Không gian dành cho các chủ đề sau sinh khác, không liên quan đến bệnh hậu sản hay thực phẩm lợi sữa mà tập trung vào các chủ đề như ngừa thai, chuẩn bị quay lại công việc, thời trang…
Đau đầu sau sinh mổ là vấn đề hậu sản thường gặp. Theo đó, nhiều cơn đau có khi kéo dài cả năm không hết; gây biết bao phiền toái và cản trở sinh hoạt của mẹ bỉm sữa. Vậy đâu là “lối thoát” cho các mẹ trong tình huống này? Cùng đọc qua bài viết sau để tìm câu trả lời nhé!
Nguyên nhân khiến mẹ bị đau đầu sau sinh mổ
1. Tác dụng phụ gây tê tủy sống
Có khá nhiều nguyên nhân đưa đến tình trạng đau đầu sau sinh mổ, phổ biến nhất là do sự can thiệp gây tê tủy sống khi mổ lấy thai. Theo đó, việc tiêm trực tiếp xuyên qua nhiều lớp màng vào tủy sống có thể khiến dịch não tủy bị rò rỉ qua lỗ thủng màng cứng. Điều này dẫn đến mạch máu tại chỗ tiêm giãn nở làm tăng áp lực não tủy và gây ra hiện tượng đau đầu.
2. Đau đầu sau sinh mổ: Do thiếu máu
Ngoài lý do này thì thiếu máu cũng góp phần gây nên chứng đau đầu ở phụ nữ sau sinh. Suốt thời kỳ hậu sản, sự bong tróc của lớp niêm mạc tử cung vẫn tiếp diễn ra khiến mẹ bị chảy máu. Thêm vào đó, hầu hết các mẹ mới sinh con lần đầu luôn cảm thấy lo âu, căng thẳng trong việc chăm con. Sự căng thẳng gia tăng kéo theo sự hình thành của các gốc tự do ảnh hưởng đến tuần hoàn não làm cho tình trạng đau đầu thêm nặng hơn.
3. Tiền sản giật
Bên cạnh đó, chứng tiền sản giật trong thai kỳ cũng là nguyên nhân khiến chị em bị đau đầu sau sinh mổ. Tình trạng này xảy ra khi lượng protein trong nước tiểu tăng cao kèm theo chứng cao huyết áp trong thai kỳ. Vì thế, điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em sau sinh.
Dấu hiệu của cơn đau đầu sau sinh mổ mẹ cần nắm
Cơn đau đầu thường không đến ngay sau khi sinh mà có thể xuất hiện sau vài ngày hoặc nhiều tuần. Điểm đặc biệt là cơn đau thường khởi phát ở mức độ nhẹ với tính chất liên tục; sau dần trở nặng hơn nếu mẹ đi lại hoặc đứng lên, ngồi xuống đột ngột. Ngoài cảm giác đau buốt vùng phía sau đầu, sản phụ sau sinh còn có thể gặp thêm một vài triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn và nôn.
Trường hợp nhận thấy cơn đau đầu ngày một nặng hơn và đi kèm với nhiều biểu hiện khác thường; lúc này mẹ bỉm nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Bởi đó có thể là dấu hiệu cho thấy phần cột sống bị tổn thương nặng nề. Tình trạng này kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ.
Cơn đau kéo dài đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Tuy nhiên, nếu không quan tâm và lơ là thì mẹ rất dễ bị suy nhược, thiếu hụt dinh dưỡng. Điều này vô cùng bất lợi nếu bạn đang phải nuôi con bằng sữa mẹ.
Cách giảm đau đầu sau sinh mổ hiệu quả nhanh chóng
1. Dùng thuốc giảm đau
Các cách giảm đau đầu khác nhau tùy vào các nguyên nhân gây ra. Trong trường hợp, chứng đau đầu của mẹ liên tục và dai dẳng có thể nhờ bác sĩ kê toa một vài loại thuốc giảm đau. Mẹ bỉm tuyệt đối không tự ý dùng thuốc vì một số loại nếu sử dụng không đúng sẽ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Hơn nữa, nhiều nhóm thuốc có khả năng bài tiết qua đường sữa gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.
Ngoài ra khi cơn đau đầu diễn biến nặng và kèm theo các biến chứng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra màng thủng cột sống do vết tiêm gây ra để kịp thời can thiệp phẫu thuật nếu cần.
2. Đau đầu sau sinh mổ: Nghỉ ngơi và thư giãn
Việc nằm nghỉ ngơi và thư giãn là cách đơn giản để mẹ bỉm giảm những cơn đau đầu sau sinh mổ hiệu quả. Do đó, khi cơn đau đầu xuất hiện, chị em hãy nằm xuống giường nghỉ ngơi, hạn chế ánh sáng trong phòng.
3. Uống nhiều nước
Chứng đau đầu sau sinh mổ đôi khi có thể bắt nguồn từ việc cơ thể thiếu nước. Vì thế khi cảm thấy cơn đau vừa nhen nhóm xuất hiện, mẹ nên uống một ly nước, đặc biệt là nước khoáng. Các chất điện giải có trong nước sẽ xua tan căng thẳng, làm dịu cơn đau đầu tức thì.
Mẹ sau sinh nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày; đồng thời cần tránh xa các loại thực phẩm gây mất nước như thức uống có gas, thức ăn nhanh… Bật mí với mẹ uống nhiều nước rất có lợi cho việc “gọi sữa về” cho con đấy nhé.
4. Chữa đau đầu sau sinh mổ bằng liệu pháp tinh dầu
Để giảm đau không dùng thuốc, mẹ có thể sử dụng một số loại tinh dầu thiên nhiên như bạc hà hoặc hoa oải hương. Theo đó, thành phần của dầu bạc hà bao gồm menthol có tác dụng giảm đau và thư giãn cơ bắp. Mỗi khi thấy đau đầu, mẹ chỉ việc ngửi trực tiếp mùi hương từ chai; hoặc nhỏ ra tay để massage nhẹ nhàng sau gáy sẽ thấy hiệu quả tức thì.
Nếu không thích mùi bạc hà, mẹ bỉm có thể chuyển sang dùng tinh dầu oải hương. Loại dầu này chứa những hợp chất có hoạt tính như linalool; linalyl acetate. Khi tinh dầu hấp thu qua da sẽ tác động đến hệ thần kinh, mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu.
5. Chườm lạnh
Phương pháp chườm được khá nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng để giảm cơn đau đầu sau sinh mổ. Cách thực hiện khá đơn giản, mẹ chỉ việc lấy một ít đá viên trong tủ lạnh cho vào khăn mặt hoặc túi nhỏ rồi đặt lên trán khoảng vài phút.
Nhiệt độ lạnh sẽ khiến các mạch máu co lại, cải thiện tuần hoàn máu làm giảm đau tức thì. Biện pháp này thường áp dụng nếu cơn đau đầu là do căng thẳng hoặc mẹ sau sinh mắc bệnh viêm xoang.
6. Tắm nước ấm giúp giảm đau đầu sau sinh mổ
Chẳng có gì thoải mái hơn việc trầm mình dưới vòi sen mỗi lúc mệt mỏi phải không? Cách này cũng rất hiệu quả để xoa dịu cơn đau đầu sau sinh mổ nữa đấy. Làn nước ấm có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu mang lại cảm giác sảng khoái và xua tan cơn đau nhanh chóng.
Đau đầu sau sinh mổ là vấn đề thường gặp khi mẹ trải qua phẫu thuật lấy thai. Tình trạng này thường chỉ kéo dài khoảng một tuần lễ. Các cách giảm đau đầu sau sinh mổ trên mẹ có thể áp dụng tại nhà và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Nếu cơn đau vẫn không thuyên giảm, mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời nhé.
Dưới đây mình xin hướng dẫn cách sử dụng cốc hứng sữa Mama’s Choice hiệu quả nhất:
1. Gắn cốc hứng sữa đúng cách.
Việc gắn cốc hứng sữa đúng vị trí là cực kì quan trọng, nó đảm bảo lực hút của cốc hút sữa. Một số mẹ khi sử dụng lần đầu thường áp thẳng cốc vào ngực. Nhưng như vậy cốc sẽ không bám chặt vào ngực mẹ. Khi đó sẽ không khít, không tạo được lực hút và có thể rơi khi đang sử dụng. Do đó đầu tiên mẹ cần phải lật ngược vành cốc hứng sữa ra ngoài trước khi áp cốc vào núm ti của mẹ.
2. Điều chỉnh lực hút cốc hứng sữa phù hợp
Điều chỉnh đúng lực hút giúp hứng được nhiều sữa khi dùng cốc hứng sữa Silicone Mama’s Choice
Hút sữa phải luôn đảm bảo mẹ không đau. Mẹ phải luôn cảm thấy thoải mái khi dùng cốc hút sữa. Do đó mẹ cần phải chọn cho mình một mực lực hút phù hợp. Ở những loại cốc hút sữa tốt, sẽ có những mức lực hút để mẹ chọn lựa. Mẹ chỉ cần bóp tại các vị trí tương ứng với lực hút mong muốn. Nếu đau mẹ hãy chọn mức lực hút thấp hơn và bóp cốc nhẹ hơn. Nếu mẹ muốn ra nhiều sữa hơn, hãy chọn mức cao hơn và bóp mạnh hơn.
