Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy con ngoan: Tôn trọng lời hứa

Khi con “nói một đằng, làm một nẻo”

Chị Ngân vẫn tự hào khoe với mọi người rằng: “cu Tin nhà mình mới lên hai nhưng đã khôn hơn những đứa trẻ cùng tuổi khác. Khi chơi cùng bọn trẻ trong xóm, thấy bạn có đồ chơi đẹp là bé nịnh bạn mượn bằng được. Hứa là cho Tin mượn về nhà xíu thôi, lát Tin mang sang trả liền. Thế là cu cậu xù luôn…”.

Hứa với ba sẽ về thăm ông bà nội vào cuối tuần. Chủ nhật, ba rủ mãi nhưng Minh vẫn một hai không chịu đi. Hỏi ra mới biết Minh đang ấm ức vụ hôm qua, ba hứa đưa Minh đi bơi nhưng rồi lại bỏ lên cơ quan mất tiêu.

Học kỳ 1 của năm lớp 5, Lan Phương học hành sa sút. Ba mẹ khuyến khích con bằng cách đưa ra những phần thưởng hấp dẫn: “Con sẽ có một đôi giày xinh, bộ váy đẹp, một chuyến du lịch cùng cả nhà nếu như cuối kỳ con đặt học sinh giỏi”. Kết quả tổng kết cuối năm khiến vợ chồng chị thất vọng. Chị Mai quở trách con: “Con đã hứa với ba mẹ sẽ đạt kết quả cao đúng không? Sao bây giờ điểm số lại lại đẹt thế này? Con làm ba mẹ thất vọng quá!” Lan Phương phản ứng ngay với mẹ: “Ba mẹ thường xuyên hứa mua này mua nọ cho con mà có thấy đâu. Sao lại bắt con phải giữ lời hứa”.

Có 101 câu chuyện về việc “nói lời không giữ lấy lời…” ở người lớn và trẻ nhỏ. Điều quan trọng là bạn đừng nghĩ rằng trẻ chưa hiểu gì về chữ tín. Hay chúng sẽ nhanh chóng quên đi những lời hứa hẹn của cha mẹ mình. Hãy tìm ra nguyên nhân là cách giúp bạn dạy con tôn trọng lời hứa, chữ tín hiệu quả nhất.

Đâu là nguyên nhân?
Cha mẹ chưa làm gương. Nguyên nhân khởi đầu và chủ yếu nhất vẫn là cách ứng xử hàng ngày của cha mẹ. Vì một lý nào đó bạn thất hứa với con. Lần đầu, có thể trẻ cảm thấy hơi buồn và hụt hẫng một chút. Lần thứ 2, rồi thứ 3… ở trẻ sẽ xuất hiện tâm lý bất an, mất lòng tin, thất vọng về gia đình – điểm tựa tinh thần đặc biệt quan trọng của trẻ.

Không dừng lại ở tâm lý mất lòng tin. Khi không coi trọng chữ tín, trẻ thể hiện cách nhìn nhận của mình qua ứng xử hàng ngày: Bắt đầu nói suông với bạn bè và với chính cha mẹ mình. Một khi trong tâm hồn trẻ là hình ảnh cha mẹ với những việc làm bất nhất, thiếu chân thành thì sẽ rất khó để trẻ có thể lĩnh hội và ghi nhận những lời dạy bảo, khuyên răn sau này.

Tác động từ bên ngoài. Tới tuổi đi học, bé có những mối quan hệ xã hội khác, ngoài gia đình. Lúc này, tác động từ bên ngoài rất mạnh mẽ và bé cũng học rất nhanh. Chẳng hạn bạn chơi cùng hứa ngày mai sẽ mang cho Bi mượn chiếc xe hơi điện tử mới toanh mà mẹ mới mua cho. Bi háo hức lắm. Vậy mà mấy cái ngày mai rồi Bi vẫn chưa được thấy hình thù chiếc xe ấy ra sao. Bi quyết cho bạn biết cảm giác chờ đợi vì bị “cho leo cây” là như thế nào! Cu cậu ấm ức nói với mẹ: “Con sẽ giả bộ hứa cho bạn Vừng mượn siêu nhân và sau đó cho bạn ấy chờ dài cổ luôn”… Chuyện tưởng như bình thường ở các bé, tuy nhiên nếu không có sự can thiệp sớm của người lớn, chữ tín của con dần mất đi, nhường chỗ cho những hoài nghi trong cuộc sống.

dạy con ngoan
Luôn giữ lời hứa với bạn bè giúp tình bạn bền chặt hơn.

Cách dạy con tôn trọng lời hứa, chữ tín
Cha mẹ phải là người biết tôn trọng lời hứa, chữ tín. Nếu chỉ giảng giải cho bé rằng: con phải biết giữ lời hứa, phải tạo được sự tin tưởng của ba mẹ và mọi người; trong khi bản thân lại luôn thất hứa. Đó chẳng phải là bạn cũng đang nói suông hay sao? Hãy thể hiện cụ thể qua ứng xử hàng ngày một cách nghiêm túc. Hứa với con điều gì, nhất định bạn phải thực hiện. Bằng cách này, bé sẽ học được cách luôn tôn trọng lời hứa, chữ tín của bản thân và người khác.

Không nên hứa hẹn tùy tiện. Một số phụ huynh muốn con nghe lời nên không tiếc buông ra những lời hứa hẹn, dù biết rằng khó thực hiện. Bởi vậy bạn cần suy xét trước khi hứa. Đừng vì nhất thời muốn làm dịu tình hình mà hứa lèo với con. Thực tế khi muốn con thực hiện điều gì đó, bạn có thể áp dụng nhiều cách khác thay vì hứa hẹn.

Khuyến khích trẻ tự đánh giá bản thân. Sau khi trẻ thực hiện những điều mà bạn yêu cầu trước đó hoặc những điều mà trẻ đã cam kết. Hãy khuyến khích trẻ tự đánh giá về mình xem có xứng đáng để được cha mẹ thực hiện lời hứa hay không. Điều này tạo cho trẻ tính trung thực, thẳng thắn, dám chịu trách nhiệm với việc mình làm.

Xin lỗi với con ngay khi thất hứa. Trong trường hợp không thể thực hiện được lời hứa vì lý do chính đáng nào đó, cha mẹ nên thành thật nhận lỗi với con ngay. Đừng nghĩ rằng hành động này sẽ hạ thấp uy tín của bạn trong mắt trẻ. Trái lại, bằng việc trò truyện thân mật và giải thích cho con hiểu, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự cảm thông chân thành từ bé.

Bên cạnh đó, bạn có thể chọn lựa một phần quà khác thay thế hoặc một thời điểm khác để thực hiện lời hứa ban đầu. Làm như vậy trẻ sẽ thấy mình được tôn trọng, thương yêu và tin tưởng vào cha mẹ nhiều hơn. Đồng thời trẻ học được cách xử lý tình huống khi nói và thực hiện lời hứa với người khác.

Không dung túng cho những hành động hứa rồi thất hứa của con. Con thất hứa lần đầu, bạn có thể tha thứ nhưng không quên khẳng định với con: “Mẹ chỉ bỏ qua cho con lần này thôi nhé, mẹ sẽ phạt nặng con nếu như con còn hứa suông như thế nữa”. Bằng sự nghiêm túc này, trẻ sẽ có cơ hội để sửa sai.

Nguyễn Dinh

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy trẻ biết bảo quản và nâng niu đồ đạc

Cha mẹ thường phải mất nhiều thời gian vất vả để đọn dẹp những “bãi chiến trường” của trẻ, phần lớn là việc lục soạn đồ đạc lung tung, hoặc bày bừa đồ chơi. Hơn thế nữa, có những bé với tính cách hiếu động đôi khi còn tháo rời hoặc phá tung những món đồ chơi yêu thích. Tuy có thể bào chữa rằng các bé còn quá nhỏ để có thể nhận thức được hành động của mình nhưng không nên vì thế mà các bậc cha mẹ quên việc giáo dục trẻ tính gọn gàng và thái độ nâng niu giữ gìn những đồ vật trong gia đình. Chỉ cần uốn nắn và chỉ bảo bé đôi chút thôi cũng giúp bé rất nhiều trong việc xây dựng thói quen tốt sau này. Cùng Marry tìm hiểu thêm giải pháp để dạy bé cách bảo quản và nâng niu đồ đạc nhé!

