Quá trình vượt cạn đau đến tận xương tủy cộng với tâm trạng luôn lo lắng thấp thỏm trong thời gian đầu chăm con là những nguyên nhân chính khiến mẹ bị đau đầu sau khi sinh. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau đó.
Theo các số liệu thống kê có đến 50% mẹ thường xuyên bị đau đầu ngay khi khi rời bệnh viện trở về nhà. Triệu chứng đau có thể xuất hiện toàn bộ vùng đầu hoặc chỉ đau nửa đầu.
Nguyên nhân bị đau đầu sau sinh
Một nghiên cứu từ trường Đại học Y khoa Cincinnati thực hiện với 95 phụ nữ sau khi sinh con và công bố kết quả trên Tạp chí Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ cho thấy:
- 50% sản phụ bị đau nửa đầu do căng thẳng
- 24% đau đầu tiền sản giật
- 16% đau đầu do vấn đề ở cột sống
- 10% sản phụ đầu đầu kèm theo các dấu hiệu bất thường nguy hiểm liên quan đến não bộ
Ngoài ra, những cơn đau đầu còn đến từ:
- Thay đổi nội tiết tố: Cơ thể của mẹ sau sinh thay đổi hormone nên tâm trạng thất thường, hay lo âu. Nếu không nhận được sự giúp đỡ từ gia đình trong việc nuôi con có thể dẫn tới trầm cảm sau sinh.
- Thiếu máu: Lượng máu đổ dồn về bào thai để nuôi em bé suốt 9 tháng trong thai kỳ khiến cơ thể mẹ luôn ở tình trạng thiếu máu. Thêm vào đó là hành trình vượt cạn đầy khó khăn, mất thêm nhiều máu là nguyên nhân cơ bản khiến mẹ bị những cơn đau đầu hành hạ.
- Tác dụng phụ của thuốc: Những mẹ sinh mổ phải gây tê tủy sống thì sẽ chịu tác động của thuốc cũng là lý do dẫn đến việc mẹ bị đau đầu.
Thông thường, cơn đau sẽ kéo dài từ 3-4 ngày, thậm chí là vài tuần sau đó thì cảm giác đau mới mất đi, nhưng nếu kéo dài dai dẳng mẹ nên đi thăm khám.
[inline_article id=828]
Đau đầu ù tai sau sinh
Chứng ù tai không phải là bệnh nguy hiểm. Ngay khi trở về nhà, mẹ có thể gặp tình trạng bên tai luôn nghe tiếng ve kêu, tiếng sóng biển… làm khó chịu, nhức đầu. Một số lý do được các chuyên gia lý giải về hiện tượng này:
- Suy nhược về cơ thể: Cơ thể mẹ rất yếu dẫn đến tuần hoàn máu kém gây ra hiện tượng ù tai, đâu đầu chóng mặt.
- Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Hệ thần kinh thính giác của mẹ mới vừa sinh rất nhạy cảm. Mẹ cần được nghỉ ngơi những nơi yên tĩnh, tránh tiếng ồn.
- Không vệ sinh tai: Do bận bịu chăm con mẹ không có thời gian chăm sóc bản thân, ráy tai nên trong ở lâu ngày xuất hiện tình trạng nghe kém, ù tai.
- Đã có tiền sử bệnh về tai: Bệnh viêm tai giữa, viêm tai ngoài ở các mẹ đều có thể là nguyên nhân khiến bạn bị ù tai sau sinh.
Tuyệt chiêu khắc phục nhanh những cơn đau đầu
Cơn đau đầu là “vị khách” không mời mà cứ tự nhiên đến, làm phiền cuộc sống của mẹ. Để sớm tạm biệt những cơn đau mẹ cần có kế hoạch cụ thể trong sinh hoạt hằng ngày.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng chủ yếu từ chất đạm như thịt nạc, gà, bò, tôm và các loại hạt đỗ…
- Ăn nhiều loại rau có nhiều vitamin, chất xơ như rau ngót, mồng tơi, rau dền, mồng tơi, bí đỏ, cà rốt…
- Mẹ cần đủ uống 2,5-3 lít nước/ngày
- Tranh thủ ngủ nhiều, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp mẹ lấy tinh thần thoải mái để có thể chăm em bé
- Phòng ngủ được bố trí thoáng đãng, đủ ánh sáng, thoái mái để mẹ có được giấc ngủ sâu
- Chườm túi nóng lên vùng thái dương, vùng cổ để thư giãn, xoa dịu giúp máu lưu thông xoa dịu cơn đau
- Massage đầu để giúp mình được thư thái hơn mỗi khi xuất hiện chứng đau đầu
- Tránh xa những xung đột, cuộc tranh cãi khiến đầu óc căng thẳng để giữ có mình được tinh thần nhẹ nhàng
- Trong một ngày, mẹ dành ít phút cho bản thân để thực hiện những sở thích cá nhân
- Vận động cơ thể nhẹ nhàng bằng các động tác yoga, đi dạo cũng giúp mẹ cân bằng cuộc sống đẩy xa những phiền muộn gây nhức đầu
Lưu ý: Dù có cảm giác đau đầu nhưng không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
[inline_article id=188538]
Đau đầu sau sinh có thể tự giảm dần theo thời gian nếu mẹ có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Nhưng nó cũng có thể trở thành mãn tính kéo dài từ vài năm đến vĩnh viễn cả đời nếu mẹ không thăm khám và điều trị kịp thời.