3. Điều chỉnh vị trí cốc hứng sữa trên ngực
Bạn cũng có thể thử điều chỉnh lại vị trí của cốc hứng sữa trên ngực để giúp sữa ở các tia sữa khác có thể chảy ra. Bằng cách di chuyển cốc hứng sữa hơi sang trái hoặc phải hoặc cao hơn một chút hoặc chỉ hơi nghiêng nó một chút. Khi đó bạn có thể thay đổi áp lực chân không tác động lên ngực và điều đó có thể giúp xuống sữa nhiều hơn.
4. Sử dụng cốc hứng sữa khi đang cho con bú
Đây là bí kíp quan trọng nhất là mẹ cần phải nhớ khi dùng cốc hứng sữa. Để được nhiều sữa nhất, mẹ nên dùng cốc hứng sữa ở một bên ngực trong khi cho con bú ở ngực bên kia. Tại sao việc này lại hiệu quả?
Khi mẹ cho con bú, cơ thể mẹ tiết ra một hóc môn gọi là oxytocin, hay còn được gọi là hóc môn hạnh phúc. Đồng thời có thêm một loại hóc môn khác cũng được tiết ra khi cho con bú là prolactin. Con càng bú mẹ nhiều thì cơ thể mẹ càng tiết ra nhiều các hóc môn này. Khi mẹ cho con bú, sẽ kích thích tuyến sữa của mẹ sản xuất ra nhiều sữa. Chính vì vậy mà khi con bú mẹ, sữa mẹ thường chảy ra ở ngực bên kia.
Có mẹ sữa có thể bắn thành tia, có mẹ thì sữa chảy ra thành từng giọt. Nhiều mẹ cũng bị chảy sữa sau sinh khi không cho con bú, đặc biệt là khi con không chịu bú mẹ. Sữa mẹ ứ trong ngực mẹ, nhiều quá nên cứ thế mà chảy ra, thậm chí còn ướt hết áo của mẹ. Tuy nhiên số lượng mẹ bị tình trạng chảy sữa khi cho con bú là phổ biến hơn rất nhiều.
5. Thử các tư thế cho bé bú mẹ khác nhau
Bạn có thể thích một vài tư thế cho con bú. Nhưng thử những tư thế bú mới có thể giúp cốc hứng sữa làm việc tốt hơn. Một số em bé ngọ nguậy rất nhiều trong khi đang bú bú và mặc dù cốc hứng sữa Silicone Mama’s Choice. Hút khá chặt, con vẫn có thể đá vào và làm rơi cốc ra khỏi ngực. Đặc biệt là nếu cốc hứng sữa đang đầy và nặng sữa.
Nhưng, đừng vì thế mà phiền lòng. Việc thay đổi tư thế cho con bú có thể tạo ra sự khác biệt và giữ cho sữa trong cốc không bị đổ, còn bạn thì được khô ráo!
Nếu bạn thích tư thế bú kiểu nôi hoặc kiểu chéo, thì rất có thể em bé sẽ khá sát với cốc hứng sữa khi đang bú. Nếu con của bạn nằm im khi đang bú mẹ thì tốt rồi. Nhưng nếu con bạn là một em bé hay cựa quậy thì phải coi chừng. Hãy thử tư thế bú kiểu kẹp nách (kiểu bóng đá) và em bé sẽ nằm xa hoàn toàn cốc hứng sữa.
Khi em bé lớn hơn một chút, con có thể thích ngồi dậy đối mặt với mẹ để bú và tư thế này rất phù hợp cho việc dùng cốc hứng sữa (dĩ nhiên trong trường hợp con không quơ tay để kéo cốc hứng sữa ra!) Chỉ cần hơi nghiêng cốc hứng sữa một chút về phía bên cạnh cơ thể mẹ để tách con ra xa hơn khỏi cốc hứng sữa.
6. Mát xa ngực trước khi sử dụng cốc hứng sữa
Đối với các mẹ nhiều sữa. Sữa đã chảy sữa trước khi dùng cốc thì mẹ không cần phải mát xa. Tuy nhiên nếu mẹ chưa xuống sữa, mẹ có thể mát xa để giúp kích thích chảy sữa.
Giống như máy hút sữa bằng tay, mẹ bóp, thả. Bóp thả vài lần để kích thích tuyến sữa, giúp mẹ xuống sữa. Một cách khác là mẹ mát xa trực tiếp bằng tay. Bắt đầu bằng cách bóp nhẹ và mát xa ngực và đầu ti để kích thích xuống sữa. Mẹ cũng có thể chườm thêm khăn ấm trước để giúp kích thích xuống sữa.
Hướng dẫn đặt hàng Cốc Hứng Sữa Silicone Mama’s Choice chính hãng
Bạn có thể đặt mua online trên website: https://mekhoeconthongminh.com/
Địa chỉ: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Trong quá trình mang thai và cho con bú, cơ thể người mẹ bị thiếu hụt rất nhiều canxi. Sau sinh, hầu hết chị em bị loãng xương dẫn đến nhiều chứng bệnh về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, đau khớp, vẹo cột sống.
Đặc biệt sau khi sinh, chị em còn thường ngồi cho con bú sai tư thế như ngồi cong lưng, cúi đầu, vẹo hông. Việc này khiến cột sống bị biến dạng dẫn đến gù lưng. Phụ nữ 50 – 70 tuổi cũng hay mắc phải chứng này do sự lão hóa cột sống tự nhiên.
Theo bác sĩ Nick Araza (Santa Barbara Family Chiropractic): “Nếu bạn để cơ thể ở tư thế xấu dù chỉ 20 phút cũng có thể gây ra những thay đổi tiêu cực cho cột sống”.
Tư thế lưng uốn cong, đầu ngả về phía trước sẽ gây áp lực cho phần cột sống và đốt sống cổ. Điều này làm bạn bị đau mỏi vùng vai gáy. Do đó, khi đứnghoặcngồi, bạn cần giữ cho cổ và cột sống tạo thành một đường thẳng vuông góc với hai vai.
Marry Baby xin chia sẻ cách chữa gù lưng bằng bài tập đơn giản dưới đây, bạn hãy theo dõi nhé.
I. Lý do bạn nên thực hiện các bài tập
Việctập thể dục kết hợp với tư thế tốt là cách để bạn chữa gù lưng và chăm sóc thần kinh hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu xem xét tác dụng của những bài tập mở rộng cột sống đối với bệnh gù lưng phát hiện ra rằng, cơ lưng khỏe mạnh có khả năng chống lại lực kéo về phía trước trên cột sống tốt hơn. Điều đó có nghĩa là các bài tập tăng cường cơ lưng có thể làm giảm độ gù cho lưng của bạn.
Nghiên cứu tương tự cho thấy, sau một năm tập các bài tập mở rộng cột sống, tiến triển của bệnh gù lưng ở phụ nữ độ tuổi 50 – 59 đã chậm lại so với những người không thực hiện.
II. Bài tập chữa gù lưng cho phụ nữ sau sinh
Bác sĩ Araza khuyến nghị, phụ nữ nên tập 5 động tác dưới đây để giúp ngăn ngừa gù lưng hoặc cải thiện lưng trên. Mỗi bài tập bạn nên thực hiện lặp lại tối thiểu 3 – 4 lần hàng tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
*Lưu ý: Trong quá trình tập luyện, nếu bạn bị đau lưng hãy dừng ngay vì có thể bạn đang tập sai tư thế. Bạn nên tìm đến sự trợ giúp của huấn luyện viên hoặc bác sĩ trị liệu chuyên khoa.
1. Tư thế mirror image
Đối với bài tập này, bạn chỉ cần thực hiện động tác ngược lại với tư thế mà bạn đang muốn sửa bằng cách:
+ Đứng cao, dựa vào tường nếu cần thiết
+ Hất nhẹ cằm và đưa đầu về phía sau vai sao cho bạn cảm thấy như thể đang đưa xương bả vai trở lại
+ Giữ vị trí này từ 30 – 60 giây
+ Hãy nghỉ ngơi nếu bạn bắt đầu cảm thấy đau
Nếu bạn thấy khó khăn khi chạm đầu vào tường, trong lúc duy trì tư thế chống cằm, thì có thể đặt một chiếc gối phía sau để ấn đầu vào.
2. Head retraction
Bài tập này được thực hiện ở tư thế nằm trên sàn, rất tốt cho cơ cổ của bạn.
