Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

9 cách tránh thai sau sinh an toàn cho mẹ tránh “vỡ kế hoạch”

Để không lâm vào tình trạng dở khóc, dở cười, nuôi “con trong con ngoài” từ quá sớm, việc tránh thai sau sinh là điều quan trọng. Việc tìm hiểu các cách ngừa thai sau sinh là chuyện mà các bà mẹ bỉm sữa không thể bỏ qua được.

Thực tế việc tránh thai sau khi sinh khá đơn giản, không tốn nhiều chi phí và công sức. Tuy nhiên, chị em phải chọn đúng các biện pháp tránh thai sau sinh để giúp tránh các hệ lụy nghiêm trọng với sức khỏe thể chất – tinh thần, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của bé yêu.

Thời điểm nào nên sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh?

Theo các chuyên gia y tế thì ngay sau sinh 6 tuần, cơ thể phụ nữ đã có khả năng thụ thai trở lại. Vậy nên, nếu không sử dụng biện pháp tránh thai an toàn thì bạn rất dễ bị “vỡ kế hoạch”.

Ngoài ra, kiêng cữ sau sinh để tránh thai sẽ khiến đời sống tình dục bị gián đoạn trong thời gian dài; ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Bởi vậy tránh thai sau sinh là điều rất quan trọng phải được đặt lên hàng đầu.

Tại sao cần sử dụng biện pháp tránh thai sau khi sinh?

Sau sinh, nếu bạn có thai ngay sẽ khiến sức khỏe giảm sút do cơ thể chưa kịp phục hồi sau lần sinh nở trước đó. Đặc biệt, khi sinh mổ tử cung và dạ con bị tổn thương nặng hơn. Nếu mang thai quá sớm sẽ tăng nguy cơ vết mổ bị bục gây vỡ tử cung, nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

Bên cạnh đó, khi bạn vừa mang thai vừa chăm con nhỏ còn khiến tình trạng stress, trầm cảm sau sinh ở người mẹ nặng hơn. Đối với, thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ cũng sẽ dễ bị thiếu chất. Ngoài ra, đứa con kế khi ra đời sẽ thiếu hụt sự quan tâm, chăm sóc, hay gặp các vấn đề về tâm lý.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh 1 tháng quan hệ có sao không? 3 tư thế “yêu” an toàn cho bạn

Biện pháp ngừa thai sau khi sinh an toàn

Với sự phát triển của ngành sản khoa thì hiện nay có rất nhiều cách tránh thai như: bao cao su, uống/tiêm thuốc, đặt vòng, cấy que tránh thai… Tùy theo cơ địa của mình mà các mẹ có thể lựa chọn một trong 9 biện pháp dưới đây:

1. Đặt vòng tránh thai nội tiết tố (IUS)

Hiện nay, đã có vòng tránh thai thế hệ mới chứa nội tiết. Đây là loại vòng được biết đến với nhiều ưu điểm. Ngoài tác dụng tránh thai, nó còn được sử dụng như là phương pháp điều trị duy trì đối với những trường hợp rong kinh rong huyết, cường kinh, bảo vệ nội mạc tử cung… Tuy nhiên, bạn nên nhớ đặt vòng không phù hợp nếu bạn tránh thai sau sinh mổ.

2. Dùng vòng tránh thai không chứa nội tiết tố (IUD)

Một số vòng tránh thai đồng không có nội tiết tố. Nhưng vòng tránh thai loại này có thể làm cho bạn bị ra nhiều khi hành kinh hơn bình thường. Đôi khi nó có thể gây đau đớn hơn rất nhiều.

Cũng giống như đặt vòng tránh thai nội tiết tố, đặt vòng tránh thai không chứa nội tiết tố cũng không phù hợp để tránh thai sau sinh mổ.

3. Sử dụng bao cao su nữ 

các biện pháp tránh thai sau sinh

Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, phổ biến và mang lại hiệu quả tránh thai sau sinh rất cao. Bao cao su nữ có hình dáng như một chiếc nhẫn kèm túi, được đặt ở bên trong âm đạo.

Nó sẽ ngăn cản giữ tinh dịch lại trong khi giao hợp, không cho tinh binh tiếp xúc với trứng, từ đó ngăn ngừa việc thụ thai. Ngoài ra, dùng cách tránh thai sau sinh này còn giúp tránh được các căn bệnh lây qua đường tình dục. 

4. Sử dụng thuốc tránh thai chỉ có progestin

Thuốc chỉ chứa progestin (POP – progestin only pill) là một loại thuốc uống tránh thai sau sinh mổ và sinh thường mà thành phần chỉ có một chất nội tiết tố nhóm progestin (không có ethinyl estradiol). Thông thường, thuốc sẽ được chỉ định uống hàng ngày.

