Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Trò chơi cho bé phát triển thị giác và trí tưởng tượng

Bên cạnh những giây phút thư giãn thoải mái, trò chơi làm mũ và ngắm cá sau đây sẽ giúp bé cưng phát triển khả năng thị giác và trí tưởng tượng của mình. Đặc biệt, với một chút khéo léo, mẹ có thể giúp con biến tấu trò chơi hấp dẫn hơn nhiều

1/ Trò chơi cho bé: Cùng nhau làm mũ!

Bằng cách tận dụng những đồ dùng trong nhà, thêm thắt một số phụ liệu, mẹ có thể sáng tạo cho bé một chiếc mũ “độc nhất vô nhị”. Hẳn bé sẽ rất bất ngờ và thích thú khi nhìn thấy “tác phẩm” của mẹ. Đồng thời, trò chơi cũng là cách giúp bé phát triển thị giác.

Chuẩn bị: thùng các-tôn, tô nhựa, quần đùi, giỏ xách… Bất kỳ một vật dùng nào có thể sử dụng mẹ nhé!

Độ tuổi phù hợp: trẻ từ 4-10 tháng tuổi

Cách chơi với bé:

Nếu không có “năng khiếu nghệ thuật”, mẹ có thể tận dụng một chiếc nồi, chảo hay bất kỳ vật dụng nào có thể “đội” lên đầu. Ngay sau đó, đừng quên tỏ vẻ “ngây thơ” và hỏi bé: “Mẹ đội chiếc mũ này có đẹp không?” hay “Con có thích cái mũ này không?. Chắc hẳn, bé cưng sẽ phản ứng nhiệt tình cho mà xem. Thậm chí, nếu thấy bé có vẻ thích thú, mẹ có thể cho bé ngồi trước gương và thử “đội mũ”.

Tự làm trò chơi cho bé
Nếu khéo tay, bạn có thể tự “thiết kế” cho bé một chiếc mũ

2/ Trò chơi cho bé: Ngắm cá vàng

Không còn thích ngắm nhìn đồ vật từ xa, những bé từ 4 –12 tháng tuổi sẽ thích ngắm những đồ vật này ở “cự ly” gần” hơn. Và sẽ không có gì cuốn hút bé bằng những con cá đầy màu sác óng ánh và chuyển động không ngừng.

Nếu trong nhà không có sẵn hồ cá, mẹ có thể dẫn bé đến các cửa hàng bán cá cảnh, hay nhà bạn bè có nuôi cá trong nhà. Thị giác của bé sẽ phát triển tốt hơn thông qua trò chơi yên bình này.

Trò chơi cho bé: Hồ cá
Hồ cá có thể giúp bé phát triển thị giác và tình yêu thương loài vật

Cách chơi với bé:

Bế bé trong tư thế ngồi, lưng tựa vào ngực, sao cho hồ cá ngang tầm mắt. Đồng thời, tay mẹ sẽ chỉ theo sự chuyển động tới lui của đàn cá, nhằm giúp mắt bé có thể bắt kịp chúng. Mẹ cũng có thể trò chuyện với bé bằng cách miêu tả đàn cá và nhấn mạnh sự khác biệt của từng con. Chẳng hạn, “Con có thấy con cá vàng bự này không? Nhìn nó bơi theo hình tròn nè. Nhìn con cá bảy màu bé xíu nữa nè. Nó bới nhanh quá phải không?”…

Mẹ nên chọn những con cá có dấu hiệu nhận diện dễ thấy như cá to nhất, màu đặc biệt nhất trong đàn cá trong hồ để bé dễ theo dõi. Khi những con cá đã bơi khuất tầm nhìn của bé mà xuất hiện trở lại, mẹ nên chỉ vào nó và báo cho bé biết. Cứ như thế, bé sẽ dần dần hình thành nhận thức cho mình về “tính bất biến” của sự vật. Có thể không còn ở trước mắt nhưng nó vẫn tồn tại và sẽ trở lại vào một lúc nào đó.

[inline_article id=62295]