúp đỡ bé.

Đồ chơi xếp hình vào lỗ

Loại đồ chơi này bao gồm các khối bằng nhựa hoặc gỗ với đủ các hình dạng và màu sắc các nhau để các bé tập nhét vào các lỗ hổng có hình dạng tương ứng. Trò này sẽ rèn luyện cho bé các kỹ năng vận động và phối hợp tay/mắt.

Nặn đất sét

Đây là một trong những trò chơi thông dụng nhất khuyến khích sự phát triển của trẻ bằng cách tăng cường kỹ năng vận động. Bé có thể nặn đất vào những khuôn hình khác nhau hoặc tự nặn ra bất kỳ hình thù nào bé thích. Ngoài việc bé sẽ được học thêm về hình dạng, màu sắc trò chơi này nâng cao khả năng sáng tạo của bé.

Những cột mốc phát triển mà bé cần vượt qua trong 12 tháng đầu đời:

Từ 1-3 tháng tuổi:

  • Khi đặt một món đồ vật vào lòng bàn tay, bé biết co các ngón tay và nắm chặt nó.
  • Hai tháng tuổi, bé bắt đầu điều khiển được việc cầm nắm.
  • Ba tháng tuổi, bé biết hơi thả lỏng tay nắm nhưng vẫn giữ được đồ vật trong tay.

5 tháng tuổi:

  • Bé bắt đầu biết với lấy những món đồ vật như là đồ chơi.
  • Bé có thể với lấy rồi nắm chặt đồ chơi trong tay mình.
  • Bé thích mút tay của mình.

6 tháng tuổi:

  • Bé bắt đầu biết nhìn dõi theo các đồ vật.
  • Bé mút chân mình và biết cầm đồ vật bằng cả hai tay.

7 tháng tuổi:

  • Bé biết chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia.
  • Ngón tay cái của bé phát triển và bé có thể đồng thời dùng cả hai tay để kẹp chặt đồ vật.

8 tháng tuổi:

  • Tay bé không còn nắm chặt lại và luôn mở rộng ra một cách thoải mái.
  • Bé biết nhặt những đồ vật hay thức ăn nhỏ.

10 tháng tuổi:

  • Ở tuổi này bé có thể thả đồ vật đang nắm trong tay xuống
  • Khi đang cầm đồ chơi trên tay, bé biết đưa món đồ chơi ấy cho bố mẹ khi bố mẹ yêu cầu.
  • Bé có thể cầm nắm 2-3 món đồ cùng một lúc trong tay mình.

M.T