Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Cách học tiếng Việt lớp 1 tại nhà tiếp thu cực nhanh

Cách học tiếng Việt lớp 1 hiện đại không chỉ dạy con biết đọc, biết viết mà còn dạy cách tiếp thu nhanh bài học nhanh, nhớ lâu và có thể kết hợp nhuần nhuyễn thành phần tiếng Việt.

Học tiếng Việt lớp 1 là học gì?

Trước khi bước vào lớp 1, trẻ đã có từ 5 – 6 năm nghe bố mẹ, ông bà, anh chị sử dụng tiếng Việt trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, và 3 – 4 năm tập nói bắt đầu từ 1 âm tiết đến khi biết sử dụng tiếng Việt để biểu đạt suy nghĩ, tâm tư, tình cảm. Ví dụ như: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”, “Con nhớ bố!”, “Con thích bánh vị socola”….

Điều đầu tiên, bố mẹ cần nắm rõ, học tiếng Việt là học gì, nhất là đối với học sinh lớp 1. Vì đây là cột mốc quan trọng cho những năm tháng sau này hình thành thói quen ngôn ngữ. Học tiếng Việt là học tiếng nói của người Việt mình và học chữ Quốc ngữ. Đối với trẻ học lớp 1, cách học tiếng Việt lớp 1 là chỉ cần học:

  • Bảng chữ cái: viết thường và viết hoa.
  • Các thành phần: Thanh điệu, phụ âm đầu, phụ âm cuối, nguyên âm.
  • Kỹ năng viết: Viết đúng chính tả.
  • Kỹ năng nói: Không quá chú trọng vào phát âm do ảnh hưởng tiếng vùng/miền.
  • Kỹ năng đọc: đọc được các âm tiết khó, đánh vần to rõ các từ khó trong tiếng Việt.

Nhiều bậc giáo sư, tiến sĩ dành cả đời để nghiên cứu tiếng Việt. Với các con trong độ tuổi học lớp 1, bố mẹ hãy hướng dẫn con học tiếng Việt một cách thoải mái nhất. Từ đó khơi gợi niềm đam mê học tập trong bé: “Học không phải áp lực”.

cách học tiếng việt lớp 1
Kết hợp hình ảnh là cách học tiếng Việt lớp 1 thú vị và dễ nhớ

Cách học tiếng Việt lớp 1 tại nhà tiếp thu nhanh cho bé

Cách dạy con học tiếng Việt lớp 1, cách dạy trẻ học tiếng Việt lớp 1 hay cách dạy bé học tiếng Việt lớp 1 đều là một cả. Vậy thì bố mẹ nên dạy trẻ học tiếng Việt lớp 1 tại nhà như thế nào?

Muốn trẻ tiếp thu nhanh, bố mẹ hãy hướng sự tập trung của trẻ vào bài học. Cùng MarryBaby bắt đầu thôi.

1. Bước 1: Ưu tiên dạy con học chữ viết thường

Khi dạy con sử dụng một ngôn ngữ có truyền thống lâu đời như tiếng Việt, bố mẹ hãy cho con làm quen với chữ viết trước nhé.

Có 2 loại chữ viết: chữ viết thường, viết hoa và viết in hoa. Đa phần, trong tất cả các loại văn bản, chữ viết thường mới là chữ viết chủ đạo. Chữ viết hoa cũng xuất hiện nhưng với tỷ lệ nhỏ.

Vì thế, bố mẹ hãy ưu tiên cho con học thành thạo chữ viết thường. Sau đó, có thể chuyển sang chữ viết hoa và nhớ giải thích cho con biết rằng có nhiều cách thể hiện chữ viết hoa.

2. Bước 2: Phát âm từng chữ cái, đánh vần từng âm tiết

Cách dạy con học tiếng Việt lớp 1 và cách học đánh vần tiếng Việt lớp 1 không quá khó. Nhưng sẽ khiến các bậc phụ huynh dễ lùi bước khi trẻ chưa thực sự hiểu những điều bố mẹ truyền đạt. Cho nên, cách học đánh vần tiếng Việt lớp 1 sẽ bắt đầu từ phát âm từng chữ cái và đánh vần theo từng âm tiết.

Chữ cái và phát âm không thể tách rời, vì thế khi trẻ đã viết được bảng chữ cái, bố mẹ hãy áp dụng cách dạy nhớ mặt chữ và phát âm cùng lúc nhé. Mỗi khi dạy đến chữ cái nào, hãy hướng sự tập trung của con đến chữ cái ấy. Kèm theo đó là phát âm to rõ cho trẻ lặp lại nhiều lần.

cách học tiếng việt lớp 1
Bảng chữ cái tiếng Việt là thứ bé cần làm quen và ghi nhớ sớm

Hơn nữa, bố mẹ cũng có thể sử dụng những tấm flashcard đầy màu sắc và hình ảnh minh họa để bài học không nhàm chán. Và tuyệt chiêu chính là học đi đôi với sở thích của con để bé cảm thấy thích thú khi học bài. Ví dụ, bé rất thích ăn táo, bố mẹ hãy phân tích từ táo có cấu tạo thế nào, viết làm sao, phát âm dễ hay khó…

Bước 3: Tập đọc và tập viết cùng lúc

Một cách dạy trẻ học tiếng Việt lớp 1 giúp con nhớ bài lâu hơn và dễ thuộc hơn chính là tập đọc và tập viết cùng lúc. Bé sẽ cảm thấy thế nào khi tự mình có thể đọc được và viết được từ táo  một loại trái cây mà con vô cùng vô cùng yêu thích.

Sử dụng cách này có thể kích thích khả năng đọc và viết những từ ngữ khác. Đồng thời, khi não bộ và tay hoạt động cùng lúc, phản xạ với mặt chữ khi con tự đọc và viết sẽ nhanh thuộc hơn và ghi nhớ lâu.

[inline_article id=830]

Bước 4: Đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày

Đọc sách cho bé nghe hàng ngày cũng là cách học tiếng Việt lớp 1 và giúp con thêm yêu chữ viết, thêm yêu ngôn ngữ mẹ đẻ mà con đang sử dụng. Đây cũng là cách dạy bé học tiếng Việt lớp 1 khá hữu ích.

Bố mẹ đọc sách không trực tiếp giúp con nhớ mặt chữ hay phát âm chuẩn mà khơi gợi niềm đam mê học chữ của con. Hãy đọc những câu chuyện bé thích từ đó giải thích cho con hiểu biết đọc – biết viết có thể giúp con tự đọc và hiểu những dòng chữ. Ngay cả hình ảnh, poster hay biển quảng cáo con đều có thể tự đọc được mà không cần bố mẹ hỗ trợ.

Hãy tạo lập thói quen thích đọc sách càng sớm càng tốt. Thời gian đầu, bố mẹ có thể đồng hành cùng con, đọc tất cả các chủ đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày. Sau đó, từ từ tách dần để trẻ cảm nhận được nỗ lực của mình đã có kết quả.

cách học tiếng việt lớp 1
Thực hành đọc và viết là cách học tiếng Việt lớp 1 hiệu quả

Bố mẹ và con là bạn đồng hành!

Cách học tiếng Việt lớp 1 có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều từ bố mẹ. So với ngày xưa, các bậc phụ huynh ngày nay đã nhận thức được mình cần làm gì để hỗ trợ con khi con bước vào lớp 1. Những điều cần làm là:

  • Tôn trọng những sở thích và ý kiến của con về việc học tiếng Việt lớp 1.
  • Đặt mình vào vị trí của con xem con nghĩ gì và tạo sự tin tưởng để con có thể đặt niềm tin và bố mẹ.
  • Dành thời gian cho con nhiều hơn thay vì gửi ông bà, gửi cô giáo,…

Đây chỉ là bước đầu của con khi bắt đầu học tiếng và học chữ. Bé rất cần bố mẹ bên cạnh và đồng hành cùng chúng với những điều mới mẻ. Vì thế, bố mẹ đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ mà hãy từ tốn khuyến khích, khuyên răng nhé!

Sau một buổi học, trẻ không thể nhớ hết các chữ cái hay các từ đã phát âm và đánh vần. Bố mẹ đừng quá lo lắng quá. Hãy kiên trì với con thì sẽ có được kết quả như mong đợi. Cách học tiếng Việt lớp 1 nhanh nhất và hiệu quả nhất chính là khơi gợi niềm thích thú và đam mê trong trẻ.

AN HY

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Sống đẹp là gì và cách dạy con sống đẹp từ nhỏ

Sống đẹp là gì? Đây là một khái niệm khá mới và được nhiều người quan tâm hiện nay. Trong cuộc sống hiện đại, xã hội trở nên phức tạp hơn, nhiều năng lượng tiêu cực hơn thì quan niệm sống đẹp lại càng có giá trị hơn bao giờ hết!

Sống đẹp là gì?

Để biết sống đẹp là gì ta hãy cùng dành chút thời gian tìm hiểu. Trong bài thơ Một khúc ca xuân, nhà thơ Tố Hữu từng có nhắc đến khái niệm sống đẹp:

Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
Bữa cơm dù dưa muối đầy vơi
Chân lý chẳng bao giờ đổi bán
Tình thương vô hạn để cho đời.

Đối với ông, nó là cuộc sống biết hy sinh vì tổ quốc dân tộc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?

Trong cuộc sống hiện nay, người ta thường cho rằng sống đẹp là một lối sống lành mạnh, tích cực, mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho cuộc đời.

Sống đẹp là gì
Sống đẹp là gì? Câu hỏi không phải ai cũng trả lời được

[key-takeaways title=””]

Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, có lý tưởng sống rõ ràng. Sống đẹp là sống có ý chí, biết vươn lên và đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, sống bền lòng, dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn của cuộc đời để chắp cánh cho ước mơ của mình được bay cao, bay xa. Sống đẹp nghĩa là sống hết mình và không bao giờ chịu khuất phục trước số phận.

[/key-takeaways]

Sống đẹp là lối sống có văn hóa, lịch sự, có tri thức, có tình người. Sống đẹp không bao gồm suy nghĩ ích kỷ, chỉ biết mình mà không biết người, giúp người nhưng vụ lợi, vì mục đích cá nhân.

Sống đẹp là sống có ích. Sống đẹp không có nghĩa là hình thể phải đẹp, sống đẹp là đẹp ở tâm hồn, suy nghĩ, lời nói và hành động.

Cách để xây dựng lối sống đẹp

Nếu bạn đã hiểu sống đẹp là gì thì hãy cùng tìm hiểu cách để sống đẹp trong mọi hoàn cảnh nhé!

Sống đẹp là gì
Suy nghĩ tích cực, vượt qua khó khăn là cách sống đẹp tốt nhất

Dưới đây là những bí quyết sống đẹp bạn cần biết sau khi tìm hiểu sống đẹp là gì:

