Nuôi dạy con chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Ngược lại, nó đòi hỏi kiến thức, kỹ năng và cách vận dụng thông minh từ các bậc phụ huynh. Với chuyên mục này, các thông tin được xây dựng nhằm trở thành một bách khoa toàn thư cung cấp kiến thức cần thiết cho quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái. Tất cả nhằm giúp cha mẹ hiểu rõ về nét tính cách, tư duy, suy nghĩ của con và từ đó áp dụng cho con phương pháp giáo dục, nuôi nấng phù hợp.
Giúp con vượt qua nỗi sợ hãi
Nỗi sợ trước giờ đi ngủ thường xảy ra đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. Các bé 3 tuổi rưỡi có thể sợ sệt bất kỳ thứ gì từ những âm thanh lớn đến ý nghĩ sẽ bị ba mẹ bỏ rơi. Khi trẻ trở nên độc lập hơn và có thể rời mắt khỏi bạn, trẻ cũng nhận ra rằng bạn có thể rời xa chúng.
Ba mẹ cần phải tập dần dần để trẻ có thể quen với việc này. Ba mẹ muốn vỗ về bé, nhưng cũng muốn bé tự vượt qua nỗi sợ hãi.
Việc vượt qua nỗi sợ hãi hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách của trẻ
Một số trẻ có thể được trấn an nếu bạn kiểm tra dưới gầm giường của bé xem có “quái vật” hay những con vật có vòi phun “nộc độc” không.
Nếu cách trên không hiệu quả, thử nói chuyện thẳng thắn về nỗi sợ của bé: “Mẹ biết rằng một căn phòng tối rất đáng sợ. Ngày xưa khi bằng tuổi con bây giờ, mẹ cũng cảm thấy như vậy”. Đề nghị một giải pháp thiết thực như bật đèn ngủ hoặc ở bên cạnh chờ cho đến khi bé bớt sợ và đi vào giấc ngủ.
Một số điều nên tránh khi giúp bé 3 tuổi rưỡi vượt qua nỗi sợ hãi
Đừng cố giảm nỗi sợ hãi của con bằng cách thẳng thừng tuyên bố rằng: “Không có điều gì như vậy đâu” hay: “Không có gì đáng phải sợ hãi cả”. Đối với trẻ nhỏ, những con quái vật là có thực, việc của bạn là giúp đối phó, trấn an bản thân bé và chắc chắn rằng bé cảm thấy thoải mái khi tâm sự với bạn.
Không đe dọa quái vật sẽ bắt trẻ nếu trẻ không làm theo ý bạn.
Đừng quá ép buộc trẻ phải đối mặt với nỗi sợ hãi. Trẻ không được trang bị để sẵn sàng làm điều đó ở độ tuổi này.
Đừng nói với một đứa bé 3 tuổi rưỡi rằng: “Con đã lớn rồi không nên sợ hãi nữa” vì điều này không hề làm tan biến nỗi sợ hãi. Nó chỉ tạo thêm áp lực và khiến trẻ cảm thấy khó khăn hơn để tâm sự với bạn.
Làm gì khi bé 3 tuổi rưỡi cáu gắt?
Khi bé 3 tuổi rưỡi trở nên cáu gắt, đừng cho rằng bé đang bị mệt. Đối với trẻ mẫu giáo, cáu gắt thường rơi vào ba nguyên nhân phổ biến sau: đói, bệnh, thất vọng khi không làm được điều gì đó và thấy buồn vì sự kỳ vọng quá cao của bạn.
Giải pháp tốt nhất là không phản ứng gì cả, nên cho trẻ thời gian để hạ hỏa, nếu cần phải hành động hãy ôm và vỗ vào lưng trẻ.
Trẻ sẽ học được nhiều điều thông qua sinh hoạt của gia đình giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ cho bé. Khi trẻ bắt đầu có những suy nghĩ chủ quan của mình, tâm hồn, óc thẩm mỹ, sự sáng tạo của trẻ sẽ được nuôi dưỡng qua việc đọc sách, nghe nhạc hay quan sát, học hỏi thế giới xung quanh.
Đọc sách phát triển thế giới quan
Thông qua việc khuyến khích trẻ đọc sách và cùng đọc sách với trẻ, cha mẹ sẽ góp phần dạy trẻ tự phân biệt những điều tốt xấu trong cuộc sống qua từng mẫu truyện. Thế giới quan của trẻ được mở rộng, những thông tin trẻ tiếp nhận được sẽ thẩm thấu vào trí não trẻ một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.
Để việc đọc sách trở nên hiệu quả thì vấn đề chọn nội dung và phương pháp đọc phù hợp cũng không kém phần quan trọng. Cũng như người lớn, chỉ những cuốn sách có nội dung hay, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi mới dễ khiến các bé có ấn tượng và ham thích khi đọc. Vì thế, các bậc cha mẹ nên lựa chọn những cuốn sách có nội dung hợp với tâm lý và lứa tuổi của con em mình. Thêm vào đó, với đặc điểm tâm lý của trẻ nhỏ yêu thích âm thanh màu sắc sặc sỡ, cha mẹ cũng nên khéo léo trong việc chọn những cuốn sách không những có nội dung hay mà còn có nhiều hình ảnh minh họa, màu sắc phong phú và những âm thanh vui nhộn. Cùng đọc và trò truyện với trẻ những nội dung xoay quanh cuốn sách đó còn giúp cha mẹ tìm thấy “tiếng nói chung” với trẻ. Xây dựng thói quen cho trẻ phải thật tự nhiên không ngượng ép, hãy để cho trẻ cảm thấy vui và thoải mái khi được đọc sách.
Cảm nhận âm nhạc
Âm nhạc có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, trí não, tâm trạng và tinh thần. Với trẻ em, âm nhạc càng đặc biệt quan trọng bởi trẻ đang trong thời kỳ phát triển và cần được hấp thu những giá trị đẹp từ âm nhạc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ có cảm thụ âm nhạc tốt thường có xu hướng thông minh hơn những trẻ không có hứng thú hoặc thậm chí là ghét nghe nhạc.
Cha mẹ nên sắp xếp thời gian để trẻ có thể nghe nhạc ít nhất một lần mỗi ngày. Có ý kiến cho rằng, treo bộ loa ở gần quạt trần, như thế các nốt nhạc sẽ từ từ truyền đến tai con thật nhẹ nhàng và tự nhiên. Những giai điệu chậm thường thích hợp nhất cho lúc trẻ ngủ và giai điệu nhanh cho lúc trẻ chơi đùa. Ngoài ra, đối với những trẻ thể hiện năng khiếu âm nhạc từ nhỏ, cha mẹ nên cho theo học một loại nhạc cụ nhằm phát huy hết tiềm năng của bé.
Học hỏi qua việc quan sát thế giới xung quanh
Trẻ cảm nhận thế giới xung quanh qua những trải nghiệm và quan sát của chúng. Khi nhìn thấy một hình ảnh đẹp, một con vật ngộ nghĩnh, trẻ sẽ phản ứng rất nhanh do đặc tính não trẻ tiếp thu thông tin rất mạnh vào khoảng thời gian này. Hàng tuần, cha mẹ nên dẫn trẻ đi dã ngoại, vui chơi ngoài trời ở những địa điểm có phong cảnh đẹp, không khí trong lành để giúp trẻ cảm nhận được những nét đẹp giản dị từ cuộc sống.
Cùng trẻ thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh vật, phân tích cho trẻ nghe những quy luật của tự nhiên sẽ giúp trẻ không những học hỏi được kiến thức mới về cuộc sống mà còn cảm nhận được rõ nét hơn những giá trị cái đẹp vô tận từ thiên nhiên, con người, cảnh vật xung quanh.
Việc giáo dục trẻ cần sự kiên nhẫn và tinh tế. Cha mẹ hãy dành thời gian để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ qua những thói quen hằng ngày trong cuộc sống.
Theo các chuyên gia tâm lý, những bé đang là trung tâm của cả gia đình, “tự nhiên” bị đẩy ra rìa khi có em bé xuất hiện thì các em sẽ có cảm giác như bị bỏ rơi. Đây cũng là tâm lý bình thường của các bé, vì còn quá nhỏ để nhận ra mối quan hệ ruột thịt với em. Lúc này, cha mẹ cần có ứng xử thích hợp để bé không rơi vào tình trạng mất cân bằng tâm lý. Đồng thời dạy con biết yêu thương và dành tình cảm cho em.
Dạy con biết yêu thương em
Đầu tiên, cha mẹ cần chuẩn bị về mặt tâm lý cho bé khi sắp được “lên chức”:
Trước khi sinh, bạn hãy nói với con, thật chân thành và thẳng thắn, về sự xuất hiện sắp tới của một em bé nữa trong nhà.
Bên cạnh đó, bạn nên giúp con hình dung những thay đổi có thể xảy đến khi em bé chào đời, ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến con (kể cả tích cực và không tích cực).
