Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Bé 3 tuổi rưỡi: Phát triển kỹ năng cho bé qua trò chơi ghép hình

Phát triển kỹ năng cho bé qua trò chơi ghép hình
Những miếng ghép hình đầy màu sắc có thể là công cụ giảng dạy tuyệt vời với trẻ lên 3. Mảnh ghép có in hình chữ cái, từ đơn, động vật hay đồ vật giúp con bạn làm quen với những chữ cái và phát triển kỹ năng ngôn ngữ.

Ở tuổi này, trẻ có thể hoàn thành trò chơi lắp ráp bảng chữ cái hay những mảnh ghép đủ loại vào khung có sẵn. Việc này tốt cho việc phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt ở bé.

Ban đầu, bạn có thể giúp bé bằng cách đưa ra một số gợi ý để bé không cảm thấy quá khó khăn. Thử mua những bộ ghép hình về những hình ảnh bé nhận ra được hay về những vật mà bé thích. Qua nhiều lần chơi với những trò xếp hình quen thuộc, bé sẽ phản ứng nhanh hơn và phấn khích hơn.

Bé 3 tuổi rưỡi: Phát triển kỹ năng cho bé qua trò chơi ghép hình
Tùy theo độ tuổi của bé, ba mẹ có thể chọn những bộ xếp hình cho bé từ khi còn nhỏ tới khi đã đi học
Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Bé 3 tuổi: Tập đếm

Dạy bé 3 tuổi tập đếm
Ở tuổi này, khi bạn hỏi trẻ bao nhiêu tuổi, trẻ sẽ vô cùng tự hào giơ đúng số ngón tay bằng tuổi của mình. Con của bạn đang bắt đầu nhận ra rằng các ngón tay tương ứng với một con số thực tế. Đừng ngạc nhiên nếu “số 3” là con số yêu thích của trẻ với hầu hết các câu trả lời khi mà bạn hỏi: “Con có bao nhiêu…?”.

Phần lớn trẻ 3 tuổi có thể đếm đến 3 và bắt đầu biết các con số từ 1 đến 9. Trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra khi được cho số bánh ít hơn của bạn khác.

Mặc dù hiện tại, bé có chỉ thể đếm được 1 hoặc 2 khối gỗ hoặc xe tải, nhưng đến cuối năm nay, trẻ sẽ biết đếm đến 4 và 5. Tuy nhiên, việc tính nhẩm còn là một thách thức với trẻ, như 2+2=4, trẻ thường không thực hiện được cho đến khi gần vào mẫu giáo.

Cách tốt nhất để rèn luyện kỹ năng toán học cho con của bạn là kết hợp đếm và phân loại cùng lúc, ví dụ đếm những chiếc xe màu đỏ khi bạn băng qua đường để cho trẻ dễ hình dung.

Bé 3 tuổi: Tập đếm
Các bé 3 tuổi đã có thể đếm từ 1 đến 3 rồi nhé

Cuộc sống của mẹ
Hầu hết cha mẹ nào cũng đã từng trải qua những trận chiến khi cho bé mặc quần áo, nhưng trừ khi đó là một dịp đặc biệt, còn không, bạn đừng quá phiền lòng tới chuyện ăn mặc của trẻ.

Nên để con của bạn tự chọn trong ngăn kéo hoặc chọn một trong những bộ đồ bạn đã để sẵn. Không có vấn đề gì nếu trẻ mặc đồ nhìn hơi kỳ cục vì trẻ vẫn còn quá nhỏ để lo lắng về vấn đề thời trang.

Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để trẻ tự đưa ra quyết định và sự sáng tạo của mình. Nên đưa ra một nguyên tắc như: “Hôm nay trời lạnh nên con sẽ mặc thêm một cái áo len” , sau đó để trẻ tự chọn cái mà trẻ muốn.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Bé 3 tuổi rưỡi: Nhận diện chữ cái

Bé 3 tuổi rưỡi đã có thể nhận diện được các chữ cái
Bé 3 tuổi rưỡi của bạn có thể biết hoặc không biết cách viết tên của mình. Tuy nhiên, bạn có thể hướng dẫn bé làm quen khi cho thấy tên của bé ở nhiều nơi bằng nhiều cách.

Thường trẻ mẫu giáo đã nhận diện được các chữ cái trong tên của bé. Bé có thể chưa biết đọc, nhưng nhận diện những ký tự này sẽ là tiền đề quan trọng phát triển kỹ năng đọc sau này.

Việc dán đầy tên của bé xung quanh nhà có thể khiến trẻ phát ngán mỗi khi đọc. Thay vì vậy, bạn có thể mua những trò chơi đố chữ hay là trang trí tên bé trước cửa phòng. Những việc này cũng sẽ giúp bé hình thành ý thức sở hữu và phát triển tính cách. Ngoài ra, bạn cũng có thể chơi trò hỏi – đáp về những đồ vật xung quanh có chữ cái đầu giống như tên của bé.