  • Biết ơn, kể cả những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Đừng so đo, tính toán, ghen tỵ hay cảm thấy thiếu thốn. Hãy nghĩ về những người đang sống cuộc sống khó khăn hơn bạn.
  • Tham gia một câu lạc bộ, tổ chức hay một nhóm người nào đó đang nỗ lực để xây dựng lối sống tốt đẹp. Hãy truyền cảm hứng cho nhau để lan tỏa giá trị.
  • Khen ngợi người khác một cách chân thành. Lời khen ngợi có thể khiến một người từ chỗ tự ti, thất vọng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bạn không mất gì cả.
  • Làm quen với những người bạn mới, xây dựng, phát triển và duy trì sự bền chặt của tất cả những mối quan hệ mà bạn có.
  • Giúp đỡ người khác bất cứ lúc nào bạn có thể và mọi lúc, mọi nơi. Không cần phải là những điều lớn lao, hãy thể hiện lòng nhân ái từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống.
  • Không phán xét, đánh giá người khác. Luôn nhìn lại mình trước khi có ý định đưa ra nhận xét về bất kỳ ai bạn gặp.
  • Hãy đi ra ngoài, ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên và thở. Hãy dừng lại để chiêm ngưỡng những bông hoa đang đua nhau khoe sắc thắm. Hãy dừng lại, lắng nghe tiếng chim kêu và cảm nhận vẻ đẹp của tạo hóa. Hãy duy trì thói quen này hàng ngày, chậm rãi một chút thôi và bạn sẽ thấy được nét đẹp đầy kiêu hãnh của những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc đời.
  • Hãy nhảy như một đứa trẻ khi bạn cảm thấy vui sướng hay buồn bã. Nhảy trên giường lúc sáng dậy, trong phòng tắm hay đóng cửa phòng và tận hưởng không gian chỉ có mình bạn.
  • Mỉm cười, cười thật to, cười rạng rỡ khi bạn hạnh phúc. Hãy cười khi bạn gặp bạn bè hay chào ai đó vào buổi sáng sớm. Đừng tiếc nụ cười vì đó là tài sản vô giá mà bạn có thể dành tặng cho người khác.
  • Nghỉ ngơi. Ngồi xuống và thư giãn trên chiếc ghế yêu thích của bạn sau giờ làm việc, những lúc căng thẳng hay vào ngày cuối tuần. Nhắm mắt lại và cảm thấy mãn nguyện với mọi thứ bạn đang có.
  • Đọc sách sẽ nâng bạn lên hay “dìm” bạn xuống theo mạch cảm xúc của nhân vật, thử thách bạn khám phá ra thông điệp của tác giả, khiến bạn vui vì những câu nói hài hước, hấp dẫn bạn vì cách dùng từ đầy mê hoặc hay truyền cảm hứng cho bạn với những câu chuyện đầy ý nghĩa.
  • Nấu ăn một mình hoặc cùng những người bạn yêu quý. Hãy cùng nhau chế biến những món ăn mới, thử hương vị mới và cùng nhau thưởng thức.
  • Làm việc. Làm hết mình với công việc bạn đang làm. Chăm chỉ, tập trung và nỗ lực 100%. Khi đã hoàn thành, hãy “xả” hơi và tự dành cho mình những phần thưởng tuyệt vời.
  • Chơi hết mình giống như lúc bạn làm việc.
  • Chân thành, trung thực cả trong suy nghĩ, lời nói và hành động.
  • Yêu thương và thể hiện tình yêu bằng hành động một cách chủ động. Đừng chờ đợi.
  • Tập thể dục. Thiết lập mục tiêu, lên kế hoạch luyện tập và bắt tay vào làm.
  • Chụp ảnh. Đầu tư một chiếc máy ảnh hoặc sử dụng camera điện thoại để “bắt” lấy bất cứ khoảnh khắc nào bạn muốn lưu giữ.
  • Đi du lịch tới những nơi bạn muốn.
  • Theo đuổi giấc mơ của bạn, thậm chí đó là giấc mơ “điên rồ” đối với người khác. Đừng quan tâm tới những lời họ nói, nếu bạn đủ niềm tin vào khả năng và hoài bão của mình, hãy đeo bám đến cùng!
  • Lắng nghe. Không chỉ lắng nghe người khác mà còn lắng nghe cả tiếng nói trong con người bạn (Inner Voice).
  • Bước ra khỏi “vùng an toàn” (Comfort Zone) bằng việc liên tục trải nghiệm những điều mới lạ. Đừng sống cuộc đời buồn tẻ, lối mòn.
  • Trò chuyện với trẻ con. Tâm hồn trẻ thơ vô cùng trong sáng, đáng yêu và ngộ nghĩnh. Hãy dành thời gian với chúng để thấy rằng cuộc sống đâu cần phức tạp.
  • Tha thứ cho tất cả những ai đã khiến bạn buồn, khiến bạn tổn thương và sẵn sàng cho họ một cơ hội để sửa chữa.
  • Gạt bỏ mọi muộn phiền trong quá khứ. Cái gì đã qua thì cho qua!
  • Yêu thương cả những điểm hoàn hảo và không hoàn hảo trên cơ thể bạn. Vẻ đẹp đích thực không nằm ở hình thể mà đó chính là tâm hồn.

[inline_article id=227274]

Cách dạy con sống đẹp từ nhỏ dành cho phụ huynh

Bên cạnh định nghĩa sống đẹp là gì thì cách dạy con sống đẹp từ nhỏ cũng rất quan trọng. Dạy trẻ cách sống đẹp đòi hỏi cha mẹ, gia đình phải kiên trì và nhẫn nại suốt giai đoạn tuổi thơ của con, không thể nóng vội đốt giai đoạn.

Thông qua giáo dục, trẻ sẽ được bồi dưỡng tính cách tích cực. Do đó, trong giai đoạn tiểu học, cha mẹ không nên bỏ qua giai đoạn vàng dạy trẻ các giá trị sống.

1. Bài học quý từ tấm gương em Phạm Tiến Thành

Em Phạm Tiến Thành (học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học Mỹ Lộc, Can Lộc) – học sinh đã trao trả hơn 15 triệu đồng cho người đánh rơi vào năm 2019, là 1 ví dụ.

Dù thiếu vắng bàn tay mẹ, nhưng dưới sự chỉ bảo ân cần của bố, 3 anh chị em Phạm Tiến Thành đều rất ngoan ngoãn, chăm học. Bản thân Thành có học lực tốt, tính tình hiền lành, được thầy yêu, bạn mến. Hành động nhặt được của rơi, tìm người trả lại của em chính là định nghĩa sống đẹp là gì cũng như là tấm gương để bạn bè noi theo.

Chia sẻ về những kinh nghiệm của bản thân để có thể hình thành nên nhân cách tốt, lối sống đẹp cho con trẻ, anh Phạm Luận (bố của em Phạm Tiến Thành) cho biết:

“Tôi luôn cố gắng chăm sóc các con thật tốt, hướng các con tới một lối sống đẹp. Đẹp không chỉ là hình thức, mà phải xuất phát từ tấm lòng, từ tình yêu thương.

Từ những hành động nhỏ nhặt như lễ phép với ông bà, nhặt được của rơi tìm người trả lại, ủng hộ quỹ vì người nghèo… đều là những nghĩa cử cao đẹp, vun đắp cho tâm hồn của con”.

Sống đẹp là gì
Dưới sự chứng kiến của lãnh đạo nhà trường, em Phạm Tiến Thành, học sinh lớp 3A nhặt được ví tiền trị giá hơn 15 triệu đồng trả lại cho người đánh mất (Báo Hà Tĩnh)

>> Xem thêm: Dạy bé kể chuyện giúp con phát triển ngôn ngữ và sức sáng tạo

2. Gia đình là nền tảng giáo dục lối sống đẹp

Nói về quan niệm sống đẹp là gì, anh Thành chia sẻ thêm: Sống tử tế không chỉ là chuyện một ngày, một bữa, mà cần dạy trẻ nhận thức đúng và rèn luyện thường xuyên.

Những hành động đúng, tốt cần phải được lặp đi lặp lại, tạo thành thói quen, hình thành lối sống nhân văn, tốt đẹp hơn. Việc tốt của em Phạm Tiến Thành vừa qua chính là thành quả của cả quá trình nuôi dưỡng, rèn luyện đó.

Gia đình anh Phạm Luận cũng cố gắng tạo một môi trường sống tốt để con phát triển với những chuẩn mực, quy tắc đạo đức đúng đắn. “Không nên giữ suy nghĩ “trẻ con thì chưa biết gì” để hành động bậy bạ, sai trái. Con nhỏ giống như trang giấy trắng, chưa thể phân biệt phải trái, nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi những gì xung quanh”, anh Luận chia sẻ.

Sống đẹp là gì? Theo anh, rất nhiều điều nhỏ nhặt trong đời sống thường ngày mà người lớn hay phạm phải như chở con nhỏ không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, sử dụng từ ngữ thô tục… cũng ảnh hưởng tới tâm lý trẻ nhỏ. Vì vậy, trong gia đình, người lớn phải làm gương cho trẻ nhỏ, anh chị phải làm gương cho em, mỗi người đều phải tự điều chỉnh hành vi của mình.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần hướng con tới một lối sống có ước mơ, lý tưởng, có chí tiến thủ, động viên con biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, không nản chí trước khó khăn, vượt qua thử thách để đạt được ước mơ. Luôn nỗ lực học tập và rèn luyện, hướng đến lối sống đẹp, văn minh và giàu tình yêu thương.

[inline_article id=225838]

3. Dạy con từ thuở còn thơ

Không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Đó là sự đúc rút kinh nghiệm sống của người xưa về việc giáo dục con cái trong gia đình. Ai cũng hiểu gia đình là hạt nhân xây dựng nền tảng xã hội nhưng không phải người nào cũng làm được.

Một người hình thành, phát triển nhân cách cần có một nền tảng giáo dục tốt từ gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó gia đình đóng vai trò then chốt.

Nhiều gia đình hay đổ lỗi, phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường, xã hội mà không nghĩ rằng chính sự dạy dỗ của cha mẹ, ông bà quyết định đến việc hình thành nhân cách của đứa trẻ từ nhỏ đến khi trưởng thành. Nhiều phụ huynh không quan tâm đến nhân cách của con em từ bé, để mặc trẻ thích làm gì thì làm.

Bố mẹ phải là người dạy dỗ, uốn nắn những lệch lạc về chuẩn mực trong thái độ, hành vi ứng xử của trẻ. Bởi lẽ, nếu không được dạy những quy tắc ứng xử lễ phép, lịch sự, tôn trọng không gian chung thì thật khó để sau này trẻ trở thành một công dân tốt, gương mẫu, ứng xử văn minh nơi công cộng. Cuối cùng, xã hội lại là nơi gánh chịu hậu quả.

Đến đây thì bạn đã hiểu sống đẹp là gì, cách sống đẹp cũng như cách dạy con sống đẹp từ nhỏ rồi phải không nào. Chúc bạn thành công giáo dục bé trở thành những thế hệ sống đẹp của tương lai đất nước nhé!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Học tiếng Anh trẻ em miễn phí trên internet có thực sự hiệu quả?

Học tiếng Anh trẻ em miễn phí trên internet là một trong những cách học đơn giản, tiết kiệm chi phí và vô cùng phù hợp trong giai đoạn dịch Covid diễn biến phức tạp như hiện nay. 

Tuy nhiên, phương pháp này có thực sự hiệu quả? Ba mẹ nên cho trẻ học tiếng Anh ở trang web nào là uy tín và chất lượng? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây!

Ưu điểm của phương pháp học tiếng Anh trẻ em miễn phí trên internet

Ngày nay, trẻ em có thể học tiếng Anh bằng nhiều cách như đến các trung tâm tiếng Anh hoặc mời gia sư về dạy kèm tại nhà.

Trong thời buổi khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, việc cho trẻ học tiếng Anh trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn nhiều.

Trong đó nổi bật là phương pháp học tiếng Anh trẻ em miễn phí trên internet. Đây là cách học tiếng Anh mới, thú vị và khá hiệu quả cho các bé. Cùng tìm hiểu xem phương pháp này có những ưu điểm nào ba mẹ nhé!

1. Nội dung đa dạng

Các trang học tiếng Anh trẻ em miễn phí trên internet cung cấp cho người học rất nhiều hình ảnh, video và bài hát đầy màu sắc. Việc học tiếng Anh lúc này sẽ không còn giới hạn trong những cuốn sách giáo khoa nhàm chán hay những câu đơn giản được in ra nữa. 

Học tiếng Anh trẻ em miễn phí trên internet
Học tiếng Anh trẻ em miễn phí trên internet rất hiệu quả nếu bạn chọn được các trang web hay

Những hình ảnh sống động và giai điệu thú vị trong video sẽ giúp các “học viên nhí” nghe và ghi nhớ cách phát âm các từ mới dễ dàng hơn. Từ đó, kỹ năng nói của bé cũng sẽ được cải thiện một cách tự nhiên nhờ thường xuyên nghe phát âm từ chính người bản ngữ.

2. Học và chơi cùng một lúc

Việc học tiếng anh trẻ em miễn phí trên mạng không chỉ giúp trẻ học từ vựng và mẫu câu hiệu quả mà còn giúp con áp dụng những kiến ​​thức đã học được vào thực tế. 

Một số trang web sử dụng trò chơi để giúp trẻ ôn lại những kiến thức đã học. Điều này sẽ giúp kích thích trẻ ghi nhớ tốt hơn. Từ đó, các kỹ năng tiếng Anh của con “thấm” vào người một cách tự nhiên và trở thành bản năng lúc nào không hay.

3. Thời gian học linh hoạt

Thay vì đến lớp theo một khung giờ cố định, các bé có thể tự do lựa chọn thời gian phù hợp nhất để bắt đầu bài học. Bé cũng có thể học tiếng Anh dù đang ở bất kỳ đâu, cực kỳ tiện lợi.

4. Tiết kiệm chi phí

Ngày nay, có rất nhiều trang web, ứng dụng học tiếng Anh hoàn toàn miễn phí trên mạng để ba mẹ lựa chọn. Mỗi trang web đều có ưu và nhược điểm riêng.

Điểm chung của chúng là sử dụng câu chuyện đơn giản, gần gũi, hình ảnh bắt mắt và âm thanh sống động, vui nhộn để kích thích trí não của bé. Từ đó giúp bé ghi nhớ tốt hơn. 

[inline_article id=206734]

5 trang học tiếng Anh cho trẻ em miễn phí phổ biến nhất

Dưới đây là 5 trang học tiếng Anh cho bé phổ biến và chất lượng nhất. Bố mẹ hãy cùng tham khảo và chọn lựa cho bé nhé!

1. British Council Kids

Link: http://learnenglishkids.britishcouncil.org/en/

Nếu ba mẹ đang tìm kiếm trang học tiếng anh trẻ em miễn phí thì đừng bỏ qua trang web của British Council. Trên này có sẵn rất nhiều truyện đọc, video hoạt hình ngộ nghĩnh, các bài hát trẻ em gần gũi và những trò chơi tiếng Anh hấp dẫn theo từng chủ đề cho bé. 

Học tiếng Anh trẻ em miễn phí trên internet
Hiện có rất nhiều trang web, kênh video dạy trẻ học tiếng Anh hiệu quả

Trang web còn phân chia bài học thành các mục cụ thể như đọc, viết, nói và phát âm để ba mẹ dễ dàng chọn lựa những phần kỹ năng cần cải thiện cho trẻ.

