Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Thịt lợn sề là gì? Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không?

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe sau sinh cũng như giúp mẹ về sữa, có sữa cho con bú nhanh hơn. Hiện nay ngoài dân gian vẫn còn quan niệm ăn thịt lợn sề mất sữa, ăn thịt lợn sề hại sức khỏe khiến các mẹ sau sinh lo lắng, không biết có nên ăn loại thịt này hay không. Hiểu được nỗi lo của mẹ, MarryBaby sẽ cùng mẹ tìm lắng nghe giải đáp từ chuyên gia xem bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không mẹ nhé!

Thịt lợn sề là gì?

Thịt lợn sề là phần thịt có màu đỏ, độ dai giống thịt bò, được lấy từ những con lợn đã không còn khả năng sinh đẻ. Do chúng được nuôi bằng thức ăn công nghiệp nên bên trong thịt có thể vẫn còn các chất tăng trọng chưa được đào thải hết. 

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không?

ăn thịt lợn sề mất sữa

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Thịt lợn sề còn tồn dư chất tăng trọng

Nhiều người cũng rất băn khoăn thịt lợn sề có độc không. Nhìn chung, việc ăn thịt lợn sề có thể khiến mẹ hấp thụ phải các hóa chất tăng trọng bên trong cơ thể lợn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào cho thấy ăn thịt lợn sề có thể khiến mẹ mất sữa sau sinh. Bên cạnh đó, cách chế biến thịt lợn sề nhìn chung cũng giống như cách chế biến thịt lợn thông thường nên mẹ vẫn có thể chọn thịt lợn sề.

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Dinh dưỡng trong thịt lợn sề không cao 

Vị lợn sề đã không còn khả năng sinh sản và cũng là loại lợn già nên có thể nói là hàm lượng dinh dưỡng trong thịt lợn sề nếu so sánh với thịt lơn , thịt heo thông thường sẽ không còn hàm lượng dinh dưỡng cao. Thịt lợn sề cũng chứa nhiều cholesterol có thể khiến mẹ tăng cân sau sinh. Do đó, để tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của mẹ sau sinh và sự phát triển của trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, nên chú ý tìm kiếm các loại thực phẩm giàu dưỡng chất để có thể bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thiết yếu.

>>> Mẹ có thể đọc thêm: Những điều kiêng cữ sau sinh cần nhớ nếu không muốn trả giá đắt

Cách chế biến thịt lợn sề cần lưu ý gì?

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Cần chọn phần thịt lợn sề phù hợp với món ăn

Mẹ cần chọn phần thịt lợn sề tùy thuộc vào món ăn mà gia đình đang muốn ăn để hương vị ngon phù hợp. Có thể kể đến như:

  • Thịt vai: Thích hợp để luộc, thái lát hay sợi để trộn gỏi, xào mì vì chúng mềm và ít mỡ.
  • Đùi trước: Luộc nguyên đùi để cúng hay bày cỗ. Có thể rút xương luộc, thái khoanh cuộn bánh đa nem.
  • Chân giò: Dùng để hầm canh với củ quả như đu đủ, củ sen. Cũng có thể dùng cho món canh, bún, cháo…
  • Mỡ lưng: Dùng để thắng tép mỡ, mỡ nước để làm món mỡ hành hay cho vào thịt kho, cá kho…
  • Thăn chuột: Thích hợp chế biến món ăn cho trẻ em, người lớn tuổi vì thịt mềm ít mỡ.
  • Sườn non: Ngon nhất là nướng BBQ. Ngoài ra còn có thể hầm súp, ram mặn, kho.
  • Ba rọi: Có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chiên, kho tàu, ram mặn, xào…
  • Đùi sau: Không thể thiếu khi nấu món thịt kho tàu, kho măng. Nấu bánh canh, thịt đông, luộc…

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Lưu ý khi chọn mua thịt

  • Chọn mua thịt có màu hồng tươi, không dính khi dùng đầu ngón tay ấn vào và thịt có tính đàn hồi cao, ngửi không thấy mùi.
  • Tuyệt đối không mua loại thịt có màu đỏ bầm hay màu hơi thâm đen, mỡ có màu đỏ ối, các mạch máu nổi lên, tụ máu và có máu đỏ tía, da có hiện tượng lốm đốm… Vì đó có thể là thịt nhiễm bệnh, rất nguy hiểm cho sức khỏe. Chỉ nên mua thịt rõ nguồn gốc, được kiểm dịch tại các chợ, siệu thị.

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Bảo quản thịt đúng để không mất đi thêm dinh dưỡng và nhiễm khuẩn

  • Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không Khi mua thịt về mà chưa dùng ngay, có thể rửa sạch, để ráo, dùng khăn sạch lau cho khô, gói vào giấy sạch và cho vào ngăn chứa thịt trong tủ lạnh. Tuy nhiên, nên sử dụng thịt trong ngày để đảm bảo thịt được tươi.
  • Nếu muốn bảo quản trong thời gian lâu, cho thịt vào ngăn giữ đông. Nhưng không nên trữ trong thời gian quá dài vì thịt sẽ mất đi nhiều dưỡng chất. Nên chia thịt thành nhiều phần nhỏ để sử dụng hợp lý và dễ dàng hơn.

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Lưu ý khi chế biến

  • Với thịt đông lạnh, trước khi chế biến nên ngâm trong nước muối pha nhạt. Cách này giúp rã đông nhanh và giữ được độ tươi ngon của thịt, giảm thiểu sự tổn hao chất dinh dưỡng.
  • Khi chiên thịt, nên dùng nhiều dầu ăn cùng với lửa để thịt chín đều bên trong và vàng giòn bên ngoài.
  • Món canh, hầm sẽ ngon hơn và tiết ra nhiều chất ngọt nếu nấu với lửa nhỏ hoặc dùng nồi áp suất.
  • Thịt xào sẽ chín mềm và đậm đà khi bạn ướp thịt với hạt nêm rồi xào nhanh trên lửa lớn.
  • Món thịt nướng vẫn mềm mà không khô nếu trong lúc nướng ta phết phần nước ướp lên thịt cho đến khi chín vàng.
  • Thêm ít hạt nêm và vài tép tỏi vào nồi nước luộc thịt sẽ giúp thịt có hương vị thơm ngon.

>>> Mẹ cần đọc thêm: Những món ăn gây hậu sản mẹ sau sinh tuyệt đối phải tránh

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Các loại thực phẩm dinh dưỡng khác mẹ sau sinh nên ăn

Thịt bò nạc

thịt lợn sề có độc không

Thiếu sắt có thể khiến mẹ mệt mỏi, không đủ sức khỏe để có thể chăm sóc bé yêu tốt nhất. Hơn nữa, thiếu sắt cũng làm chậm sự phát triển của trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời.

Thay vì thắc mắc bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không, mẹ có thể nên chọn thịt bò nạc thì sẽ không phải băn khoăn suy nghĩ vì hàm lượng dinh dưỡng trong thịt bò rất nhiều và bổ dưỡng. Do đó, khi đang cho con bú, mẹ đừng quên dùng thịt bò nạc để thường xuyên bổ sung hàm lượng sắt cần thiết mẹ nhé!

Cá hồi 

Cá hồi giúp cung cấp DHA tốt cho tâm trạng của mẹ, giúp mẹ hạn chế được tình trạng trầm cảm sau sinh và giảm nguy cơ mắc phải hội chứng baby blues. Bên cạnh đó, DHA còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh của bé.

Khi ăn cá hồi, mẹ cần lưu ý rằng chỉ nên ăn khoảng khoảng 340g/tuần bởi bên trong cá hồi vẫn có chứa thuỷ ngân dù chỉ ở mức thấp.

Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp mẹ bổ sung năng lượng để có thể chăm sóc bé yêu trong cả ngày dài. Hơn nữa, ngũ cốc nguyên hạt còn giúp mẹ bổ sung thêm các loại vitamin và dưỡng chất thiết yếu để có sức khỏe tốt hơn và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ trong những tháng đầu đời.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Thực phẩm lợi sữa: 15 loại thức uống cực lợi sữa sau sinh

Rau xanh

Trong thực đơn ăn uống của mẹ hằng ngày không thể thiếu rau xanh bởi rau có hàm lượng vitamin A, vitamin C, canxi và chất chống oxy hóa cao. Ngoài ra, rau cũng có nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe. Do đó, mẹ có thể không cần thắc mắc bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không, thay vào đó, mẹ hãy chọn dung nạp ngay các loại rau xanh thì bảo đảm sẽ tốt cho sự hồi phục và chất lượng sữa cho mẹ và lợi cho em bé.

Các loại đậu

Nếu ăn chay, mẹ sẽ không cần lo lắng các vấn đề như bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không. Tuy nhiên, việc làm sao để bổ sung lượng đạm cần thiết cho bé khi mẹ đang cho con bú lại ăn chay luôn là nỗi lo của các mẹ bỉm. 

Mẹ có thể thường xuyên thêm các loại đậu vào trong thực đơn ăn uống của mình bởi các loại đậu không chỉ giúp mẹ bổ sung đạm mà còn cung cấp sắt và protein thay thế cho các loại thực phẩm làm từ động vật khác.

Bánh mì và mì ống

Bánh mì và mì ống giúp cung cấp axit folic – một dưỡng chất cần thiết trong sữa mẹ để giúp bé có thể phát triển khỏe mạnh hơn. Không chỉ vậy, nhóm thực phẩm này còn giúp bổ sung thêm sắt và chất xơ có lợi đối với sự phục hồi của mẹ trong giai đoạn đầu sau khi vượt cạn.

Cam và các loại trái cây họ cam quýt 

Phụ nữ cho con bú sẽ cần nhiều vitamin C hơn bình thường. Cam và các loại trái cây họ cam quýt có thể giúp mẹ đáp ứng được nhu cầu về lượng vitamin C cần hấp thụ hằng ngày. Mẹ có thể lựa chọn cam, quýt, bưởi,… tùy theo sở thích của mình mẹ nhé!

[inline_article id=288405]

Những lời truyền tai nhau rằng ăn thịt lợn sề mất sữa đã khiến nhiều mẹ lo lắng không biết bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không. MarryBaby đã cùng mẹ giải mã thắc mắc rồi đấy. Đừng quá lo lắng, căng thẳng vì điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé sau sinh. Thay vào đó, hãy cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mẹ nhé!

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Mẹ sau sinh mổ kiêng ăn gì để nhanh lành vết thương, hồi phục sức khỏe

Chăm sóc em bé mới sinh là một công việc khó, đặc biệt khi mẹ vừa trải qua một ca sinh mổ. Sau ca phẫu thuật mổ lấy thai, cơ thể mẹ cần một khoảng thời gian dài để hồi phục. Do đó, mẹ cần được bồi bổ bằng các loại thực phẩm đầy dinh dưỡng. Ngoài việc thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, phụ nữ sau sinh mổ kiêng ăn gì luôn được các mẹ quan tâm. Vì nhiều món ăn có thể gây dị ứng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ.

Chế độ dinh dưỡng tốt cho sản phụ sau khi sinh mổ

Tương tự như khi mang thai, nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng của mẹ cũng khác nhau trong thời kỳ cho con bú. Phụ nữ cho con bú cần bổ sung thêm khoảng 500 kcal/ngày ngoài mức dinh dưỡng hằng ngày. Ước tính thể tích sữa mẹ trung bình tiết ra mỗi ngày là 780 ml, và hàm lượng năng lượng của sữa (67 kcal/100mL).

Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ. Đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất của trẻ trong những tháng đầu đời. Do đó, ngoài mối bận tâm về việc mẹ sau sinh mổ kiêng ăn gì, mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ chất để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và con nhé. 

Thực phẩm giàu protein

Mẹ cần dung nạp đầy đủ calo và protein để duy trì các mô và mau lành vết thương.  Lượng protein được khuyến nghị hàng ngày trong thời kỳ cho con bú khoảng 120 gr – 150 gr đạm/ngày. Mẹ cũng cần mức năng lượng tới 2500 kcal – 3000 kcal/ngày để đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể. Khẩu phần ăn uống có thể chia thành nhiều bữa (5-6 bữa/ ngày).

Một số thực phẩm giàu protein gồm: thịt, cá, trứng, tôm, đậu, các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa tách kem, sữa chua ít béo, pho mát, súp lơ xanh, chuối…

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại rau có màu xanh đậm, quả hạch giàu vitamin B, trái cây giàu vitamin C và các loại hạt. Bổ sung các vi chất tự nhiên giúp thúc đẩy sản xuất collagen, tái tạo mô sẹo, chống nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ sau khi sinh mổ. Con yêu cũng được bảo vệ tốt hơn thông qua sữa mẹ. Ngoài ra, chất xơ có trong rau củ làm giảm nguy cơ bị táo bón ở người mẹ.

Sau sinh mổ kiêng ăn gì? Với các loại rau xanh thì mẹ không cần kiêng mà nên ăn đa dạng các loại. Các loại rau mẹ nên thêm vào thực đơn gồm: bông cải xanh, cải xoăn kale, rau chân vịt, cam, đu đủ, bưởi, dâu tây, cam…

>>> Mẹ có thể xem thêm: Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì: 10 loại quả tốt cho mẹ và bé

Thực phẩm giàu axit béo omega-3

Hải sản, cá béo, trứng và các loại hạt có thành phần là các axit béo tốt là DHA và EPA. Chúng cung cấp axit béo trong sữa mẹ để trẻ phát triển mạnh về thể chất và trí tuệ.

