Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Sau sinh bao lâu thì có thai “tập 2”?

Không có chuẩn mực nhất định cho việc sau sinh bao lâu thì có thai lần nữa. Theo các chuyên gia, tùy theo sức khỏe, cũng như việc lần đầu bạn sinh thường hay sinh mổ, thời điểm “lý tưởng” cũng sẽ khác nhau

Nếu sinh con quá gần nhau, sức khỏe mẹ, bé cưng và cả em bé trong bụng đều không được đảm bảo. Hơn nữa, với những mẹ sinh mổ, việc mang thai ngay sau khi sinh con có thể làm vết mổ bị rách. Tuy nhiên, khoảng cách giữa 2 lần sinh con quá xa, tình cảm anh chị em có thể bị ảnh hưởng. Vậy, sau sinh bao lâu thì có thai để vừa tốt cho mẹ, vừa lợi cho con? Cùng MarryBaby tìm hiểu mẹ nhé!

Sau sinh bao lâu thì có thai
Sau sinh bao lâu thì có thai là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ

Những nguy cơ khi mẹ mang thai lại quá sớm

Dù bạn sinh thường hay sinh mổ, nếu có thai quá sớm sau sinh, bạn cũng có nguy cơ sảy thai cao hơn bình thường, do tử cung vẫn chưa kịp phục hồi. Hơn nữa, việc thức đêm, dậy sớm để chăm sóc trẻ sơ sinh cũng sẽ làm bạn kiệt sức, em bé trong bụng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Chưa kể, khi mang thai lần 2, bạn có thể phải ngưng việc cho con bú, từ đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé mới sinh.

Những mẹ sinh mổ càng cần lưu ý việc mang thai lại sau khi sinh. So với mẹ sinh thường, tử cung của những phụ nữ sinh mổ càng cần nhiều thời gian phục hồi hơn. Nghiên cứu cho thấy, những mẹ mang thai lần 2 cách lần sinh mổ đầu dưới 18 tháng có nguy cơ bị rách vết mổ cao gấp 3 lần so với những mẹ có khoảng cách giữa 2 lần sinh xa hơn. Mang thai quá sớm sau sinh mổ cũng đồng nghĩa việc bạn phải đối mặt với những vấn đề nhau thai bất thường như: nhau bong non, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược…

Bên cạnh những rủi ro về sức khỏe, việc có thai quá sớm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý. Bạn sẽ bị áp lực không nhỏ khi vừa phải chăm đứa lớn, đứa nhỏ. Chưa kể, tài chính cũng là một vấn đề làm nhiều gia đình “nhức đầu”.

Sau sinh bao lâu thì có thai? Câu trả lời tốt nhất là sau 2 năm với các mẹ sinh mổ, và khoảng 1 năm với các mẹ sinh thường. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ sau sinh nên lưu ý tình trạng sức khỏe cũng như điều kiện kinh tế gia đình để chọn lựa thời điểm mang thai lại hợp lý nhất.

[inline_article id=12270]

Có thai trước thời gian “chuẩn”, xử sao mẹ ơi?

Do chủ quan không sử dụng các biện pháp ngừa thai, nhiều mẹ mang thai lại ngay khi vẫn đang trong thời gian cho con bú. Nếu gặp phải trường hợp này, thay vì lo lắng, băn khoăn, mẹ nên đến bệnh viện siêu âm, cũng như kiểm tra sức khỏe ngay. Tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.

Trường hợp mẹ sinh mổ nhưng vết mổ ổn định, thai nhi phát triển bình thường, bạn vẫn có cơ hội giữ lại thai. Những trường hợp sức khỏe mẹ hoặc vết mổ cũ có vấn đề, bạn có thể được khuyên bỏ thai.

 

Khoảng cách “lý tưởng” giữa 2 lần sinh con

Bạn muốn 2 bé mình cách nhau 2, 3 hay 5 năm? Mỗi thời điểm sẽ có những ưu, khuyết điểm riêng. Hơn nữa, thời gian cụ thể cũng còn tùy sức khỏe và điều kiện của từng mẹ.

  • Cách nhau ít hơn 2 tuổi: Với khoảng cách này, bạn có thể dễ dàng tận dụng đồ dùng của bé đầu cho bé thứ 2. Tuy nhiên, bùi lại, bạn có thể sẽ phải đối mặt với sự tỵ nạnh của 2 nhóc tỳ. Hơn nữa, việc sinh con liền nhau cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ.
  • Cách nhau 2-4 tuổi: Vừa “hầu” một bé sơ sinh, vừa lo cho một nhóc mẫu giáo có thể không phải trải nghiệm tuyệt vời cho mẹ. Nhưng với khoảng cách này, cơ thể mẹ đã có đủ thời gian phục hồi và sẵn sàng cho một hành trình 40 tuần sắp tới. Hơn nữa, kinh nghiệm kha khá cũng giúp việc chăm sóc và nuôi dạy con “dễ thở” hơn.
  • Cách nhau trên 5 tuổi: Sự gắn bó giữa anh, chị em trong gia đình là điều bạn cần quan tâm nếu quyết định sinh con cách nhau 5 tuổi. Mẹ hoàn toàn có thể nhờ bé lớn giúp mình chăm sóc em, vừa giúp 2 nhóc gắn bó với nhau, vừa đỡ đần cho mẹ. Khuyết điểm lớn nhất: Bạn phải tốn một mớ kha khá để “tậu” lại đồ dùng và quần áo cho bé.