Với hình ảnh, câu chuyện kể hấp dẫn kết hợp cùng những trò chơi bổ ích, trẻ sẽ cảm thấy việc học tiếng Anh trở nên nhẹ nhàng, thú vị hơn, từ đó sẽ nhớ được kiến thức lâu hơn.

2. Busy Beavers – Kids English

Link: https://busybeavers.com/

Một trong những trang web học tiếng Anh trẻ em miễn phí qua mạng cũng phổ biến không kém đó là Busy Beaves. Ngoài việc cung cấp những tài liệu tiếng Anh bổ ích, Busy Beavers còn giúp các bé nâng cao khả năng tư duy và sáng tạo.

Trang web có phân sẵn bài học theo những độ tuổi khác nhau từ trẻ mới biết đi, trẻ mẫu giáo, trẻ cấp một,… để ba mẹ dễ dàng chọn lựa.

Bé sẽ được học tiếng Anh thông qua những video hoạt hình đáng yêu và các bài hát tiếng Anh vui nhộn. Không chỉ là nơi để học tiếng Anh, ba mẹ còn có thể sử dụng kênh này để con giải trí mỗi ngày.

3. Animated Stories: Bookbox Inc

Link: https://www.youtube.com/user/bookboxinc

Đúng như tên gọi, đây đích thị là kênh học tiếng Anh trẻ em miễn phí thông qua những câu chuyện cổ tích hết sức gần gũi với trẻ. Từ công chúa Lọ Lem, Bạch Tuyết và bảy chú lùn, đến người đẹp và quái vật,…

Tất cả được dựng lên thành những cuộc sách điện tử vô cùng bắt mắt, bên dưới là từ vựng được viết lớn, tô màu sắc nổi bật để thu hút sự chú ý của trẻ, từ đó giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn.

Thay vì kể chuyện trước khi ngủ cho con bằng tiếng Việt như bình thường, ba mẹ có thể sử dụng trang web này để kết hợp dạy trẻ thêm tiếng Anh cũng rất hiệu quả. 

Học tiếng Anh trẻ em miễn phí trên internet
Trẻ học tiếng Anh từ nhỏ sẽ tiếp thu tốt hơn

4. Dream English Kid Songs

Link: https://www.youtube.com/c/DreamEnglishKids

Nếu bé nhà mình mê âm nhạc và thích ca hát thì ba mẹ không nên bỏ qua kênh Dream English Kid Songs của thầy Matt.

Thầy Matt là một giáo viên bản ngữ rất yêu trẻ em và cực kỳ hài hước. Các bé có thể tập hát các bài hát tiếng Anh và nhún nhảy theo “vũ đạo” vui nhộn của thầy.

Ngoài ra, bài giảng của thầy còn đa dạng về nhiều chủ đề quen thuộc trong cuộc sống để các bé vừa khám phá, vừa học tiếng Anh một cách tự nhiên nhất. 

5. Starfall

Link: www.starfall.com/

Starfall là trang web học tiếng Anh trẻ em miễn phí trên internet được xây dựng bởi các nhà sư phạm, nhà thiết kế họat họa, mỹ thuật, nhạc sĩ, nghệ sĩ, kỹ sư trên khắp thế giới. Hình ảnh sắc nét, nhiều màu sắc kích thích não bộ của trẻ chính là điểm nổi bật của trang web này.

Không chỉ giúp học tiếng Anh trẻ em miễn phí trên internet hiệu quả. Starfall còn giúp trẻ rèn luyện trí thông minh và tư duy logic qua các bài học về toán học, những trò chơi thú vị đi cùng. Ngoài việc học trực tiếp trên mạng, ba mẹ còn có thể tải tài liệu ở đây và in ra cho trẻ học.

[inline_article id=830]

Học tiếng anh trẻ em miễn phí trên mạng có phải là phương pháp tốt nhất?

Ngày càng có nhiều những trang web học tiếng Anh cho trẻ em xuất hiện trên internet. Tuy nhiên, phương pháp học tiếng Anh qua mạng không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả cho trẻ nhỏ. 

Nếu ba mẹ không kiểm soát kỹ và xây dựng một thời gian biểu học tập khoa học cho bé thì việc học online qua mạng có thể dẫn tới những hậu quả khác như:

  • Thị lực suy yếu do dán mắt vào màn hình mà không nghỉ ngơi hợp lý 
  • Mất cân bằng trong các hoạt động sống hàng ngày do ít vận động
  • Trẻ dễ bị nghiện sử dụng các thiết bị điện tử

Vừa rồi là gợi ý về những trang học tiếng Anh trẻ em miễn phí trên internet miễn phí và chất lượng để ba mẹ có thể tự dạy con học tiếng Anh tại nhà. Để việc học mang lại những kết quả tích cực nhất, ba mẹ nên quan tâm, theo sát con thật kỹ và xây dựng cho con thời khóa biểu học tập khoa học, tránh gây ảnh hưởng xấu sự phát triển của con, ba mẹ nhé!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Học tiếng Anh qua hình ảnh giúp bé nói tiếng Anh như gió

học tiếng anh trẻ em qua hình ảnh
Học tiếng Anh trẻ em qua hình ảnh

Học tiếng Anh trẻ em qua hình ảnh là cách học khoa học và hữu ích. Hiện nay, nhu cầu cho trẻ học tiếng Anh ngày càng được phụ huynh quan tâm nhiều hơn. Điều này giúp trẻ làm quen, tạo sự thích thú cũng như xây dựng cơ sở tiếng Anh vững chắc ngay từ nhỏ.

Trong đó, vấn đề học từ vựng được đánh giá là cốt yếu quan trọng. Để trẻ học nhanh hơn, cha mẹ nên áp dụng phương pháp học tiếng Anh trẻ em qua hình ảnh (học tiếng Anh qua hình ảnh cho trẻ em) và học tiếng Anh trẻ em qua phim hoạt hình (học tiếng Anh qua phim hoạt hình cho trẻ em).

Học tiếng Anh trẻ em qua hình ảnh là gì?

Phương pháp học tiếng Anh trẻ em qua hình ảnh hiện nay được nhiều bậc cha mẹ tìm hiểu và áp dụng cho con trẻ trong quá trình học tiếng Anh. Vậy thực hư phương pháp này là như thế nào?

Đối với cách truyền thống, con trẻ tiếp nhận và ghi nhớ mặt chữ khi học từ vựng. Cách học này thường tốn rất nhiều thời gian cũng như nhanh bị suy giảm khi não ghi nhớ thêm nhiều từ mới.

học tiếng anh trẻ em qua hình ảnh
Phương pháp học tiếng Anh qua hình ảnh được áp dụng phổ biến hiện nay

Trong khi đó, phương pháp học tiếng Anh thông qua hình ảnh, tức là cơ thể sử dụng trí nhớ hình ảnh mang lại hiệu quả nổi bật hơn.

Bộ não tiến hành nhập dữ liệu và ghi nhớ để quá trình này được đẩy nhanh hơn, khả năng ghi nhớ lâu dài cũng tốt hơn rất nhiều.

Lợi ích của học tiếng Anh trẻ em qua hình ảnh

Bằng cách học tiếng Anh qua hình ảnh hay học tiếng Anh qua phim hoạt hình cho trẻ em sẽ mang lại nhiều lợi ích vượt trội.

  • Trẻ có thể dễ dàng ghi nhớ rất nhiều từ vựng mà không bị áp lực, nhàm chán hay quá tải. Về sau, quá trình vận dụng, sử dụng từ ngữ để giao tiếp thì bộ não sẽ hướng chúng đến nhiều hình ảnh cùng liên quan đến từ ngữ đó, giúp trẻ phản xạ tốt hơn.
  • Thông qua việc nhớ nhanh, nhớ lâu sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho trẻ và cả người hướng dẫn. Phụ huynh có thể dán từ ở bất cứ đâu trong ngôi nhà, nơi trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy, va chạm thường xuyên và dễ liên tưởng nhất. Mỗi ngày, từ vựng đó càng ăn sâu vào trí nhớ của trẻ mà không cần học thuộc lòng một cách bị động, nhồi nhét.
  • Không chỉ học thuộc mà việc áp dụng trí nhớ hình ảnh để học sẽ giúp trẻ sử dụng trong giao tiếp một cách thành thạo và tự nhiên hơn. Trẻ sẽ không bị vấp từ, hồi hộp rồi quên đi nhiều từ vựng khác đã học theo cơ chế thuộc lòng dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
  • Trẻ có thể ghi nhớ lượng từ vựng khổng lồ trong một ngày, đi kèm với đó là ngữ cảnh sử dụng, cách nhấn nhá âm điệu…
  • Kích thích trí tưởng tượng, tư duy cho trẻ ở nhiều lĩnh vực khác.
học tiếng anh trẻ em qua hình ảnh
Trẻ dễ dàng ghi nhớ từ vựng thông qua hình ảnh

Cách thức học tiếng Anh qua hình ảnh cho trẻ

Cùng là phương pháp học tiếng Anh trẻ em qua hình ảnh nhưng cha mẹ có thể áp dụng nhiều cách thức khác nhau cho trẻ.

Một số cách thức phổ biến như học với thẻ flashcard, sách thiết kế minh họa, bản đồ, truyện tranh, học tiếng Anh trẻ em qua phim hoạt hình… Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về từng cách thức nhé!

1. Học tiếng Anh với thẻ flashcard

Những tấm thẻ flashcard học từ vựng tiếng Anh sẽ bao gồm 2 mặt với đầy đủ những thông tin cho một từ, cùng với đó là hình ảnh minh họa liên quan.

Cụ thể như mặt trước cung cấp từ mới, phiên âm, loại từ vựng thì mặt sau sẽ chú thích nghĩa kèm theo ví dụ minh họa. Việc sử dụng flashcard sẽ giúp trẻ ghi nhớ được những nội dung quan trọng một cách dễ dàng và nhanh chóng.

học tiếng anh trẻ em qua hình ảnh
Thẻ flashcard được nhiều phụ huynh chọn mua để trẻ học tiếng Anh

2. Học tiếng Anh qua phim hoạt hình

Học tiếng Anh cho trẻ em qua phim hoạt hình là cách thức được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Thông qua những hình ảnh và câu chuyện trong phim, trẻ được tiếp xúc với nhiều từ mới, gắn vào hoàn cảnh sử dụng thực tế. Nhờ đó, trẻ sẽ ghi nhớ được nhiều từ cùng một lúc nhanh chóng, tự nhiên và rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, cách thức học tiếng Anh này giúp bé luôn được thư giãn, thoải mái, không bị nhồi nhét, áp lực như cách học thông thường.

3. Học tiếng Anh qua truyện tranh, sách

Dạng sách minh họa thiếu nhi hay truyện tranh là dạng tài nguyên mẹ có thể tận dụng để trẻ học tiếng Anh. Hầu hết những ngôn từ sử dụng đều rất gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu và dễ đọc.

Nhờ đó, trẻ vừa mang tính tìm tòi, khám phá nội dung, vừa ghi nhớ cho mình được lượng từ vựng mới rất nhanh chóng.

Đặc biệt, có nhiều cuốn truyện tranh thiếu nhi sử dụng lượng từ vựng vừa phải, tức là bé có thể va chạm cùng một từ trong nhiều lần, từ đó não tự động ghi nhớ một cách rất tự nhiên.

Cách phụ huynh dạy trẻ học tiếng Anh qua hình ảnh

Học tiếng Anh trẻ em qua hình ảnh là gì?

Thay vì chỉ áp dụng một cách để học tiếng Anh qua hình ảnh, phụ huynh nên kết hợp nhiều cách khác nhau để tăng sự hứng thú cho bé. Ngoài những lúc đọc sách, đọc truyện, bạn có thể cho trẻ chơi trò chơi hay học tiếng Anh tại nhà qua phim hoạt hình.

[inline_article id=241407]

Việc học cùng con, cùng trao đổi, trò chuyện và thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh là điều cần thiết để trẻ ghi nhớ tốt hơn cũng như tự tin hơn. Có thể lúc đầu bé nói sai, quên từ nhưng sau đó bé sẽ nhớ rất lâu.

Tất nhiên, việc học luôn phải gắn với nghỉ ngơi, thư giãn. Cha mẹ không nên quá đặt áp lực lên con trẻ, khiến chúng thiếu tự tin, chán nản và bỏ cuộc.

Hy vọng những chia sẻ về cách học tiếng Anh trẻ em qua hình ảnh trên đây có thể giúp cha mẹ hình dung rõ hơn về phương pháp mới này. Tư duy và ghi nhớ hình ảnh đặc biệt rất tốt cho trẻ, cha mẹ nên cùng trẻ phát huy điều này ngay từ bé.

AN HY

Categories
Chọn trường Nuôi dạy con

Chọn trường cho con và những điều phụ huynh cần lưu ý

Chọn trường cho con là tiền đề quan trọng trong việc định hướng và xây dựng tương lai của trẻ. Tuy nhiên, chọn trường thế nào là tốt nhất với trẻ thì không phải cha mẹ nào cũng biết.