Mẹ đẻ mổ nên ăn gì? Các thực phẩm giàu sắt

Sắt có vai trò duy trì nồng độ hemoglobin trong cơ thể và hỗ trợ tái tạo lại lượng máu đã mất trong quá trình sinh nở. Các thực phẩm chứa nhiều sắt như lòng đỏ trứng, gan bò, hàu, thịt đỏ,… với nhiều cách chế biến đa dạng, mẹ có thể dùng mỗi ngày để bù lượng sau khi sinh mẹ nhé.

Ngũ cốc nguyên hạt

sinh mổ nên kiêng ăn gì

Bánh mì đen, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt… cũng là những lựa chọn tin cậy để bổ sung vào thực đơn của mẹ. Các thực phẩm giàu carbohydrate này duy trì được năng lượng, giúp mẹ có sức khỏe tốt chăm con. Các loại ngũ cốc này cũng giàu sắt, chất xơ, axit folic cùng nhiều loại vitamin rất cần thiết cho sự phát triển trong những năm đầu đời của trẻ.

Làm gì để sữa nhanh về? Uống đủ nước

Mẹ nhớ uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước và tránh táo bón. Ngoài nước ấm, mẹ cũng có thể uống nước ép trái cây tươi, sữa ít béo nữa nhé… Và mẹ nhớ phân bố lượng nước đều đặn để tăng tiết sữa mẹ.

Dùng viên uống bổ sung vitamin hoặc sữa cho mẹ sau sinh

Sau sinh mổ kiêng ăn gì? Mẹ nên kiêng ăn đồ cay, lạnh, chưa chín và khó tiêu. Nên ăn đầy đủ dinh dưỡng để nhanh lành vết thương và hồi phục sức khỏe, tăng chất lượng cho con bú.

Với các mẹ sau sinh không bảo đảm dung nạp đủ vitamin và khoáng chất từ thực phẩm, khuyến cáo là mẹ nên dùng kèm theo vitamin tổng hợp để tăng chất lượng sữa mẹ.

Mẹ cần sử dụng thêm các viên uống bổ sung theo chỉ định của bác sĩ trong 6 tháng đầu sau sinh để bổ sung sắt và canxi cho cơ thể. Đối với sắt, mẹ nên uống từ 1-2 viên bổ sung sắt mỗi ngày. Đối với canxi, mẹ có thể chọn viên uống có chứa canxi kèm kẽm và magie để cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. 

Mặt khác mẹ có thể dùng thêm sữa công thức cho mẹ sau sinh, cũng là cách tốt để bổ sung dưỡng chất nuôi con. Mẹ nên lưu ý chọn sữa có hàm lượng chất béo vừa phải nếu không muốn bị tăng cân sau sinh nhé.

Duy trì chế độ ăn cân bằng, khoa học, đầy đủ dưỡng chất là việc cần thiết để đáp ứng nhu cầu năng lượng và chất lượng sữa cho bé. Ngoài những thực phẩm sau sinh mổ kiêng ăn gì, mẹ cũng không cần thực hiện chế độ ăn kiêng đặc biệt.

[inline_article id=176585]

Mẹ sau sinh mổ kiêng ăn gì?

Sau quá trình phẫu thuật lấy thai, chức năng ruột của mẹ bị ảnh hưởng dẫn đến chức năng tiêu hóa kém. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố sau sinh cũng có thể dẫn đến chứng táo bón, gây đau đớn và khó khăn cho quá trình lành lặn vết thương.

Nếu mẹ ăn quá nhiều thức ăn hoặc ăn thực phẩm khó tiêu sẽ gây hiện tượng đầy bụng, táo bón. Vì vậy, điều quan trọng là mẹ phải biết sau sinh mổ kiêng ăn gì. 

Sau sinh mổ kiêng ăn gì? Mẹ nên tránh các loại thực phẩm dưới đây:

Các loại gia vị cay, nóng như: ớt, hạt tiêu, mù tạt…

Đồ ăn cay nóng khiến dạ dày mẹ khó chịu và có thể ảnh hưởng đến hương vị sữa mẹ. Bé cũng sẽ phản ứng với vị cay có trong sữa mẹ như đi phân lỏng, bỏ bú, quấy khóc khi mẹ cho bú… Nên tốt nhất mẹ nên hạn chế các loại thực phẩm này sau khi sinh mổ.

Các đồ ăn có tính hàn như: cua, ốc, rau đay… 

Sau khi sinh mổ, cơ thể mẹ rất yếu và dễ bị lạnh. Việc mẹ ăn các loại đồ ăn có tính hàn sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu khiến vết mổ lâu lành.

Sau sinh mổ kiêng ăn gì? Rượu bia và đồ uống có cồn 

sau sinh mổ kiêng ăn gì

Nằm trong danh sách sau sinh mổ kiêng ăn gì không thể không kể đến các loại đồ uống có cồn. Cồn trong bia rượu cần nhiều thời gian để đào thải ra khỏi cơ thể. Những chất này có thể ảnh hưởng đến nhận thức của mẹ khi chăm sóc trẻ. Lượng cồn có trong sữa mẹ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Mẹ nên loại bỏ thức uống này nhé.

>>> Mẹ có thể xem: Sau sinh uống nước đá được không?

Gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng…

Đây là các loại thực phẩm không tốt cho quá trình lành sẹo, đặc biệt là vết mổ của mẹ sau sinh. Các chất có trong những loại đồ ăn này làm tăng quá trình tạo mủ, có thể gây viêm vết mổ. 

>>> Mẹ có thể tham khảo: Bà đẻ không nên ăn rau gì? 5 loại rau mẹ cần tránh khi nuôi con bằng sữa mẹ

Sinh mổ nên kiêng ăn gì? Đồ uống có gas

Nước ngọt, nước có gas ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Tiêu hóa của mẹ sinh mổ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi lượng CO2 có trong nước ngọt có gas. Bên cạnh đó, những thức uống này có tác động tiêu cực đến sự phát triển trí não của trẻ.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Sau sinh có được uống nước ngọt không? Tác hại của nước ngọt đối với mẹ và bé

Mẹ sinh mổ kiêng ăn gì? Mẹ hãy hạn chế caffeine

Một lượng caffeine vừa phải (không quá 300 miligam mỗi ngày) từ trà, cà phê hay nước tăng lực sẽ tốt cho các bà mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, nếu mẹ tiêu thụ nhiều caffeine, cơ thể mẹ và bé đều có thể khó chịu, bồn chồn thậm chí gây ra các vấn đề về giấc ngủ.

Sau sinh mổ kiêng ăn gì? Đồ ăn chưa nấu chín

Mẹ sau sinh mổ kiêng ăn gì? Các thực phẩm tái, sống như: gỏi, rau sống… nên được loại bỏ khỏi thực đơn vì sẽ khiến mẹ khó tiêu hóa. Chưa kể, đồ chưa chín tiềm ẩn nguy cơ chứa ký sinh trùng và giun, sán có hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Thức ăn nhiều dầu mỡ, muối

Móng giò, da gà, da vịt, thịt mỡ, hay các loại đồ ăn chiên rán, xào nhiều dầu… chứa nhiều axit béo không tốt. Không chỉ ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu, chúng còn gây ra tình trạng nóng trong người, đầy bụng, khó tiêu. Một số sản phụ bị di chứng tăng huyết áp cần hạn chế ăn muối.

Sinh mổ nên kiêng ăn gì? Cẩn thận với những món có bơ

Bơ chứa nhiều vitamin và khoáng chất không chỉ tốt cho mẹ mang bầu mà còn có lợi cho mẹ sau sinh. Tuy nhiên, vì bơ có tính mát nên ăn bơ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ và khiến trẻ bị tiêu chảy, đầy bụng. Và mặc dù bơ khá tốt cho sức khỏe, nó cũng làm giảm đi sự bài tiết sữa của mẹ. 

>>> Mẹ có thể đọc kỹ hơn trong bài: Bà đẻ ăn bơ được không?

Sau sinh mổ kiêng ăn gì? Thực phẩm gây táo bón

mẹ sinh mổ kiêng ăn gì

Ngũ cốc đã qua tinh chế, các chế phẩm từ sữa bò… là thủ phạm gây ra chứng táo bón của phụ nữ sau sinh. Mẹ không biết sau sinh kiêng ăn gì thì nên hạn chế tối đa các loại đồ ăn này nhé.

[inline_article id=191248]

Hy vọng bài viết của MarryBaby trên đây có thể giúp mẹ có những thông tin cần thiết cho mẹ về sau sinh mổ kiêng ăn gì. Từ đó, mẹ xây dựng được thực đơn dinh dưỡng vừa khỏe cho mẹ, vừa đầy đủ chất cho con.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹ đã biết cách xông hơ sau sinh để trở thành “gái một con trông mòn con mắt”?

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú: Nên dùng loại nào?

Thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú  rất cần thiết cho mẹ sau sinh. Trong giai đoạn cho con bú, bổ sung canxi là điều cần thiết, nhất là phụ nữ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Lúc này, lượng canxi nạp vào cơ thể phải cung cấp cho cả mẹ và bé nhưng nhu cầu ăn uống hàng ngày thường không cung cấp đủ.

Chính vì thế, cách dùng thuốc bổ sung canxi cho mẹ cho con bú được nhiều mẹ bỉm quan tâm.

Nhu cầu canxi của phụ nữ trong giai đoạn cho con bú

Hầu hết, các mẹ bầu đều bổ sung đầy đủ canxi trong quá trình mang thai. Nhưng sau khi sinh, quá trình ấy cần tiếp tục duy trì vì nhu cầu sử dụng thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú thậm chí còn cao hơn lúc mang bầu.

Trong giai đoạn cho con bú, mẹ cần trung bình từ 1300mg mỗi ngày để cung cấp cho mẹ và bé. Quan trọng, lượng canxi cung cấp cho trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Nếu mẹ không bổ sung đủ lượng canxi cần thiết thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé sau này.

Trẻ có thể bị thiếu canxi, dẫn đến chứng hạ canxi trong máu. Trường hợp nhẹ thì dễ bị giật mình khi ngủ, ngủ không yên, hay quấy khóc,… Nặng hơn thì trẻ có thể bị co giật, rụng tóc vành khăn, còi cọc, chậm lớn, chân tay vòng kiềng,… Những biểu hiện thiếu canxi xuất hiện ngày càng rõ hơn sau vài tuần hoặc vài tháng sau sinh.

Mặt khác, mẹ sẽ đối mặt với nguy cơ loãng xương nếu bổ sung không đủ lượng canxi cần thiết.

thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú
Canxi là thành phần thiết yếu trong quá trình hình thành xương của trẻ

Thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú tốt nên dùng

Đối với mẹ đang cho con bú, mọi thay đổi về dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và nguồn sữa cung cấp cho con. Hơn nữa, bổ sung canxi thôi chưa đủ mà cần phải lựa chọn nguồn canxi an toàn, chất lượng và không gây tác dụng phụ.

Vậy, mẹ nên dùng thuốc canxi cho phụ nữ cho con bú nào?

1. Canxi Nano 

Canxi nano là nhóm thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú được nhiều mẹ bỉm lựa chọn. Canxi nano thường được chỉ định trong trường hợp mẹ bị thiếu canxi và cần phải bổ sung nhiều canxi.

Canxi nano là một dạng canxi được sản xuất theo công nghệ nano hiện đại, tạo ra các phân tử siêu nhỏ (nhỏ hơn 60nm). Nhờ kích thước này, canxi sẽ nhanh chóng hấp thu vào máu để sớm phát huy tác dụng và ít lắng đọng hơn.

Canxi nano đặc biệt phù hợp cho những trường hợp phụ nữ sau sinh và đang trong thời kỳ cho con bú. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc bổ sung sau:

  • Viên uống Calci Nano D3 giúp bổ sung canxi cho mẹ và bé.
  • Viên uống Canxi Nano Procare giúp bổ sung canxi cho mẹ đang cho con bú.

2. Canxi cacbonat

Canxi cacbonat có chứa đến 40% canxi nguyên tố nên rất dễ hấp thu vào cơ thể và nhanh chóng chuyển hóa vào trong sữa mẹ. Loại thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú này thường được chỉ định cho những trường hợp mắc bệnh hạ canxi máu hay rối loạn tiêu hóa do tiết acid bất thường trong dạ dày.

Mẹ có thể cân nhắc sử dụng Canxi cacbonat. Loại thuốc này không chỉ bổ sung canxi mà còn hỗ trợ chữa trị một số bệnh lý tiềm ẩn như bệnh loãng xương, suy tuyến cận giáp hay bệnh Tetany (chuột rút cơ, co thắt hoặc run) ở phụ nữ sau sinh.