Cha mẹ làm tấm gương cho bé
Là biện pháp hiệu quả nhất nhưng cha mẹ đôi khi lại quên mất điều này: muốn dạy trẻ điều gì thì trước hết, cha mẹ phải là tấm gương cho bé. Bạn nên nhớ rằng trẻ nhỏ là chuyên gia bắt chước với từng hành động, cử chỉ nhỏ nhặt nhất của người lớn trong gia đình. Do đó, dù cho tất bật với công việc như thế nào đi nữa, cha mẹ cũng phải làm gương cho con trong việc gọn gàng, ngăn nắp trong mọi hành động cử chỉ. Có như thế thì khi bé phạm lỗi, cha mẹ chỉ bảo bé mới cảm thấy “tâm phục khẩu phục” vì chính cha mẹ đã làm gương cho bé còn gì!

dạy trẻ
Hãy luôn làm tấm gương tốt cho con noi theo.

Dạy bé qua cách giải quyết tình huống
Các tình huống thường nhật xảy ra trong gia đình đối với trẻ cũng là những bài học giáo dục về nhân cách sống rất thú vị. Đối với những bé hay hiếu động hoặc phá đồ đạc thì các bậc cha mẹ hãy thử tâm sự với bé rằng bạn buồn như thế nào khi thấy trẻ không trân trọng những món đồ mà cha mẹ trao tặng. Khi bé cảm nhận được việc mình làm là sai và làm cha mẹ buồn, bạn hãy đến gần con và nhẹ nhàng bảo ban bé, giải thích cho bé hiểu tại sao phải trân trọng những vật dụng trong gia đình. Đừng dạy bé theo kiểu ép buộc con phải thế này, thế kia, như vậy càng khiến bé ương bướng thêm mà thôi. Tốt nhất hãy giúp trẻ hiểu rõ việc làm sai của mình, ý thức và tự sửa chữa, có như thế thì bài học bạn dạy cho trẻ ngày hôm nay mới trở thành thói quen tốt trong hành động của trẻ hằng ngày sau này được.

Giao trách nhiệm cho bé
Trẻ nhỏ hay bắt chước và hỏi han đủ thứ về người lớn, nhất là lý do tại sao người lớn được sử dụng nhiều vật dụng trong nhà còn trẻ thì không. Đây cũng là một đặc điểm đáng yêu và thú vị nơi trẻ mà cha mẹ có thể linh hoạt áp dụng để tạo thói quen gọn gàng và bảo quản đồ đạc. Chẳng hạn như mẹ có thể giao kèo với bé rằng: “Con sẽ làm một nhà quản lý siêu bự cho căn phòng của mình đấy! Hãy làm cho các nhân viên đồ chơi bé nhỏ của con phải tuân thủ mệnh lệnh và gọn gàng ngăn nắp đi nào”. Khi có cảm giác được nhận một “công ăn việc làm” tuyệt vời như thế, bé sẽ cảm thấy hãnh diện và trách nhiệm với phòng ốc của mình và những vật dụng xung quanh. Từ đó, bé sẽ biết trân trọng những vật dụng quanh mình như là trân trọng những công việc của mình vậy.

Dạy trẻ qua tấm gương khó khăn trong cuộc sống
Xung quanh chúng ta có biết bao mảnh đời khó khăn, cơ cực và chính họ sẽ là những bài học đáng quý cho con bạn. Cả gia đình hãy sắp xếp thời gian theo dõi các chương trình giúp đỡ những mảnh đời khó khăn trên truyền hình hoặc cùng nhau dịp cuối tuần đi làm những công việc thiện nguyện. Hành động này vừa dạy cho con bạn biết yêu thương mọi người mà còn giúp bé có cái nhìn tích cực về niềm hạnh phúc mà bé có. Sau mỗi lần tham gia những chương trình này, bạn hãy trò chuyện với trẻ xem bé nghĩ gì. Tâm sự với bé về suy nghĩ của cả hai đối với những hoàn cảnh khó khăn như thế, về sự quý giá của cuộc sống. Từ đó giáo dục trẻ có thái độ sống tích cực và trân trọng mọi thứ quanh mình kể cả những vật dụng trong gia đình.

Dạy trẻ có thói quen bảo quản và gìn giữ những tài sản trong gia đình để từ đó giáo dục trẻ biết trân trọng hạnh phúc quanh mình. Đây là một việc làm hết sức cần thiết trong xã hội hiện nay khi mà giá trị ảo đang ngày càng xâm chiếm đi những hạnh phúc thực đáng gìn giữ. Hãy cùng gìn giữ những giá trị tốt đẹp của gia đình bạn nhé!

Ngọc Phạm

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy trẻ về lòng vị tha

Trẻ thơ được ví như một tờ giấy trắng mà bạn có thể viết lên đó nhiều điều. Bé sẽ có một tâm hồn trong sáng, cao đẹp hay chứa chất những ghanh ghét, thù hận… điều đó phần lớn phụ thuộc vào cách bạn giáo dục nhân cách sống cho con ngay từ tấm bé. Trong vô vàn điều bạn uốn nắn con thì dạy con về lòng vị tha là món quà giá trị giúp con có được cuộc sống hạnh phúc lâu bền.

Hiểu thêm về lòng vị tha

Người có lòng vị tha là người biết nghĩ đến người khác, nghĩ cho người khác, biết tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Người vị tha luôn nhìn người khác bằng cái nhìn của lòng nhân từ, tình thương yêu. Họ luôn đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu và cảm nhận tình cảm vui buồn của những con người đó.

Cũng như nhiều phẩm chất tốt đẹp khác, lòng vị tha không tự nhiên có. Nó chỉ được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển khi có sự dạy dỗ. Cần một quá trình để trẻ làm quen, hành xử mới thấm nhuần những giá trị mà lòng vị tha mang lại.

Lòng vị tha là một trong những phẩm chất tốt đẹp không thể thiếu, là một phần của cuộc sống. Bởi cuộc đời ai cũng có lầm lỗi. Sự tha thứ cho những lỗi lầm của người khác và ngay cả chính mình sẽ giúp con người sống tốt đẹp hơn.

Vài mẩu chuyện về lòng vị tha ở các bé

Bé Sun đi học về, chân cà nhắc mà miệng vẫn cười líu lo khoe với mẹ: Hôm nay trên trường, bạn Ni làm rớt ghế xuống chân con. Con đau lắm nhưng bạn ấy đã xin lỗi và con đã tha thứ cho bạn ấy. Vì bạn Ni chỉ lỡ tay thôi mẹ ạ”. Thấy chân con sưng đỏ tấy, xót xa… nhưng chị Lan mỉm cười hạnh phúc vì mình đang dạy bé nên người.

Bé Phương Nhi mặc dù lớn hơn bé Thư nhà kế bên 1 tuổi nhưng luôn bị bắt nạt. Có hôm bị Thư giật đồ chơi chạy về mất tiêu. Hôm thì bị cào vào tay đến phát khóc. Phương Nhi không đánh lại mà luôn nói “Chị tha cho em đó, bé mà đành hanh ghê”. Và thế là Phương Nhi không hề giận, hôm sau vẫn chơi thân thiết cùng cô bạn Thư nhà kế bên như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Chị Liên hứa dắt con đi xem phim vào cuối tuần. Nhưng đã 2 cái cuối tuần rồi chị vẫn thất hứa bởi một số việc phát sinh. Chị cảm thấy có lỗi vô cùng và đã xin lỗi con. Tưởng bé giận, thế mà con lại cười thật tươi: “Con không buồn đâu. Dịp khác cả nhà mình cùng đi xem phim nhé mẹ. Mẹ cho con rủ cả bạn Tin đi xem cùng luôn nha”

Những lời nói, hành động dù là nhỏ nhưng rất đáng khâm phục và trân trọng đúng không các mẹ. Vậy tại sao chúng ta không bắt đầu dạy con trở thành một đứa trẻ đáng yêu, một người giàu lòng nhân ái, vị tha?

Dạy trẻ về lòng vị tha

Đừng nghĩ rằng bé nhà bạn còn quá nhỏ để học về lòng vị tha. Hoặc bạn thấy quá khó khăn và lúng túng không biết nói thế nào để con hiểu. Hãy bắt đầu từ những câu chuyện kể, những tình huống thực tế hàng ngày, rất đơn giản mà hữu hiệu đấy các mẹ ạ.