Chọn trường cho con quan trọng như thế nào?

Cách đây vài chục năm, người ta không có nhiều khái niệm về việc chọn trường bởi lúc ấy trường công là lựa chọn duy nhất.

Hiện nay có rất nhiều mô hình giáo dục như trường công bình thường, trường công chuyên, trường điểm, trường quốc tế, trường tư thục theo giảng dạy chương trình Việt Nam, trường song ngữ…

Ngoài ra, còn có mô hình trường thuộc trường công lập như cách xây dựng và phát triển không khác gì trường tư thục.

chọn trường cho con
Chọn trường cho con là vấn đề hàng đầu cho các bố mẹ có con đến tuổi đi học

Sự bỡ ngỡ của trẻ trong giai đoạn chuyển đổi cấp học khiến các bậc phụ huynh không tránh khỏi những bồi hồi, lo lắng khi gửi gắm con em mình đến môi trường mới.

Ở đây, không còn những đứa trẻ chỉ biết vui chơi đùa nghịch mà các con sẽ vào nề nếp, khuôn khổ học tập.

Đây là giai đoạn nền móng vô cùng quan trọng cho sự bứt phá ở những năm tiếp theo. Do đó việc chọn môi trường lý tưởng cho con theo học luôn được phụ huynh quan tâm đặt lên hàng đầu.

Những tiêu chí chọn trường cho con cho các phụ cần biết

Với những tiêu chí dưới đây, hy vọng bạn sẽ có được những lựa chọn hoàn hảo cho con của mình.

1. Chọn trường danh tiếng hay bình thường

Xu hướng chọn trường “đỉnh” cho con khi bước vào tiểu học hoặc thậm trí cả trung học đang trở nên “HOT hơn bao giờ hết”. Tuy nhiên, trường “đỉnh” nhưng chưa chắc đã “đỉnh” nhé các mẹ.

Thực tế cho thấy, hơn 80% học sinh có lực học tốt thi đỗ vào các trường đại học “đỉnh” trên cả nước đều đến từ những ngôi trường bình thường ở nông thôn.

Thậm chí, thủ khoa của các trường đại học đều là những học sinh hết sức bình thường ở các vùng nông thôn nghèo khó. Vì vậy, việc chọn trường cho trẻ không chỉ dựa trên việc trường đó có tiếng tăm, “đỉnh”, mà quan trọng là cách định hướng giáo dục của cha mẹ với con trẻ.

Dù trẻ học ở trường làng hay trường quốc tế, nếu đều nhận được sự định hướng giáo dục tốt từ thầy cô, cha mẹ thì năng lực học tập đều không kém gì nhau. Do đó, thay vì chen chúc cho con vào trường “đỉnh của đỉnh”, cha mẹ có thể chọn ngôi trường PHÙ HỢP.

Tuy nhiên, bạn đừng quên thường khuyến khích, và định hướng cho con trong học tập, chắc chắn kiến thức và khả năng học của con cũng không thua kém gì những bạn học trường “đỉnh”.

2. Quan tâm tới cơ sở vật chất của trường

Đừng bỏ qua yếu tố này khi chọn trường cho con. Dù là một ngôi trường không có tiếng tăm nhưng cũng cần phải trang bị cơ sở vật chất hiện đại, hỗ trợ tốt nhất cho việc học của con. Ngoài ra, trường cũng cần có khuôn viên riêng để học sinh được vận động thể chất, nâng cao sức khỏe và trí lực cho con bạn.

chọn trường cho con
Cơ sở vật chất ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng giáo dục của trường học

3. Tìm hiểu chương trình giáo dục ở trường

Khi chọn trường cho con, cha mẹ nên tham quan trường và tìm hiểu kỹ về chương trình giáo dục tại trường (nhất là các trường song ngữ, quốc tế) như:

  • Thời khóa biểu học của trẻ có khoa học?
  • Chương trình dạy có quá tải?
  • Có chương trình ngoại khóa, rèn luyện thể chất?
  • Có tổ chức các câu lạc bộ?
  • Có lớp năng khiếu không?
  • Ban giám hiệu nhà trường như thế nào? Có sẵn sàng gặp phụ huynh vào bất cứ lúc nào không?

Một chương chình giáo dục rõ ràng, hiệu quả, khoa học chính là lựa chọn hoàn hảo cho các bậc cha mẹ.

4. Học phí phù hợp

Dù nói hay không thì vấn đề tài chính luôn là một vấn đề quan trọng trong việc chọn trường học cho con. Bạn có đủ tài chính để cho con theo đuổi trường quốc tế, có đủ tài chính để sẵn sàng đóng phí sinh hoạt lớp, dã ngoại, lớp năng khiếu cho con?

Không cha mẹ nào lại không muốn con được học trong môi trường giáo dục tốt nhất nhưng quan trọng là nó phải phù hợp với tài chính gia đình.

Như vậy, các bậc làm cha mẹ nên lựa chọn môi trường giáo dục lành mạnh, không quá áp lực vấn đề học hành lên con trẻ, xây dựng cho con định hướng giáo dục tốt, chi phí vừa phải (có thể đáp ứng được) để con có thể được học tập và phát triển tốt nhất.

5. Môi trường giáo dục lành mạnh

Môi trường giáo dục lành mạnh nghĩa là ở trong môi trường này, trẻ luôn được an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần, cha mẹ không phải lo lắng tới các vấn đề như bạo lực học đường hay những văn hóa phẩm không phù hợp đang tràn lan trong xã hội. Đảm bảo đời sống học đường của bé luôn vui tươi, phong phú và hiệu quả.

[inline_article id=277278]

6. Giáo viên – học sinh gần gũi và thân thiện

Trước khi chọn trường cho con, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ về năng lực dạy học cũng như văn hóa sư phạm của trường, bởi nó phản ánh phẩm chất của giáo viên và học sinh nơi đây.

Trường đã từng xảy ra trường hợp thầy cô bạo hành học sinh chưa? Thái độ của giáo viên đối với phụ huynh, học sinh có thân thiện, ân cần và quan tâm không?

Mối quan hệ giữa các học sinh trong một lớp, một trường đoàn kết hay chia bè phái và bạo lực học đường… là những vấn đề bạn cần xem xét kỹ trước khi chọn trường.

7. Chương trình học không quá tải

Một số trường không chỉ dạy học dựa trên sách giáo khoa cơ bản mà còn dạy thêm kiến thức nâng cao và không phải bé nào cũng có thể theo kịp, dẫn đến chán học.

Chưa kể việc học quá tải có thể dẫn đến cáu gắt, khó chịu hoặc tự ti và trầm cảm ở trẻ. Đó là lý do các bậc cha mẹ hãy lựa chọn trường xây dựng chương trình học vừa phải, phù hợp với độ tuổi của bé.

8. Chương trình học kết hợp giữa truyền thống và sáng tạo

Phương pháp giáo dục tốt nhất hiện nay là kết hợp giữa cách giáo dục truyền thống và sáng tạo, năng động. Nghĩa là bên cạnh việc coi trọng việc học ở trẻ nhỏ, nhà trường vẫn tạo mọi điều kiện để các em được phát huy hết sở trường khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chương trình học tập trải nghiệm sáng tạo, hay tham gia các câu lạc bộ mình thích…

Ngoài ra, việc dạy không chỉ giảng giải trên sách vở mà cần thực hành triệt để. Đồng thời, thầy cô cần học hỏi, trau dồi cách giáo dục thành công ở các nước tiên tiến, kết hợp với cách dạy truyền thống, giúp bài giảng hay, sinh động, thực tế, ý nghĩa và dễ hiểu hơn.

9. Chọn trường thuận lợi cho việc đi lại

Hiện nay, rất nhiều ông bố bà mẹ bất chấp đường xa để đưa con đi học trường điểm. Điều này không chỉ khiến bố mẹ mệt mỏi, vất vả mà ngay cả trẻ cũng mệt, dẫn tới sa sút trong việc học hành và sức khỏe.

Trong khi đó, học ở gần nhà vừa tiết kiệm thời gian, thuận lợi cho việc đi lại và học tập của cả cha mẹ lẫn con trẻ. Như vậy, cha mẹ nên cân nhắc cho trẻ đi học gần nhà hay xa nhà để tạo mọi điều kiện học tập tốt nhất cho con.

Những kinh nghiệm chọn trường theo từng cấp học

Tùy mỗi cấp học: mầm non, tiểu học hay trung học mà bố mẹ có cách chọn trường cho con khác nhau.

1. Cách chọn trường mầm non cho bé

Bậc học mầm non yêu cầu tính trách nhiệm ở những người liên quan rất cao. Một sơ suất nhỏ của giáo viên, của người quản lý có thể dẫn tới hậu quả khôn lường cho con bạn. Vì thế việc chọn trường cho bé mầm non thật sự quan trọng.

Nhiều trường mầm non cho phép phụ huynh đến thăm trường khi tuyển sinh. Đây là cách chọn trường mầm non thực tế và rõ ràng nhất. Hãy cùng con đến thăm trường để có cái nhìn và cảm nhận chân thực hơn về môi trường và giáo viên tại trường.

Dưới đây là một số lưu ý chọn trường cho con dành cho bạn:

  • An ninh: Trường học cần có quy trình quản lý khách ra vào trường để có thể kiểm soát được sự an toàn của trẻ tại trường như ứng dụng dành cho khách đến thăm Little Check In.
  • Vệ sinh: Trường học và lớp học cần được vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và thường xuyên được khử khuẩn.
  • Học sinh năng động: Bạn có thể quan sát biểu cảm và tác phong của các bé tại trường. Đó chính là những người bạn tương lai của con và đã được giáo viên chăm sóc, nuôi dưỡng.
  • Học sinh có cảm hứng sáng tạo: Bạn có thể quan sát của thành quả, sản phẩm học tập của trẻ tại trường. Điều này phản ánh một phần sự kết quả giảng dạy của giáo viên trong trường.
  • Không gian cho các hoạt động tại trường: Bạn có thể quan sát sự sẵn có của không gian ngoài trời, không gian vui chơi hay các phòng trải nghiệm, thực hành của trẻ. Sự cân bằng giữa không gian ngoài trời và trong nhà tạo điều kiện để con bạn phát triển tốt nhất.
  • Khu vực vệ sinh: Đặc biệt, bạn cũng cần quan sát khu vực vệ sinh để đảm bảo sự sạch sẽ và an toàn khi con thực hiện các hoạt động vệ sinh tại đó.

Tất nhiên, khó có thể có đủ các yếu tố vẹn toàn trong một trường học nếu như thiếu học sinh, thiếu về đầu tư ban đầu dù trường có nhiều tâm huyết.

Vì thế, khi lựa chọn, bạn hãy cân nhắc nơi có nhiều điểm tích cực chứ không phải chỗ hoàn hảo và cần hiểu rằng: cơ sở vật chất khi còn thiếu thốn là một chuyện, luộm thuộm và lỏng lẻo, cáu bẩn… lại là một vấn đề khác.

Còn khi đã chọn trường cho con để đưa con tới học, bạn hãy là một phụ huynh văn minh, luôn chỉnh tề khi đưa đón bé, tươi vui khi tiếp xúc với giáo viên, luôn góp ý xây dựng chứ không phải hạnh họe đòi hỏi.

chọn trường cho con
Chọn trường mầm non là bước quan trọng bậc nhất của các bố mẹ có con nhỏ

2. Cách chọn trường tiểu học cho trẻ

Bên cạnh các yếu tố kể trên thì ở chọn trường cho con bậc tiểu học, kỹ năng đọc và toán (trẻ từ 7 đến 9 tuổi có năng lực nhớ cao nhất); thói quen đọc sách là tài sản vô giá cho trẻ.

Những trường học có chính sách khuyến khích học sinh tìm tòi, trau dồi khả năng đọc sách là những trường phù hợp với con trẻ.

Lượng sách trong lớp học, số giờ thư viện, số giờ tập đọc cho trẻ, kể truyện là những thứ mà phụ huynh nên tìm kiếm.

Ngoài ra, nhà trường cũng cần đặt trọng tâm vào việc giáo dục con trẻ ngay từ những ngày đầu về kiến thức. Cách thức giảng dạy và thiết kế hoạt động tại trường thể hiện rõ nét điều này.

3. Cách chọn trường trung học cho con

Ở bậc trung học, cảm hứng là điều quan trọng nhất. Môi trường học phải truyền được cảm hứng cho học sinh. Phụ huynh nên tìm hiểu về các điều kiện môi trường học và các hoạt động ngoại khóa; mức độ thân thiện của thầy cô giáo đối với học sinh và tính tích cực trong việc xử lý các hành vi liên quan đến kỷ luật.

Ở độ tuổi này, vốn tư duy và kiến thức của học sinh phát triển ở một trình độ nhất định (như khả năng phân tích, phản biện, sáng tạo) nên nhà trường cần tạo điều kiện để học sinh thể hiện và bảo vệ ý kiến của bản thân.

