Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh ăn dứa được không và có ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ không?

Nhiều người bảo nhau ăn dứa giúp giảm cân vù vù khiến các mẹ sau sinh chẳng thể bỏ qua chi tiết này. Tuy nhiên, mẹ không nên vội thêm dứa vào chế độ ăn hàng ngày nếu chưa biết rõ về sự ảnh hưởng của loại trái cây này. 

Sau sinh ăn dứa được không là điều các mẹ bỉm sữa mong muốn lấy lại vóc dáng luôn thắc mắc. Tuy nhiên, cũng có thông tin về dứa có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? 

Dinh dưỡng từ trái dứa

Trước khi tìm hiểu bà đẻ ăn dứa được không; chúng ta cần tìm hiểu về dinh dưỡng của thực phẩm này. Dứa hay còn có tên gọi khác là trái thơm. Nó được hình thành và phát triển từ một cụm các quả nhỏ liên kết chặt chẽ với nhau quanh một lõi xơ.

Cứ 100g dứa tươi chứa 50 kcal. Dứa rất giàu vitamin C; không chất béo và không chứa cholesterol xấu. Ngoài ra, trái cây này cũng là một nguồn dồi dào canxi, kali, vitamin A, folate… Trung bình cứ 100g dứa tươi chứa: 

  • Axit pantothenic: 213mcg
  • Folate: 18mcg
  • Chất xơ: 1.4g
  • Vitamin B1: 79mcg
  • Vitamin B6: 112mcg
  • Đồng: 0.11mg
  • Mangan: 0.927mg
  • Vitamin C: 47.8mg

Ngoài ra, quả dứa có nhiều chất đường (saccharose và glucose), vitamin… Do đó, đây là loại trái ăn bổ dưỡng, dễ tiêu, lợi tiểu. Bạn có thể ăn dứa tráng miệng sau các bữa ăn hàng ngày nhưng cũng chỉ nên ăn ở lượng tương đối. Vậy mẹ sau sinh ăn dứa được không?

>> Mẹ có thể quan tâm: Những điều kiêng cữ sau sinh cần nhớ nếu không muốn trả giá đắt

Ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ sau sinh?

Sau sinh ăn dứa được không?

Trước khi tìm hiểu vấn đề cho con bú ăn dứa được không mẹ nên biết về tác dụng của dứa với phụ nữ sau sinh. Những lợi ích bao gồm:

  • Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin C có trong 100g dứa cung cấp gần 50% lượng vitamin C khuyến cáo hàng ngày. Vì vậy, dứa có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể; chống oxy hoá 
  • Theo Đông y, dứa có vị chua; tính bình nên giúp lợi tiểu và chống cảm giác buồn nôn. 
  • Hàm lượng chất xơ và chất dinh dưỡng khác trong dứa giúp kích thích quá trình tiêu hóa; hỗ trợ điều trị các bệnh rối loạn khác nhau trong dạ dày. Từ đó ngăn ngừa táo bón và làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Chất dinh dưỡng có trong dứa giúp kháng viêm; tăng sức đề kháng; hỗ trợ tiêu hóa và còn giúp phục hồi nhanh các vết thương bị nhiễm trùng.
  • Dứa có năng hàm lượng khá thấp nên giúp mẹ kiểm soát cân nặng hiệu quả sau sinh. 
  • Dứa có hàm lượng calo khá thấp nên giúp mẹ duy trì cân nặng hiệu quả sau sinh. 

>> Mẹ có thể quan tâm: Sau sinh ăn súp lơ được không? Khi chế biến mẹ cần lưu ý những gì?

Cho con bú ăn dứa được không?

Với những lợi ích của quả dứa đối với phụ nữ sau sinh thì mẹ sau sinh hoàn toàn có thể ăn được dứa.