+ Kéo cằm gập về sát cổ sao cho hiện cả nọng cằm lên
+ Giữ trong 15 giây
+ Tiếp tục lặp lại 5 – 10 lần
3. Tư thế superman
Tư thế superman giúp cơ lưng săn chắc. Bạn thực hiện như sau:
+ Nằm sấp, đưa tay ra trước đầu, duỗi chân thẳng
+ Giữ đầu của bạn ở vị trí trung lập, nhìn về phía sàn nhà, nâng cánh tay và chân hướng lên trần nhà sao cho chân và tay tạo thành 2 lực đối nhau làm lưng bạn giãn ra
+ Giữ tư thế này trong 3 giây và lặp lại 10 lần
4. Life extension
Bài tập này giúp kéo căng cơ ngực, làm săn chắc và tăng cơ lưng. Bạn thực hiện như sau:
+ Đứng thẳng chân, đầu gối thả lỏng, ngực thẳng và hai xương bả vai cân xứng
+ Giơ hai tay qua đầu thành tư thế chữ Y, bàn tay nắm với ngón tay cái duỗi thẳng chỉ về phía sau
+ Hãy hít 2 – 3 hơi thở sâu và giữ nguyên tư thế này khi thở ra
5. Thoracic spine foam rolling
Cách chữa gù lưng này không chỉ tốt cho cơ đùi, cơ lưng, cơ bụng mà còn giúp cột sống của bạn được massage. Bạn thực hiện như sau:
+ Nằm ngửa trên sàn, hai bàn tay đan vào nhau đặt sau đầu hoặc hai tay duỗi thẳng song song với đầu gối
+ Đặt con lăn bọt ở dưới phần lưng trên
+ Nhẹ nhàng di chuyển lưng trên con lăn bọt để các cơ và cột sống được xoa bóp
+ Thực hiện động tác này 30 giây đến 1 phút
Sau khi sinh hệ xương của phụ nữ bị suy yếu rất nhiều, nếu không được bổ sung canxi, giữ đúng tư thế cơ thể sẽ rất dễ bị gù lưng. Marry Baby hi vọng rằng cách chữa gù lưng bằng 5 bài tập trong bài viết này có thể giúp chị em dần lấy lại được vóc dáng.
Nữ ca sĩ cho biết, hiện tại cô chăm ba con (một con riêng của chồng): Kem, KOi, Kid nhiều khi còn sao lãng, giờ thêm KiO nữa thì thật sự bất công cho mấy đứa nhỏ vì không được chăm sóc đồng đều.
Triệt sản sau sinh mổ lần 3 là quyết định đúng đắn
Hải Băng tâm sự:
“Nhiều người thích kiểu trời sinh trời nuôi nhưng Băng thì không như vậy. Băng đã xác định đẻ một đứa bé ra là phải chuẩn bị rất nhiều thứ từ tâm lý cho đến vật chất để con mình được lớn lên đầy đủ và yêu thương.
Về vấn đề sức khoẻ, Băng nghĩ việc thắt ống dẫn trứng trong quá trình mổ lấy thai là quá hợp lý và Băng cho đó là sự lựa chọn sáng suốt của mình“.
Theo bà xã Thành Đạt, việc một số người không hiểu cho rằng triệt sản sau sinh mổ sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt về sức khỏe và cả thần kinh là sai lầm, nên cô đã đăng tải một dòng trạng thái rất dài, chia sẻ cụ thể về vấn đề này cho mọi người cùng hiểu rõ.
“Các bạn nên hiểu triệt sản chẳng qua là chỉ buộc cái ống dẫn trứng lại chứ không cắt bỏ bất cứ gì trên bộ phận cơ thể. Thế nên thắt ống dẫn trứng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chu kỳ kinh nguyệt, thần kinh của phụ nữ.”
“Có một số trường hợp thai ngoài tử cung hay thai cả trong lòng tử cung do ống dẫn trứng có khả năng nối lại một cách tự nhiên chứ không phải triệt là được 100%. Mấy bạn chưa tìm hiểu và nói là triệt sản xong bị hâm, thần kinh làm Băng buồn cười quá“, cô tâm sự.
Một quyết định được nhiều người ủng hộ
Nữ ca sĩ chia sẻ thêm:
“Băng cảm thấy bản thân từ giờ về sau 3 đứa con đối với Băng là quá đủ để chăm sóc nuôi và dạy sao cho tốt, chứ không phải cứ đẻ ra rồi con tự hít không khí để lớn với không dạy mà tự nhiên thành người.
Vì sức khỏe của chính bản thân, với 3 lần mổ lấy đi rất nhiều thứ thì việc ngừng đẻ là điều mà Băng cảm thấy sáng suốt nhất”.
[inline_article id=244964]
Dưới phần bình luận, nhiều người đồng quan điểm với Hải Băng và cho rằng phụ nữ mổ bắt con nhiều lần không tốt và nên triệt sản sau sinh mổ lần 3.
Facebook Hồ Thảo viết: “Em cũng mổ ba bé và cũng triệt sản. Em thấy bình thường và thoải mái hơn và không còn cảm giác lo sợ dính bầu“.
Trong khi đó, Facebook Nguyễn Quang Vinh chia sẻ: “Phụ nữ bầu bí rồi đẻ, phục hồi cơ thể rất lâu. Nếu được tôi vẫn ước người đàn ông triệt sản thì tốt hơn, có thể thắt ống dẫn tinh thay vì ống dẫn trứng. Chỉ là suy nghĩ sao phụ nữ khổ quá thôi chứ không có ý gì“.
Hải Băng đang ở những ngày cuối của thai kỳ. Cô đang đếm ngược thời gian từng ngày để đến bệnh viện sinh mổ đón con chào đời. Lần sinh này bà xã Thành Đạt phải đối diện với nhiều rủi ro hơn vì mang bầu lần ba sau khi sinh con thứ hai mới tròn 3 tháng, vết mổ còn chưa lành.
Để rút ngắn thời gian dưỡng sức, sớm lành vết mổ đẻ, trong cuộc sống hàng ngày, mẹ cần nhớ kỹ “6 chữ không” để sớm phục hồi sức khỏe sau sinh mổ dưới đây nhé,
Không nằm nhiều nếu muốn nhanh phục hồi sức khỏe sau sinh mổ
Theo quan niệm xưa, nhiều bà và mẹ cho rằng, phụ nữ sau sinh thì không nên đi lại hay hoạt động nhiều mà nên nằm im một chỗ. Tuy nhiên, theo quan điểm hiện đại, mẹ sau sinh mổ không nên kiêng nằm nhiều mà cần tăng cường vận động thể chất để giúp máu huyết lưu thông, nhanh chóng hồi phục.
Mẹ đẻ mổ nằm quá nhiều có thể khiến tâm trạng không thoải mái, dễ chóng mặt, choáng váng, máu huyết lưu thông kém và dễ có nguy cơ thuyên tắc phổi.
Không kiêng tắm kẻo bị nhiễm trùng vết mổ
Nhiều mẹ sau sinh vẫn giữ quan niệm sinh đẻ là phải kiêng tắm rửa. Việc kiêng tắm rửa khiến mẹ luôn trong tình trạng nóng nực bực bội, bức bối khó chịu, dễ đẫn đến stress, căng thẳng, trầm cảm sau sinh.
Việc mẹ kiêng tắm rửa cũng dễ làm nhiễm trùng vết thương và gây ảnh hưởng đến em bé. Nó khiến bé có thể nhiễm khuẩn khi bú sữa mẹ, do cơ thể mẹ không được vệ sinh sạch sẽ.
[inline_article id=242706]
Cách phục hồi sức khỏe sau sinh mổ: Không ăn quá no kẻo hại dạ dày
Trước khi bước vào cuộc đại phẫu để đón em bé chào đời, mẹ không được ăn uống để ngừa tình trạng thức ăn trong dạ dày trào ngược vào phổi do hít phải.
Chính vì nhịn quá lâu, lại thêm mất sức sau ca mổ, nhiều mẹ sẽ cảm thấy đói vô cùng, chỉ muốn ăn thật no. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ, trong quá trình đẻ mổ, bác sĩ đã tác động đến thành ruột, dạ dày khiến dạ dày bị ức chế, ruột yếu đi.
Nếu mẹ ăn quá nhiều, thức ăn sẽ tích tụ trong dạ dày và ruột. Khi các cơ quan này còn yếu không tiêu hóa được, dễ dẫn đến bị táo bón, đầy hơi, không có lợi cho quá trình phục hồi sức khỏe sau sinh mổ.
Sau sinh mẹ nên nghỉ ngơi khoảng 6 giờ rồi có thể ăn cháo loãng, xúp, sau 2-3 ngày. Khi hệ tiêu hóa đã hoạt động trở lại, mẹ có thể ăn cơm.
Thời gian để mẹ có thể phục hồi sức khỏe sau sinh mổ ít nhất là 42 ngày, đó là với những mẹ sinh thường. Với các mẹ sinh mổ phải rạch từng lớp da thịt, mẹ sẽ mất nhiều thời gian hơn để cơ thể trở lại trạng thái ban đầu.
Nếu mẹ quan hệ vợ chồng trở lại trong thời gian ngắn sau sinh, có thể làm ảnh hưởng đến vết mổ, khiến quá trình hồi phục của mẹ trở nên khó khăn và lâu hơn. Tốt hơn hết, mẹ nên chờ cho đến khi thấy mình đã hoàn toàn sẵn sàng và vết thương mổ đẻ đã lành.
Một số mẹ sau sinh mổ chưa lâu đã làm việc nặng, xách vật nặng mà không lường trước rằng điều này có thể làm ảnh hưởng đến vết thương mổ đẻ, làm bục vết thương, nhiễm trùng vết thương.
Sau sinh mổ cơ thể mẹ còn yếu ớt, việc phải gắng sức mang vác quá nặng cũng khiến mẹ mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu.
