Nuôi dạy con chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Ngược lại, nó đòi hỏi kiến thức, kỹ năng và cách vận dụng thông minh từ các bậc phụ huynh. Với chuyên mục này, các thông tin được xây dựng nhằm trở thành một bách khoa toàn thư cung cấp kiến thức cần thiết cho quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái. Tất cả nhằm giúp cha mẹ hiểu rõ về nét tính cách, tư duy, suy nghĩ của con và từ đó áp dụng cho con phương pháp giáo dục, nuôi nấng phù hợp.
Khả năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, thấu hiểu cảm xúc là những biểu hiện của một người có chỉ số EQ cao. EQ cao giúp trẻ cân bằng cảm xúc tốt hơn, nói ra được suy nghĩ và tìm cách giải quyết chúng hiệu quả hơn, từ đó giúp con có khả năng vượt qua được những trở ngại trong cuộc sống. Vậy biểu hiện nào cho thấy trẻ có EQ cao? Mời mẹ cùng đọc bài viết dưới đây.
Trẻ thường tâm sự với cha mẹ
Thể hiện cảm xúc và sử dụng chúng để tạo kết nối với người khác là điều quan trọng để có chỉ số EQ cao. Theo đó, chúng ta với tư cách là cha mẹ nên khuyến khích con cái bày tỏ khi chúng cảm thấy tồi tệ. Cha mẹ cũng nên thường xuyên kết nối với trẻ để con có thể cởi mở, hỗ trợ trẻ giải quyết vấn đề và đối phó với những thay đổi trong cảm xúc của mình.
Cởi mở, muốn tìm hiểu về thế giới và những người khác là dấu hiệu của trẻ có EQ cao. Nếu con liên tục hỏi “tại sao” hoặc bị lôi cuốn vào câu chuyện về cuộc đời, nỗ lực của người khác, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tiếp tục phát huy. Vì điều này là cách rõ ràng để phát triển sự đồng cảm – dấu hiệu của chỉ số EQ cao.
Sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ về cảm xúc của mình
Những đứa trẻ có chỉ số EQ cao rất giỏi trong việc nhận biết và bày tỏ cảm xúc đa dạng của mình. Chẳng hạn, trẻ sẽ buồn khi không thể đi chơi với bạn bè, phấn khích khi có đồ chơi mới, tức giận hay sợ hãi điều gì đó.
Chỉ số EQ cao khiến trẻ biết đồng cảm với người khác
Trẻ có chỉ số EQ cao có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác. Nếu trẻ biết ôm bạn khi thấy bạn buồn, hay muốn giúp đỡ những đứa trẻ khác ở sân chơi, trường học, đó chính là dấu hiệu của sự đồng cảm.
Trẻ biết lắng nghe
Những đứa trẻ có chỉ số EQ cao thường trở thành người lắng nghe trong các nhóm bạn của mình. Mọi người tin tưởng trẻ sẽ lắng nghe và đứng ra giải quyết vấn đề. Cha mẹ có thể thúc đẩy khả năng lắng nghe của trẻ bằng cách cho con thấy cảm giác vui vẻ của mọi người khi được người khác lắng nghe.
Trẻ có chỉ số EQ cao có thể giữ bình tĩnh
Trẻ nhỏ có những cảm xúc thô sơ và khó kiểm soát. Khả năng quản lý cảm xúc và đối phó khi mọi thứ không theo ý mình không phải là kỹ năng mà trẻ nào cũng có được khi còn nhỏ. Là cha mẹ, chúng ta nên khuyến khích trẻ khi con nỗ lực giữ bình tĩnh bằng nhiều cách khác nhau như hít thở sâu, đếm… Đây chính là nền tảng để phát triển trí tuệ cảm xúc.
Trẻ có chỉ số EQ cao biết nói “không” khi cần thiết
Trẻ em có EQ cao có nhiều khả năng thiết lập và đặt ra các ranh giới cá nhân của riêng mình. Trẻ sẵn sàng từ chối, nói “không” với những điều mình không muốn. Chúng có thể nói lên và kiên quyết bày tỏ mong muốn đó nhưng vẫn thể hiện hợp lý, tử tế.
Các chuyên gia khuyến khích ba mẹ hỗ trợ và phát triển trẻ ở cả chỉ số IQ và EQ để có đủ yếu tố cần thiết cho sự thành công của con trong tương lai.
Không đòi hỏi dụng cụ, các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vẫn vô cùng thu hút với trẻ nhỏ bởi sự thú vị; rộn ràng và đặc biệt là có thể chơi cả khi ít và nhiều bạn.
1. Kéo cưa lừa xẻ – trò chơi dân gian cho trẻ tập thể dục mỗi ngày
Lợi ích: Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non này giúp bé vận động nhẹ nhàng, như một bài tập thể dục hàng ngày cho bé.
Cách chơi: Trò chơi này 2 bé có thể chơi với nhau hoặc có thể mẹ chơi với bé. Mẹ và bé ngồi đối diện nhau, dang chân ra, hai bàn chân chạm vào nhau, hai bàn tay nắm chặt nhau. Mẹ vừa hát vừa kéo tay đẩy qua đẩy lại, giống động tác hai người thợ ngồi hiệp sức cưa gỗ.
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ.
Độ tuổi thích hợp: Từ 2 tuổi trở lên. Đây là độ tuổi khả năng ngôn ngữ và vận động của bé đã khá tốt để hiểu được nhịp điệu, vần thơ và cách chơi.
2. Chi chi chành chành
Lợi ích: trò chơi dân gian cho trẻ này giúp trẻ rèn luyện tính phản xạ nhanh.
Cách chơi: Con xòe bàn tay và mẹ giơ ngón tay cái chỉ vào lòng bàn tay con, Lúc nay con và mẹ đọc to lời bài đồng dao:
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Dắt dế đi tìm
Ù à ù ập
Đóng sập cửa vào
Đọc đến chữ “sập” con nắm tay lại, mẹ rút tay ra thật nhanh. Nếu mẹ rút tay ra không kịp thì sẽ bị phạt.
Độ tuổi thích hợp: Từ 12 tháng. Đây là một trò chơi không đòi hỏi bé phải vận động nhiều nhóm cơ, chỉ cần bàn tay khéo là đủ.
3. Oẳn tù tì – trò chơi dân gian cho trẻ phát triển sự phản xạ
Lợi ích: Trò chơi dân gian cho trẻ này giúp rèn phản xạ nhanh và óc phán đoán.
Cách chơi:
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non này có thể chơi khi có từ 2 bạn nhỏ trở lên, hai người giơ tay ra đồng thồi với câu hát “Oẳn tù tì, ra cái gì? Ra cái này!”.
Sau đó tất cả người chơi cùng xòe tay ra với các hình: dùi, búa, lá, kéo. Người thắng cuộc được tìm ra theo quy tắc sau: dùi đâm thủng lá; dùi khoan được kéo; kéo cắt được lá; búa nện được kéo, dùi; lá bao được búa.
Độ tuổi thích hợp: Từ 3 tuổi.
[inline_article id=95022]
4. Thả đỉa ba ba
Lợi ích: Trò chơi dân gian cho trẻ giúp rèn khả năng vận động, sự nhanh nhạy.
Cách chơi: Vẽ một vòng tròn giữa sân hoặc giữa nhà để làm sông, sau đó, tất cả người tham gia đứng thành một vòng tròn vây quanh. Một người ở giữa đóng vai đỉa sẽ đọc bài:
Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo mềm như nước
Đổ mắm, đổ muối
Đổ chuối hạt tiêu
Đổ niêu nước chè
Đổ phải nhà nào
Nhà ấy phải chịu.
Vừa đọc, bé lần lượt vỗ vào từng bạn. Tiếng cuối cùng của bài rơi và người nào thì phải làm đỉa. Bạn nào làm đỉa thì không được vượt ra khỏi vòng tròn, còn các bạn còn lại thì phải chạy nhanh chân để không bị “đỉa” bám phải.
Độ tuổi thích hợp: Trò chơi thích hợp cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính.
5. Dung dăng dung dẻ – trò chơi dân gian cho trẻ vận động
Lợi ích: Đây là một trò chơi dân gian cho trẻ tương ứng với một bài thể dục nhẹ nhàng.
Cách chơi: Sắp xếp trẻ cao đứng giữa, các trẻ còn lại đứng hai bên, tất cả nắm tay nhau vừa đi vừa đung đưa ra phía trước rồi ra sau theo nhịp bài đồng dao:
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ù à ù ập
Ngồi xập xuống đây.
Đến câu “Ngồi xập xuống đây” thì tất cả cùng ngồi xổm một lát, rồi đứng dậy vừa đi vừa hát tiếp bài đồng dao.
Độ tuổi thích hợp: dành cho mọi lứa tuổi (chủ yếu là trẻ em), không phân biệt nam nữ.
6. Mèo đuổi chuột
Lợi ích: Trò chơi dân gian cho trẻ này giúp bé vận động, rèn luyện sức khỏe.
Cách chơi:
Trò chơi này càng đông càng vui, ít nhất là 5-7 người. Một trẻ được chọn làm mèo và một trẻ được chọn làm chuột. Tất cả đứng thành vòng tròn, mèo và chuột đứng vào giữa, quay lưng vào nhau. Mọi người quanh vòng tròn tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu rồi hát:
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bắt mèo hóa chuột.
Khi những trẻ khác hát thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Nhưng mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo bắt được chuột thì mèo thắng, sau đó trẻ đổi vai mèo chuột cho nhau rồi chơi tiếp.
Độ tuổi thích hợp: các bé từ 5 tuổi trở lên chơi vì như thế sẽ tránh nguy hiểm khi trẻ đuổi bắt nhau hơn.
Lợi ích: Đây là một trò chơi dân gian cho trẻ mầm non giúp bé rèn luyện khả năng quan sát và phán đoán.
Cách thức chơi: Một bạn ngồi đối diện với các bạn còn lại, tay cầm một món đồ nhỏ, giấu ra sau lưng để không ai biết bạn cầm món đồ đó bằng tay nào. Bỏ món đồ đó vào một tay rồi nắm hai tay lại, đưa ra trước mặt các bạn còn lại, vừa xoay tay vừa hát:
Tập tầm vông
Tay không tay có
Tập tầm vó
Tay có tay không
Tay nào không,
Tay nào có
Tay nào có
Tay nào không?
Cuối cùng, đưa tay ra để các bạn còn lại đoán xem món đồ nằm trong tay nào. Trò chơi lại được tiếp tục.
Độ tuổi thích hợp: Thích hợp cho các bé từ 18 tháng.
8. Ếch dưới ao
Lợi ích: Đây là một trong số các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non giúp:
Rèn luyện cho trẻ kỹ năng đi, nhảy, di động, né tránh.
Hình thành tố chất nhanh nhẹn, sức bật cùng sự khéo léo.
Tinh thần đồng đội cùng sự mạnh dạn.
Hiểu biết thêm về môi trường một con vật cũng như hoạt động của con người.
Cách thức chơi:
Cô giáo hãy vẽ một vòng tròn lớn giữa sân làm ao và trẻ sẽ đứng thành vòng tròn làm ếch. Cho một trẻ đứng cách vòng tròn khoảng 3 – 4 mét, tay cầm một cái que nhỏ giả làm người đi câu ếch. Khi nghe giáo viên vỗ tay báo hiệu trì chơi bắt đầu thì những bạn làm ếch đồng thanh hát bài ca:
Ếch ở dưới ao Vừa ngớt mưa rào Nhảy ra bì bọp Ếch kêu ộp ộp Ếch kêu ặp ặp Thấy bác đi câu Rủ nhau trốn mau Ếch kêu ộp ộp Ếch kêu ặp ặp
Các con ếch từ trong ao vừa hát vừa nhảy ra ngoài vòng tròn ao để lên bờ. Khi đó, người đi câu sẽ đuổi theo, dây câu chạm vào vai trẻ nào thì trẻ ấy phải thay thế vai người đi câu ếch. Con ếch nào đã kịp nhảy lại ao thì sẽ không bị câu nữa.
Độ tuổi thích hợp: dành cho tất cả mọi người, do vậy, không giới hạn độ tuổi tham gia trò chơi.
Lợi ích: Trò chơi dân gian cho trẻ này rèn khả năng vận động nhanh nhẹn; tăng cường tính hòa đồng khi được vui chơi cùng mọi người xung quanh.
Cách thức chơi:
Trẻ chơi từng nhóm hoặc cả lớp và những thành viên tham gia sẽ đứng thành vòng tròn giữa sân.
Cô giáo sẽ chọn một bạn làm “đỉa”. Sau khi chọn xong, cả nhóm sẽ cùng đọc bài đồng dao “Thả đỉa ba ba”
Thả đỉa ba ba Chớ bắt đàn bà Phải tội đàn ông Cơm trắng như bông Gạo mềm như nước Đổ mắm. đổ muối Đổ chuối hạt tiêu Đổ niêu nước chè Đổ phải nhà nào Nhà ấy phải chịu
Người làm đỉa đi xung quanh vòng tròn và cứ mỗi tiếng người làm đỉa lại lấy tay chỉ vào một bạn, bắt đầu tiếng thứ nhất chỉ vào mình và tiếng thứ hai người kế tiếp, rồi lần lượt đến người thứ 2, thứ 3… Nếu chữ đỉa cuối cùng rơi vào em nào thì em đó phải sẽ đứng lại “sông” làm đỉa, còn những em khác thì chạy nhanh lên “hai bờ sông”, nếu người nào chậm chân bị “đỉa” bám ở dưới “sông” thì phải xuống “sông” làm đỉa, còn người làm “đỉa” lại được lên bờ. Và cứ như thế trò chơi lại tiếp tục…
Độ tuổi thích hợp: thích hợp cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính.
10. Rồng rắn lên mây – trò chơi dân gian cho trẻ phát triển khả năng phối hợp
Lợi ích:
Khi chơi trò chơi dân gian cho trẻ rồng rắn lên mây; trẻ được hoạt động tập thể, vận động thân thể vừa phải; luyện khả năng vận động nhanh nhẹn.
Trẻ phát triển ngôn ngữ: nhớ lời đồng dao và đọc đúng theo nhịp của bài đồng dao có 4 từ có vần điệu dễ nhớ, dễ thuộc.
Cách thức chơi:
Cô giáo sẽ cho 1 trẻ đóng vai “ông chủ” và ngồi một chỗ.
Những trẻ còn lại nối đuôi nhau thành hàng dài, đi vòng vèo trong sân và vừa đi vừa đọc:
Rồng rắn lên mây Có cái cây lúc lắc Có cái nhà điểm binh Có ông chủ ở nhà không?
Khi đọc đến câu “Có ông chủ ở nhà không?” thì trẻ dừng lại trước mặt “ông chủ” có thể trả lời “có hoặc không”. Nếu “ông chủ” trả lời “không” thì trẻ sẽ đi tiếp, cũng vừa đi vừa đọc những câu như trên. Nếu “ông chủ” trả lời “có” cả nhóm trả lời những câu hỏi xin của “ông chủ”.
Ông chủ: Cho xin khúc đầu? Cả nhóm: Những xương cùng xẩu Ông chủ: Cho xin khúc giữa? Cả nhóm: Chả có gì ngon Ông chủ: Cho xin khúc đuôi? Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.
Sau câu “Tha hồ mà đuổi”, “ông chủ” sẽ chạy đuổi bắt cho được “khúc đuôi” (người cuối cùng) còn cả nhóm sẽ chạy tránh, người đứng đầu nhóm sẽ dang hai tay che chở cho cả nhóm không bị bắt. Nếu trẻ làm “ông chủ” bắt được “khúc đuôi” thỉ trẻ đổi vai và chơi lại từ đầu.
Độ tuổi thích hợp: Đây là trò chơi dành cho tất cả các bé. Tuy nhiên, do yêu cầu trò chơi phải chạy nên những trẻ từ 4-5 tuổi trở lên sẽ phù hợp.
Việc kể chuyện cho bé nghe là một hoạt động thú vị trong hành trình chăm sóc, nuôi dạy con. Thường xuyên kể chuyện cho bé giúp con có thể phát triển tốt về khả năng đọc – hiểu, cải thiện tư duy, có nhiều kiến thức – trải nghiệm thú vị,…
Vì thế, mẹ nên thường xuyên duy trì hoạt động kể chuyện cho bé nghe để có thể giúp con phát triển toàn diện nhất mẹ nhé!
Lợi ích của việc kể chuyện cho bé nghe
Tăng cường khả năng nghe nói
Trẻ em tiếp thu các hành vi và thói quen bằng cách bắt chước những người lớn xung quanh mình. Do đó, việc mẹ đọc to các câu chuyện giúp bé làm quen với ngôn ngữ nói (cách phát âm, các từ vựng được sử dụng trong câu chuyện, các cụm từ con thường nghe), từ đó giúp con phát huy kỹ năng nghe nói cũng như hiểu được câu chuyện.
Từ khi mới sinh, mẹ đã có thể kể chuyện cho bé nghe trước khi đi ngủ. Qua mốc 1 tuổi, mẹ có thể cùng đọc sách trong một khung giờ cố định cho bé. Bé sẽ rất thích cho xem.
Cải thiện khả năng hiểu biết về văn hóa, kiến thức cuộc sống
Kể chuyện cho bé nghe là một trong những cách hiệu quả để giới thiệu với bé về sự đa dạng của các nền văn hóa. Sau mỗi câu chuyện, mẹ có thể cung cấp cho con thêm những thông tin liên quan đến nền văn hóa đó, giúp con có nhiều kiến thức sống hơn.
Để cho bé có nhiều góc nhìn về cuộc sống, các thói quen tốt, các nề nếp, hay biết thêm về sự vật, sự việc xung quanh, mẹ có thể kể cho bé nghe các câu chuyện như: Cố lên nhé, xe cứu hỏa; Cơ thể con người;… Các câu truyện theo phong cách Ehon Nhật Bản rất phù hợp để bé tiếp nhận nội dung theo một cách thú vị, đáng yêu.
Tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình
Hoạt động kể chuyện cho bé nghe vào mỗi tối có thể tăng tình cảm giữa các thành viên. Mẹ và bé sẽ có thêm thời gian ở bên nhau và trò chuyện cùng nhau sau mỗi câu chuyện. Hơn nữa, với các gia đình có nhiều con nhỏ thì đây cũng là một cơ hội để các bé ở bên nhau và đưa ra quan điểm để tranh luận với nhau, từ đó hiểu và gắn kết với nhau hơn.
Kích thích phát triển trí não
Sau khi kể chuyện cho bé nghe, mẹ có thể đặt ra những câu hỏi liên quan đến câu chuyện để bé có thể suy nghĩ và đưa ra câu trả lời. Đây chính là cách giúp kích thích tư duy cho con cũng như để con có thể học cách trình bày quan điểm của mình.
Ngoài việc kích thích trí thông minh logic (IQ), kể chuyện cho bé nghe có thể giúp bé phát triển trí thông minh cảm xúc (EQ), trí thông minh sáng tạo và tưởng tượng,…
Top 9 câu chuyện để mẹ kể chuyện cho bé nghe
1. Truyện con cú khôn ngoan – truyện ngắn mẹ kể cho bé
Ngày xưa, có một con cú già sống trên một cây sồi to. Hằng ngày, con cú đều quan sát những điều xảy ra xung quanh mình. Tuy nhiên, nó vẫn giữ im lặng về những điều mình thấy, dù cho đó là cô gái đang cằn nhằn mẹ mình hay cậu bé đang giúp ông lão xách túi xách to.
Lâu dần, thính giác của con cú ngày một tốt hơn, cú cũng ít nói hơn và có thể nghe rõ những cuộc nói chuyện của mọi người. Nhờ vậy, cú trở nên khôn ngoan hơn và được mọi người yêu thích, tôn trọng vì sự khôn ngoan của mình.