Bé 3 tuổi rưỡi: Nhận diện chữ cái
Cho bé 3 tuổi rưỡi làm quen với các chữ cái một cách vui nhộn sẽ kích thích bé phát triển kỹ năng đọc về sau

Bé yêu có phải là thần đồng?
Bé 3 tuổi của bạn có thể liên tiếp khiến bạn ngạc nhiên vì khả năng trả lời câu đố hay là nhận diện hình dạng và màu sắc của bé.

Đây là một năm với những bước tiến tuyệt vời trong việc phát triển kỹ năng mới và xây dựng tinh thần học tập ở trẻ. Thậm chí, bạn còn thắc mắc không biết có nên cho trẻ trắc nghiệm IQ để đo chỉ số thông minh vì bé không chỉ sáng dạ mà còn có thể có năng khiếu.

Theo các chuyên gia tâm lý, thời điểm này còn quá sớm để can thiệp. Thật ra, các câu hỏi trắc nghiệm IQ không phù hợp đối với trẻ dưới 5 tuổi. Do đó, bạn sẽ không thu được kết quả nào. Năng khiếu tiềm tàng của trẻ lên ba cần được khuyến khích, động viên bằng những việc như: cho bé trải nghiệm những điều mới lạ, chơi tự do, tiếp xúc với nhiều loại ngôn ngữ và khả năng chọn lựa đồ chơi.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Bé 3 tuổi rưỡi: Dạy bé tập viết

Bé 3 tuổi rưỡi tập viết
Thật thú vị khi nhìn bé cầm bút vẽ nguệch ngoạc giống như những con chữ thật sự. Một số bé 3 tuổi thậm chí đã bắt đầu tập viết cả tên hay những ký tự có trong tên của bé.

Kỹ năng viết chữ là một trong những mốc phát triển mà mỗi trẻ đạt được ở độ tuổi khác nhau nên bạn cũng đừng quá lo lắng khi thấy bé không mấy hứng thú với việc viết chữ.

Khả năng viết của bé phụ thuộc nhiều vào kỹ năng vận động tinh. Giai đoạn này có thể bé đã kiểm soát tay khéo léo, cũng có khi phải cần một năm nữa hay hơn bé mới làm chủ được kỹ năng này. Tuy nhiên, vẫn rất khó để bé viết những chữ cái có đường chéo như chữ M, N, K, hay những chữ cái có nhiều nét khác, các nét không phải lúc nào cũng kết nối với nhau tại cùng một điểm như chữ “E” có quá nhiều nét ngang. Ở độ tuổi này, trẻ thường chỉ có thể tập viết O tròn hay X chéo thôi.

Không quan trọng là trẻ đã đến tuổi tập viết hay chưa. Bạn nên khuyến khích trẻ tập viết bằng giấy với bút chì, bút chì màu, bút sáp hay phấn cũng được, miễn sao trẻ có thể cầm nắm dễ dàng nhất. Có một cách khác cũng rất hay đó là bạn đổ cát hay muối vào một cái khay và chỉ cho trẻ dùng ngón tay để vẽ những con chữ.

Bé 3 tuổi rưỡi: Dạy bé tập viết
Bé 3 tuổi rưỡi có thể cầm bút và làm quen với các con chữ nhưng đừng đòi hỏi bé phải viết thật đúng và đẹp nhé

Cuộc sống của mẹ: Tạm biệt trước giờ đi ngủ
Một số bé thông minh tìm cách để tránh né việc đi ngủ sớm bằng cách yêu cầu bạn hôn bé và cả thực hiện thủ tục chúc ngủ ngon với cả một dàn thú nhồi bông của bé trước khi đi ngủ. Việc bạn bị bé cuốn vào trò chơi này có thể mất 20 phút. Ban đầu bạn thấy vui, nhưng không lâu sau đó bạn thấy đuối và mệt. Tốt nhất là nên từ chối khéo bằng cách hôn bé và hôn tượng trưng vài món đồ chơi, rồi dùng tay hôn gió tất cả các món còn lại, sau đó đi ra ngoài để bé tự ngủ.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Dạy bé kể chuyện giúp con phát triển ngôn ngữ và sức sáng tạo

1. Lợi ích của dạy bé kể chuyện

Dạy bé kể chuyện là một cách giúp con luyện tập giao tiếp bằng mắt và nâng cao khả năng truyền đạt, ngôn ngữ của con trẻ. Nghiên cứu của Tiến sĩ Rebacca Isbell – một chuyên gia về kể chuyện trong giáo dục mầm non; đã cho thấy những đứa trẻ được học kể chuyện có khả năng hiểu câu chuyện nhanh hơn; truyền đạt lại tốt hơn và có mức độ chú ý cao hơn so với những bạn đồng trang lứa.

Đồng thời, dạy bé kể chuyện giúp con nuôi dưỡng trí tưởng tượng và ý tưởng mới. Không dừng lại ở đó, dạy bé kể chuyện khuyến khích khả năng sử dụng ngôn ngữ và hành động thành thạo hơn. Nhìn chung, thông qua kể chuyện; trẻ sẽ nâng cao trí tưởng tượng; tăng vốn từ vựng và cải thiện kỹ năng giao tiếp.