Ngoài ra, canxi cacbonat còn có khả năng điều trị một số bệnh liên quan đến dạ dày như đau bụng, ợ nóng,… Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm có chứa canxi cacbonat sau:

  • Viên uống Ostelin Calcium & Vitamin D3 vừa bổ sung canxi và vitamin D3 cần thiết cho mẹ sau sinh.
  • Canxi Osteocare có hai dạng: dạng viên và dạng nước tiện dụng.
  • Viên uống bổ sung Canxi Nature Made Calcium 500mg+D3.
thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú
Canxi Osteocare dạng nước tiện dụng hơn cho mẹ đang cho con bú

3. Canxi citrate

Canxi citrate là thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú  thường được dùng để ngăn chặn hoặc điều chỉnh nồng độ canxi trong máu ở những mẹ thiếu canxi do không cung cấp đủ canxi qua chế độ ăn uống hàng ngày. Canxi citrate có chứa đến 21% canxi nguyên tố nên rất phù hợp với phụ nữ đang cho con bú.

Ngoài ra, canxi citrate còn hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương, mất xương,… ở phụ nữ sau sinh hoặc chứng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ. Mẹ bổ sung canxi citrate giúp xương chắc khỏe, phòng tránh bệnh xương khớp và giúp trẻ cao lớn, tăng cường canxi cho cơ thể thêm khỏe mạnh.

  • Viên uống bổ sung Canxi Biocare Calcium Citrate (90 viên).
  • Viên uống bổ sung Canxi Citracal Maximum Calcium Citrate +D3 (280 viên).

4. Canxi gluconate

Thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú canxi cluconate được dùng để phòng ngừa và điều trị các triệu chứng do hàm lượng canxi trong máu thấp gây ra. Canxi gluconate có chứa khoảng 9% canxi nguyên tố nên giúp mẹ điều trị các bệnh loãng xương, còi xương, suy tuyến cận giáp hiệu quả.

Đồng thời, canxi gluconate còn đảm bảo lượng canxi cần thiết cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Một số sản phẩm mẹ có thể tham khảo: 

  • Viên uống bổ sung Elevit Sau Sinh Breastfeeding (60 viên) xuất xứ từ Úc.
  • Viên uống bổ sung canxi hữu cơ Green Calcium.
thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú
Elevit Sau Sinh Breastfeeding giúp cung cấp đầy đủ canxi cho mẹ và bé

5. Canxi glucoheptonate

Cuối cùng chính là thuốc bổ sung canxi canxi glucoheptonate. Đây là loại thuốc thường dùng cho người không cung cấp đủ canxi qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc có nhu cầu bổ sung canxi trong giai đoạn cho con bú.

Bổ sung canxi glucoheptonate giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ điều trị và phòng tránh các triệu chứng loãng xương. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm có chứa canxi glucoheptonate như:

  • Calcium Corbiere (10ml x 30 ống/ hộp).
  • Calcium Corbiere dạng ống 5ml.
  • Canxi dạng ống Calcium-Nic Extra (5ml x 30 ống/ hộp).

Với các nhóm thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú MarryBaby gợi ý, bạn có thể chọn một trong năm loại để cung cấp nguồn canxi chất lượng và an toàn cho hai mẹ con.

Hơn nữa, nên tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh được những tác dụng phụ không đáng có.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Giải đáp thắc mắc cho mẹ: Cho con bú có uống mật ong được không?

Nếu mẹ chưa biết liệu đang cho con bú có uống mật ong được không, hãy cùng MarryBaby đi tìm lời giải đáp thắc mắc này nhé.

Mẹ cho con bú có uống mật ong được không?

Mật ong hay còn gọi là bách hoa cao hoặc bạch mật, thạch mật. Theo y học cổ truyền, mật ong có vị ngọt, tính bình, không độc, nó có công năng giải độc, giúp nhuận phế, thông tiện và điều hòa các dược liệu khác, vậy nên còn dùng mật ong để giải độc thuốc.

Lợi dụng đặc tính sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn tự nhiên, trong các phương thuốc, bài thuốc cổ xưa lẫn hiện đại mật ong đã được sử dụng rất nhiều để trị các bệnh đơn giản tại nhà. Ngoài ra khi kết hợp mật ong với các loại thảo dược, hoa quả và thực phẩm khác có thể giúp tăng khả năng chữa lành vết thương, giảm bệnh rõ rệt. 

Theo Đông y, phụ nữ sau sinh ăn mật ong để bổ máu, bồi bổ sức khỏe, giúp vết khâu nhanh lành, chống viêm nhiễm, tăng cường miễn dịch và giảm căng thẳng, mệt mỏi.

cho con bú uống mật ong được không
Cho con bú có uống mật ong được không, mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi này chưa?

Tuy nhiên, nhiều người cũng biết rằng, mật ong không an toàn cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể gây ngộ độc botulism, độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum. Vậy, với mẹ đang cho con bú có uống mật ong được không? Trao đổi về vấn đề mẹ cho con bú có uống được mật ong không, các chuyên gia y tế chia sẻ như sau:

Mặc dù thành phần của mật ong có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum không an toàn đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi. Nếu không may ăn phải loại vi khuẩn này, trẻ có thể gặp tình trạng ngộ độc, rối loạn tiêu hóa,… vô cùng nguy hiểm. Nhưng vì mẹ là người ăn/uống và hấp thụ mật ong trực tiếp, và mẹ đã có hệ tiêu hóa trưởng thành, nên có đủ khả năng vô hiệu hóa bào tử Clostridium botulinum trong mật ong nguyên chất. Do đó, các bào tử này không thể xâm nhập vào sữa mẹ, mẹ hoàn toàn có thể an tâm sử dụng mật ong nguyên chất với một lượng vừa phải.

Như vậy, mẹ cho con bú có uống mật ong được không thì câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì tốt nhất mẹ chỉ nên sử dụng mật ong đã qua tiệt trùng chứ không nên dùng mật ong tự nhiên. Ngoài ra, mẹ nên dùng mật ong từ những thương hiệu uy tín để an toàn thực phẩm nhé.

Những lợi ích của mật ong đối với mẹ

mẹ cho con bú có uống mật ong được không

Không tự nhiên mà mật ong được bình chọn là loại thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh. Trong mật ong chứa thành phần đa dạng các loại vitamin C, B1, B2, B5, B6 và các khoáng chất canxi, sắt, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng cho mẹ và bổ sung dinh dưỡng cho bé bú. 

Vậy cho con bú có uống mật ong được không? Rất được, phụ nữ sau sinh ăn mật ong rất tốt cho sức khỏe cũng như có công dụng làm đẹp hiệu quả. Cụ thể là:

  • Mật ong có tính sát trùng, kháng khuẩn nên sẽ giúp mẹ sau sinh tăng cường hệ miễn dịch và chữa một số bệnh thời tiết như cảm, ho, sổ mũi… mà không cần dùng thuốc.
  • Lượng đường tự nhiên trong mật ong cung cấp một lượng calo nhất định để sản phụ lấy lại năng lượng nhanh và chống mệt mỏi khi bị hạ đường huyết
  • Giúp điều trị vết thương ở vết rạch tầng sinh môn, các triệu chứng của bệnh đái tháo đường trong và sau thai kỳ cũng như các vấn đề rối loạn tiêu hóa khác. Tiêu biểu tác dụng này rõ nét nhất khi mẹ uống mật ong với nghệ.
  • Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng, các triệu chứng cảm lạnh và đau họng.
  • Ngăn ngừa bệnh ung thư và bệnh tim hiệu quả
  • Mật ong có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu
  • Hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả, lấy lại vóc dáng thon gọn
  • Cho con bú có uống mật ong được không? Mẹ nên uống vì mật ong giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện chứng hay quên sau sinh đấy mẹ.
  • Cải thiện giấc ngủ cho mẹ sau sinh hiệu quả

>> Mẹ có thể tham khảo: Sau sinh mổ có được uống mật ong không? Những điều mẹ nên biết

Cho con bú có uống mật ong được không – Mẹ cần lưu ý những gì?

Mẹ không lo bé sơ sinh bị ngộ độc đâu. Miễn là mẹ đừng cho bé tiếp xúc trực tiếp với mật ong là được.

Uống mật ong sau sinh rất tốt khi mẹ biết sử dụng đúng cách. Ngược lại, mật ong cũng có thể gây hại nếu mẹ không lưu ý những điều sau trước khi sử dụng:

  • Sau khi sử dụng mật ong, mẹ đừng quên rửa tay để tránh các bào tử Clostridium botulinum có thể bám trên tay mẹ và lây truyền sang cho bé.
  • Mẹ cho con bú có uống mật ong được không? Được. Để an toàn hơn mẹ hãy thảo luận với bác sĩ để tìm ra loại mật ong phù hợp và được tư vấn cách sử dụng mật ong hiệu quả với mẹ hơn trong thời kỳ cho con bú nhé.
  • Uống mật ong quá nhiều có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao có nguy cơ gây tiểu đường. Do đó, mẹ không nên lạm dụng mật ong nhiều. Liều lượng tối đa được khuyến cáo cho mẹ có thể ăn mật ong trong 1 ngày là từ 1 – 2 thìa cà phê (tùy theo mẹ thích ngọt hay không)
  • Tuyệt đối, không nên pha mật ong với nước sôi hoặc nước quá nóng, bởi nhiệt độ cao sẽ làm vỡ mất cấu trúc của mật ong, gây biến đổi thành phần. 
  • Mật ong không nên được dùng cho trường hợp mẹ bị đau bụng, đầy bụng, đi ngoài.
  • Kiểm tra rõ nguồn gốc, ngày đóng gói và hạn sử dụng khi mua mật ong.
  • Vậy mẹ cho con bú có uống mật ong được không? Được, tuy nhiên mẹ cần chú ý kiêng ăn mật ong cùng với những loại thực phẩm như: cơm, thì là, hành tây, đậu phụ, cá chép, lá hẹ… để tránh các tác dụng phụ hoặc sự kết hợp này có thể gây ra các chất độc hại cho cơ thể nhé.
  • Mẹ sau khi sinh nên uống mật ong khi còn ấm vì điều này sẽ mang đến lợi ích tốt nhất cho mẹ. 

>> Mẹ có thể tham khảo: 5 tác dụng của mật ong với phụ nữ sau sinh, mẹ đừng bỏ lỡ

Những trường hợp nào mẹ sau sinh không nên uống mật ong?

Cho con bú có uống được mật ong không? Hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học chứng minh rằng mật ong gây ra các tác dụng phụ cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Nói chung, bạn nên tránh sử dụng mật ong nếu nhạy cảm với phấn hoa hoặc từng bị dị ứng liên quan đến mật ong. 

Ngoài ra, mẹ nên tránh dùng mật ong do con ong hút mật từ hoa của cây thuộc chi đỗ quyên (Rhododendron) vì tiềm ẩn nhiều độc tính. Những người bị đái tháo đường và hạ đường huyết cũng cần phải lưu ý khi dùng mật ong, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

>>> Mẹ có thể tham khảo: Những điều kiêng cữ sau sinh cần nhớ nếu không muốn trả giá đắt

Công thức pha mật ong thơm ngon, an lành cho mẹ bỉm

Ngoài pha nước mật ong như truyền thống mẹ vẫn thường làm, MarryBaby hướng dẫn mẹ một số cách kết hợp mật ong với chanh, gừng,… cho mẹ đỡ nhàm chán trong quá trình bồi dưỡng sức khỏe của mình nhé.

1. Công thức pha trà gừng với mật ong

Với những công dụng trên, chắc chắn mẹ không còn thắc mắc mẹ cho con bú có uống mật ong được không, thậm chí với mẹ bỉm nào muốn giảm cân thì việc kết hợp mật ong và nước trà gừng là một sự lựa chọn hoàn hảo. Thức uống không những giải tỏa cơn khát tức thời mà còn giúp mẹ giảm cân thành công.

Tuy nhiên, nếu bé bị phát ban, tiêu chảy sau khi mẹ uống trà gừng với mật ong thì có thể do bé nhạy cảm với các thành phần trên. Do đó, mẹ nên ngừng sử dụng.

Nguyên liệu để pha trà gừng mật ong

  • Gừng tươi 1 củ
  • Nước lọc 1- 2 cốc
  • Nước chanh;
  • Mật ong 1-2 thìa

Cách pha chế trà gừng mật ong

  • Gừng rửa sạch và gọt bỏ vỏ sau đó thái lát mỏng
  • Đun sôi 1-2 cốc nước lọc sau đó cho vào 4-6 lát gừng ( Tùy vào số lượng sử dụng theo tỉ lệ 1-2 cốc nước 4-6 lát gừng ) rồi đun sôi khoảng 7 đến 10 phút.
  • Rót nước ra ấm trà và loại bỏ các lát gừng.
  • Cho một ít nước chanh vào ( tùy từng sở thích mẹ ) và cho thêm 1 hoặc 2 thìa mật ong nguyên chất vào sau đó khuấy đều và để nguội rồi thưởng thức.

Cách dùng

Thức uống chanh mật ong gừng có tính nóng sẽ giúp cơ thể ấm lên và có tác dụng giải cảm, trị ho. Mẹ có thể sử dụng vào mỗi buổi sáng và buổi tối để có được một cơ thể khỏe mạnh.