Khi con còn nhỏ, luôn mê mẩn với những câu chuyện cổ tích. Mẹ hãy kể cho bé nghe những câu chuyện nói về lòng vị tha, nhân hậu như truyện Sọ dừa, truyện Thạch Sanh… để bé có được cảm nhận ban đầu và cơ bản về lòng vị tha.

Khi con lớn hơn, mẹ hãy hướng tới những hành động thực tiễn. Chẳng hạn, bé giành đồ chơi và đánh em khóc. Bạn không nên la mắng con, hãy nhẹ nhàng nói với bé: “Con lớn hơn em thì nên nhường nhịn em, lần này mẹ và em sẽ không giận và tha thứ cho con, từ nay con không nên vậy nữa nhé”. Bằng cách này bé nhìn thấy lỗi của mình trong sự bao dung của mẹ, sự tha thứ của em.

lòng vị tha
Cha mẹ phải là tấm gương để con noi theo

Người lớn phải là tấm gương để trẻ noi theo. Nếu bố mẹ có lỗi với các bé, chúng ta hãy biết xin lỗi. Khi con sai, phải thật nghiêm khắc nhưng không nên mắng mỏ hay đánh bé. Giải thích nhẹ nhàng để bé nhận biết được mình sai và cần có lời xin lỗi cùng lời hứa không tái phạm. Như vậy, chúng ta dạy trẻ biết xin lỗi, nhận lỗi và sẽ dễ dàng tha lỗi cho người khác.

Tạo những tình huống trong cuộc sống cho con tập chấp nhận sự khác biệt của người khác, không phải ai, cái gì, lúc nào cũng theo ý mình. Để bé hiểu rằng con người vốn không ai hoàn thiện. Ai cũng có những khiếm khuyết, ai cũng có những sai lầm. Như vậy bé sẽ dễ dàng “chấp nhận”, tha thứ cho những lỗi lầm của bản thân và người khác khi mắc phải.

Giúp trẻ hiểu vị tha khác với sự nhu nhược rụt đầu trốn tránh, nhường nhịn bạn yếu, bạn khuyết tật, nhưng không thỏa hiệp với những thói xấu của bạn. Chẳng hạn, bạn đưa ra một tình huống: “Có một bạn không có búp bê đẹp, không có một cái hộp bút thật xinh và thế là bạn ấy hay lấy đồ của những bạn chơi cùng làm của mình. Như thế là sai hay đúng?”. Bạn hãy xem bé có phân định rạch ròi đâu là sự cảm thông để tha thứ, đâu là điều cần phải đấu tranh để loại trừ. Dĩ nhiên, định hướng của bạn đối với bé sẽ rất cần thiết.

Nguyễn Dinh

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy trẻ biết yêu thương ông bà

Chỉ bằng những hành động đơn giản dưới đây, bạn và các con có thể tạo thêm niềm vui cho gia đình với nụ cười của “những người bạn lớn tuổi” đấy!

1. Tâm sự với con về tình yêu thương của ông bà

Trẻ con rất thích tâm sự và trò chuyện với cha mẹ về những điều trẻ cảm nhận được từ cuộc sống. Những lúc như thế, bạn nên kề cận bên con, giải thích cho bé biết những việc đúng, sai kết hợp kể cho bé nghe những câu chuyện ngày xưa của bạn đã được ông bà dạy dỗ như thế nào. Cha mẹ cũng nên thể hiện tình cảm yêu thương  ông bà trước mắt trẻ để làm gương. Hãy tâm sự với con về những đóng góp của tổ tiên với con cháu và sự vất vả của ông bà đã nuôi cha mẹ nên người để trẻ cảm dần những khó khăn vất vả từ đó lòng tri ân sẽ đến một cách tự nhiên.

dạy con biết yêu thương
Sự gần gũi với gia đình phải được xây dựng từ nhỏ 

2. Gợi ý cho con những hành động nhỏ

Những dịp gia đình sum họp đầy đủ, bạn nên chú ý đến việc để con ngồi chung và trò chuyện cùng ông bà. Sự gần gũi với gia đình phải được xây dựng từ nhỏ nếu không khi lớn lên trẻ sẽ cảm thấy xa cách khi tiếp xúc với người thân trong gia đình. Chị Nhung (quận 10) cho biết “Hằng tuần mình lại chở các con đến thăm hai bên nội ngoại, đây là dịp cháu được gần gũi và học được những giá trị to lớn của tình cảm gia đình”. Ngoài ra, bạn nên gợi ý cho trẻ những hành động nhỏ thể hiện tình cảm với ông bà như: bóp vai cho ông bà, rót nước, lấy tăm cho ông bà, quạt mát cho ông bà… Những việc làm nhỏ như thế giống như một cốc nước mát làm không khí gia đình thêm tươi vui và gắn bó.

3. Làm những món quà ý nghĩa

Vào những lúc rảnh rỗi, bạn hãy cùng trẻ làm những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa để tặng ông bà. Đó có thể là một tấm thiệp hoặc một bức tranh với những nét vẽ ngây ngô của bé kết hợp những lời chúc đáng yêu ngộ nghĩnh. Người lớn tuổi hay ôn lại kỉ niệm nên bé có thể giúp ông bà bằng cách tạo ra những bức ảnh cắt ghép từ ảnh cũ, hoặc những bức ảnh chụp chung với con cháu của ông bà. Những món quà nhỏ như thế đối với những người lớn tuổi như là một báu vật của cuộc sống vậy.

4. Dạy con biết ơn khi nhận quà

Nhiều bậc cha mẹ hay suy nghĩ trẻ con thường không biết gì, nên khi trẻ quên nói lời cảm ơn tới người thân, đặc biệt là ông bà thì cũng bỏ qua mà không uốn nắn trẻ ngay. Nhưng đó là một sai lầm bởi bạn đã đánh mất cơ hội để con có thói quen tri ân. Việc giáo dục để trẻ biết vâng lời, lễ phép và học cách thể hiện tri ân là điều vô cùng cần thiết. Dĩ nhiên việc dạy dỗ trẻ làm thể nào để tri ân không hề dễ, nhất là khi trí óc và nhận thức của trẻ lúc này như tờ giấy trắng. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa trẻ không thể tiếp thu những bài học về thái độ lễ phép từ bố mẹ. Điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần kiên trì, nhẹ nhàng và dạy con từng chút một. Chị Tâm (quận 1) cho biết mỗi khi qua nhà nội, bà luôn cho bé bánh kẹo hoặc đồ chơi, những lúc như thế chị đều nhắc khéo bé đại loại như: “Mỗi khi con được tặng quà thì con sẽ làm gì nhỉ?” hay “Con quên gì rồi nhỉ? Khi nhận quà phải làm gì con nhớ chưa?”. Từng hành động nhỏ được sửa đổi dần sẽ tạo nên thói quen tốt nơi trẻ.

Ông bà chính là những nguồn động viên tinh thần, là tình yêu thương vô giá đối với các bé con nhà bạn. Nếu biết cách giúp bé gần gũi và yêu thương ông bà hơn thì gia đình bạn không chỉ tràn ngập tiếng cười mà các con bạn còn được lớn lên với một tâm hồn đẹp. Giáo dục trẻ về tình yêu gia đình nên bắt đầu từ hôm nay ngay trong chính gia đình bạn.

Kim Ngọc

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

5 cách giúp con sống năng động

1. Các hoạt động ngoài trời

Quả thật dùng xe đẩy đưa trẻ đi mua sắm, cho trẻ ngồi vào ghế xe hơi rất tiện lợi cho các mẹ, nhưng bằng cách giữ trẻ cố định một chỗ như thế quả thật không tốt cho trẻ chút nào. Khi bạn rảnh rỗi, hãy để trẻ được vận động tự do (tất nhiên với sự giám sát như hình với bóng của người lớn). Một trong những cách tốt nhất bảo đảm trẻ vận động là cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời.

Không gian ngoài trời có nhiều thứ để trẻ chạy nhảy, leo trèo, bò trườn, chơi đùa nhiều hơn khi trẻ ở trong nhà. Chính vì vậy mà bậc phụ huynh nên tìm hiểu các khu vui chơi an toàn bên ngoài và đưa con đi vận động. Đừng quên mang theo các quả banh cùng đồ chơi để trẻ chơi đùa. Cha mẹ cũng có thể cùng chơi bóng, trốn tìm hoặc rượt đuổi với trẻ.

