Để xây dựng được thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ, bạn cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc dinh dưỡng khoa học. Trước tiên, hãy tham khảo thực đơn cho mẹ sau sinh mổ 7 ngày dưới đây nhé.
7 ngày với thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ khoa học
Dưới đây là gợi ý về thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ dễ ăn và lợi sữa với 7 ngày trong tuần:
Thứ hai
- Buổi sáng: Cháo giò + cam tươi
- Buổi trưa: Thịt heo kho tàu + canh rau ngót nấu giò + cơm gạo lứt + ly sữa tươi
- Buổi tối: Đậu que xào thịt bò + canh rau dền nấu tôm + cơm + hồng giòn
Thứ ba
- Buổi sáng: Phở bò + bưởi
- Buổi trưa: Thịt heo kho tôm + đu đủ hầm xương heo + mướp xào + cơm trắng + 1 hộp sữa chua
- Buổi tối: Trứng luộc + canh bầu nấu xương gà + cơm gạo lứt + 2 trái chuối
Thứ 4
- Buổi sáng: Cháo yến mạch + sinh tố dâu
- Buổi trưa: Canh hạt sen nấu thịt nạc băm + cá ngừ chiên sốt cà + rau củ luộc + cơm trắng + 1 ly milo
- Buổi tối: Gà kho gừng + canh bí đỏ nấu sườn thăn + cơm trắng + 2 quả táo
Thứ 5
- Buổi sáng: Cháo đậu xanh + thêm 1 ly sữa
- Buổi trưa: Tép rang + canh cải thảo nấu mọc viên + rau lang luộc + cơm trắng + thêm 1 trái lê
- Buổi tối: Tôm rang + canh khổ qua nhồi thịt + cơm gạo lứt + 1 trái thanh long
Thứ 6
- Buổi sáng: Bánh mì ốp la + 2 hũ sữa chua
- Buổi trưa: Thịt thăn rang nghệ + canh rau củ thập cẩm nấu sườn + rau cải bó xôi xào + cơm trắng + nho mỹ
- Buổi tối: Đùi gà chiên + canh bầu nấu tôm khô + bò xào bông thiên lý + cơm trắng + 1 ly sinh tố đu đủ
Thứ 7
- Buổi sáng: Cháo trắng trứng muối + 1 ly nước ép cam
- Buổi trưa: Cá diếc kho + canh mọc nấu nấm + bắp cải luộc + cơm trắng + 1 sinh tố dừa
- Buổi tối: Thịt heo kho trứng + bò xào cài thìa + canh chua + 2 miếng dưa hấu
Chủ nhật
- Buổi sáng: 1 tô bún bò hoặc banh canh gà + 1 ly ngũ cốc
- Buổi trưa: Canh đu đủ nấu móng giò + cá kho + cơm trắng + dĩa rau sống + 1 miếng dứa
- Buổi tối: Thịt thăn rang gừng + canh hẹ nấu cua + cơm trắng + sữa chua hoa quả
>> Bạn có thể xem thêm: 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ ngon bổ
Khi xây dựng thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ cần những gì?
Để xây dựng thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ cần dựa vào tiêu chuẩn các bữa ăn mỗi ngày gồm: 3 bữa chính kèm sữa tươi; trái cây; rau củ quả và không quên uống thuốc bổ sung (sắt, canxi, axit folic, vitamin theo chỉ dẫn bác sĩ).
1. Thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ cần đầy đủ các dưỡng chất
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM đưa ra một số gợi ý về bổ sung dinh dưỡng đúng cách cho thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ:
- Chất béo: Nên dùng dầu thực vật, ít mỡ động vật
- Chất bột đường: Cơm, cháo, mì sợi, phở… Hạn chế ăn bún và các loại bánh kẹo, nước ngọt có gas, kem lạnh…
- Các loại thực phẩm giàu chất sắt: Như lòng đỏ trứng gà, vịt, tim cật heo, cá, mực, tôm, thịt bồ câu, đậu hũ, mè, rau đay, đậu đen, đậu trắng, hạt sen, đậu hà lan, súp lơ xanh, cải xanh…
- Chất đạm: Nên ăn thịt nạc (heo, gà, bò, tôm), tránh thịt nhiều mỡ, ăn nhiều loại đậu như đậu nành, đậu hũ, đậu đen, đậu đỏ, đậu hà lan, nên tăng cường sữa bò, trứng gà, yaourt, sữa đậu nành…
- Ăn nhiều loại rau của quả: Gồm các loại rau lá xanh đậm, các loại củ quả có màu cam, đỏ như rau ngót, rau dền, mồng tơi, bí đỏ, cà rốt, khoai lang nghệ. Các loại rau này cung cấp nhiều vitamin, betacarotene, chất xơ… phòng chống táo bón.
- Về trái cây: Nên ăn nhiều loại để bổ sung nguồn vitamin C, các chất khoáng, hoạt chất dinh dưỡng khác nhau như nho, cam, táo, chuối, đu đủ, lê, bơ, mít, vải… Tuy nhiên, cần nhớ là các loại trái cây nên cắt nhỏ, nhai kỹ (để làm ấm trong miệng) trước khi nuốt.
2. Thực phẩm lợi sữa sau sinh cho con bú
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ phải khoa học và có thêm các loại thực phẩm có tác dụng lợi sữa dưới đây:
- Móng giò heo: Gọi là trư đề, có vị mặn ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết thông sữa. Rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh bị thiếu sữa.