2. Cách pha chanh mật ong quế

mật ong và quế

Cho con bú có uống mật ong được không? Được mẹ nhé. MarryBaby gợi ý mẹ cách pha nước mật ong cùng quế vừa có tác dụng giảm triệu chứng viêm họng, vừa có tác dụng giữ ấm cổ và cơ thể, phòng ngừa cảm lạnh sau sinh rất tốt cho mẹ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

– 300ml nước nóng

– 2 muỗng canh giấm táo

– 2 muỗng nước cốt chanh

– 1 muỗng cafe mật ong

– 1 muỗng cafe bột gừng

– ¼ muỗng cafe bột quế

– ¼ muỗng ớt bột

Các bước làm chanh mật ong quế

Bước 1: Mẹ cho nước nóng vào trong ly rồi cho 2 muỗng giấm táo, 2 muỗng nước cốt chanh, 1 muỗng cafe mật ong, 1 muỗng cafe bột gừng, bột quế và chút ớt bột vào trong ly và khuấy đều hỗn hợp.

Bước 2: Khuấy xong vậy là mẹ đã có một ly nước chanh mật ong quế thơm ngon rồi.

Cách dùng

Với chanh mật ong quế, mẹ có thể dùng chúng vào mỗi buổi sáng, buổi tối giúp thanh lọc cơ thể, làm đẹp da và đặc biệt giúp chị em có được vóc dáng cân đối.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bà đẻ có ăn được mít không? Bật mí 4 tác dụng của mít với mẹ bỉm sữa

Mật ong Manuka: Cho con bú có uống mật ong được không?

Mật ong Manuka là loại mật ong được sản xuất đặc biệt tại Úc và New Zealand. Manuka là một loại hoa màu trắng thuần khiết, bản thân loài hoa này có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nên mật ong của loại hoa này được cho là có độ kháng khuẩn vượt trội so với các loại mật ong thông thường khác. Do đó, việc bạn dùng mật ong này khi đang cho con bú không có vấn đề gì. Thậm chí, mật ong Manuka còn được sử dụng để điều trị các bệnh dị ứng. Lưu ý là bạn không nên dùng mật ong để làm dịu tình trạng nứt đầu nhũ hoa, vì bé có nguy cơ bú phải.

Trên đây là giải đáp của MarryBaby về câu hỏi mẹ cho con bú có uống mật ong được không, từ đó giúp mẹ cân nhắc kỹ trong việc chọn loại mật ong chất lượng, an toàn cho bạn trong quá trình cho con bú.

[inline_article id=265289]

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh nên ăn gì và kiêng gì để mẹ tránh bệnh hậu sản và tốt sữa?

Chế độ ăn sau sinh cho sản phụ rất quan trọng bởi giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sau quá trình vượt cạn đầy gian nan, đồng thời cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết để chăm sóc con yêu. Vì vậy, mẹ cần biết sau sinh nên ăn gì và kiêng gì để cơ thể nhanh phục hồi và có thể chăm con tốt hơn. 

Mẹ sau sinh nên ăn gì?

1. Sau sinh nên ăn gì và kiêng gì? Mẹ nên ăn cá hồi

Cá hồi là món ăn đầy chất dinh dưỡng, phù hợp cho những bà mẹ sau sinh. Ngoài các chất béo lành mạnh, lượng DHA có trong cá hồi cũng hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh của bé và giúp cải thiện tâm trạng của người mẹ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mẹ sau sinh cần khoảng 330g cá hồi mỗi tuần. Tuy là một loại thực phẩm rất tốt, cá hồi vẫn có một lượng thủy ngân nhất định không tốt cho bé. Vì thế, mẹ sau sinh cần hạn chế tiêu thụ quá nhiều thực phẩm này.

Bên cạnh cá hồi, loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá tuyết, cá rô phi hoặc cá trích cũng có thể nằm trong thực đơn hàng ngày của mẹ. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà đẻ ăn được cá gì để bồi bổ sức khỏe và tăng cường sữa cho con bú?

2. Đừng quên rau củ quả

sau sinh nên ăn gì

Phụ nữ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì? Ngoài các vitamin và khoáng chất giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, lượng chất xơ trong rau củ quả cũng giúp ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, rau củ còn là nguồn canxi, vitamin C, sắt và chất chống oxy hóa có lợi cho tim.

Mẹ sau sinh nên ăn các loại rau xanh như cải bó xôi, cải cầu vồng và súp lơ xanh vì chúng chứa nhiều vitamin A. 

Bên cạnh đó, mẹ có thể hấp thụ dinh dưỡng từ những loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng,… đặc biệt là những loại đậu tối màu như đậu đen hay đậu thận. Đây là loại thực phẩm có lượng sắt và đạm thực vật dồi dào.

>> Liên quan đến vấn đề phụ nữ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì?; bạn có thể xem thêm phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì?

3. Vừa sinh xong nên ăn gì? Các loại trái cây

Mẹ không biết sau sinh nên ăn gì và kiêng gì? Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú nên ăn ít nhất khoảng 150g trái cây hoặc nước trái cây mỗi ngày. Nhu cầu vitamin C của mẹ lúc này cao hơn so với khi mang thai nên cần bổ sung loại vitamin này bằng trái cây họ cam quýt.

Quả việt quất cũng là một lựa chọn rất thích hợp đáp ứng nhu cầu năng lượng của phụ nữ sau sinh. Loại quả mọng này vừa ngon lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể mẹ.

>> Bạn có thể xem thêm: Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì: 10 loại quả tốt cho mẹ và bé

4. Ngũ cốc nguyên hạt

Một trong những loại thực phẩm sau sinh lành mạnh và nhiều năng lượng là ngũ cốc nguyên hạt. Một số loại ngũ cốc còn được bổ sung các vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu giúp mẹ đáp ứng nhu cầu hàng ngày.

Ngũ cốc nguyên hạt là loại thực phẩm rất dễ chế biến và nhanh gọn. Mẹ có thể kết hợp cùng với trái cây và sữa không béo cho một bữa sáng lành mạnh.

Một lựa chọn có thể thay thế là bánh mì ngũ cốc. Đặc biệt, trong bánh mì có chứa axit folic rất quan trọng đối với sự phát triển của em bé. 

5. Sản phẩm từ sữa ít béo

bà đẻ nên ăn gì

Sản phẩm từ sữa có chứa protein, thành phần quan trọng giúp mẹ phục hồi sau khi sinh và giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Các sản phẩm từ sữa như sữa chua hay phô mai còn là nguồn cung cấp vitamin D, vitamin B và canxi rất tốt.

Thực đơn của phụ nữ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì không thể thiếu những sản phẩm từ sữa. Trung bình cần đến 1000mg/ngày để đáp ứng đủ nhu cầu của mẹ và bé.

>> Liên quan đến vấn đề phụ nữ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì?; bạn có thể xem thêm sau khi sinh bao lâu thì được uống sữa tươi?

6. Thịt bò

Sau sinh nên ăn gì? Lượng sắt trong thịt bò có thể giúp mẹ duy trì mức năng lượng sau quá trình chăm con vất vả. Ngoài chất sắt, thịt bò là một nguồn cung cấp protein và vitamin B12 rất dồi dào các bà mẹ đang cho con bú. Vì thế, đây là thức ăn cho mẹ sau sinh không thể bỏ qua. 

Đừng sợ thịt bò sẽ ảnh hưởng vết thương, ngược lại lượng đạm sẽ giúp vết thương bạn mau phục hồi.

7. Mẹ sau sinh nên ăn gì? Trứng

Món ăn quen thuộc này vừa tiện lợi, dễ chế biến lại giàu protein. Mẹ có thể ốp la trứng để ăn vào buổi sáng, luộc trứng ăn trong bữa trưa hoặc chiên trứng ăn vào bữa tối.

Trên thị trường còn có loại trứng DHA, giúp tăng cường lượng axit béo quan trọng trong sữa mẹ.

>> Bạn có thể xem thêm: Đẻ mổ có ăn được trứng gà không? Mẹ muốn ăn phải lưu ý những điều này nhé

8. Sau sinh nên ăn gì và kiêng gì? Nên ăn nhiều gạo lứt

Một số mẹ sau sinh muốn giảm cân nặng bằng cách cắt giảm lượng carbs trong khẩu phần ăn hàng ngày. Điều này là không nên vì quá trình giảm carbs đột ngột có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.

Thay vào đó, mẹ có thể chọn gạo lứt vì sự đa dạng thành phần dinh dưỡng có trong đó. Gạo lứt có thể cung cấp cho mẹ lượng calo cần thiết trong khi có thể giảm cân nhờ vào lượng chất xơ trong gạo lứt. 

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, phụ nữ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì cũng cần lưu ý tránh một số loại thực phẩm và đồ uống. Vì chúng có thể gây hại cho mẹ và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con.

1. Mẹ hãy kiêng rượu bia

sau sinh nên kiêng gì

Sau sinh nên ăn gì và kiêng gì? Rượu, bia, các đồ uống có cồn khác truyền sang con qua con đường sữa mẹ. Chúng có thể gây hại cho sự phát triển não và cơ thể của bé. Ngoài ra, việc tiêu thụ đồ uống có cồn làm giảm lượng sữa mẹ, đồng thời khiến mẹ mệt mỏi và tăng cân bất thường.

2. Đừng dung nạp caffeine

Sau sinh kiêng ăn gì?  Caffeine là một chất kích thích đi qua sữa mẹ đến em bé và có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Caffeine có trong trà, cà phê, sô cô la, nhiều loại nước ngọt và thuốc không kê đơn.

>>> Mẹ nên xem thêm: Những món ăn gây hậu sản mẹ sau sinh tuyệt đối phải tránh

3. Bà đẻ kiêng ăn gì? Đậu phộng

Một lượng nhỏ đậu phộng cũng tốt cho mẹ sau sinh vì chúng nhiều chất béo. Nhưng nếu ăn quá nhiều cũng không tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, đậu phộng rất dễ gây các phản ứng dị ứng với những triệu chứng nghiêm trọng như nổi mề đay, khó tiêu, tiêu chảy… Vì vậy mẹ nên cẩn thận khi ăn những món ăn làm từ đậu phộng trong thời gian cho con bú nhé.

>> Ngoài vấn đề Sau sinh nên ăn gì và kiêng gì?; bạn có thể xem thêm sau sinh ăn lạc được không và những tác dụng đối với sức khỏe?

4. Mẹ nên kiêng đồ ăn cay

Đồ ăn cay nóng không hề tốt cho sức khỏe, ngay cả khi mẹ không biết sau sinh nên ăn gì và kiêng gì. Mẹ cho con bú mà ăn cay có thể khiến hệ tiêu hóa của con gặp vấn đề, bé có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt. Chính vì vậy, vì sức khỏe của trẻ, mẹ nên hạn chế ăn những loại gia vị cay nóng này.

5. Một số loại cá

Những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá thu vua, cá ngói gây hại cho não của em bé đang phát triển. Mẹ hạn chế tránh các loại cá này để đảm bảo sức khỏe con yêu khi lên danh sách sau sinh nên ăn gì và kiêng gì.

6. Rau đắng

Sau sinh nên kiêng ăn gì? Rau đắng có tính mát và lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan tốt, chữa trị nhiều bệnh lý cho cơ thể. Nhưng cũng chính vì tính hàn này nên nhiều chuyên gia khuyên phụ nữ sau sinh không nên ăn nhiều rau đắng. Chúng có thể khiến hệ tiêu hóa của mẹ gặp vấn đề như dễ đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy,… gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa và khiến trẻ dễ đau bụng, khó tiêu.

7. Vừa sinh xong kiêng ăn gì? Tỏi

Phụ nữ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì? Tỏi là gia vị cần tránh trong thực đơn cho phụ nữ sau sinh. Vì mùi tỏi sẽ tồn tại rất lâu, thậm chí kéo dài tới 2 giờ sau khi ăn, ảnh hưởng mùi vị của sữa mẹ. Bé có thể cảm thấy khó chịu và bỏ bú vì mùi lạ trong sữa.

8. Sau sinh kiêng ăn gì? Món nhiều dầu mỡ

sau sinh nên ăn gì và kiêng gì

Mới đẻ hạn chế ăn gì? Khi mới sinh và đang cho con bú, mẹ cần tránh xa những món ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán. Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo không tốt này ảnh hưởng tới không chỉ vóc dáng mà còn chất lượng sữa mẹ. Thay vào đó, mẹ cố gắng chế biến thức ăn bằng cách luộc hay hấp nhé.

>> Ngoài vấn đề sau sinh nên kiêng ăn gì?; bạn có thể tìm hiểu thêm Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? 

9. Sau sinh nên ăn gì và kiêng gì? Mẹ đừng ăn bạc hà

Bạc hà vốn có vị cay, tính hàn nên thường được dùng làm rau gia vị hoặc thêm vào nước giải khát. Tuy nhiên, bạc hà dù chỉ một lượng nhỏ thôi cũng khiến mùi vị sữa thay đổi, khiến bé chán bú và bỏ bú. Mẹ sử dụng bạc hà trong thời gian dài có thể khiến lượng sữa giảm dần rồi mất hẳn.

10. Mẹ cho con bú kiêng ăn gì? Lá lốt

Nếu mẹ cho con bú, lá lốt là một trong những thực phẩm hàng đầu cần tránh xa. Uống nước lá lốt hàng ngày làm ngưng quá trình tiết sữa của mẹ. Do đó tốt nhất sau sinh mẹ nên tránh những món ăn được chế biến với lá lốt.