Nếu trẻ không phản ứng tốt với dứa, bé sẽ vừa bú vừa cáu gắt hoặc da và phân có dấu hiệu bất thường. Hoặc trong vòng 1 ngày sau khi ăn loại quả này mà bé bị đau bụng và phát ban. Khi ấy, mẹ nên ngừng ăn dứa ngay.

sau sinh có ăn được dứa không
Sau sinh ăn dứa được không? Tốt nhất mẹ nên đợi đến khoảng 5 – 6 tháng sau sinh rồi mới ăn dứa nhé.

>> Xem thêm: Mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì để sữa mát, con lên cân đều đều?

Những lưu ý cho phụ nữ sau sinh ăn dứa

Nếu mẹ đã biết, sau sinh ăn dứa được không thì nên biết thêm những lưu ý khi ăn dứa để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con. Những lưu ý cho phụ nữ sau sinh ăn dứa như sau:

  • Mẹ cần nhớ sau sinh ăn dứa được không và thời điểm nào nên ăn để con an toàn. 
  • Đồng thời, mẹ nên tránh ăn dứa lúc quá đói hay lúc no vì có thể sẽ ảnh hưởng đến dạ dày. Nên ăn 30 phút sau bữa cơm.
  • Mắt dứa là nơi thường tiềm ẩn nhiều nấm độc gây ngứa ngáy, buồn nôn, nổi mẩn đỏ… Mẹ hãy gọt vỏ, bỏ mắt, rửa sạch kỹ càng trước khi ăn.
  • Nên ăn với lượng vừa phải, kết hợp cùng các loại rau củ quả, thịt, cá, trứng, sữa… đầy đủ dưỡng chất đi kèm. Điều này nhằm giúp đảm bảo sức khỏe trong suốt thời kỳ cho con bú.
  • Sau sinh ăn dứa được không? Nên chọn mua dứa ngon, không có vết sâu, giập nát, cùi còn xanh tươi, và luôn bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khi chưa dùng tới. 
  • Không nên ăn các loại dứa đã chế biến sẵn hoặc đóng hộp. Vì lúc này thành phần dinh dưỡng trong dứa không còn nữa hoặc việc bảo quản lâu có thể khiến tăng lượng đường, hóa chất gây hại sức khỏe. 
  • Ăn nhiều dứa một lúc có thể gây kích ứng miệng, gây rát lưỡi và vùng bên trong miệng.

Mẹ đã biết món ăn nào có thể chế biến với dứa chưa?

Khi bạn đã biết sau sinh ăn dứa được không; chúng ta nên tìm hiểu thêm một số món ăn được chế biến từ dứa như:

1. Nước ép dứa

bà đẻ ăn dứa được không
Sau sinh ăn dứa được không? Mẹ bỉm có thể uống một ít nước ép

Khi đã chán việc ăn dứa trực tiếp, bạn có thể ép nước để uống theo cách sau đây:

  • Gọt vỏ, khứa hết mắt của dứa, cắt thành miếng nhỏ.
  • Cho dứa vào máy ép trái cây để lấy nước uống. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp ép dứa với dâu tây hoặc cà rốt hay một số loại trái cây khác.
  • Cho một chút đường để hòa tan với nước dứa vừa ép.
  • Bạn có thể để nước vào tủ lạnh 15 phút cho mát hoặc cho một ít đá để thưởng thức ngay.

2. Sữa chua dầm dứa trái cây

Nếu bạn chán việc ăn trực dứa và uống nước ép dứa thì có thể chế biến món sữa chua dầm dứa trái cây. Bạn chỉ cần một hũ sữa chua cùng với dứa và một số loại trái cây tùy thích. Sau khi rửa sạch trái cây, bạn cần cắt nhỏ thành những miếng vừa ăn.

Sau đó, bạn cho tất cả trái cây, dứa và sữa chua vào một chén nhỏ. Bạn có thể trộn đều lên và dùng trực tiếp. Nếu bạn muốn ăn ngọt thì có thể thêm một ít sữa đặc. Món ăn này sẽ giúp bổ sung chất xơ và vitamin cho mẹ bỉm rất bổ dưỡng và an toàn.

