Có nhiều người cho rằng mẹ không nên ăn đậu phụ sau sinh vì sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. Điều này có thể gây hoang mang cho các mẹ biết được những giá trị dinh dưỡng từ đậu hũ. Thực tế, bà đẻ có ăn được đậu phụ không? Bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Bà đẻ có ăn được đậu phụ không?
Các chuyên gia cho rằng mẹ bỉm ăn đậu phụ rất có lợi bởi đây là món ăn rất giàu dinh dưỡng. Trong 100g đậu phụ chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
- Protein: 8gram
- Carbs: 2 gram
- Chất xơ: 1 gram
- Chất béo: 4gram
- Mangan: 31% RDI
- Canxi: 20% RDI
- Selen: 14% RDI
- Photpho: 12% RDI
- Đồng: 11% RDI
- Magie: 9% RDI
- Sắt: 9% RDI
- Kẽm: 6% RDI
Trong đó, lượng protein và khoáng chất dồi dào giúp mẹ cân bằng dưỡng chất trong cơ thể, đồng thời làm tăng tiết sữa chất lượng trong giai đoạn mẹ cho con bú.
Như vậy, bà đẻ có ăn được đậu phụ không? Câu trả lời hoàn toàn là có. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý chỉ ăn đậu với lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều và liên tục, vì nếu mẹ bổ sung protein có trong đậu quá nhiều, sẽ khiến mẹ bị chướng bụng, khó tiêu, ngoài ra con bú có thể bị đi ngoài. Tốt nhất chị em sau sinh nên ăn 2-3 lần/tuần, khoảng 100-200g/1 ngày là đủ.
>>> Bạn có thể xem thêm: Những điều kiêng cữ sau sinh cần nhớ nếu không muốn trả giá đắt
Bà đẻ ăn đậu phụ có tốt không?
Khi nhắc đến tác dụng lợi sữa của đậu phụ, bạn đã biết chắc chắn bà đẻ có ăn được đậu phụ không.
Ngoài việc kích lượng sữa cho mẹ và bé, đậu phụ còn chứa 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể với những tác dụng dưới đây.
1. Giúp hồi phục nhanh sau sinh
Nhờ có chứa nhiều vitamin, canxi và protein, đậu phụ hỗ trợ các mẹ bồi bổ cơ thể nên từ đó rút ngắn thời gian phục hồi sau sinh. Ngoài ra, lượng chất dinh dưỡng này cũng có thể truyền tới bé thông qua bú sữa mẹ, giúp bé phát triển răng và xương chắc khỏe hơn sau này.
2. Bảo vệ mẹ tránh khỏi các bệnh tật
Các chuyên gia cho rằng đậu phụ còn chứa isoflavone, một thành phần giúp đẩy lùi các gốc tự do. Do đó, đậu có thể giúp ngăn ngừa, phòng tránh các vấn đề bệnh lý trong suốt thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
3. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Do chứa lượng chất sắt dồi dào, đậu phụ có tác dụng kích thích sản sinh máu để góp phần tái tạo tế bào. Do đó, mẹ sau sinh ăn đậu phụ sẽ giúp bù đắp lượng máu đã mất trong quá trình sinh con.
4. Sau sinh ăn đậu phụ giúp lấy lại vóc dáng và làm đẹp
Bà đẻ có ăn được đậu phụ không? Nếu biết đến tác dụng làm đẹp sau sinh của đậu phụ, bạn sẽ muốn thử ngay món ăn này đấy.
Đậu phụ chứa chất béo bão hòa và hàm lượng lớn protein nên giúp tránh sự hình thành các mô mỡ xấu. Vậy nên thay vì ăn tinh bột và chất béo, mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu protein như đậu hũ vào thực đơn hàng ngày của mình nhé.
[inline_article id=270123]
Bà đẻ có ăn được đậu phụ không? Các lưu ý cho mẹ trước khi ăn
Bà đẻ ăn được đậu phụ không? Khi ăn đậu phụ, mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây để bảo vệ sức khỏe của cả 2 mẹ con:
- Chỉ nên ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều bởi nếu không tiêu hóa hết món ăn sẽ gây ra chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Mẹ không nên ăn đậu sống chưa qua chế biến, làm sạch… vì điều này dễ dẫn đến ói mửa, buồn nôn, từ đó gây suy nhược cơ thể.
- Nên chọn và mua đậu tươi ngon ở những cửa hàng uy tín, không dùng chất bảo quản, hàn the… và nhớ rửa sạch trước khi chế biến nhé mẹ.