Động viên con đặt nhiều câu hỏi liên quan đến em và nói cho bố mẹ biết con cảm thấy thế nào. Thường xuyên trấn an con rằng không gì có thể ảnh hưởng đến tình yêu của bố mẹ dành cho con.
Để hạn chế tính ghen tị của bé, cha mẹ phải gần gũi, chia sẻ với con, và thực hiện các biện pháp sau:
Nói chuyện nhẹ nhàng, chia sẻ với bé rằng cha mẹ rất hiểu cảm giác ghen tị với người khác, cụ thể là em bé mới chào đời, đây có thể là những tuần khủng hoảng đối với con. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy gần gũi và được thông cảm. Tuy nhiên, phải nhớ nói thêm với bé rằng chưa bao giờ bạn để cảm giác đó tồn tại lâu, vì điều đó sẽ làm mình luôn thấy buồn phiền, lo lắng. Cảm giác ghen tị của bé sẽ dần nguôi ngoai.
Khuyến khích bé nói ra sự ghen tị của mình. Bày tỏ cảm xúc tiêu cực giúp trẻ thấy nhẹ nhõm hơn. Nếu phớt lờ tính ghen tị của con, cha mẹ không thể giúp bé từ bỏ được tính xấu này. Hãy giúp bé thổ lộ, thông qua các hoạt động, sự ghen tị dần dần sẽ mất đi.
Hãy tìm hiểu nguyên nhân sâu xa khiến bé ghen tị. Cha mẹ hãy giúp con giải toả những nỗi bức xúc trong lòng, giải thích cho bé hiểu vì sao không nên hành động như thế. Khi rơi vào tâm trạng này, bé rất cần sự giúp đỡ của cha mẹ để có thể kiểm soát cảm xúc của mình.
Ngay từ những năm đầu đời hãy dạy con cách chia sẻ với mọi người xung quanh, hãy từ những bài học trong gia đình và nhà trường để giúp trẻ biết cách thể hiện thể hiện lòng vị tha với các thành viên trong gia đình cũng như với người xung quanh. Bạn cũng có thể đọc truyện kể cho bé nghe trước khi đi ngủ với nội dung liên quan tới tình cảm anh, chị em trong gia đình.
Bạn cũng cần lưu ý, không nên quát mắng khi bé có những hành động thể hiện sự ganh tị. Vì khi đó chúng sẽ che giấu cảm xúc thật của mình, không dám bộc lộ ra, và sống khép mình hơn với mọi người.
Dạy trẻ biết yêu thương ông bà
Chỉ bằng những hành động đơn giản dưới đây, bạn và các con có thể tạo thêm niềm vui cho gia đình với nụ cười của “những người bạn lớn tuổi” đấy!
1. Tâm sự với con về tình yêu thương của ông bà
Trẻ con rất thích tâm sự và trò chuyện với cha mẹ về những điều trẻ cảm nhận được từ cuộc sống. Những lúc như thế, bạn nên kề cận bên con, giải thích cho bé biết những việc đúng, sai kết hợp kể cho bé nghe những câu chuyện ngày xưa của bạn đã được ông bà dạy dỗ như thế nào. Cha mẹ cũng nên thể hiện tình cảm yêu thương ông bà trước mắt trẻ để làm gương. Hãy tâm sự với con về những đóng góp của tổ tiên với con cháu và sự vất vả của ông bà đã nuôi cha mẹ nên người để trẻ cảm dần những khó khăn vất vả từ đó lòng tri ân sẽ đến một cách tự nhiên.
2. Gợi ý cho con những hành động nhỏ
Những dịp gia đình sum họp đầy đủ, bạn nên chú ý đến việc để con ngồi chung và trò chuyện cùng ông bà. Sự gần gũi với gia đình phải được xây dựng từ nhỏ nếu không khi lớn lên trẻ sẽ cảm thấy xa cách khi tiếp xúc với người thân trong gia đình. Chị Nhung (quận 10) cho biết “Hằng tuần mình lại chở các con đến thăm hai bên nội ngoại, đây là dịp cháu được gần gũi và học được những giá trị to lớn của tình cảm gia đình”. Ngoài ra, bạn nên gợi ý cho trẻ những hành động nhỏ thể hiện tình cảm với ông bà như: bóp vai cho ông bà, rót nước, lấy tăm cho ông bà, quạt mát cho ông bà… Những việc làm nhỏ như thế giống như một cốc nước mát làm không khí gia đình thêm tươi vui và gắn bó.
3. Làm những món quà ý nghĩa
Vào những lúc rảnh rỗi, bạn hãy cùng trẻ làm những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa để tặng ông bà. Đó có thể là một tấm thiệp hoặc một bức tranh với những nét vẽ ngây ngô của bé kết hợp những lời chúc đáng yêu ngộ nghĩnh. Người lớn tuổi hay ôn lại kỉ niệm nên bé có thể giúp ông bà bằng cách tạo ra những bức ảnh cắt ghép từ ảnh cũ, hoặc những bức ảnh chụp chung với con cháu của ông bà. Những món quà nhỏ như thế đối với những người lớn tuổi như là một báu vật của cuộc sống vậy.
4. Dạy con biết ơn khi nhận quà
Nhiều bậc cha mẹ hay suy nghĩ trẻ con thường không biết gì, nên khi trẻ quên nói lời cảm ơn tới người thân, đặc biệt là ông bà thì cũng bỏ qua mà không uốn nắn trẻ ngay. Nhưng đó là một sai lầm bởi bạn đã đánh mất cơ hội để con có thói quen tri ân. Việc giáo dục để trẻ biết vâng lời, lễ phép và học cách thể hiện tri ân là điều vô cùng cần thiết. Dĩ nhiên việc dạy dỗ trẻ làm thể nào để tri ân không hề dễ, nhất là khi trí óc và nhận thức của trẻ lúc này như tờ giấy trắng. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa trẻ không thể tiếp thu những bài học về thái độ lễ phép từ bố mẹ. Điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần kiên trì, nhẹ nhàng và dạy con từng chút một. Chị Tâm (quận 1) cho biết mỗi khi qua nhà nội, bà luôn cho bé bánh kẹo hoặc đồ chơi, những lúc như thế chị đều nhắc khéo bé đại loại như: “Mỗi khi con được tặng quà thì con sẽ làm gì nhỉ?” hay “Con quên gì rồi nhỉ? Khi nhận quà phải làm gì con nhớ chưa?”. Từng hành động nhỏ được sửa đổi dần sẽ tạo nên thói quen tốt nơi trẻ.
Ông bà chính là những nguồn động viên tinh thần, là tình yêu thương vô giá đối với các bé con nhà bạn. Nếu biết cách giúp bé gần gũi và yêu thương ông bà hơn thì gia đình bạn không chỉ tràn ngập tiếng cười mà các con bạn còn được lớn lên với một tâm hồn đẹp. Giáo dục trẻ về tình yêu gia đình nên bắt đầu từ hôm nay ngay trong chính gia đình bạn.
Dạy con biết yêu thương mẹ
Thực ra, bé đã có cảm tình với bạn từ những ngày mới chào đời vì lúc nào mẹ cũng ở bên cạnh, quan tâm và chăm sóc bé. Ngay từ giai đoạn sơ sinh, bé đã mỉm cười khi nhìn thấy khuôn mặt của bạn, khi bạn ôm bé vào lòng âu yếm, nâng niu bé. Mối liên kết tình cảm của bé và mẹ đã có một khởi đầu tốt đẹp. Tuy nhiên khi bé lớn hơn và bắt đầu tìm hiểu thế giới bên ngoài, bạn cần phải nỗ lực hơn để mối quan hệ này ngày càng bền chặt hơn. Dưới đây là một số lời khuyên cho các bậc phụ huynh tham khảo trong việc dạy con biết yêu thương mẹ:
Lắng nghe và giải thích
Các bậc cha mẹ thường có xu hướng áp đặt con cái theo khuôn phép của cha mẹ dù nguyên nhân cũng chỉ vì quá yêu và lo lắng cho con Những câu nói “Con phải ăn cái này, con phải làm cái kia” mà không hề có lời giải thích cho bé hiểu vì sao phải làm như thế sẽ chỉ tạo cảm giác bị ép buộc cho trẻ mà thôi. Có khi sự áp đặt thái quá sẽ dẫn đến việc bé sợ và ngày càng tránh xa bạn.
Các bậc cha mẹ nên hiểu rằng trẻ cũng có những sở thích và năng khiếu riêng của mình. Hãy quan tâm, lắng nghe, phát huy những thế mạnh của trẻ, tìm giải pháp thuyết phục phù hợp với tính cách thay vì áp đặt, bắt buộc bé phải nghe lời. Mỗi khi trẻ trò chuyện, bạn hãy thật sự chăm chú lắng nghe và trả lời những câu hỏi của con để bé cảm thấy mình quan trọng và thích chuyện trò với bạn hơn. Đó là cách dạy con biết yêu thương rất đơn giản phải không nào?