[inline_article id=244165]
Cách phục hồi sức khỏe sau sinh mổ: Không tập luyện thể thao quá sớm
Vì lo sợ rằng vóc dáng của mình sẽ ngày càng xồ xề xấu xí sau sinh, nhiều mẹ vừa sinh con vài ngày đã vội vàng tìm cách tập luyện để giảm cân sau sinh. Khi mẹ gắng sức tập luyện có thể làm ảnh hưởng đến vết mổ đẻ.
Tập luyện quá sớm sau sinh mổ cũng khiến mẹ dễ bị choáng váng, ngất xỉu, mệt mỏi. Mẹ nên chờ cho đến khi vết thương lành hẳn rồi hãy quyết định có tập luyện hay không.
Ngoài ra sau sinh mổ, cơ thể mất nhiều sức lực, năng lượng, thay vì ăn uống kiêng khem, mẹ nên ăn đa dạng thực phẩm. Đặc biệt là những thực phẩm lợi sữa giúp tử cung đàn hồi tốt, cho mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh mổ, cơ thể trở lại trạng thái ban đầu.
MarryBaby xin được gợi ý cho các mẹ bỉm thuốc tiêu sữa Vinafolin là một nhãn hàng thuốc tiêu sữa được nhiều mẹ bỉm lựa chọn. Để biết công dụng của lọai thuốc này ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu về nhãn hàng này trong phần dưới đây nhé.
Thuốc tiêu sữa Vinafolin là gì?
Vinafolin là thuốc gì? Vinafolin là một loại thuốc tiêu sữa hay còn gọi thuốc cắt sữa. Thành phần chính của thuốc là Ethinylestradiol – một loại estrogen tổng hợp có tác dụng hỗ trợ điều trị thay thế hormone sinh dục nữ. Khi estrogen đi vào sữa mẹ, nó giúp giảm lượng sữa của mẹ và làm cho quá trình cai sữa dễ dàng hơn.
Thuốc vinafolin có tác dụng gì? thuốc Vinafolin cai sữa còn được sử dụng để điều trị một số vấn đề cho phụ nữ mãn kinh như giảm chức năng tuyến sinh dục, dự phòng loãng xương và rối loạn vận mạch. Bên cạnh đó,thuốc cũng hỗ trợ điều trị tạm thời ung thư tuyến tiền liệt cho nam giới.
Tuy nhiên, mặc dù việc sử dụng thuốc uống tiêu sữa Vinafolin được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Nhưng nếu bạn quyết định sử dụng thuốc Vinafolin cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Bởi vì, nếu sử dụng không đúng tác dụng, liều dùng thì sẽ dẫn đến tác dụng phụ không hề tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Về cách dùng và liều dùng của thuốc Vinafolin, thì thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và dùng bằng đường uống. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc tiêu sữa, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi vì, liều dùng thuốc cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp, tình trạng sức khỏe và đối tượng sử dụng.
Chẳng hạn, bạn có thể tham khảo liệu trình sử dụng thuốc Vinafolin như dưới đây:
Điều trị thay thế hormone: Dùng Vinafolin 1 viên mỗi ngày.
Điều trị suy giảm tuyến sinh dục: Dùng Vinafolin 1 viên x 3 lần.
Điều trị tạm thời carcinom tuyến tiền liệt: Dùng Vinafolin 3,4 viên mỗi ngày.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể và phù hợp với trường hợp của bạn.
Chống chỉ định và tác dụng phụ của thuốc Vinafolin
1. Trường hợp chống chỉ định
Thuốc uống tiêu sữa Vinafolin có những chống chỉ định quan trọng mà người dùng cần lưu ý:
Thuốc không được dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Không sử dụng thuốc nếu có khả năng dị ứng với các thành phần của thuốc.
Người lớn tuổi và người bị suy giảm chức năng thận cũng không nên sử dụng thuốc.
Không sử dụng cho bệnh nhân bị chảy máu âm đạo bất thường hoặc viêm tĩnh mạch khối.
2. Tác dụng phụ của thuốc tiêu sữa Vinafolin
Thuốc Vinafolin cũng có thể gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, tác dụng này phụ thuộc vào liều lượng, thời gian điều trị và tình trạng của phụ nữ trước hoặc sau mãn kinh. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc uống tiêu sữa Vinafolin bao gồm:
Viêm lợi
Chán ăn
Buồn nôn
Tiêu chảy
Chóng mặt
Trướng bụng
Tăng huyết áp
Tăng canxi máu
Tăng cân nhanh
To vú ở đàn ông
Co cứng cơ bụng
Tạo cục huyết khối
Kích ứng da, rám da, sạm da
Nhức đầu hoặc đau nửa đầu
Thay đổi về nhu cầu tình dục
không dung nạp kính áp giác mạc
Phù, đau vú hoặc ấn vào đau, to vú, u vú
Chảy máu trong khi sử dụng thuốc, cường kinh, vô kinh, đau bụng kinh
Ngoài ra, khi uống thuốc cũng có một số tác dụng phụ hiếm gặp khác như viêm tĩnh mạch huyết khối, nghẽn mạch phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Do đó, khi sử dụng thuốc Vinafolin bạn cần thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thuốc này cũng chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ trong thời gian không quá một năm.
Nguy cơ mắc bệnh huyết khối và nghẽn mạch do sử dụng Vinafolin sẽ tăng theo tuổi và tình trạng hút thuốc lá. Do đó, phụ nữ trên 35 tuổi nên ngừng hút thuốc lá khi sử dụng thuốc này. Bên cạnh đó, phụ nữ có rối loạn chức năng tim hoặc thận, động kinh, đau nửa đầu, hen hoặc u xơ tử cung cần được bác sĩ theo dõi cẩn thận khi sử dụng Vinafolin để bệnh không trở nặng.
Lưu ý khi dùng thuốc tiêu sữa Vinafolin
Tuy tác dụng của thuốc tiêu sữa còn phụ thuộc vào từng loại thuốc, đặc điểm cơ thể, chế độ ăn uống và cách sử dụng của mỗi người. Nhưng khi sử dụng thuốc, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Luôn tuân thủ đúng liều dùng: Quan trọng nhất, mẹ nên tuân thủ đúng liều dùng và luôn liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng phụ xuất hiện.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi rơi vào trường hợp: Mẹ có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh như đau dạ dày hoặc các bệnh nguy hiểm như HIV, lao, ung thư,..
Để đảm bảo an toàn nhất khi sử dụng: Bạn hãy đến thăm khám và thảo luận với bác sĩ để được tư vấn về việc sử dụng loại thuốc tiêu sữa phù hợp với trường hợp của mẹ.
Không cho bé bú sữa mẹ sau khi uống thuốc tiêu sữa: Nếu bạn muốn cho con bú sữa thì nên dùng sữa công thức để cung cấp dinh dưỡng cho bé. Bạn nên ngừng cho con bú trước khi bắt đầu uống thuốc tiêu sữa từ 4-5 ngày. Vì tác dụng của thuốc sẽ xuất hiện sau khoảng 2 ngày sử dụng và khi nguồn sữa đã đứt thì mẹ nên ngừng uống thuốc.
[key-takeaways title=”Có nên cai sữa bằng thuốc Vinafolin không?”]
Quyết định cai sữa và sử dụng thuốc tiêu sữa là một vấn đề cá nhân và tùy thuộc vào cuộc sống của mỗi người mẹ. Tuy nhiên, việc uống thuốc tiêu sữa Vinafolin cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Một điều quan trọng cần lưu ý là khi uống thuốc tiêu sữa, mẹ không nên cho con bú. Vì thuốc tiêu sữa có chứa nhiều chất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Ngoài ra, bạn cũng không nên lạm dụng thuốc tiêu sữa vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bản thân.
[/key-takeaways]
Những vấn đề liên quan đến việc dùng thuốc tiêu sữa
1. Uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa?
Bạn uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa? Sau khi sử dụng thuốc tiêu sữa Vinafolin, sữa mẹ thường sẽ tiêu hết chỉ sau khoảng 2 – 3 ngày. Thuốc tiêu sữa có tác dụng thay đổi hormone để làm giảm tiết sữa và không thể kích sữa trở lại.
Uống thuốc tiêu sữa có ảnh hưởng gì không? Có thể khẳng định rằng, việc uống thuốc sẽ làm tiêu sữa rất nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, uống thuốc tiêu sữa có ảnh hưởng gì không? Thực tế, chúng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc cai sữa cho mẹ sau sinh sẽ làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ một cách nhanh chóng. Và do đó, không chỉ thể chất mà ngay cả tinh thần; tâm trạng của người mẹ cũng có ít nhiều thay đổi.
Ngoài ra nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
Buồn nôn và nôn
Chóng mặt
Tụt huyết áp
Mệt mỏi
Đau bụng
Chán ăn
[recommendation title=”Lưu ý:”]
Không phải ai uống thuốc cai sữa cũng gặp phải tác dụng phụ: Rất nhiều chị em đã uống và hoàn toàn khỏe mạnh bình thường.
Ảnh hưởng của thuốc cai sữa đối với mỗi người là khác nhau: Tùy theo đặc điểm thể chất, chế độ ăn uống, cách sử dụng… của từng người mẹ.