5 cách giúp con sống năng động
Lối sống năng động giúp con luôn tràn trề năng lượng

Nếu đã quá chán các khu vui chơi, công viên quen thuộc, cả gia đình có thể kéo nhau đi chơi biển với trò xây lâu đài, tìm kho báu hoặc thi leo các đồi cát, ngắm cảnh. Sau bữa tối, cả gia đình có thể cùng thong thả đi dạo để ngắm sao.

2. Lăn, lê, bò, trườn
Khi việc cho con ra ngoài chơi là không thể, chẳng hạn vì trời đổ mưa, em bé đang bệnh, trẻ đang nổi cơn bực dọc v.v… thì mẹ có thể mở một vài bài nhạc và “nào, ta cùng nhảy múa”.

Bạn không nhất thiết phải tìm những bản nhạc dành riêng cho trẻ để con bạn chịu “động chân động tay”, bất kỳ bản nhạc nào với giai điệu cơ bản đều được. Hãy đứng lên và “lượn vài vòng” cùng con, chẳng mấy chốc cả mẹ và con đều đổ mồ hôi vui vẻ cho mà xem.

3. Mẹ, con cùng tập
Chắc các mẹ đều biết những lời cha mẹ nói đều gây ảnh hưởng đến cách con bạn nói chuyện, hay những gì bạn ăn cũng gây ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ. Việc tập thể dục cũng vậy: mức độ vận động và tập thể dục của con bạn trong tương lai ảnh hưởng rất lớn từ cách mà bạn sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình.

Thế nên, những khi có thế, hãy đi bộ mua sắm hoặc tạt ngang nhà bạn bè thay vì ngồi xe suốt. Đừng quên mang theo xe đẩy nếu bạn sợ trẻ sẽ không đi nổi, hoặc nếu không gặp trường hợp đó thì xe đẩy vẫn rất hữu dụng giúp bạn chất hàng hóa lên.

Khi ở nhà, hãy cho trẻ cùng tham gia lúc bạn tập yoga, một điệu nhảy hoặc chỉ đơn thuần là tập thể dục theo video hướng dẫn.

Bạn cũng cần bảo đảm các buổi cả gia đình cùng ra đường có nhiều hoạt động, chẳng hạn như tắm ở hồ bơi gần nhà, đi dạo trong công viên hoặc thả diều thay vì chỉ ngồi một chỗ, như ngồi xe chạy lòng vòng.

4. Mời bạn bè đến nhà
Không có gì thú vị hơn có bạn bè “đồng tâm hợp lực” để cùng khuyến khích trẻ vận động. Hãy mời bạn bè thân thiết cùng đi té nước trong hồ bơi, hoặc đạp xe đạp chẳng hạn.

Nếu có nhóm bạn thường xuyên gặp gỡ hàng tuần, MarryBaby nhắc các mẹ hãy nhớ dành chút thời gian cho trẻ thỏa sức chơi đùa, tất nhiên là dưới cặp mắt giám sát của người lớn. Hoặc nếu nhà có điều kiện, bạn có thể cho bọn trẻ tập luyện cơ bắp với nhau trong khi mẹ và các bà mẹ khác cùng trò chuyện ngoài sân.

5. Đăng ký lớp ngoại khóa
Ngay cả với tuổi này ở trường, con bạn cũng sẽ có rất nhiều hoạt động như bơi lội, thể thao, âm nhạc hoặc các lớp ngoại khóa khác. Do vậy cha mẹ cần lưu ý không gây quá tải thời gian biểu của trẻ.

Mẹ nên là cầu nối điều chỉnh tính khí, thói quen hàng ngày của trẻ và nhu cầu xã hội cho trẻ. Chẳng hạn, trẻ đi học 5 ngày mỗi tuần có thể cảm thấy thêm một chương trình ngoại khóa là quá nặng. Ngược lại, trẻ đam mê hoạt động xã hội dành nhiều thời gian với bạn có thể phát triển mạnh một vài hoạt động trong thời khóa biểu mỗi tuần.

Tuy vậy, bạn cũng cần tập trung vào việc biến buổi tập ngoại khóa trở nên vui vẻ, thoải mái chứ không phải là “sản sinh” ra một vận động viên Olympic của tương lai. Không nên tạo áp lực cho trẻ phải có khả năng thể thao vượt trội ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhạy cảm này.

Hãy tìm các người huấn luyện thân thuộc với trẻ và biết cổ vũ chứ không phải ép trẻ tập. Một điều mà MarryBaby không thể không đề cập là các mẹ cần lưu ý sử dụng các trang thiết bị phù hợp và an toàn với độ tuổi của trẻ. Đồng thời, hãy chọn các chương trình tập chủ yếu tập trung vào vận động tự do thay vì theo một bài tập nghiêm ngặt (20 phút vận động là tối đa). Cơ cấu lớp học cũng là điều đáng quan tâm: một số trẻ cảm thấy bị áp đảo tinh thần trong môi trường nhiều tiếng ồn và chứng kiến hết thân thể này đến thân thể khác cứ thay nhau mà bật tường.

Trước khi đăng ký cho trẻ tham gia, bạn cần yêu cầu cho con học thử để xem liệu trẻ có khả năng tham gia khóa học hay không.

Linh Lan

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Bắt đầu dạy bé nấu ăn như thế nào?

Cho bé làm quen
Dưới 2 tuổi, bé đã có thể vào bếp cùng mẹ để dõi mắt xem mẹ đang làm gì, ngắm nghía màu xanh xanh đỏ đỏ của đồ ăn. Đây là thời kỳ đầu giúp bé khám phá thế giới thú vị có ngay ở gian bếp nhỏ xinh nhà mình.

Mẹ hãy đặt bé ngồi trên một chiếc ghế để bé làm khán giả. Trong khi rửa táo, nho hay bất kỳ đồ ăn, vật dụng nào bạn có thể hỏi con như: “Su ơi, mẹ đang cầm trái gì đây? Trái táo màu gì vậy con?” Hoặc cho bé nếm thử một thứ trái cây nào đó và hỏi con xem trái đó có vị gì? Bằng cách này bạn sẽ lôi kéo được sự chú ý của bé. Hơn nữa bé sẽ biết thêm nhiều khái niệm, phân biệt được nhiều màu sắc, công dụng của các dụng cụ nấu ăn và nhiều thứ quan trọng khác nữa.

Trở thành “đầu bếp” tý hon
Từ 2 tuổi trở lên khi bé đã chạy lon ton được rồi thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm nhờ bé những việc nhỏ như: Lấy giúp mẹ 1 quả trứng gà trong tủ lạnh, một trái cam to nhất trên rổ. Đây là dịp để bé thực hành bài học phân biệt các loại đồ ăn, trọng lượng, công dụng của các đồ dùng bếp mà mẹ đã dạy trước đó… Bé sẽ rất hăng hái với vai trò phụ bếp đấy mẹ ạ!
Từ 5 tuổi, mẹ cũng có thể để bé tự lên thực đơn cho bản thân và cả nhà (đương nhiên mẹ vẫn nên định hướng để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho mọi người). Sau đó hai mẹ con hãy đi chợ để lựa chọn thực phẩm. Thực phẩm nào tươi, ngon, tốt cho sức khỏe? Ví dụ, rau củ đã bị dập, hư thì không nên chọn vì nó sẽ không tốt cho sức khỏe của chúng ta… Bằng cách này, mẹ dần dần trang bị cho bé những kiến thức cơ bản nhất để nhận biết nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe.

dạy bé nấu ăn
Lần đầu bé tập nấu ăn, hãy bắt đầu từ những món đơn giản.

Lần đầu bé tập nấu ăn, hai mẹ con hãy cùng chế biến những món tương đối đơn giản một chút để bé không cảm thấy mệt. Có thể là món trứng chiên chẳng hạn. Dạy cho bé cách cầm quả trứng và đập vào tô thế nào cho không bị rớt ra ngoài. Cùng bé dùng đũa và đánh tan trứng… Một vài phút thôi là hai mẹ con đã hoàn thành món trứng chiên rồi, bé sẽ rất khoái chí cho mà xem.

Mẹo khuyến khích bé
Biến thành trò chơi thú vị. Trẻ con vốn thích bắt chước những việc người lớn làm nhưng chúng cũng rất nhanh chán. Để việc bếp núc không nhàm chán đối với bé thì mẹ phải biến buổi nấu ăn thành những trò chơi thú vị.