Thực đơn lợi sữa cho mẹ sau sinh

Một vài món ăn đơn giản, dễ làm sau có thể giúp nguồn sữa mẹ thêm dồi dào, hỗ trợ hệ đề kháng của con:

1. Đu đủ xanh với móng giò lợn

Nguyên liệu:

  • Đu đủ 400g 
  • Móng giò: 1 cái. 
  • Gia vị vừa đủ. 

Cách làm

  • Rửa sạch đu đủ thái miếng, móng giò làm sạch chặt miếng nhỏ. 
  • Ninh nhừ móng giò, cho đu đủ vào đun chín, cho gia vị vào.
  • Ăn ngay khi còn nóng hoặc dùng làm canh ăn hàng ngày. Ăn liên tục trong 7 ngày. 
  • Món ăn này có tác dụng thông sữa, rất tốt cho những mẹ gặp tình trạng ít sữa hoặc sữa loãng.

2. Cháo thịt nạc, tôm tươi cho câu hỏi “sau sinh nên ăn gì và kiêng gì?”

Nguyên liệu:

  • Gạo ngon 60g
  • Tôm tươi 200g
  • Thịt nạc 60g
  • Gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. 

Cách làm: 

  • Thịt lợn nạc, tôm đã bóc vỏ băm nhỏ. Gừng thái chỉ. 
  • Nấu nhừ gạo thành cháo cho các thứ trên vào đun khoảng 15-20 phút. 
  • Cho gia vị vừa đủ, khi ăn cho gừng vào. Ăn liên tục trong vòng 5 ngày, mỗi ngày một bát.
  • Món cháo có công dụng ích khí, bổ thận, thông sữa, dùng cho những sản phụ bị tắc sữa sau khi sinh.

>> Bên cạnh vấn đề sau sinh nên ăn gì và kiêng gì; chúng ta có thể xem thêm sau sinh bao lâu được ăn ốc? 

3. Thực đơn cho mẹ sau sinh lợi sữa: Súp bông cải

sau sinh nên ăn gì và kiêng gì

Bông cải giàu axit folic nên rất tốt cho mẹ và bé, món ăn này chế biến cũng rất nhanh chóng. Mẹ hãy thử ngay nhé.

Nguyên liệu:

  • Bông cải 100gr
  • Thịt nạc hoặc cá nạc hoặc đậu Hà Lan (dành cho mẹ ăn chay) 100gr
  • Bánh mì sấy khô, cắt miếng vuông 50gr
  • Sữa hạt tùy ý thích

Cách làm: 

  • Bông cải hấp chín nhừ.
  • Sau đó, đem bông cải xay nhuyễn với một ít sữa hạt
  • Thịt nạc, cá nạc hoặc đậu Hà Lan đem hấp chín, thịt cắt miếng vuông vừa ăn.
  • Đem hỗn hợp lên bếp nấu cho sôi cho thịt hoặc đậu vào đảo nhẹ một chút.
  • Đổ súp ra tô, rắc một ít bánh mì sấy khô lên trên, nên ăn khi còn nóng.

4. Sau sinh nên ăn gì và kiêng gì? Nên nấu cháo cá hồi để lợi sữa mẹ nhé

Nguyên liệu

  • 100-200g phi lê cá hồi
  • 1/2 lon gạo
  • 2 cọng hành lá
  • 1 củ hành tím
  • Mắm, muối, tiêu

Cách làm

  • Vo gạo rồi dùng gạo nấu cháo cho tới khi cháo đạt độ mềm ưng ý. 
  • Khi cháo chín, nêm nếm sao cho vừa miệng.
  • Làm sạch cá hồi và băm nhỏ hành tím.
  • Đổ dầu vào chảo để phi thơm hành tím. Sau đó, cho cá vào chảo, đảo cho tới khi chín rồi dằm nhỏ cá.
  • Múc cháo ra bát rồi cho cá và hành lá vào để thưởng thức. 

5. Cháo mè đen (vừng đen):

Nguyên liệu

  • Mè đen 50g
  • Gạo nếp trắng

Cách làm:

  • Giã nát mè đen, cho vào một nắm nếp trắng rồi nấu cháo ăn. Ăn trong 7-10 ngày. 
  • Món này giúp lợi sữa, nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau đẻ huyết hư, táo bón, ít sữa.

>> Bạn có thể xem thêm “bà đẻ có ăn được thịt chó không?” bên cạnh vấn đề sau sinh nên ăn gì và kiêng gì.

6. Chè hạt sen đậu đen

thực đơn cho mẹ sau sinh

Là món tráng miệng vừa giải khát cho mẹ vừa giải khát cho bé, mẹ hãy thử ngay chè hạt sen đậu đen nếu thắc mắc sau sinh nên ăn gì và kiêng gì.

Nguyên liệu

  • 300g hạt sen khô hoặc tươi
  • 1/2 chén đậu đen đã ngâm trong nước lạnh 6-8 giờ
  • Trân châu
  • Đường phèn
  • Muối
  • Nước cốt dừa
  • Gừng

Cách làm

  • Đãi sạch lại đậu đen sau khi ngâm rồi cho vào nồi hầm đến khi chín
  • Rửa sạch hạt sen, đun một nồi nước sôi rồi cho hạt sen vào ninh đến khi hạt sen bở
  • Ngâm hạt trân châu 10 phút trong nước lạnh rồi đổ ra rổ để ráo nước
  • Đổ đậu đen, hạt sen và nước hầm hai loại này vào chung một nồi rồi đun sôi lại. 
  • Khi nước sôi, cho đường phèn vào rồi hạ nhỏ lửa. Khuấy đều cho đường tan nhưng không để đậu và hạt sen nát.
  • Cho hạt trân châu vào nồi rồi đun thêm hai phút thì tắt bếp rồi thưởng thức với nước cốt dừa.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh có ăn được thịt vịt không? Cách chế biến món ngon từ vịt cho mẹ bỉm

Những mẹo ăn uống lành mạnh cho bà mẹ sau sinh

1. Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau

Mẹ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì? Mẹ hãy cố gắng ăn một chế độ ăn uống đủ trái cây, rau, ngũ cốc, thực phẩm protein. Nếu được, ghi nhật ký ăn uống hằng ngày cũng là một cách để mẹ kiểm soát và cân bằng dinh dưỡng.

2. Uống nhiều chất lỏng

Cơ thể phụ nữ sau sinh cần nhiều chất lỏng, đặc biệt nếu đang cho con bú. Liều lượng cơ thể mẹ cần là khoảng 6-10 ly mỗi ngày và có thể bổ sung sữa và nước hoa quả.

3. Giảm cân an toàn bên cạnh việc sau sinh nên ăn gì và kiêng gì

Một số mẹ sau sinh có nhu cầu giảm cân để lấy lại vóc dáng. Tuy nhiên, quá trình này có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Do đó, mẹ không nên áp dụng các phương pháp giảm cân không lành mạnh như uống thuốc giảm cân. Chúng chứa các loại thuốc có hại có thể truyền sang con qua đường sữa mẹ.

Hy vọng thông qua bài viết trên, MarryBaby đã giúp mẹ hiểu được phụ nữ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì. Mẹ nhớ rằng thực phẩm mẹ ăn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của con đấy nhé.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Cách làm bánh tráng trộn đơn giản khiến mẹ mê mẩn

Bánh tráng là một trong những sản phẩm truyền thống của Việt Nam. Từ món bánh tráng có thể biến tấu thành nhiều món ăn hấp dẫn như bánh tráng trộn, bánh tráng cuốn, bánh trang bơ, bánh tráng muối ớt,…. Vị chua chua, cay cay, béo ngậy của bơ khiến nhiều chị em sau sinh rất thích ăn. Nhưng liệu sau sinh ăn bánh tráng trộn được không, có tốt và an toàn cho con bú hay không, các mẹ đã biết chưa? 

1. Bánh tráng trộn là gì và có nguồn gốc từ đâu?

Bánh tráng trộn là một món ăn có nguồn gốc từ Tây Ninh, được rất nhiều bạn trẻ Hà Nội và Sài Gòn ưa chuộng.

Cách chế biến món bánh tráng trộn cũng cực kỳ đơn giản như sau: Bánh tráng nhỏ được cắt mỏng và kết hợp trộn đều với bò khô, mực khô, rau răm, xoài xanh thái sợi, trứng cút, hành phi, đậu phộng với một ít nước sốt sa tế, nước trộn theo công thức riêng tạo thành món bánh đậm đà không chê vào đâu được.

Vì dễ ăn, lạ miệng lại rẻ nên được khá nhiều người, nhiều đối tượng yêu thích, trong đó có bà đẻ – mẹ sau sinh.

2. Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ cho con bú ăn bánh tráng trộn được không?

Đa phần các loại bánh tráng thường được chế biến với thành phần chính là bột gạo. Người ta sẽ xay nhuyễn bột gạo, đun nóng, lấy một ít ra và tráng thành hình tròn. Vậy nên bánh tráng được xem là món ăn an toàn với phụ nữ sau sinh. 

Tuy nhiên, bánh tráng hiện nay lại được biến tấu thành nhiều món khác khau nhằm tăng sự hấp dẫn ví dụ như: bánh tráng muối, bánh tráng trộn, bánh tráng tắc, bánh tráng bơ… Vậy sau sinh ăn bánh tráng trộn được không khi quá nhiều nguyên liệu như vậy?

Bánh tráng trộn là thức ăn cay

Có thể thấy những nguyên liệu được trộn vào bánh tráng thường là muối ớt, tắc, xoài chua, bơ,… Đây hầu hết là những nguyên liệu dễ gây nóng trong người. Mẹ sau sinh dễ gặp tình trạng táo bón. Do vậy, mẹ thắc mắc phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không thì câu trả lời là NÊN HẠN CHẾ mẹ nhé.

Khi cho bé bú, sữa sẽ có mùi, vị từ những món mà mẹ đã ăn nên nếu mẹ ăn bánh tráng trộn, bé sẽ cảm nhận được vị cay, mặn trong sữa. Đường ruột của bé mới sinh rất nhạy cảm và chưa thể tiêu hóa đồ ăn cay nên tốt nhất, vì con, mẹ đang cho con bú nên hạn chế ăn món này.

cho con bú ăn bánh tráng trộn được không
Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ cho con bú ăn bánh tráng trộn được không là câu hỏi nhiều mẹ băn khoăn.

Bánh tráng trộn có nhiều gia vị nồng

Mẹ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Theo các chuyên gia, hành và tỏi là những gia vị mà mẹ đang cho con bú nên hạn chế hoặc không ăn trong giai đoạn này. Mà trong bánh tráng trộn thì 2 nguyên liệu này rất nhiều và góp phần tạo nên hương vị cho món ăn.

Các gia vị nhiều mùi như hành, tỏi có ảnh hưởng mạnh tới mùi vị của sữa mẹ. Và em bé có thể bỏ bú mẹ chỉ vì những mùi vị này. Bên cạnh đó, các loại khô như khô mực, khô bò cũng có thể gây mùi vị khác lạ cho sữa mẹ, mà hẳn nhiên, bé sẽ có thể không thích điều này.

Bánh tráng trộn có thể không đảm bảo vệ sinh thực phẩm

Tại một số cơ sở sản xuất kinh doanh bánh tráng trộn, việc chế biến có thể không đảm bảo vệ sinh. Mặt khác, cơ địa mẹ sau sinh tiêu hóa khá nhạy cảm nên có thể gặp trường hợp mẹ bị tiêu chảy, buồn nôn sau khi ăn món này.

Đối với bé, mẹ có thể quan sát nếu sau 6 tiếng đồng hồ khi ăn bánh tráng trộn mà bé đi ngoài nhiều hơn bình thường thì có thể kết luận món ăn này không phù hợp cho cả hệ tiêu hóa của bé.

Tóm lại, để trả lời câu hỏi mẹ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Đang cho con bú ăn bánh tráng trộn được không? Các chuyên gia khuyến cáo ít nhất trong 6 tháng đầu sau khi sinh, mẹ bỉm nên hạn chế dùng bánh tráng trộn. Hoặc nếu thèm, mẹ có thể ăn một ít, nhưng khuyến khích mẹ nên tự làm món này, hoặc mua ở những nơi tin tưởng.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Thực phẩm lợi sữa: 15 loại thức uống cực lợi sữa sau sinh

3. Phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Mách mẹ 2 cách làm bánh tráng trộn ngon khó cưỡng

phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không

Một mặt, mẹ nên hạn chế ăn bánh tráng trộn sau khi sinh. Mặt khác, khi ăn, nếu mẹ có thời gian chuẩn bị, nên tự làm cho mình một phần bánh tráng trộn nhà làm. Như vậy sẽ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho cả mẹ và bé.

Bánh tráng trộn hương vị truyền thống

Chuẩn bị nguyên liệu

Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Được, nguyên liệu làm nên món bánh tráng trộn khá cầu kỳ về số lượng nhưng lại rất dễ chuẩn bị. Món ăn là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu lại với nhau một cách hài hoà. Mẹ có thể tham khảo cách chuẩn bị nguyên liệu sau:

  • Trứng cút
  • Hành lá
  • Hành phi khô
  • Tắc tươi
  • Đậu phộng
  • Khô các loại: Khô bò, khô gà, khô nai, khô mực,…
  • Xoài sống
  • Tép khô
  • Đường, muối
  • Một ít ớt xay
  • Tỏi xay
  • Sả bằm
  • Dầu ăn

Sơ chế nguyên liệu:

Để có thể trộn món bánh tráng nhanh thì bạn nên sơ chế hết các nguyên liệu rồi bày sẵn ra thành từng phần riêng lẻ. Khi trộn sẽ vô cùng thuận tiện.