Loại thuốc tránh thai này phù hợp cho những phụ nữ tránh thai khi cho con bú vì không ảnh hưởng tới việc tiết sữa. Trong nhiều tài liệu, viên thuốc tránh thai chỉ có progestin còn được gọi là mini-pill.

Các mẹ cũng lưu ý thêm xác xuất mang thai khi sử dụng thuốc lên đến 8%. Đồng thời bạn phải duy trì việc uống thuốc vào một giờ nhất định hàng ngày. Và khả năng quên uống thuốc là rất cao với chứng “não cá vàng” ở phụ nữ sau sinh. 

5. Tiêm thuốc ngừa thai

Thuốc tránh thai dạng tiêm là một dạng khác của thuốc viên tránh thai hormone. Thuốc tiêm có tác dụng kéo dài trong nhiều tuần hơn so với thuốc viên uống.

Những thuốc dạng tiêm này được tạo thành từ một loại hormone tương tự như progesterone. Depo-Provera và Noristerat là đại diện cho dòng thuốc tiêm tránh thai này.

Hai thuốc trên sẽ được tiêm vào cơ sâu thường là cơ mông. Trong khi thuốc Sayana Press dùng đường tiêm dưới da, thường là vùng bụng hay mặt trước đùi.

Depo-Provera và Sayana Press có tác dụng tránh thai trong 13 tuần, Noristerat có thể tránh thai trong 8 tuần. Thuốc tiêm cần được tiếp tục chích đúng thời gian để duy trì tác dụng tránh thai.

tránh thai an toàn sau sinh

6. Dùng màng chắn âm đạo và mũ chụp tử cung

Màng chắn được thiết kế hình vòm, nông, vành dẻo làm bằng latex và được đặt vào âm đạo, bao lấy cổ tử cung. Nguyên tắc tránh thai của phương pháp này đó là ngăn cho tinh trùng gặp trứng.

Mũ chụp cổ tử cung là dụng cụ làm từ bao cao su mềm, giống như lớp màng mỏng hình mũ, kích thước nhỏ hơn màng ngăn âm đạo, được đặt sâu trong âm đạo và chụp lấy cổ tử cung.

Mũ chụp cổ tử cung có nhiều kích thước khác nhau với đường kính là 21, 23, 25, 27, 29 (mm). Phía dưới nắp chụp được tráng chất tiệt trùng.

Sau khi đặt vào âm đạo, sẽ ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào tử cung và ống dẫn trứng, đạt được hiệu quả tránh thai lên tới 48 tiếng.

Hạn chế của cách tránh thai sau sinh này đó là không ngăn được sự lây nhiễm bệnh qua đường tình dục. Bất tiện khi sử dụng vì phải đặt vào, lấy ra mỗi lần quan hệ, dễ gây nhiễm trùng đường tiểu

7. Cấy que tránh thai sau sinh

Đây là một cách tránh thai hiệu quả hiện được rất nhiều chị em phụ nữ trên thế giới lựa chọn thay thế cho việc đặt vòng. Điều tiện lợi hơn cả là phương pháp này còn phụ hợp để tránh thai sau sinh mổ.

Theo đó, một hay nhiều que nhỏ chứa hormone progesterone sẽ được cấy vào dưới da tay và ngăn cản quá trình thụ thai.

Tuy nhiên, theo thống kê thì có khoảng 12% số phụ nữ sử dụng phương pháp cấy que tránh thai sau sinh bị vô kinh, 24% bị rong kinh và khoảng 4% bị mụn trứng cá… Ngoài ra, nó còn gây một số tác dụng phụ như tăng cân, đau đầu, đau ngực, khô âm đạo.

8. Miếng dán tránh thai sau sinh

Không phải là phương pháp phổ biến, tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ. Nhưng do sự tiện dụng nên nhiều chị em vẫn sử dụng miếng dán để tránh thai.

Miếng dán tránh thai có kích cỡ khoảng 4,5cm, khá mỏng và được dán vào vùng bụng, lưng, mông hoặc bắp tay. Chúng sẽ ngăn cản sự rụng trứng bằng cách phân phối hai hormone tổng hợp là progestin và estrogen vào cơ thể người phụ nữ.

Nếu cần tránh thai khi cho con bú, bạn nên chờ khoảng 6 tuần mới sử dụng miếng dán. Bởi nó có thể làm giảm số lượng, chất lượng sữa mẹ. Dùng miếng dán tránh thai cũng gây ra khá nhiều tác dụng phụ như đau đầu, đau ngực, ra máu âm đạo bất thường…

Đặc biệt, một số nghiên cứu cho thấy miếng dán tránh thai có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, máu vón cục. Bởi vậy, tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này.