Bài học rút ra: Hãy quan sát và lắng nghe nhiều hơn nói để có thể hiểu được nhiều thứ xung quanh mình và trở nên thông minh hơn, khôn ngoan hơn.
2. Kể chuyện cho bé nghe: Con lừa khôn ngoan
Có một con lừa đang ăn cỏ rất vui vẻ trên ngọn đồi. Cừu không hề biết đến việc sói đang rình nó cho đến khi ăn xong và ngẩng đầu lên thì mới bàng hoàng khi thấy sói đang nhìn mình. Lúc này, lừa bắt đầu “tự cứu lấy bản thân” bằng cách hét thật to như thể đang bị thương nặng.
Sau khi nghe tiếng hét, sói do không hiểu có việc gì đang xảy ra nên đã tiến lại gần lừa và hỏi thăm. Lúc này, lừa nói rằng có gai đâm vào chân mình, nhờ sói lấy ra giúp vì gai rất nhọn, nếu sói ăn thịt lừa thì gai sẽ kẹt trong cổ họng sói.
Nghe vậy, sói tiền lại gần để giúp lừa lấy gai ra. Tuy nhiên, sói đã mắc bẫy của lừa. Chờ sói đến, lừa liền đấm sói rồi tranh thủ lúc sói choáng váng thì lừa nhanh chân chạy trốn. Sau khi sói bình tĩnh lại thì lừa đã “cao chạy xa bay” còn sói thì mất vài chiếc răng mất rồi.
Bài học rút ra: Hãy bình tĩnh để suy nghĩ và dùng trí trí khôn của mình để vượt qua các tình huống khó khăn, thử thách gặp phải. Hơn nữa, nên dùng não để phán đoán, không phải lúc nào cũng nên nghe theo người khác.
3. Con cừu đen kêu be be – Mẹ kể chuyện cho bé nghe
Ngày xửa ngày xưa, có một con cừu đen luôn tự cạo sạch lông của mình mỗi khi mùa xuân đến. Sau đó, cừu lấy số lông vừa cạo để mang bán tại chợ cho những người muốn làm quần áo ấm.
Năm nay, khi mùa xuân đến, cừu phát hiện rằng mọi người không còn chuộng lông cừu đen trong khi số lông cừu còn lại khá nhiều. Khi cừu đang buồn rầu về việc ngày qua ngày chẳng ai muốn mua lông cừu dù nó vẫn mang ra chợ bán hằng ngày thì một cậu bé đã cùng với bố mẹ của mình đề nghị mua hết số lông của cừu khiến nó vô cùng mừng rỡ. Cừu cảm thấy những cố gắng của mình đã được đền đáp xứng đáng.
Bài học rút ra: Đừng nản lòng mà hãy kiên trì, cố gắng rồi sẽ thành công
4. Khỉ và cá sấu – câu chuyện kể cho bé nghe
Trong một khu rừng nọ, khỉ và cá sấu làm bạn với nhau. Hằng ngày khỉ đều tặng cá sấu những quả táo ngon mà mình hái được. Cá sấu sẽ mang về ăn chung với vợ. Tuy nhiên, vợ của cá sấu rất tham lam, muốn ăn cả trái tim của chú khỉ. Cá sấu dù băn khoăn nhưng cuối cùng vẫn làm theo ý vợ.
Cá sấu muốn giết khỉ lấy quả tim nên nghĩ cách mời khỉ ngồi trên lưng để mình đưa đi tham quan dòng sông. Sau khi biết được, khỉ đã nói với cá sấu rằng quả tim để trên cây, cần quay lại để lấy. Cá sấu tin lời và đưa khỉ quay lại. Sau đó, khỉ trèo lên cây và biến mất mãi mãi.
Bài học rút ra: Hãy bình tĩnh khi gặp những tình huống khó khăn và dùng trí thông minh để vượt qua.
5. Mẹ kể chuyện cho bé nghe: Câu lạc bộ các bà mẹ
Trong một khu rừng nọ, các bà mẹ thú thường xuyên tụ tập lại với nhau để chia sẻ những câu chuyện nuôi dạy con cái. Một hôm, các bà mẹ so sánh xem con của ai giỏi nhất, ai đẻ được nhiều con nhất. Mẹ nai tự hào khi con mình to lớn nhất trong khi mẹ chó rừng hãnh diện vì con mình có hàm răng sắc bén nhất. Mẹ chim sẻ lại vui vẻ cho rằng, con mình giỏi nhất và mình cũng sinh được nhiều con nhất.
Riêng đến lượt mẹ sư tử thì chỉ có một con khiến các bà mẹ khác tò mò đặt ra những câu hỏi như sao lại đẻ ít vậy, tại sao con của mẹ sư tử giỏi nhất. Mẹ sư tử điềm đạm trả lời: “Bởi vì con của tôi sẽ trở thành chúa sơn lâm ở đây”. Nghe vậy, tất cả các bà mẹ khác đều im lặng và tản đi.
Bài học rút ra: Hành động sẽ chứng minh cho lời nói của bạn, không cần nói quá nhiều nhưng hãy hành động
6. Một cách đếm thông minh – Mẫu chuyện để mẹ kể chuyện cho bé nghe
Ở một vương quốc nọ, hoàng đế Akbar đã đưa ra một câu hỏi lạ cho các quan cận thần của mình. Mọi người nghe xong liền vô cùng ngạc nhiên và không biết phải trả lời như thế nào.
Lúc này, vị quan tên Birbal được xem là người thông minh nhất ở đất nước này vừa bước vào và không hiểu tại sao mọi người lại lo lắng đến vậy. Các quan kể lại câu hỏi của hoàng đế: “Có bao nhiêu con quạ trong thành?”. Birbal liền cười và thưa rằng có 50.589 con quạ trong thành”. Mọi người kể cả hoàng đế nghe xong đều sửng sốt trước câu trả lời đó và thắc mắc tại sao ông có thể chắc chắn như vậy.
Birbal giải thích: “Thưa bệ hạ, xin hãy sai một tên lính ngồi đếm số quạ trong thành. Nếu có nhiều hơn số quạ mà thần nói, điều đó có nghĩa là họ hàng của chúng ở nơi khác đến thăm. Nếu có ít hơn thì có nghĩa là một số con đã đi thăm họ hàng của chúng ở nơi khác”. Hoàng đế cảm thấy vô cùng hài lòng về cách giải thích dí dỏm này.
Bài học rút ra: Hãy có cách lý giải đúng và rõ ràng cho những gì mình nói.
7. Câu chuyện dê và cáo
Chuyện kể có một con sư tử nọ sống trong một cái hang lớn với rất nhiều thức ăn. Một hôm, nhân lúc sư tử ra khỏi hang, một con cáo đã lẻn vào và ăn tất cả thức ăn. Cáo nghĩ, ước gì ngày nào cũng được ăn uống no say như thế.
Sau khi ăn xong, cáo đi dạo xung quanh và tận hưởng cảm giác vừa được đánh chén no nê thì bất ngờ té xuống một cái giếng sâu nhưng không có nhiều nước. Ban đầu khi vừa hoàn hồn, cáo rất tức giận và tự trách bản thân vì đã không cẩn thận. Cáo cố gắng leo ra ngoài nhưng không thành công. Cáo bỗng nghe một tiếng nói vọng từ trên xuống: “Cậu đang làm gì ở đó vậy?”. Ngước lên nhìn, cáo mừng rỡ khi thấy dê: “Cậu biết không, tớ ở làng kế bên nhưng đang gặp hạn hán. Do đó, tớ phải nhảy xuống đây để lấy nước uống”.
Nghe vậy, dê liền lập tức nhảy xuống giếng và cáo liền lợi dụng chiếc sừng dài của dê để leo lên khỏi giếng, sau đó bảo với dê: “Cậu thật ngốc. Nếu có hạn hán, thì những con chim đã thông báo với muông thú trong rừng rồi”.
Bài học rút ra: Đừng nên tin tưởng ai đó một cách mù quáng.
8. Cún con đi lạc – câu chuyện để mẹ kể chuyện cho bé nghe
Có một cậu bé nọ sau khi mất đi chú cún con yêu quý liền tìm kiếm khắp căn nhà và mọi nơi xung quanh. Cậu đi lang thang cả ngày nhưng vẫn không thể tìm được chú cún của mình nên đã quay về nhà trong tâm trạng buồn bã.
Về gần đến nhà, cậu gặp anh hàng xóm nên liền đến gần để chúc ngủ ngon và hỏi thăm xem liệu anh ấy có thấy chú cún của mình ở đâu không. Anh ấy liền trả lời: “Ồ có đấy. Có một con cún đang gặm xương ở đằng kia kìa. Anh không biết cún đó do em nuôi nên không báo em biết.”
Bài học rút ra: Hãy cứ cố gắng và đừng bỏ cuộc
9. Mẹ kể chuyện cho bé nghe: Người thợ săn và những chú chim bồ câu
Trên một cây đa ở làng có rất nhiều loài chim làm tổ. Dưới tán lá cây cũng thường xuyên có khách bộ hành ngồi lại nghỉ ngơi sau khi đi đường dài. Một ngày nọ, người thợ săn đi đến cây đa và nhìn thấy có rất nhiều chim nên đã tìm cách để đặt bẫy những chú chim này. Tuy nhiên, một con quạ đã biết được và liền lập tức truyền tin cho những con chim khác.
Trong lúc này, một đàn bồ câu bay gần đó thấy rất nhiều hạt thóc nên đã sà xuống ăn và mắc kẹt trong chiếc lưới mà người thợ săn đặt sẵn. Cả đàn chim đều rất sợ hãi nhưng may mắn là chú bồ câu đầu đàn đã nghĩ ra một kế hoạch, hợp lực lại để mổ rách chiếc lưới. Nếu may mắn thì một chú chim có thể thoát ra ngoài để tìm sự giúp đỡ.
Nghe vậy, các chú chim bồ câu đều hợp sức cố gắng cắn rách chiếc lưới để chim đầu đàn bay ra khỏi chỗ này. Sau khi thoát ra khỏi lưới, chim đầu đàn bay thẳng đến chỗ các chú chuột. Đàn chuột nghe tin liền kéo đến và cắn chiếc lưới rách tan tành để toàn bộ đàn chim bồ câu bay lên trời cao.
Trên đây là một số câu chuyện để mẹ có thể kể chuyện cho bé nghe mỗi ngày. Việc kể chuyện mang đến rất nhiều lợi ích cho bé, vì thế, hãy duy trì thói quen kể chuyện cho bé nghe mẹ nhé!
Đọc thơ cho bé từ sớm giúp các em phát triển khả năng ngôn ngữ, tư duy và sáng tạo của mình. Đặc biệt đối với các bé 2 tuổi chậm nói, bố mẹ càng cần dành nhiều thời gian nói chuyện, đọc sách và thơ cho các bé nghe.
1. Tại sao phải đọc thơ cho bé 2 tuổi hằng ngày?
Việc đọc thơ đem đến nhiều lợi ích không tưởng cho trẻ 2 tuổi nói riêng và trẻ em nói chung. Những lợi ích của thơ đối với những bé 2 tuổi có thể kể đến như:
1.1 Cải thiện khả năng ngôn ngữ
Trẻ nhỏ được nghe thơ từ sớm phát triển khả năng ghép vần. Việc bé tập trung vào những vần thơ hỗ trợ cải thiện kỹ năng nhận dạng từ và đánh vần.
Không những vậy, khi học phân tích bài thơ; các bé sẽ thường xuyên tiếp xúc với các từ và cấu trúc câu khác nhau. Con sẽ được thấy ngôn ngữ linh hoạt như thế nào và cách sắp xếp ngôn từ có tác động lớn đến thông điệp, ý nghĩa của thơ ra sao.
1.2 Nuôi dưỡng tính sáng tạo, nghệ thuật và trí tưởng tượng của trẻ
Thơ cho phép con trẻ của chúng ta thấy rằng tình yêu, cuộc sống và cảm xúc có thể được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Thơ mang lại cho con một cách mới để sáng tạo và tưởng tượng.
Việc đọc về những người dũng cảm có thể truyền cảm hứng cho con làm điều tương tự. Khi con được đọc những bài thơ về xử lý những cảm xúc khó khăn, con có thể học cách xác định cảm xúc của mình và hiểu chúng tốt hơn.
Thơ nói về hy vọng, tình yêu, tình bạn tạo niềm cảm hứng cho con nói về các chủ đề lớn trong cuộc sống một cách cởi mở hơn.
2. Những bài thơ hay cho để bố mẹ đọc cho bé mỗi ngày
Bé chậm nói rất cần sự đồng hành của bố mẹ để phát triển, hoàn thiện khả năng nói của mình. MarryBaby gợi ý bố mẹ 13 bài thơ hay, ý nghĩa về chủ đề thiên nhiên, cách chào hỏi để đọc cho bé chậm nói mỗi ngày.
2.1 Bài thơ chủ đề thiên nhiên dành cho bé 2 tuổi chậm nói
* Bài thơ về thiên nhiên: “Ông mặt trời óng ánh”
Ông mặt trời óng ánh
Tỏa nắng hai mẹ con
Bóng mẹ và bóng con
Dắt nhau đi trên đường
Ông nhíu mắt nhìn em
Em nhíu mắt nhìn ông
Ông ở trên trời nhé!
Cháu ở dưới này thôi
Hai ông cháu cùng cười
Mẹ cười đi bên cạnh
Ông mặt trời óng ánh.
* Bài thơ về thiên nhiên cho bé 2 tuổi số 2: “Đất và hoa”
Đào đỏ, mai vàng,
Bìm xanh, cúc tím
Mẹ ơi! Ai nhuộm
Đủ các mau hoa?
Đem hết sức mình
Nhuộm các loài hoa
Ấy là bác Đất
Lặng im, thật thà…!
* Bài thơ thiên nhiên cho bé 2 tuổi học nói nhanh: “Ai dậy sớm”
Ai dậy sớm
Bước ra nhà
Cau xoè hoa
Đang chờ đón!
Ai dậy sớm
Đi ra đồng
Cả vừng đông
Đang chờ đón!
Ai dậy sớm
Chạy lên đồi
Cả đất trời
Đang chờ đón!
* Bài thơ cho bé 2 tuổi: “Trò chuyện”
Mây kẻ với lá
Chuyện trên bầu trời
Có nàng Mây trắng
Suốt ngày rong chơi
Lá kể với đất
Chuyện ông mặt trời
Tối về ngủ núi
Sáng dậy biển khơi
Đất kể với bé
Chuyện các vì sao
Chẳng hay bé ngủ
Khi nảo khi nào…
* Bài thơ về thiên nhiên cho bé 2 tuổi tập nói: “Trăng”
Sân nhà em sáng quá Nhờ ánh trăng sáng ngời Trăng tròn như cái đĩa Lơ lửng mà không rơi Nhưng hôm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi Em đi trăng theo bước Như muốn cùng đi chơi.
* Bài thơ về thiên nhiên cho bé 2 tuổi tập nói: “Mùa đông”
Suốt cả mùa đông
Nắng đi đâu miết
Trời đắp chăn bông
Còn cây chịu rét.
2.2 Bài thơ dạy kỹ năng chào hỏi dành cho bé 2 tuổi chậm nói
* Bài thơ cho bé 2 tuổi: “Lời chào”
Đi về con chào mẹ
Ra vườn cháu chào bà
Ông làm việc trên gác
Cháu lên: Chào ông ạ!
Lời chào thân thương quá
Làm mát ruột cả nhà
Đẹp hơn mọi bông hoa
Cháu kính yêu trao tặng.
Chỉ những người đi vắng
Cháu không được tặng “chào”.
[inline_article id=157978]
* Bài thơ cho bé 2 tuổi: “Mẹ và cô”
Buổi sáng bé chào mẹ
Chạy đến ôm cổ cô
Buổi chiều bé chào cô
Rồi sà vào lòng mẹ
Mặt trời mọc rồi lặn
Trên đôi chân lon ton
Hai chân trời của con
Là mẹ và cô giáo.
* Bài thơ cho bé: “Quà của bố”
Bố em là bộ đội
Ở tận vùng đảo xa
Chưa lần nào về phép
Mà luôn luôn có quà
Bố gửi nghìn cái nhớ
Gửi cả nghìn cái thương
Bố gửi nghìn lời chúc
Gửi cả nghìn cái hôn
Bố cho quà nhiều thế
Vì biết em rất ngoan
Vì em luôn giúp bố
Tay súng luôn vững vàng.
* Bài thơ cho bé 2 tuổi: “Cô dạy”
Mẹ, mẹ ơi! Cô dạy:
Phải giữ sạch đôi tay,
Bàn tay mà giây bẩn,
Sách, áo cũng bẩn ngay.
Mẹ, mẹ ơi! Cô dạy:
Cãi nhau là không vui
Cái miệng nó xinh thế
Chỉ nói điều hay thôi.
[inline_article id=227274]
* Bài thơ cho bé tập nói: “Bé làm bao nhiêu nghề”
Bé chơi làm thợ nề
Xây nên bao nhà cửa.
Bé chơi làm thợ mỏ
Đào lên thật nhiều than.
Bé chơi làm thợ hàn
Nối nhịp cầu đất nước.
Bé chơi làm thầy thuốc
Chữa bệnh cho mọi người.
Bé chơi làm cô nuôi
Xúc cơm cho cháu bé.
Một ngày ở nhà trẻ
Bé “ làm” bao nhiêu nghề
Chiều mẹ đến đón về
Bé lại là… cái Cún.
2.3 Bài thơ về cây trái dành cho bé 2 tuổi tập nói
* Bài thơ cho bé 2 tuổi: “Hoa sen”
Hoa sen đã nở
Rực rỡ đầy hồ
Thoang thoảng gió đưa
Mùi hương thơm ngát.
* Bài thơ: “Bắp cải xanh”
Xanh mát mát
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Lá cải non
Nằm ngủ giữa.
* Bài thơ cho bé 2 tuổi: “Cây dây leo”
Cây dây leo
Bé tí teo
Ở trong nhà
Lại bò ra
Ngoài cửa sổ
Và nghển cổ
Lên trời cao
Hỏi vì sao?
Cây trả lời:
Ra ngoài trời
Cho dễ thở
Tắm nắng gió
Gội mưa rào
Cây mới cao
Hoa mới đẹp.
* Bài thơ: “Quả thị”
Vàng như mặt trăng
Treo trên vòm lá
Da nhẵn mịn màng
Thị ơi ! thơm quá.
* Bài thơ cho bé 2 tuổi: “Dưa”
Dưa chuột cậu ruột dưa gang.
Dưa gang họ hàng dưa hấu.
Dưa hấu là cậu bí ngô.
Bí ngô là cô đậu nành.
Đậu nành là anh dưa chuột.
* Bài thơ cho bé 2 tuổi: “Đồng dao về củ”
Ngồi chơi trên đất
Là củ su hào
Tập bơi dưới ao
Đen xì củ ấu
Không cần phải nấu
Củ đậu mát lành
Lợn thích củ hành
Chó đòi riềng sả
Củ lạc đến hạ
Có hạt uống bia
Nước mũi ông hề
Là củ cà rốt.
4. Bài thơ về con vật để tập nói cho bé 2 tuổi
* Bài thơ cho bé 2 tuổi: ” Mèo kêu”
Con mèo kêu meo meo
Con heo kêu ụt ịt
Chim vui hót líu lo
Ò, ó, o, o, o!
Là con gà cồ gáy.
* Bài thơ cho bé 2 tuổi: “Con cá vàng”
Con cá vàng
Quàng khăn lụa
Giữ nước trong
Cùng bạn múa.
* Bài thơ: “Con cua”
Con cua tám cẳng
Nghênh ngang hai càng
Đeo chiếc yếm trắng
Dạo chơi đồng làng.