[/recommendation]
3. Uống thuốc tiêu sữa có nên vắt sữa không?
Uống thuốc tiêu sữa có nên vắt sữa không? Bạn không nên vắt sữa khi dùng thuốc tiêu sữa. Vì mục đích chính của thuốc tiêu sữa là làm giảm sự sản xuất sữa mẹ. Nếu bạn vắt sữa trong khi sử dụng thuốc tiêu sữa có thể kích thích sự sản xuất sữa mẹ trở lại.
4. Mẹ uống thuốc tiêu sữa có cho con bú được không?
Uống thuốc tiêu sữa có cho con bú được không? Khi mẹ đang uống thuốc cai sữa cần tránh tuyệt đối không cho trẻ bú sữa mẹ. Bởi vì, các thành phần trong thuốc có thể khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Như vậy bạn đã hiểu rõ hơn về thuốc tiêu sữa Vinafolin. Đây là một loại thuốc có thành phần chính của thuốc là Ethinylestradiol – một loại estrogen tổng hợp giúp giảm lượng sữa của mẹ và làm cho quá trình cai sữa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để an toàn cho mẹ và bé nhé.
Bỏ bú cho bé mẹ bị căng sữa là tình trạng rất thường gặp và phổ biến. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày hoặc vài tuần là sẽ tự hết.
Về cơ bản, không có gì là nghiêm trọng, chỉ trừ một số ít trường hợp cần phải nhờ đến sự trợ giúp từ bác sĩ.
Vì sao bỏ bú cho bé mẹ bị căng sữa?
Tình trạng bỏ bú cho bé mẹ bị căng sữa xảy ra do cơ thể người mẹ không thể ngay lập tức ngừng sản xuất sữa, mà cần có thời gian quen dần.
Ngoài dấu hiệu căng sữa thường thấy, những dấu hiệu khác có thể xuất hiện như ngứa sưng, đau tức ngực, hai ngực bị căng và khó chịu bởi mô tuyến sữa bị phù nề. Thậm chí có mẹ còn xuất hiện cảm giác mệt mỏi và bị sốt cao.
Tình trạng này sẽ tự hết sau một thời gian cai sữa cho bé nhưng cũng sẽ gây khó chịu cho cuộc sống của mẹ. Thế nên, nhiều chị em thường áp dụng những cách giảm căng sữa khi cai sữa.
Tuy nhiên, vẫn có chị em cứ thế “chịu trận”, để mọi chuyện trôi qua tự nhiên. Cách này nhiều khi cũng sinh chuyện. Sữa bị ứ đọng, gây ách tắc trong hệ thống các ống dẫn, khiến ngực đau hơn do bầu vú bị sưng tấy, viêm tắc tia sữa, nặng hơn có thể bị áp xe vú.
Một số mẹ vì không muốn tình trạng này xảy ra nên đã thực hiện việc vắt sữa đi để giảm tình trạng bỏ bú cho bé mẹ bị căng sữa.
Cai sữa mẹ căng sữa phải làm sao? Cách giảm căng sữa khi cai sữa
Phần lớn nguyên nhân bỏ bú cho bé mẹ bị căng sữa là do cách thực hiện của mẹ quá đột ngột. Để bắt đầu quá trình cai sữa, mẹ nên thực hiện chậm và từ từ để cơ thể con và mẹ có thời gian thích nghi.
Ngoài ra, chị em cần chú ý những điều này:
Mức độ căng sữa và sản xuất sữa sẽ giảm dần khi nhu cầu sản xuất ít đi
Thường phụ nữ lần đầu làm mẹ bị đau do cai sữa sẽ thắc mắc cai sữa mẹ căng sữa phải làm sao. Tuy nhiên, đây là tình trạng thường gặp và tự hết sau một thời gian. Mẹ không cần tới bệnh viện bởi việc này sẽ không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và ít bị biến chứng nghiêm trọng.
Tình trạng bỏ bú cho bé mẹ bị căng sữa, căng đau nơi ngực chỉ kéo dài lâu nhất là 1 tuần, sau đó lượng sữa tiết ra sẽ giảm dần, giảm gánh nặng cho bầu ngực khi sữa quá nhiều.
Như vậy, cách giảm căng sữa khi cai sữa không quá khó. Mẹ hãy từ từ gia giảm tần suất cho bé bú sẽ bớt cảm giác khó chịu.
[inline_article id=162248]
Nên và không nên làm gì khi bị căng sữa?
Nếu không muốn bỏ bú cho mẹ bị căng sữa, mẹ cần cập nhật những điều nên và không nên dưới đây khi bắt đầu cai sữa cho bé.
1. Những điều nên làm khi cai sữa cho con
Cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa phải làm sao? Nếu bỏ bú cho bé mẹ bị căng sữa, mẹ nên thực hiện những biện pháp sau:
Đặt một chiếc khăn lạnh, chai nước lạnh, hoặc băng gel lạnh chườm lên bầu ngực trong khoảng vài phút. Mỗi ngày làm như vậy khoảng vài lần.
Massage vú khi mẹ sờ thấy hai bầu vú nổi cục (dấu hiệu cho thấy tuyến sữa bị tắc). Mục đích là để làm tan sự tắc nghẽn bằng các động tác massage.
Sử dụng những thực phẩm giúp cai sữa như lá lốt, măng tươi, lá dâu… Theo dân gian, đây đều là những loại lá hỗ trợ tiêu sữa nhanh. Tuy nhiên, mẹ cũng cần nhớ đảm bảo cân bằng nguồn dinh dưỡng.
Để một lớp lá bắp cải lên bầu ngực, mặc áo lót bên ngoài, có thể sử dụng ngay cả khi đi ngủ. Mỗi chiếc lá có thể dùng trong vòng 24 – 48 giờ.
Cố gắng ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi và thư giãn vào mỗi buổi tối bằng thói quen bạn thích.
Trò chuyện, tâm sự với chồng, người thân. Đừng ngại, bởi đó là một liệu pháp đơn giản giúp cải thiện tâm trạng, nâng cao tinh thần của mẹ.
Nếu quá đau tức ngực, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol.
2. Những lưu ý cần tránh khi bị căng sữa
Bỏ bú cho bé mẹ bị căng sữa phải làm sao? Bên cạnh những giải pháp trên, mẹ cần tránh những việc sau:
Hạn chế chườm nóng bầu ngực, vì có thể kích thích tiết ra nhiều sữa hơn. Tuy nhiên, ngâm mình trong bồn nước tắm ấm thì không sao bởi sẽ giúp mẹ được thư giãn và giải tỏa căng thẳng tốt.
Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng vú, không mặc những chiếc áo lót bó chặt
Không che giấu hoặc xem nhẹ mọi vấn đề bất thường. Kiểm tra bất kỳ dấu hiệu xấu nào (bầu ngực sưng đỏ, có mùi hôi lạ, đau ngực quá mức, sốt,…). Nếu rơi vào tình huống này, hãy đi khám để phòng trừ bị viêm tuyến sữa hoặc bệnh nào khác.
[inline_article id=297196]
Thông thường tình trạng cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu cơn đau căng tức ngày càng nặng hơn thì mẹ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và phát hiện sớm vấn đề.
Cách chữa dị ứng thì rất nhiều, thậm chí có thuốc để uống cho hết dị ứng ngay lập tức. Tuy nhiên, các mẹ sau sinh đâu thể cứ thích là dùng bởi có thể gây ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Một số bài thuốc Đông y đặc trị hoặc sử dụng những cây cỏ tự nhiên lành tính hay những mẹo vặt dân gian sẽ mang đến mẹ cách khắc phục an toàn và hữu hiệu.
Dị ứng sau sinh là gì?
Dị ứng sau khi sinh là bệnh lí ngoài da thường gặp ở những mẹ có cơ địa nhạy cảm. Khi tiếp xúc với một hay nhiều tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài hay một số thay đổi bên trong cơ thể.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh dị ứng đang ngày càng phổ biến ở nước ta, chiếm khoảng 20-30% dân số. Trong đó, ở phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh là 5-10%.
Đến nay chưa có thông tin nào khẳng định nguyên nhân chính gây dị ứng. Tuy nhiên, dựa vào các kết quả chẩn đoán của các bà mẹ bỉm sữa đến khám và điều trị tại các bệnh viện da liễu trên cả nước. Hầu như bệnh được xác định là do hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy giảm cộng với việc tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh dị ứng từ bên ngoài như nguồn nước, thức ăn, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, thời tiết…
Khi bị tấn công, cơ thể không đào thải hết được những phản ứng dị ứng xâm nhập. Về lâu dài bệnh sẽ bùng phát và gây ra một số biểu hiện trên da như ngứa, nổi mẩn đỏ, sưng phù, khó thở….
Vị trí ngứa có thể gặp ở bất kì đâu trên cơ thể nhưng chủ yếu ở mặt, cổ, lưng, cánh tay… gây ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, sinh hoạt và thẩm mỹ trên da của mẹ nếu không có biện pháp khắc phục.