Kiềm chế sự tức giận
Các bậc phụ huynh cần kiềm chế sự tức giận và tránh dùng hình phạt nặng khi bé phạm lỗi. Tuyệt đối không được đánh bé vì như vậy chỉ khiến bé cảm thấy tổn thương và có phản ứng tiêu cực phảng kháng lại việc bạn đã áp dụng quyền lực lên bé. Thay vào đó, hãy kiên nhẫn từ từ khuyên nhủ và chỉ cho bé thấy hậu quả của những việc làm sai trái do bé gây ra. Nếu con bạn vẫn không nghe lời, thay vì đánh con bạn có thể sử dụng những hình phạt nhẹ nhàng thay thế khác và để bé hiểu rằng, hình phạt đó là hoàn toàn nghiêm túc. Ví dụ: Nếu bé không ngoan, bạn sẽ nói tối nay bé sẽ không được xem bộ phim hoạt hình mà bé thích. Trong trường hợp, bé ăn vạ để gây chú ý, bạn có thể vờ như không nghe, không thấy và không quan tâm đến hành động của bé.
Động viên trẻ
Lời khen là một trong những cử chỉ biểu hiện tình yêu của bạn với trẻ. Và cũng rất quan trọng khi bạn dạy con biết yêu thương ai đó. Thông qua lời khen, tán dương những hành động tốt của bé, bạn đã khích lệ và tạo cho bé những ý thức đầu tiên về tinh thần trách nhiệm. Hơn thế nữa, khen con còn là cách giúp bạn phát triển ý thức tự giác ở trẻ. Tuy khen bé là cần thiết nhưng cũng cần phải đúng lúc đúng chỗ, khi có một lý do thích đáng. Hãy để bé vui mừng, tự hào vì được mẹ khen.
Bộc lộ cảm xúc
Hãy ôm bé vào lòng và nói “Mẹ yêu con” để bé cảm nhận được tình yêu thương của bạn. Thông qua đó, bạn cũng đã âm thầm chỉ dẫn cho bé cách bộc lộ cảm xúc. Bế ẵm, nhìn âu yếm, cười, một cái ôm, hôn lên má… là những cách thể hiện và nuôi dưỡng tình yêu giữa bạn và bé. Hãy mỉm cười với bé để bé mỉm cười lại với bạn, để bé phát triển trong môi trường yêu thương, sự gần gũi, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình. Đó là một trong những cách tốt và đơn giản nhất để trở thành cha mẹ tốt là làm cho con cái lớn lên trong niềm tin chắc chắn rằng chúng được cha mẹ thương yêu. Hãy đảm bảo là bạn nói với con rằng bạn yêu chúng bất cứ khi nào có cơ hội.
Dành thời gian và quan tâm đến bé
Thường thì mỗi ngày các bạn dành bao nhiêu thời gian để chơi đùa với bé? Bố mẹ cần sắp xếp cân đối thời làm việc, sinh hoạt để cùng vui đùa với các con. Đó cũng là một trong những cách tuyệt vời để con biết rằng bạn yêu chúng, bởi đơn giản, bé nhận ra rằng bạn đã dành thời gian rảnh của mình, không phải để lăn ra ngủ hoặc xem tivi, mà là chơi với chúng. Quan tâm đến bé từ những việc đơn giản như đưa đón bé đi học, hỏi bé về bạn bè trong cùng lớp, hôm nay có gì thú vị… Hãy để con thấy, bạn quan tâm đến bé như thế nào, đó cũng là một cách dạy con biết yêu thương rất cụ thể.
Bằng tình cảm yêu thương trọn vẹn dành cho bé, “Con yêu mẹ” không phải là câu nói quá khó mà bạn nhận được từ bé yêu của mình.
12 cách để dạy con biết yêu thương, gắn kết bố con
Để dạy con biết yêu thương, bố nên chủ động gần gũi, yêu thương, chăm sóc và dạy bé cưng từ khi trẻ còn nhỏ xíu với các cách sau đây:
Ẵm bé thật gần
Khi mẹ đang cho trẻ sơ sinh bú, mẹ sẽ ôm bé vào lòng, gương mặt bé kề sát ngực mẹ, và khi đó mẹ có thể nhìn thấy bé thật rõ. Vậy thì khi mẹ cho bé bú bình, mẹ hãy cố gắng giữ bé ở vị trí tương tự sao cho bố có thể nhìn bé thật rõ từng đường nét giống như mẹ.
Trông trẻ buổi đêm
Nếu ban ngày, bố không ở nhà trông con thì bố có thể giúp mẹ trông bé ban đêm. Việc này vừa giúp mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi, đồng thời cũng tạo ra khoảng thời gian riêng tư đầy ý nghĩa cho hai bố con. Và mẹ đừng quên pha sẵn sữa để bố cho bé bú khi tới cữ bú buổi đêm nhé.
Dỗ bé nín khóc
Thay vì trả bé cho mẹ khi bé bật khóc, sao bố không thử cố gắng dỗ cho bé nín (dĩ nhiên trừ khi bé khóc vì đói). Hãy thử hát cho bé, ẵm bé đi vòng vòng, nhẹ nhàng đung đưa bé hoặc cho bé ngậm núm vú giả. Dạy con biết yêu thương để bé hiểu rằng mẹ không phải người duy nhất có thể cho bé những gì bé cần mà bố cũng có thể.
Làm mặt hề
Vì con, mọi ông bố đều có thể trở nên hài hước. Bố có thể bắt đầu bằng cách làm mặt hề để chọc cho con cười. Khi bé lớn hơn, bố có thể thử những trò chơi khác, ví dụ như ú òa.
Ẵm bé đi dạo
Trẻ nhỏ luôn thích không khí trong lành, vì thế hãy thường xuyên ẵm bé đi dạo vòng quanh khu bạn ở. Bạn có thể dạy con biết yêu thương qua việc dùng địu em bé thay cho xe đẩy, như thế bé sẽ luôn được ở gần bố trong lúc cả hai đi dạo. Bạn có thể để bé tiếp xúc với ánh nắng nhưng nhớ chú ý không để bé bị phơi nắng quá nhiều, đặc biệt là khi trời đang nắng gắt.
Mát-xa cho bé
Trẻ em khá nhạy cảm, bé sẽ phản ứng ngay với những cái chạm nhẹ của bạn. Vì thế có một cách đơn giản để xoa dịu và giúp bé thư giãn đó là mát-xa cho bé. Khi bé đang trong trạng thái vui vẻ hay im lặng, hãy dành 10 tới 15 phút nhẹ nhàng xoa nắn chân tay, phần cổ và phần bụng của bé.
Thời gian vui chơi
Sắp xếp một khoảng thời gian cố định mỗi tối để chơi với bé và biến nó trở thành một thói quen. Như thế mỗi ngày khi bố đi làm về, bé sẽ chờ đợi được chơi với bố.
Tiệc nhảy của bố
Trẻ nhỏ thích âm nhạc và thích nhảy. Ngay từ khi bé được vài tháng tuổi, bố mẹ đã có thể tập cho bé làm quen với tiệc nhảy. Chỉ đơn giản là bật chút nhạc lên (Hoặc nếu có thể thì chính bố mẹ hãy hát để làm nhạc nền) sau đó xoay vòng quanh phòng với bé của bạn. Khi bé tới tuổi tập đi, bạn có thể giúp bé đứng và nhảy theo cách của các em bé (ví dụ như nhún lên nhún xuống) cho tới khi bé có thể tự tạo ra những bước nhảy của riêng bé.
Thay tã cho bé
Hầu hết mọi người nghĩ rằng đây là nhiệm vụ của một mình mẹ, tuy nhiên việc làm này cũng là cách để bố dạy con biết yêu thương, giúp bố con thân thiết hơn. Mặc dù có thể là sẽ hơi có mùi thật đấy, nhưng khi thay tã cho con, bố có thể trò chuyện với bé và tạo ra những tiếng động ngộ nghĩnh để chọc bé cười. Dạy con biết yêu thương từ khi nhỏ xíu là việc cần rất nhiều sự chu đáo đấy bạn ạ!
Lúc lau dọn nhà cửa
Bố có thể vừa địu bé đi vòng quanh vừa giúp mẹ làm một vài việc nhà, ví dụ như hút bụi. Mẹ chắc chắn sẽ rất thích điều này khi bố vừa có thời gian để thân thiết với con vừa giúp mẹ lau dọn nhà cửa.
Làm gì khi bé bệnh?
Khi bé bị bệnh, đây là lúc bé rất cần sự chăm sóc của bố mẹ. Vì thế, hãy xin nghỉ làm một ngày để ở nhà với con. Cũng đừng quên đưa bé đi khám bác sĩ để biết được tình hình sức khỏe của bé.
Hãy bên con khi bé đi ngủ
Một thời gian ngủ nghỉ cố định là rất quan trọng cho sự yên giấc của con suốt cả đêm. Đây là cách quan trọng trong quá trình dạy con biết yêu thương. Bạn hãy chọn cho mình khoảng thời gian phù hợp để ở bên bé, ví dụ như giờ tắm. Việc này nhằm giúp bé có nhịp sinh học khỏe mạnh, và bé sẽ hiểu rằng khi bố nói tới giờ tắm thì sau đó sẽ rất nhanh tới giờ ngủ.