* Bài thơ cho bé 2 tuổi: “Con rùa”
Rì rà rì rà
đội nhà đi chơi
Tối lặn mặt trời
Úp nhà đi ngủ.
* Bài thơ về con vật: “Con voi”
Con vỏi con voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn cái đuôi đi sau rốt
Em xin kể nốt
Cái chuyện con Voi.
* Bài thơ cho bé 2 tuổi: “Bê hỏi mẹ”
Mẹ uống sữa lúc nào
Mà sữa đầy vú mẹ?
Còn con bú nhiều thế
Sữa lại chạy đi đâu?
Kìa, mẹ không nói
Lại cứ cười là sao?
* Bài thơ cho bé 2 tuổi:: “Đồng dao về Chim”
Sáo đen là em gà cồ
Gà cồ là cô sáo sậu
Sáo sậu là cậu chim ri
Chim ri là dì tu hú
Tu hú là cậu sáo đen !
Thả cá mè
Đè cá chép
Tay nào đẹp thì đi bẻ ngô
Tay nào to thì đi dỡ củi
Tay nào nhỏ thì hái đậu đen
Tay lọ lem thì xấu xấu lắm.
* Bài thơ cho bé 2 tuổi: “Mèo con đi học”
Mèo con buồn bực,
Mai phải đến trường,
Bèn kiếm cớ luôn:
Cái đuôi tôi ốm.
Cừu mới be toáng:
“Tôi sẽ chữa lành,
Nhưng muốn cho nhanh:
Cắt đuôi, khỏi hết!”
“Cắt đuôi? Ấy chết…!
Tôi đi học thôi…”
3. Cách dạy thơ cho bé 2 tuổi đọc theo mau thuộc, nhớ lâu
Nếu việc đọc thơ giúp cho bé 2 tuổi phát triển kỹ năng ngôn ngữ, tư duy thì học thuộc thơ sẽ rèn luyện tính tập trung cho trẻ. Để giúp bé học thuộc thơ, mẹ nên:
Đọc một lượt toàn bộ bài thơ rồi chia nhỏ ra và dạy trẻ từng phần.
Khích lệ, cổ vũ mỗi khi con tự nhẩm đọc thơ hoặc đọc đúng 1 câu thơ.
Cho trẻ 2 tuổi chọn bài thơ mà bé thích để bé có động lực để học thuộc hơn.
Nếu bé không biết nên chọn bài nào thì mẹ hãy lựa cho bé những bài ngắn gọn và đơn giản.
Đọc cho bé nghe bất cứ khi nào cha mẹ rảnh. Có thể nhấn nhá, hoặc thay đổi nhịp điệu thành bài hát để bé dễ nhớ hơn.
Lúc đọc thơ, cha mẹ có thể giải thích những sự vật có trong bài thơ. Hoặc cha mẹ có thể minh họa bằng những đồ vật thật để bé dễ hình dung.
Bạn từng biết qua thể loại truyện ngụ ngôn cho thai nhi chưa? Truyện ngụ ngôn là thể loại truyện dân gian mang tính giáo huấn để dạy dỗ con người về cách đối nhân xử thế. Và đây cũng là thể loại truyện thai giáo được khuyến khích đọc cho thai nhi nghe mỗi ngày.
Cùng MarryBaby tìm hiểu xem truyện ngụ ngôn mang lại những lợi ích gì cho thai nhi nhé!
Lợi ích không ngờ khi đọc truyện ngụ ngôn cho thai nhi
Bắt đầu từ tuần 23 trở đi, bé có thể nghe được và phản ứng lại với những âm thanh từ bên ngoài. Cho nên, khi mẹ kể chuyện cho bé nghe hoặc kể chuyện cho bé ngủ sẽ giúp tình cảm của hai mẹ con thêm khắng khít.
Đồng thời, bé sẽ quen với giọng nói của bố mẹ từ rất sớm. Đến khi sinh ra, con có thể nhận biết được giọng nói của bố, của mẹ và của mọi người xung quanh.
Thai nhi nghe kể chuyện có hiểu gì không? Theo chuyên gia, trẻ nghe bố hoặc mẹ kể chuyện sẽ không hiểu được ý nghĩa sâu xa mà truyện ngụ ngôn truyền tải.
Tuy nhiên nó có thể giúp con hình thành nhân cách và thói quen tốt khi lớn lên. Đồng thời, kể chuyện cho bé giúp con tiếp xúc và làm quen với ngôn ngữ sớm, kích thích trí não phát triển.
Hơn nữa, mẹ đọc truyện cho bé nghe mỗi ngày còn giúp mẹ thư giãn đầu óc, tinh thần thoải mái sẽ tạo nên những tác động tích cực đến sự phát triển của thai nhi.
4 truyện ngụ ngôn cho thai nhi kích thích phát triển trí tuệ
Sau đây là 4 câu chuyện ngụ ngôn vừa gần gũi lại giàu tính nhân văn MarryBaby gợi ý mẹ kể cho bé nghe khi thức hoặc kể chuyện cho bé ngủ đều được. Khi kể chuyện, mẹ hãy giao tiếp với thai nhi để kích thích trí não thai nhi phát triển nhé.
1. Con cáo và chùm nho
Con cáo và chùm nho là hai nhân vật phổ biến trong các câu chuyện ngụ ngôn mang tính châm biếm cao.
Thông qua câu chuyện, bài học được rút ra là:
“Có một số người khi không có được thứ gì đó liền tỏ thái độ khinh bỉ. Thực tế là do khả năng của mình có giới hạn không thể có được nên đành lấy cớ, tự biện minh.”
Câu chuyện cụ thể như sau:
Một ngày nọ, có một con Cáo tìm thấy một chùm nho chín mọng dọc theo cành cây. Những quả nho chín đến độ sắp vỡ ra vì nhiều nước. Miệng Cáo chảy nước miếng, mắt nhìn chằm chằm vào chùm nho một cách thèm thuồng.
Cáo quyết định nhảy lên hái cho bằng được. Lần thứ nhất, nó nhảy lên và cách chùm nho một quãng khá xa. Vì vậy, nó quyết định lùi lại mấy bước, lấy đà và nhảy lên lần nữa. Vì giàn nho quá cao nên nó trượt chân té một cú rất đau. Cáo nhất định không bỏ cuộc. Nó quyết định nhảy lên một lần nữa, một lần nữa nhưng vô ích.
Nó ngồi xuống rồi nhìn chùm nho một cách khinh bỉ: “Ngốc thật. Việc gì mình phải cố gắng vì một chùm nho chua như vậy. Liệu có đáng không?
Và rồi, nó bước đi một cách rầu rĩ.
2. Bác nông dân và con cò
Câu chuyện tiếp theo kể về bác nông dân và con cò:
Một con cò rất đỗi thật thà và cả tin đã được một nhóm hạc rủ đi chén một bữa tại cánh đồng mới xuống giống. Nhưng bữa tiệc kết thúc một cách thảm hại khi tất cả những con chim đều bị vướng vào lưới của bác nông dân.
Cò van xin bác nông dân tha cho nó: “Hãy tha cho tôi”, nó cầu xin. “Tôi thuộc dòng họ nhà cò và con người biết chúng tôi là loài chim chân thành và có đức tính tốt. Hơn nữa, tôi không biết những con hạc rủ tôi đi trộm đồ của ông.”
“Mày có thể là một con chim tốt”. – Bác nông dân trả lời, “nhưng tao đã bắt được mày cùng với lũ hạc định trộm hạt giống của tao. Mày với chúng sẽ phải chịu chung hình phạt.”
Thông qua truyện ngụ ngôn cho thai nhi này, bài học rút ra là: “Bạn sẽ bị đánh giá thông qua những người bạn của bạn.”
3. Ngỗng đẻ trứng vàng
Ngày xưa, có một người nông dân sở hữu một con ngỗng biết đẻ trứng vàng. Vì mỗi lần người nông dân đến thăm, nó đều đẻ một quả trứng bằng vàng rất đẹp, sáng lấp lánh.
Người nông dân mang trứng ra chợ bán và trở nên giàu có một cách nhanh chóng. Nhưng chẳng được bao lâu, người nông dân mất kiên nhẫn với con ngỗng vì mỗi ngày nó chỉ đẻ một quả. Người nông dân không thể giàu lên nhanh hơn nữa.
Khi lòng tham ngày một lớn dần, người nông dân đã nảy ra ý định lấy hết tất cả số trứng vàng của con ngỗng bằng cách giết nó và mổ bụng. Thật tiếc, bên trong bụng con ngỗng không có quả trứng vàng nào cả. Và con ngỗng biết đẻ trứng vàng của anh ta đã chết.
Bài học: “Những người có nhiều vẫn muốn có nhiều hơn thì sẽ mất tất cả những gì họ có!”
4. Ếch và Chuột
Truyện ngụ ngôn cho thai nhi cuối cùng chính là “Ếch và Chuột”. Câu chuyện như sau:
Một con Chuột nhắt đang phiêu lưu chạy dọc theo bờ ao – nơi có một con Ếch đang sinh sống. Khi Ếch nhìn thấy Chuột, nó bơi vào bờ và nói rằng:
“Không bơi với tôi một chút à? Chắc chắn sẽ rất rui khi bơi ở đây đấy!”
Chẳng chờ mời mọc thêm, nó đang nóng lòng muốn khám phá thế giới và mọi thứ trong chiếc ao đó. Mặc dù nó biết bơi một chút nhưng nó cũng không dám liều mình nhảy xuống ao nếu không có người giúp đỡ.
Ếch đã có cách. Nó buộc chân Chuột vào chân mình bằng một cây sậy còn cứng. Rồi Ếch nhảy xuống ao kéo theo người bạn đồng hành khờ khạo của mình. Chẳng mấy chốc, Chuột đã bị đuối nước và muốn quay vào bờ. Nhưng tên Ếch kia lại bày trò khác. Nó kéo Chuột xuống nước và dìm cho Chuột chết.
Chưa kịp tháo cây sậy vẫn còn trói chân nó và con Chuột chết, một con Diều Hâu từ đâu đến sà xuống bắt lấy Chuột mang đi, kéo theo Ếch vẫn treo lủng lẳng dưới chân. Vậy chỉ cần một lần sà xuống ao, Diều Hâu đã bắt được cả hai con mồi.
Qua câu chuyện Ếch và Chuột, ta rút ra bài học: “Những người tìm cách hại người khác thường sẽ làm hại mình thông qua sự lừa dối của chính mình.”
Cần lưu ý gì khi đọc truyện thai giáo cho thai nhi?
Khi đọc truyện ngụ ngôn cho thai nhi, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
Đọc truyện cho bé nghe từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Mỗi ngày kể khoảng 10 đến 15 phút. Nên thực hiện một cách đều đặn để bé nghe giọng mẹ nhiều hơn nhé.
Chọn tư thế thoải mái nhất, có thể là nằm trên giường, có thể ngồi ghế tựa hoặc ngồi thảm,… và thay đổi tư thế liên tục để máu lưu thông tốt hơn.
Mẹ nên chọn các mẩu truyện ngắn, không tốn quá nhiều thời gian đọc để không bị nhàm chán.
Mẹ cần đọc với giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm, lên xuống uyển chuyển để tạo sự hứng thú cho mẹ và bé. Nếu được, hãy hóa thân thành những nhân vật trong truyện để tạo tương tác với bé tốt hơn.
Nên chọn những câu chuyện có nội dung dễ hiểu, đơn giản, mang lại tính nhân văn cao.
Thường xuyên xoa bụng để tương tác với bé, thể hiện tình cảm qua từng câu chuyện.
Mỗi câu chuyện có thể kể cho bé nghe lặp lại 2 đến 3 lần để thai nhi cảm nhận trọn vẹn nội dung, vừa kích thích thính giác, vừa gắn kết tình cảm hai mẹ con.
Truyện ngụ ngôn cho thai nhi có rất nhiều. Ngoài những câu chuyện ngụ ngôn, mẹ có thể kể cho con nghe những câu chuyện hài hước, truyện cổ tích Việt Nam cho thai nhi để con có thể hiểu hơn về truyền thống văn hóa đất nước mình. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Vậy lạm dụng tình dục ở trẻ em là gì? Làm sao để nhận một đứa trẻ bị đã bị xâm hại tình dục? Cùng Marrybaby tìm hiểu để kịp thời hỗ trợ cho các con.
1. Lạm dụng tình dục ở trẻ em là gì?
Lạm dụng tình dục (Sexual Abuse) hay còn gọi là ấu dâm. Cụm từ này dùng để diễn tả hành vi một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình, nhằm dụ dỗ hoặc cưỡng bức trẻ em hoạt động tình dục. Lạm dụng tình dục ở trẻ em có thể xảy ra ở bất kỳ nền văn hóa; chủng tộc; tôn giáo; và thể chế chính trị nào.
Số liệu thống kê về tình trạng xâm hại và lạm dụng tình dục trẻ em ở Việt Nam:
Tại Việt Nam mỗi năm trung bình có 1.600 – 1.800 vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện.
Bé gái từ 16 – 19 tuổi có nguy cơ trở thành nạn nhân của hiếp dâm, bạo hành tình dục cao gấp 4 lần so với tổng dân số.
Trong số 1000 vụ xâm hại tình dục, nạn nhân là trẻ em chiếm 65%, nữ ở độ tuổi 12 – 15 chiếm 57,4%; trẻ em dưới 6 tuổi là 13,2%.
Theo thống kê năm 2017 – 2018 của Tổng đài bảo vệ trẻ em toàn quốc 111, kết quả cho thấy 86% trẻ em bị lạm dụng tình dục là do chính người thân của trẻ. Trong đó, hàm xóm là 59%; giáo viên 6%; bố đẻ, bố dượng, cậu, bác, anh, em họ chiếm trên 21%.
2. Các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em
Đụng chạm thể chất:
Cố ý đụng chạm, sờ soạng vùng kín của trẻ.
Bắt ép trẻ phải đụng chạm vào bộ phận sinh dục của người xâm hại tình dục.
Cưỡng bức và xâm hại tình dục trẻ em bằng cách quan hệ thâm nhập qua âm đạo, hậu môn, miệng; hoặc bất cứ vị trí nào trên cơ thể của trẻ.
Tác động đến tinh thần:
Nhìn lén trẻ đi vệ sinh hoặc đi tắm.
Phô bày cơ thể trần trụi trước mặt trẻ.
Dụ dỗ trẻ em nên thực hiện hành vi tình dục.
Cho trẻ tiếp cận với nội dung hình ảnh, phim khiêu dâm.
Cố ý thực hiện hành vi tình dục trước mặt trẻ em như thủ dâm, quan hệ.
Dùng trẻ để sản xuất các sản phẩm khiêu dâm như phim, ảnh, quảng cáo.
Phần lớn trẻ em Việt Nam đã quen với cách ứng xử là tỏ ra lịch sự, vâng lời; cũng như không dám chống đối với người lớn. Vô tình tạo cơ hội cho thủ phạm lợi dụng để thực hiện hành vi lạm dụng và xâm hại tình dục trẻ em.
Những đứa trẻ sau khi bị lạm dụng sẽ âm thầm chịu đựng với cảm giác lo sợ; và không dám trình báo với gia đình; hoặc các cơ quan có thẩm quyền.
3. Dấu hiệu nhận biết một đứa trẻ là nạn nhân của lạm dụng tình dục
3.1 Dấu hiệu tâm lý, hành vi và cảm xúc
Dù với lý do nào, thì phần lớn các con sẽ rất sợ sau khi bị xâm hại và lạm dụng tình dục. Chính vì thế, cha mẹ hãy tập trung quan sát những dấu hiệu tâm lý và cảm xúc sau đây để nhận diện con là nạn nhân của lạm dụng tình dục ở trẻ em.
Dấu hiệu tâm lý, hành vi và cảm xúc của trẻ em bị lạm dụng tình dục:
Con không dám ở một mình nữa.
Con dễ cáu và bực tức hơn bình thường.
Trở nên thích hoặc ghét tiền một cách cực đoan.
Thường xuyên gặp ác mộng và giựt mình giữa đêm.
Con kể về một người bạn mới khác giới và lớn tuổi hơn.
Trẻ có tiền, và có những món quà lạ không rõ nguồn gốc.
Thay đổi tính cách đột ngột và luôn có cảm giác thiếu an toàn.
Con có nhiều hành động giống như quan hệ tính dục với các vật dụng trong nhà.
Trẻ tỏ ra sợ hãi với đàn ông, với một người, hoặc với một địa điểm cụ thể nào đó.
Trẻ bắt đầu hành xử ngược đãi bản thân, hoặc làm hại các con vật nuôi xung quanh (bạo lực).
Các dấu vết bầm tím trên cơ thể không rõ nguyên nhân. Con cảm thấy đau bộ phận sinh dục, miệng hoặc thậm chí là mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
Mặc dù không phải một đứa trẻ có một trong những dấu hiệu trên sẽ là nạn nhân của lạm dụng tình dục. Tuy nhiên, cha mẹ có thể quan sát thêm hoặc thử đặt câu hỏi với con.
Những thời điểm nhạy cảm khiến con dễ rơi vào tình huống lạm dụng tình dục:
Một thành viên trong gia đình hoặc thú cưng vừa mới mất.
Việc lạm dụng tình dục có thể không để lại dấu vết. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thấy những dấu hiệu sau đây, hãy đưa con đến bác sĩ. Bác sĩ có thể giúp mẹ hiểu những gì có thể xảy ra đã xảy ra trước đó.
Dấu hiệu thể chất của trẻ em có khả năng là đã bị lạm dụng tình dục:
Đau vùng kín khi đi vệ sinh.
Mất kiểm soát tình trạng tiểu tiện.
Vùng kín, hậu môn hoặc miệng của con bị đau, đổi màu hoặc tiết dịch bất thường.
4. Cha mẹ cần làm gì khi con trẻ em bị lạm dụng tình dục?
Mặc dù sẽ rất đau lòng khi biết rằng con đã bị xâm hại tình dục. Ngay lúc này, điều cha mẹ nên làm chính là giúp đỡ con và sau đó tìm cách vạch trần thủ phạm.
Những điều cha mẹ có thể làm nếu đã biết trẻ em bị lạm dụng tình dục:
Nói rằng: cha mẹ yêu con rất nhiều.
Những việc xảy ra hoàn toàn không phải lỗi của con.
Cho dù mọi chuyện có như thế nào cha mẹ chắc chắn sẽ bảo vệ con đến cùng.
Đưa con đi khám với bác sĩ Tâm lý đễ hỗ trợ tình thần. Và bác sĩ Nhi khoa để kiểm tra sức khỏe thể chất của con.
Sau khi cha mẹ biết con đã bị xâm hại và lạm dụng tình dục, chắc chắn cha mẹ sẽ phải đối diện với nhiều cảm xúc như tức giận, buồn rầu, cảm thấy có lỗi, cảm thấy bản thân vô dụng,..thậm chí là rơi vào trầm cảm và dẫn đến tự tử.
Mặc dù đây là chuyện ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ, cũng như là của trẻ. Lúc này điều cha mẹ nên làm chính là nhờ sự hỗ trợ từ người thân, bác sĩ, và các cơ quan có thẩm quyền để can thiệp.
Thế nên mỗi tối, trước khi đi ngủ, mẹ hãy kể chuyện cho bé nghe nhằm giúp con học được cách lắng nghe, nhận biết các nhân vật trong từng mẩu truyện ngắn cho bé. Quan trọng hơn cả là con sẽ rút ra được vô số bài học bổ ích từ những truyện ngắn thiếu nhi hay.
Nếu chưa biết kể chuyện gì cho bé vào tối nay; mẹ có thể tham khảo qua bộ sưu tập truyện ngắn thiếu nhi hay mà MarryBaby đã tổng hợp dưới đây.