Ngoài những lợi ích về mặt tinh thần và giáo dục; dạy trẻ kể chuyện có thể kết nối trẻ em với cha mẹ hoặc ông bà; đặc biệt là khi những câu chuyện được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chia sẻ những câu chuyện cá nhân hoặc những câu chuyện về di sản của gia đình có thể gắn kết trẻ và mọi người với nhau.

dạy bé kể chuyện

2. Nên dạy trẻ kể chuyện lúc mấy tuổi?

Khi được 3 tuổi, kỹ năng ngôn ngữ của bé phát triển hoàn thiện hơn. Bé bắt đầu có thể kể được những câu chuyện phức tạp.

Bé biết kể chuyện khi ở độ tuổi từ 3-4. Bé bắt đầu biết xâu chuỗi những sự kiện phức tạp của một vấn đề thành một câu chuyện. Những câu chuyện này có thể có thật, hư cấu hoặc kết hợp cả hai. Nó sẽ giúp bé cảm thấy có hứng thú với những sự kiện và những người bé gặp hàng ngày.

Cha mẹ đã biết phương pháp dạy bé kể chuyện để con phát triển ngôn ngữ chưa?

3. Cách dạy bé kể chuyện

3.1 Chọn một câu chuyện hay

Bước đầu để dạy bé kể chuyện đó là trẻ cần một câu chuyện hay. Một câu chuyện có đầy đủ phần mở đầu, phần thân và kết thúc rõ ràng để con có thể học được nội dung và cách tường thuật của một câu chuyện.

Cha mẹ lưu ý chọn câu chuyện có thể để lại những tác động lâu dài (những tác phẩm kinh điển). Trẻ em cũng thích nghe những câu chuyện cá nhân từ thời thơ ấu của cha mẹ; hoặc thử sáng tạo một câu chuyện cùng nhau.

Để tìm thấy những câu chuyện hay, mẹ có thể xem thêm những truyện cổ tích; và truyện ngắn đọc cho thiếu nhi gợi ý từ MarryBaby.

3.2 Đối thoại, tương tác khi dạy bé kể chuyện

Trong quá trình dạy bé kể chuyện; mẹ nhấn mạnh một vài cụm từ lặp đi lặp lại xuất hiện ở một số điểm chính trong câu chuyện; và sau đó để trẻ thử sức với khả năng nhấn nhá.

Mẹ cần duy trì giao tiếp bằng mắt với con. Đồng thời, tạo ra khuôn mặt hoặc cử chỉ vui nhộn trong khi dạy bé kể chuyện. Chưa hết, mẹ có thể thay đổi nhịp độ của câu chuyện để tạo cảm xúc hồi hộp. Tất cả những điều này giúp trẻ hiểu câu chuyện tốt hơn và giữ sự chú ý của chúng.

>> Mẹ có thể xem thêm: 10 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ

3.3 Đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi

Hãy cho trẻ biết mục đích của việc lắng nghe mẹ kể chuyện. Đây là cách dạy bé kể chuyện giúp con tập trung dành thời gian và năng lượng để lắng nghe các chi tiết của câu chuyện.

Sau khi kể chuyện, mẹ và bé sẽ cùng thảo luận một số câu hỏi như: “Con thấy nhân vật trong chuyện đã có những hành động dũng cảm nào?”; “Bài học con rút ra từ câu chuyện là gì?”; “Hiện tại con cảm thấy thế nào sau khi nghe câu chuyện?”

Điều này thúc đẩy tư duy phản biện khi trẻ xử lý những gì họ đã nghe. Các câu hỏi cũng có thể cho biết những gì trẻ không hiểu. Do đó, mẹ lưu ý về điều này khi dạy trẻ kể chuyện nhé.

3.4 Dạy trẻ kể lại câu chuyện

Dạy trẻ kể lại câu chuyện sẽ cho thấy những gì con hiểu được; và cho trẻ cơ hội để chia sẻ quan điểm riêng của con. Mẹ hãy khuyến khích trẻ kể câu chuyện tương tự với một thành viên gia đình khác (như cha hoặc ông bà hoặc bạn bè).

Mẹ cũng có thể kể lại cùng một câu chuyện với trẻ rồi sau đó, thêm vào những chi tiết mới hoặc những điều bất ngờ.

3.5 Cùng nhau sáng tạo câu chuyện riêng

Một cách khác để kể lại câu chuyện là vẽ hoặc tạo ra một cái gì đó liên quan đến câu chuyện. Mẹ và bé hoàn toàn có thể thêm “những chương sách” tiếp theo cho câu chuyện. Hoặc sáng tạo câu chuyện của riêng hai mẹ con.

3.6 Cách dạy trẻ kể chuyện khác

Những câu chuyện này có thể xuất phát từ trí tưởng tượng phong phú của bé hoặc do sự kết hợp các câu chuyện trong thực tế cuộc sống.