Đồ chơi trẻ em rất cần thiết để bé vui chơi, phát triển trí não, thế nhưng không phải loại đồ chơi nào cũng phù hợp và tốt cho con. Vì vậy, ba mẹ cần xem xét loại đồ chơi nào an toàn, phù hợp với lứa tuổi của trẻ, loại đồ chơi nào gây hại nên để bé tránh xa.
Tiêu chí an toàn khi mua đồ chơi trẻ em
1. Độ tuổi quy định
Luôn tuân thủ theo độ tuổi sử dụng quy định trên món đồ chơi của nhà sản xuất (nếu có). Nhiều loại đồ chơi có các chi tiết nhỏ khiến trẻ dễ nuốt phải dị vật. Không bỏ qua bất kỳ cảnh báo nào in trên bao bì.
2. Kích thước hợp lý
Đồ chơi cho bé nên có kích thước hợp lý. Ít nhất phải có đường kính khoảng 3cm, độ dài 6cm để bé không thể nuốt hay mắc vào thực quản. Ở các nước phương Tây, cha mẹ đi mua đồ chơi cho con thường mang theo một chiếc ống có đường kính bằng thực quản của bé. Nếu món đồ chơi hoặc các chi tiết tháo rời của nó có thể trôi tuột vào chiếc ống cũng có nghĩa là nên để lại trên kệ của cửa hàng. Hoặc cũng dễ dàng cuộn tròn một tờ giấy A4 để dùng cho phép thử nhỏ nhưng quan trọng này.
3. Cẩn thận những món nhỏ
Tuyệt đối cẩn thận với những viên bi, đồng xu, quả banh nhỏ, các trò chơi có bi lăn với đường kính từ 4,4cm trở xuống. Những loại này có thể gây tắc khí quản của bé nếu bị mắc trong cổ họng.
4. Cảnh giác với pin
Một lưu ý quan trọng nữa là pin của đồ chơi. Phải đảm bảo là trẻ không thể tự tháo rời nắp pin (tốt nhất là nắp pin được bắt bằng vít). Nuốt pin đồ chơi gây ra tác hại vô cùng nghiêm trọng như tắc khí quản, thủng thực quản, bỏng hóa chất kiềm.
5. Các chi tiết góc cạnh, tháo rời
Khi kiểm tra 1 món đồ chơi, phải bảo đảm rằng nó vững chắc, bảo đảm có bị bé nhai cũng không vỡ ra. Ngoài ra, món đồ chơi đó phải không có góc nhọn, cạnh bén, không có bánh xe, nút nhỏ, lỗ đút vừa ngón tay bé hay các sợi dây lòng thòng.
6. Trò chơi cưỡi ngựa, bập bênh
Chỉ khi nào bé đã ngồi vững mới được cho bé chơi các món đồ chơi dùng để cưỡi (và kiểm tra phần khuyến cáo của nhà sản xuất). Chơi bập bênh hoặc cưỡi ngựa cần có đai an toàn để ngăn bé té ngã.
7. Đồ chơi tự làm
Những món đồ của gia đình “tự chế” cũng cần được thẩm định kỹ lưỡng trước khi cho bé chơi. Ví dụ như đừng bao giờ cho bé cầm một món đồ sơn mài cũ chơi vì lớp sơn chắc chắn sẽ chứa chì có thể gây ngộ độc cho bé.
8. Đồ chơi rõ nguồn gốc
Tốt nhất nên mua sản phẩm có nhãn mác, nhà sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng. Hãy thử đặt mình vào trẻ sơ sinh để cảm nhận những mối nguy hiểm tiềm ẩn. Càng cẩn trọng với những món đồ chơi càng giúp bé bảo đảm an toàn. Vì thế, hãy “bỏ túi” bài viết này để mang theo mỗi lúc mua đồ chơi cho con bạn nhé!
Cách chọn đồ chơi trẻ em an toàn cho bé
1. Chọn đồ chơi bằng nhựa
Đồ chơi bằng nhựa khá thông dụng và giá thành phải chăng. Điều đáng lo ngại nhất chính là đồ chơi bằng nhựa không an toàn thường chứa clo, phthalates, chì, thủy ngân và rất nhiều chất độc hại khác nên nguy cơ bị ngộ độc rất cao. Cụ thể bé có thể bị ảnh hưởng gây rối loạn nội tiết tố, dậy thì sớm, bệnh tiểu đường, giảm chức năng sinh sản.
Khi mua đồ chơi bằng nhựa mẹ nên chọn của các nhà sản xuất đồ chơi có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất liệu tốt, thiết kế chức năng phù hợp và an toàn cho bé khi sử dụng theo từng độ tuổi.
Ưu tiên lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé có kiểm định và được chứng nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền chứng minh đồ chơi đạt tiêu chuẩn an toàn cho bé sử dụng.
2. Đồ chơi trẻ em bằng gỗ
Ngày càng nhiều cha mẹ chuyển sang mua đồ chơi bằng gỗ cho bé, dù có đắt tiền hơn. Lý do đồ chơi bằng gỗ là một lựa chọn an toàn, không hề chứa những hóa chất độc hại như BPA, PVC (hay còn được gọi với cái tên phthalates).
Điều này đặc biệt quan trọng bởi trẻ nhỏ thường có xu hướng cho mọi vật vào miệng để thử nghiệm nhất là trong thời kỳ mọc răng. Mua đồ chơi bằng gỗ ngoài uy tín của nhà sản xuất còn phải xem xét ở khía cạnh món đồ chơi đó có gây nguy hiểm cho con bạn và người xung quanh hay không. Mẹ cũng nên chọn đồ chơi an toàn theo tính cách và lứa tuổi của trẻ.
Các loại đồ chơi của trẻ em ba mẹ không nên mua cho bé
1. Đồ chơi cũ
Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh Quốc công bố trên tạp chí Environmental Science and Technology cho biết những món đồ chơi cũ tiềm ẩn khả năng gây hại cho sức khỏe trẻ. Theo đó, các khối ghép hình Lego, búp bê, ô tô đồ chơi cũ có thể chứa những vật liệu không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn đồ chơi hiện tại.
Các chuyên gia từ ĐH Plymouth đã tiến hành phân tích 200 mẫu đồ chơi nhựa cũ. Kết quả, họ nhận thấy hàm lượng khá lớn các chất như bari, chì, brom, cadmium, chromium, selenium bên trong các miếng ghép hình, búp bê, mô hình. Đây là các chất có thể khiến trẻ bị ngộ độc sau thời gian dài tiếp xúc, đặc biệt với trẻ có thói quen bỏ vào mọi đồ vật vào miệng nhai.
Vấn đề nằm ở chỗ, các mẫu đồ chơi mới luôn được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Nhưng với các mặt hàng đồ chơi cũ, chẳng có tiêu chuẩn nào ở đó cả. Theo các chuyên gia, tốt nhất là không nên mua các món đồ chơi đã quá cũ. Khi mua về cần qua một lần khử trùng, rồi mới có thể đưa cho con em sử dụng được.
2. Bong bóng bay
Chúng có thể là đồ trang trí vui mắt trong bữa tiệc và bé sẽ hứng thú khi nó nẩy lên nẩy xuống xung quanh, nhưng bong bóng bay là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ. Trẻ dễ bị nghẹn khi nuốt bong bóng chưa bơm hơi vào. Nó có thể chặn đường thở của bé và làm bé nghẹt thở.
3. Đồ chơi trẻ em có nam châm nhỏ
Trong đồ chơi của bé có thể có những thanh nam châm nhỏ và bé có thể cho vào miệng khi chúng vô tình rớt ra. Khi bé nuốt vào hai hoặc nhiều hơn những miếng nam châm, chúng có thể bị hút vào nhau thông qua thành ruột, xoắn rồi kẹp lấy ruột gây ra những tổn thương, tắc nghẽn, nhiễm trùng, có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời. Do đó, ba mẹ không nên chọn đồ chơi trẻ em có nam châm cho bé cho tới khi con được 14 tuổi.
4. Đồ chơi trẻ em có khối lượng nặng
Bé yêu có thể bị thương nếu chẳng may bị những món đồ chơi này rơi trúng.
5. Đồ chơi trẻ em có xâu chuỗi hoặc sợi dây dài hơn 30cm
Một sợi dây có thể vô tình quấn quanh cổ của bé và gây nghẹt thở. Một khi bé đã biết bò, có thể leo trèo, ba mẹ cũng nên loại bỏ những món đồ chơi di động treo ở cũi của bé. Cần đặc biệt cảnh giác về các đồ chơi như điện thoại bàn đồ chơi thường có dây.