22 truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa cho bé
Dưới đây là tuyển tập 22 mẫu truyện ngắn thiếu nhi vừa hay và ý nghĩa giúp bé học chữ nhanh:
1. Sư tử và chú chuột nhắt
Truyện ngắn thiếu nhi Sư tử và chuột mở đầu bằng hình ảnh chúa tể sơn lâm đang chợp mắt dưới tán cây xanh mát. Bỗng từ đâu một chú chuột nhắt xuất hiện làm phiền giấc ngủ sư tử. Sư tử thức giấc và khá tức giận, lập tức vồ ngay lấy chuột nhắt. Chuột bèn van xin sư tử tha chết:
– Xin ngài đừng ăn thịt tôi! Nếu thả tôi ra, một ngày nào đó tôi nhất định sẽ trả ơn ngài.
Sư tử cười nhạo rồi tha cho chuột đi.
Thế rồi một ngày, sư tử chẳng may lọt vào bẫy của những thợ săn. Dù cố vùng vẫy cách mấy nó cũng không sao thoát khỏi tấm lưới quái ác. Cùng lúc ấy, chú chuột vô tình đi ngang và nhận ra vị ân nhân của mình. Chuột nhanh chóng gặm rách tấm lưới. Nhờ vậy mà chúa sơn lâm đã thoát nạn. Sau đó, cả hai nhanh tức tốc chạy vào rừng sâu.
[key-takeaways title=””]
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi hay Sư tử và chú chuột nhắt: Làm việc tốt thì không bao giờ thiệt.
[/key-takeaways]
2. Chó sói và cậu bé chăn cừu
Truyện ngắn thiếu nhi hay này kể về cậu bé nọ sống cùng cha trong một ngôi làng. Công việc của cậu là chăn bầy cừu giúp cha mình. Hằng ngày, cậu đưa bầy cừu lên sườn đồi để chúng gặm cỏ, chiều đến lại lùa cừu về. Công việc cứ thế lặp đi lặp lại nên cậu không mấy vui vẻ.
Một ngày nọ, cậu nảy ra ý tưởng trêu đùa mọi người và liền hét to:
– Sói! Sói! Có chó sói…
Tiếng la ấy làm kinh động đến những người trong làng và họ liền đổ xô chạy ra để đuổi bọn sói. Khi đến nơi, mọi người mới vỡ lẽ rằng chẳng có con sói nào cả. Biết mình bị lừa, mọi người ai nấy trở về nhà trong sự bực dọc.
Nhưng rồi điều không may đã xảy ra với cậu bé kia khi bỗng một ngày, lũ sói từ đâu xuất hiện và tấn công đàn cừu. Cậu bé kêu cứu nhưng không một ai đáp lại. Bởi lẽ, mọi người nghĩ rằng, hẳn đây là một trò đùa tai quái của cậu nên chẳng ai bận tâm. Kết cuộc là cậu bé ấy đành bất lực chứng kiến bầy cừu trở thành bữa ăn của đàn sói hoang tàn độc.
[key-takeaways title=””]
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi Chó sói và cậu bé chăn cừu: Được xếp là một trong những truyện ngắn thiếu nhi hay, chó sói và cậu bé chăn cừu mang đến cho bé một bài học: hãy luôn luôn trung thực trong mọi tình huống.
[/key-takeaways]
3. Truyện thiếu nhi hay và ý nghĩa: Cáo và cò
Truyện ngắn thiếu nhi ngụ ngôn hay và ý nghĩa này đã đi cùng bao thế hệ, giờ đến lúc bạn có thể kể lại cho con mình.
Truyện ngắn thiếu nhi hay này kể rằng, một ngày nọ, một con cáo ích kỷ mời cò đến nhà ăn tối, cò vui mừng nhận lời ngay. Đến nhà cáo, cò gõ cửa bằng chiếc mỏ dài của mình. Cáo ra đón và đưa cò đến bàn ăn. Lúc này, cò khá ngạc nhiên vì trước mặt mình là một cái đĩa chứa đầy súp.
Trong khi cò chẳng thể nào ăn súp trong đĩa với cái mỏ dài của mình thì cáo đang dùng bữa rất ngon lành. Đến cuối bữa, đĩa thức ăn của cò vẫn còn nguyên vẹn.
Cò buồn bã ra về và để đáp lễ, cò mời cáo đến nhà mình dùng bữa vào hôm sau. Cò cũng đãi cáo món súp nhưng nó lại đổ súp vào trong một cái lọ cổ cao, miệng hẹp. Tất nhiên, cáo không thể thưởng thức bữa ăn mà chỉ có thể liếm láp trên miệng lọ. Đến đây thì cáo đã nhận ra sai lầm trước đó của mình và đành phải ra về với cái bụng đói.
[key-takeaways title=””]
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi Cáo và cò hay và ý nghĩa: Làm điều xấu với người khác thì ắt sẽ nhận lại được chính điều đó.
4. Bàn tay vàng – truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa
Truyên ngắn thiếu nhi Bàn tay vàng như sau: Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông tham lam sống ở thị trấn nhỏ nọ. Người đàn ông này vô cùng giàu và có một niềm say mê đặc biệt với vàng cùng những thứ lạ mắt. Mặt khác, ông ta cũng rất yêu thương con gái duy nhất của mình hơn bất cứ điều gì trên đời.
Một ngày nọ, người đàn ông tình cờ gặp một nàng tiên khi mái tóc của nàng tiên nữ ấy đang mắc kẹt vào một nhánh cây. Không suy nghĩ nhiều, người đàn ông liền lao đến và giúp đỡ nàng tiên.
Ngay sau đó, lòng tham nổi dậy, ông ta lập tức yêu cầu nàng tiên đáp lại sự giúp đỡ bằng việc ban cho ông một điều ước. Người đàn ông ước rằng tất cả những gì ông ta chạm vào đều sẽ hóa thành vàng. Vị tiên nhận lời.
Sau khi có được điều ước, người đàn ông tham lam vội vã về nhà để cho vợ và con thấy điều kỳ diệu mà mình có được. Khi ông ta vừa đến nhà, cô con gái yêu chạy ra đón và vô tình chạm vào tay cha. Ngay lập tức, toàn thân cô hóa thành vàng. Người đàn ông lúc này vô cùng hối tiếc về ước muốn sai lầm kia và dành quãng đời còn lại để tìm kiếm nàng tiên đã ban cho mình điều ước đó.
[key-takeaways title=””]
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi hay này: Bàn tay vàng là truyện ngắn thiếu nhi hay giúp bé hiểu lòng tham vô đáy sẽ dẫn con người ta đến những kết cục bi thương.
[/key-takeaways]
5. Cô gái vắt sữa và chiếc xô: Truyện ngắn hay và ý nghĩa cho bé
Truyện ngắn thiếu nhi hay này có nguồn gốc từ những câu truyện cổ dân gian ở châu Âu. Truyện kể về một cô gái đi vắt sữa bò và trở về nhà với thùng sữa đội trên đầu. Do cô di chuyển rất nhịp nhàng nên sữa không hề bị vương vãi ra ngoài. Cô bước đi nhưng trong đầu lại mải toan tính đến những kế hoạch tương lai sắp tới.
Cô nghĩ rằng sữa tốt như vậy sẽ có thể làm ra rất nhiều bơ, từ đó cô sẽ đem số bơ này ra chợ bán và dùng tiền đó mua thật nhiều trứng về ấp. Cô lại tiếp tục hình dung mình sẽ hạnh phúc thế nào nếu như số trứng được ấp nở thành gà con. Năm tháng qua nhanh, cô sẽ bán số gà đó và dùng tiền mua cho mình một chiếc váy thật lộng lẫy để đi dự hội. Cô tưởng tượng ra lúc ấy mọi chàng trai trong làng sẽ chú ý đến mình.
Trong khi còn mải suy tư về những điều như vậy, cô đã lơ là và đánh đổ thùng sữa. Cuối cùng, sữa cũng không còn lấy một giọt và giấc mơ của cô đều tan biến theo những giọt sữa vương vãi dưới đất.
[key-takeaways title=””]
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi hay: Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng hay đừng nên đếm cua trong lỗ.
[/key-takeaways]
6. Trứng, khoai tây và lá trà – truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa
Truyện ngắn thiếu nhi hay này mở đầu bằng việc cô gái trẻ Asha than vãn với cha về cuộc sống khó khăn của mình. Cô bối rối không biết phải làm gì và muốn từ bỏ mọi thứ. Bố của Asha liền dẫn cô đến bếp. Ông đổ nước sôi vào ba chiếc nồi và sau đó cho trứng, khoai tây và một ít lá trà vào mỗi nồi.
Người cha yêu cầu Asha quan sát khoảng 10 – 15 phút khi cả ba chiếc nồi bắt đầu sôi. Sau thời gian đó, ông bảo Asha gọt vỏ khoai tây, bóc vỏ trứng và uống nước trà vừa nấu. Asha hoang mang không hiểu rốt cuộc cha cô đang muốn nói điều gì với mình.
Thế rồi người cha đã giải thích rằng, cả ba món ấy đều phải đối mặt với một nghịch cảnh như nhau là nước sôi nhưng mỗi thứ lại có phản ứng khác nhau. Khoai tây bề ngoài cứng rắn, xù xì là thế, nhưng sau khi bị đun sôi nó trở nên mềm, nhão. Trứng vốn dễ vỡ nhưng trải qua quá trình đun sôi, phần bên trong lại cứng hơn. Tương tự trà khi nấu lên làm thay đổi cả mùi vị của nước.
Người cha quay sang hỏi Asha rằng: “Khi khổ nạn gõ cửa, con sẽ phản ứng lại thế nào? Con là khoai tây, trứng hay lá trà?”.
[key-takeaways title=””]
Bài học rút ra: Từ truyện ngắn thiếu nhi hay trên cho thấy chúng ta hoàn toàn có cách để đối mặt với mọi tình huống khó khăn trong cuộc sống.
[/key-takeaways]
7. Chim Sơn Ca
Truyện ngắn thiếu nhi hay này kể rằng một ngày nọ khi bụi trường xuân vừa ra hoa, Sơn Ca liền đoán ra ngay nguy cơ loài lông vũ bị rình rập. Thế là nó vội tập hợp các loài chim lại và lên tiếng thuyết phục:
– Tốt hơn hết nên hạ cây sồi vừa có bụi trường xuân mọc. Nếu không làm được thì chỉ còn cách bay đến gặp loài người để cầu xin họ đừng dùng bụi trường xuân để săn chim.
Mặc cho Sơn Ca giải thích thế nào, các loài khác không nghe theo lại còn chế nhạo nó. Sơn Ca bèn bay đi để gặp loài người và xin điều mà nó mong muốn. May mắn thay, nhờ vào sự khôn lanh của nó, con người đã chịu để Sơn Ca sống cạnh mình. Trong khi các loài khác thì bị bắt làm thịt.
[key-takeaways title=””]
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi hay Chim Sơn Ca: Những người có khả năng nhìn thấy trước sự việc thì sẽ dễ dàng tránh được cảnh hiểm nghèo.
Truyện ngắn thiếu nhi hay này kể rằng; ngày xửa ngày xưa, trong buổi sáng mùa xuân tươi đẹp, một đóa hồng đỏ thắm bung nở rực rỡ giữa rừng. Điều đặc biệt là hoa hồng khá tự hào về vẻ đẹp nó sở hữu. Trái ngược lại, bên cạnh cây hoa hồng lại mọc lên một cây xương rồng xấu xí. Ngày qua ngày, hoa hồng luôn buông lời miệt thị vẻ ngoài của xương rồng. Bỏ mặc những lời lẽ xấu xa đó, xương rồng vẫn chọn cách im lặng.
Cho đến ngày kia, khi mùa hè đến mang theo cái nóng oi bức khiến muôn loài đều trở nên khô cằn. Đóa hồng xinh đẹp ngày nào cũng dần héo úa. Rồi bất chợt, bông hồng nhìn thấy một chú chim sẻ gõ mỏ vào thân xương rồng để lấy nước.
Sau khi hỏi thăm chim sẻ, hoa hồng nhận ra rằng xương rồng chính là vị cứu tinh của nó lúc này. Dù vô cùng xấu hổ, nhưng đóa hồng cũng đã gặng hỏi xin nước của xương rồng kèm theo lời xin lỗi về cách hành xử trước kia. Cuối cùng, cả hai đã trải qua mùa hè khắc nghiệt như hai người bạn thân thiết.
[key-takeaways title=””]
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi hay Đóa hồng kiêu ngạo: Truyện ngắn thiếu nhi hay về đóa hồng kiêu ngạo sẽ giúp các bé hiểu một điều: Xinh đẹp nhưng kiêu ngạo sẽ chẳng ai kết thân và không nên đánh giá ai qua vẻ ngoài của họ. Thật đúng như ông bà xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Đây là một trong những mẩu truyện ngắn thiếu nhi hay cho bé tự tin hơn vào chính mình.
Truyện kể về một cậu bé tên Rai buồn bã vì làm bài kiểm tra không tốt. Thế rồi bà ngoại cậu bé đến an ủi và tặng Rai một cây bút chì. Cậu bối rối nhìn bà và từ chối nhận quà vì cảm thấy mình không xứng với nó.
Tuy nhiên, bà ngoại đã giải thích rằng, cậu có thể học được nhiều điều từ cây bút chì này, bởi vì nó cũng giống như cậu.
Cây bút chì cũng phải trải qua sự đau đớn vì bị gọt giũa hết lần này đến lần khác. Nhưng sau tất cả, nó sẽ trở thành cây bút chì tốt hơn và từ nó mà người dùng có thể làm nên nhiều điều vô cùng vĩ đại.
Hơn nữa, bút chì dẫu có phạm phải sai lầm vẫn có thể sửa chữa được, con người cũng như vậy. Sau cùng nhưng không kém phần quan trọng, trên mỗi bề mặt dùng đến, bút chì sẽ lưu lại những dấu ấn riêng; cũng như việc con người sẽ luôn để lại dấu ấn của mình dù trong lĩnh vực nào.
Rai sau đó đã được an ủi và tự nhủ mình sẽ làm tốt hơn ở những lần sau.
[key-takeaways title=””]
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi hay Cây Bút Chì: Mỗi người chúng ta đều có đủ khả năng để trở thành hình mẫu mà ta mong muốn.
[/key-takeaways]
10. Quả cầu pha lê – truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa
Truyện ngắn thiếu nhi hay kể rằng; Nasir, một cậu bé, đã phát hiện ra một quả cầu pha lê đằng sau gốc cây đa trong vườn nhà mình. Cây đa bèn ngỏ lời ban cho Nasir một điều ước. Cậu bé vỡ òa hạnh phúc nhưng cũng thầm suy nghĩ rất nhiều về điều mà mình sẽ xin. Chính vì vậy, cậu bé đã quyết định giữ lại quả cầu bên mình và chờ đến khi nghĩ ra điều ước thì mới sử dụng.
Thế nhưng, thật không may, người bạn thân của cậu bé đã đánh cắp nó và đưa lại cho người dân trong làng. Tất cả bọn họ đều nổi lòng tham và ai cũng ước mình sở hữu cung điện nguy nga hay vô số châu báu ngọc ngà. Tuy nhiên, không một ai trong họ được đáp ứng vì điều ước chỉ có một.
Cuối cùng, họ trả lại quả cầu cho Nasir và cậu bé đã ước cho mọi thứ trở lại như xưa. Phép màu xảy ra và mọi người trong làng đều được sống trong yên vui, hạnh phúc; không còn đố kỵ, tham lam nữa.
[key-takeaways title=””]
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi hay Quả cầu pha lê: Tiền tài hay của cải vật chất không phải lúc nào cũng đem lại hạnh phúc cho con người.
11. Truyện ngắn thiếu nhi Việt Nam hay và ý nghĩa về bó củi
Truyện ngắn thiếu nhi hay này có phần giống so với câu chuyện bó đũa ở Việt Nam. Tuy nhiên, bối cảnh nội dung lại hoàn toàn khác nhau.
Ngày xưa, ở một ngôi làng nọ có ba người hàng xóm. Mỗi người trong số họ đều có một mẫu ruộng. Thế nhưng, năm ấy mùa màng lại thất bát do sâu bệnh.
Một ngày nọ, cả ba quyết định sẽ đưa ra ý tưởng để cứu vớt vụ mùa. Người đầu tiên thì sử dụng bù nhìn, trong khi người thứ hai lại dùng thuốc trừ sâu và người thứ ba lại dựng một hàng rào trên ruộng. Kết cuộc là mọi nỗ lực của họ đều vô ích.
Một hôm, trưởng làng đến thăm cả ba người. Ông đưa cho họ một que củi và yêu cầu họ bẻ gãy nó. Cả ba đều thực hiện dễ dàng. Sau đó, trưởng làng lại đưa cho họ một bó củi và một lần nữa cũng yêu cầu họ thực hiện tương tự. Tuy nhiên, lúc này chẳng ai trong ba người họ làm được cả.
Trường làng đã giải thích rằng bất kể vấn đề gì, cùng nhau hợp lực lại đều có thể giải quyết được. Không ai làm việc tốt hơn khi một mình. Khi đã hiểu ra vấn đề, cả ba đã cùng tập hợp mọi nguồn lực mình có và đã thành công trong việc loại bỏ sâu bệnh.
[key-takeaways title=””]
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi hay Bó củi: Truyện ngắn thiếu nhi hay về bỏ củi dạy bé đoàn kết chính là sức mạnh vô địch.
[/key-takeaways]
12. Kiến và chim bồ câu
Truyện ngắn thiếu nhi hay này bắt đầu bằng nói về một ngày hè nắng nóng; chú kiến đi dạo quanh tìm nước uống. Sau một hồi tìm kiếm, kiến phát hiện một dòng suối mát. Tuy nhiên, khi đang cố trèo lên tảng đá nhỏ để uống nước, kiến liền bị trượt chân và ngã xuống nước.
Tình cờ chị bồ câu bay ngang thấy kiến sắp chết đuối nên đã ra tay giúp đỡ. Thật nhanh chóng, bồ câu đã ngắt một chiếc lá trên cây và thả xuống nước. Kiến bèn bám theo và trèo lên được thân lá, nhờ vậy mà đã thoát nạn.
Kiến và bồ câu cũng từ đó mà trở thành những người bạn thân. Rồi một lần nọ thợ săn vào rừng, anh ta bắt gặp chị bồ câu đậu trên thân cây nên đã nhắm súng chờ sẵn. Kiến phát hiện đã vội bò đến chỗ gã thợ săn và đốt vào chân hắn. Bị kiến cắn đau, gã thợ săn đánh rớt súng nên bồ câu đã cảnh giác bay mất.
[key-takeaways title=””]
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi kiến và chim bồ câu hay: Việc làm tốt sẽ không bao giờ bị quên lãng.
Mẫu truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa này có nội dung như sau:
Ngày xưa, một con bọ chét thấy một con bò đang ăn cỏ trên cánh đồng. Nó biết rằng con bò làm việc cho người ta ở nông trại. Nhưng nó không thích như thế. Bọ chét tự hào rằng nó sống nhờ hút máu người ta và chưa từng làm việc gì cho họ.
Tiến gần tới con bò, bọ chét hỏi, “Bạn to lớn và khỏe mạnh thế này thì làm sao bạn có thể cam lòng làm việc cho người ta được? Hãy xem tôi, tôi không bao giờ làm bất cứ điều gì cho họ mà còn hút máu của họ mặc dù tôi rất nhỏ”.
Con bò rất ngạc nhiên khi nghe những lời nói của bọ chét và trả lời rằng: “Khi tôi làm việc cho người ta, họ đối xử với tôi rất tử tế. Họ chăm sóc mọi sự cho tôi, nuôi tôi ăn, cho tôi chỗ ngủ và hơn thế nữa, vỗ về trên lưng, đầu và cổ tôi với tình cảm và tình thương. Ngược lại, bạn hút máu của họ và họ luôn luôn tìm cách diệt trừ bạn”.