  • Phần bánh tráng xé hoặc cắt nhỏ. Nếu quá khô thì có thể thấm qua một ít nước cho mềm.
  • Hành lá và hành khô làm sạch, cắt nhỏ. Với hành lá thì bạn sẽ làm mỡ hành, với hành khô thì làm hành phi khô. Để riêng hai loại hành này.
  • Trứng cút luộc chín, lột bỏ vỏ.
  • Đậu phộng cần rang chín, bỏ vỏ và đập dập vừa ăn.
  • Xoài sống gọt vỏ rửa sạch mủ rồi bào mỏng dạng sợi.
  • Rau răm nhặt sạch cắt vừa không quá nhuyễn.
  • Tắc cắt đôi, bỏ hạt chỉ lấy nước.
  • Tép khô loại chưa làm chín và tẩm gia vị thì nên rang chín và nếm gia vị vừa ăn.
  • Phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Được, mẹ có thể chế biến thêm phần nước sốt để trộn bánh như sau: Phi dầu nóng rồi xào ớt xay, tỏi xay với sả bằm cho thơm. Thêm màu hạt điều để có được màu đẹp khi trộn bánh. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Trộn bánh tráng:

Phần trộn bánh là phần quan trọng nên bạn nên chú ý liều lượng để có được món ăn vặt vừa khẩu vị của mình.

  • Trộn phần bánh tráng với xoài sống trước cho mềm rồi mới cho lần lượt các phần nguyên liệu khác vào lần lượt là khô bò/mực/nai, tép rang, mỡ hành và nước sốt. Trộn đều cho các nguyên liệu đều và thấm gia vị.
  • Trứng cút, rau răm và nước tắc được cho tiếp vào trộn. Sau cùng sẽ cho hành phi và đậu phộng vào để tránh tình trạng bị ỉu.
  • Món ăn được trộn đều lần cuối và bày ra đĩa/ hộp tùy sở thích.

Thành quả:

Món bánh tráng được trộn xong sẽ có sự hòa quyện đẹp mắt và thấm gia vị của các nguyên liệu. Món ăn không bị quá rời rạc hoặc quá bết dính gây khó khăn khi ăn. Vị chua của xoài cùng vị mặn mặn từ các loại khô kết hợp với vị béo của mỡ hành, thơm của hành phi, rau răm… sẽ kích thích vị giác của mẹ.

Phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Hướng dẫn mẹ cách làm bánh tráng trộn phô mai

Theo đó, công thức này cũng tương tự như cách làm bánh tráng trộn truyền thống ở trên. Song điểm khác biệt đó là chúng sẽ được bổ sung thêm phô mai mặn, thơm để gia tăng hương vị tuyệt vời cho món ăn.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Bánh tráng
  • Xoài xanh: 2-3 quả
  • Ruốc
  • Bột phô mai
  • Rau răm: 1 mớ
  • Trứng cút: 5 quả
  • Hành lá, hành tím
  • 1-2 trái tắc
  • Gia vị: Sa tế, dầu ăn, xì dầu và muối tôm
  • Lạc rang

Cách làm bánh tráng trộn đơn giản:

  • Bánh tráng mua về đem cắt thành từng sợi dài vừa ăn, trứng cút đem luộc chín rồi bóc vỏ.
  • Xoài xanh rửa sạch, mẹ nạo vỏ rồi nạo thành từng sợi nhỏ đều nhau. Hành khô bóc vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng lát để riêng ra.
  • Đặt chảo lên trên bếp đợi cho dầu ăn nóng, cho hành vào phi cho vàng đều rồi vớt ra, để riêng cho ráo dầu.
  • Bánh tráng sơ chế xong cho vào một tô lớn, tiếp tục thêm ruốc, trứng cút, xoài nạo sợi và rau răm vào. Các loại nguyên liệu sử dụng bao gồm muối tôm, sa tế, xì dầu, lạc rang, bột phô mai. Cuối cùng thêm nước cốt tắc vào, trộn đều tay.
  • Nên nêm nếm các loại gia vị sao cho vừa ăn và hợp khẩu vị là được. Bột phô mai sẽ có vị thơm béo đặc trưng khiến cho món ăn thêm ngon và kích thích vị giác hơn.

Thành quả:

Món ăn ngon kèm mùi béo ngậy của bột phô mai, mẹ có thể ăn sau các bữa ăn chính. Việc giải tỏa cơn thèm đúng lúc sẽ làm tâm trạng mẹ cảm thấy vui hơn nhiều, mẹ nhỉ?

>>> Mẹ có thể quan tâm: Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì: 10 loại quả tốt cho mẹ và bé

Cách biến tấu món bánh tráng trộn với nhiều loại nước sốt

Bánh tráng trộn bên cạnh cách trộn các nguyên liệu với nhau theo kiểu truyền thống thì cũng có nhiều “biến tấu” thú vị như bánh tráng cuốn, bánh tráng chấm, bánh tráng nước. Trong đó, với bánh tráng chấm, mẹ có thể chuẩn bị các nguyên liệu giống như cách làm bánh tráng trộn, nhưng vì trộn các nguyên liệu, mẹ đem chúng cuốn trong bánh tráng rồi chấm riêng với phần sốt. Sốt có nước sẽ làm mềm ẩm bánh tráng, làm cho các nguyên liệu có sự hòa hợp với nhau. Ăn vào sẽ càng có cảm giác ngon hơn.

Mẹ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ có thể thử bắt tay pha chế các loại nước sốt chấm bánh tráng sau nhé:

  • Sốt bơ dầu: Làm bằng cách đánh tan lòng trắng trứng với dầu ăn cho đến khi thu được một hỗn hợp mịn, trong và béo mềm, quết hay chấm với bánh tráng đều hoàn hảo.
  • Sốt me: Chỉ cần lấy nước cốt me nấu cho kẹo với mắm và đường, thêm hành phi, ớt là mẹ có ngay món được chấm chua chua ngọt ngọt ăn “bắt miệng” vô cùng.
  • Sốt hành tỏi: Là sự hòa quyện giữa hành, tỏi, nước mắm, loại sốt này dành cho mẹ.
  • Sốt tắc: Thay vì vắt tắc vào bánh tráng lúc trộn, tắc được dùng để pha với nước mắm kẹo kẹo để tạo vị chua nhẹ kích thích vị giác, ăn sẽ ngon miện hơn.
  • Sốt sa tế: Dành cho các mẹ đam mê món cay và không cho con bú. Món sốt này có độ cay đằm và thấm rất lâu từ sa tế tôm. Cách pha chế đơn giản bằng cách trộn sa tế với hành, tỏi phi, muối tôm và dầu màu điều.

4. Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Những lưu ý khi mẹ muốn ăn bánh tráng trộn

Để tránh những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe mà ta không lường trước được, mẹ không nên ăn bánh tráng trộn để lâu, hay để qua đêm. Với mẹ tự làm bánh tại nhà thì có thể bảo quản các nguyên liệu và trộn chúng khi nào mẹ có thể ăn ngay.

Sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ đang cho con bú nên ăn một lượng bánh tráng trộn vừa phải và không nên ăn quá nhiều vì sẽ rất dễ bị đầy bụng khó tiêu, bé cũng khó chịu khi nếm phải vị cay trong sữa mẹ.

Không nên ăn bánh tráng trộn khi quá đói vì trong bánh tráng trộn có một số thực phẩm chứa nhiều vitamin C như chanh, xoài, tắc,…gây cồn cào ruột cho mẹ, từ đó gây ảnh hưởng cho sinh hoạt hàng ngày.

Phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ chỉ nên dùng bánh tráng trộn như một món ăn vặt, ăn chơi nhẹ nhàng và không nên thay thế nó như một món ăn chính bởi hàm lượng dinh dưỡng trong đó không nhiều, không đủ đáp ứng nhu cầu cho một bữa ăn hằng ngày của mẹ.

Tuyệt đối không mua bánh tráng tại các quán ven đường bởi nó không đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm, đồng thời các nguyên liệu bên trong như khô bò, khô mực, tép khô,… cũng chưa biết có nguồn gốc rõ ràng hay không.

Nếu quá thèm ăn vặt, mẹ có thể tham khảo bài viết 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh để có gợi ý ăn vặt lành mạnh và dinh dưỡng nhé.

Thông qua bài viết, MarryBaby chắc chắn mẹ đã có thể an tâm hơn với câu hỏi phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không. Tuy nhiên cái gì cũng vậy, việc ăn nhiều sẽ không tốt cho cả mẹ và bé. Mẹ chỉ nên ăn khi thất sự thèm thôi nhé. Chúc mẹ có một món ăn vặt ngon, đúng cách hợp vệ sinh nhằm giải tỏa cơn thèm sau sinh này nhé.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh có ăn được mướp đắng không và đáp án cho mẹ bỉm đang băn khoăn

Bà đẻ có ăn được mướp đắng không? Sau sinh có ăn được mướp đắng không? Thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ, mà trong đó có cả chế độ ăn uống. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn là ăn mướp đắng khi mang thai hoặc đang cho con bú có bị mất sữa không.

Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng

Trước khi tìm hiểu sau sinh có ăn được mướp đắng không, bạn cần biết vài thông tin về loại quả này. Mướp đắng (còn gọi khổ qua) là cây leo, thường mọc ở những vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Mướp đắng thuộc họ Bầu bí. Đây là một trong những món ăn khá được ưa chuộng ở nước ta.

Mướp đắng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể. Quả mướp đắng là loại quả đắng nhất trong số các loại rau củ quả dùng làm món ăn.

sau sinh có ăn được mướp đắng không
Sau sinh có ăn được mướp đắng không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu

Các chất dinh dưỡng có trong mướp đắng có khả năng thanh lọc, giải nhiệt cơ thể và tăng cường sức đề kháng như các vitamin nhóm B, canxi, beta-caroten, các khoáng chất như mangan, kẽm, magie,… Chính vì vậy, nhiều người muốn biết bà đẻ ăn được mướp đắng không để nhanh hồi phục sức khỏe.

Trong Đông y cũng ứng dụng thực phẩm này như một vị thuốc. Với vị đắng, tính hàn, không độc, mướp đắng thường được ứng dụng để đặc trị các bệnh ngoài da và tăng cường sức khỏe làn da.

Y học hiện đại thì thường dùng chiết xuất từ mướp đắng để chữa các bệnh về vi khuẩn và virus do có khả năng chống các tế bào ung thư. Đây cũng là một trong những thành phần chiết xuất hỗ trợ đắc lực cho các bệnh nhân ung thư đang chữa trị bằng tia xạ.

[inline_article id=304705]

Công dụng chữa bệnh của khổ qua

Nhiều mẹ rất muốn biết sau sinh có ăn được mướp đắng không vì loại quả này được biết đến với tác dụng dược lý sau:

  • Có khả năng chống lại các gốc tự do: gây lão hoá sớm, làm tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, các bệnh đường tiết niệu cũng như các bệnh liên quan đến hệ thần kinh.
  • Dùng mướp đắng đồng nghĩa với việc tăng tiết insulin cho cơ thể và hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường: Các kiểm nghiệm chỉ ra rằng nước ép mướp đắng có khả năng chữa tiểu đường tuýp 2 khi mới mắc bệnh (chưa dùng các loại tân dược để chữa). Khi phối hợp với thành phần sulfamid chữa tiểu đường tuýp 2 có thể tăng hiệu quả thuốc, giảm liều dùng và các tác dụng phụ khác từ thuốc.
  • Đông Y nhắc đến công dụng khác của mướp đắng đó là chữa ho và các bệnh ngoài da như mụn trứng cá, rôm sảy: Người ta thường xay nhuyễn trái mướp đắng rồi lọc lấy phần nước cốt. Có thể uống hoặc bôi trực tiếp ngoài da để giảm các tình trạng rôm sảy, mụn nhọt, giúp da sáng mịn hơn.

Ngoài ra thì nước sắc từ loại quả này còn có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa các bệnh ung thư cũng như giảm các tác hại của tia xạ cho người đang điều trị bệnh.

Nước ép khổ qua có giá trị dược liệu rất tốt

Sau sinh có ăn được mướp đắng không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ, chỉ duy nhất sữa mẹ có đủ các hàm lượng chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời.

Nuôi con bằng sữa mẹ có nhiều thách thức hơn là cho trẻ uống sữa công thức. Một số bà mẹ gặp phải một số vấn đề liên quan đến sản xuất sữa mẹ, chẳng hạn như không sản xuất đủ sữa mẹ và dòng chảy bị tắc nghẽn.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó có một số loại thực phẩm ảnh hưởng đến việc mất sữa. Vậy sau sinh ăn mướp đắng có mất sữa không?

sau sinh có ăn được mướp đắng không
Sau sinh có ăn được mướp đắng không? Mẹ không nên ăn mướp đắng khi cho con bú

Mướp đắng là một loại thực phẩm có quá ít chất béo, do đó ăn nhiều mướp đắng không có lợi cho chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều dinh dưỡng của phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, ăn nhiều mướp đắng có thể khiến các bà mẹ hạ đường huyết.