Bao giờ cũng vậy, những cuộc thi thố luôn lôi cuốn bé tham gia một cách nhiệt tình. Hãy biến việc nhặt rau tẻ nhạt thành cuộc thi xem ai là người nhặt rau nhanh và sạch nhất. Ai là người nhào bột nhuyễn hơn? Hoặc phân chia công việc, mẹ làm cá còn cu Bin sắp xếp các món rau quả tươi lên đĩa, ai xong trước sẽ dành phần thắng. Mẹ nên giả bộ nhường phần thắng để bé thích thú với trò chơi nấu ăn hơn mà không nhụt chí. Một phần quà nhỏ cho người thắng cuộc rất cần thiết, mẹ không nên bỏ qua.

dạy bé nấu ăn
Mẹ hãy biến việc làm bếp thành trò chơi thú vị mà bổ ích cho bé.

Khen ngợi để khích lệ. Mỗi lần con hoàn thành xong việc gì mẹ không nên “tiếc” lời khen ngợi bé. Dù rau nhặt chưa được sạch cho lắm hay món thịt kho mà con tự tay bỏ muối hơi mặn một chút thì mẹ cũng không nên chê bai con. Hãy khuyến khích: “Bo của mẹ giỏi quá, hôm nay con đã nấu ăn rất ngon rồi đấy. Hôm sau nếu kho thịt, mẹ con mình nên bỏ bớt 1 muỗng muối nhé, như vậy nồi thịt kho sẽ tuyệt hơn”.

Mẹ đừng quên sắm cho bé vài chiếc tạp dề nhỏ xinh, một chiếc nón vua đầu bếp,…để với bộ dạng là một đầu bếp chuyên nghiệp, bé sẽ thích thú hơn mỗi khi nấu ăn.

Lưu ý khi cùng bé vào bếp
Tuyệt đối không cho trẻ táy máy vào những vật dụng sắc bén, đặc biệt là những máy móc vẫn còn nóng sau khi sử dụng, mà chưa hỏi qua ý của người lớn.

Một số thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc hoặc đau bụng khi chưa chế biến, mẹ cần tránh cho bé nêm nếm một cách tùy tiện.

Trước và sau khi chế biến món ăn, nhắc nhở bé vệ sinh tay sạch sẽ.

Luôn để mắt tới bé trong suốt thời gian hai mẹ con vào bếp để hướng dẫn khi cần và đảm bảo sự an toàn cho bé.

Một vài góp ý nhỏ, MarryBaby mong rằng mẹ và bé sẽ có những trải nghiệm thật thú vị với hành trình vào bếp của mình.

Nguyễn Dinh

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Để bé không còn sợ đánh răng

Vì sao bé thường sợ đánh răng?
Mẹ sợ bé bị sâu răng và cũng muốn con sẽ có hàm răng đẹp, chắc khỏe nên việc tập cho bé chải răng hàng ngày rất cần thiết. Tuy nhiên, hầu như bé nào cũng sợ đánh răng. Cái cảnh “vật lộn” với con mỗi khi giúp bé vệ sinh răng miệng không còn xa lạ ở những gia đình có trẻ nhỏ. Một trong những lý do đơn giản là bé sợ cay cộng với cảm giác quá nhiều bọt ở trong miệng, điều này với bé nhà bạn giống như “cực hình”. Bạn thường chú ý chọn loại bàn chải dành riêng cho trẻ em, song lại không mấy để ý tới loại kem nào sẽ phù hợp với bé.

Bên cạnh đó, nhiều bà mẹ còn lúng túng, chưa biết cách tạo hứng thú cho bé đánh răng. Những biện pháp nhẹ nhàng như năn nỉ, ngọt ngào không xong, mẹ thường phải ép buộc, la rầy. Thực tế sự ép buộc này không làm cho trẻ yêu thích và quen với việc đánh răng. Ngược lại, bé sẽ có những phản ứng chống đối lại như khóc lóc, la lối, hoặc đánh răng qua loa cho xong chuyện…

Để bé tự chọn lựa
Hãy dẫn bé cưng cùng đi siêu thị hay cửa hàng bán bàn chải và kem đánh răng. Chọn sẵn một số bàn chải, loại kem dành riêng cho trẻ em với màu sắc và kiểu dáng ngộ nghĩnh, bắt mắt. Sau đó, bạn bày các mẫu này ra để bé tự lựa chọn. Bé có thể chọn 4-5 chiếc bàn chải mà mình thích thì bạn cũng không cần “tiếc tiền” với con trong trường hợp này đâu nhé. Vì các bé mới làm quen với việc chải răng, chuyện con thích có cùng lúc đến mấy chiếc bàn chải, mỗi ngày đổi một chiếc khác nhau sẽ giúp bé thật sự cảm thấy thích thú.

bé đánh răng
Chọn bộ sưu tập bàn chải đánh răng dễ thương giúp bé vui thích đánh răng cả tuần

Khi giúp bé lựa chọn bàn chải và kem đánh răng bạn cũng cần lưu ý kem đánh răng cho trẻ em nên có vị ngọt, mùi thơm dễ chịu. Những loại này có công thức dành riêng cho trẻ, chẳng hạn được bổ sung thêm Canxi giúp men răng chắc khỏe, có chứa thêm fluor để ngăn ngừa sâu răng. Riêng bàn chọn loại có lông mềm, giúp bé không bị đau mỗi lần chải răng.

Biến thành trò chơi
Biến công việc đánh răng “nhàm chán” hàng ngày thành một cuộc thi nho nhỏ giữa ba mẹ và bé xem ai đánh răng lâu hơn, răng ai trắng hơn, bàn chải của ai đẹp hơn… Hoặc cùng chơi trò “đánh răng cho nhau”, bé chải răng giúp ba mẹ và ngược lại ba mẹ sẽ giúp bé chải răng. Trò chơi đánh răng cho nhau này thường khiến các bé rất hào hứng vì được tự tay… đánh răng cho ba hoặc cho mẹ. Ngược lại, đến khi bạn đánh răng cho con, bé cũng chỉ thấy như đổi lượt chơi, chứ không còn là việc bạn ép buộc bé làm gì nữa. Như vậy bé sẽ quên đi nhiệm vụ phải đánh răng, thay vào đó là sự hào hứng, thích thú với công việc hàng ngày.

Làm mẫu cho bé
Bạn cũng nên hướng dẫn bé đánh răng đúng cách bằng việc làm mẫu cho con. Chỉ cho con xem răng trước, răng sau, các mặt của răng để bé nắm bắt cách làm. Ngoài ra, tập con “khởi động” đánh răng với búp bê và thú nhồi bông, cho bé xem những băng hình có cảnh các bạn đánh răng để bé bắt chước theo những hình ảnh mà bé vừa xem được. Đây cũng là cách giúp bé hứng khởi và vui thích hơn khi bắt tay vào việc đánh răng sáng và tối.

bé đánh răng
Hướng dẫn bé sử dụng bàn chải đúng cách để chăm sóc răng miệng cho bé tốt hơn

Trang trí phòng tắm của con
Trang trí không gian dành riêng cho bé với hình ảnh và màu sắc thật bắt mắt, vui tươi từ chiếc ly, hộp đựng kem đánh răng, tấm kiếng… Bạn có thể dán hình các bạn thỏ, bạn gấu hay các bạn nhỏ đang đánh răng trên bức tường của phòng tắm. Và cũng đừng quên gắn lên đó những ngôi sao nhỏ, coi như điểm cộng cho thành tích bé đạt được mỗi khi đánh răng. Con được bao nhiêu ngôi sao thì mẹ sẽ thưởng cho một món quà yêu thích. Chắc chắn bé sẽ rất thích thú với không gian và nhiệm vụ đánh răng của mình.

Cho con hiểu vì sao nên đánh răng
Tập cho bé làm bất cứ việc gì bạn cũng nên giải thích cho con hiểu làm như vậy có ý nghĩa như thế nào. Tại sao chúng ta phải đánh răng, nếu không đánh răng thì tác hại ra sao? Nhiều bé khi người lớn bắt đánh răng chúng sẽ làm theo, tuy nhiên khi ta quên nhắc nhở thì chúng cũng “quên” luôn. Bé nghĩ đánh răng đơn giản là nghĩa vụ đối với người lớn. Do đó, bạn nên nói cho bé hiểu đánh răng sẽ giúp con có hàm răng chắc khỏe và nụ cười tươi.

Nguyễn Dinh

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy bé 3 tuổi học gì? Cách dạy giúp trẻ thông minh và phát triển

Quan trọng là cha mẹ cần dạy bé 3 tuổi những điều thích hợp và đúng phương pháp. Trong bài viết, cùng MarryBaby khám phá cách dạy bé 3 tuổi hiệu quả và những trò chơi giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.