[key-takeaways title=””]
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi Gieo nhân nào gặt quả nấy: Làm việc tốt, giúp đỡ người khác ắt sẽ được họ giúp đỡ lại. Ngược lại, nếu chỉ biết hại người khác thì cũng sẽ bị đối phương ghét bỏ, thậm chí diệt trừ.
[/key-takeaways]
14. Ăn Cắp Là Xấu – truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa
Câu truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa Ăn Cắp Là Xấu này có nội dung như sau:
Một ngày nọ, Rosy đi tới một tiệm tạp hóa để mua bánh mì. Khi nhìn thấy người chủ đang bận rộn với các khách hàng khác, Rosy đã lấy cắp vài viên kẹo đường.
Khi về tới nhà, mẹ Rosy hỏi đã lấy các viên kẹo đường ở đâu. Rosy đành phải nói sự thật với mẹ. Mẹ Rosy nói, “Ăn cắp rất là xấu. Người chủ tiệm có thể không nhìn thấy con nhưng Chúa luôn thấy tất cả các việc con làm. Vì vậy, ta không bao giờ ăn cắp”.
Rosy hiểu ra những lời nói của mẹ và quay trở lại tiệm tạp hóa để trả lại mấy viên kẹo đường cho người chủ tiệm. Người chủ tiệm rất vui khi thấy sự thành thật của Rosy và thưởng cho Rosy một ít kẹo đường.
[key-takeaways title=””]
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi này: Không nên ăn cắp đồ không phả của mình. Nếu có lỡ làm sai phải nhận lỗi thì dễ được tha thứ hơn.
[/key-takeaways]
15. Đừng Bao Giờ Vô Ơn
Câu truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa này có nội dung như sau:
Vào một buổi trưa giữa mùa hè, dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời, có hai du khách đi trên một con đường đầy bụi không một bóng cây. Đang lúc tìm kiếm một bóng mát để tránh cơn nắng nóng, họ thấy ở đàng xa có một cây lớn với tàng cây trải dài ra như một cái dù.
Họ đi vội đến cây lớn đó, đặt hành lý xuống đất và ngồi nghỉ mệt dưới bóng mát của tàng cây. Sau khi nghỉ ngơi một lúc, một du khách nói với người kia, “Thật là một cái cây vô dụng! Không có quả gì ăn được.”
Nghe được câu nói này, cái cây cảm thấy bị xúc phạm và la lên: “Các ông là những kẻ vô ơn! Một mặt, các ông trú ẩn dưới bóng râm mát của tôi để không bị nắng nóng mặt trời thiêu đốt. Mặt khác, các ông gọi tôi là vô dụng. Các ông hãy đứng dậy và rời khỏi nơi đây ngay lập tức để bị nắng mặt trời thiêu đốt một lần nữa.”
[key-takeaways title=””]
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi này: Nếu đã chịu ơn người khác thì phải biết ơn và cảm ơn họ. Nếu không biết ơn mà còn mắng ân nhân thì họ sẽ không bao giờ giúp mình nữa.
[/key-takeaways]
16. Kiến và cào cào – truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa
Truyện ngắn thiếu nhi Kiến và cào cào bắt đầu như sau:
Vào một ngày mùa hè, một con cào cào say mê nhảy múa và ca hát líu lo. Một con kiến đi ngang qua, khệ nệ vác một trái bắp trên đường về tổ.Cào cào thấy thế nói: “Tại sao không đến trò chuyện với tôi cho vui, thay vì khuân vác cực nhọc thế kia?”
Kiến trả lời: “Tôi đang lo dự trữ thức ăn cho mùa đông, và tôi cũng khuyên bạn nên làm như tôi”.Cào cào nói: “Tại sao lại bận tâm về mùa đông? Chúng ta hiện giờ có rất nhiều thức ăn, có ăn tới sang năm cũng không hết”.
Nhưng Kiến ngoảnh mặt đi và trở lại công việc khiêng vác vất vả của mình. Khi mùa đông đến, Cào cào hết thức ăn và bị đói, trong khi nhìn thấy Kiến ngày nào cũng no bụng vì có bắp và gạo thu nhặt trong mùa hè vừa qua.
Khi đó Cào cào hiểu ra…
[key-takeaways title=””]
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi này: Hôm nay làm việc, ngày mai sẽ gặt hái thành quả.
[/key-takeaways]
17. Hai người bạn
Truyện ngắn thiếu nhi Hai Người Bạn như sau:
Một ngày kia, có hai người là bạn thân đi bộ ngang qua một khu rừng. Họ biết rằng có thể có chuyện nguy hiểm xảy đến bất cứ lúc nào. Vì vậy, họ thề với nhau rằng sẽ luôn hiệp lòng trong bất kỳ trường hợp nguy hiểm nào.
Bất thình lình, họ thấy một con gấu lớn đang tới gần. Một người ngay lập tức trèo lên một cái cây gần đó, nhưng người kia không biết làm cách nào để leo lên. Vì vậy, do phản ứng tự nhiên, ông ta nằm xuống đất nín thở và giả vờ chết.
Con gấu đến gần người nằm trên mặt đất. Nó ngửi tai ông rồi từ từ bỏ đi, vì gấu không thích sinh vật đã chết. Tới lúc này, người bạn trên cây leo xuống và hỏi người bạn ở dưới đất, “Này bạn, con gấu đã nói gì vào tai bạn vậy?” Người bạn kia trả lời: “Con gấu khuyên tôi không nên tin một người bạn giả dối.”
[key-takeaways title=””]
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi Hai người bạn: Không nên quá tin người. Dù người đó có thân thiết với ta đến đâu.
[/key-takeaways]
18. Người vui sướng – truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa
Truyện ngắn thiếu nhi Người vui sướng như sau:
Có một gia đình kia sống trong một căn nhà nhỏ ở miền quê. Ngày nọ, một ông già ăn mặc rách rưới tới trước cửa nhà bán rau cải. Gia đình này mua một ít rau cải để cho ông già đó đi cho mau.
Sau đó, tuần nào ông già cũng tới gia đình này để bán rau. Rồi họ trở nên quen biết và gia đình trông mong ông già đến nhà. Bỗng một ngày, ông già loan báo cho gia đình một tin vui:
– “Tôi vừa tìm thấy một rổ đầy quần áo ở trước nhà tôi.”
Gia đình này biết ông cần quần áo nên chúc mừng, nhưng ông già liền nói:
– “Cái vui nhất là tôi tìm được một gia đình cần quần áo hơn tôi để cho họ.”
[key-takeaways title=””]
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi hay Người vui sướng: Niềm vui là do mình nghĩ chứ không phải ở cái mình có hoặc mình là ai.
[/key-takeaways]
19. Chúa Liễu mắc lỡm
Truyện ngắn thiếu nhi Chúa Liễu mắc lỡm như sau:
Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà Chúa Liễu nổi tiếng rất linh thiên, không ai là không kinh sợ. Chúa Liễu có nhiều ruộng và bà cũng cho cấy rẽ để lấy lợi.
Lần ấy, Quỳnh vào đền khấn mượn đất xong thì khấn quẻ âm dương hỏi Chúa là bà lấy gốc hay lấy ngọn trong vụ thu hoạch tới. Lần đầu Chúa bảo lấy ngọn, thế là vụ ấy Quỳnh trồng khoai lang. Đến khi khoai đã có củ, đào khoai xong, Quỳnh đem hết củ về nhà còn bao nhiêu dây khoai Quỳnh đem để đền bà chúa.
Lần thứ hai, xin âm dương, Chúa đòi lấy gốc để ngọn cho Quỳnh. Mùa ấy Quỳnh liền trồng lúa. Đến mùa gặt, Quỳnh cắt hết bông và đem gốc rạ trả cho Bà Chúa!
Chúa Liễu hai lần bị Quỳnh lừa, tức giận lắm xong đã trót hứa rồi, không biết làm thế nào được. Lần thứ ba, Quỳnh đến xin thì Chúa bảo lấy cả gốc lẫn ngọn, còn khúc giữa cho Quỳnh, Quỳnh giả vờ kêu ca:
– Chị lấy thế em còn gì được nữa !
Khấn đi khấn lại mãi, Chúa nhất định không nghe, Quỳnh về trồng ngô, đến kỳ bẻ ngô bao nhiêu bắp Quỳnh giữ lại, còn ngọn với gốc Quỳnh đem nộp cho Chúa.
Chúa mắc mưu Quỳnh ba lần, đòi lại ruộng, song trong ba vụ ấy, Quỳnh đã kiếm cũng được cái vốn kha khá rồi.
20. Truyện ngắn thiếu nhi Việt Nam hay và ý nghĩa – Điều ước
Truyện ngắn thiếu nhi Điều ước như sau:
Một nhân viên bán hàng, một thư kí và một giám đốc cùng nhau ra ngoài ăn trưa. Họ bất ngờ phát hiện ra một chiếc đèn dầu cổ. Khi họ chà xát để lau chùi bụi bám lên chiếc đèn, thì bất ngờ Thần Đèn hiện ra. Thần Đèn nói:
– “Ta sẽ tặng các con mỗi người một điều ước. Ai trước nào?”
– “Con trước, con trước” – cô thư kí lanh lẹ -“Con muốn được ở Bali lướt sóng mà không cần quan tâm, lo lắng đến bất cứ việc gì trên đời này!”
Bùm.. Cô biến mất.
– “Con kế tiếp, con kế tiếp” – anh nhân viên bán hàng nôn nóng – “Con muốn được nằm dài trên bờ biển Hawaii, có nhân viên mát xa riêng, uống thỏa thích cocktail cùng với người yêu của con.”
Bùm.. Anh cũng biến mất.
– “Còn con?” – Thần Đèn hỏi anh giám đốc
Anh ước: “Con muốn 2 người đó quay lại phòng làm việc sau giờ nghỉ trưa.”
[key-takeaways title=””]
Bài học rút ra từ truyện ngắn thiếu nhi này: Luôn luôn để sếp của bạn phát biểu trước.
[/key-takeaways]
21. Cậu bé Tích Chu
Đây là truyện ngắn thiếu nhi Việt Nam hay nhất ca ngợi nghĩa tình bà cháu.
Câu chuyện kể về một cậu bé Tích Chu thuở bé được bà cưng chiều hết mực. Song lớn lên cậu lại ham chơi không mảy may quan tâm bà.
Một ngày, bà của Tích Chu ở nhà bị ốm, nhờ cậu mang nước đến. Nhưng Tích Chu mải chơi, đến khi trở về bà của cậu đã biến thành một chú chim bay đi mất. Tích Chu đau buồn gào khóc.
Một bà tiên hiện ra và chỉ cách để Tích Chu cứu bà của mình trở về. Sau nhiều gian khổ, cuối cùng Tích Chu cũng được đoàn tụ với bà và yêu thương bà nhiều hơn.
Đây là một trong nhiều truyện ngắn thiếu nhi hay, xuất xứ từ Trung Quốc. Người Việt còn gọi là ông Ngâu bà Ngâu.
Đây là câu chuyện tình yêu cảm động của chàng trai nghèo Ngưu Lang và cô tiên Chức Nữ. Hai người đến với nhau và có một bé trai kháu khỉnh. Song vì cách biệt thân thế, họ bị Ngọc Hoàng ngăn cấm đến với nhau.
Tuy nhiên, tình yêu mãnh liệt của họ đã làm cảm động trời cao. Vương Mẫu Nương Nương cho phép họ cứ đến ngày mùng 7 tháng 7 hàng năm gặp nhau một lần gặp nhau tại Thước Kiều.
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa của truyện ngắn thiếu nhi hay Ngưu Lang – Chức Nữ: Lý giải vì sao cứ đến ngày đó hàng năm thì trời luôn mưa không ngớt. Đó là những giọt nước mắt hạnh phúc của hai vợ chồng Ngưu Lang Chức Nữ sau nhiều ngày được gặp lại nhau.
[/key-takeaways]
Lợi ích của việc kể truyện ngắn thiếu nhi cho bé
Kế cho bé nghe những mẫu truyện ngắn thiếu nhi như trên sẽ giúp bé:
Khuyến khích khả năng sáng tạo và tưởng tượng của trẻ.
[inline_article id=157978]
Trên đây là 22 mẫu truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa nhất mà MarryBaby trổng hợp được. Mẹ hãy kể cho bé nghe hoặc cho bé tập đọc các mấu truyện trên để bé phát triển kỹ năng nghe nói đọc một cách vượt trội nhé!
Nuôi dạy con đúng cách là gì? Cuộc sống ngày càng phát triển, hiện nay ngoài vấn đề chăm sóc dinh dưỡng con con, việc nuôi dạy con còn khía cạnh khác bố mẹ cần quan tâm. Ví dụ như: Dạy con, Chọn trường, Sơ cấp cứu, Hạt giống tâm hồn – Sống đẹp.
Nuôi dạy con đúng cách như thế nào?
Bố mẹ nào cũng muốn con nên người, thành đạt, nhưng lại lúng túng không biết phải làm gì ngoài việc nuôi nấng và lo cho con ăn học, học sao cho giỏi, học cho đến nơi đến chốn, vậy là ổn. Nhưng “trồng người” đâu chỉ đơn giản như vậy.
Các bậc cha mẹ muốn nuôi dạy con đúng cách cần có một cái nhìn trọn vẹn và một tầm nhìn xa. Mục đích cuối cùng của việc dạy dỗ và giáo dục con cái đó là giúp chúng đứng vững trong cuộc sống, đương đầu với những khó khăn, thích nghi tốt với mọi hoàn cảnh của cuộc sống, giúp con cái phát triển đúng với con người của chúng: về năng khiếu, tiềm năng, sở trường…
Cha mẹ không thể sống giúp, sống thay cho con mình được. Vì vậy, điều quan trọng là phải tạo cho con một nền tảng vững chắc để chúng có khả năng độc lập, tự chủ, không phụ thuộc.
Các bậc phụ huynh nên ý thức về mục đích giáo dục con cái, đó là giúp cho chúng phát triển thành một con người độc lập, con người trưởng thành thật sự – không chỉ về mặt sinh học mà quan trọng là mặt nhân cách.
“Di sản quí nhất bố mẹ để lại cho con cái không phải là của cải, tài sản; mà là niềm tin vào bản thân, sức mạnh để đứng vững trong đời sống với tình thương vô bờ bến”.
Những vấn đề nuôi dạy con bố mẹ cần quan tâm
Để nuôi dạy con đúng cách bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
1. Có phương pháp dạy con đúng cách
Các bậc cha mẹ cần hiểu rằng việc nuôi dạy con không phải là áp đặt theo ý của người lớn mà phải tùy thuộc vào tâm lý của trẻ con, chính xác hơn là tâm lý của chính con bạn thì mới hiệu quả.
Dưới đây là các phương pháp nuôi dạy trẻ đúng cách phù hợp với tâm lý trẻ, các bạn cùng tham khảo để nuôi dạy con phát triển tốt nhất nhé!
Nuôi dạy con đúng cách bằng phương pháp Montessori
Phương pháp Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ em bằng các giáo cụ trực quan. Được sáng lập bởi Tiến sĩ người Ý Maria Montessori – một chuyên gia trong các lĩnh vực triết học, nhân văn học và giáo dục học.
Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ bằng việc học tập thông qua các giáo cụ trực quan. Montessori là gì? Montessori tập trung thúc đẩy tiềm năng của trẻ bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở với các giáo viên được đào tạo bài bản về chuyên môn cùng với các giáo cụ học tập chuyên biệt…
Montessori hướng đến một môi trường thân thiện và cởi mở giữa người dạy và học. Là một phương pháp giáo dục trẻ em duy nhất trên thế giới học tập thông qua các giáo cụ trực quan, với trẻ là trung tâm và giáo viên, bố mẹ đóng vai trò là người hướng dẫn.
Đặc điểm nổi trội của Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách trẻ. Montessori giúp trẻ trở nên hoạt bát, có thể tự chăm sóc bản thân và mọi người sớm. Thông qua môi trường này, bé tăng khả năng nhớ và tiếp thu kiến thức, giúp trẻ luôn muốn tìm tòi, học hỏi điều mới
Phương pháp nuôi dạy con đúng cách của người Do Thái
Thế giới đã công nhận rằng: “Người Do Thái có trí tuệ rất thông minh và sáng suốt”. Và điều này xuất phát phần lớn từ sự giáo dục từ nhỏ. Cách giáo dục con của người Do Thái đã góp 40% vào tỷ lệ người đoạt giải Nobel.
Người mẹ Việt yêu con theo cách bảo bọc. Còn những người mẹ Do Thái lại dành cho con khích lệ và nỗ lực. Đối với người mẹ Do thái, 3 không trong việc nuôi con đó là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con.
Hơn nữa, người Do thái còn đặt ra cho mình một chỉ số AQ- chỉ số vượt khó. 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công. (IQ:chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc). Các bậc phụ huynh quan tâm và cố gắng rèn luyện chỉ số này cho con, kể cả các gia đình quý tộc ở Israel.
Một điểm khác trong nuôi dạy con đúng cách của người Do thái thúc đẩy trẻ giúp đỡ việc nhà. Đối với họ, đây là một kĩ năng sinh tồn cần thiết. Từ lúc con 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân.
Phương pháp nuôi dạy con đúng cách theo người Nhật
Bắt đầu từ giai đoạn mẫu giáo và đi học, trẻ em ở Nhật Bản đã được dạy cách đối nhân xử thế, cùng các chuẩn mực đạo đức và văn hóa. Người Nhật chú trọng vào nuôi dạy phẩm chất đạo đức cho trẻ trước tiên.
Tại Nhật Bản, shitsuke- kỷ luật rất được cộng đồng tôn trọng. Bố mẹ Nhật dạy con tính kỷ luật từ rất sớm. Đây cũng là điểm tương đâu trong cách nuôi dạy trẻ của người Do thái.
Tạo thói quen thỏa hiệp khi trẻ khóc sẽ khiến bé quen và ý lại. Bé sẽ có xu hướng quấy khóc khi muốn đòi hỏi việc gì đó.
Các hoạt động dã ngoại với bạn bè, gia đình cũng được chú trọng. Ngay từ khi trẻ lên 2 lên 3, cha mẹ đã cho trẻ tập đi bộ đều đặn. Chia nhỏ thành những bài tập cho trẻ đi bộ 10 mét, 20 mét.
2. Chọn trường cho con
Khác cách đây vài chục năm khi không ai phải nghĩ nhiều đến việc chọn trường cho con bởi trường công là lựa chọn duy nhất, phụ huynh nay có nhiều lựa chọn hơn khi con vào cấp I.
Chọn trường công nào: trường công bình thường, trường thực nghiệm, trường điểm, trường chuyên, chương trình chất lượng cao, những lớp song bằng? Chọn trường tư nào: trường quốc tế, trường song ngữ, trường tư theo chương trình Việt Nam?
Chi phí giáo dục là khoản đầu tư quan trọng nhất của đời người, mà sự lựa chọn đúng – sai đôi khi dẫn đến những hệ quả khó lòng sửa chữa được.
Nó không chỉ là đầu tư về tiền bạc, mà còn là thời gian và nhất là những cơ hội duy nhất, khó mà làm lại cho con cái chúng ta.
Nhìn chung, ở Việt Nam hiện có các loại trường sau đây:
Trường công lập:
Học phí thấp, chỉ khoảng 150.000 đồng/tháng. Các chi phí ngoài học phí (tiền học thêm, quà cáp bồi dưỡng thầy cô…) khác nhau, tùy trường, tùy vùng miền, tùy hoàn cảnh.