Nếu đóng vai khán giả; cha mẹ hãy lắng nghe, tán thưởng và khuyến khích bé bằng cách đặt những câu hỏi liên quan đến nội dung bức tranh bé vẽ hoặc quyển sách bé đang kể; đề nghị bé bổ sung thêm những chi tiết vào câu chuyện đó. Đây là cách dạy bé kể chuyện mà nhiều mẹ đã áp dụng rất thành công.

Để giúp bé có tư duy sáng tạo và nhiều màu sắc hơn, mẹ nên cho bé nghe tất cả các thể loại truyện từ cổ tích, ngụ ngôn, truyện tranh đến những mẩu chuyện trong cuộc sống thường ngày. Thêm vào đó, bạn hãy dạy bé kể chuyện kết hợp diễn xuất sẽ giúp bé tăng cường thêm trí tưởng tượng và kỹ năng kể chuyện.

>> Mẹ có thể xem thêm: Đồ chơi trẻ em nào an toàn, tốt cho sự phát triển của bé?

Bé 3 tuổi: Dạy con kể chuyện
Bên cạnh kể chuyện, bạn có thể dạy bé 3 tuổi diễn kịch để phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng

[inline_article id=226937]

Dạy bé kể chuyện; cùng nhau đọc sách và sáng tạo câu chuyện riêng là những cách thú vị để giúp phát triển nhận thức và ngôn ngữ ở trẻ nhỏ. Chúc mẹ và bé có thời gian ý nghĩa để cùng nhau học và phát triển.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Trò chơi rửa tay cho trẻ mẫu giáo có thói quen vệ sinh tay sạch sẽ

Nếu soi các ngón tay của bé con 3 tuổi dưới kính hiển vi, hẳn là mẹ sẽ hoảng hốt khi thấy một lịch trình dài những chiến tích nghịch ngợm và những nơi bé đã tiếp xúc. Do đó, giúp bé vệ sinh tay thông qua trò chơi rửa tay hay những bài, hoạt động vui nhộn là rất cần thiết.

Các bé 3 tuổi có thể đưa tay chứa đầy vi khuẩn vào miệng. Nếu đi học ở trường mầm non; bé đang chia sẻ những vi trùng này với bạn cùng lớp. Hơn nữa, bé cũng có thể vào phòng vệ sinh một mình; rồi sau đó đi ra và không vệ sinh bàn tay của mình. Chính vì những lý do này; mẹ nên tập cho con thói quen rửa tay đền đặn mỗi ngày.

1. Hướng dẫn cách rửa tay cho trẻ mầm non 3 tuổi

Mẹ nên tập cho con thói quen luôn rửa tay trước khi ăn bánh, ăn cơm và sau khi ở ngoài đường về. Nếu có thể, mẹ nên bố trí một chiếc bục kê ở gần bồn rửa cho trẻ đứng rửa tay dễ dàng. Chỉ cho bé biết cách sử dụng vòi nước nóng lạnh.

Hướng dẫn trẻ cách chà xà phòng lên khắp mặt trên, dưới của bàn tay và kẽ giữa các ngón tay. Có thể tập cho bé hát những bài hát quen thuộc nào đó để đảm bảo việc thực hiện chà xát xà phòng trong 20 giây; hoặc chơi trò chơi trong lúc rửa tay để trẻ mầm non thấy thích thú hơn. Chỉ bé dùng khăn lau khô một bàn tay và khen khích lệ khi bé tự lau khô bàn tay còn lại.

Đối với một số trẻ em, mẹ chỉ cần giải thích một cách đơn giản là: “Có những con vi trùng ở trên tay của con, con hãy rửa trôi chúng để chúng không gây bệnh cho con được”. Đối với một số trẻ khác, cha mẹ có thể cần tạo sự hứng thú cho bé khi nghịch với bọt xà phòng; nước, tập cho bé rửa đồ chơi và búp bê.

dạy bé rửa tay
Trước khi dạy bé rửa tay, chắc chắn rằng mẹ đã rửa tay đúng cách

6 bước để bé tập rửa tay nhanh tức thì

Hạy bắt đầu dạy con ngoan bằng cách giúp bé rửa tay đúng cách; cho dù mẹ có thể tăng thêm phần thú vị cho thói quen bằng trò chơi rửa tay; nhưng vẫn cần phải đảm bảo trẻ mầm non thực hiện đầy đủ các bước trong cách rửa tay như sau:

  • Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay với nhau.
  • Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
  • Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
  • Dùng đầu ngón tay của lòng bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
  • Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.
  • Xà cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.

Cần chú ý thêm là thời gian cho mỗi lần rửa tay tối thiểu là 30 giây, các bước 2, 3, 4, 5 lặp lại tối thiểu 5 lần mỗi bước. Cách rửa tay cũng không quá phức tạp đây mẹ, chỉ dài dòng vậy thôi. Thực hiện cực nhanh! Sau đây là gợi ý trò chơi rửa tay khiến trẻ mầm non háo hức mỗi khi vệ sinh tay của mình.