3. Canh chua cá lóc

– Nguyên liệu:

  • Cá lóc
  • Dứa
  • Đậu bắp
  • Cà chua
  • Giá đỗ
  • Bạc hà
  • Nước cốt me
  • Ngò gai
  • Rau ngổ
  • Nước mắm
  • Gia vị
sanh mổ bao lâu ăn thơm được
Sau sinh ăn dứa được không? Có thể ăn một ít canh chua

– Thực hiện:

  • Cá lóc làm sạch và rửa khắp người cá với muối. Sau đó, bạn cắt thành từng khoanh vừa ăn.
  • Tiếp đến, bạn ướp cá lóc với 1 muỗng nước mắm, 1/2 muống hạt nêm và 1/2 muỗng tiêu. Sau đó, trộn đều và ướp cho thấm gia vị.
  • Các nguyên liệu thơm, bạc hà, đậu bắp và cà chua rửa sạch và cắt thành miếng vừa ăn.
  • Sau đó, bạn nấu 1 lít nước sôi. Khi nước sôi, bạn cho nước cốt me vào, trộn đều và chờ đến khi sôi.
  • Khi nước sôi, bạn cho cá vào nấu khoảng 10 phút rồi hớt bỏ bọt trong nồi.
  • Cho các nguyên liệu thơm, giá đỗ, bạc hà, cà chua, đậu bắp vào nồi canh. Khi nước sôi, bạn nêm nếm canh cho vừa ăn rồi tắt bếp. Sau đó cho thêm rau ngổ và ngò gai cho thơm.

4. Sườn xốt dứa chua ngọt

– Nguyên liệu:

  • Dứa
  • Sườn
  • Hành tỏi
  • Gia vị

– Thực hiện:

  • Sườn sơ chế rửa sạch và rần sơ qua nước sôi.
  • Dứa gọt vỏ, cắt miếng nhỏ vừa ăn.
  • Chiên sơ sườn qua với dầu để săn mặt và hơi vàng.
  • Phi thơm hành, tỏi và cho sườn vào xào đều.
  • Cho dứa và một chút nước lọc vào đảo chung.
  • Nêm gia vị nước mắm, đường, dầu hào, một chút tương ớt nếu ăn được cay.
  • Khi nước sốt bắt đầu sệt lại thì tắt bếp, có thể cho thêm hành lá hoặc rau mùi cho thơm.

[inline_article id=268647]

Khi đã biết sau sinh ăn dứa được không, mẹ sẽ có cách đúng đắn để thêm loại quả này vào chế độ ăn hàng ngày. Nếu mẹ ăn dứa mà thấy sữa mẹ thay đổi và bé có những triệu chứng bất thường thì cần ngừng ngay để đảm bảo sức khỏe cho con nhé!

By Vũ Thị Tuyết Hoa

Vũ Thị Tuyết Hoa học ngành ngôn ngữ Anh và tốt nghiệp tại trường Đại học Ngân hàng, song cô lại thấy mình có nhiều niềm vui khi dấn thân với nghề viết lách. Đó chính là lý do vì sao cô chọn làm việc ở Hellobacsi hơn 2 năm với vai trò là content writer và editor cho website HelloBacsi cũng như MarryBaby. Cô dần hoàn thiện bản thân mình hơn từng ngày qua việc sáng tạo cũng như chỉnh sửa nội dung cho trang web.

+ Từ tháng 10/2019 – tháng 11/2020: Phụ trách viết nội dung cho website HelloBacsi

+ Từ tháng 11/2020 – tháng 09/2021: Phụ trách biên tập các bài cộng tác viên và writer viết cho website MarryBaby

+ Từ tháng 09/2021 – HIện tại: Phụ trách tối ưu bài viết cho website MarryBaby