Nhược điểm của các trường công là chương trình học nhồi nhét và cứng nhắc, học thêm gần như không thể tránh, học chủ yếu để thi, nên học sinh học rất vất vả mà vẫn thiếu nhiều kỹ năng thực sự cần sau này trong đời thực.
Nhưng ưu điểm của trường công mà ít ai nghĩ tới, ngoài học phí thấp, là giúp học sinh nhận thức thế giới có thực mà các em sẽ phải sống với nó khi lớn lên.
Trường công Việt Nam là bức tranh thu nhỏ của xã hội Việt Nam, cũng đủ kiểu vấn nạn: lạm thu, hình thức, chạy theo thành tích, bạo lực…
Trong môi trường đó, bọn trẻ học cách nhận thức về cuộc đời đúng như là cuộc đời đang tồn tại. Trẻ sẽ học từ những hình mẫu sống động qua thầy cô và bạn bè chúng, với điều tốt – cái xấu phong phú y như cuộc đời thực.
Ngoài trường công bình thường nói trên, còn có trường điểm, trường chuyên, lớp chất lượng cao, lớp song bằng…
Đây là những nhóm nhỏ được coi là “ưu tú” trong thể loại trường công, được đầu tư tốt hơn về cơ sở vật chất, chứa nhiều yếu tố tích cực về chương trình đào tạo, chất lượng giáo viên, một số trường có thể đạt đến một số mặt gần giống các trường quốc tế. Học phí cao hơn trường công bình thường, nhưng không thấm gì so với trường quốc tế.
Học sinh ở các trường này được tuyển chọn chặt chẽ, nhiều em đạt thành tích cao ở các kỳ thi quốc tế, dễ xin học bổng du học hơn. Những trường này đang thuyết phục được nhiều phụ huynh, vì thế cung không đáp ứng đủ cầu, xin hoặc thi tuyển để vào học không hề dễ.
Trường tư:
Trường tư tồn tại nhờ học phí, vì thế xu hướng chung là học sinh/phụ huynh được coi như khách hàng, nhà trường là bên cung ứng dịch vụ giáo dục.
Cũng như mọi thị trường khác, trường tư bao gồm một dải rộng về học phí, về điều kiện giáo dục/học tập, về chất lượng giáo viên nhằm đáp ứng những nhu cầu đa dạng và khả năng chi trả đa dạng của người học.
Trường quốc tế:
Những trường tư có yếu tố nước ngoài thường được gọi là trường quốc tế (luật Việt Nam không quy định loại trường nào là trường quốc tế, vì thế chữ “quốc tế” ở đây được hiểu phổ biến là chương trình và bằng cấp được công nhận ở các nước phát triển, giáo viên quốc tế, cơ sở vật chất hiện đại).
Một số trường lâu năm, có uy tín xin vào không dễ, các trường mới thành lập thì học phí nhẹ hơn và xin học dễ hơn. Trường quốc tế sử dụng hoàn toàn chương trình Canada, Anh, Úc, Mỹ… tùy theo đối tác chính của trường.
Một số trường đã được kiểm định bởi các tổ chức quốc tế có uy tín. Hình thức “du học tại chỗ” này giúp cha mẹ giảm lo âu khi họ không thể gửi con ra nước ngoài một mình lúc chúng còn quá nhỏ.
Ưu điểm của loại này là chương trình, thi cử và bằng cấp, cơ sở vật chất, môi trường học tập tương tự các quốc gia đối tác của trường hoặc các trường ở nước ngoài.
Giáo viên nước ngoài, có bằng cấp cẩn thận. Ở những trường này, họ sẽ nuôi dạy con đúng cách theo chuẩn quốc tế, môi trường giáo dục và chương trình học tốt, trẻ được tôn trọng, được chăm sóc và giáo dục toàn diện, kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp và làm việc nhóm tốt, thể lực tốt.
3. Sơ cấp cứu
Kiến thức về sơ cấp cứu cho trẻ em rất quan trọng trong quá trình nuôi dạy con đúng cách. Ở cạnh trẻ nhỏ, ta luôn đề cao cảnh giác tuy vậy vẫn có những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Phần lớn cha mẹ trở nên hoảng loạn hoặc lúng túng không biết nên xử trí như thế nào. Dưới đây là một số cách sơ cấp cứu cho trẻ khi bé gặp vấn đề:
Phải làm gì khi bé bị thương?
Nếu vết thương chảy máu bạn có thể dùng gạc hoặc khăn sạch đắp trực tiếp lên vết thương đến khi máu ngừng chảy. Nếu 10 phút sau khi sơ cứu máu vẫn chảy bạn cần đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Bạn nhớ phải rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi sơ cứu vết thương cho bé để tránh nhiễm trùng.
Khi máu đã ngừng chảy, kiểm tra xem có mẩu thủy tinh, đất cát hoặc dị vật khác trong vết thương hay không. Nếu có, bạn thử rửa trôi chúng dưới vòi nước lạnh. Nếu không thể rửa trôi, thử dùng nhíp cẩn thận gắp ra.
Bạn cũng không nên thổi vào vết thương mặc dù việc này có thể khiến bé cảm thấy đỡ đau hơn vì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.
Bạn có thể bôi các loại thuốc sát trùng sau khi rửa sạch và làm khô vết thương sẽ giảm được nguy cơ viêm nhiễm. Lưu ý không dùng rượu thuốc, i-ốt, ôxy già, hoặc thuốc đỏ để sơ cấp cứu vết thương vì chúng không những khiến bé đau hơn mà còn làm chậm quá trình lành vết thương.
Để vết thương thoáng khí và nếu phải dùng băng nhớ thay hàng ngày. Và nhớ đừng quên chuẩn bị sẵn bộ dụng cụ cứu thương cơ bản tại nhà.
Phải làm gì khi bé bị đuối nước
Trước tiên, cần nhanh chóng đưa trẻ lên chỗ khô ráo, thoáng khí. Kế đến, hãy kiểm tra đường thở và quan sát lồng ngực xem bé còn thở hay không.
Nếu trẻ không thở, hãy làm hô hấp nhân tạo. Sau hai lần thổi ngạt, tiếp tục kiểm tra tim trẻ có dấu hiệu đập hay không bằng cách áp tai vào lồng ngực trái hoặc bắt mạch.
Nếu trẻ không có dấu hiệu sống, hãy làm song song hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực theo tỷ lệ 15:2, tức 15 lần thổi ngạt và 2 lần ép tim. Sau cùng, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Trường hợp trẻ tự thở được, hãy đặt trẻ nằm nghiêng, cởi hết quần áo ướt và giữ ấm. Sau cùng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để tránh tiếp diễn tình trạng ngạt thở.
Phải làm gì khi bé bị điện giật
Trước hết, đừng vì mất bình tĩnh để biến mình thành nạn nhân tiếp theo. Hãy chắc chắn nguồn điện đã ngắt hoặc nếu không thể tự ngắt, hãy dùng gậy gỗ gạc dây điện khỏi người bé. Sau đó kiểm tra xem bé còn thở hay không.
Nếu bé còn thở, đặt bé nghiêng một bên, cổ kê gối và đầu hạ thấp, đồng thời cho bé co một đầu gối lên cao. Trường hợp trẻ ngưng thở hãy nhanh chóng thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực để trẻ thở trở lại. Nhanh chóng chuyển viện để trẻ tiếp tục được cấp cứu kịp thời.
Phải làm gì khi bé bị chảy máu cam
Tuyệt đối không cho bé ngửa đầu vì máu có thể chạy ngược xuống thực quản gây ngạt. Nên để bé cúi đầu về trước và bịt mũi bé lại. Sử dụng miệng để hít thở.
Sau khoảng 10 phút, máu sẽ ngừng chảy. Trường hợp bé không có dấu hiệu chuyển biến tích cực ngay những phút đầu, tiếp tục lặp lại thao tác vài lần trước khi đưa bé đến bệnh viện.
Phải làm gì khi bé uống phải hóa chất
Tùy thuộc hóa chất là loại gì để có biện pháp xử lý chính xác:
Với các hóa chất bay hơi như dầu hỏa hoặc các loại axit, bazơ, tuyệt đối không nên tìm cách cho trẻ nôn vì chất độc có thể tràn vào khí quản, gây bỏng thực quản hoặc làm viêm phổi nghiêm trọng.
Các trường hợp này đều gây nguy hiểm tính mạng. Trước khi chuyển viện, có thể cho trẻ uống từ từ từng ngụm một nước lọc để bé qua cơn rát cuống họng.
4. Dạy con sống đẹp
Cách dạy con sống đẹp từ nhỏ cũng rất quan trọng trong nuôi dạy con đúng cách. Dạy trẻ cách sống đẹp đòi hỏi cha mẹ, gia đình phải kiên trì và nhẫn nại suốt giai đoạn tuổi thơ của con, không thể nóng vội đốt giai đoạn.
Thông qua giáo dục, trẻ sẽ được bồi dưỡng tính cách tích cực. Do đó, trong giai đoạn tiểu học, cha mẹ không nên bỏ qua giai đoạn vàng dạy trẻ các giá trị sống như: tình yêu thương con người, lòng tự trọng, ý thức cộng đồng, lễ phép, khiêm tốn…
Bên cạnh đó, cha mẹ nuôi dạy con đúng cách cũng cần hướng con tới một lối sống có ước mơ, lý tưởng, có chí tiến thủ, động viên con biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, không nản chí trước khó khăn, vượt qua thử thách để đạt được ước mơ. Luôn nỗ lực học tập và rèn luyện, hướng đến lối sống đẹp, văn minh và giàu tình yêu thương.
Nuôi dạy con đúng cách không khó nhưng cũng là vấn đề quan trọng cần quý phụ huynh dành nhiều thời gian đầu tư. Chúc bạn sẽ đào tạo được những công dân tốt cho xã hội.
Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon cần phù hợp lứa tuổi; nội dung nhẹ nhàng và ý nghĩa. Như vậy trẻ mới có một giấc ngủ sâu với những giấc mơ đẹp. Khi kể chuyện cho bé nghe; mẹ cũng cần lồng vào cảm xúc của bản thân và tình yêu dành cho con để bé dễ dàng cảm nhận ý nghĩa của câu chuyện.
1. Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon Việt Nam
Sau đây là những lựa chọn hay trong những truyện cổ tích cho bé ngủ ngon. Mẹ có thể biến tấu câu chuyện này theo rất nhiều hướng khác nhau; làm sao để bé cảm thấy mỗi lần được nghe là mỗi chuyến phiêu lưu mới.
1.1 Chó sói và đàn dê – Truyện cổ tích dành cho bé 1-2 tuổi ngủ ngon
Nếu mẹ muốn kể chuyện cho bé nghe trước khi ngủ có cả thơ nữa thì truyện “Chó sói và đàn dê” khá phù hợp. Truyện có nội dung như sau:
“Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ có một con dê mẹ và 7 chú dê con sống với nhau hạnh phúc trong một ngôi nhà nho nhỏ, xinh xắn và ấm cúng.
Dê mẹ thường phải vào rừng để tìm cỏ non, vì ăn cỏ no thì dê mẹ mới có sữa cho đàn dê con bú. Một hôm, khi chuẩn bị đi vào rừng, dê mẹ bèn gọi đàn con lại dặn dò: ”Các con ở nhà nhớ khóa chặt cửa. Khi nào mẹ về, nghe thấy mẹ đọc bài thơ này thì hẵng mở cửa ra:
Dê con ngoan ngoãn.
Mau mở cửa ra.
Mẹ đã về nhà.
Cho các con bú.”
7 chú dê con vâng lời mẹ đóng chặt cửa. Thế nhưng, có một con chó sói độc ác sống ở gần đó đã nghe thấy lời dặn của dê mẹ. Sau một hồi tính toán, nó nảy ra ý định lừa dê con mở cửa để ăn thịt các chú.
Sau khi dê mẹ đi khỏi, chó sói liền đến gõ cửa rồi giả giọng dê mẹ:
“Dê con ngoan ngoãn.
Mau mở cửa ra.
Mẹ đã về nhà.
Cho các con bú.”
Bảy chú dê con nhận ra giọng ồm ồm của chó sói nên đã nhất quyết không mở cửa.
Một lúc sau, chó sói lại đến và gõ cửa, giả giọng nhẹ nhàng hơn cho giống với giọng dê mẹ nhưng nó cũng không vào đươc ngôi nhà vì những chú dê con đòi sói phải cho xem móng. Khi thấy móng chân đen xì của con sói, các chú đã không cho nó vào.
Chó sói nham hiểm liền đến tiệm bánh mua bột mỳ trắng và xoa vào móng vuốt của mình.
Khi nó đến gõ cửa lần thứ ba, những chú dê con nhìn thấy bộ móng màu trắng và cứ tưởng rằng đó là mẹ của mình. Dê con mở cửa cho sói vào nhà. Nó lao đến và nuốt chửng cả bầy dê vào bụng; may thay chú dê bé nhất trốn thoát đươc. No nê, con sói độc ác tìm một gốc cây rồi lăn ra ngủ. Khi ấy, dê mẹ trở về và chú dê bé nhất nhào vào lòng mẹ nức nở.
Dê mẹ liền mổ bụng sói ra. Lần lượt từng chú dê con nhảy ra. Dê mẹ bảo dê con lấy đá nhét vào bụng sói và khâu lại. Khi chó sói tỉnh dậy nó cảm thấy vô cùng khát nước, nó lần mò ra giếng uống nước.
Vì trong bụng nặng trĩu toàn đá là đá nên nó bị rơi tòm xuống giếng. Thế là hết đời con sói gian ác.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Sẽ có những kẻ gian, người xấu tìm mọi cách để dụ dỗ, gây hại cho bé. Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này động viên các bé nghe lời cha mẹ để có thể đảm bảo an toàn cho chính mình.
[/key-takeaways]
1.2 Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon – Bát canh hẹ
“Xưa có một người rất có hiếu, không may mắc tội vu oan, phải giam tù đã lâu, không ai được thăm hỏi.
Một hôm, bà mẹ làm cơm canh, nhờ người chủ ngục đưa vào.
Người tù trông thấy cơm canh nhưng không ăn, anh ta ngồi nức nở khóc. Chủ ngục hỏi sao không ăn lại khóc. Anh ta trả lời:
– Tôi ở nhà còn mẹ già, thường khi nấu canh hẹ, thường lấy thước đo từng tấc. Nay tôi thấy canh hẹ này, tôi chắc mẹ tôi đã lặn lội từ nhà đến đây, thăm tôi mà tôi không được ra thăm mẹ, trong lòng tôi xót xa ăn sao được.
Chủ ngục nghe rõ truyện lấy làm thương tình, liền trình với quan. Quan nghĩ rằng một người có hiếu như thế không lẽ làm điều phạm pháp. Ông cho xét án lại, thì đúng là người kia mắc tội oan, nên được tha ngay.
Hai mẹ con lại được sum họp hạnh phúc.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Truyện kể cho bé trước khi đi ngủ này như một lời nhắc nhở rằng: Đôi khi cần phải xem xét lại những quyết định của mình; để đánh giá và nhìn nhận đúng bản chất con người, sự vật, sự việc xung quanh.
[/key-takeaways]
1.3 Câu chuyện Vịt con cẩu thả – Truyện cổ tích cho bé 2-3 tuổi ngủ ngon
“Hôm đó trời đẹp, Vịt con ra sông chơi. Theo thói quen, nó cởi quần áo ra bỏ lung tung trên bờ mà không để cho gọn gàng, rồi nhảy ùm xuống nước bơi thỏa thích. Vì vứt khắp nơi nên lát sau quần áo bị nước cuốn trôi đi hết cả mà vịt con chẳng hề hay biết.
Bơi thật vui xong vịt con lên bờ thì không thấy quần áo đâu nữa. Làm sao về nhà được bây giờ, vịt con òa lên khóc. Nhìn xung quanh, vịt con thấy có mấy chiếc lá sen to, nó bèn nghĩ ra cách ngắt lá sen che đỡ lên người để về nhà.
Vịt con vừa ôm lá sen trước ngực vừa chạy về nhà. Chạy ngang bãi cỏ thì Thỏ nhìn thấy, nó phá lên cười.
– Lêu lêu xấu hổ. Để hở cả mông. Mà chạy lông nhông.
Vịt con nghe thế, biết là Thỏ hát trêu mình, xấu hổ đến đỏ cả mặt. Khi Vịt con đi qua rừng, lại nghe thấy tiếng hát của Khỉ trên cây:
– Gió thổi, lá sen bay. Để cả mông ra ngoài.
Vịt con lại càng xấu hổ khóc to hơn. Về đến nhà, Vịt con kể đầu đuôi cho mẹ nghe, mẹ nó không nhị được cười nói:
– Từ nay con nhớ phải bỏ thói quen để quần áo lung tung nhé!
Vịt con “Vâng ạ” rõ to rồi đi mặc quần áo.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Bé cần tập cho mình tính ngăn nắp, gọn gàng, không vứt đồ đạc bừa bãi.
[/key-takeaways]
1.4 Câu chuyện Chú Lừa khôn ngoan
“Một con Lừa đang vui vẻ ăn cỏ trên một ngọn đồi mà không hề hay biết rằng có một con Sói đang rình nó. Khi con Lừa ăn xong và ngẩng đầu lên, nó ngỡ ngàng nhận ra con Sói đang đứng nhìn mình.
Con Lừa biết rằng mình phải suy nghĩ nhanh nếu muốn tự cứu lấy bản thân. Nó bắt đầu hét lên như thể mình đang bị thương rất nặng. Nghe tiếng hét, con Sói không hiểu chuyện gì đang xảy ra nên nó đã tiến lại gần và hỏi:
– Mày bị sao vậy?
– Một cái gai đâm vào chân tôi, anh có thể giúp tôi lấy nó ra được không?
– Tại sao tao phải làm thế?
– À, tại vì điều này có lợi cho anh. Cái gai rất nhọn. Nếu anh ăn thịt tôi, cái gai sẽ bị kẹt trong cổ họng của anh đấy.
Nghe cũng có lý, Sói chạy lại định giúp con Lừa lấy cái gai ra. Tuy nhiên, khi Sói đến gần, con Lừa đấm cho con Sói mấy cái và nhanh chân chạy trốn. Con Sói bị choáng váng và không kịp nhận ra chuyện gì nữa.
Sau khi bình tĩnh lại, Sói nhận thấy rằng mình bị mất vài cái răng. Sói cảm thấy vô cùng xấu hổ và thầm nguyền rủa về sự ngu ngốc của mình.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Khi gặp tình huống khó khăn, con hãy bình tĩnh dùng trí khôn của mình để vượt qua. Bên cạnh đó, truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này còn nhắc nhở bé đừng bao giờ chỉ biết nghe người khác; hãy dùng não để phán đoán.
[/key-takeaways]
1.5 Truyện cổ tích cho bé 4-5 tuổi ngủ ngon – Hồ nước và Mây
Vào một ngày cuối xuân, những tia nắng đua nhau nhảy nhót trên mặt hồ nước. Mặt hồ lung linh, rạng rỡ dưới ánh mặt trời. Bỗng nhiên trời nổi gió. Chị Mây sà thấp xuống mặt hồ. Hồ nước cuộn sóng nói với chị Mây: “Khi có ánh nắng, tôi lóng lánh đẹp hẳn lên, thế mà chị lại che nắng của tôi”. Chị Mây tung tà áo đen kịt và nói:
– Cô bé ơi! Nếu không có tôi thì sao có cô?
– Tôi cần gì chị: Hồ nước lớn tiếng nói.
Chị Mây tức giận bỏ mặc Hồ nước và bay lên tận trời xanh.
Những ngày hè trời nắng chang chang. Hồ nước bị nung nóng bốc hơi dần lên nên ngày càng bé lại. Chị Mây vẫn giận hồ nước nên ở tít trên cao.