>> Mẹ xem thêm: 15+ cách dạy con trai bướng bỉnh không cần đòn roi

2. Trò chơi rửa tay thú vị, vui vẻ cho trẻ mẫu giáo

Nhiều bậc cha mẹ thường tỏ ra bất lực, mệt mỏi khi phải hò hét bé tập rửa tay sau khi chơi hay trước bữa ăn. Về phần trẻ, bé đôi khi cũng thấy ngán ngẩm không hiểu vì sao mình phải làm như vậy đấy!

Thay vì la mắng trẻ, mẹ hãy cùng con tham gia vào một trong những hoạt động và trò chơi rửa tay thú vị dưới đây. Đảm bảo một thời gian bé sẽ thích mê việc rửa tay mà không cần mẹ nhọc công nhắc nhở.

2.1 Trò chơi rửa tay từ xà phòng tạo bọt

Không riêng gì trẻ con, người lớn cũng khá thích nghịch bọt xà phòng. Hãy tưởng tượng bé sẽ vui như thế nào nếu được cùng mẹ chơi đùa với nó. Vừa rửa tay, vừa tạo đủ mọi hình thù đáng yêu từ bọt xà phòng; mẹ sẽ bất ngờ khi thấy trẻ liên tục kiếm cớ đòi rửa tay nhiều hơn đấy!

2.2 Nhảy bài hát tập rửa tay với giai điệu vui nhộn

hát cùng bé khi rửa tay
Trò chơi hát cùng bé khi rửa tay

Như đã đề cập ở trên, thời gian lý tưởng tiêu diệt vi khuẩn cho con là 30 giây. Vì vậy, cách tốt nhất để bé rửa tay cho trọn vẹn lúc này là hát một ca khúc nào đấy mà bé yêu thích.

Mẹ có thể lựa chọn bất kỳ một giai điệu mà bé thích, bài hát từ bộ phim hoạt hình, thậm chí là cả bài “chúc mừng sinh nhật” nữa. Để bớt nhàm chán, mẹ nên thay đổi bài hát liên tục cho mỗi lần rửa tay. Đây chắc chắn là trò chơi rửa tay mà ca sĩ nhí của mẹ sẽ vô cùng mê đó!

Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video cover lại bài hát nổi tiếng “Ghen Cô Vy”, cùng vũ điệu rửa tay làm mưa làm gió suốt thời gian vừa qua. Mẹ và bé có thể thử cùng trổ tài bắt chước lại điệu nhảy này xem sao nhé!

2.3 Sáng tạo nên một bài hát tập rửa tay

Nếu trẻ là người ưa thích việc sáng tạo, mẹ có thể bắt tay cùng bé để tạo ra một bài hát mang phong cách của chính gia đình mình. Gợi ý khi sáng tác, mẹ nên lồng ghép lời bài hát ăn khớp với các hành động như thoa xà phòng, chà xát tay… để bé có thể hát và thực hiện cùng lúc.

Trò chơi sáng tác bài hát rửa tay này có vẻ sẽ mất nhiều thời gian và chất xám; nhưng nó hoàn toàn đáng để thử. Nhiều bà mẹ còn sáng tác nhạc tiếng Anh để bé tập rửa tay và nâng cao vốn từ vựng của con!

>> Mẹ xem thêm: 10 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ

2.4 Bé tập rửa tay bằng trò chơi kim tuyến

Để giúp bé rửa tay đều đặn hơn trong ngày, mẹ có thể sử dụng kim tuyến loại dành cho trẻ. Trước khi bé vào bồn rửa, hãy thoa một ít kim tuyến lên bàn tay bé sau đó đưa ra nhiệm vụ yêu cầu trẻ phải rửa bằng xà phòng cho đến khi nào kim tuyến loại bỏ hết hoàn toàn. Mẹ cũng có thể biến việc này thành một cuộc thi để bé có động lực hơn.

2.5 Trò chơi rửa tay thổi bóng nước xà phòng

thổi bọt xà phòng
Trò chơi rửa tay thổi bọt xà phòng

Khỏi phải giải thích nhiều vì đây là trò chơi vô cùng thú vị mà bất cứ đứa trẻ nào cũng thích mê mỗi khi được chạm vào xà phòng.

2.6 Trò chơi vẽ trên lòng bàn tay khi rửa tay

Đây được xem là một phiên bản khác của trò chơi dùng kim tuyến ở trên. Mẹ có thể vẽ ký tự “X” hoặc “O” lên tay trẻ sau đó yêu cầu bé rửa tay thật kỹ cho đến khi hết mực. Ngoài 2 gợi ý trên, mẹ nên sáng tạo thêm trong cách vẽ của mình. Một số bà mẹ còn vẽ cả hình vi khuẩn hoặc sâu bọ lên tay bé nữa. Trò chơi này sẽ thú vị hơn khi có mẹ cùng tham gia “tranh tài” xem ai sẽ rửa tay sạch hơn.