Bên cạnh đó, lứa tuổi vị thành niên với sự phát triển tư duy chưa hoàn thiện nên khi đối diện một số vấn đề, học sinh chưa đủ sáng suốt chọn lựa như: yêu sớm, bạo lực, ham chơi hoặc ma túy… Nhà trường cần quan tâm và tư vấn tốt, kịp thời, kể cả tư vấn khuynh hướng nghề nghiệp.

Làm cha mẹ, ai cũng mong muốn cho con mình những điều tốt đẹp nhất. Hy vọng với những kinh nghiệm chọn trường cho con được chia sẻ trên đây, bạn sẽ chọn được cho con một môi trường giáo dục thật sự phù hợp.

Lưu Trung

Categories
Chọn trường Nuôi dạy con

Kinh nghiệm chọn trường quốc tế cho con, điều gì quan trọng nhất?

Kinh nghiệm chọn trường quốc tế cho con đang là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Đầu tư vào giáo dục đang là xu hướng được cha mẹ đặc biệt chú trọng. Rất nhiều phụ huynh sẵn sàng bỏ ra khoản phí cao gấp nhiều lần để cho con em mình được học tập trong ngôi trường quốc tế.

Tuy nhiên, nên chọn trường quốc tế nào cho con? Làm sao để có thể lựa chọn được ngôi trường phù hợp nhất? Những vấn đề nào phải suy tính kỹ càng hơn?

Cùng MarryBaby tìm hiểu ở bài chia sẻ “kinh nghiệm chọn trường quốc tế cho con” sau đây nhé!

Trường quốc tế và trường công có gì khác nhau?

Từ trước tới nay, băn khoăn nên cho con học trường công hay trường quốc tế đã không còn là điều mới mẻ. Rất nhiều bậc phụ huynh đã phải tìm hiểu rất nhiều, tham khảo ý kiến từ người thân, bạn bè, giáo viên,… mới có thể đưa ra quyết định. Vậy, giữa trường công và trường quốc tế khác nhau như thế nào?

kinh nghiệm chọn trường quốc tế cho con
Kinh nghiệm chọn trường quốc tế cho con là gì bố mẹ biết chưa?

Có 6 điểm nổi bật nhất mà chúng ta khá dễ để nhận biết.

  • Về ngôn ngữ giảng dạy: Tại các trường công đa phần đều sử dụng tiếng Việt. Trong khi đó, tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy bắt buộc tại các trường quốc tế.
  • Về chương trình học: Đối với trường công, toàn bộ đều thực hiện theo chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam. Còn những trường nào không học theo chương trình này sẽ là trường quốc tế. Tất nhiên, chất lượng mỗi trường hoàn toàn không giống nhau.
  • Phương pháp giảng dạy: Tư duy của người Tây khá khác biệt so với người Việt Nam. Ví dụ như: luôn đặt học sinh làm trung tâm, kết hợp giữa online qua công nghệ và trực tiếp, dạy học trên sự hứng thú,…
  • Khác biệt về văn hóa: Nhiều yếu tố khác nhau như ngôn ngữ, đội ngũ quản lý, tập thể giáo viên quốc tế, có học sinh quốc tế, cộng đồng phụ huynh quốc tế, các hoạt động giao lưu quốc tế,… góp phần tạo nên nền văn hóa khác biệt.
  • Chi phí: Tất nhiên chi phí học tập tại các trường quốc tế sẽ cao hơn khá nhiều so với trường công.
  • Khác biệt về bằng cấp sau giáo dục.

Qua việc tìm hiểu chi tiết những đặc điểm này, bậc cha mẹ sẽ có thể đưa ra quyết định chọn trường quốc tế cho con, hay là trường công lập.

[inline_article id=76831]

Kinh nghiệm chọn trường quốc tế cho con

Đối với những phụ huynh quyết định chọn trường quốc tế cho con học tập, có rất nhiều băn khoăn, lo lắng về ngôi trường lựa chọn. Vậy, nên chọn trường quốc tế nào cho con?

Hãy tham khảo hết những kinh nghiệm chọn trường quốc tế cho con sau đây và bạn sẽ có được câu trả lời.

1. Định hướng tương lai cho con trẻ

Việc lựa chọn ngôi trường quốc tế cho con sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai phát triển của con trẻ. Cha mẹ cần định hướng ngay từ đầu để có thể có được lựa chọn chính xác nhất.

Bạn muốn con mình tiếp xúc thường xuyên, thông thạo tiếng Anh để có thể hội nhập với thế giới? Bạn không muốn con phải chịu quá nhiều áp lực học tập mà có thời gian cho phát triển năng khiếu, thể chất? Bạn muốn con được tiếp xúc với văn hóa và phương pháp dạy học hiện đại?…

kinh nghiệm chọn trường quốc tế cho con
Trường quốc tế giúp bé phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và kiến thức

2. Tìm hiểu chi tiết ngôi trường từ nhiều nguồn thông tin

Thay vì chỉ phiến diện tin vào quảng cáo, PR, cha mẹ hãy chủ động tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau về ngôi trường, trước khi đưa ra lựa chọn. Rất nhiều nguồn thông tin có thể tham khảo như báo chí, truyền hình, tư vấn, chia sẻ từ bạn bè, người đi trước…

Điều này sẽ giúp cha mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về chương trình dạy  học, đặc điểm cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên…

3. Đến trực tiếp trường để tham quan

Việc đến trực tiếp tại trường để tham quan, tìm hiểu là cách tốt nhất và khách quan nhất để đánh giá về ngôi trường. Điều này giúp cha mẹ nhận định chính xác hơn về những đặc điểm, thông tin đã tìm hiểu được từ trước.

4. Tìm hiểu kỹ chương trình dạy và học

Mỗi ngôi trường quốc tế sẽ áp dụng đa dạng phương pháp và nội dung giảng dạy. Một số mô hình nổi bật như ở khối mầm non: Reggio Emilia, Montessori, High Scope…; Primary Years Programme – Tú tài Quốc tế cấp tiểu học: PYP; Cấp 1: Cambridge…

Qua đây, bố mẹ có thể lựa chọn được mô hình phù hợp theo nhu cầu, định hướng ban đầu của mình cũng như khả năng tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện nhất.

5. Đội ngũ quản lý và giáo viên giảng dạy

Phụ huynh hãy tìm hiểu kỹ những thông tin về đội ngũ ban giám hiệu, quản lý và những người trực tiếp giảng dạy về trình độ học vấn, bằng cấp, kinh nghiệm, đạo đức…

Ngoài ra, trên trang thông tin trường thường cập nhất khá đầy đủ thông tin này. Nhờ đó, phụ huynh và học sinh có thể hiểu rõ hơn, dễ dàng giao tiếp, trao đổi và chia sẻ mỗi ngày.

kinh nghiệm chọn trường quốc tế cho con
Các giáo viên đáp ứng yêu cầu cao về học vấn, kinh nghiệm, đạo đức…

6. Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật của trường

Kinh nghiệm lựa chọn trường quốc tế cho con không thể bỏ qua điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng của ngôi trường đó. Điều này giúp đảm bảo học sinh được phát triển toàn diện cả về học vấn, thể chất đến tinh thần.

7. Các hoạt động ngoại khóa ở trường

Đây là cơ sở giúp con trẻ được phát triển toàn diện hơn. Các hoạt động sau giờ học khá đa dạng, có thể nói đến thể thao, năng khiếu, nghệ thuật…

Đặc biệt, các chương trình kỹ năng đặc biệt có ích cho trẻ như kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, phối hợp làm việc nhóm…

kinh nghiệm chọn trường quốc tế cho con
Các hoạt động ngoại khóa ở trường quốc tế vô cùng đa dạng

8. Học phí của trường có thích hợp không?

Mặt bằng chung, học phí tại các trường quốc tế là khá cao. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện và khả năng mà mỗi gia đình nên lựa chọn ngôi trường phù hợp nhất. Điều này giúp đảm bảo toàn bộ quá trình học tập tốt nhất cho con em về sau.

Kinh nghiệm chọn trường quốc tế cho con sẽ có rất nhiều điều mà cha mẹ cần lưu ý. Để đảm bảo môi trường phát triển và học tập tốt nhất cho con em mình, cha mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định lựa chọn cuối cùng.

Categories
Sơ cấp cứu Nuôi dạy con

Sơ cấp cứu là gì và những điều cần biết về sơ cấp cứu cho trẻ em

Sơ cấp cứu là gì và nó quan trọng thế nào? Sơ cấp cứu là 1 việc vô cùng cần thiết bởi vì thời gian chờ đợi bác sĩ hay những người cấp cứu đến có thể làm nạn nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm hay không thể cứu được nữa cho dù được đưa đến bệnh viện.

Đặc biệt với trẻ em, vốn là đối tượng có sức khỏe, thể trạng yếu dễ bị tổn hao sức khỏe thân thể do tai nạn, thao tác này càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Sơ cấp cứu là gì?

Sơ cấp cứu là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính.

Nếu là người đầu tiên có mặt ở hiện trường, khi tiếp cận nạn nhân, bạn hãy sơ cứu ngay cho nạn nhân bằng kiến thức và các phương tiện sẵn có của mình, đồng thời gọi ngay người trợ giúp và gọi y tế hỗ trợ cấp cứu.

Nếu sơ cấp cứu đúng cách, bạn có thể giúp bản thân và mọi người xung quanh ngăn ngừa tình trạng chấn thương hoặc bệnh tật trở nên tồi tệ. Đối với trường hợp bệnh khẩn cấp và nguy hiểm, bạn thậm chí có thể cứu sống người bị nạn đấy.

sơ cấp cứu là gì
Phụ huynh cần biết sơ cấp cứu là gì để kịp thời xử lý khi bé yêu gặp tai nạn

Quy trình cấp cứu ABCDE

Dưới đây là quy trình cấp cứu chuẩn dành cho các trường hợp tai nạn:

1. Đường thở (A – Airway)

Trong xử trí đường thở, trước hết cần nhận biết nếu bệnh nhân tỉnh, còn tiếp xúc được hay không? Nếu có tắc nghẽn cần thực hiện ngay lập tức các động tác sau:

  • Nghiêng người ghé sát miệng nạn nhân để xem còn thở hay không.
  • Mở miệng nạn nhân kiểm tra xem có đờm dãi, dị vật hay không?
  • Nếu có nhiều đờm dãi thì phải dùng ngón tay móc lấy sạch dị vật đờm dãi.

Nếu nạn nhân còn khó thở thì phải ngửa đầu ra sau, và đẩy hàm dưới nâng cằm lên để giữ cho đường thở được thẳng trục, giúp đường thở thông thoáng hơn.

2. Hô hấp (B – Breathing)

Nếu thấy nạn nhân thở ngáp hoặc ngừng thở, tím tái thì phải tiến hành ngay hô hấp nhân tạo bằng cách thổi hơi vào miệng hoặc mũi của nạn nhân.

Nếu nạn nhân có tổn thương ngực hở rộng, chảy nhiều máu cần đặt ngay miếng gạc lớn hoặc lấy quần áo sạch đặt lên vết thương và băng kín, mục đích cầm máu và hạn chế khí tràn vào khoang ngực (vì khí vào càng làm nạn nhân khó thở hơn).

Tuyệt đối không lấy bỏ dị vật đang cắm trên ngực vì có nguy cơ sẽ gây chảy máu ồ ạt, làm nạn nhân có thể tử vong nhanh chóng.

3. Tuần hoàn (C – Circulation)

Bạn cần đánh giá tuần hoàn dựa vào bắt mạch ngoại vi ở cổ tay, vùng cổ hay bẹn. Nếu khó bắt hoặc không bắt được thì nạn nhân trong tình trạng sốc nặng, có thể sắp ngừng tim.

Các biện pháp cầm máu như băng ép hoặc ép chặt vào chỗ đang chảy máu bằng quần áo hoặc băng gạc sạch vô khuẩn càng tốt, giữ nguyên cho đến khi nhân viên y tế đến.

Tuyệt đối không bỏ tay đang giữ ép ra hoặc bỏ gạc đang giữ để thay gạc mới sẽ làm cho máu chảy càng mạnh hơn và khó cầm.

Ngoài ra cần nâng cao chi chảy máu cao hơn so với tim và giữ nguyên sẽ có tác dụng làm cho máu dồn về tim, não. Chỉ đặt garo nếu chi đã cắt cụt và còn đang tiếp tục chảy máu.

Trường hợp nạn nhân có ngừng tim, cần tiến hành hồi sức tim phổi bằng ép tim ngoài lồng ngực. Ép tim ngoài lồng ngực với tần số 100-120 lần/phút.

Sau khi ép tim 30 lần, cần thổi ngạt cho nạn nhân 2 lần. Tiến hành 2 người là tốt nhất, một người ép tim, một người thổi ngạt, và có thể thay phiên nhau.

[inline_article id=250355]

4. Thần kinh (D – Disability)

Cần đánh giá nhanh tổn thương hệ thần kinh qua cách đánh giá nhanh nạn nhân tỉnh, có thể giao tiếp được bình thường hay không, có trả lời đúng câu hỏi hay không, có co tay co chân khi véo đau hay không.