Hồ nước bị cạn kiệt dần. Nó cầu cứu: “Chị Mây ơi! Không có chị tưới nước xuống tôi chết mất”. Bầy cá tôm trong hồ cũng than vãn: “Chúng tôi chết mất vì thiếu nước…”.
Nghe tiếng gọi của Hồ nước và tiếng than vãn của bầy cá tôm… chị Mây bay về tưới nước xuống Hồ cả một ngày đêm. Hồ nước lớn dần lên. Mặt hồ lao xao sóng: “Cảm ơn chị Mây! Cảm ơn chị Mây!”. Hồ nước im lặng suốt cả mùa thu và mùa đông. Mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ cho bầu trời xanh ngát cao vời vợi soi mình. Tà áo đen của chị Mây nhỏ dần. Mùa xuân sang, tà áo của chị Mây chỉ còn bằng dải lụa. Chị vội sà tấm thân mỏng tang, bé nhỏ xuống hồ nước mà nói:
– Không có cô bé, tôi cũng teo tóp dần không sống nổi đâu!
Hồ nước lao xao sóng. Ông mặt trời tốt bụng rọi những tia nắng ấm đầu hè xuống mặt hồ. Hồ nước bốc hơi. Trên trời cao, chị Mây lớn dần lên. Từ đó Hồ nước và Mây không bao giờ tranh cãi kể công với nhau nữa. Cả hai đều thấm thía bài học: “Ở đời không ai sống được một mình”.
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon ngụ ý trong cuộc sống có những việc phải cần có sự giúp đỡ lẫn nhau mới có thể thành công được. Để cuộc sống luôn vui vẻ hạnh phúc; bé hãy quan tâm chia sẻ với mọi người; mọi việc sẽ đều tốt.
[/key-takeaways]
1.6 Truyện kể cho bé trước khi đi ngủ – Khỉ và cá sấu
Ngày xưa, có một con khỉ sống trên một cây cao lớn và làm bạn với một con cá sấu sống ở dòng sông gần đó. Mỗi ngày, con khỉ sẽ hái những quả táo ngon ở trên cây và đem tặng bạn cá sấu.
Nhận được quà từ khỉ, cá sấu đem về và ăn chung với vợ mình. Vợ của cá sấu là một người rất tham ăn và muốn ăn cả trái tim của chú khỉ. Nghe mong muốn đó của vợ, cá sấu rất băn khoăn nhưng vẫn làm theo ý vợ. Cá sấu đã mời khỉ ngồi trên lưng mình để đưa đi tham quan dòng sông nhưng thật ra nó có ý định giết khỉ và lấy quả tim khi bơi đến giữa dòng.
Khi khỉ biết được mưu đồ xấu xa của cá sấu, nó đã nhanh trí nói với cá sấu rằng mình để quả tim ở trên cây. Nếu muốn lấy thì hãy chở nó quay lại. Cá sấu tin lời, chở khỉ quay trở lại để lấy quả tim. Thế nhưng, khi đến nơi, khỉ đã thoăn thoắt trèo lên cây và chẳng mấy chốc biến mất. Và thế là, kế hoạch của cá sấu đã hoàn toàn thất bại.
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Khi gặp phải tình huống khó khăn; bé hãy bình tĩnh, dùng trí thông minh để vượt qua điều đó.
[/key-takeaways]
1.7 Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon – Ngỗng và rùa
Hai vợ chồng ngỗng và rùa là những người bạn tốt. Mùa hè đến, trời bắt đầu nóng lên khiến hồ nước dần cạn kiệt. Vì vậy, chúng lên kế hoạch đi tìm một chỗ ở mới. Tuy nhiên, rùa không thể bay được nên ngỗng quyết định mang rùa theo bằng cách vợ chồng ngỗng cùng ngậm một cái cây bay hai bên, ở giữa chú rùa cũng ngậm cái cây đó. Điều duy nhất mà rùa cần phải nhớ là không được mở miệng ra khi bay.
Chúng bắt đầu cuộc hành trình của mình. Mọi người đều ngạc nhiên khi nhìn thấy chúng và bắt đầu la hét. Đột nhiên có ai đó cười lên: “Nhìn kìa, một con rùa bay”. Con rùa tức giận và đáp lại: “Tại sao cười tớ?”. Và tất nhiên, con rùa đã rớt xuống đất. May mắn thay, rùa rơi ngay vào một lùm cây nên không bị thương. Lúc này, rùa rất ân hận: “Giá như mình đừng lên tiếng, giờ này mình đã vui chơi cùng vợ chồng ngỗng rồi”.
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Đừng nói chuyện khi không cần thiết – mẹ nhớ kể truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này thường xuyên nhé.
[/key-takeaways]
1.8 Cún con đi lạc
Có một cậu bé bị mất con cún con yêu quý của mình và tìm kiếm xung quanh. Cậu bé đã tìm khắp căn nhà nhưng không thấy cún đâu cả. Cậu đi lang thang khắp nơi từ sáng đến tối nhưng vẫn không tìm thấy.
Cậu bé trở về nhà trong tâm trạng buồn bã. Khi thấy anh hàng xóm đang ngồi bên hiên nhà, cậu đến gần để chúc ngủ ngon và sẵn tiện hỏi thăm xem anh này có nhìn thấy cún con của mình ở đâu không.
– Anh Tí ơi, sáng giờ anh có thấy con cún của em ở đâu không? Em đã tìm nó khắp nơi từ sáng đến giờ.
– Ồ có đấy. Có một con cún đang gặm xương ở đằng kia kìa. Anh không biết cún đó do em nuôi nên không báo em biết.
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này động viên đừng bỏ cuộc trước khi chưa cố gắng thật nhiều.
[/key-takeaways]
[inline_article id=251394]
2. Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon nước ngoài
Truyện kể cho bé trước giờ đi ngủ nước ngoài cũng mang đến rất nhiều bài học nhân văn, dạy con trở thành những người tốt trong xã hội.
2.1 Chú thỏ thông minh – Truyện cổ tích cho bé dưới 1 tuổi ngủ ngon
Mẹ hãy dùng giọng kể và cách diễn đạt của mình để đọc truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này:
“Trong khu rừng nọ có một chú thỏ con sống cùng mẹ. Ngày nào thỏ cũng chạy ra bờ sông uống nước. Trước khi đi, chú được nghe mẹ nhắc:
– Con phải cẩn thận nhé vì cáo cũng hay ra sông dạo chơi lắm đấy!
Một ngày nọ, vừa mới cúi xuống mặt sông chuẩn bị uống nước; thỏ con bất ngờ thấy cáo. Cáo ta ra vẻ thân thiện nói:
– Chào thỏ con, lên lưng anh cõng vào rừng hái nấm và hoa nào!
Thỏ con hơi lo lắng, nhưng chú nhanh trí nghĩ ra một mẹo. Chú trả lời cáo:
– Ôi thế thì thích quá anh Cáo ơi, chờ em về nhà lấy mũ đội che nắng đã nhé!
Nói rồi Thỏ con nhanh nhẹn chạy ù về nhà. Thỏ con kể lại câu chuyện gặp Cáo cho mẹ nghe. Thỏ mẹ ôm Thỏ con vào lòng, khen con thông minh và nhanh trí.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Cần bình tĩnh khi gặp tình huống căng thẳng; truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này khuyến khích bé rèn luyện sự nhanh trí để có thể giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
[/key-takeaways]
2.2 Chú chồn lười học – Truyện cổ tích dành cho bé tuổi mẫu giáo ngủ ngon
Đây là một trong những truyện kể cho bé trước khi đi ngủ vừa hay vừa ngắn gọn. Khi đọc; mẹ có thể thêm thắt các chi tiết để truyện thêm hấp dẫn và mang tính giáo dục.
“Chồn mướp sống ở khu rừng thông, vì là con một nên cậu được cha mẹ cưng chiều vô cùng. Tới tuổi đi học rồi, nhưng chồn mướp vẫn không chịu đến trường; chỉ rong chơi mà thôi. Vì được nuông chiều quá, chồn mướp đâm ra bướng bỉnh, không chịu nghe lời ai. Ai khuyên gì cậu cũng không nghe mà còn cãi bướng.
Một hôm, Chồn mải chơi, bị lạc vào sâu trong rừng mà không biết đường ra. Cậu ta lang thang mãi mới tìm được bảng chỉ đường. Nhưng khổ nỗi, không biết chữ nên chồn không đọc được.
Cậu ngồi xuống vừa khóc vừa hối hận; nếu chịu khó đi học biết chữ thì bây giờ đâu phải như thế này. Đúng lúc đó thì bác sư tử xuất hiện; chồn tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin tha mạng.
Bác sư tử bảo: “Ta chỉ muốn giúp cháu thôi, vì cháu không biết chữ chứ gì?” Chồn gật đầu. Được bác sư tử khuyên răn và chỉ đường; chồn đã tìm về được ngôi nhà của mình. Chú mừng lắm và nhất quyết từ nay phải đi học”.
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Các bé cần học hành chăm chỉ; trang bị kiến thức để có thể hòa nhập với cuộc sống.
2.3 Cáo cụt đuôi – Truyện cổ tích kể cho bé 2-3 tuổi ngủ ngon
“Một con Cáo bị mắc bẫy, sau nhiều lần giật mạnh đau đớn vùng vẫy thoát ra được, bèn chạy đi. Nhưng nó phải bỏ lại cái đuôi đẹp đẽ của nó lại trong bẫy.
Trong một thời gian dài, nó không dám gặp mặt những con Cáo khác; vì nó biết rất rõ rằng, tất cả lũ Cáo kia sẽ lấy nó làm trò cười, chế giễu và đùa cợt sau lưng nó. Nhưng nó sống một mình cũng khó; nó cuối cùng cũng nghĩ ra được một kế để giải quyết cái vấn đề hóc búa này.
Cáo cụt đuôi kêu gọi triệu tập một cuộc họp mặt tất cả lũ Cáo, nói rằng nó có một vài điều quan trọng cần phải nói cho cả làng biết.
Khi chúng đã đến tham dự đông đủ, con Cáo cụt đuôi đứng dậy và diễn thuyết một hồi rất lâu về việc những con Cáo đã mắc nạn; chỉ vì cái đuôi của mình.
Con này thì đã bị chó săn vồ vì khi chạy đuôi bị vướng vào bụi gai. Con kia thì không thể chạy đủ nhanh để thoát vì cái đuôi quá nặng nề. Ngoài ra, như ai cũng đã biết; nó nói, rằng con người bây giờ đi săn Cáo cũng chỉ là muốn có được cái đuôi Cáo; họ cắt đuôi để treo làm chiến tích đi săn thú. Với những chứng cứ về tính nguy hiểm và vô dụng của cái đuôi, Cáo Già nói, nó khuyên tất cả các con Cáo nên về cắt đuôi đi; nếu muốn được sống cho an toàn.
Khi nó vừa nói xong, một cụ Cáo đứng dậy, nói và cười mỉm: “Lão Cáo, xin lão vui lòng quay mặt đi chỗ khác một chút, rồi chúng tôi sẽ trả lời lão.”
Khi con Cáo Cụt Đuôi tội nghiệp quay mặt đi, cả làng Cáo ồ lên cười và la ó; lúc đó Cáo Cụt Đuôi biết là có thuyết phục lũ Cáo kia bỏ cái đuôi của chúng thì cũng chẳng có ích gì nữa.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Bé đừng nên nghe lời những người không muốn bé trở nên tốt hơn họ. Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon hàm ý rằng những người luôn tự ti về khiếm khuyết của mình sẽ nghĩ cách để người khác phải giống mình. Bé hãy tự tin về bản thân, mình là duy nhất và có bản sắc riêng.
[/key-takeaways]
2.4 Bài học đầu tiên của Gấu con
“Ngày chủ nhật Gấu con xin phép mẹ ra đường chơi cùng các bạn. Gấu mẹ dặn: “Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ thì con phải cảm ơn.”
Gấu con tung tăng chạy nhảy và mải lắng nghe chim Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng tung toé ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và lễ phép nói: “Cảm ơn bạn Sóc!” Nói xong Gấu con cúi xuống nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp Sóc.
Sóc ngạc nhiên nói: “Sao Gấu con lại cảm ơn, phải nói xin lỗi chứ!”
Mải nhìn Khỉ mẹ ngồi chải lông cho Khỉ con nên Gấu con bị trượt chân, rơi xuống hố sâu. Gấu con sợ quá kêu thất thanh: “Cứu tôi với! Ai cứu tôi !!!”
Bác Voi ở đâu đi tới liền đưa vòi xuống hố và nhấc bổng Gấu con lên mặt đất. Gấu con luôn miệng: “Cháu xin lỗi bác Voi, Cháu xin lỗi bác Voi!”
Bác Voi cũng rất ngạc nhiên liền nói: “Sao Gấu con lại xin lỗi, phải nói cảm ơn chứ!”
Về nhà, Gấu con kể lại chuyện cho mẹ nghe. Gấu mẹ ôn tồn giảng giải: “Con nói như vậy là sai rồi. Khi làm đổ nấm của bạn Sóc, con phải xin lỗi. Còn khi bác Voi cứu con ra khỏi hố sâu, con phải cảm ơn.” “Con nhớ rồi ạ!” – Gấu con vui vẻ nói.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Truyện cổ tích cho bé tập đi ngủ ngon này sẽ giúp bé biết khi làm sai phải xin lỗi; khi được giúp đỡ phải cảm ơn.
2.5 Truyện kể cho bé trước khi đi ngủ – Đeo chuông cho mèo
“Trong một cửa hàng bách hóa nọ có rất nhiều chuột. Hằng ngày, chúng phá phách và làm hư hỏng rất nhiều hàng hóa. Vì vậy, chủ tiệm đã quyết định mua một con mèo để dẹp yên lũ chuột này. Đàn chuột rất lo lắng về điều đó và tìm cách tự cứu lấy mình.
Một con chuột đứng dậy và nói: “Tôi có kế hoạch này, nếu chúng ta đeo một cái chuông vào cổ của con mèo; mọi cử động của nó, chúng ta đều biết được”. Đây cũng là một ý kiến hay, thế nhưng vấn đề được đặt ra là ai sẽ làm điều đó. Và khi câu hỏi này được nêu lên, không một ai đáp lại.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này cho thấy giải pháp không hiệu quả sẽ là một sự lãng phí thời gian.
[/key-takeaways]
2.6 Ba cây cổ thụ và điều ước
“Ở một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn luận về tương lai.
Cây thứ nhất nói: “Một ngày nào đó tôi muốn được trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy”.
Cây thứ hai nói: “Tôi muốn trở thành con thuyền to lớn . Tôi sẽ chở đức vua và hoàng hậu đi khắp thế giới”.
Và cây thứ ba: “Tôi muốn vươn dài để trở thành cây to lớn nhất trong khu rừng này. Mọi người nhìn lên đồi sẽ thấy tôi vươn xa, chạm đến bầu trời”.
Một vài năm sau đó một nhóm người đặt chân đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba đều mỉm cười hạnh phúc vì tin mong ước của mình sẽ thành hiện thực.
Khi cây đầu tiên được bán cho một chủ trại mộc, nó được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc và đặt trong kho thóc phủ lên bởi một lớp cỏ. Cây thứ hai được bán cho một thợ đóng thuyền đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá. Cây thứ ba bị chặt thành từng khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều mà chúng hằng mong đợi.
Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đến kho thóc. Người vợ đã đến kỳ sinh nở, người chồng hy vọng tìm được một chiếc nôi cho đứa bé và máng cỏ đã trở thành chỗ ở ấm áp cho em. Cây thứ nhất cảm nhận cảm nhận được sự quan trọng của nó và hiểu rằng mình đang che chở một sinh linh bé nhỏ.
Vài năm sau, một nhóm người đi đánh cá trên chiếc thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão lớn. Những người trên thuyền đã rất mệt mỏi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó có đủ sự vững chãi để giữ an toàn và sự bình yên cho chủ nhân. Với cây thứ ba, một ngày, có ai đó đã đến và nhặt những khúc gỗ. Trên đỉnh đồi, nó được đóng thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ. Khi ánh mặt trời vừa ló dạng, cây thứ ba nhận ra rằng nó có đủ sức mạnh để đứng vững trên đỉnh đồi này.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có chủ đích. Cả ba cây cổ thụ trong truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này đều thực hiện được những ước mơ của mình. Dù cách thức để đạt đến đích cuối cùng không như mong đợi. Cuộc sống sẽ không phụ những kẻ có lòng.
[/key-takeaways]
2.7 Truyện cho bé 2 tuổi ngủ ngon – Gấu con bị sâu răng
“Trong rừng có một chú Gấu con rất thích của ngọt. Mật ong, bánh ga-tô, các loại kẹo, chú ăn bao nhiêu cũng chẳng chán. Gấu con nhai kẹo suốt ngày. Nhiều hôm đi ngủ rồi mà mồm vẫn còn ngậm kẹo.
Một hôm, răng Gấu con đau nhức. Nó ôm mặt khóc tu tu. Bao nhiêu bánh kẹo thơm ngon nhưng vì đau răng nên chẳng nhấm nháp được tì nào. Ở lớp học, cô giáo Sơn Dương luôn căn dặn học sinh:
– Sau khi ăn phải đánh răng, nhất là sau khi ăn đồ ăn ngọt!
Nhưng Gấu con chẳng chịu nghe lời. Nó bảo:
– Đánh răng trôi mất vị ngọt thì tiếc lắm!
Mẹ đưa Gấu con đến bệnh viện, bác sĩ Khỉ nói ngay:
– Răng cháu bị sâu hết cả rồi!
Gấu con ngạc nhiên nói:
– Cháu có ăn sâu bọ bao giờ đâu mà sâu lại cắn vào răng cháu ạ?
Bác sĩ Khỉ cười phá lên giải thích:
– Cậu bé ngốc ơi! Đó là do thức ăn, nhất là các loại bánh kẹo bám vào răng, không được đánh rửa sạch, lâu ngày sẽ biến thành “sâu” đục thủng chân răng, làm răng cháu đau nhức và có thể bị gãy hoặc lung lay. Chắc chắn ăn nhiều đồ ngọt xong, cháu không chịu đánh răng đúng không?
Gấu con cúi đầu khẽ “vâng”.
Bác sĩ Khỉ ân cần chữa răng cho Gấu con và dặn:
– Từ nay về sau, cháu phải đánh răng buổi sớm khi mới ngủ dậy, sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Có thế mới giữ được những chiếc răng còn lại.
Gấu con sung sướng đáp:
– Vâng ạ!”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon là lời nhắc nhở đối với các bé, không nên ăn nhiều đồ ngọt và phải chăm chỉ đánh răng hàng ngày.
[/key-takeaways]
2.8 Câu chuyện Cậu bé Mũi Dài
“Ngày xưa có một cậu bé có cái mũi rất dài, vì thế mọi người gọi cậu là: “Bé Mũi Dài”
Một buổi sáng đẹp trời, tiếng gió vi vu thổi, tiếng chim họa mi hót véo von. Bé Mũi Dài nhìn thấy vườn hoa với muôn vàn bông hoa đua sắc khác nhau: Hoa hướng dương vàng rực, hoa hồng, hoa cẩm chướng đỏ tươi.
Chú bé nhìn thấy một cây táo sai trĩu quả, những quả táo chín đỏ, thơm nức. Chú vội vàng leo lên cây để hái nhưng… chú không trèo lên được vì vướng phải cái mũi dài của mình.
Bực quá chú nói: “Ước gì cái mũi của tôi biến mất, tôi chẳng cần cái mũi, tôi chỉ cần cái miệng để ăn đủ thứ thơm ngon trên đời, cũng chẳng cần có tai làm gì cả”.