1. Sự phát triển tâm sinh lý của trẻ 3 tuổi

Để dạy bé 3 tuổi hiệu quả; cha mẹ cần hiểu về sự phát triển tâm sinh lý của con để lựa chọn cho trẻ những hoạt động; kiến thức phù hợp.

1.1 Về sinh lý, bé 3 tuổi biết làm gì?

Não bộ và hệ thống thần kinh cũng phát triển cho phép bé:

  • Có thể giở sách và nhìn chăm chú.
  • Hiểu được các câu chuyện đơn giản.
  • Biết lắng nghe và đáp lại những câu hỏi.
  • Biết đối chiếu những vật có cùng màu sắc.
  • Có thể nhận biết sự khác nhau giữa vật lớn và vật nhỏ.

Khi bé được 3 tuổi, các nhóm cơ vận động gần như đã phát triển hoàn chỉnh.

  • Bé có thể dễ dàng chạy chơi một mình.
  • Leo cầu thang, đứng bằng một chân trong thời gian ngắn.
  • Cực kỳ thích chạy nhảy, hoạt động. Bé có thể trở thành một cá thể độc lập hoàn chỉnh.

>> Mẹ xem thêm: Bé 3 tuổi: Hiểu tâm lý và sự phát triển để dạy con nhàn tênh

1.2 Tâm lý bé 3 tuổi thay đổi như thế nào?

Sự phát triển tâm lý của trẻ 3 tuổi
Dạy bé 3 tuổi những gì?

Nhận biết mình bây giờ không cần dựa dẫm vào người khác và nhận ra vài sắc màu của cuộc sống khiến bé muốn trở nên độc lập.

“Khủng hoảng tuổi lên 3” cũng từ đây mà ra. Theo đó, bé sẽ:

  • Cực kỳ bướng bỉnh chỉ muốn làm theo ý thích của mình và tự quyết định.
  • Rất ngang tàng, khi không đạt điều mong muốn sẽ tìm mọi cách để phản kháng có thể bằng đập đầu, gào thét, mè nheo…
  • Có thể vô lễ với người lớn, không nghe lời; làm ngược lại tất cả những gì ba mẹ nói. Hết sức “ích kỷ”, muốn tất cả mọi thứ xung quanh phục tùng mình.

Dù thế, biểu hiện của “khủng hoảng” ở các trẻ không giống nhau. Nhiều em bé thậm chí không có bất cứ biểu hiện nào như kể trên nhưng cũng có nhiều em quá quắt đến ba mẹ cũng không chịu nổi.

>> Mẹ xem thêm: Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ hiểu con

2. Dạy bé 3 tuổi học gì để giúp con thông minh và phát triển toàn diện

dạy bé 3 tuổi
Dạy bé 3 tuổi học những gì?

2.1 Tập luyện thói quen sinh hoạt nhất quán

Bé 3 tuổi khi tuân theo một thói quen sinh hoạt nhất quán; bé cũng sẽ học được cách sắp xếp lịch trình và có ý niệm tốt hơn về thời gian.

Một số ví dụ về thói quen hàng ngày mẹ có thể tạo cho bé 3 tuổi:

  • Buổi sáng: Đi bô, rửa tay, đánh răng, mặc quần áo, ăn sáng
  • Trước giờ ngủ trưa: rửa tay sạch sẽ, làm một số hoạt động thư giãn.
  • Chuẩn bị đến trường/nhà trẻ: Đóng ba lô, mặc áo khoác và đi giày, lên xe.
  • Thời gian thư giãn trước bữa tối: Đọc sách, chơi trò chơi nhẹ nhàng, tắm rửa.
  • Giờ đi ngủ: Đánh răng, đi bô, rửa tay, mặc đồ ngủ, đọc truyện cổ tích, leo lên giường và đi ngủ.

>> Mẹ xem thêm: Trò chơi rửa tay cho trẻ mẫu giáo có thói quen vệ sinh tay sạch sẽ

2.2 Bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi

Bé 3 tuổi đã có thể nói được thành một câu khá đầy đủ; hoặc ít nhất là một câu có 4-5 từ. Trẻ cũng đã có “từ điển vốn từ” khoảng 250 – 500 từ. Đây cũng là thời điểm tốt để cha mẹ dạy bé 3 tuổi thêm các từ ngữ mới.

Sau đây là một số gợi ý vô cùng gần gũi và phổ biến:

  • Các bộ phận cơ thể.
  • Màu sắc và hình dạng.
  • Các loại xe cộ, đồ gia dụng trong nhà.
  • Tên gọi các loài động vật; tên bạn bè và gia đình.
  • Các từ ngữ chỉ đường hướng: bên trên; bên dưới; bên cạnh; trên cùng;…
  • Ngày trong tuần, tháng trong năm, mùa và các từ ngữ mô tả thời tiết: nắng; mưa; nhiều mây; gió; lạnh;…

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần hướng dẫn thêm cho bé 3 tuổi cách để giao tiếp:

  • Phản hồi những câu hỏi “vì sao” và “tại sao” của bé 3 tuổi.
  • Điều chỉnh lỗi trong việc phát âm để tránh bé duy trì thói quen nói sai.
  • Nói chuyện với bé, hỏi về ngày của bé, hỏi ý kiến hoặc nghe bé kể về nhân vật hoạt hình yêu thích.

[inline_article id=3064]

2.3 Bé 3 tuổi cần được dạy cách để tự lập

dạy bé 3 tuổi học cách tự lập
Dạy gì cho bé 3 tuổi để bé tự lập hơn?

Với sự phát triển khả năng vận động; bé 3 tuổi của gia đình đã có thể làm được nhiều việc hơn. Do đó, đây là lúc cha mẹ tạo cơ hội để dạy bé 3 tuổi tự làm một số việc phù hợp với khả năng.

Sau đây là những thói quen cha mẹ có thể dạy cho bé 3 tuổi:

  • Mặc quần áo: tự chọn quần áo; mặc đồ phù hợp với thời tiết; học cách cởi quần áo, đi tất và xỏ giày. Biết cách mặc áo đúng chiều; xỏ tất và giày đúng bên (trái, phải).
  • Tự mình ăn uống: tự chọn món ăn nhẹ, biết mở hộp đựng đồ ăn, và uống nước dưới sự theo dõi của cha mẹ. Bé cũng hiểu tầm quan trọng của việc ăn uống lành mạnh. Và bé 3 tuổi cần được dạy cách ăn không bị đổ.
  • Đánh răng và chải tóc: Hướng dẫn bé tự chải răng đúng cách (qua lại, trên và dưới); cách bôi kem đánh răng (có sự trợ giúp); và tại sao việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ lại quan trọng và cần thiết.
  • Dọn dẹp phòng và đồ chơi: biết dọn đồ vật lộn xộn, cất đồ chơi, mang bát đĩa, cốc và đồ dùng vào bồn rửa khi ăn uống xong; vứt rác, sử dụng máy hút cầm tay để làm sạch; và cất đồ chơi khi bé đã chơi xong.
  • Vệ sinh cá nhân, chân tay, mặt mũi: Xông mũi, rửa tay, dùng khăn để tắm trong bồn. Cha mẹ hãy giúp việc rửa tay; và đứng ở bồn rửa tay dễ dàng hơn nhiều bằng cách sử dụng ghế đẩu và dụng cụ mở rộng vòi bồn rửa.

Hãy đảm bảo làm mẫu và dạy bé 3 tuổi thực hiện những kỹ năng này một cách đúng đắn để bé không thực hành điều gì đó sai cách.

2.4 Cha mẹ cần dạy bé cách đọc sách

Dạy bé 3 tuổi đọc sách không phải là trang bị khả năng đọc-hiểu từ ngữ; câu cú trong sách. Nhưng bé hiểu việc đọc sách nghĩa là cầm một quyển sách đúng cách và lật từng trang.

Hãy đọc sách cho bé 3 tuổi thường xuyên để tạo hứng thú cho con về thói quen này:

  • Đặt câu hỏi cho bé 3 tuổi về những gì bé thấy trên các trang sách.
  • Đọc từng từ cho bé nghe; thay vì biến tấu từ ngữ khác hoặc mô tả hình ảnh cho bé.
  • Mỗi khi đọc, mẹ hãy dùng ngón tay để chỉ vào từ trong sách. Sau đó kết nối các chữ cái lại với nhau để bé hiểu những gì mẹ đang nói.