Một số cách điều trị dị ứng sau sinh mẹ cần biết
Để đối phó tình trạng dị ứng sau sinh, mẹ cũng có thể áp dụng các phương pháp sau đây:
Xông hơi, tắm bằng nước nấu từ thảo dược
Các mẹ có thể dùng những nguyên liệu đơn giản trong cuộc sống như bưởi, chanh, sả, gừng, tía tô, bạc hà, ngải cứu, ổi, hương nhu, kinh giới, quế… giúp mang đến cảm giác dễ chịu. Mỗi lần xông chỉ cần số ít các loại lá kể trên là được. Trong và sau khi xông cần kiêng kị gió nước. Quá trình thực hiện cũng khá vất vả đối với phụ nữ mới sinh.
Khi cơn ngứa cấp tính kéo đến, chị em hãy lấy túi nóng chườm lên da hoặc rang một nắm muối cho nóng rồi gói vào vải và áp vào da. Không dùng muối xát trực tiếp lên da sẽ khiến da bị mất nước, ma sát gây đau.
Trong khi chườm nóng cũng không nên gãi cọ nhiều, chịu đựng một lát hơi nóng sẽ giúp đánh tan cơn ngứa khó chịu. Các mẹ lưu ý, khi dùng cách này, lấy nước hoặc muối rang ở nhiệt độ ấm nóng vừa phải, nóng quá sẽ gây tổn thương da, khiến bệnh có thể nặng hơn.
Uống trà thảo mộc
Uống trà hoa cúc sẽ làm giảm tình trạng táo bón cả ở cả mẹ lẫn con đang bú, hơn nữa nước trà giúp trẻ hóa làn da, giải tỏa căng thẳng giúp người uống thư giãn và ngủ ngon giấc hơn.
Trà hoa cúc được đánh giá là có tác dụng làm nhẹ các triệu chứng dị ứng da, bệnh nổi mề đay. Nên uống khi trà còn nóng.
Bên cạnh uống nước trà các chị hãy tận dụng phần bã để đắp lên vùng da dị ứng, để một lúc sẽ giúp các cơn ngứa biến mất nhanh chóng.
Không chỉ giúp khỏi dị ứng mẩn ngứa mà các loại trà thảo mộc này còn giúp thanh lọc cơ thể, lấy lại vóc dáng sau khi sinh rất nhanh chóng.
Mẹ có thể tham khảo thêm các công thức như mật ong nước cốt chanh, trà cam thảo táo gai, trà gừng, bạch trà, chè đen, Atiso, trà bạc hà hay các loại sinh tố, nước ép dâu, táo, kiwi…
Những lưu ý khi bị dị ứng sau sinh
Để giảm tình trạng dị ứng này, các mẹ sau sinh cần lưu ý những vấn đề sau:
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày
Khi bị dị ứng nếu không được vệ sinh sạch sẽ, cơ thể có nguy cơ phải đối mặt với chứng ngứa da, nhiễm trùng da và đối diện với nguy cơ bệnh ngày càng trở nặng. Do đó, việc đầu tiên, các mẹ nên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm ở nhiệt độ thích hợp là 36,5 độ C.
Lưu ý: Trong quá trình tắm các mẹ hạn chế cọ xát vùng da bị ngứa, tránh ngâm mình vào bồn nước quá lâu sẽ khiến da bạn nhanh khô và ngứa hơn. Chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, lau người và mặc trang phục thoáng mát là được.
Chế độ ăn uống đúng cách
Loại trừ những loại thực phẩm khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn như hải sản (tôm, cua, ốc, mực, nghiêu, sò…), trứng, thịt bò, thịt gà.
[inline_article id=215570]
Thay vào đó, bạn hãy bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin A, C, E, omega 3… có trong rau củ quả, thịt heo, thịt vịt, cá…; uống nhiều nước giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng tránh bệnh tật.
Phụ nữ sau sinh muốn chữa dị ứng cần bổ sung nhiều rau củ quả và tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ.
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng
Các yếu tố như nguồn nước, mỹ phẩm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, xà phòng, thuốc nhộm tóc… được xem là tác nhân gây dị ứng mà mẹ nên tránh xa ra. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì cần phải thận trọng đeo găng tay để không bị dị ứng. Tuyệt đối không gãi khi cảm thấy ngứa vì điều này chỉ khiến da bị xước và vết ngứa lan rộng, nguy cơ bị nhiễm trùng da cao hơn.
Chị em cũng cần lưu ý, những thuốc điều trị dị ứng từ tân dược chỉ có tác dụng cắt nhanh cơn ngứa mà không phòng ngừa tái phát, tình trạng dị ứng vẫn tiếp diễn khi ngưng thuốc.
Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng dị ứng sau sinh là các mẹ nên cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, tạo lập một chế độ sinh hoạt khoa học để phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ sau sinh.
Thực tế việc tránh thai sau khi sinh khá đơn giản, không tốn nhiều chi phí và công sức. Tuy nhiên, chị em phải chọn đúng các biện pháp tránh thai sau sinh để giúp tránh các hệ lụy nghiêm trọng với sức khỏe thể chất – tinh thần, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của bé yêu.
Thời điểm nào nên sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh?
Theo các chuyên gia y tế thì ngay sau sinh 6 tuần, cơ thể phụ nữ đã có khả năng thụ thai trở lại. Vậy nên, nếu không sử dụng biện pháp tránh thai an toàn thì bạn rất dễ bị “vỡ kế hoạch”.
Ngoài ra, kiêng cữ sau sinh để tránh thai sẽ khiến đời sống tình dục bị gián đoạn trong thời gian dài; ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Bởi vậy tránh thai sau sinh là điều rất quan trọng phải được đặt lên hàng đầu.
Tại sao cần sử dụng biện pháp tránh thai sau khi sinh?
Sau sinh, nếu bạn có thai ngay sẽ khiến sức khỏe giảm sút do cơ thể chưa kịp phục hồi sau lần sinh nở trước đó. Đặc biệt, khi sinh mổ tử cung và dạ con bị tổn thương nặng hơn. Nếu mang thai quá sớm sẽ tăng nguy cơ vết mổ bị bục gây vỡ tử cung, nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.
Bên cạnh đó, khi bạn vừa mang thai vừa chăm con nhỏ còn khiến tình trạng stress, trầm cảm sau sinh ở người mẹ nặng hơn. Đối với, thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ cũng sẽ dễ bị thiếu chất. Ngoài ra, đứa con kế khi ra đời sẽ thiếu hụt sự quan tâm, chăm sóc, hay gặp các vấn đề về tâm lý.
Với sự phát triển của ngành sản khoa thì hiện nay có rất nhiều cách tránh thai như: bao cao su, uống/tiêm thuốc, đặt vòng, cấy que tránh thai… Tùy theo cơ địa của mình mà các mẹ có thể lựa chọn một trong 9 biện pháp dưới đây:
1. Đặt vòng tránh thai nội tiết tố (IUS)
Hiện nay, đã có vòng tránh thai thế hệ mới chứa nội tiết. Đây là loại vòng được biết đến với nhiều ưu điểm. Ngoài tác dụng tránh thai, nó còn được sử dụng như là phương pháp điều trị duy trì đối với những trường hợp rong kinh rong huyết, cường kinh, bảo vệ nội mạc tử cung… Tuy nhiên, bạn nên nhớ đặt vòng không phù hợp nếu bạn tránh thai sau sinh mổ.
2. Dùng vòng tránh thai không chứa nội tiết tố (IUD)
Một số vòng tránh thai đồng không có nội tiết tố. Nhưng vòng tránh thai loại này có thể làm cho bạn bị ra nhiều khi hành kinh hơn bình thường. Đôi khi nó có thể gây đau đớn hơn rất nhiều.
Cũng giống như đặt vòng tránh thai nội tiết tố, đặt vòng tránh thai không chứa nội tiết tố cũng không phù hợp để tránh thai sau sinh mổ.
3. Sử dụng bao cao su nữ
Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, phổ biến và mang lại hiệu quả tránh thai sau sinh rất cao. Bao cao su nữ có hình dáng như một chiếc nhẫn kèm túi, được đặt ở bên trong âm đạo.
Nó sẽ ngăn cản giữ tinh dịch lại trong khi giao hợp, không cho tinh binh tiếp xúc với trứng, từ đó ngăn ngừa việc thụ thai. Ngoài ra, dùng cách tránh thai sau sinh này còn giúp tránh được các căn bệnh lây qua đường tình dục.
4. Sử dụng thuốc tránh thai chỉ có progestin
Thuốc chỉ chứa progestin (POP – progestin only pill) là một loại thuốc uống tránh thai sau sinh mổ và sinh thường mà thành phần chỉ có một chất nội tiết tố nhóm progestin (không có ethinyl estradiol). Thông thường, thuốc sẽ được chỉ định uống hàng ngày.
Loại thuốc tránh thai này phù hợp cho những phụ nữ tránh thai khi cho con bú vì không ảnh hưởng tới việc tiết sữa. Trong nhiều tài liệu, viên thuốc tránh thai chỉ có progestin còn được gọi là mini-pill.
Các mẹ cũng lưu ý thêm xác xuất mang thai khi sử dụng thuốc lên đến 8%. Đồng thời bạn phải duy trì việc uống thuốc vào một giờ nhất định hàng ngày. Và khả năng quên uống thuốc là rất cao với chứng “não cá vàng” ở phụ nữ sau sinh.