Cách làm đậu hũ xào lăn lạ miệng mà ngon
Ắt hẳn mẹ đang rất muốn làm ngay những món ăn ngon từ đậu phụ khi đã biết được câu trả lời cho câu hỏi bà đẻ có ăn được đậu phụ không. Dưới đây là cách làm món đậu phụ xào lăn mới lạ để mẹ đổi khẩu vị.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Đậu hũ bi 300g
- Ham thịt chay 100g
- Nấm mèo 3 tai
- Bún tàu 30g
- Nước cốt dừa 2 chén
- Ớt sừng 1 trái
- Ngò ôm, ngò gai 50g
- Đậu phộng 50g
- Hành boaro 1 cây, sả 2 cây
- Gia vị các loại, bột cà ri, bột nghệ…
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sau khi sinh bao lâu thì được uống sữa tươi?
Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Ham thịt chay cắt miếng vuông. Bún tàu ngâm mềm, cắt khúc ngắn. Ớt sừng rửa sạch, cắt hình thoi. Ngò ôm, ngò gai cắt nhỏ. Đậu phộng rang thơm, giã nhỏ. Hành boaro cắt lát. Sả đập giập, cắt khúc. Nấm mèo ngâm mềm, rửa sạch, cắt sợi, ướp với ít tiêu.
- Ướp đậu hũ: Cho đậu hũ vào tô, ướp với 2 thìa hạt nêm, 1 thìa bột cà ri, 1/2 thìa bột nghệ và để cho thấm.
Bước 2: Chế biến
Sau sinh ăn đậu phụ sẽ ngon hơn nhờ các bước làm đậu hũ xào lăn dưới đây:
- Phi thơm sả và hành boaro, rồi cho đậu hũ vào xào lửa lớn, đảo đều cho đậu thấm gia vị.
- Tiếp theo cho nước cốt dừa vào, nêm 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa bột ngọt, 2 thìa đường, sau đó xào cho đậu hũ hòa quyện gia vị.
- Tiếp đó, mẹ cho tiếp bún tàu, nấm và ham vào đảo đều 1 lượt rồi tắt bếp.
- Cuối cùng cho ớt sừng, ngò gai và rau om vào xóc đều lên là có thể dùng được.
- Mẹ trang trí thêm đậu phộng lên mặt món ăn, và ăn kèm với bún hoặc bánh mì trong những ngày chán cơm nhé.
Một số món ăn ngon khác từ đậu phụ
Đậu phụ chiên trứng
Đậu phụ cắt miếng vừa ăn được lăn qua bột bắp rồi nhúng vào trong bát trứng đánh tan cùng lá hẹ rồi đem chiên chín vàng giòn. Ăn khi nóng sốt sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn trong ngày của các mẹ.
Đậu phụ sốt chanh
Đậu cắt miếng vuông cỡ 1.25cm rồi trộn với tinh bột ngô, đem chiên vàng giòn. Sau đó cho đậu vào chảo nước sốt đang đun sôi gồm chút gừng tỏi băm nuyễn, xì dầu, bột ớt, lá bạc hà xắt nhỏ, nước cốt chanh vừa đủ (điều chỉnh theo khẩu vị. Khi đậu ngấm sốt thêm hành lá cho đậu ra và thưởng thức.
Đậu phụ sốt cà chua
Đậu phụ nhồi thịt là một món ngon từ đậu phụ phổ biến trong mâm cơm gia đình Việt. Với những dưỡng chất sẵn có, khi được kết hợp đậu phụ cùng thịt giúp dễ dàng hấp thu canxi và tăng thêm hương vị cho món ăn.
Kết hợp với đậu hũ, mẹ nên ăn uống đa dạng, tránh kiêng khem hay chỉ ăn mỗi các món lợi sữa như canh chân giò, thịt rang nghệ,… Chế độ dinh dưỡng đa dạng, tăng cường bổ sung nước cho cơ thể sẽ giúp mẹ sản sinh được lượng sữa dồi dào cho bé bú.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách làm đậu phụ nhồi thịt sốt dầu hào siêu ngon, gia đình ai ăn cũng thích
Ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất giúp mẹ có đủ sữa cho con bú và bảo vệ được sức khỏe của bản thân sau khi vượt cạn. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc bà đẻ có ăn được đậu phụ không để có thêm những kinh nghiệm hay trong quá nuôi con phát triển khỏe mạnh.