6. Đồ chơi độc hại
Ngay cả khi món đồ chơi trông có vẻ an toàn, vẫn chưa thể chắc chắn là nó không chứa các loại hóa chất có thể gây hại cho bé. Phthalates, còn gọi là “chất làm dẻo”, tìm thấy trong nhiều loại đồ chơi. Cadmium, chì, thủy ngân và thạch tín là các chất hóa học khác mà bạn có thể tìm thấy trong tất cả mọi thứ từ búp bê, các tượng nhân vật hoạt hình bằng cao su cho đến trang sức dành cho trẻ em và thú nhồi bông.
Đồ chơi trẻ em thông minh kích thích sự sáng tạo của bé
1. Đồ chơi lắp ghép
Không có gì kích thích sự sáng tạo giúp bé thông minh bằng đồ chơi lắp ghép. Bạn có thể tập cho bé chơi đồ chơi này bằng dạng lắp ghép hình khối để bé có thể thỏa sức sáng tạo, lắp ghép những gì bé thích, hoặc đơn giản là ghép chúng lại thật cao, cao hơn cả bé, rồi từ từ tháo từng cái một ra. Chắc chắn loại đồ chơi này sẽ được đưa vào danh sách yêu thích của bé. Bạn nên lưu ý chọn những mảnh lắp ghép có bo tròn ở các cạnh và không quá sắc, nhọn, để bé không bị thương khi chơi nhé.
2. Đồ chơi xếp hình
Một lựa chọn khác về đồ chơi trẻ em 1 tuổi là đồ chơi xếp hình. Bạn nên cho bé bắt đầu với việc xếp các mảnh ghép vào các ô có hình dạng tròn, vuông, chữ nhật đơn giản. Sau khi bé đã nhuần nhuyễn việc nhận dạng hình dáng đồ vật thì mới chuyển sang cho bé ghép những mẫu hình đơn giản có từ 5-10 miếng ghép.
3. Đồ chơi phát ra âm thanh
Bé 1 tuổi bắt đầu thích nghịch phá với âm thanh và tạo ra những tiếng động ồn ào. Để giúp bé nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc và cũng để người lớn đỡ nhức đầu thì một món đồ chơi phát ra những tiếng nhạc du dương, nhẹ nhàng là lựa chọn tốt cho các bậc cha mẹ. Nếu theo xu hướng hiện đại thì bạn có thể chọn đàn đồ chơi mini, điện thoại phát ra tiếng nhạc, hộp âm nhạc. Nếu theo xu hướng truyền thống, bạn có thể chọn các bộ đàn gõ, trống đánh bằng tay.
4. Sách
Cho đến khi 1 tuổi, bé có thể sẽ chưa cần đến sách nhưng từ lứa tuổi này trở đi, bạn nên mua cho bé vài cuốn sách để tập thói quen đọc sách sau này. Sách cho bé 1 tuổi chưa cần phải chú ý quá nhiều đến nội dung câu chữ trong sách, mà nên chú ý đến phần trình bày. Sách nên có khổ lớn, hình ảnh đẹp, màu sắc tươi vui, bắt mắt để bé thấy thích thú khi nhìn vào hoặc có phần chưa tô màu để bé thỏa sức chơi đùa với màu sắc.
Bạn nên kể sơ câu chuyện, ứng với từng hình ảnh để bé hiểu câu chuyện mỗi khi lật từng trang sách. Có bé sẽ không nhớ nhiều về chuyện bạn kể, nhưng cũng có bé sẽ có thể kể lại vanh vách từng trang sách như chính bé có thể đọc được chữ vậy.
[inline_article id=23235]
Ba mẹ nào cũng thích mua đồ chơi trẻ em cho con nhưng không phải ai cũng để ý đến chuyện nó sẽ giúp ích gì cho bé, hoặc nó có an toàn cho trẻ? Ba mẹ nên nắm rõ các chia sẻ trong bài viết này để không phạm sai lầm trong việc cho bé dùng đồ chơi nhé.
Làm gì khi bé 2 tuổi hay la hét?
Để dạy con ngoan, bạn nên cố gắng không bình luận hoặc chỉ trích khi thấy bé la hét. Nếu sự ồn ào của bé thực sự gây phiền cho bạn và cho hàng xóm, bạn có thể yêu cầu bé ngừng la hét bằng cách dịu dàng nói với bé rằng: “Mẹ không thể chịu được tiếng la hét nhé, con yêu. Nó làm mẹ nhức đầu”. Đừng cố gắng quát to hơn để lấn át và hy vọng bé sẽ thôi la hét. Hành động này chỉ có tác dụng ngược mà thôi bởi vì bé sẽ nghĩ rằng âm thanh càng lớn càng chiếm ưu thế.
Bạn cũng có thể thử dạy con ngoan hơn bằng cách làm bé thích thú với trò chơi bạn đề nghị: “Cả mẹ và con cùng thét lớn hết mức có thể nhé!” và sau đó tham gia với bé trong việc la hét. Tiếp theo, giảm nhỏ âm lượng bằng cách nói: “Bây giờ đến lúc xem ai có thể thì thầm tốt hơn nào”. Tiếp tục trò chơi bằng các hoạt động khác, chẳng hạn như nắm lỗ tai mình, nhảy lên nhảy xuống. Điều này sẽ làm cho tiếng la hét có vẻ như chỉ là một trong rất nhiều những điều thú vị bé có thể làm.
Nếu là con đầu, bé có thể hét lên khi muốn ba mẹ chú ý tới mình. Đây là cách để bé nói rằng: “Này, nhìn con này”. Bé có thể cố nói lớn giọng trong khi ba mẹ đang nói chuyện để chuyển hướng sự chú ý của bạn trở lại với bé. Trong trường hợp này, bạn có thể dạy con ngoan không la hét bằng cách ra dấu cho bé, ví dụ như đưa một ngón tay lên miệng như một cách ngầm nói rằng bạn biết bé muốn nói chuyện nhưng phải đợi đến lượt của mình chứ đừng nên la hét.
Để dạy con ngoan hơn, bạn chỉ nên ra dấu chứ không nên ngừng cuộc đối thoại lại để quay sang nói chuyện với bé. Nếu bé có thể chờ đợi mà không giận dỗi, đừng quên khen ngợi bé. Nếu bé bỏ qua tín hiệu “Giữ im lặng” của bạn, nên nhắc cho bé nhớ ý nghĩa của tín hiệu đó và thử lại lần sau.
Kinh nghiệm dạy con ngoan khi bé hay la hét
“Khi con gái hai tuổi của tôi la hét quá lớn, tôi trả lời với bé một cách nhỏ nhẹ. Sau đó, bé trả lời tôi cũng như vậy, hoặc ít nhất là bé phải hạ thấp giọng xuống để nghe tôi nói. Tôi đã dùng cách này nhiều lần và rất có tác dụng.” (chị Mai Hà, giáo viên mầm non, TP.HCM).
“Con trai của tôi thường hay la hét cho tới khi hết sức mới thôi. Tôi đã tìm cách dạy bé “hét trong im lặng” bằng cách hét thầm trong cổ họng. Đối với bé, đây là một trò chơi tuyệt vời và bé có thể la hét thoải mái mà không làm phiền người xung quanh!” (chị Thanh Phương, nhân viên văn phòng).
“Khi con gái tôi hét lớn, tôi nói: “Hét lớn lên!” và tôi cùng hét với bé. Sau đó tôi nói: “Nhỏ lại!” và cả hai đều hạ thấp giọng xuống. Thường chỉ mất một vài lần là bé chán. Khi chúng tôi yêu cầu bé nói to hay nhỏ hơn, bé đã biết nghe lời.” (chị Minh, nhân viên văn phòng).
“Chúng tôi dạy con ngoan bằng cách nói năng nhỏ nhẹ, giọng nói bình thường khi ở trong nhà, và gọi tên giọng nói đó là “giọng nói dễ thương”. Mỗi khi bé lớn giọng, chúng tôi nhắc nhở bé rằng mọi người muốn nghe “giọng nói dễ thương” của bé. (chị Hạnh, nhà báo).
“Mỗi khi bé con 3 tuổi rưỡi của tôi hét lên, tôi chỉ nói với bé rằng tôi không thể hiểu bất cứ điều gì bé nói vì âm lượng quá lớn. Thế là bé phải giảm âm lượng và nói chuyện rõ ràng hơn để tôi có thể hiểu được những gì bé đang cần. (chị Trâm, chủ cửa hàng thời trang).
Có nhiều phương cách để trẻ tiếp xúc với âm nhạc, ngay từ thuở nằm nôi, bạn hãy lựa chọn nhạc thật tinh tế để giúp bé tăng khả năng cảm thụ và cảm thấy thư thái hơn. Nhạc cho trẻ sơ sinh nên là những bản nhạc nhẹ nhàng và êm dịu.
1. Có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc khi ngủ?
Âm nhạc không chỉ đóng vai trò trong sự phát triển của trẻ sau khi ra đời; mà từ khi trong bụng mẹ; âm nhạc đã có thể thúc đẩy sự phát triển não bộ của thai nhi.