Bên cạnh đó, các hạt mướp đắng còn chứa một loại chất hóa học có tên là vicine. Đây là một loại độc tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những người nhạy cảm và có thể truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ gây nguy hiểm cho hệ miễn dịch non yếu của trẻ.

Để có câu trả lời rõ ràng hơn cho câu hỏi ăn mướp đắng có mất sữa không, bạn cần biết mướp đắng có đặc tính hàn nên dễ gây ảnh hưởng đến hoạt động hệ tiêu hoá như tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá. Từ đây khiến cơ thể mẹ giảm tiết sữa và chất lượng sữa không được đảm bảo.

Bà đẻ có ăn được mướp đắng không? Một tác hại nữa của mướp đắng là dễ gây vị lạ ở sữa khiến bé bỏ bú và quấy khóc hơn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sữa mẹ có vị mặn khiến bé bỏ bú, nguyên nhân và cách khắc phục

Nên dùng mướp đắng khi nào?

Sau sinh có ăn được mướp đắng không thì mẹ đã biết. Tuy nhiên, mướp đắng lại là thực phẩm tốt cho các bà mẹ trong giai đoạn đầu khi mang thai. Đây là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng tuyệt vời. Cả mẹ và bé đều cần bổ sung chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu mang thai.

sau sinh có ăn được mướp đắng không
Mẹ bầu có thể dùng mướp đắng ở giai đoạn đầu của thai kỳ

Mướp đắng chứa nhiều khoáng chất và vitamin như kẽmmagie, niacin, sắt, kali, pyridoxine, mangan và axit pantothenic. Những chất dinh dưỡng này góp phần vào sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Như vậy về vấn đề sau sinh có ăn được mướp đắng không thì câu trả lời chính là: Các bà mẹ mang thai giai đoạn đầu nên ăn mướp đắng để duy trì sự phát triển lành mạnh của thai nhi. Tuy nhiên đối với những bà mẹ mới sinh, đang cho con bú, mướp đắng không phải nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hiệu quả do chứa ít chất béo cũng như chứa nhiều độc tố vicine.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh

Sau sinh có ăn được mướp đắng không? Cùng với một số loại thực phẩm khác như cà phê, sô cô la, rượu… mướp đắng cũng được xếp vào những loại thực phẩm mà bà mẹ đang cho con bú nên tránh.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Uống sữa ông thọ với tinh bột nghệ có lợi như thế nào với sức khỏe mẹ sau sinh

Uống sữa ông thọ với tinh bột nghệ là lựa chọn hàng đầu của các chị em sau sinh. Tinh bột nghệ vốn được xem là nguồn thực phẩm quý và là một trong những thành phần có ích cho y học dùng để chữa các bệnh liên quan đến dạ dày, tiêu hóa. Khi  kết hợp với sữa thì thức uống này các phát huy tác dụng hơn bao giờ hết.

Giá trị dinh dưỡng của sữa đặc và tinh bột nghệ

Trước khi tìm hiểu uống sữa ông thọ với tinh bột nghệ có tác dụng gì, bạn hãy tìm hiểu giá trị dinh dưỡng chứa trong 2 nguyên liệu này.

1. Giá trị dinh dưỡng của sữa đặc

Sữa đặc (hay còn gọi sữa ông thọ) có thành phần chính là sữa bò, đường, chất béo… và một số chất phụ gia khác.

Trong 100 gam sữa đặc có chứa:

  • Năng lượng 340,9 kcal
  • Chất béo 11,3 g
  • Chất đạm 4,8 g
  • Hydrat cacbon 55 g
  • Độ ẩm 27,5 g

Sữa đặc mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể chúng ta, hỗ trợ kích thích vị giác giúp tăng cân, bổ sung những dưỡng chất và năng lượng cần thiết nhất cho cơ thể. Đặc biệt là rất tốt cho mẹ bồi bổ sau sinh.

Đặc biệt, chỉ cần nhìn qua thành phần dinh dưỡng, sữa đặc này rất tốt cho người gầy muốn tăng cân. Uống sữa đặc tăng cân vừa rất tốt lại không ảnh hưởng đến sức khỏe.

uống sữa ông thọ với tinh bột nghệ
Sữa đặc và tinh bột nghệ đều có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt với mẹ sau sinh

2. Giá trị dinh dưỡng của tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, niacin, giàu vitamin như vitamin E, C, K, giàu khoáng chất như kali, canxi, đồng, sắt, magiê, kẽm, và các chất oxy hóa. Đặc biệt, tinh bột nghệ rất giàu Curcumin, một chất quý giá chỉ có ở củ nghệ.

Trong khi nghệ là một loại gia vị thơm ngon bổ dưỡng để tiêu thụ, theo truyền thống, nó cũng được sử dụng trong y học để điều trị các tình trạng viêm nhiễm, bệnh ngoài da, vết thương, bệnh tiêu hóa và các bệnh về gan.

Uống sữa ông thọ với tinh bột nghệ có tác dụng gì?

Dưới đây là những công dụng khi bạn uống sữa ông thọ với tinh bột nghệ:

  • Giúp lợi sữa, bồi bổ sức khỏe cho mẹ sau sinh
  • Giảm đau sưng khớp, viêm khớp ở sản phụ.
  • Tăng cường trí não, cải thiện tình trạng đãng trí sau sinh.
  • Ngoài ra, chúng còn giúp mẹ xóa mờ vết nhăn, nám, sạm, thâm… Giúp trẻ hóa da, làm trắng da…sau sinh
  • Pha sữa ông thọ cùng tinh bột nghệ sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa được ổn định, tăng hấp thu thức ăn, cải thiện chức năng tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn và tăng cân hiệu quả.
  • Khi chị em bị dạ dày bạn có thể dùng tinh bột nghệ pha cùng sữa ông thọ để cải thiện tình trạng bệnh lý, vì trong thành phần tinh bột nghệ rất giàu curcumin sẽ ức chế quá trình phát triển bệnh, giảm đau tức thì, chữa lành viêm loét dạ dày, hồi phục niêm mạc dạ dày.
  • Kết hợp sữa ông thọ và tinh bột nghệ còn đem lại hiệu quả trong phòng chống bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư da…

Với rất rất nhiều những tác dụng trên, việc kết hợp pha sữa ông thọ cùng tinh bột nghệ đem lại những hiệu quả vô cùng hữu ích và là lựa chọn lý tưởng cùng bạn chăm sóc sức khỏe cho cả nhà đặc biệt phù hợp với các chị em sau sinh.

Cách pha tinh bột nghệ với sữa đặc

Để uống sữa ông thọ với tinh bột nghệ thực sự có hiệu quả thì cách pha chế cũng cực kỳ quan trọng:

Nguyên liệu:

  • 2 muỗng cafe tinh bột nghệ
  • 200ml nước sôi
  • 2-3 muỗng cafe sữa đặc

Cách làm: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu chúng ta sẽ áp dụng cách pha tinh bột nghệ với sữa đặc như sau:

  • Bước 1: Đun nước sôi sau đó rót ra cốc.
  • Bước 2: Tùy khẩu vị mà có thể cho nhiều hay ít sữa ông thọ. Cho vào khuấy tan.
  • Bước 3: Đợi sữa nguội đến tầm 40 độ thì cho tinh bột nghệ vào khuấy đều rồi thưởng thức.
uống sữa ông thọ với tinh bột nghệ
Sữa đặc pha tinh bột nghệ rất đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Ngoài ra bạn có thể pha tinh bột nghệ với sữa tươi để thưởng thức. Cách làm rất đơn giản như sau:

Nguyên liệu:

2 thìa cafe tinh bột nghệ + 1 hộp sữa ông thọ + 150 – 200ml sữa tươi.

Cách làm: 

  • Bước 1: Cho sữa tươi vào đun sôi lăn tăn
  • Bước 2: Cho 2 thìa sữa đặc ông thọ vào khuấy đều sau đó tắt bếp.
  • Bước 3: Đợi sữa nguội khoảng còn 40 độ thì cho tinh bột nghệ vào hỗn hợp sữa trên khuấy đều. Sau đó, bạn có thể thưởng thức thành phẩm của mình.

Uống bột nghệ có nóng không?

Nhiều bạn thắc mắc tại sao uống sữa ông thọ với tinh bột nghệ lại gây ra tình trạng nóng, mẩn ngứa ngoài ra. Để trả lời cho thắc mắc này trước tiên ta sẽ đi phân biệt tinh bột nghệ và bột nghệ trước do có rất nhiều người hay nhầm tưởng 2 loại này với nhau.

Bột nghệ không giống với tinh bột nghệ thông thường, bột nghệ chỉ được chế biến xơ qua như làm sạch, loại bỏ các phần hư và xay nhuyễn rồi phơi khô sẽ trở thành bột nghệ.

Các thành phần như dầu nghệ, nhựa nghệ và các chất xơ, tạp chất vẫn còn nhiều. Chính vì vậy mà các chất này sẽ tạo nên tính nóng khi hấp thụ vào cơ thể.

uống sữa ông thọ với tinh bột nghệ
Uống sữa ông thọ với tinh bột nghệ ít nóng hơn với bột nghệ thông thường

Đối với tinh bột nghệ sẽ được chế biến sàng lọc qua rất nhiều công đoạn để loại bỏ đi các thành phần tạp chất gây hại, nóng cho cơ thể. Ngoài ra củ nghệ được lựa chọn để sản xuất tinh bột nghệ phải có chất lượng tốt.

Nhìn chung việc uống bột nghệ sẽ gây ra nóng vì bột nghệ có chứa nhiều tinh dầu nghệ và những tạp chất có tác dụng nóng. Vì vậy, trước khi sử dụng bột nghệ hoặc tinh bột nghệ bạn cần phải biết được cách nhận biết.

Với những thông tin trên, MarryBaby hy vọng sẽ giúp các các mẹ sau sinh có thêm những thông tin hữu ích từ tinh bột nghệ cũng như giải đáp được các vấn đề uống sữa ông thọ với tinh bột nghệ có tốt không. Chúc chị em nhiều sức khỏe để chăm bé thật tốt trong năm đầu đời.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh bao lâu ăn được hải sản? Có ảnh hưởng đến con không?

Hải sản được nhiều người yêu thích không chỉ vì ngon mà còn bởi chứa hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời, tốt cho sức khỏe. Thực phẩm này giàu các dưỡng chất thiết yếu như protein, axit béo omega-3, vitamin và khoáng chất. Vậy bà đẻ có ăn hải sản được không và sau sinh bao lâu ăn được hải sản?

Sau sinh bao lâu ăn được hải sản?

Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà hải sản đem lại. Tuy nhiên, chế độ ăn uống của mẹ sau sinh có những kiêng khem nhất định nên không phải lúc nào cũng có thể ăn hải sản. Đó là lý do mẹ thắc mắc sau sinh bao lâu thì ăn được hải sản. 

Theo kinh nghiệm truyền lại, mẹ sau sinh cần kiêng hải sản vì hàm lượng đạm cao trong hải sản có thể khiến mẹ khó tiêu, đầy bụng, táo bón hoặc dị ứng. Mẹ sinh mổ bao lâu thì ăn được hải sản? Với các mẹ sinh mổ càng không nên vội ăn hải sản vì có nguy cơ để lại sẹo.

>>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh bao lâu được ăn chua? Đừng để con bị tiêu chảy nhé mẹ

[key-takeaways title=””]

Mẹ sau sinh bao lâu ăn được hải sản? Mặc dù không phải tuyệt đối kiêng khem nhưng vẫn phải cân nhắc thời điểm sau sinh bao lâu thì ăn được hải sản. Tốt nhất sau 2-3 tháng đối với sinh mổ và sau 6 tuần đối với sinh thường, mẹ có thể thêm cá vào thực đơn.

[/key-takeaways]

Bà đẻ nên ăn bao nhiêu hải sản mỗi tuần?

Sau sinh bao lâu ăn được hải sản? Ngay cả khi tiêu thụ các loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân thấp, mẹ sau sinh vẫn nên ăn hạn chế. Theo FDA, phụ nữ sau sinh và đang cho con bú không nên ăn quá 340g hải sản mỗi tuần (có thể chia thành hai hoặc ba bữa nhỏ). Nếu tuần này ăn nhiều hơn một chút, mẹ có thể giảm lượng tiêu thụ vào tuần tiếp theo. 

Bà đẻ có được ăn cua biển không?
Mẹ sau sinh bao lâu thì ăn được hải sản? Sau sinh ăn cua được không?

Lợi ích của hải sản với phụ nữ sau sinh

Trước khi tìm hiểu sau sinh bao lâu ăn được hải sản; thì chúng ta nên biết giá trị dinh dưỡng từ thực phẩm này. Hải sản là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh của mẹ sau sinh, nhất là mẹ đang cho con bú. Đây là thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ

  • Hải sản giàu đạm. Đặc biệt, hải sản chứa các chất dinh dưỡng không có nhiều trong các loại thực phẩm khác, chẳng hạn vitamin D, iốt và axit béo omega-3. Đây là những dưỡng chất góp phần vào sự phát triển hệ thần kinh, não bộ, thị lực ở trẻ.
  • Một số chất dinh dưỡng trong cá có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim, đồng thời giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe tổng thể. 

