Bà đẻ có ăn được mướp đắng không? Sau sinh có ăn được mướp đắng không? Thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ, mà trong đó có cả chế độ ăn uống. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn là ăn mướp đắng khi mang thai hoặc đang cho con bú có bị mất sữa không.
Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng
Trước khi tìm hiểu sau sinh có ăn được mướp đắng không, bạn cần biết vài thông tin về loại quả này. Mướp đắng (còn gọi khổ qua) là cây leo, thường mọc ở những vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Mướp đắng thuộc họ Bầu bí. Đây là một trong những món ăn khá được ưa chuộng ở nước ta.
Mướp đắng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể. Quả mướp đắng là loại quả đắng nhất trong số các loại rau củ quả dùng làm món ăn.
Các chất dinh dưỡng có trong mướp đắng có khả năng thanh lọc, giải nhiệt cơ thể và tăng cường sức đề kháng như các vitamin nhóm B, canxi, beta-caroten, các khoáng chất như mangan, kẽm, magie,… Chính vì vậy, nhiều người muốn biết bà đẻ ăn được mướp đắng không để nhanh hồi phục sức khỏe.
Trong Đông y cũng ứng dụng thực phẩm này như một vị thuốc. Với vị đắng, tính hàn, không độc, mướp đắng thường được ứng dụng để đặc trị các bệnh ngoài da và tăng cường sức khỏe làn da.
Y học hiện đại thì thường dùng chiết xuất từ mướp đắng để chữa các bệnh về vi khuẩn và virus do có khả năng chống các tế bào ung thư. Đây cũng là một trong những thành phần chiết xuất hỗ trợ đắc lực cho các bệnh nhân ung thư đang chữa trị bằng tia xạ.
[inline_article id=304705]
Công dụng chữa bệnh của khổ qua
Nhiều mẹ rất muốn biết sau sinh có ăn được mướp đắng không vì loại quả này được biết đến với tác dụng dược lý sau:
- Có khả năng chống lại các gốc tự do: gây lão hoá sớm, làm tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, các bệnh đường tiết niệu cũng như các bệnh liên quan đến hệ thần kinh.
- Dùng mướp đắng đồng nghĩa với việc tăng tiết insulin cho cơ thể và hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường: Các kiểm nghiệm chỉ ra rằng nước ép mướp đắng có khả năng chữa tiểu đường tuýp 2 khi mới mắc bệnh (chưa dùng các loại tân dược để chữa). Khi phối hợp với thành phần sulfamid chữa tiểu đường tuýp 2 có thể tăng hiệu quả thuốc, giảm liều dùng và các tác dụng phụ khác từ thuốc.
- Đông Y nhắc đến công dụng khác của mướp đắng đó là chữa ho và các bệnh ngoài da như mụn trứng cá, rôm sảy: Người ta thường xay nhuyễn trái mướp đắng rồi lọc lấy phần nước cốt. Có thể uống hoặc bôi trực tiếp ngoài da để giảm các tình trạng rôm sảy, mụn nhọt, giúp da sáng mịn hơn.
Ngoài ra thì nước sắc từ loại quả này còn có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa các bệnh ung thư cũng như giảm các tác hại của tia xạ cho người đang điều trị bệnh.
Sau sinh có ăn được mướp đắng không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ, chỉ duy nhất sữa mẹ có đủ các hàm lượng chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời.
Nuôi con bằng sữa mẹ có nhiều thách thức hơn là cho trẻ uống sữa công thức. Một số bà mẹ gặp phải một số vấn đề liên quan đến sản xuất sữa mẹ, chẳng hạn như không sản xuất đủ sữa mẹ và dòng chảy bị tắc nghẽn.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó có một số loại thực phẩm ảnh hưởng đến việc mất sữa. Vậy sau sinh ăn mướp đắng có mất sữa không?
Mướp đắng là một loại thực phẩm có quá ít chất béo, do đó ăn nhiều mướp đắng không có lợi cho chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều dinh dưỡng của phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, ăn nhiều mướp đắng có thể khiến các bà mẹ hạ đường huyết.
Bên cạnh đó, các hạt mướp đắng còn chứa một loại chất hóa học có tên là vicine. Đây là một loại độc tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những người nhạy cảm và có thể truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ gây nguy hiểm cho hệ miễn dịch non yếu của trẻ.
Để có câu trả lời rõ ràng hơn cho câu hỏi ăn mướp đắng có mất sữa không, bạn cần biết mướp đắng có đặc tính hàn nên dễ gây ảnh hưởng đến hoạt động hệ tiêu hoá như tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá. Từ đây khiến cơ thể mẹ giảm tiết sữa và chất lượng sữa không được đảm bảo.
Bà đẻ có ăn được mướp đắng không? Một tác hại nữa của mướp đắng là dễ gây vị lạ ở sữa khiến bé bỏ bú và quấy khóc hơn.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sữa mẹ có vị mặn khiến bé bỏ bú, nguyên nhân và cách khắc phục
Nên dùng mướp đắng khi nào?
Sau sinh có ăn được mướp đắng không thì mẹ đã biết. Tuy nhiên, mướp đắng lại là thực phẩm tốt cho các bà mẹ trong giai đoạn đầu khi mang thai. Đây là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng tuyệt vời. Cả mẹ và bé đều cần bổ sung chất dinh dưỡng trong giai đoạn đầu mang thai.
Mướp đắng chứa nhiều khoáng chất và vitamin như kẽm, magie, niacin, sắt, kali, pyridoxine, mangan và axit pantothenic. Những chất dinh dưỡng này góp phần vào sự phát triển lành mạnh của trẻ.
Như vậy về vấn đề sau sinh có ăn được mướp đắng không thì câu trả lời chính là: Các bà mẹ mang thai giai đoạn đầu nên ăn mướp đắng để duy trì sự phát triển lành mạnh của thai nhi. Tuy nhiên đối với những bà mẹ mới sinh, đang cho con bú, mướp đắng không phải nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hiệu quả do chứa ít chất béo cũng như chứa nhiều độc tố vicine.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh
Sau sinh có ăn được mướp đắng không? Cùng với một số loại thực phẩm khác như cà phê, sô cô la, rượu… mướp đắng cũng được xếp vào những loại thực phẩm mà bà mẹ đang cho con bú nên tránh.