Do đó, có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc khi ngủ không; câu trả lời là CÓ NÊN mẹ nhé. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại nhạc nào cho trẻ sơ sinh cũng rất quan trọng. Để giúp bé có giấc ngủ ngon, không phải loại nhạc nào cũng thực sự phù hợp.
Một số mẹ tin rằng tiếng hát ru vẫn tốt hơn bật nhạc cho trẻ sơ sinh. Mẹ cùng tìm hiểu về vấn đề này trong nội dung tiếp theo nhé.
2. Mẹ nên tự hát ru hay mở máy nghe nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon?
Từ khi chào đời, trẻ sơ sinh đã có thể cảm nhận được âm nhạc, các giai điệu quen thuộc, các bài hát và tiếng nói của cha mẹ với tiếng nói của người khác. Khả năng này không cần phải học qua kinh nghiệm như chúng ta vẫn nghĩ.
2.1 Trẻ sơ sinh phản hồi như thế nào với tiếng hát ru của mẹ?
Các nhà nghiên cứu tại Harvard đã thử nghiệm cho các trẻ sơ sinh Mỹ nghe những bài hát ru bằng các ngôn ngữ khác nhau và giai điệu không quen thuộc. Kết quả cho thấy những đứa trẻ sơ sinh đã giảm nhịp tim, giãn đồng tử và giảm đáp ứng điện da khi nghe những bài hát ru.
Điều này cho thấy rằng hát ru cho trẻ nghe có tác dụng tâm lý đặc biệt có thể đưa trẻ vào giấc ngủ.
2.2 Lợi ích khi cho trẻ nghe mẹ hát ru
Các bé rất thích giọng nói của ba mẹ. Khi cho bé ngủ, mẹ có thể chọn các bài hát ru khác nhau để ngân nga cho bé nghe. Và theo thói quen, khi trẻ nhận được tín hiệu hát ru từ mẹ đồng nghĩa với việc đến giờ ngủ, và có thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ ngon lành.
Hát ru dỗ ngủ trẻ là cách gắn kết tình mẫu tử. Nhạc ru bé truyền thống, còn gọi là hát ru, thường là những bài hát nhẹ nhàng, đơn giản và phần lớn từ ca dao, tục ngữ, đồng dao, hò vè dân gian, thơ… được truyền miệng từ đời này qua đời khác.
Những bài hát ru ngày xưa là chìa khoá mở cửa tâm hồn trẻ thơ về cảm nhận thế giới quan gần gũi xung quanh trong tiếng hát ru ấm áp của mẹ, của bà và là chiếc cầu nối gắn kết tình mẫu tử giữa trẻ và mẹ.
[key-takeaways title=””]
Tóm lại, hát ru có thể là một lựa chọn tuyệt vời thay thế nhạc cho trẻ sơ sinh; giúp bé chìm sâu vào giấc ngủ. Nếu mẹ yêu thích ca hát và muốn hát ru; thì mẹ vẫn có thể nhé. Trẻ sơ sinh sẽ chìm vào giấc ngủ ngon thôi.
“Mang nặng đẻ đau cưu mang chín tháng.
Nghĩa mẹ tày trời sông cạn, nuôi con.
Đói cơm rách áo, ruột mẹ héo hon.
Khi con no ấm, lòng mẹ vẫn chưa trọn (mà) thảnh thơi.”
Nhạc hát ru cho trẻ sơ sinh số 2:
“Ngậm đắng nuốt cay thương thay lòng mẹ.
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo (chứ) con lăn.
Con ăn con ngủ thì mẹ đỡ băn khoăn.
Khi con trở trời hơi gió, mẹ chẳng an tâm chút nào.”
Nhạc hát ru cho trẻ sơ sinh số 3:
“Gió mùa thu…mẹ ru mà con ngủ…
Năm canh chày…năm canh chày…thức đủ vừa năm…
Hỡi chàng chàng ơi…hỡi người người ơi…
Em nhớ tới chàng…em nhớ tới chàng…”
Nhạc hát ru cho trẻ sơ sinh số 4:
“Hãy nín nín đi con.
Hãy ngủ ngủ đi con.
Con hỡi mà con hời…con hỡi mà con hời…
Con hỡi con hời…con hỡi con…”
Nhạc hát ru cho trẻ sơ sinh số 5:
“Ví dầu cầu ván đóng đinh.
Cầu tre lắc lẻo ghập ghềnh khó đi.
Khó đi mượn chén ăn cơm.
Mượn ly uống rượu, mượn đờn kéo chơi.
Kéo chơi ba tiếng đờn cò.
Đứt dây đứt nhọ quên hò sự sang.
Ví dầu thiếp chẳng yêu chàng.
Xin đưa thiếp xuống đò ngang thiếp về.”
Nhạc hát ru cho trẻ sơ sinh số 6:
“Con kiến mà leo cành đa.
Leo phải cành cộc leo ra leo vào.
Con kiến mà leo cành đào.
Leo phải cành cộc leo vào leo ra.”
Nhạc hát ru cho trẻ sơ sinh số 7:
“Bà còng đi chợ trời mưa.
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng.
Tiền bà trong túi rơi ra.
Tép tôm nhặt được trả bà mua rau.”
Nhạc hát ru cho trẻ sơ sinh số 8:
“Cõng em đi tới nhà bà.
Dẫm phải cứt gà bà không cho vô.
Cõng em đi đến nhà cô.
Cô đập cô đánh cô xô ra rào.”
Nhạc hát ru cho trẻ sơ sinh số 9:
“Đêm Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ.
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu.
Anh về anh học chữ nhu.
Ba thu em cũng đợi ngàn năm em cũng chờ…”
Nhạc hát ru cho trẻ sơ sinh số 10:
“Còn cha còn mẹ thì hơn,
Không cha không mẹ như đờn đứt dây.
Đờn đứt dây còn xoay còn nối.
Con mất cha mẹ rồi con phải mồ côi.”
[inline_article id=244763]
3. Nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc gì?
Ngày nay, công nghệ và máy móc hỗ trợ các bậc cha mẹ rất nhiều trong việc tiết kiệm thời gian chăm sóc con cái. Đối với trẻ sơ sinh, chỉ cần cho trẻ vào nôi điện; nôi tự đong đưa theo chế độ cài sẵn; mở ứng dụng nhạc hát ru dành cho trẻ sơ sinh; hay những loại nhạc êm dịu khác.
Không phải tất cả các loại nhạc đều thích hợp để cho trẻ có giấc ngủ ngon và thư giãn. Âm nhạc có tác dụng xoa dịu tâm hồn và giúp trẻ ngon giấc; nhưng chỉ với những bản nhạc dành riêng cho em bé êm dịu; vừa nhỏ âm thanh để tránh gây giật mình cho trẻ giữa giấc.
Mẹ không nên bật nhạc quá to trong khi bé chơi hoặc ngủ bởi nhạc to sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé; nhất là khi ngủ nhạc to có thể khiến bé giật mình trong hoảng sợ. Lâu dần các hoảng sợ và giật mình này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thần kinh của trẻ.
Mẹ có thể kết hợp vừa chơi vừa cho trẻ nghe nhạc nhằm giúp trẻ có những giây phút thư giãn và vui vẻ.
[key-takeaways title=”Những bản nhạc nước ngoài cho trẻ sơ sinh nghe để bé yêu có giấc ngủ ngon và thư giãn”]
Qua bài viết, hy vọng mẹ đã quyết định có nên mở nhạc cho trẻ sơ sinh hay không; hay là nên hát ru cho bé cưng chìm vào giấc ngủ. Đồng thời, cách chọn nhạc như thế nào. Chúc mẹ và bé cùng có những giấc ngủ bình an!
Những bé được tiếp xúc với ngôn ngữ ký hiệu sau này sẽ có vốn từ vựng phong phú hơn và khả năng biểu cảm đa dạng hơn những bé không được học ngôn ngữ này. Bên cạnh việc phát triển ngôn ngữ, cách thức này cũng giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và thắt chặt tình cảm với con.
Dưới đây là một số ký hiệu đơn giản nhưng rất hữu ích dành cho bạn:
1. Dạy bé gọi “Mẹ”
Bàn tay phải của bạn duỗi thẳng, mở rộng và đặt gần sát mang tai sao cho ngón tay trỏ gần sát với cằm. Sau đó, gọi tiếng ‘Mẹ’ rõ ràng và dứt khoát.
2. Dạy bé gọi “Ba”
Bàn tay phải hoặc trái của mẹ duỗi thẳng, mở rộng sao cho ngón trỏ đặt gần sát chân mày bên phải/trái. Sau đó, gọi tiếng ‘Ba’ với giọng điệu vui tươi và rõ ràng…
3. “Mẹ yêu con”
Bạn có thể sử dụng ký hiệu này bằng một bàn tay. Bạn chỉ cần giơ thẳng ngón tay cái, ngón trỏ và ngón út, trong khi ngón đeo nhẫn và ngón giữa cụp xuống. Hướng lòng bàn tay về phía bé và di chuyển bàn tay từ từ trong khi nói to, mạch lạc “Mẹ yêu con”. Ngôn ngữ ký hiệu này rất dễ học, khiến bé cảm thấy thích thú và giúp bé biết thể hiện tình cảm ngay từ nhỏ.