Lúc đó chú Ong, cô Họa Mi đứng gần đó, thấy vậy đều ngạc nhiên nói:
– Tại sao bạn không cần mũi? Đối với tôi mũi rất cần, có mũi tôi mới có thể thở được, ngửi và phân biệt được các mùi thơm khác nhau của các loài hoa.
Lúc đó chim Họa Mi bay đến chỗ Mũi Dài nói:
– Nếu bạn không có tai thì làm sao nghe được tiếng hót của tôi và những âm thanh kỳ diệu xung quanh.
Các cô hoa cũng rung rinh nói:
– Nếu bạn không có mắt bạn có nhìn thấy những màu hoa rực rỡ của chúng tôi không?
Bé Mũi Dài nghe xong hốt hoảng thấy mình không thể thiếu chúng được. Từ đó, cậu luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể, giữ gìn đôi mắt, cái mũi… không bao giờ có ý định vứt chúng đi nữa.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này nhấn mạnh tất cả các bộ phận đều cần thiết cho cơ thể; bé phải bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
[/key-takeaways]
2.9 Truyện kể cho bé trước khi đi ngủ – Con Cừu Đen kêu be be
“Ngày xửa ngày xưa, có một con Cừu Đen sống trong một ngôi nhà nhỏ. Cứ đến mùa xuân, con Cừu Đen lại tự cạo sạch lông của mình và đem ra chợ bán cho những người muốn làm quần áo ấm.
Một năm nọ, nó nhận thấy rằng dường như không ai còn chuộng lông cừu đen nữa. Do đó, số lông cừu mà nó còn lại khá nhiều. Dù vậy, nó không muốn lãng phí số lông này nên đã quyết tâm bán tiếp. Hôm đó, chẳng có ai muốn mua lông của nó cả nên con Cừu Đen mang số lông ấy về nhà.
Ngày hôm sau, nó lại mang ra bán tiếp nhưng mọi chuyện cứ diễn ra y như hôm trước. Và hôm sau, hôm sau nữa cũng y như vậy.
Một ngày nọ, khi con Cừu Đen đang ngồi buồn rầu với số lông của mình, có một cậu bé chạy lại và hỏi nó có bán số lông này không. Nghe hỏi, con Cừu Đen vô cùng mừng rỡ và nói có.
Cậu bé chạy đến chỗ bố mẹ mình thông báo có chỗ bán lông cừu. Họ cùng nhau đến chỗ con cừu và ngỏ ý muốn mua hết toàn bộ số lông. Họ cho biết mình đến từ ngôi làng kế bên; đã tìm kiếm rất nhiều nơi để tìm mua lông cừu đen nhưng không có chỗ nào bán cả.
Ngày hôm ấy, con cừu trở về nhà và cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi những cố gắng của nó đã được đền đáp xứng đáng.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Hãy cố gắng, kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc; truyện cổ tích cho bé ngủ ngon động viên rằng sự kiên định sẽ giúp bé sẽ thành công.
[/key-takeaways]
2.10 Vì sao Thỏ cụt đuôi?
“Thỏ và Nhím là đôi bạn rất thân. Thỏ vốn thông minh nhưng nghịch ngợm hay leo trèo nhảy nhót khắp nơi. Nhím hiền lành, chịu khó, tính tình cẩn thận , chắc chắn.
Một hôm Thỏ rủ Nhím ra ven rừng chơi. Cạnh rừng có một con đường đất đỏ chạy qua, bên kia là bãi cỏ rộng nhiều hoa thơm, bướm lượn, trông thật thích mắt.
Thỏ nói với Nhím: “Chúng mình chạy nhanh qua đường, sang bên kia tha hồ mà hái hoa, bắt bướm. Vốn tính cẩn thận Nhím nói: “Bên kia đường là bãi cỏ trống vắng, trên đường lại có ô tô chạy chúng mình đứng ngắm hoa cũng được”.
Thỏ nghĩ: “Bãi cỏ rộng thế tha hồ mà chạy nhảy, nếu có gì nguy hiểm thì mình chạy nhanh là được.”
Nghĩ rồi, Thỏ chạy băng qua đường. Vừa lúc ấy có một chiếc ô tô chạy đến. Thấy Thỏ, ô tô vội phanh thắng két một cái, chú Thỏ bé nhỏ chui tọt vào gầm xe, chiếc đuôi xinh đẹp của nó đã bị xe đè lên đứt rời ra.
Thấy Thỏ bị nạn, Nhím vội chạy ra đỡ Thỏ vào lề đường. Bị mất đuôi, Thỏ đau đớn, nó ân hận vì đã không nghe lời Nhím, chiếc đuôi của Thỏ còn lại một đọan ngắn ngủi trông thật xấu xí.
Nhím động viên Thỏ: “Từ nay chúng mình cùng phải cẩn thận hơn khi sang đường, phải nhìn sang trái, sang phải, không có xe đến gần mới được qua đường”. Thỏ bẽn lẽn: “Tớ đồng ý”.”
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon này nhắc nhở bé phải cẩn thận khi tham gia giao thông; kẻo gây nguy hiểm cho chính bản thân và người khác.
[/key-takeaways]
2.11 Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon – Cây táo thần
Ngày xửa, ngày xưa đã lâu lắm rồi, có một cây táo thần mọc ở ngoại ô thành phố. Hàng ngày bọn trẻ thường đến chơi ở đó, nô đùa xung quanh cây táo và bứt những quả táo ngon trên cành để chia nhau ăn.
Một hôm có một cậu bé không biết từ đâu đến, cậu bé cau mày nói với bọn trẻ:
– Này chúng mày, vườn này là của tao, tao đã mua từ trước. Cây táo này là của tao, chúng mày đi chỗ khác chơi, cấm không được đến đây nữa.
Nghe vậy, bọn trẻ rất buồn, tất cả cúi đầu lặng lẽ ra về, chỉ còn cậu bé hống hách ở lại.
Cây táo biết tất cả mọi chuyện, bằng phép lạ nó làm cho cậu bé ngủ thiếp đi dưới gốc cây và cũng bằng phép lạ nó làm cho cậu bé nằm mơ. Cậu bé mơ thấy trên thân cây táo có một cái hốc rất lớn. Cậu cảm thấy bụng đói cồn cào. Cậu bé trèo lên cây và định bứt táo để ăn. Nhưng mỗi khi tay cậu bé chạm vào một quả táo thì cành táo laị quay đi chỗ khác và quả táo lại rơi vào cái hốc to tướng ở thân cây. Cứ như vậy cho đến khi tất cả trên cành rơi vào hết cái hốc, chỉ còn trơ lại một quả trên cành.
Cậu bé ngồi dưới gốc cây và khóc. Đến lúc đó cây táo mới cất tiếng hỏi:
– Tại sao cháu khóc?
Cậu bé mếu máo trả lời:
– Ông ích kỉ quá. Ông ăn hết cả táo, ông không cho cháu một quả nào. Cháu đói lắm rồi ông ạ.
Cây táo cười và nói:
– Cháu có nhớ là cháu đã đuổi hết tất cả các bạn không? Các bạn cũng muốn ăn táo của ông nhưng cháu không cho các bạn một quả nào, như vậy cháu có ích kỉ không?
Cậu bé nhớ lại lúc các bạn buồn rầu ra về, cậu bé thấy ân hận vô cùng, cậu bé ngước nhìn cây táo và nói:
– Vâng cháu biết lỗi rồi!
Cây táo cất tiếng cười vang, rung cả cây, làm cho quả táo còn lại cũng rơi trúng đầu cậu bé, cậu bé giật mình tỉnh giấc.
Cậu bé ngơ ngác nhìn xung quanh, cậu bé thấy mình đang nằm dưới gốc cây. Cái hố to tướng trên cây táo biến mất.
Cây táo vẫn đứng yên lặng và trên cây vẫn sai trĩu quả.
Cậu bé chồm dậy, nhớ đến giấc mơ, cậu vội chạy đi gọi các bạn:
– Này các bạn ơi! Quay lại đây chơi đi. Mình xin lỗi các bạn vì đã đuổi các bạn đi.
Thế là tất cả cùng nhau chạy ra vườn. Cậu tự mình trèo lên bứt những quả chín ném xuống cho các bạn. Các bạn lại cười đùa vui vẻ. Cậu bé chợt hiểu rằng điều hạnh phúc nhất trên trái đất này là cùng chia sẻ niềm vui với mọi người.
[key-takeaways title=””]
Ý nghĩa: Bé hãy biết san sẻ, không nên ích kỷ để được mọi người yêu thương, quý trọng
[/key-takeaways]
3. Lợi ích khi kể truyện cổ tích cho bé ngủ ngon
Truyện cho bé ngủ ngon mang lại nhiều lợi ích mà mẹ không ngờ tới:
3.1 Tạo mối quan hệ gần gũi giữa cha mẹ và con trẻ
Trong quá trình nuôi dạy con, khi kể truyện cổ tích cho bé ngủ ngon; cha mẹ thường dùng các ngữ điệu phù hợp theo từng lời thoại các nhân vật trong truyện, bé rất thích thú.
Vào những lúc này, bé và cha mẹ sẽ thường xuyên chia sẻ nhiều hơn các câu chuyện hàng ngày như: hôm nay con đi nhà trẻ chơi gì, ăn gì, học gì chẳng hạn. Khi đó, truyện cổ tích cho bé ngủ ngon sẽ giúp thắt chặt tình cảm.
3.2 Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon giúp giáo dục tâm lý hành vi trẻ
Ngoài ra mỗi một mẩu truyện cổ tích khi mẹ kể chuyện cho bé ngủ ngon luôn có ý nghĩa riêng và bài học đơn giản. Các mẹ có thể đố con để con tự suy nghĩ và vận động. Sau đó các mẹ nhận xét và phân tích kỹ hơn các bài học cho con. Đây là một phương pháp giáo dục định hướng tốt về tâm lý và hành vi sau này.
3.3 Giúp trẻ có khả năng tư duy logic và sáng tạo nhiều hơn
Trẻ tiếp xúc với các truyện cổ tích cho bé ngủ ngon sẽ có những giấc mơ đẹp, phát triển đa chiều theo mỗi cách sáng tạo của trẻ. Trẻ phát triển được kỹ năng tư duy đọc hiểu rất tốt cho việc học tập trên lớp sau này.
Nhờ kể chuyện bé nghe trước khi ngủ, trẻ sẽ biết lắng nghe, biết cách đoán các sự việc sẽ xảy ra tiếp đó, biết tư duy sắp xếp các sự việc theo trình tự và tăng khả năng ghi nhớ.
3.4 Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon hỗ trợ kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp hình thành dựa trên lời nói, chữ viết và ngôn ngữ cơ thể. Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon sẽ đưa cho con cách làm sao để nói chuyện và giao tiếp với mọi người, qua chính những thảo luận giữa con và các bạn trên lớp về câu chuyện được kể vào mỗi tối.
Con có thể tự kể lại chuyện cho các bạn mình nghe; dùng ngôn ngữ và cử chỉ để diễn tả sinh động, giúp con tăng sự tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh hơn.
[inline_article id=330925]
Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon còn mang lại rất nhiều lợi ích cho bé. Hãy cùng MarryBaby đưa bé vào thế giới của những giấc mơ ngọt ngào với những câu truyện kể trước khi ngủ đầy thú vị và bổ ích này nhé! Đặc biệt lúc mang thai mẹ cũng có thể đọc truyện cho thai nhi nữa đó!
Giáo trình toán tư duy Mathnasium là gì? Thời gian gần đây, nhiều bậc phụ huynh truyền tai nhau về một phương pháp học hoàn toàn mới mang tên Toán tư duy Mathnasium.
Đây là phương pháp được nghiên cứu và phát triển bới giáo sư Larry Martinek người Mỹ, giúp phát triển tư duy logic và mang đến cho trẻ nền tảng bền vững ngay từ những bước đầu tiên.
Tuy nhiên, cho trẻ tiếp cận giáo trình toán tư duy Mathnasium như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Làm sao để trẻ có thể yêu thích một phương pháp học hoàn toàn mới mẻ như thế này?
Có lẽ sẽ có rất nhiều vấn đề khiến các phụ huynh quan tâm, thắc mắc trước khi quyết định có nên cho trẻ học theo giáo trình toón tư duy Mathnasium hay không.
Giáo trình toán tư duy Mathnasium là gì?
Toán Mathnasium hay còn được gọi là Toán A+ là phương pháp giảng dạy theo hướng cá nhân hóa. Dựa trên kết quả đánh giá của bài kiểm tra viết và vấn đáp, mỗi học sinh sẽ có một kế hoạch học tập cho riêng mình.
Những bài tập riêng được lựa chọn phù hợp với từng học sinh sẽ giúp củng cố các phần kiến thức còn yếu và phát triển các phần kiến thức đã vững.
Phương pháp Toán tư duy Mathnasium áp dụng năm kỹ thuật giảng dạy: Tư duy, diễn đạt bằng ngôn từ, quan sát hình ảnh trực quan, sử dụng giáo cụ và toán viết. 5 kỹ thuật này bổ sung cho nhau, giúp trẻ em tiếp thu kiến thức toán một cách hiệu quả.
Thông qua đó, tư duy của các em cũng sẽ phát triển nhưng không gây cảm giác áp lực và nhàm chán. Giáo trình toán tư duy Mathnasium tập trung chủ yếu vào các phương diện: khả năng, kiến thức, nhịp học, sở thích và sự tiến bộ của từng học sinh.
Được biết, hiện nay đang có hơn 400 hệ thống trung tâm toán tư duy mathnasium tại Hoa Kỳ và 20 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam có hơn 42 trung tâm mathnasium với hơn 12.000 học viên.
Giáo trình toán tư duy Mathnasium có lộ trình học tập như thế nào?
Trước khi bắt đầu học tập theo giáo trình toán tư duy Mathnasium, các bé sẽ tham gia một bài test năng lực tư duy đầu vào. Bài test này bao gồm 2 phần viết và vấn đáp nhằm đánh giá chính xác năng lực tư duy của từng trẻ.
Kết quả của bài test sẽ được phân tích bằng phần mềm chuyên biệt của hệ thống Mathsasium trên toàn thế giới. Từ kết quả đó, mỗi bé sẽ có 1 biểu đồ năng lực khác nhau và được sắp xếp một giáo trình học tập riêng biệt kéo dài từ 6 đến 12 tháng.
Theo đó, chương trình dạy toán tư duy Mathnasium sẽ gồm 3 cấp bậc:
Khởi đầu (Early steps): Đây là cấp độ phù hợp các bé ở độ tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo với chương trình bước đầu làm quen các con số và cách tư duy.
Tiểu học (Elementary): Sau khi học xong lớp khởi đầu, các bé sẽ phải làm bài đánh giá năng lực và chuyển cấp độ thể có thể theo học cấp Tiểu học. Thông thường, các bé ở độ tuổi học cấp 1 có thể đăng ký học ở cấp độ này.
Trung học (Secondary): Cấp độ Trung học dành cho bé đang học cấp 2. Quy trình cũng tương tự, các bé làm bài kiểm tra đầu vào và được xếp lớp phù hợp với trình độ của mình.
Các phương pháp kỹ thuật toán tư duy giúp trẻ học tốt hơn
Có thể nói, giáo trình toán tư duy Mathnasium như một bộ quần áo được đặt may riêng cho từng bé, mỗi bé sẽ có một “kích cỡ” khác nhau và cần được may đo phù hợp. Để bộ quần áo có thể trở nên vừa vặn với các bé, có nhiều phương pháp may đo khác nhau để phụ huynh có thể áp dụng.
Với toán tư duy Mathnasium, sẽ có 5 kỹ thuật giảng dạy khác nhau như: tư duy, diễn đạt bằng ngôn từ, quan sát bằng hình ảnh trực quan, sử dụng giáo cụ và toán viết.
Phụ huynh có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với năng lực của bé để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Cụ thể, đặc trưng học tập của từng phương pháp như sau:
1. Phương pháp kỹ thuật tư duy (Mental)
Đây là phương pháp giúp trẻ được rèn luyện thói quen suy nghĩ và vận động trí não để có thể tính nhẩm một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Ví dụ, với phép toán 88+93+98=?, bé sẽ được học cách tư duy thành: 88+93+98 = (100-12) + (100-7) + (100-2) = 300-21 = 279.
2. Phương pháp kỹ thuật giảng dạy bằng ngôn từ (Verbal)
Với phương pháp này, bé sẽ không chỉ tư duy để tính nhẩm một bài toán, mà còn phải học cách diễn đạt mạch lạc và rõ ràng những suy nghĩ và lập luận của mình trong quá trình giải toán.
3. Phương pháp kỹ thuật quan sát hình ảnh trực quan (Visual)
Khi áp dụng phương pháp này, trẻ sẽ được học cách hình dung các ý tưởng, khái niệm bằng những hình ảnh trực quan, cụ thể.
So với ngôn từ, chữ viết, trẻ có thể tiếp thu bài học nhanh chóng và thú vị hơn rất nhiều. Với phương pháp này, dù là những bé ở lứa tuổi nhỏ cũng có thể dễ dàng tiếp cận nên được áp dụng rất nhiều trên thế giới.
4. Phương pháp kỹ thuật trải nghiệm với giáo cụ (Tacticle)
Áp dụng phương pháp này trong quá trình học tập với giáo trình toán tư duy, trẻ sẽ có cơ hội sử dụng giáo cụ và tương tác với trò chơi sinh động.
Đây là phương pháp có thể giúp trẻ huy động các giác quan, nhờ đó mà khả năng ghi nhớ cũng sẽ lâu hơn so với các phương pháp khác. Bên cạnh đó, các giáo cụ cũng được chuẩn bị rất công phu, giúp tăng khả năng tìm tòi, khám phá và sáng tạo của trẻ.
5. Phương pháp kỹ thuật Toán viết (Written)
Với phương pháp này, giáo trình toán tư duy sẽ được sắp xếp theo hệ thống thứ tự hợp lý, khoa học, giúp học sinh học toán mathnasium có thể phát triển tư duy và kỹ năng phù hợp.
Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với độ tuổi và năng lực của từng bé khác nhau. Để bé có thể tiếp thu tốt và hiệu quả nhất, phụ huynh cần lựa chọn phương pháp phù hợp với từng trẻ.
Cứ sau mỗi 3 tháng, trẻ sẽ được làm bài kiểm tra để đánh giá sự tiến bộ. Từ đó, giáo viên dạy Mathnasium và phụ huynh có thể dễ dàng định hướng và hỗ trợ cho bé.
Ưu điểm của giáo trình toán tư duy Mathnasium
So với việc giải toán theo phương pháp thông thường, phương pháp học toán tư duy Mathnasium sẽ đánh thức niềm say mê toán học của các bé ngay từ khi còn nhỏ. Bé sẽ không còn bị áp lực về điểm số hay cố gắng nhồi nhét những kiến thức khô khan, máy móc như trước.
Phương pháp với lộ trình riêng cho từng bé sẽ giúp bé tự chủ hơn trong việc học, không bị ảnh hưởng bởi người khác. Đồng thời, việc tiếp cận toán tư duy Mathnasium cũng giúp bé rèn luyện được khả năng phân tích, hình thành tính độc lập, xây dựng tư duy suy luận logic và thúc đẩy trí thông minh khi giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, vì đây là phương pháp học tập đặc thù nên phụ huynh cũng cần tìm hiểu kỹ, đánh giá đúng năng lực của bé để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.
Phụ huynh cũng nên lựa chọn những trung tâm uy tín, đúng thương hiệu của Mathnasium để trẻ có thể được học tập một cách chính xác và hiệu quả nhất.
Với những ưu điểm vượt trội như thế này, chắc hẳn các phụ huynh đã có thể quyết định có nên cho bé học tập theo giáo trình toán tư duy Mathnasium hay không rồi đúng không nào?