5. Tiêm thuốc ngừa thai
Thuốc tránh thai dạng tiêm là một dạng khác của thuốc viên tránh thai hormone. Thuốc tiêm có tác dụng kéo dài trong nhiều tuần hơn so với thuốc viên uống.
Những thuốc dạng tiêm này được tạo thành từ một loại hormone tương tự như progesterone. Depo-Provera và Noristerat là đại diện cho dòng thuốc tiêm tránh thai này.
Hai thuốc trên sẽ được tiêm vào cơ sâu thường là cơ mông. Trong khi thuốc Sayana Press dùng đường tiêm dưới da, thường là vùng bụng hay mặt trước đùi.
Depo-Provera và Sayana Press có tác dụng tránh thai trong 13 tuần, Noristerat có thể tránh thai trong 8 tuần. Thuốc tiêm cần được tiếp tục chích đúng thời gian để duy trì tác dụng tránh thai.
6. Dùng màng chắn âm đạo và mũ chụp tử cung
Màng chắn được thiết kế hình vòm, nông, vành dẻo làm bằng latex và được đặt vào âm đạo, bao lấy cổ tử cung. Nguyên tắc tránh thai của phương pháp này đó là ngăn cho tinh trùng gặp trứng.
Mũ chụp cổ tử cung là dụng cụ làm từ bao cao su mềm, giống như lớp màng mỏng hình mũ, kích thước nhỏ hơn màng ngăn âm đạo, được đặt sâu trong âm đạo và chụp lấy cổ tử cung.
Mũ chụp cổ tử cung có nhiều kích thước khác nhau với đường kính là 21, 23, 25, 27, 29 (mm). Phía dưới nắp chụp được tráng chất tiệt trùng.
Sau khi đặt vào âm đạo, sẽ ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào tử cung và ống dẫn trứng, đạt được hiệu quả tránh thai lên tới 48 tiếng.
Hạn chế của cách tránh thai sau sinh này đó là không ngăn được sự lây nhiễm bệnh qua đường tình dục. Bất tiện khi sử dụng vì phải đặt vào, lấy ra mỗi lần quan hệ, dễ gây nhiễm trùng đường tiểu…
7. Cấy que tránh thai sau sinh
Đây là một cách tránh thai hiệu quả hiện được rất nhiều chị em phụ nữ trên thế giới lựa chọn thay thế cho việc đặt vòng. Điều tiện lợi hơn cả là phương pháp này còn phụ hợp để tránh thai sau sinh mổ.
Theo đó, một hay nhiều que nhỏ chứa hormone progesterone sẽ được cấy vào dưới da tay và ngăn cản quá trình thụ thai.
Tuy nhiên, theo thống kê thì có khoảng 12% số phụ nữ sử dụng phương pháp cấy que tránh thai sau sinh bị vô kinh, 24% bị rong kinh và khoảng 4% bị mụn trứng cá… Ngoài ra, nó còn gây một số tác dụng phụ như tăng cân, đau đầu, đau ngực, khô âm đạo.
8. Miếng dán tránh thai sau sinh
Không phải là phương pháp phổ biến, tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ. Nhưng do sự tiện dụng nên nhiều chị em vẫn sử dụng miếng dán để tránh thai.
Miếng dán tránh thai có kích cỡ khoảng 4,5cm, khá mỏng và được dán vào vùng bụng, lưng, mông hoặc bắp tay. Chúng sẽ ngăn cản sự rụng trứng bằng cách phân phối hai hormone tổng hợp là progestin và estrogen vào cơ thể người phụ nữ.
Nếu cần tránh thai khi cho con bú, bạn nên chờ khoảng 6 tuần mới sử dụng miếng dán. Bởi nó có thể làm giảm số lượng, chất lượng sữa mẹ. Dùng miếng dán tránh thai cũng gây ra khá nhiều tác dụng phụ như đau đầu, đau ngực, ra máu âm đạo bất thường…
Đặc biệt, một số nghiên cứu cho thấy miếng dán tránh thai có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, máu vón cục. Bởi vậy, tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này.
9. Ngừa thai bằng phương pháp vô kinh
Phương pháp vô kinh phù hợp để tránh thai sau sinh mổ và cả sinh thường. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời trong thời gian ngắn. Và không phải bất kỳ bà mẹ bỉm sữa nào cũng có thể dùng cách này.
Theo đó, việc cho con bú sẽ làm tăng nồng độ prolactin trong cơ thể mẹ, ngăn trứng rụng. Nhưng với điều kiện là các mẹ phải cho con bú bằng sữa mẹ hoàn toàn, cả ngày lẫn đêm. Và khi mẹ có kinh nguyệt trở lại thì cách này hoàn toàn vô dụng.
Phương pháp tránh thai nào không nên dùng sau sinh?
1. Cho con bú vô kinh
Đây là phương pháp tận dụng hiệu quả tránh thai tự nhiên từ sữa, do quá trình cho con bú làm gia tăng nồng độ prolactin trong cơ thể mẹ. Chất này có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng, giúp tránh thai. Nhưng điều này không có nghĩa bất cứ ai cho con bú đều có thể sử dụng biện pháp này. Nếu khi cho con bú mà vẫn có kinh, bạn hãy dùng thêm bao cao su để an toàn.
2. Thuốc tránh thai
Trở ngại ở phương pháp tránh thai này là phải uống thuốc hàng ngày vào một giờ nhất định nên gây nhiều phiền phức cho chị em, nhất là với người mắc chứng giảm trí nhớ sau sinh.
Đang cho con bú uống thuốc tránh thai được không?
Khi tìm hiểu phương pháp tránh thai sau sinh, đặc biệt là tránh thai sau sinh mổ, đa số các mẹ đều lo lắng rằng các hormone chứa trong thuốc ngừa thai sẽ ảnh hưởng đến bé thông qua sữa mẹ.
Có 2 loại thuốc viên ngừa thai nội tiết tố:
Thuốc chỉ chứa progestin (POC)
Thuốc ngừa thai dạng phối hợp
Cả 2 loại trên đều có tác dụng tránh thai rất hiệu quả. Nếu đang cho con bú thì thuốc POC lại là một sự lựa chọn khôn ngoan hơn.
Nguyên nhân là do những loại thuốc kết hợp có chứa cả hormone progesterone và estrogen. Tuy những hormone này không ảnh hưởng đến bé yêu nhưng lại làm giảm việc sản xuất sữa mẹ đến 41,9%.
Nếu có ý định sử dụng thuốc ngừa thai dạng kết hợp, bạn hãy chờ cho đến khi con được 6 tháng. Bởi nửa năm đầu tiên là khoảng thời gian mà bé cần rất nhiều sữa mẹ.
Tránh thai sau sinh mổ ngoài việc chống chỉ định đặt vòng thì mẹ có thể áp dụng rất nhiều các biện pháp tránh thai khác đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhưng vẫn có hiệu quả tránh thai cao.
Một số biện pháp tránh thai sau sinh mổ tốt là thuốc cấy tránh thai, tiêm thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai, thuốc đặt âm đạo tránh thai… với hiệu quả cao, dùng đúng có thể đạt từ 91-99%.
Một số biện pháp tránh thai sau sinh mổ như bao cao su (dành cho nam và nữ), mũ cổ tử cung, màng chắn âm đạo, thuốc diệt tinh trùng… hiệu quả đạt trên 80%.
Bên cạnh đó là các biện pháp triệt sản nam, triệt sản nữ hoặc hiện nay có một biện pháp triệt sản mới mang tên Essure (một dạng màng chắn đặt vào điểm giao nhau giữa ống dẫn trứng và buồng tử cung, sau 3 tháng nút chặn này sẽ được hình thành, ưu điểm là giảm nguy cơ thai ngoài tử cung)…
[inline_article id=298877]
Mỗi một biện pháp tránh thai sau sinh mổ hay sinh thường đều có ưu nhược điểm, cũng như chỉ định và chống chỉ định riêng. Mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng. Dù chọn cách tránh thai sau sinh nào thì bạn hãy luôn nhớ không được chủ quan, phải áp dụng sớm, thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Theo quy định, giấy khai sinh của con được đăng ký bởi cha mẹ hoặc trường hợp cha mẹ không thể đi được thì có thể nhờ người thân trong gia đình. Làm giấy khai sinh cần đúng thời hạn theo quy định để đảm bảo cho trẻ các quyền lợi về mặt pháp luật và nhà nước.
Giấy khai sinh có từ khi nào?
Theo nghị định 123 và những điều quy định trong Luật Hộ tịch, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bé chào đời, ba mẹ phải làm giấy khai sinh cho bé.
Làm giấy khai sinh cho con đúng thời hạn không bị tính phí nhưng nếu quá thời gian sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Nếu quá bận rộn, mẹ có thể nhờ người thân đi làm giúp vì thủ tục không quá phức tạp.
MarryBaby giúp bạn liệt kê sẵn những giấy tờ cần chuẩn bị cũng như những thủ tục cần thiết khi làm giấy khai sinh. Lưu ý để tránh mất thời gian bạn nhé!
Thủ tục làm giấy khai sinh cho con
Bố mẹ cần tìm hiểu các thủ tục này để quá trình làm giấy khai sinh trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn
Khi làm giấy khai sinh cho bé cần giấy tờ gì?