4. Đi vệ sinh
Nắm bàn tay, ngón cái để giữa ngón trỏ và ngón giữa. Giơ nắm tay ngang vai và lắc lắc nắm tay giống như bạn đang rung chuông báo hiệu cho bé đã đến lúc đi vệ sinh.
Ký hiệu này, bạn có thể dạy bé sử dụng cho cả việc đi ị và đi tiểu của bé. Sử dụng các ký hiệu khi bạn thấy bỉm của bé bị bẩn để bé có thể nhận thức được những gì bé vừa làm.
5. Hơn/Nữa
Gõ nhẹ các đầu ngón tay lại với nhau 2 lần.
6. Xong/Hết
Xoè rộng các ngón tay, lúc lắc bàn tay để cho thấy trong tay không có gì.
Ký hiệu này sẽ hướng bé chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, giúp mẹ giải thích cho bé hiểu rằng mọi thứ đã xong/hết/chấm dứt..
7. Ngủ
Dạy bé đưa bàn tay lên mặt và vuốt xuống như thể nhắm mắt lại.
Ra hiệu cho bé biết đã đến lúc phải đi ngủ là một phương pháp tốt để bắt đầu thói quen đi ngủ đúng giờ. Thậm chí nếu bé biết ra hiệu rằng: con đã mệt rồi, con muốn đi ngủ sẽ tốt hơn.
8. Thuốc
Dùng ngón tay giữa di tròn trong lòng bàn tay giống như đang nghiền thuốc
Nhờ có ký hiệu này mà khi bé đang mọc răng, bé có thể nói với bạn là bé muốn uống thuốc để giảm đau.
9. Ăn
Đưa tay lên miệng giả bộ như cho thức ăn vào miệng.
Sử dụng ký hiệu này một cách nhất quán và thường xuyên mỗi khi bạn ăn. Khi bạn đang ăn, hãy vừa ra hiệu vừa nói từ “ăn”: Bố mẹ sắp ăn đây. Con có muốn ăn không? Chúng ta ăn thêm chút bột nữa nhé?
10. Sữa
Giả bộ như đang vắt sữa bò.
Khi ra hiệu nên nhớ ngữ cảnh đóng vai trò rất quan trọng. Hãy ra hiệu từ “sữa” trong khi cho bé bú sữa chứ đừng dùng ký hiệu này khi bạn làm những việc khác.
11. Thay tã
Áp hai nắm tay lại với nhau và xoay tới xoay lui.
“Thay tã” là một ký hiệu quan trọng vì bé có thể nhận ra ngay khi bạn sắp chuyển từ việc chơi sang việc thay tã – điều mà có thể bé sẽ không thích làm. Ký hiệu “thay tã” sẽ giúp bé hiểu chỉ tạm thời ngừng chơi một lát. Sau khi bạn làm xong thì hãy dùng ký hiệu “xong rồi” và nói: Chúng ta thay xong rồi! để bé hiểu được đã thay xong và bé có thể tiếp tục chơi. Nhiều bậc cha mẹ cho biết nhờ sử dụng hai ký hiệu “thay tã” và “xong rồi” mà cuộc “vật lộn” thay tã trở nên dễ dàng hơn.
12. Giúp đỡ
Một bàn tay đỡ lấy một nắm tay hoặc vỗ nhẹ hai tay lên ngực.
Bạn có hay trợ giúp bé hay là bạn để bé tự lám một mình? Ký hiệu này sẽ giúp bé truyền đạt khi cần sự trợ giúp của bạn hoặc khi bé muốn giúp bạn.
13. Tắm
Hai tay xoa xoa trước ngực, bắt chước hành động kỳ cọ khi đang tắm
Hãy dạy bé học những từ quen thuộc mà bé làm mỗi ngày ví dụ như từ “tắm”.
14. Chơi
Giơ ngón cái với ngón út tạo dáng chữ Y và lúc lắc tay.
Đừng quá lo về việc dạy tất cả các ký hiệu cùng một lúc; nên bắt đầu với vài ký hiệu. Khi bạn nghĩ bé bạn có thể nắm bắt được một ký hiệu nào đó và cũng biết ra hiệu lại, bạn có thể tập cho bé thêm một vài ký hiệu mới.
15. Quả chuối-nhận biết món khoái khẩu
Giả bộ như đang lột vỏ một quả chuối.
Dạy cho bé những ký hiệu chỉ các món ăn giúp bạn nhận biết vài món khoái khẩu của bé chẳng hạn như ký hiệu “Chuối ” – một thứ trái cây dễ ăn nhất mà hầu như bé nào cũng thích ăn.
16. Nước
Giơ ngón tay chỉ số 3 (giống từ W) vỗ nhẹ trước miệng.
Đừng kỳ vọng các ký hiệu sẽ hoàn hảo theo ý bạn. Bé có thể ra những ký hiệu hơi khác lạ với bạn, vì các kỹ năng cơ tinh của bé không khéo léo được như bạn. Nếu bạn nghĩ bé đang cố ra hiệu một cái gì đó, tùy từng giai đoạn, bạn có thể giúp đỡ bé: Ồ! Con muốn nói từ Nước à? Con muốn uống nước không? và sửa ký hiệu sai của bé.
17. Sách
Úp hai bàn tay lại và mở ra giống như đang mở một cuốn sách
Kích thích lòng ham mê đọc sách ngay từ thời thơ ấu bằng ký hiệu “sách” vô cùng đơn giản.
18. Ký hiệu : Chó
Vỗ vào đùi như gọi con chó.
Nhiều ký hiệu rất dễ nhớ vì chúng bắt chước một hành động bạn có thể đã sử dụng trước đó. Vỗ nhẹ chân và gọi một con chó là một hành động theo bản năng, khiến ký hiệu trở nên rất tự nhiên.
19. Mèo
Dùng 2 tay vuốt hai bên má như mèo vuốt râu.
Mỗi khi ra hiệu, bạn và bé nên nhìn thẳng vào mắt nhau, đảm bảo bé có thể nhìn rõ tay bạn. Đây là chìa khoá giúp bé biết cách kết nối ký hiệu với từ ngữ.
20. Bánh mì
Giả bộ như đang cắt một lát bánh mì.
Một vài bé sẽ tỏ ra khó chịu hoặc vui thích khi bố mẹ ra hiệu. Tất cả những phản ứng ấy chứng tỏ bé tiếp thu được hình thức giao tiếp của bạn.
21. Quả táo
Đưa khớp ngón trỏ chạm vào má và xoắn nhẹ má.
Tùy theo sở thích và mối quan tâm của bé mà bố mẹ có thể tăng cường những ký hiệu có liên quan đến các đề tài đó. Chẳng hạn như nếu bạn nhận thấy bé thích các con vật, dạy bé các ký hiệu “con chó”, “con cá”… Nếu bé thích ăn táo, dạy cho bé ký hiệu “quả táo”.
22. Quả bóng
Giả bộ như đang vỗ một quả bóng.
Đừng chỉ dành toàn thời gian để ra hiệu, mà nên biết kết hợp với những hoạt động trong ngày của bé, ví dụ như vừa chơi vừa ra hiệu, sao cho càng vui càng đơn giản thì càng tốt.
23. Ký hiệu : Chia sẻ
Dùng tay xoa xoa vào vết lõm giữa ngón cái và ngón trỏ tay bên kia.
Hãy kiên nhẫn và đừng so sánh đứa con bé bỏng của mình với một người rành rọt về ngôn ngữ ký hiệu. Vài đứa bé mất nhiều thời gian tập ra hiệu hơn những bé khác.
24. Làm ơn/vui lòng/dạ
Dùng tay xoa thành một vòng tròn trước ngực.
Đây là ký hiệu dạy cho bé kỹ năng và cách cư xử khi giao tiếp.
25. Cảm ơn
Đưa tay chạm vào môi và đưa tay ra phía trước như mi gió.
Ngôn ngữ ký hiệu không những tạo điều kiện thuận lợi cho bạn và bé giao tiếp với nhau từ rất sớm mà còn giúp bé biết nói sớm hơn.
Đừng nổi nóng vì bé không cố ý làm vậy để thử thách sự kiên nhẫn của bạn đâu. Đơn giản là với bé tuổi mầm non, hành động mặc vào và cởi ra khiến bé thích thú mà thôi. Việc bé mặc quần áo cho bản thân và kể cả cho búp bê là cơ hội tốt giúp trẻ thực hành kỹ năng vận động tinh, cụ thể là việc phối hợp các ngón tay và bàn tay với nhau.Vì vậy hãy tạo thêm nhiều điều kiện để giúp bé thuần thục kỹ năng đó.
Thật ra, những bộ quần áo búp bê quá nhỏ để bé có thể mặc dễ dàng, vì thế sẽ chẳng có gì lạ nếu bé bỏ cuộc và ngồi khóc sụt sùi. Những bộ đồ cho chú gấu nhồi bông như một chiếc áo choàng không tay hay áo khoác chui đầu sẽ phù hợp cho bé tập mặc quần áo hơn, những món đồ này bạn có thể tự làm bằng vải.