Nếu nạn nhân không đáp ứng bằng hỏi hoặc kích thích đau, khi đó nạn nhân đã hôn mê, cần vận chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.

5. Kiểm tra toàn thân (E – Exposure)

Một nguyên tắc trong khám và đánh giá sơ bộ tổn thương trong cấp cứu ban đầu là phải cởi bỏ toàn bộ quần áo nạn nhân để đánh giá các tổn thương khác để xử trí.

Nếu nạn nhân nghi ngờ có tổn thương cột sống cổ hoặc thắt lưng nên lưu ý bất động trong quá trình kiểm tra. Khi kiểm tra cũng cần chú ý khả năng hạ thân nhiệt, nhất là mùa đông, nên phải làm nhanh sau đó che phủ ngay cho nạn nhân.

Phụ nữ cần lưu ý xem có thai hay không. Để nạn nhân bất động trên ván cứng hoặc nền cứng, tránh di lệch xoay trở nạn nhân gây biến chứng nếu có tổn thương cột sống.

Phương pháp sơ cấp cứu DRSABC

Khi biết được phương pháp DRSABC, bạn sẽ bình tĩnh áp dụng các bước cứu người theo đúng trình tự.

DRSABC là tên viết tắt của các từ dưới đây:

  • D – Danger (nguy hiểm): Bạn nên luôn kiểm tra cảnh vật xung quanh người bị nạn có an toàn hay không. Thứ tự đầu tiên là sự an toàn cho bạn, kế đến là những người xung quanh và sau đó là người bị thương. Bạn không nên liều mình vào chỗ nguy hiểm khi trợ giúp người khác.
  • R – Response (phản ứng): Bạn hãy để ý xem họ có còn tỉnh táo không? Họ có trả lời khi bạn nói chuyện, chạm vào tay hay siết chặt vai họ không?
  • S – Send for help (gọi sự giúp đỡ): Bạn hãy gọi cho các bên chuyên môn để giúp đỡ người bị nạn, đặc biệt là gọi số điện thoại cấp cứu y tế 115 và làm theo những lời hướng dẫn từ bác sĩ.
  • A – Airway (đường thở): Bạn hãy để ý đường thở của người bị nạn có rõ ràng và họ có còn thở không? Nếu một người bị bất tỉnh, bạn nên mở miệng của họ và nhìn vào bên trong.

Nếu trong cổ họ có những thứ làm tắc nghẽn đường thở như đờm hoặc vật lạ, bạn hãy làm sạch đường thở bằng cách cẩn thận đặt nạn nhân nằm thẳng với lưng chạm đất.

Sau đó, bạn nhẹ nhàng ngửa đầu nạn nhân ra sau và làm sạch đờm hoặc vật lạ. Nếu nạn nhân bị chấn thương đầu, cổ hoặc chấn thương lưng thì bạn chỉ nên nâng hàm lên trước và tránh di chuyển đầu hoặc cổ.

  • B- Breathing (Hô hấp): Bạn hãy kiểm tra dấu hiệu của hơi thở bằng cách quan sát sự chuyển động của ngực hoặc đặt tai bạn gần mũi và miệng người đó. Bạn cũng có thể cảm nhận hơi thở bằng cách đặt tay lên phần dưới ngực. Nếu người đó bất tỉnh nhưng đang thở, bạn hãy xoay người họ sang một bên, giữ đầu, cổ và cột sống thẳng hàng rồi theo dõi hơi thở của họ. Nếu nạn nhân không thở, bạn hãy tiến hành thực hiện hồi sức tim phổi (CPR).
  • C- Cardiopulmonary Resuscitation (hồi sức tim phổi CPR): Nếu một người bất tỉnh và không thở, bạn hãy đặt họ nằm ngửa và sau đó thực hiện hồi sức tim phổi CPR.

 [inline_article id=224835]

Bộ sơ cứu y tế tiêu chuẩn

Bạn nên chuẩn bị bộ dụng cụ sơ cấp cứu đặt ở trong nhà hoặc nơi làm việc để dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp.

Một bộ dụng cụ sơ cứu tiêu chuẩn nên bao gồm:

  • Nhiệt kế
  • Kim băng
  • Bông gòn
  • Băng cuộn
  • Kéo và nhíp
  • Thuốc aspirin
  • Găng tay y tế
  • Băng tam giác
  • Túi chườm lạnh
  • Băng keo cá nhân
  • Miếng gạc vô trùng
  • Sáp dưỡng ẩm vaseline
  • Xà phòng và nước rửa tay
  • Khăn giấy ướt kháng khuẩn
  • Sách hướng dẫn sơ cấp cứu
  • Thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da
  • Thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen

Nếu nhà có trẻ nhỏ, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm bộ dụng cụ y tế cho trẻ như nhiệt kế cho trẻ, thuốc siro ho, thuốc hạ sốt, thuốc tiêu chảy, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, kem chống muỗi…

sơ cấp cứu là gì
Mỗi gia đình nên chuẩn bị 1 bộ dụng cụ sơ cấp cứu ngay tại nhà để dùng khi cần thiết

Những lưu ý khi sơ cấp cứu cho trẻ em

Ở cạnh trẻ nhỏ, cha mẹ luôn đề cao cảnh giác tuy vậy vẫn có những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Phần lớn cha mẹ trở nên hoảng loạn hoặc lúng túng không biết nên xử trí như thế nào. Dưới đây là một số cách sơ cấp cứu cho trẻ khi bé gặp vấn đề:

1. Khi bé bị thương

Nếu vết thương chảy máu, bạn có thể dùng gạc hoặc khăn sạch đắp trực tiếp lên vết thương đến khi máu ngừng chảy. Nếu 10 phút sau khi sơ cứu máu vẫn chảy, bạn cần đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Bạn nhớ phải rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi sơ cứu vết thương cho bé để tránh nhiễm trùng.

Khi máu đã ngừng chảy, kiểm tra xem có mẩu thủy tinh, đất cát hoặc dị vật khác trong vết thương hay không. Nếu có, bạn thử rửa trôi chúng dưới vòi nước lạnh.

Nếu không thể rửa trôi, thử dùng nhíp cẩn thận gắp ra. Bạn cũng không nên thổi vào vết thương mặc dù việc này có thể khiến bé cảm thấy đỡ đau hơn vì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.

Bạn có thể bôi các loại thuốc sát trùng sau khi rửa sạch và làm khô vết thương sẽ giảm được nguy cơ viêm nhiễm. Lưu ý không dùng rượu thuốc, iốt, ôxy già, hoặc thuốc đỏ để sơ cấp cứu vết thương vì chúng không những khiến bé đau hơn mà còn làm chậm quá trình lành vết thương.

Để vết thương thoáng khí và nếu phải dùng băng nhớ thay hàng ngày. Nhớ đừng quên chuẩn bị sẵn bộ dụng cụ cứu thương cơ bản tại nhà.

2. Khi bé bị đuối nước

Trước tiên, cần nhanh chóng đưa trẻ lên chỗ khô ráo, thoáng khí. Kế đến, hãy kiểm tra đường thở và quan sát lồng ngực xem bé còn thở hay không.

Nếu trẻ không thở, hãy làm hô hấp nhân tạo. Sau hai lần thổi ngạt, tiếp tục kiểm tra tim trẻ có dấu hiệu đập hay không bằng cách áp tai vào lồng ngực trái hoặc bắt mạch.

Nếu trẻ không có dấu hiệu sống, hãy làm song song hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực theo tỷ lệ 15:2, tức 15 lần thổi ngạt và 2 lần ép tim. Sau cùng, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Trường hợp trẻ tự thở được, hãy đặt trẻ nằm nghiêng, cởi hết quần áo ướt và giữ ấm. Sau cùng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để tránh tiếp diễn tình trạng ngạt thở.

sơ cấp cứu là gì
Bé bị đuối nước là tình huống nguy hiểm cần cấp cứu kịp thời

3. Khi bé bị điện giật

Trước hết, đừng vì mất bình tĩnh để biến mình thành nạn nhân tiếp theo. Hãy chắc chắn nguồn điện đã ngắt hoặc nếu không thể tự ngắt, hãy dùng gậy gỗ gạt dây điện khỏi người bé.

Sau đó kiểm tra xem bé còn thở hay không. Nếu bé còn thở, đặt bé nghiêng một bên, cổ kê gối và đầu hạ thấp, đồng thời cho bé co một đầu gối lên cao.

Trường hợp trẻ ngưng thở, hãy nhanh chóng thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực để trẻ thở trở lại. Nhanh chóng chuyển viện để trẻ tiếp tục được cấp cứu kịp thời.

4. Phải làm gì khi bé bị sốc?

Sốc là một tình trạng đe dọa tính mạng xảy ra do cơ thể không được cung cấp đủ lưu lượng máu và oxy. Sốc cần được điều trị y tế ngay lập tức để tránh tình trạng xấu đi nhanh chóng.

Theo các bác sĩ tại bệnh viện Mayoclinic (Mỹ) thì triệu chứng khi bị sốc bao gồm:

  • Da lạnh và ẩm, có màu xám hoặc xanh xám.
  • Mạch nhanh và yếu, đôi khi đi kèm với nhịp thở chậm và nông hoặc thở gấp.
  • Mắt trợn và lờ đờ, thường đi kèm với hiện tượng giãn đồng tử.

Nếu bạn nghi trẻ bị sốc, hãy để con nằm ngửa, đặt chân lên vị trí cao hơn đầu, tránh cử động nhiều. Sau đó, nới lỏng quần áo và đắp chăn lên người trẻ. Không được cho con uống bất cứ thứ gì. Thực hiện tất cả các thao tác đó xong, bạn mới nên gọi bác sĩ.

5. Phải làm gì khi bé bị chảy máu cam?

Tuyệt đối không cho bé ngửa đầu vì máu có thể chạy ngược xuống thực quản gây ngạt. Nên để bé cúi đầu về trước và bịt mũi bé lại. Sử dụng miệng để hít thở.

Sau khoảng 10 phút, máu sẽ ngừng chảy. Trường hợp bé không có dấu hiệu chuyển biến tích cực ngay những phút đầu, tiếp tục lặp lại thao tác vài lần trước khi đưa bé đến bệnh viện.

6. Khi bé uống phải hóa chất

Với các hóa chất bay hơi như dầu hỏa hoặc các loại axit, bazơ, tuyệt đối không nên tìm cách cho trẻ nôn vì chất độc có thể tràn vào khí quản, gây bỏng thực quản hoặc làm viêm phổi nghiêm trọng.

Các trường hợp này đều gây nguy hiểm tính mạng. Trước khi chuyển viện, có thể cho trẻ uống từ từ từng ngụm một nước lọc để bé qua cơn rát cuống họng.

Nếu uống nhầm thuốc diệt cỏ, việc gây nôn là điều cần làm ngay trong khoảng 1 tiếng đầu kể từ sau khi nuốt phải. Có thể móc họng hoặc cho bé uống siro ipeca 10-15ml ở trẻ em để gây nôn.

Khi bé nôn, nên để đầu bé hạ thấp hoặc nằm nghiêng để tránh dịch nôn sặc vào phổi hoặc khí quản gây ngạt thở.

Sau khi gây nôn thành công, tiếp tục cho bé uống than hoạt tính 1g/kg/lần pha uống hoặc uống đất sét. Những loại này hấp thụ paraquat trong thuốc trừ sâu rất tốt. Sau cùng, nhanh chóng đưa bé cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.

sơ cấp cứu là gì
Sơ cấp cứu trẻ em cần kỹ thuật để đảm bảo an toàn tối đa

7. Khi bé nuốt phải xà phòng

Nếu bé nuốt phải xà phòng, ngay lập tức cho bé ngậm một viên kẹo ngọt. Trong vài phút, kẹo sẽ làm tan xà phòng và bé sẽ thấy bình thường trở lại. Nếu chỉ giảm triệu chứng, nên đưa bé đến bệnh viện.

8. Khi bé bị mắc xương cá

Khi bé bị hóc xương cá, mẹ yêu cầu trẻ há miệng to ra, dùng đến pin rọi vào cổ họng của trẻ và quan sát vị trí của xương mắc trong cổ họng của trẻ.

Nếu trường hợp trẻ há miệng ra thấy được xương cá thì mẹ có thể dùng kẹp để gắp ra. Trong trường hợp không thấy xương cá và bé quá đau thì nên đưa con đến bệnh viện để bác sĩ xử lý.

9. Phải làm gì khi bé bị bỏng?

Bỏng có nhiều cấp độ. Nếu tiết diện vết bỏng không rộng, bề mặt vết bỏng không gây tổn thương da nghiêm trọng, hãy xả vết thương dưới vòi nước chảy nhẹ trong khoảng 5 phút.

Sau đó dùng khăn mềm sạch thấm khô và thoa thuốc trị bỏng hoặc mỡ trăn. Nếu vết bỏng nặng hơn, gây tổn thương da nghiêm trọng, cần bọc vết bỏng bằng khăn sạch thật chắc và xả nước đến khi bé hết cảm giác nóng rát. Sau đó, chuyển viện để bé được cấp cứu kịp thời.