>>> Bạn có thể xem thêm: Thực phẩm lợi sữa: 14 loại thức uống lợi sữa sau sinh

[key-takeaways title=”Mẹ cho con bú ăn hải sản được không?”]

Hải sản là một loại thực phẩm lành mạnh. Do đó mẹ sau sinh không phải kiêng hải sản hoàn toàn, ngay cả khi đang cho con bú. Nếu mẹ (bố) có tiền sử hoặc bị dị ứng với hải sản, mẹ cần kiêng hải sản trong thời gian cho con bú vì bé bú mẹ cũng có thể bị dị ứng hải sản

[/key-takeaways]

Rủi ro khi mẹ ăn hải sản trong thời gian cho con bú

Bên cạnh vấn đề sau sinh bao lâu ăn được hải sản; thì những rủi ro khi mẹ bỉm ăn hải sản là gì? Mặc dù tác hại của thủy ngân trong một số loại hải sản đối với trẻ nhỏ vẫn chưa rõ ràng. Nhưng chúng chứa đựng nhiều nguy cơ đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh

Theo FDA, hàm lượng thủy ngân được tìm thấy trong cá có thể gây hại cho hệ thần kinh trung ương của bé. FDA khuyến cáo mẹ cho con bú nên loại bỏ những loại hải sản sau trong thực đơn ăn uống: cá kiếm, cá ngói, cá thu vua, cá mập.

Ngoài quan tâm sau sinh bao lâu ăn được hải sản, việc lựa chọn những loại hải sản lành mạnh chính là lưu ý rất quan trọng. Các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp được khuyến nghị cho phụ nữ sau sinh gồm cá hồi, cá mòi, cá ngừ đóng hộp, cá rô phi và cá da trơn, tôm, sò điệp, cua, mực, nghêu. 

>>> Bạn có thể tham khảo: Sinh mổ ăn tôm được không?

Những lưu ý khi ăn hải sản đối với phụ nữ sau sinh

Những lưu ý khi ăn hải sản đối với phụ nữ sau sinh

Mẹ cho con bú ăn hải sản được không? Mẹ sau sinh ăn hải sản cần đảm bảo một số điều sau:

  • Nếu mẹ bị dị ứng hải sản: Cần hạn chế nấu các món từ hải sản vì đôi khi hít phải mùi của món ăn vẫn có thể gây dị ứng.
  • Không nên ăn hải sản đã bị ươn, hôi: Chúng chứa chất histamine, có thể gây ngộ độc, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu, khó thở… thậm chí tử vong.
  • Không ăn hải sản tái sống: Chúng chứa nhiều ký sinh trùng nguy hiểm khi xâm nhập vào hệ tiêu hóa, có thể gây ra các vấn đề về da, tiêu hóa, tâm thần…

Ngoài vấn đề sau sinh bao lâu ăn được hải sản, mẹ cần lưu ý những loại hải sản nên và không ăn  sau:

– Mẹ nên ăn:

  • Cá hồi
  • Cá mòi
  • Cá thu
  • Tôm
  • Cua
  • Bề bề
  • Ghẹ

– Mẹ không nên ăn:

  • Các loại chứa nhiều kim loại như cá tuyết, cá ngừ xanh, cá đuối, cá kiếm…
  • Loại có tính hàn khiến mẹ bỉm dễ bị lạnh bụng, khó tiêu như ngao, sò, ốc, hến…
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin A gây hại cho trẻ sơ sinh như nội tạng cá, dầu gan cá…

[key-takeaways title=”Bà đẻ có được ăn cua biển không?”]

Sau sinh ăn cua được không? Bà đẻ có thể ăn cua biển sau sinh nhưng mẹ vẫn cần lưu ý thời điểm sau sinh bao lâu thì ăn được hải sản. Tốt nhất, bạn hãy chờ ít nhất 6 tuần sau sinh. Vì cua có tình hàn nên nếu mẹ bị cảm gió, sốt, lạnh bụng, mắc bệnh dạ dày, tiêu chảy, có vấn đề về thận và dị ứng thì không nên ăn cua.  

[/key-takeaways]

Như vậy mẹ đã biết sau sinh bao lâu ăn được hải sản. Bên cạnh hải sản, vẫn còn một số thực phẩm bổ dưỡng khác mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu không chắc chắn khi nào có thể ăn lại được.

[inline_article id=267126]

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh ăn mì tôm được không? Những tác hại với trẻ bú mẹ

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cho mẹ sau sinh. Yếu tố này còn tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn sữa nếu mẹ đang cho con bú. Vì vậy, sau sinh ăn mì tôm được không điều mẹ nên biết nếu đây là món khoái khẩu của mẹ.

Sau sinh ăn mì tôm được không?

Sau sinh ăn mì tôm được không? Mì ăn liền dường như là một lựa chọn tuyệt vời với nhiều người vì hợp khẩu vị, không mất thời gian chế biến. Nhưng nó không phải là món ăn tốt cho bà đẻ. 

Theo các chuyên gia, mì ăn liền không mang lại bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào mà chỉ giúp thỏa mãn cơn đói. Đáng nói, mì tôm còn gây ra những tác hại sau đây.

1. Sau sinh ăn mì tôm được không? Không vì gây táo bón sau sinh

Thành phần bột mì tinh chế đã mất hoàn toàn dưỡng chất trong quá trình tinh chế. Đồng thời mì lại ít chất xơ, chứa hàm lượng carbohydrate cao nên dễ gây táo bón sau sinh. Do đó nếu thắc mắc mẹ sau sinh ăn mì tôm được không, câu trả lời là không nên.

2. Sau sinh ăn mì tôm được không? Không vì dễ làm tăng huyết áp

Mì ăn liền chứa nhiều muối. Thừa muối khiến sản phụ dễ tăng huyết áp, gây ra một số biến chứng sau sinh. Đó là lý do tại sao bà đẻ không nên hoặc hạn chế ăn mì tôm, nhất là trong giai đoạn hậu sản.

3. Bà đẻ ăn mì tôm được không? Coi chừng cản trở sự phát triển của trẻ

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ không khuyến cáo mẹ cho con bú ăn mì tôm vì đây là thực phẩm chứa nhiều bột ngọt. Vậy sau sinh ăn mì tôm được không? Việc dung nạp quá nhiều bột ngọt vào cơ thể có thể gây cản trở sự phát triển trí não của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ có mẹ ăn mì tôm thường xuyên còn tăng nguy cơ béo phì sau này.

4. Sau sinh ăn mì tôm được không? Dễ gây loãng xương

Băn khoăn sau sinh ăn mì tôm được không là hoàn toàn có cơ sở. Vì một số thông tin còn cho thấy nguy cơ gây loãng xương cho mẹ sau sinh do một số thành phần có trong mì tôm.

>>>Mẹ có thể xem thêm: Thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú: Nên dùng loại nào?

nguy cơ gây loãng xương sau sinh do một số thành phần có trong mì tôm

5. Sau sinh ăn mì tôm được không? Dễ làm tăng mức cholesterol xấu

Một hàm lượng lượng chất béo chuyển hóa đáng kể được tìm thấy trong các thực phẩm chế biến sẵn như mì ăn liền. Chúng có thể làm tăng mức cholesterol. Do đó, không chỉ mì tôm, mẹ sau sinh cần tránh các thực phẩm chế biến sẵn càng nhiều càng tốt.

6. Sau sinh ăn mì tôm được không? Gây nóng trong người, nổi mụn

Mẹ sau sinh ăn mì tôm được không? Nếu ăn quá nhiều mì gói mà không kèm thêm các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin rất dễ gây nóng trong người, dẫn đến nổi mụn, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.

>>>Mẹ có thể xem thêm: Mỹ phẩm dành cho phụ nữ cho con bú cần tránh những thành phần nào?

7. Sau sinh ăn mì tôm được không? Không vì dễ làm buồn nôn, mê sảng

Thành phần TBHQ có trong mì ăn liền được sử dụng như một chất bảo quản. Nếu tiêu thụ với số lượng lớn có thể gây buồn nôn, mê sảng, ù tai, khó thở. Vậy sau sinh ăn mì gói được không? Nếu ăn mì tôm thường xuyên, chất này sẽ tồn tại rất lâu trong cơ thể. Nó có thể gây ra hội chứng chuyển hóa, làm rối loạn huyết áp, tăng nguy cơ béo phì và làm tăng mức cholesterol xấu. TBHQ cũng có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như tim mạch và bệnh tiểu đường.

>>>Mẹ có thể xem thêm: Điều trị tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần biết để tránh biến chứng cho mẹ và con

Cho con bú ăn mì tôm được không?

Nếu thỉnh thoảng ăn mì thì không sao nhưng nếu ăn thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Như đã nói ở trên, mì tôm gây cản trở sự phát triển của trẻ. Tốt hơn hết, mẹ nên thay thế món này bằng những thực phẩm lành mạnh khác. Đó là các thực phẩm giàu đạm, vitamin, khoáng chất và nhất là chứa 2 axit béo không no DHA và ARA cần thiết cho trí thông minh của bé.

Ăn mì tôm có mất sữa không?

Ngoài thắc mắc cho con bú ăn mì tôm được không, mẹ cũng nên biết ăn mì tôm có mất sữa không. Câu trả lời là có.

Bởi vì mì tôm chứa thành phần lúa mạch có thể gây mất sữa. Còn với những loại mì không có thành phần lúa mạch, nếu mẹ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, từ đó gây mất sữa. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Ăn lá lốt có mất sữa không? Mẹ đọc để cảnh giác ngay nhé!

Thực phẩm mẹ nên tránh nếu đang cho con bú

Ngoài ăn mì tôm có mất sữa không, mẹ hẳn còn thắc mắc các thực phẩm mẹ nên hạn chế hoặc tránh nếu trong thời gian cho con bú.

1. Rượu

Nếu thỉnh thoảng chỉ uống một ly rượu vang cùng bạn bè thì không sao. Nhưng nếu mẹ cho con bú uống rượu thường xuyên sẽ:

Làm giảm lượng sữa.

– Truyền rượu cho trẻ qua sữa mẹ. Tiếp xúc rượu nhiều lần qua sữa mẹ gây nguy hiểm sức khỏe và trí não của bé. 

– Ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc con.

2. Hải sản chứa nhiều thủy ngân

Một số loại cá như cá mập, cá kiếm, cá thu vua… chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé bú mẹ. Tiếp xúc liên tục, lâu dài sẽ gây hại đến nhiều bộ phận của cơ thể bao gồm não, hệ thần kinh và thận.

Đặc biệt, trẻ tiếp xúc nhiều thủy ngân thông qua nguồn sữa mẹ có thể gặp vấn đề về khả năng nói, phối hợp, chú ý, ghi nhớ.

3. Caffeine

Mẹ sau sinh có thể uống một hoặc hai tách cà phê mỗi ngày nhưng không nên uống nhiều hơn mức này. Việc dung nạp quá nhiều caffeine có thể làm giảm nguồn sữa mẹ. Lượng caffeine quá mức có trong sữa mẹ có thể khiến trẻ khó ngủ, cáu gắt hoặc xuất hiện các triệu chứng đau bụng.

Không chỉ trong cà phê, caffeine còn được tìm thấy trong trà, nước ngọt, chocolate, nước tăng lực…

>>>Mẹ có thể xem thêm: Cho con bú có nên uống trà xanh? Có làm giảm lượng sữa và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé?

4. Thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chiên rán

Thịt phẩm chế biến sẵn và thức ăn chiên rán chứa nhiều chất béo bão hòa cũng như muối. Chúng không cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà mẹ cần trong thời gian cho con bú.

Ăn nhiều những thực phẩm này, chẳng hạn như xúc xích, đồ chiên rán, thịt nguội… có thể gây tăng cân, gặp các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, đột quỵ, huyết áp cao, trầm cảm

Chất béo bão hòa làm tăng mức cholesterol xấu trong máu và khiến mẹ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Dung nạp nhiều muối làm tăng gánh nặng cho thận.

Thực phẩm mẹ nên tránh nếu đang cho con bú

5. Đồ ăn vặt nhiều đường

Kẹo, đồ ngọt và món tráng miệng có vị ngọt nói chung thường chứa calo rỗng. Mẹ có thể ăn bánh quy và kem nhưng nhớ là phải chừng mực. Quá nhiều đồ ăn vặt có đường gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể như làm mẹ mệt mỏi, tăng cân, mắc bệnh tiểu đường…

6. Một số loại gia vị và thảo dược

Một số loại thảo mộc và gia vị có thể làm giảm và thậm chí là gây ức chế khả năng tiết sữa dẫn đến cạn kiệt nguồn sữa. Chúng bao gồm cây xô thơm, hương thảo, mùi tây, bạc hà… Mẹ có thể sử dụng một chút gia vị để làm tăng hương vị nhưng nhớ là đừng tiêu thụ quá nhiều. 

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về “sau sinh có được ăn mì tôm không”. Hy vọng mẹ đã biết sau sinh có ăn mì tôm được không và tránh ăn những món gây hại khi cho con bú. Hãy nhớ rằng một chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm lành mạnh không chỉ giúp mẹ mau hồi phục sau sinh mà còn giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và tinh thần.