2.7 Trò chơi rửa tay: Giao nhiệm vụ cho bé

Hãy đưa cho con một món đồ chơi và yêu cầu trẻ phải làm sạch nó mỗi lần bé rửa tay. Lời khuyên là mẹ nên chọn một món đồ chơi có thể rửa và làm khô ngay. Cứ như vậy, mẹ sẽ ngạc nhiên khi thấy trẻ vui như thế nào khi được vệ sinh chính đồ chơi của mình. Thêm vào đó, mẹ cũng sẽ không phải lo lắng quá nhiều về việc bụi bẩn hoặc vi khuẩn bám trên đồ chơi của con. Quả là trò chơi rửa tay được công đôi việc!

[inline_article id=293679]

3. Lưu ý khi cho trẻ mẫu giáo chơi trò rửa tay

3.1 Thiết lập một thói quen đều đặn

Bên cạnh việc áp dụng cách hoạt động ở trên, mẹ hãy tạo ra một thói quen trong một ngày bao gồm: rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi vui chơi, trước khi ngủ… Lặp đi lặp lại một thời gian trẻ sẽ dần quen ngay; và mẹ không cần tốn nhiều công sức để “dụ” bé rửa tay bằng trò chơi nữa.

3.2 Chọn mua các loại xà phòng trẻ yêu thích

Không như người lớn, trẻ con khá yêu thích những thứ nhiều màu sắc và xà phòng cũng vậy. Đôi khi, mẹ không chú ý rằng những thứ trẻ yêu thích và đặt trong tầm mắt sẽ được bé quan tâm sử dụng nhiều hơn. Hãy ưu tiên chọn mua loại xà phòng mà bé thích để có thể khuyến khích con rửa tay nhiều hơn.

Lưu ý khi tập rửa tay cho bé

3.3 Hãy biến việc rửa tay nhàm chán trở nên sinh động hơn

Bố mẹ có thể tạo ra các tiếng động khác nhau cho mỗi bước rửa tay hoặc thực hiện một điệu nhảy vui nhộn sau khi kết thúc. Trong mắt trẻ em, bố mẹ trông thật đáng yêu và thú vị khi làm những hành động; và chơi trò rửa tay này đấy!

3.4 Giải thích tác hại của vi trùng nhưng theo hướng vui nhộn

Chúng ta thường mắc sai lầm trong việc đánh giá thấp tầm hiểu biết của trẻ. Mẹ vẫn có thể truyền đạt những gì mình muốn để bé hiểu thông qua những cách giải thích thú vị hoặc lôi cuốn sự quan tâm của trẻ.

Do đó, thay vì làm một bài thuyết giảng khô khan; hãy cho bé xem video hoặc các tranh ảnh về tác hại của vi khuẩn hoặc hướng dẫn bé rửa tay.

>> Mẹ xem thêm: Cách cho trẻ đi học không khóc, mến cô và nhanh hòa nhập

Rửa tay là một trong những bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe mọi thành viên trong gia đình. Với những đứa trẻ tinh nghịch, mẹ có thể thử áp dụng những hoạt động thú vị bên trên như trò chơi rửa tay, bài hát rửa tay… Bên cạnh việc rửa tay bằng xà phòng, nên trang bị thêm trong gia đình nước rửa tay khô để dùng khi cần trong mùa dịch này mẹ nhé!

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Bé 3 tuổi: Dạy bé tập đọc

Dạy bé 3 tuổi tập đọc như thế nào?
Khi đèn tín hiệu băng qua đường nhấp nháy, một em bé 3 tuổi có thể thốt lên rằng: “Sang đường kìa!”. Nhận ra những ký hiệu là một trong những bước đầu tiên để trẻ tập đọc.

Tuy vậy, hầu hết trẻ 3 tuổi chưa thể tự đọc được. Việc cho trẻ làm quen với chữ cái và cách phát âm là quan trọng, nhưng chúng không thể tự động chuyển thành kỹ năng đọc. Nếu quá vội vàng và nhấn mạnh vào các nguyên tắc, có thể gây tác dụng ngược, làm cho trẻ chán nản không còn hứng thú trong giờ đọc sách. Đối với nhóm tuổi này, tốt hơn là chỉ nên vui chơi với ngôn ngữ.

Hát thay vì đọc hoặc nghe kể chuyện qua đài có thể làm nội dung cuốn sách trở nên thú vị hơn. Mẹ cũng có thể mua những đồ chơi tạo hình nhân vật liên quan đến các quyển sách yêu thích hay chơi trò múa rối và diễn về câu chuyện yêu thích của bé.

Bé 3 tuổi: Dạy bé tập đọc
Bé 3 tuổi đã có thể làm quen với việc tập đọc nhưng không nên thúc ép bé phải phân biệt được chữ cái

Cho bé làm quen với cách phát âm, dạy cho trẻ biết mỗi chữ cái có một âm tiết riêng, cũng là một kỹ năng quan trọng khi đọc. Bạn có thể bắt đầu hình thành kỹ năng này cho bé 3 tuổi ngay từ bây giờ bằng cách sử dụng nhịp điệu và những trò chơi đố từ như: “Từ ba’ giống với từ “xa” phải không nào?” hoặc chơi trò đố chữ với những từ có âm đầu giống nhau như “bí ngô”, “bí xanh”, “bí mật”.