Những giấy tờ cần thiết để làm giấy khai sinh bao gồm:
Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Với trường hợp không có giấy tờ này thì cần có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
Sổ Hộ khẩu, sổ KT3, giấy đăng ký tạm trú tạm vắng có thời hạn của ba mẹ.
CMND/Hộ chiếu Việt Nam gồm bản chính và bản photo của cha mẹ hoặc người đi làm thay.
Điền mẫu tờ khai đăng ký khai sinh tại nơi đăng ký làm khai sinh
Theo Nghị quyết 58 của Chính phủ, từ ngày 04/07/2018, cha mẹ đi khai sinh cho con không cần xuất trình giấy chứng nhận kết hôn. Nếu đăng kí khai sinh cho con trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh, cha mẹ sẽ không bị tính phí.
Đăng ký khai sinh cho con ở đâu?
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, mẹ mang những giấy tờ cần thiết nộp tại Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú, tạm trú của cha hoặc mẹ.
Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại Ủy ban Nhân dân cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.
Khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài như:
Là trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch
Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài…
Người đăng ký cần nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại Ủy ban Nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
Theo quy định chung của pháp luật, bé sau khi sinh sẽ giấy khai sinh tại nơi người mẹ đăng ký hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt, con có thể đăng ký khai sinh theo hộ khẩu thường trú của người bố.
Điều 13 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định:
“Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ. Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh”.
Nơi tiếp nhận và cấp giấy khai sinh là ở đâu?
Sau khi nộp đầy đủ giấy tờ và đúng nơi quy định, công chức Tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Thời hạn giải quyết cấp giấy khai sinh: trong 1 ngày. Trường hợp cần xác minh, không quá 05 ngày làm việc. Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính.
Thời hạn làm giấy khai sinh
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời hạn để thực hiện việc đăng ký giấy khai sinh cho con là 60 ngày kể từ ngày sinh con. Trong khoảng thời gian, vợ chồng bạn phải có trách nhiệm đăng ký giấy khai sinh cho con.
Trong trường hợp bạn và vợ bạn không thể đi khai sinh cho con, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em (Điều 14, Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch).
Nếu như hết thời hạn này, vợ chồng bạn hay gia đình bạn không thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình phạt cảnh cáo
Mức phạt theo Điều 27, Khoản 1, Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Với những trường hợp đăng ký quá hạn, mẹ hoặc người chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh sẽ bị phạt cảnh cáo.
Những trường hợp sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.
Phạt tiền từ 1.000.000-3.000.000 đồng với hành vi làm chứng sai, cố ý khai không đúng sự thật và sử dụng giấy tờ giả để đăng ký làm giấy khai sinh.
[inline_article id=227805]
Làm giấy khai sinh bao lâu thì có?
Thời hạn giải quyết cấp giấy khai sinh: trong 1 ngày. Trường hợp cần xác minh, không quá 05 ngày làm việc. Thời gian nhận giấy khai sinh: từ Thứ 2 đến sáng Thứ 7 hàng tuần.
Làm đăng ký khai sinh cho trẻ trong trường hợp đặc biệt
Với những trường hợp trẻ sơ sinh có hoàn cảnh đặc biệt, thủ tục làm giấy khai sinh sẽ có một số lưu ý như:
Đăng ký khai sinh cho em bé bị bỏ rơi
Theo đó, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ và thông báo ngay cho UBND hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban Nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ đó.
Nghị định cũng nêu rõ, sau khi lập biên bản, UBND cấp xã niêm yết tại trụ sở trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.
Hết thời hạn này, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, UBND cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng để đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em.
Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì:
Lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh
Căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh
Nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi
Quê quán được xác định theo nơi sinh, quốc tịch của trẻ là Việt Nam
Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.
Đăng ký giấy khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
Nghị định quy định UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định nêu trên; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
Đăng ký khai sinh cho bé không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ
Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại khoản 3 Điều 14 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15- 11- 2015 của Chính phủ, trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
Trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú có thể để trống phần ghi về người cha, nếu không xác định được. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, Ủy ban Nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
Đăng ký giấy khai sinh cho trẻ sinh ra do mang thai hộ
Về đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ, người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.
Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.
Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài mà chưa được đăng ký khai sinh.
Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam và nộp các giấy tờ sau đây:
Tờ khai theo mẫu quy định;
Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con nếu có;
Văn bản thỏa thuận của cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con theo quy định tại khoản 1 điều 36 luật hộ tịch đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài.
Trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo thủ tục quy định tại Khoản 5 Điều 15 của Nghị định này.
Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác và đúng quy định pháp luật thì đăng ký theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1 điều 36 luật hộ tịch.
Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.”
Thủ tục cấp giấy khai sinh quá hạn cho con
Giống thủ tục làm giấy khai sinh cho con, để đăng ký giấy khai sinh quá hạn mẹ cũng cần chuẩn bị đầy đủ giấy chứng sinh, hộ khẩu và điều mẫu đơn gửi Ủy ban Nhân dân xã, phường nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
Điểm khác biệt duy nhất là trong sổ đăng ký sẽ ghi rõ “Đăng ký quá hạn”. Với những trường hợp đăng ký quá hạn, mẹ hoặc người chịu trách nhiệm làm thủ tục giấy khai sinh cho bé sẽ bị phạt cảnh cáo.
Những trường hợp sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.
Phạt tiền từ 1.000.000-3.000.000 đồng với hành vi làm chứng sai, cố ý khai không đúng sự thật và sử dụng giấy tờ giả để đăng ký làm giấy khai sinh.
Thủ tục làm giấy khai sinh bị mất
Điều 26 Nghị định 123 quy định hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây:
Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh
Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;
Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó
Văn bản bao gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Hướng dẫn làm giấy khai sinh online
Hiện nay, tại Hà Nội đã áp dụng phương pháp đăng ký giấy khai sinh online, bố mẹ có thể tham khảo để đăng ký khai sinh trực tuyến cho bé sẽ giúp tiết kiệm thời gian rất nhiều so với cách đăng ký truyền thống như trước.
Bước 1: Trước hết, bạn hãy truy cập vào website: egov.hanoi.gov.vn
Bước 2: Tại giao diện chính, bạn sẽ nhấn vào mục các loại dịch vụ để đăng ký khai sinh trực tuyến.
Bước 3: Chuyển sang giao diện mới, dịch vụKhai sinh sẽ ở ngay đầu danh sách. Sẽ có 4 mục đăng ký giấy khai sinh khác nhau. Chọn mục Đăng ký khai sinh thông thường.
Bước 4: Chúng ta sẽ chuyển sang giao diện Đăng ký khai sinh thông thường. Tại giao diện này, công việc của bạn đó là điền đầy đủ, đúng các thông tin theo từng mục.
Trước hết chọn Quận/huyện đang sinh sống tại thành phố Hà Nội, sau đó mới chọn đến Cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Tiếp đến, chúng ta sẽ lần lượt điền các thông tin ở mục Thông tin người yêu cầu, Thông tin người được khai sinh, Thông tin Mẹ, Thông tin Cha, Thông tin khác.
[inline_article id=228639]
Bước 5: Phần Hồ sơ đính kèm, chúng ta sẽ nhấn chọn vào nút Thêm tập tin đính kèm.
Khi đã tải file hình ảnh của hồ sơ lên, tại mục Loại tập tin chúng ta sẽ click chuột vào Chọn loại giấy tờ và chọn đúng tên của hình ảnh đã tải lên có trong danh sách phía dưới.
Chúng ta tiếp tục nhấn vào nút Thêm tập tin đính kèm và tải đầy đủ các file hình ảnh của hồ sơ đã nêu bên trên.
Lưu ý: người làm đăng ký cần phải tải đúng hình ảnh cũng như chọn đúng loại giấy tờ để có thể tiến hành nhanh việc làm hồ sơ, tránh việc phải làm lại do nhập sai. Nếu nhập sai nhấn Xóa để nhập lại.
Bước 6: Phần Thông tin liên hệ bên dưới điền số Điện thoại đang sử dụng và nhập địa chỉ Email. Tiếp đến tích vào ô Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên và nhấn Tiếp tục.
Bước 7: Cuối cùng chúng ta sẽ kiểm tra lại toàn bộ các thông tin đăng ký giấy khai sinh đã kê khai, kiểm tra hình ảnh cho các loại hồ sơ đã đúng hay chưa. Bạn cần kiểm tra kỹ để tránh tình trạng nhầm hồ sơ, dẫn đến không làm được giấy khai sinh.
Nhập đúng mã xác nhận được cấp và chọn Gửi thông tin để hoàn thành các bước đăng ký làm giấy khai sinh qua mạng. Cuối cùng bạn nhận lịch hẹn và bấm Hoàn tất là xong.
Thủ tục làm giấy khai sinh cho con không nhất thiết cần đến sự có mặt của ba mẹ nên bạn có thể nhờ người thân. Đừng vì một lý do nào đó mà trễ hạn đăng ký khai sinh cho trẻ, bạn nhé! Ngoài ra mẹ cũng cần tìm hiểu thủ tục nhập hộ khẩu cho con để trẻ có đầu đủ quyền lợi pháp lý trong gia đình.