- Gạo nếp: Gọi là nhu mễ, có vị ngọt, tính ấm, tác dụng làm mạnh tỳ vị, phổi, dễ tiêu hóa.
- Thịt cá mực: Gọi là ô tặc ngư nhục có vị ngọt mặn, tính bình, tác dụng bổ trung ích khí, nhiều chất dinh dưỡng.
>> Bạn có thể xem thêm: 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh
Sau sinh cân nặng cứ giảm dần, tại sao?
Đã có những ví von như: “Có người hít không khí cũng mập và có ai đó ăn bao nhiêu cũng vẫn gầy”. Nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ không thể tăng cân. Quan trọng là tìm ra nguyên nhân thì mẹ mới có cách tăng cân sau sinh được. Sụt cân thường đến từ các nguyên nhân sau:
- Cho con bú: Việc này giúp giảm cân và là thông tin được nhiều mẹ đang mong thổi bay béo phì tán thưởng. Nhưng với mẹ gầy, cho con bú sẽ khiến tuyến sữa làm việc hết công suất, dinh dưỡng sau sinh được chuyển hóa thành sữa. Mẹ vẫn gầy!
- Thiếu ngủ: Sự thay đổi nội tiết tố sau sinh cùng với những xáo trộn sinh hoạt gia đình bởi việc chăm con trong lần đầu làm mẹ dễ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ thường xuyên. Giấc ngủ không trọn vẹn sẽ khiến cho các hoạt động trao đổi chất, tái tạo năng lượng cũng bị ảnh hưởng. Sụt cân là điều khó tránh khỏi.
- Căng thẳng, mệt mỏi: Kéo dài tình trạng căng thẳng dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh. Đương nhiên hệ lụy sẽ là ăn uống không ngon miệng, thiếu ngủ và gầy càng thêm gầy.
3 yếu tố quyết định cân nặng
Ai cũng biết rằng thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ cũng cần giúp người mẹ tăng cân nặng. Nhưng hầu hết các mẹ đều mắc sai lầm khi chỉ chọn món ăn cho bà đẻ. Giảm cân sau sinh đột ngột hoặc tăng cân quá nhanh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe do các yếu tố sau:
- Thanh lọc cơ thể: Đây là yếu tố quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe tổng thể và điều này cần thiết với những mẹ có cân nặng khiêm tốn. Tống hết các chất độc hại tích tụ lâu ngày để hạn chế ốm vặt và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- Cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng: Khi đã sở hữu hệ tiêu hóa và đường ruột khỏe mạnh thì việc cơ thể hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình tăng cân sẽ rất dễ dàng.
- Chế độ ăn khoa học: Yếu tố thứ ba nhưng lại quyết định mẹ có tăng cân ổn định hay không. Các bữa ăn hàng ngày phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất (đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và chất khoáng), trong đó đạm là quan trọng nhất.
>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ mới sinh nên ăn gì để nhanh hồi phục và tránh bệnh hậu sản?
Cách tăng cân sau sinh để mẹ thoát gầy
1. Sau sinh ăn gì để tăng cân? Ăn đủ 4 nhóm chất
Cách tăng cân sau sinh đơn giản nhất là xây dựng thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ gồm các nhóm chất sau:
- Nhóm chất béo: Mẹ nên thêm các món chiên, xào trong thực đơn sau sinh của mình.
- Nhóm đạm: Gồm thịt nạc, cá, trứng hay thịt gà. Các loại đậu hạt cũng chứa hàm lượng protein rất cao nên các mẹ đừng bỏ qua.
- Rau xanh và trái cây: Cung cấp các loại vitamin và chất xơ cần thiết giúp dễ tiêu hóa, tránh táo bón và có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể.
- Nhóm tinh bột: Giúp mẹ vừa lấy lại sức lực đã mất sau vượt cạn và có sức để nuôi dưỡng em bé. Ngoài cơm, các mẹ có thể bổ sung tinh bột bằng các loại bánh mì, mì hay khoai tây,…
Bên cạnh đó, bạn cần có thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ không kiêng khem, mỗi ngày nên ǎn trên 20-30 loại thực phẩm khác nhau, uống thêm mỗi ngày 1-2 ly sữa và uống nhiều nước.
2. Thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ cần cân bằng dinh dưỡng
Một tư tưởng sai lầm xưa nay vẫn gặp là sau sinh nên ăn nhiều cơm và thịt mà bỏ qua các loại rau quả. Để tốt cho sức khỏe 2 mẹ con, mẹ nên tăng cường thu nạp nhóm thực phẩm để đảm dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
3. Điều chỉnh đồng hồ sinh học
Khi bé được 3 tuần tuổi mẹ có thể tập cho bé ngủ. Mẹ cũng bắt đầu điều chỉnh thói quen của bản thân và tranh thủ nghỉ ngơi, thư giãn. Giấc ngủ sâu giúp bạn lấy lại năng lượng và làm giảm thiểu căng thẳng. Ngủ đủ giấc còn giúp mẹ sau sinh dễ tăng cân hơn và tránh được tình trạng trầm cảm sau sinh.
[inline_article id=176585]
Như vậy thực đơn ở cữ cho mẹ sinh mổ cần được xây dựng khoa học đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, không kiêng khem và bổ sung nhiều nước. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khi xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ nhé.