Cuộc sống của mẹ: Theo sát sự phát triển của bé
Cha mẹ nào cũng quan tâm đến tốc độ phát triển của con. Bé có phát triển thể chất và các kỹ năng khác bình thường và khỏe mạnh?

Bên cạnh những chỉ số về chiều cao và cân nặng của bé, để chắc chắc rằng bé phát triển bình thường, bạn vẫn muốn theo sát bé thật tốt.

Bạn có thể kiểm tra tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe và tham khảo các biểu đồ phát triển của bé. Nếu bé tăng cân quá nhiều, nên kiểm tra để điều chỉnh chế độ ăn uống của bé ngay từ lúc này nhé.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cùng con làm thí nghiệm khoa học vui

1.Sao nhiều màu lạ vậy mẹ?

Vật liệu:

1 tô nước

Khăn giấy, cắt thành mảnh dài.

3 hoặc nhiều bút lông nhiều màu.

thí nghiệm khoa học vui

Thực hiện:

Dùng bút lông nhiều màu khác nhau vẽ một đường gợn sóng ở phía dưới cùng của mỗi dải khăn. Nhúng mỗi dải khăn giấy vào trong tô nước, để ngập phần dưới cùng. Dấu mực sẽ lan ra, để lộ ra những “sắc ký” đã tạo nên màu ban đầu đó.

Bài học: Trẻ sẽ học được rằng hầu hết các màu sắc được tạo ra bởi nhiều thuốc nhuộm khác nhau. Khi khăn giấy có mực được nhúng vào tô nước, các phân tử nước sẽ liên kết với các phân tử mực khác nhau và lây lan ra. Quá trình của việc phân chia các màu nhuộm này gọi là “sắc ký”.

Trẻ có thể sẽ thấy mực màu tím cho ra một dòng màu xanh và lem ra thành màu đỏ, và màu xanh lá cây tạo thành các màu xanh và màu vàng. Đối với màu đen thì được tạo ra bởi những màu xanh khác nhau và cả màu đỏ. Để tạo nên sự phấn khích và tò mò, bạn nên che mắt bé lại và nhúng dải khăn giấy đã vẽ mực vào tô nước, sau đó đợi cho màu lan ra và cho bé đoán màu bút lông nào đã được sử dụng.

2.Ô, con đã làm được kem rồi!

Nguyên liệu:

2 ly đá viên

¾ ly muối

¼ ly đường

¼ muỗng vani

2 bịch nilon có khóa kéo loại lớn và nhỏ

thí nghiệm khoa học vui

Thực hiện: Cho đá và muối vào trong bịch to. Bịch nhỏ thì trộn các nguyên liệu còn lại vào. Không để không khí lọt vào trong bịch, kéo khóa bịch lại. Để bịch nhỏ vào trong bịch to, kéo khóa lại. Lắc và nhào bịch đó trong 10 phút dến khi kem sánh lại. Lấy bịch nhỏ ra, sau đó vo viên kem lại và thưởng thức.

Bài học: Bé sẽ ngạc nhiên khi thấy tại sao chất lỏng trở nên cứng hơn khi nhiệt độ của nó hạ xuống? Hãy giải thích với trẻ rằng các phân tử liên kết với nhau chúng sẽ đóng băng nếu đủ lạnh. Ở thí nghiệm này, nước đá lạnh hơn hỗn hợp đường và vani. Vì vậy nó hạ thấp nhiệt độ của hỗn hợp này xuống. Việc thêm muối vào nước đá càng giúp hạ thấp nhiệt độ hỗn hợp xuống nhiều hơn. Vì thế nó đóng bằng thành kem.

Chắc chắn trẻ sẽ hỏi bạn rằng tại sao muối lại làm đá lạnh hơn? Câu trả lời là muối làm các phân tử nước hút và sử dụng năng lượng nhanh hơn. Điều này làm cho đá và muối trở nên lạnh hơn đá bình thường và làm kem đông lại.

3.Màn “ảo thuật” với nước

Vật liệu:

Nước

1 bịch nilon có khóa kéo

Vài cây viết chì nhọn

thí nghiệm khoa học vui

Thực hiện: Đổ nước vào nửa bịch nilon rồi kéo khóa lại. Dùng bút chì nhọn đâm từ mặt bên này qua mặt bên kia của bịch nước mà không để nước bị rỉ ra. Giữ nguyên vị trí bút chì đó, và dùng cây khác làm tương tự.

Bài học: Hẳn trẻ sẽ rất ngạc nhiên khi bịch nilon đã bị đâm thủng nhưng nước vẫn không chảy ra. Bạn hãy giải thích với trẻ rằng những phân tử nước cần khoảng trống của không khí để chảy ra. Dù trẻ làm thủng bịch nilon bằng đầu nhọn bút chì, nhưng miễn là trẻ không rút cây bút chì ra thì nước không thể nào thoát ra được. Thí nghiệm này sẽ giúp trẻ học thêm về chất dẻo. Trẻ sẽ biết được rằng chất dẻo khi bị đâm thủng thì sẽ càng thắt chặt bút chì lại. Điều này giúp nước không bị rỉ ra.