Mẹ có thể hỏi thêm về những tình huống của nhân vật trong sách. Ví dụ, Tại sao cô gái buồn trong câu chuyện này? Tại sao cậu bé không nên băng qua đường? Điều này sẽ giúp bé tư duy và tự suy nghĩ về những góc nhìn, quan điểm cá nhân của mình.

[inline_article id=226937]

2.5 Dạy bé 3 tuổi bằng cách vừa chơi vừa học

Đây được coi là kim chỉ nam trong giai đoạn này. Mẹ có thể dạy cho bé 3 tuổi:

  • Lắp ghép các hình ít chi tiết.
  • Dạy cho bé phân biệt màu sắc.
  • Nhớ các chữ cái, các bài hát đơn giản.
  • Cho trẻ tham gia vào các trò chơi như đá bóng, trốn tìm, leo trèo… để tăng khả năng vận động của trẻ.

>> Mẹ xem thêm: 20 trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non thú vị nhất

2.6 Nuôi dưỡng tinh thần rèn luyện thể chất, tập thể dục

vận động
Dạy bé 3 tuổi tinh thần thể thao

Mẹ sẽ không phải vất vả trong việc khuyến khích bé 3 tuổi phải vận động. Vì vốn bé ở độ tuổi này vô cùng hiếu động. Nhưng việc lựa chọn cho bé 3 tuổi hoạt động nào là phù hợp và hữu ích thì sẽ tùy thuộc vào mẹ.

Sau đây là một số gợi ý:

  • Đi ngược.
  • Nhảy và chạy.
  • Leo lên và tụt cầu trượt.
  • Ném, bắt và đá bóng với các bạn.
  • Học cách đi xe đạp hoặc tập đạp xe bốn bánh.

Cách tốt nhất để khiến bé 3 tuổi hoạt động sôi nổi là cho bé nhiều thời gian hoạt động ngoài trời. Đưa bé đến sân chơi, đi dạo và các điểm tham quan gần nơi gia đình ở.

Bé 3 tuổi cũng có thể bắt đầu chơi các môn thể thao hợp tác với các bạn; và làm theo hướng dẫn bằng cách bắt chước. Các hoạt động như thể dục dụng cụ; khiêu vũ; bóng đá; học bơi và phát bóng đều là những hoạt động tuyệt vời để rèn luyện các kỹ năng thiết yếu.

2.7 Lưu ý khi dạy bé 3 tuổi

Dù có muốn như thế nào, mẹ cũng không nên ép bé học hành nghiêm túc trong giai đoạn này; nhất là không được ép bé viết. Lúc này, xương tay bé chưa phát triển hoàn thiện; nếu phải vận lực, gò ép quá sớm sẽ làm xương cong vẹo về sau.

Ngoài ra, cũng không được cho bé xem tivi nhiều. Việc tiếp nhận nhiều thông tin sẽ không tốt cho việc phát triển trí tuệ.

3. Các trò chơi dạy cho bé 3 tuổi

Như đã nêu trên, cách dạy bé 3 tuổi đó là kết hợp giữa chơi và học. Do đó, mẹ chơi với bé những trò như:

Phân biệt màu sắc: cắt xé giấy màu bằng nhiều hình dạng, kích thước từ khoảng 4 đến 5 cm vuông. Sau đó, bỏ vào một cái rổ hoặc thùng lớn, rồi để bé lấy từng loại giấy màu ra các rổ hoặc thùng nhỏ.

Bán đồ hàng, làm việc nhà: đây là trò chơi gắn kết hơn mối quan hệ giữa mẹ và con cái. Giúp các bé bước đầu hình dung được công việc nhà là thế nào, để sau này không cãi lại khi mẹ nhờ vả.

Ném bóng: Bạn đứng đối diện với bé, cách khoảng 1 hoặc 2m, rồi ném nhẹ quả bóng nhỏ về phía trẻ để chúng bắt bằng hai tay. Trò chơi này giúp bé vận động toàn thân, tăng khả năng phán đoán.

Rèn luyện trí nhớ: Đặt khoảng 5 món đồ vào chiếc khay, sau đó hãy để trẻ ghi nhớ những món đồ đó trong 1 phút. Tiếp theo, phủ khăn lại và xem bé nhớ được bao nhiêu thứ.

Hy vọng qua bài viết, cha mẹ đã biết phải dạy bé 3 tuổi những gì; và cách dạy bé ra sao để giúp con phát triển toàn diện nhất nhé!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

An toàn cho trẻ: Nhận biết chất độc trong nhà

An toàn cho trẻ: Nhận biết chất độc trong nhà

Nhận biết vật nào độc hại đối với bé
Các bé khám phá thế giới bằng cách cho mọi vật vào miệng và không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng phân biệt chất nào có độc và chất nào không. Bạn nên lưu ý kiểm tra vật dụng từng phòng và liệt kê những vật dụng mà bạn nghĩ là có thể có độc, liệt kê cả những thứ để bên ngoài cũng như bên trong ngăn kéo, kệ chén và tủ quần áo.

Sau đây là một số vật dụng có độc mà trẻ em dưới 6 tuổi thường nuốt phải :

Mỹ phẩm và những sản phẩm chăm sóc cơ thể như nước súc miệng, sản phẩm chăm sóc móng tay, tẩy lông và dầu trẻ em. Không nên để dầu massage trẻ em hoặc những sản phẩm tương tự trong tầm với của trẻ vì có một số ít trường hợp, trẻ sơ sinh đã tử vong vì nuốt phải dầu massage trẻ em.

An toàn cho trẻ: Nhận biết chất độc trong nhà (Phần 1)
Các loại thuốc phải được cất giữ an toàn khỏi tầm tay trẻ em

Các loại thuốc kê đơn như thuốc tim và cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc đái tháo đường, thuốc trị vết thương và thuốc quá hạn.

Các loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen, những loại thuốc này sẽ gây ngộ độc khi dùng liều lượng lớn. Không bao giờ đưa aspirin cho trẻ nghịch vì có thể dẫn tới triệu chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp về não và gan dẫn đến tử vong. Thuốc ho và cảm lạnh, thuốc bổ sung vitamin, đặc biệt là thuốc bổ sung chất sắt cũng nguy hiểm với bé.

Những sản phẩm chùi rửa bao gồm bột thông cống, thuốc chùi rửa lò vi sóng, thuốc chùi rửa bồn cầu, chất tẩy trắng, nước rửa chén, chất lau chùi nội thất, chất loại bỏ rỉ sét…

Cây trồng đặc biệt là những loại cây có độc như xoan đào, cây vạn niên thanh…

Sơn pha loãng, chất tẩy sơn, dầu lửa, cồn, hóa chất chống đông, và nước lau kính.

An toàn cho trẻ: Bảo vệ trẻ tránh xa chất độc

Làm sao có thể đảm bảo bé không nuốt những vật độc hại?
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết bé học cách mở tủ, mở hộp thuốc… nhanh như thế nào.

Cất những vật có thể chứa độc vào tủ có khóa
Đảm bảo tất cả kệ tủ đều được khóa cẩn thận, ngay cả khi có vẻ như nằm ngoài tầm với của trẻ vì nhiều bé đã bắc ghế leo lên kệ bếp hoặc thậm chí là tủ lạnh và mở kệ tủ ở rất cao. Bé có thể làm như thế trước khi bạn biết bé có khả năng này.

Bỏ tất cả thuốc cũ và quá hạn sử dụng
Không nên vứt thuốc xuống bồn cầu vì có thể làm nhiễm bẩn nguồn nước ngầm và đó cũng chính là nguồn cung cấp nước uống của chúng ta. Tuy nhiên, có một số loại thuốc có khả năng gây hại cho trẻ thì các chuyên gia khuyến nghị nên vứt chúng xuống bồn cầu thay vì vứt vào thùng rác.

Nhìn kỹ nhãn thuốc để tìm xem loại thuốc nào nên vứt đi. Nếu không chắc chắn, bạn có thể nhờ dược sĩ kiểm tra hoặc nhờ trung tâm y tế địa phương tư vấn xem bạn nên làm gì với những loại thuốc đó. Nếu ở nơi bạn ở không có chương trình thu hồi thuốc và phải vứt tất cả thuốc vào sọt rác, lấy 1 chai rỗng và cho tất cả thuốc vào và niêm phong thật chặt, ghi rõ vật bạn chứa bên trong.