10. Khi bé bị co giật

Khi bị co giật, bé rất dễ cắn lưỡi. Điều này có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Điều cần làm ngay lúc này là nhét một khăn mềm vào miệng bé. Tiếp đến, cho bé nằm ngửa trên mặt phẳng, đầu kê gối và chuyển viện ngay lập tức.

Mục đích của sơ cấp cứu là nỗ lực cứu sống nạn nhân kịp thời, nhanh chóng bằng mọi biện pháp và phương tiện sẵn có, ngăn không cho tình trạng bệnh lý hoặc tổn thương xấu đi. Ngoài ra, sơ cấp cứu đúng cách sẽ góp phần thúc đẩy quá trình lành bệnh, bệnh nhân nhanh hồi phục và ra viện sớm nhất có thể.

Minh Trung

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Trẻ em Mỹ học tiếng Anh như thế nào? 6 điều mẹ cần biết

Trẻ em Mỹ học tiếng Anh như thế nào
Mẹ đã biết trẻ em Mỹ học tiếng Anh như thế nào chưa?

Nếu không có phương pháp học đúng, bạn sẽ thấy mình cứ học mãi mà chẳng tiến bộ hoặc học lên cao quá nhưng những kiến thức cơ bản lại bị hỏng, dẫn đến thất vọng.

Trẻ em cũng vậy, nếu bé không được dạy cách học tiếng Anh đúng ngay từ khi còn nhỏ, bé sẽ bị mơ hồ khi lớn lên vì chẳng biết mình phải bắt đầu học từ đâu.

Để tránh tình trạng này, chi bằng bạn hãy tìm hiểu trẻ em Mỹ học tiếng Anh như thế nào để giúp con giỏi giao tiếp như người bản xứ.

Trẻ em Mỹ học tiếng Anh như thế nào?

1. Trẻ em Mỹ học tiếng Anh như thế nào? Học kỹ năng nghe đầu tiên

Trẻ em Mỹ được sống trong môi trường nói tiếng Anh từ nhỏ nên việc học dường như khá dễ dàng bởi được nghe bố mẹ, người thân nói chuyện. Nhờ đó, bé học được tiếng Anh ở mọi lúc mọi nơi qua những tình huống giao tiếp, được tiếp xúc với những từ vựng cơ bản, phức tạp cùng tất cả các thì ngữ pháp.

Kỹ năng nghe là nền tảng cho kỹ năng giao tiếp sau này bởi qua đó, trẻ sẽ lặp lại những điều mình học được và thực hành nói.

Khi trẻ bắt đầu học tiếng Anh, bạn nên cho bé nghe những từ vựng và cấu trúc đơn giản kết hợp với hình ảnh bắt mắt, dễ hiểu. Thời gian nghe ngắn nhưng tần suất nhiều để trẻ không rơi vào tình trạng chóng chán.

Lâu dần có thể nâng mức độ khó lên với những phim hoạt hình, bài hát, chương trình tivi bằng tiếng Anh với hình ảnh, màu sắc rõ ràng cùng từ ngữ đơn giản. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé bắt chước âm điệu của những giọng nói đậm chất bản xứ nước Anh hoặc Mỹ.

Trẻ em Mỹ học tiếng Anh như thế nào? Khi trẻ đến độ tuổi đi học, bạn có thể cho bé học với giáo viên bản ngữ hoặc học tại trường quốc tế để nghe được cách phát âm cũng như ngữ điệu của họ. Bên cạnh đó, bé cũng có thể luyện được kỹ năng nghe qua những giờ học, sinh hoạt và giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ tiếng Anh.

2. Phương pháp học tiếng Anh cho trẻ em: Học kỹ năng nói

trẻ em Mỹ học tiếng Anh như thế nào? Học kỹ năng nói

Trẻ em Mỹ học tiếng Anh như thế nào? Kỹ năng nói sẽ theo sau kỹ năng nghe.

Rõ ràng, trẻ em Mỹ nghe bố mẹ và người thân mình nói chuyện hay xem những chương trình hoạt hình, bài hát, sẽ lặp lại được những điều mình đã học và từ đó thực hành nói.

Nếu bé nghe được càng nhiều từ vựng, câu hội thoại thì càng nói được nhiều hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dành thời gian để luyện nói và giao tiếp cùng con hàng ngày để bé tập phản xạ.

3. Trẻ em Mỹ học tiếng Anh như thế nào? Học phát âm

Khi bé tầm khoảng 5-6 tuổi, bạn hãy dạy bé cách phát âm. Phát âm đúng chuẩn sẽ giúp bé tự tin hơn khi giao tiếp. Đầu tiên là trẻ phải nắm vững bảng chữ cái rồi đến bảng phiên âm tiếng Anh và quy tắc phát âm từng từ.

Sau đó, bạn dạy bé phát âm chuẩn từng từ qua từ điển online có cả phần phiên âm và phát âm giúp thuận tiện cho việc học.

Kế đến, bạn cần hướng dẫn trẻ phát âm cả câu để học nói một cách mềm mại, tự nhiên và có nhịp điệu qua những cuộc hội thoại đơn giản.

Qua quá trình học phát âm, bạn hãy ghi âm lại những câu nói của con để bé biết mình phát âm sai và đúng chỗ nào. Nếu không tự tin để chỉnh cách phát âm cho con, bạn hãy dùng đến những phần mềm trên điện thoại giúp chỉ ra lỗi sai để bé phát âm giống người bản xứ.

Cuối cùng là bạn cần tìm thật nhiều cơ hội để bé được giao tiếp với người bản xứ như ở tại trường học, buổi sinh hoạt ngoại khóa, cuộc gặp gỡ ngắn tại công viên có người nước ngoài, câu lạc bộ tiếng Anh…

4. Trẻ em Mỹ học tiếng Anh như thế nào? Học đánh vần và đọc từ

Trẻ em Mỹ học tiếng Anh như thế nào? Học đánh vần và đọc từ

Trẻ em Mỹ học tiếng Anh như thế nào? Đa số trẻ em bản ngữ được học phương pháp đánh vần tại trường.

Các quy tắc đánh vần trong tiếng Anh thường khá phức tạp nên bạn hãy đưa con đến trường cũng như trung tâm để được giáo viên dạy đào tạo bài bản. Sau khi biết cách đánh vần từ, các bé sẽ được học kỹ năng đọc qua việc kể truyện.

Ngoài việc học ở trường, bạn cũng có thể cùng con đọc sách tiếng Anh tại nhà. Lúc đầu là những truyện tranh tiếng Anh đơn giản và ngắn, sau đó bạn có thể mua cho bé những cuốn sách, cuốn truyện tiếng Anh mà bé yêu thích để tăng khả năng đọc.

Kỹ năng đọc rất quan trọng trong việc giúp bé cải thiện kỹ năng viết, bởi đọc từ sẽ giúp bé học theo cách viết câu tiếng Anh sao cho đúng ngữ pháp.

Lợi ích của việc đọc sách còn giúp bé tăng cường trí tưởng tượng, cách hành văn cũng như vốn từ vựng để trẻ sáng tạo và viết ra được những điều đã học trong sách vở.

Bên cạnh đó thì việc được nghe và đọc tiếng Anh nhiều còn giúp kích thích con giao tiếp lưu loát và tự nhiên hơn.

5. Trẻ em Mỹ học tiếng Anh như thế nào? Học viết văn

Bé học kỹ năng viết tốt có thể mang đến rất nhiều lợi ích, cụ thể là cho trẻ học được vốn từ vựng và các cấu trúc mới, đồng thời tạo nền tảng vững chắc trong việc học tập và làm việc trong tương lai.

Bạn nên đưa bé viết những chủ đề hấp dẫn để kích thích con động não, gia tăng ý tưởng, từ và cụm từ, đồng thời biết cách sắp xếp các ý tưởng cho thành một bài văn.

Trẻ em Mỹ học tiếng Anh như thế nào? Hãy cung cấp cho bé những hình ảnh trực quan với các chủ đề quen thuộc và hấp dẫn như trò chơi, mô tả bố mẹ, bạn bè, thú cưng, các hoạt động yêu thích…

Sản phẩm viết sẽ được đánh giá qua độ chính xác của nội dung và độ chính xác của văn bản. Độ chính xác sẽ tập trung vào ngữ pháp, từ vựng, chính tả, dấu câu. Nội dung cần cung cấp đủ thông tin chi tiết, trình tự hành văn hợp lý, ý tưởng độc đáo…

6. Chú trọng từ vựng hơn ngữ pháp

Trẻ em Mỹ học từ vựng như thế nào? Chú trọng từ vựng hơn ngữ pháp

Khi học tiếng Anh cùng con tại nhà, bạn nên chú trọng dạy bé từ vựng hơn là ngữ pháp. Bởi bé đã được học ngữ pháp một cách bài bản ở trường theo giáo trình được soạn thảo cẩn thận.

Do đó, thay vì cố gắng giải thích các thì, các câu, cách chia động từ thế nào trong ngữ pháp thì bạn hãy dành nhiều thời gian để con bổ sung thêm từ vựng tại nhà.

Nói như vậy không có nghĩa là ngữ pháp không quan trọng. Thực chất, ngữ pháp giúp con giao tiếp tốt hơn và giúp cho người đối diện hiểu điều con đang nhắc đến. Song như đã nói ở trên, ngữ pháp sẽ thích hợp dạy ở trên lớp hơn.

Nếu bạn muốn kích thích bé giao tiếp nhiều hơn thì con phải có nhiều từ vựng. Bé càng có nhiều từ vựng sẽ càng truyền tải được nhiều ý tưởng, đồng thời thấy được việc học ngoại ngữ là hữu ích và thú vị. Trẻ em Mỹ học tiếng Anh như thế nào? Bạn cứ theo trình tự trên là có câu trả lời.

[inline_article id=162321]

Lưu ý cho ba mẹ khi dạy tiếng Anh cho con

Như vậy, bạn đã biết được trẻ em Mỹ học tiếng Anh như thế nào. Nhưng trước khi bắt đầu triển khai dạy tiếng Anh cho con, bạn cần nên lưu ý một số điều dưới đây:

– Ba mẹ hãy học tiếng Anh cùng con để tạo động lực và niềm vui cho bé qua những thử thách, những hoạt động vui vẻ và mang tính cạnh tranh.

– Không nên tạo áp lực cho con trong việc học ngôn ngữ mà hãy xem đây là thời gian để ba mẹ và con cùng thư giãn.

– Không nên chỉ trích hay mắng chửi con khi bé phạm lỗi sai trong quá trình học tiếng Anh. Bạn sẽ khiến bé dần nản chí và không muốn học nữa. Tương tự, thay vì chỉ cho con thấy rất nhiều lỗi sai bé đang mắc phải, thì tốt hơn bạn hãy chỉ ra một lỗi quan trọng nhất mỗi tuần. Qua đó, bạn rèn luyện cho con ý thức tự sửa lỗi sai và dần hoàn thiện kỹ năng tiếng Anh mà không thấy quá áp lực.

– Trẻ em khá dễ quên. Vì thế, mẹ hãy lặp đi lặp lại những đoạn hội thoại, từ vựng hàng ngày qua giao tiếp để con nhớ được lâu hơn.

– Trẻ em Mỹ học tiếng Anh như thế nào? Học lần lượt từng kỹ năng một. Do đó, bạn không nên dồn ép con học tất cả kỹ năng cùng lúc. Như vậy, bé mới học tốt tiếng Anh.

– Đưa ra các tiêu chí rõ ràng và khuyến khích trẻ khi con làm tốt bằng phần thưởng, quà tặng, bánh kẹo…

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của tiếng Anh đối với trẻ em

Biết được trẻ em Mỹ học tiếng Anh như thế nào, bạn sẽ giúp con rất nhanh chóng tiếp cận với ngôn ngữ mới và thành thạo nhanh. Nếu có phương pháp học tiếng Anh cho trẻ em nào tốt hơn, mời mẹ bình luận ở phần phía dưới để chia sẻ thêm kinh nghiệm cho các mẹ khác nhé.

Tuyết Lan

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tầm quan trọng của tiếng Anh đối với trẻ em

tầm quan trọng của tiếng Anh đối với trẻ em
Mẹ có biết tầm quan trọng của tiếng Anh đối với trẻ em là gì chưa?

Thực tế, mẹ cho bé học tiếng Anh từ 3-4 tuổi không chỉ đơn thuần giúp trẻ có thành tích học tập cao hơn mà còn mở ra nhiều cơ hội tìm việc làm cho con khi lớn. Hơn hết, tầm quan trọng của tiếng Anh đối với trẻ em còn là giúp bé thông minh, tự tin, linh hoạt hơn,…

Hãy cùng tìm hiểu tầm quan trọng của tiếng Anh đối với trẻ em cùng những lợi ích mà tiếng Anh mang lại để bạn chuẩn bị những điều tốt nhất cho con mình nhé.

Tầm quan trọng của tiếng Anh đối với trẻ em

tầm quan trọng của tiếng Anh đối với trẻ em: Giúp bé ham học hỏi

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của tiếng Anh đối với trẻ em trong xã hội ngày càng hiện đại và hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, học một ngôn ngữ mới không dễ dàng, bé cần phải trải qua một quá trình dài để làm quen và học tập tốt. 