Minh Quyên

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Bé 33 tháng tuổi: Dạy bé tập đếm

“Một, hai, ba!”
Khi bé 2 tuổi rưỡi, khả năng đếm sẽ dần hình thành dù mới chỉ ở những bước khởi đầu. Trước tiên, bé có khả năng phân biệt giữa một và nhiều hơn một, mặc dù bé vẫn chưa thể phân biệt được số lượng cụ thể. Trước khi được hai tuổi, bé có thể đếm được đến hai và khi bé được ba tuổi, bé có thể đếm đến ba. Tuy nhiên, bé có thể bắt chước các anh chị lớn và đếm được tới 10 nhưng thật ra bé vẫn chưa thể hiểu và phân biệt được số lượng mà bé đang đếm.

Cách tốt nhất để chuẩn bị cho con học toán sau này không phải là hướng dẫn bé cách tính toán mà là cho bé biết khái niệm về những con số. Cũng tương tự như việc đọc sách nhiều là nền tảng để phát triển kỹ năng đọc sau này, khái niệm về những con số giúp bé nhận biết những ký hiệu nhất định trên trang giấy có một ý nghĩa nào đó. Việc đếm bước chân hay những khối gỗ khi đang chơi xếp gạch là một cách hay để cho bé 2 tuổi rưỡi làm quen với số học.

Bé 2 tuổi rưỡi: Dạy bé tập đếm ở 33 tháng
Các bé 2 tuổi rưỡi đã có thể làm quen với việc tập đếm nhưng đừng thúc ép bé quá nhé

Làm gì khi bé 2 tuổi rưỡi từ chối cử chỉ yêu thương?
Bạn yêu bé biết chừng nào, tại sao bé lại lảng tránh khi bạn muốn ôm và hôn bé? Lý do là những bé con năng động không thích ngồi yên để được ôm ấp, trừ khi lúc đó bé đã chơi mệt. Đối với một số bé, thoát ra khỏi vòng tay đang cố ôm lấy bé còn là một cách thể hiện sự độc lập. Vì vậy, ba mẹ không nên cảm thấy như mình đang bị từ chối và cũng đừng ép buộc bé. Nhớ là khi cần an ủi, bé vẫn sẽ chạy đến chỗ bạn. Ngay cả trong trường hợp bé từ chối, bạn vẫn có thể chạy theo bé như đang chơi trò rượt đuổi và ôm chầm lấy bé.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Bé 3 tuổi rưỡi: Làm gì khi bé cáu giận?

Làm gì khi bé 3 tuổi rưỡi cáu giận?
Bé giờ đã 3 tuổi nhưng đôi lúc vẫn còn những cơn cáu giận. Thậm chí ngay cả khi bé lớn hơn, lúc buồn chán bé vẫn tồn tại những cảm xúc nguyên sơ như hồi còn là một đứa trẻ mới chập chững. Chắc chắn không có gì bất thường khi trẻ thỉnh thoảng giận dỗi như vậy cả.

Khi con bạn đang trong trạng thái cáu giận, đừng cố tìm hiểu nguyên nhân, không có ngôn ngữ nào lúc này có thể giải thích rõ được cả.

Nên giữ bình tĩnh, thậm chí là “để cho bé yên”. Những tiếng la mắng hoặc cơn thịnh nộ của bạn chỉ khiến tình hình trở nên xấu hơn. Nếu có thể, bạn nên mặc kệ bé. Nếu bạn ở nơi công cộng, cố di chuyển bé đến một nơi riêng tư hơn, ít bị dòm ngó hơn.

Có nhiều cách khác nhau để giải quyết cơn giận của trẻ lên ba, điều quan trọng là nếu bạn cứ chiều theo ý bé và tự nhủ: “Chỉ lần này thôi”, sự cáu giận của bé rất có thể sẽ trở thành thói quen. Đây có lẽ không phải là điều mà bạn muốn dạy dỗ bé.

Một phương pháp ngăn chặn hiệu quả việc này là khen thưởng khi con bạn kiểm soát được sự chán nản hay thất vọng như một đứa trẻ biết suy nghĩ.

Bé 3 tuổi rưỡi: Làm gì khi bé cáu giận?
Với các bé 3 tuổi trở lên, cơn cáu giận bất thường sẽ ít xuất hiện hơn trước

Để bé tiếp thu tốt hơn
Cùng đọc sách với con để bé có thể tiếp thu tốt hơn. Bạn cũng không cảm thấy chán khi phải tự mình đọc đi đọc lại hàng trăm lần cùng một câu chuyện.

Nên đặt những câu hỏi về hình ảnh để phát triển kỹ năng phân biệt số lượng và màu sắc của trẻ và để trẻ đoán xem điều gì sẽ xảy ra ở trang tiếp theo. Bạn cũng có thể thay thế tên nhân vật chính là tên của bé trong khi đọc và kể chuyện để bé cảm thấy thích thú và dễ ghi nhớ hơn.