Đừng chủ quan với những hộp đựng ghi bảo vệ khỏi trẻ em
Những loại hộp này tuy có cách mở đặc biệt hơn bình thường, nhưng bạn chỉ có thể hy vọng nắp hộp có thể trì hoãn bé mở hộp đủ lâu để bạn có thể kịp thời ngăn cản.

Lưu ý rằng không nắp hộp nào đủ chắc chắn để trẻ em không thể tìm cách mở nó. Một bác sĩ nhi khoa cho biết: “Không phải là bất bình thường khi một đứa trẻ hai tuổi được để tự do một mình chỉ cần 30 phút để phá hỏng những thiết bị tốt nhất của nhà sản xuất”.

Giữ nguyên bao bì của thuốc, thuốc tẩy và thậm chí là bột giặt
Không bao giờ để những sản phẩm có độc vào những thùng đựng không nhãn mác hoặc những hộp đựng thức ăn trước đây vì sẽ dễ gây nhầm lẫn.

An toàn cho trẻ: Bảo vệ trẻ tránh xa chất độc (Phần 2)
Không được phép để trẻ chơi với mỹ phẩm vì có thể trẻ sẽ vô tình nuốt phải

Cất túi xách, ví khỏi tầm tay của bé
Một thỏi son hoặc một chai thuốc đối với trẻ em cũng như là thức ăn, vì thế, nên để túi xách hoặc ví của bạn ở trên cao và không nên mở sẵn trước khi bạn chuyển sang làm việc khác.
Không bao giờ ám chỉ thuốc ngon như kẹo

Thậm chí nếu bạn đang cố ép bé uống xi rô kháng sinh có vị thì bạn cũng không nên dụ trẻ đó là một món ngon. Trẻ học bằng cách bắt chước, vì thế nên uống thuốc của bạn khi bé không nhìn thấy. Để an toàn, bạn có thể dạy bé không nên ăn bất cứ thứ gì mà không hỏi ý người lớn trước.

Đọc kỹ nhãn mác trước khi mua sản phẩm gia dụng và cố gắng sử dụng những sản phẩm ít độc hại nhất
Trong số những sản phẩm gia dụng nói chung, sản phẩm ít độc hại hơn cả là nước tẩy clo, giấm, hàn the và sáp ong, nên thông cống bằng khí nén thay vì những chất lỏng ăn mòn.

Luôn để mắt đến trẻ
Ngay cả khi bạn đã có phương pháp phòng ngừa hoàn hảo nhất thì cũng không nên lơ là trẻ. Bạn càng nên thận trọng khi dẫn trẻ đến nhà bạn hoặc họ hàng, vì có thể chủ nhà không sắp xếp đồ phòng ngừa trẻ em.

Nên làm gì để ngăn ngừa độc tố?
Lắp thiết bị cảnh báo Carbon monoxide quanh nhà. Khí carbon monoxide là một chất khí không màu, không mùi và không vị. Mỗi năm, có hàng ngàn vụ nhiễm độc khí carbon monoxide rò rỉ từ lò vi sóng, lò sưởi, lò nướng, van gas, bếp lò và những nơi có lửa. Đảm bảo rằng các thiết bị dùng gas trong nhà đều an toàn để sử dụng và nên lắp một chuông cảnh báo khí carbon monoxide ở mỗi tầng lầu nhà bạn.

Xử lý thế nào nếu nghi trẻ nuốt chất độc?
Bạn nên gọi điện thoại ngay cho trung tâm y tế, cấp cứu để nhận được hướng dẫn.

Nếu bé bất tỉnh, ngưng thở, gọi điện ngay cho số điện thoại 115 để được cấp cứu kịp thời. Tốt nhất là ngay khi thấy dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ bé bị ngộ độc, gọi ngay cho số đường dây nóng của cấp cứu y tế và đề nghị gặp nhân viên được huấn luyện đặc biệt để trả lời những cuộc gọi về ngộ độc và những câu hỏi về những chất độc gia đình.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Phát triển giao tiếp cho bé 12 tháng tuổi

Bé giao tiếp bằng cách nào?

Hầu hết mọi trẻ sơ sinh bắt đầu tập nói vào khoảng thời gian từ 12 tháng tuổi. Một số bé có thể tập đi trước và chậm biết nói hơn. Đây cũng là điều bình thường nên nếu sau 12 tháng tuổi, bạn cũng đừng quá lo lắng khi thấy bé chưa biết nói.

Nhìn chung vào giai đoạn này, bé bắt đầu học từ những “mảnh ghép” ngôn ngữ theo một cách riêng mà bạn khó có thể hiểu được. Bé sẽ có phản ứng với những gì nghe được bằng cách pha trộn nhiều từ ngữ tạo thành những âm điệu “bập bẹ” mà người lớn thường cho là “vô nghĩa”. Tiến trình này cứ tiếp tục diễn ra, bé dần dần biết chỉ vào những vật quen thuộc và gọi tên chúng, hoặc nhận ra tên gọi của những người thân bên cạnh, đồ dùng thường ngày hay tên gọi của các bộ phận trên cơ thể.

Trung bình vào 24 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh biết nói 50 từ hoặc nhiều hơn, có thể sử dụng các cụm từ kết hợp khi giao tiếp và thậm chí là nói tròn câu.

Mặc dù chưa biết đến khi nào bé mới có thể nói được những từ ngữ đầu tiên nhưng trong giai đoạn từ 1 – 2 tuổi, bạn hãy yên tâm rằng bé có thể hiểu được rất nhiều thứ mà bạn nói với chúng. Bé có thể sẽ nhận ra và có phản ứng lại với những yêu cầu của mẹ như: “Đưa món đồ chơi cho mẹ nào!” và có thể phân biệt được tên gọi của ba khác với mẹ, món đồ chơi này khác với món đồ chơi kia.

bé học giao tiếp
Khi được 1 tuổi, bé đã có thể bắt chước theo lời nói của cha mẹ

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ như thế nào?
Khi bạn nói chuyện, bé sẽ lắng nghe và ghi nhớ theo một cách nào đó. Vì thế, thay vì dùng những ngôn ngữ ngọng nghịu của trẻ thơ để nựng nịu bé, bạn hãy cố gắng dùng đúng ngôn ngữ chuẩn khi gọi tên người, nơi chốn, đồ đạc… để nói với bé. Cố gắng nói chậm rãi và dùng những từ ngữ thật đơn giản để bé dễ ghi nhớ.

Em bé 12 tháng tuổi của bạn có thể vẫn sẽ giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ như chỉ trỏ bức tranh hay món đồ bé muốn. Cử chỉ, thái độ của bé trong giai đoạn này sẽ rõ rệt, hoàn thiện hơn và bé có xu hướng bắt chước làm theo các hành động, thể hiện bản thân nhiều hơn và rất thích chơi đùa. Như khi bé chỉ về phía tủ lạnh, bạn có thể hỏi bé bằng lời rõ ràng rằng: “Con có muốn uống nước không?” và đợi bé phản ứng. Sau đó bạn hỏi tiếp: “Con muốn uống gì? Sữa nhé!” Sau đó lấy sữa cho bé uống. Những hành động như vậy sẽ giúp bé hiểu và phản ứng tốt với những cuộc nói chuyện với cha mẹ.

Con của bạn cũng sẽ rất thích thú khi chơi đùa những trò chơi liên quan đến cử chỉ, điệu bộ khuôn mặt như: “Mặt khóc, mặt hề, mặt nhăn nhó, mặt tươi cười…” hay trò chơi gọi tên từng bộ phận cơ thể, gọi tên và chỉ ra những người thân trong ảnh như: “Mẹ con đâu?”, “Tai con đâu?”, “bạn gấu Teddy đâu?”…

Ngôn ngữ của bé sẽ phát triển rất nhanh nhưng việc phát âm sẽ không theo kịp sự phát triển đó. Vì vậy bé thường hiểu trước và biết nói sau nên việc nói chuyện với bé bằng một giọng chuẩn, phát âm rõ ràng sẽ giúp bé nhiều hơn từ cha mẹ.

Sự phát triển ngôn ngữ của bé từ 1-2 tuổi:

Từ 15-18 tháng, bé biết nói vài từ ngữ.

Từ 18 tháng, bé hay chỉ vào những người thân quen, những bộ phận trên cơn thể.

Từ 24 tháng, bé biết nói khoảng 50 từ, ghép nối các từ ngữ để nói tròn câu và có thể làm theo sự chỉ dẫn của người lớn.

PT.