Búp bê nhựa hoặc búp bê vải nỉ với nhiều quần áo và phụ kiện để bé tập thay đồ cho chúng cũng là lựa chọn phù hợp vì giúp bé hình thành khả năng cảm nhận về thời trang, những kỹ năng lựa chọn khác mà không quá thử thách với trẻ nhỏ. Cuối cùng, những cuốn sách dán hình mà bạn có thể mua dễ dàng ở nhà sách cũng sẽ rất hữu ích cho bé. Nếu bé đặc biệt thích tự mặc quần áo, bạn có thể cho bé những món đồ dễ mặc như áo khoác, khăn choàng hay mũ nón.
Bạn nên chọn cho bé loại quần có lưng thun hay áo chui đầu và một đôi giày dễ gài. Những vật này sẽ giúp bé tự mặc đồ nhanh và dễ dàng hơn. Dần dần bạn có thể tăng thêm thử thách cho bé với những món đồ có nút hay khóa lớn.
Bố mẹ có thể bắt đầu dùng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với bé sau khi bé tròn 4 tháng tuổi và mãi cho đến khi được 7-9 tháng tuổi bé mới biết ra hiệu để giao tiếp lại với bố mẹ vì lúc đó bé biết phối hợp tay chân tốt hơn.
2. Ký hiệu: Xong/Hết
Xoè rộng các ngón tay, lúc lắc bàn tay để cho thấy trong tay không có gì
Ký hiệu này sẽ hướng bé chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, giúp mẹ giải thích cho bé hiểu rằng mọi thứ đã xong/hết/chấm dứt..
3. Ký hiệu: Ngủ
Đưa bàn tay lên mặt và vuốt xuống như thể nhắm mắt lại
Ra hiệu cho bé biết đã đến lúc phải đi ngủ là một phương pháp tốt để bắt đầu thói quen đi ngủ đúng giờ. Thậm chí nếu bé biết ra hiệu rằng: con đã mệt rồi, con muốn đi ngủ sẽ tốt hơn.
4. Ký hiệu: Thuốc
Dùng ngón tay giữa di tròn trong lòng bàn tay giống như đang nghiền thuốc
Nhờ có ký hiệu này mà khi bé đang mọc răng, bé có thể nói với bạn là bé muốn uống thuốc để giảm đau.
5. Ký hiệu : Ăn
Đưa tay lên miệng giả bộ như cho thức ăn vào miệng
Sử dụng ký hiệu này một cách nhất quán và thường xuyên mỗi khi bạn ăn. Khi bạn đang ăn, hãy vừa ra hiệu vừa nói từ “ăn”: Bố mẹ sắp ăn đây. Con có muốn ăn không? Chúng ta ăn thêm chút bột nữa nhé?
6. Ký hiệu : Sữa
Giả bộ như đang vắt sữa bò
Khi ra hiệu nên nhớ ngữ cảnh đóng vai trò rất quan trọng. Hãy ra hiệu từ “sữa” trong khi cho bé bú sữa chứ đừng dùng ký hiệu này khi bạn làm những việc khác.
7. Ký hiệu : Thay tã
Áp hai nắm tay lại với nhau và xoay tới xoay lui
“Thay tã” là một ký hiệu quan trọng vì bé có thể nhận ra ngay khi bạn sắp chuyển từ việc chơi sang việc thay tã – điều mà có thể bé sẽ không thích làm. Ký hiệu “thay tã” sẽ giúp bé hiểu chỉ tạm thời ngừng chơi một lát. Sau khi bạn làm xong thì hãy dùng ký hiệu “xong rồi” và nói: Chúng ta thay xong rồi! để bé hiểu được đã thay xong và bé có thể tiếp tục chơi. Nhiều bậc cha mẹ cho biết nhờ sử dụng hai ký hiệu “thay tã” và “xong rồi” mà cuộc “vật lộn” thay tã trở nên dễ dàng hơn.
8. Ký hiệu : Giúp đỡ
Một bàn tay đỡ lấy một nắm tay hoặc vỗ nhẹ hai tay lên ngực
Bạn có hay trợ giúp bé hay là bạn để bé tự lám một mình? Ký hiệu này sẽ giúp bé truyền đạt khi cần sự trợ giúp của bạn — hoặc khi bé muốn giúp bạn.
9. Ký hiệu : Tắm
Hai tay xoa xoa trước ngực, bắt chước hành động kỳ cọ khi đang tắm
Hãy dạy bé học những từ quen thuộc mà bé làm mỗi ngày ví dụ như từ “tắm”.
10. Ký hiệu : Chơi
Giơ ngón cái với ngón út tạo dáng chữ Y và lúc lắc tay
Đừng quá lo về việc dạy tất cả các ký hiệu cùng một lúc; nên bắt đầu với vài ký hiệu. Khi bạn nghĩ bé bạn có thể nắm bắt được một ký hiệu nào đó và cũng biết ra hiệu lại, bạn có thể tập cho bé thêm một vài ký hiệu mới.
Dạy cho bé những ký hiệu chỉ các món ăn giúp bạn nhận biết vài món khoái khẩu của bé chẳng hạn như ký hiệu “Chuối ” – một thứ trái cây dễ ăn nhất mà hầu như bé nào cũng thích ăn.
12. Ký hiệu : Nước
Giơ ngón tay chỉ số 3 (giống từ W) vỗ nhẹ trước miệng
Đừng kỳ vọng các ký hiệu sẽ hoàn hảo theo ý bạn. Bé có thể ra những ký hiệu hơi khác lạ với bạn, vì các kỹ năng cơ tinh của bé không khéo léo được như bạn. Nếu bạn nghĩ bé đang cố ra hiệu một cái gì đó, hãy giúp đỡ bé: Ồ! Con muốn nói từ Nước à? Con muốn uống nước không? và sửa sai ký hiệu của bé.
13. Ký hiệu : Sách
Úp hai bàn tay lại và mở ra giống như đang mở một cuốn sách
Kích thích lòng ham mê đọc sách ngay từ thời thơ ấu bằng ký hiệu “sách” vô cùng đơn giản.
14. Ký hiệu : Chó
Vỗ vào đùi như gọi con chó
Nhiều ký hiệu rất dễ nhớ vì chúng bắt chước một hành động bạn có thể đã sử dụng trước đó. Vỗ nhẹ chân và gọi một con chó là một hành động theo bản năng, điều này sẽ khiến ký hiệu trở nên rất tự nhiên.
15. Ký hiệu : Mèo
Dùng 2 tay vuốt hai bên má như mèo vuốt râu
Mỗi khi ra hiệu, bạn và bé nên nhìn thẳng vào mắt nhau, đảm bảo bé có thể nhìn rõ tay bạn. Đây là chìa khoá giúp bé biết cách kết nối ký hiệu với từ ngữ.
16. Ký hiệu : Bánh mì
Giả bộ như đang cắt một lát bánh mì
Một vài bé sẽ tỏ ra khó chịu hoặc vui thích khi bố mẹ ra hiệu. Tất cả những phản ứng ấy chứng tỏ bé tiếp thu được hình thức giao tiếp của bạn.
17. Ký hiệu: Quả táo
Đưa khớp ngón trỏ chạm vào má và xoắn nhẹ má
Tuỳ theo sở thích và mối quan tâm của bé mà bố mẹ có thể tăng cường những ký hiệu có liên quan đến các đề tài đó. Chẳng hạn như, nếu bạn nhận thấy bé thích các con vật, dạy bé các ký hiệu “con chó”, “con cá”… Nếu bé thích ăn táo, dạy cho bé ký hiệu “quả táo”.
18. Sign : Quả bóng
Giả bộ như đang vỗ một quả bóng
Đừng chỉ dành toàn thời gian để ra hiệu, mà nên biết kết hợp với những hoạt động trong ngày của bé, ví dụ như vừa chơi vừa ra hiệu, sao cho càng vui càng đơn giản thì càng tốt.
19. Ký hiệu : Chia sẻ
Dùng tay xoa xoa vào vết lõm giữa ngón cái và ngón trỏ tay bên kia
Hãy kiên nhẫn — và đừng so sánh đứa con bé bỏng của mình với một người rành rọt về ngôn ngữ ký hiệu. Vài đứa bé mất nhiều thời gian tập ra hiệu hơn những bé khác.
20. Ký hiệu: Làm ơn/vui lòng/dạ
Dùng tay xoa thành một vòng tròn trước ngực
Đây là ký hiệu dạy cho bé kỹ năng và cách cư xử khi giao tiếp.
21. Ký hiệu : Cảm ơn
Đưa tay chạm vào môi và đưa tay ra phía trước như mi gió
Ngôn ngữ ký hiệu không những tạo điều kiện thuận lợi cho bạn và bé giao tiếp với nhau từ rất sớm mà còn giúp bé biết nói sớm hơn.