Categories
Tâm lý sau sinh Sau khi sinh

10 câu “thần chú” một người làm mẹ tâm lý nên biết

1/ Hãy nói “Hành động của con làm mẹ rất mệt mỏi”, thay vì nói “Con đang khiến mẹ điên lên đấy!”,

Bạn có thể yêu một người nhưng đôi lúc có thể không hài lòng về những gì người đó làm. Thế nên, ba mẹ không cần phải che dấu cảm xúc riêng của mình đâu.

Đừng ngần ngại nói với con rằng bạn đang rất mệt mỏi, tức giận, buồn hay thất vọng. Hãy giúp con hiểu rằng hành động của trẻ là sai, trẻ cần chịu trách nhiệm về những gì đã gây ra cho ba mẹ và cần thay đổi, chứ không phải bản thân con có vấn đề gì.

2/ Hãy nói “Mẹ cần con yên lặng một chút nhé!”, thay vì bực tức la “Im ngay!”

Câu nói thô lỗ  “Im ngay!” sẽ khiến trẻ cảm thấy vô cùng tổn thương, điều đó vô tình đồng nghĩa với việc mẹ cho phép con có thể nói điều đó với người khác. Vì vậy, thay vì ra mệnh lệnh, hãy đưa ra yêu cầu cho con bằng cách muốn con giữ yên lặng trong chốc lát.

Bí quyết làm mẹ
Dùng những lời lẽ đe dọa một đứa trẻ không những không đạt được kết quả mong muốn mà còn làm hỏng tình cảm của cha mẹ và con cái

3/ Hãy nói “Mẹ biết con cũng đang rất thất vọng”, thay vì chế giễu “Chắc hẳn con phải tự hào về mình lắm”

Sự đồng cảm có tác dụng hơn rất nhiều so với sự chỉ trích, chế giễu. Để làm mẹ tâm lý, mẹ nên cho bé biết đang thất vọng và bạn cũng thấu hiểu bé chẳng vui vẻ về những gì mình đã làm sai thay vì chế giễu con.

4/  Hãy nói Mẹ biết con đã cố gắng làm để đạt được thành quả tốt nhất như thế nào rồi”, thay vì nói “Lần sau con phải làm tốt hơn nhé!”

Trẻ con thường đều có thể nhận thức được việc bé đã không thể làm được hoặc làm không tốt như mong muốn. Thay vì khiển trách, gây áp lực cho trẻ, mẹ hãy khuyến khích, động viên. Hãy cho con nhận thấy rằng, bạn rất tin tưởng vào khả năng của bé.

5/ Hãy nói “Mẹ sẽ cố gắng hết sức có thể”, thay vì nói “Mẹ hứa”

Lời hứa không được thực hiện sẽ làm tổn thương trẻ. Vì vậy, mẹ nên bỏ cụm từ “Mẹ hứa” này, hoàn toàn không dùng trò chuyện với trẻ.

Giữ lời hứa cũng là để xây dựng lòng tin, nhưng đôi khi nếu không được nó lại vô tình phá hủy tình cảm của mẹ và bé. Trẻ con thường có xu hướng nhớ những thứ mẹ đã từng hứa, ngay cả khi bạn đã có một lý do rất hợp lý khi không thể thực hiện. Thế nên, khi mẹ nói sẽ cố gắng với con, trẻ hiểu là bố mẹ sẽ thực sự quan tâm tới điều đó, nhưng không phải mọi thứ đều có thể.

[inline_article id=132646]

6/ Hãy nói “Con muốn mẹ giúp không?”, thay vì đề nghị “Để mẹ làm cho”

Cha mẹ thấy trẻ lóng ngóng làm những công việc như nhặt rau, gấp chăn, quét nhà,… thường cảm thấy “ngứa ngáy” và muốn làm hộ con luôn cho xong việc. Tuy vậy, hàng động này sẽ khiến trẻ chẳng bao giờ tự học được cách làm việc gì, từ đó sinh ra tâm lý ỷ lại.

Điều quan trọng chính là sự cố gắng của trẻ. Và nếu cần giúp đỡ, nên để trẻ tự lên tiếng trước khi mẹ can thiệp nhé!

7/ Hãy nói “Mẹ cần chút  không gian riêng chỉ 1 mình, được không con?”, thay vì yêu cầu “Để mẹ yên”

Phụ huynh nào không mong muốn có khoảng thời gian nghỉ ngơi thì hẳn là một vị thánh. Nhưng nếu khi bạn thường xuyên nói với con của mình “Đừng làm phiền mẹ” hoặc “Mẹ để mẹ yên”, trẻ có thể tiếp thu thông điệp đó và sẽ bắt đầu nghĩ rằng không có điểm chung khi nói chuyện với bạn vì bạn luôn luôn gạt chúng đi.

Thay vì để trẻ nghĩ chúng đang làm phiền ba mẹ, hãy nói để con hiểu đó không phải lỗi của con, chỉ là do mẹ đang cần chút không gian cho riêng mình mà thôi.

8/ Hãy nói “Mọi thứ sẽ ổn, không sao đâu”, thay vì nói “Đừng khóc nữa”

Khóc là một phản ứng tâm lý tự nhiên, nhất là đối với một đứa trẻ. Nhưng khi mẹ nói với bé “Không được khóc”, bé sẽ hiểu rằng: những giọt nước mắt của chúng là không thể chấp nhận. Như vậy trẻ bị dồn nén cảm xúc và cảm xúc sẽ bùng phát hơn.

Khi trẻ khóc hãy để trẻ khóc, một người làm mẹ tâm lý sẽ biết an ủi, trấn an để con hiểu mọi chuyện rồi sẽ ổn đồng thời luôn luôn hỗ trợ, giúp con trong tất cả mọi chuyện.

Giao tiếp cùng con
Người làm mẹ tâm lý sẽ đánh giá con ở sự nỗ lực, chứ không tập trung vào kết quả.

9/ Hãy nói “Con chăm chỉ thế là tốt lắm” hoặc “Con hiểu được là rất tốt”, thay vì khen “Con thật thông minh”

Khi nói với trẻ “Con rất thông minh”, mẹ tưởng rằng đang xây dựng lòng tự tin, tự trọng cho bé. Nhưng thực ra, điều này chỉ đem lại tác dụng ngược với mong mỏi của bạn. Bạn làm điều này cũng là vô tình gởi thông điệp đến con bạn rằng chúng chỉ thông minh khi chúng hoàn thành một cái gì đó. Nó chắc chắn tạo áp lực với con.

Mẹ cần nói cho trẻ biết là bạn đánh giá con là tập trung vào sự nỗ lực, chứ không tập trung vào kết quả. Đó là những gì thật sự có giá trị.

10/ Hãy nói “ Chúng ta cùng đi nào”, thay vì giục “Nhanh lên con!”

Khi bị bố mẹ giục, trẻ sẽ càng có cảm giác mình đang làm chậm lại và sẽ càng lúng túng. Mặc dù rất bực bội, nhưng các bậc phụ huynh vẫn nên nói với giọng điệu mềm mỏng một chút, vì như vậy con bạn sẽ cảm thấy bớt căng thẳng hơn. Hãy khuyến khích cả nhà cùng đẩy nhanh tiến độ vì một mục tiêu, như vậy động lực của mọi người đều sẽ được cải thiện.

[inline_article id=60081]