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ thứ 2 càng sớm càng có khả năng giao tiếp trôi chảy như người bản xứ.

Tuy nhiên, mẹ không nên đặt nặng vấn đề học tiếng mà hãy kết hợp giữa việc học và chơi để ngôn ngữ đến với con một cách tự nhiên mà không cảm thấy bị quá tải khi học. 

Trong trường hợp, nếu ba hoặc mẹ không tự tin về tiếng anh của mình thì có thể cho bé tới học các trung tâm có bạn bè bằng tuổi. Từ đó, bé có cơ hội “tự thân” phản xạ những cái học được đối với chính bạn bè đồng trang lứa của mình.

Lợi ích của tiếng Anh đối với trẻ em

Các chuyên gia thường khuyên phụ huynh nên cho trẻ học tiếng Anh sớm nhất là trong giai đoạn 3-5 tuổi vì đây được xem là giai đoạn vàng của trẻ nhỏ.

Để biết tầm quan trọng của tiếng Anh đối với trẻ em, mẹ hãy cùng tìm hiểu cho bé học tiếng Anh từ sớm đem lại lợi ích gì nhé. 

1. Tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ

lợi ích của tiếng Anh đối với trẻ em: tốt cho não bộ của bé

Tầm quan trọng của tiếng Anh đối với trẻ em có thể được chứng minh qua nhiều bài test não bộ. Não bộ cũng giống như các bộ phận khác của cơ thể, nếu được rèn luyện thường xuyên thì sẽ trở nên khỏe mạnh và bền bỉ.

Một nghiên cứu ở đại học Havard của Mỹ đã chứng minh rằng học ngôn ngữ giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện, nhạy bén và sáng tạo. Đây là cơ hội để bé phát triển khả năng phân tích suy luận logic trong toán học và tăng cường sự tập trung trong bất kỳ lĩnh vực nào. 

2. Giúp trẻ phát âm chuẩn và phản xạ tự nhiên

tiếng Anh giúp bé phát âm chuẩn và phản xạ tự nhiên

Đối với các bé nhỏ, việc tiếp thu một ngôn ngữ mới không giống như người lớn. Nếu người lớn cảm thấy khó khăn trong việc học một ngôn ngữ mới thì với trẻ đó là sự khám phá và hứng khởi bởi bé không nhận thức là mình đang học.

Cụ thể, khi mẹ cho bé nghe các bài hát, đọc câu chuyện, xem phim hoạt hình bằng tiếng Anh, hoặc nói chuyện với giáo viên bản ngữ, bé sẽ có xu hướng lặp lại lời nói, cử chỉ. Lâu dần thói quen này giúp bé có khả năng phát âm chuẩn, phản xạ tự nhiên và cư xử tốt với người khác. 

Các bé đang ở độ tuổi này rất hứng thú với việc học nói hay học âm điệu ngôn ngữ mới. Do đó, tầm quan trọng của tiếng Anh đối với trẻ em trong giai đoạn này là giúp bé phát triển ngôn ngữ, luyện kỹ năng giao tiếp. 

3. Tầm quan trọng của tiếng Anh đối với trẻ em: Giúp bé ham học hỏi

Thế giới xung quanh vô vàn các điều kỳ thú cần khám phá. Một trong những tầm quan trọng của tiếng Anh đối với trẻ em là các bé có thể tự mình tìm tòi nhiều nền văn hóa khác nhau cùng với giáo viên bản xứ hoặc thông qua việc xem sách vở.

Ngôn ngữ chính là sợi dây liên kết con người với con người, và là nền tảng giúp bé có thêm động lực trải nghiệm và muốn khám phá thế giới hơn khi trưởng thành. 

4. Bé dễ tìm được công việc tốt khi trưởng thành

bé học tiếng Anh qua bài hát

Trong thời buổi cạnh tranh hiện nay, mẹ dễ dàng nhận thấy nếu có vốn tiếng Anh thì cơ hội việc làm cho bé sau này sẽ nhiều hơn, mức lương cao hơn. Đó chính là tầm quan trọng của tiếng Anh đối với trẻ em. 

Chính vì vậy, mẹ hãy cho bé học tiếng Anh thông qua các câu truyện ngắn, bài hát sinh động từ bây giờ để bé quen dần với ngôn ngữ mới này nhé. 

[inline_article id=162331]

5. Giúp bé không còn sợ khi học ngôn ngữ mới

Người lớn có nỗi sợ khi phải bắt đầu học ngôn ngữ mới nên họ thường trì hoãn chỉ vì sợ sai hoặc sợ nói không ai hiểu. 

Nhưng con trẻ lại khác, bé không nhận biết được sai hay đúng trong quá trình học tiếng, bé chỉ biết lặp lại lời nói đã học nên đây có thể coi là thời điểm vàng cho bé học tiếng.

Thói quen vừa chơi vừa học giúp bé không ngừng sáng tạo và biết nắm bắt những điều mới mẻ từ đó dạn dĩ hơn về sau này. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Phương pháp tư duy sáng tạo cho trẻ qua hoạt động nghệ thuật

Như vậy, mẹ đã biết được tầm quan trọng của tiếng Anh đối với trẻ em. Hãy giúp con được học tiếng Anh đúng thời điểm, đúng phương pháp và đúng môi trường. Ngoài ra, nên luôn tạo cho con mình một tình yêu đối với môn ngoại ngữ này từ bây giờ để bé quen dần và ham học hỏi hơn nhé mẹ. 

Nguyễn Kiều Vân

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói và chữa trẻ chậm nói

Thật ra, nếu con vẫn phát triển bình thường về thể chất, đáp ứng các tiêu chuẩn ở từng cột mốc thì mẹ không có gì phải lo lắng. Chậm phát triển ngôn ngữ không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Đây chỉ là hiện tượng tạm thời. Khi đó, mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói. Hoặc mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dạy trẻ chậm nói để cải thiện tình trạng này ở trẻ.

Tuy nhiên, mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói không áp dụng đối với trường hợp trẻ mắc bệnh tự kỷ, trẻ gặp vấn đề ở cơ miệng lưỡi hoặc khiếm khuyết về sự phát triển não bộ.

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói (delayed speech) là khi bé không thể làm những điều sau:

  • Nói những từ đơn giản (chẳng hạn như “mama” hoặc “baba”) rõ ràng hoặc không rõ ràng khi trẻ được 12 tháng đến 15 tháng tuổi.
  • Hiểu các từ đơn giản (chẳng hạn như “không” hoặc “dừng lại”) khi 18 tháng tuổi.
  • Nói những câu ngắn khi trẻ 3 tuổi.
  • Kể một câu chuyện đơn giản khi trẻ 4 đến 5 tuổi.

2. Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói

mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói
Nhiều mẹ đã áp dụng thành công mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói.

Có thể nói chữa bệnh bằng mẹo dân gian đã tồn tại từ rất lâu ở nước ta. Nhiều người đã áp dụng mẹo dân gian và khỏi bệnh hoặc chữa khỏi một số triệu chứng nào đó. Tương tự, mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói đã được nhiều mẹ thử qua và rất ngạc nhiên về tính hiệu quả của nó.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh sự hiệu quả của các mẹo dân gian và cần được xem xét kỹ lưỡng. Dưới đây là phân tích chi tiết về 3 mẹo dân gian chữa chậm nói phổ biến.

2.1. Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ

Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ
Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ

Theo quan niệm dân gian, đậu đỏ có tính ấm, vị ngọt, giúp bổ huyết, thanh nhiệt, giải độc và đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Do đó, sử dụng đậu đỏ để chữa chậm nói cho bé được cho là có hiệu quả trong việc kích thích phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1-2g đậu đỏ, 1 muỗng cà phê rượu trắng.
  • Ngâm, rửa sạch đậu đỏ, xay nhuyễn đậu đỏ thành bột.
  • Trộn bột đậu đỏ với rượu trắng thành hỗn hợp sền sệt.
  • Thoa hỗn hợp lên lưỡi dưới của trẻ 2 lần/ngày.

[key-takeaways title=””]

Lưu ý:

  • Hiệu quả của phương pháp này chưa được khoa học chứng minh.
  • Việc sử dụng rượu trắng có thể gây kích ứng cho lưỡi trẻ.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Cách nấu cháo đậu đỏ cho bé và mẹ thơm ngon, bổ dưỡng

2.2. Mẹo ăn lưỡi heo bé nhanh biết nói

Mẹo ăn lưỡi heo bé nhanh biết nói
Ngoài mẹo chữa trẻ chậm nói bằng đậu đỏ, người ta còn dùng mẹo ăn lưỡi heo bé nhanh biết nói

Người ta quan niệm lưỡi heo có khả năng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn bởi vì:

  • Chứa nhiều vitamin B12, kẽm và các axit amin thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh, đặc biệt là khả năng ngôn ngữ.
  • Vận động cơ lưỡi khi ăn lưỡi heo cũng giúp kích thích các cơ quan liên quan đến phát âm, giúp trẻ nói rõ ràng hơn.

Cách thực hiện:

  • Cho bé trai ăn 9 lưỡi heo, bé gái ăn 7 lưỡi heo. Trẻ nhỏ không cần ăn nguyên cả lưỡi mà chỉ cần sử dụng phần chóp lưỡi.
  • Tùy vào độ tuổi và sở thích của trẻ, mẹ có thể chế biến lưỡi heo thành nhiều món ăn khác nhau để tránh bé bị ngấy (luộc, xào, nấu cháo, nấu canh, trộn gỏi…).

[key-takeaways title=””]

Lưu ý:

  • Chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh hiệu quả của việc ăn lưỡi heo đối với việc chữa trẻ chậm nói.
  • Cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến lưỡi heo để tránh nguy cơ trẻ ngộ độc thực phẩm.
  • Lưỡi heo có thể chứa nhiều cholesterol và chất béo, không phù hợp với trẻ có chế độ ăn kiêng hoặc béo phì.

[/key-takeaways]

2.3. Mẹo giật đồ

Mẹo giật đồ giúp trẻ nhanh biết nói

Mẹo giật đồ dựa trên quan niệm dân gian rằng “cướp vía” của người ăn nói giỏi sẽ giúp trẻ nhanh biết nói. Tuy nhiên, đây là phương pháp không có cơ sở khoa học và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Cách thực hiện:

  • Đưa trẻ đến nơi đông người (chợ, công viên…).
  • Giật đồ ăn của người đang ăn (nên chọn người nói nhiều, nói giỏi) và cho trẻ ăn.

[key-takeaways title=””]

Lưu ý:

  • Đây là hành động thiếu văn hóa, có thể gây mâu thuẫn với người bị giật đồ.
  • Hiệu quả của phương pháp này chưa được chứng minh.
  • Việc cho trẻ ăn thức ăn không rõ nguồn gốc có thể gây nguy cơ cho sức khỏe của trẻ.

[/key-takeaways]

Ngoài các mẹo chữa chậm nói trên, nhiều mẹ còn áp dụng mẹo chữa chậm nói bằng cá lóc. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

3. Cách giúp trẻ nhanh biết nói theo khoa học

Ngoài mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói, mẹ tham khảo thêm mẹo cho bé nhanh biết nói theo khoa học như sau:

  • Duy trì thói quen trò chuyện với con, đọc sách cho con nghe, cho con nghe nhạc ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ cho đến lúc chào đời. Những câu chuyện có nội dung, độ dài ngắn phù hợp với độ tuổi của bé. Mẹ đừng quên kết hợp kể chuyện với việc cho bé xem các bức tranh minh họa có trong sách.
  • Khi bé bắt đầu tập nói, mẹ hãy tương tác với bé theo cách mở rộng câu nói của bé. Chẳng hạn, con nói” “quả chuối”, mẹ sẽ nói: “Con muốn ăn quả chuối”.
  • Hãy mô tả cho trẻ về những gì con đang làm, đang cảm thấy và nghe thấy trong ngày. Chỉ những đồ vật xung quanh và gọi tên từng thứ một cho trẻ biết. Thỉnh thoảng, mẹ hãy cho con xem ảnh gia đình và hỏi con về các thành viên có trong ảnh. Việc này nên lặp đi lặp lại đề bé có thể ghi nhớ dần dần những gì mẹ dạy.
  • Hãy kiên nhẫn khi trò chuyện với con, hãy cho con thời gian trả lời, đừng hối thúc con. Luôn gợi ý, khuyến khích con kể chuyện và chia sẻ thông tin. Tránh chỉ trích khi con nói sai. 
  • Cho bé chơi với những trẻ khác đã biết nói để bé nâng cao khả năng giao tiếp.

Trên đây là những thói quen tốt sẽ giúp bé nhanh biết nói; mẹ không cần phải dùng đến mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói.

>> Mẹ xem thêm:

Bên cạnh mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói, mẹ cũng nên tìm hiểu thêm các mẹo khác như mẹo cai sữa bằng trứng; mẹo cho trẻ nhanh biết đi để việc chăm con đỡ vất vả hơn.

[inline_article id=298726]