9. Ngừa thai bằng phương pháp vô kinh

Phương pháp vô kinh phù hợp để tránh thai sau sinh mổ và cả sinh thường. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời trong thời gian ngắn. Và không phải bất kỳ bà mẹ bỉm sữa nào cũng có thể dùng cách này.

Theo đó, việc cho con bú sẽ làm tăng nồng độ prolactin trong cơ thể mẹ, ngăn trứng rụng. Nhưng với điều kiện là các mẹ phải cho con bú bằng sữa mẹ hoàn toàn, cả ngày lẫn đêm. Và khi mẹ có kinh nguyệt trở lại thì cách này hoàn toàn vô dụng.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh chưa có kinh quan hệ có thai không? Mẹ nên biết điều này!

Phương pháp tránh thai nào không nên dùng sau sinh?

1. Cho con bú vô kinh

sinh mổ nên dùng biện pháp tránh thai nào

Đây là phương pháp tận dụng hiệu quả tránh thai tự nhiên từ sữa, do quá trình cho con bú làm gia tăng nồng độ prolactin trong cơ thể mẹ. Chất này có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng, giúp tránh thai. Nhưng điều này không có nghĩa bất cứ ai cho con bú đều có thể sử dụng biện pháp này. Nếu khi cho con bú mà vẫn có kinh, bạn hãy dùng thêm bao cao su để an toàn.

2. Thuốc tránh thai 

Trở ngại ở phương pháp tránh thai này là phải uống thuốc hàng ngày vào một giờ nhất định nên gây nhiều phiền phức cho chị em, nhất là với người mắc chứng giảm trí nhớ sau sinh.

Đang cho con bú uống thuốc tránh thai được không?

Khi tìm hiểu phương pháp tránh thai sau sinh, đặc biệt là tránh thai sau sinh mổ, đa số các mẹ đều lo lắng rằng các hormone chứa trong thuốc ngừa thai sẽ ảnh hưởng đến bé thông qua sữa mẹ.

Có 2 loại thuốc viên ngừa thai nội tiết tố:

  • Thuốc chỉ chứa progestin (POC)
  • Thuốc ngừa thai dạng phối hợp

Cả 2 loại trên đều có tác dụng tránh thai rất hiệu quả. Nếu đang cho con bú thì thuốc POC lại là một sự lựa chọn khôn ngoan hơn.

Nguyên nhân là do những loại thuốc kết hợp có chứa cả hormone progesterone và estrogen. Tuy những hormone này không ảnh hưởng đến bé yêu nhưng lại làm giảm việc sản xuất sữa mẹ đến 41,9%.

Nếu có ý định sử dụng thuốc ngừa thai dạng kết hợp, bạn hãy chờ cho đến khi con được 6 tháng. Bởi nửa năm đầu tiên là khoảng thời gian mà bé cần rất nhiều sữa mẹ.

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì? Mẹ bỉm nên đọc ngay nhé!

Biện pháp tránh thai sau sinh mổ nào tốt?

Tránh thai sau sinh mổ ngoài việc chống chỉ định đặt vòng thì mẹ có thể áp dụng rất nhiều các biện pháp tránh thai khác đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhưng vẫn có hiệu quả tránh thai cao.

Một số biện pháp tránh thai sau sinh mổ tốt là thuốc cấy tránh thai, tiêm thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai, thuốc đặt âm đạo tránh thai… với hiệu quả cao, dùng đúng có thể đạt từ 91-99%.

Một số biện pháp tránh thai sau sinh mổ như bao cao su (dành cho nam và nữ), mũ cổ tử cung, màng chắn âm đạo, thuốc diệt tinh trùng… hiệu quả đạt trên 80%.

Bên cạnh đó là các biện pháp triệt sản nam, triệt sản nữ hoặc hiện nay có một biện pháp triệt sản mới mang tên Essure (một dạng màng chắn đặt vào điểm giao nhau giữa ống dẫn trứng và buồng tử cung, sau 3 tháng nút chặn này sẽ được hình thành, ưu điểm là giảm nguy cơ thai ngoài tử cung)…

[inline_article id=298877]

Mỗi một biện pháp tránh thai sau sinh mổ hay sinh thường đều có ưu nhược điểm, cũng như chỉ định và chống chỉ định riêng. Mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng. Dù chọn cách tránh thai sau sinh nào thì bạn hãy luôn nhớ không được chủ quan, phải áp dụng sớm, thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ.