6 tháng tuổi là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé về mọi mặt; do đó mẹ nào cũng muốn biết bé 6 tháng tuổi có thể làm gì. Hơn nữa, giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi là khoảng thời gian rất đặc biệt; vì hầu hết các bé ở độ tuổi này thường vui vẻ, thích cười và muốn “chơi” cùng bố mẹ.
Để tìm hiểu bé 6 tháng tuổi biết làm gì, mẹ hãy điểm sơ qua những sự phát triển của bé yêu; các cột mốc phát triển; chế độ dinh dưỡng của bé và bí quyết nuôi con dưới đây nhé.
1. Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi
Trước khi trả lời “bé 6 tháng tuổi biết làm gì”; MarryBaby chia sẻ với mẹ về cột mốc phát triển điển hình và chung nhất.
1.1 Các chỉ số chiều cao, cân nặng và chiều dài bé 6 tháng tuổi
Theo bảng chiều cao và cân nặng của WHO, trên trung bình, bé gái 6 tháng tuổi sẽ có cân nặng 7,3kg và chiều dài 65,7cm; bé trai 6 tháng thì sẽ nặng 7,9kg và dài 67,6cm. Mẹ có thể thấy bé 6 tháng tuổi phát triển chậm lại.
Đến thời điểm này, trẻ 6 tháng tuổi đã tăng hơn gấp đôi trọng lượng lúc mới sinh.
1.2 Các cột mốc phát triển chung
Nhìn chung, những gì bé 6 tháng tuổi có thể làm mà mẹ cần biết bao gồm:
- Mốc phát triển điển hình: Bé có thể dựa vào tay để nâng đỡ cơ thể khi ngồi; bé 6 tháng tuổi biết bập bẹ, thể hiện cảm xúc và tò mò về thê giới xung quanh. Trẻ có xu hướng lấy mọi thứ cho vào miệng.
- Giấc ngủ bé 6 tháng tuổi: Bé có thể bắt đầu ngủ suốt đêm; và ngủ giấc trưa từ 2-3 lần/ngày.
- Thức ăn và tập ăn dặm cho bé: Bé bắt đầu tập ăn dặm trong giai đoạn này; tuy nhiên, nguồn dinh dưỡng chính vẫn đến từ sữa mẹ.
Trẻ bước vào giai đoạn 6 tháng đánh dấu rất nhiều cột mốc phát triển của bé. Vậy bé 6 tháng tuổi biết làm gì? Mẹ tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.
2. Bé 6 tháng tuổi biết làm gì? Cột mốc phát triển
2.1 Biết ngồi và bắt đầu tập đứng
- Chịu nhiều trọng lượng hơn ở chân.
- Bé bắt đầu tập ngồi
- Có thị lực gần bằng thị lực của người lớn.
- Hay hóng chuyện và nghe ngóng để tương tác.
- Một số bé có thể lấy tay nắm chân và lắc người qua lại.
- Nếu mẹ đỡ, bé có thể tự nảy người lên khi ở tư thế đứng.
- Biết lật người từ nằm ngửa sang nằm sấp và trở người lại.
- Bé biết chuyền đồ vật (như đồ chơi) từ tay này sang tay kia.
>> Cùng chủ đề bé 6 tháng tuổi biết làm gì: Trẻ mấy tháng biết đứng?
2.2 Biết phản ứng với cảm xúc của mọi người
Những gì mẹ thấy bé 6 tháng tuổi biết làm đó là học cách kết nối với mọi người xung quanh:
- Thích chơi với cha mẹ hoặc mọi người
- Bắt đầu phân biệt giữa người lạ và người quen.
- Thường vui vẻ và đáp lại cảm xúc của người khác.
- Nhận dạng được những khuôn mặt quen thuộc và thích soi gương.
[key-takeaways title=”Đọc thêm bài viết:”]
[/key-takeaways]
2.3 Trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì? Biết thể hiện nhu cầu của mình
Để biết bé 6 tháng tuổi có thể làm gì, mẹ hãy quan sát cách bé bày tỏ cảm xúc:
- Bé sẽ bám theo mẹ hơn so với cha.
- Bé biết thể hiện cảm xúc bằng cách phát ra âm thanh.
- Không thích trời mưa hoặc những âm thanh to thất thường.
- Bé thích một món đồ chơi nào đó hay tỏ ra không bằng lòng khi người lạ bế.
- Phản ứng lại biểu hiện cảm xúc của người khác như khi chọc bé sẽ cười, khi bị la mắng bé sẽ khóc.
Một số cột mốc phát triển khác:
- Quay về hướng có người gọi tên bé.
- Phản hồi lại khi bố mẹ nói chuyện với con.
- Tìm hiểu về thế giới thông qua vị giác và xúc giác.
- Tập “nói chuyện”. Mẹ sẽ thấy bé vu vơ vài từ như “ơ, ồ và à” hay bập bẹ vài từ như “m” và “b”.
Đến đây, hy vọng bài viết đã giúp mẹ biết bé 6 tháng tuổi có thể làm gì.
3. Các vấn đề thường gặp ở trẻ 6 tháng tuổi
Không chỉ biết bé 6 tháng tuổi có thể làm gì; mẹ cần lưu ý một số vấn đề thường gặp để có thể chăm sóc con tốt nhất.
3.1 Bé 6 tháng tuổi chưa biết ngồi có sao không?
Câu trả lời là KHÔNG SAO, với điều kiện là bé vẫn đạt được các cột mốc phát triển khác.
Như cha mẹ đã biết ở nội dung “bé 6 tháng tuổi biết làm gì”. Thông thường, trẻ có thể tự ngồi dậy mà không cần trợ giúp khi được khoảng 6 tháng tuổi. Vì cơ cổ, phần trên cơ thể và cơ lưng đã phát triển đầy đủ hơn; nhưng có trẻ sẽ ngồi dậy sớm hơn hoặc muộn hơn.
Tuy nhiên, vào cuối tháng thứ 7, nếu em bé của mẹ không thể tự ngồi; mẹ hãy kiểm tra với bác sĩ.
3.2 Bé 6 tháng tuổi chưa cứng cổ có là bất thường?
Câu trả lời là CÓ. Theo cột mốc phát triển “bé 6 tháng tuổi biết làm gì”; ở giai đoạn này, cổ của bé cứng cáp và bé đã có thể kiểm soát được đầu của mình.
Do đó, nếu bé 6 tháng tuổi không kiểm soát đầu tốt; mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc đưa bé đi thăm khám tại các cơ sở y tế.
>> Cùng chủ đề bé 6 tháng tuổi biết làm gì: Trẻ mấy tháng thì cứng cổ? Làm gì khi bé lâu cứng cổ?
3.3 Các dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ 6 tháng tuổi
Không chỉ biết bé tháng tuổi có thể làm gì; các dấu hiệu chậm phát triển của trẻ cũng được nhiều mẹ quan tâm.
Một số dấu hiệu của sự chậm phát triển kỹ năng vận động, thể chất bao gồm:
- Có vẻ mệt rất nhanh.
- Trẻ bị cứng hoặc căng cơ.
- Chuyển động khập khiễng.
- Không có khả năng kiểm soát đầu.
- Không với hoặc đưa đồ vật lên miệng.
- Bé không theo kịp những đứa trẻ cùng tuổi khi chúng chơi cùng nhau.
Nếu mẹ thấy những biểu hiện trên, hãy cho trẻ đi thăm khám với bác sĩ để có những phương pháp can thiệp kịp thời.
4. Hướng dẫn cách chăm sóc cho trẻ 6 tháng tuổi
4.1 Chế độ dinh dưỡng cho bé
Bé 6 tháng tuổi biết làm gì còn tùy thuộc vào sự phát triển của bé; trong đó chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.
Mẹ cần lưu ý một số điều:
- Trẻ 6 tháng đã bắt đầu tập ăn dặm: Tuy nhiên, bé vẫn cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức vì đây là nguồn dinh dưỡng chính của con. Trong khoảng thời gian từ 4-6 tháng; trẻ thường uống 120ml – 200ml sữa trong mỗi lần bú và sẽ bú từ 3-5 giờ một lần.
- Chưa cần cho bé uống nước vội: Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho trẻ nên mẹ chưa cần cho trẻ uống nước.
- Không cho bé uống nước ép trái cây: Các chuyên gia khuyến cáo trẻ trong năm đầu tiên chỉ nên bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
[key-takeaways title=”Đọc thêm bài viết:”]
- Bé 6 tháng ăn dặm ngày mấy bữa là chuẩn?
- Bé 6 tháng tuổi có thể ăn được những trái cây gì?
- Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mau lớn, tăng cân
[/key-takeaways]
4.2 Cách tập cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm
Nếu mẹ băn khoăn “bé 6 tháng tuổi biết làm gì”; câu trả lời là bé biết tự ngồi được và bắt đầu tập ăn dặm.
Hầu hết trẻ ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi; nhưng mẹ cần phải biết những dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm để canh đúng thời điểm cho bé chuyển sang chế độ ăn mới.
Cách tập cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm:
Bước 1: Mua thức ăn chế biến sẵn cho trẻ: Có nhiều loại thức ăn chế biến sẵn cho trẻ mà mẹ có thể lựa chọn mua từ cửa hàng nếu không có thời gian để tự chế biến. Mẹ hãy ưu tiên các sản phẩm ít đường; ít chất bảo quản hoặc lựa chọn các thực phẩm hữu cơ.
Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng cho bé ăn dặm: Khi con bắt đầu ăn dặm, mẹ sẽ cần chuẩn bị một số đồ dùng như sau:
- Ghế ăn cho trẻ em.
- Thìa mềm và bát để bé ăn.
- Yếm để lót những đồ ăn rớt ra áo của bé.
Bước 3: Tự chế biến thức ăn cho trẻ: Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ nên tự chế biến thức ăn cho trẻ ăn dặm. Vì đây là cách tốt nhất để con yêu ăn được thực phẩm tươi và sạch.
Mẹ có thể hấp một loại rau mềm như bí, đậu ngọt hoặc xay nhuyễn một loại quả tươi như quả bơ để con làm quen với mùi vị đầu tiên của thức ăn dặm.
Bước 4: Những lưu ý khi cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm: Mẹ hãy cho bé ăn từng loại thức ăn một để theo dõi bé có bị dị ứng không. Ngoài ra cũng cần lưu ý một số điều:
- Không nên ép bé ăn hết một khẩu phần ăn.
- Nên cho con ăn một loại thức ăn mới nhiều lần để con quen với mùi vị và kết cấu món ăn.
- Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm dẫn đến nguy cơ bé bị mắc nghẹn; và không dùng mật ong.
- Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn chỉ 1–2 thìa súp mỗi lần và cho bé ăn 2-3 lần trong ngày. Sau đó, mẹ từ từ tăng dần lên khoảng 4-5 thìa súp mỗi lần cho bé ăn khi con lớn hơn.
[key-takeaways title=”Mẹ tham khảo thêm:”]
- Trẻ 6 tháng ăn được thịt gì?
- 10 dầu ăn cho bé ăn dặm được khuyên dùng
- Dùng sữa chua cho bé 6 tháng thế nào mới tốt?
[/key-takeaways]
4.3 Cách chăm sóc giấc ngủ cho bé 6 tháng tuổi
Khi được 6 tháng, nhiều trẻ ngủ suốt đêm (10 – 11 tiếng); ngủ hai đến ba giấc vào ban ngày (1,5 – 2 tiếng). Nếu con không ngủ suốt đêm thì cũng không sao cả vì mỗi bé có những nhu cầu về giấc ngủ khác nhau.
Một số vấn đề với giấc ngủ của bé:
Bé tăng trưởng nhanh, bị nhiễm trùng hoặc mọc răng cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm.
Khi được 6 tháng, nhiều bé bắt đầu lật người từ sau ra trước, đây có thể là mối quan tâm của nhiều bậc cha mẹ khi đi ngủ. Tuy nhiên, khi được 6 tháng, nguy cơ đột tử ở trẻ (SIDS) đã giảm đáng kể.
Các chuyên gia khuyến nghị cha mẹ luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ; nhưng không cần phải điều chỉnh lại nếu trẻ lăn lộn trong khi ngủ.
Để giảm nguy cơ SIDS cho trẻ, mẹ có thể thực hiện những điều dưới đây:
- Cho bé nằm ngủ với quạt.
- Không treo rèm cửa sổ trong nhà.
- Không sử dụng đệm lót cũi, kể cả loại “thoáng khí”.
- Giữ nhiệt độ phòng mát mẻ và thoải mái để bé không thấy nóng, dẫn đến khó ngủ.
- Không quấn khăn cho bé khi ngủ vì có thể gây nguy hiểm nếu khăn bị lỏng khi bé trở nên hiếu động hơn.
- Không đặt trong giường ngủ của bé những vật dụng mềm hoặc lỏng như chăn, mền, gối hoặc thú nhồi bông.
>> Liên quan đến bé 6 tháng tuổi biết làm gì: 12 cách phòng tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh
4.4 Lịch chích ngừa cho bé mẹ cần lưu ý
Trẻ 6 tháng cần được tiêm các loại vắc-xin sau theo lịch tiêm chủng của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh:
- Bại liệt.
- Cảm cúm.
- Phế cầu khuẩn.
- Bạch hầu, uốn ván và ho gà.
- Haemophilus Influenzae tuýp b (vi khuẩn Hib).
- Rotavirus (virus gây tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ).
Các tác dụng phụ của việc tiêm ngừa thường nhẹ và có thể bao gồm: sốt nhẹ, mẩn đỏ tại chỗ tiêm; bé quấy khóc hoặc buồn ngủ. Nếu bé phản ứng nghiêm trọng với vắc-xin; mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám.
>> Cùng chủ đề bé 6 tháng tuổi biết làm gì: Chăm sóc bé 6 tháng bị sốt
4.5 Cách chăm sóc răng miệng cho bé
Bé cũng có thể bắt đầu mọc răng trong tháng này. Bác sĩ nhi khoa khuyên cha mẹ nên theo dõi các dấu hiệu trẻ mọc răng; và bắt đầu vệ sinh răng miệng cho bé.
Học viện Nha khoa Nhi Hoa Kỳ khuyến cáo mẹ nên bắt đầu chải nướu cho trẻ bằng bàn chải mềm ngay khi mới sinh. Mẹ có thể thêm một lượng nhỏ kem đánh răng để làm sạch răng trẻ đang mọc.
4.6 Những hoạt động cho trẻ phát triển toàn diện
Các chuyên gia không khuyến nghị mẹ sử dụng xe tập đi cho bé vì con yêu có nguy cơ té ngã. Thay vào đó, cha mẹ hãy khuyến khích bé học cách đứng bằng việc giữ bé ở tư thế đứng thẳng.
Mẹ có nhớ bé 6 tháng tuổi biết làm gì không; bé rất thích nói chuyện với bố mẹ. Mẹ hãy dành nhiều thời gian chơi cùng bé những trò như ú òa, các trò chơi tương tác để giúp bé phát triển trí não cũng như các kỹ năng cần thiết.
Chú ý không cho bé chơi những mảnh đồ chơi nhỏ vì có thể làm bé nghẹt thở, bị hóc khi cho vào miệng.
Như mẹ đã biết về việc bé 6 tháng tuổi biết làm gì; đây là giai đoạn bé rất hiếu động và thích cầm nắm mọi vật trước mắt. Vì vậy, mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ mọi thứ trong nhà, nhất là đồ chơi của bé để phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn.
>> Cùng chủ đề bé 6 tháng tuổi biết làm gì: Top 15+ đồ chơi cho trẻ 5-6 tháng tuổi
4.7 Gợi ý lịch sinh hoạt cho bé 6 tháng
Khi được 6 tháng tuổi, bé yêu sẽ năng động hơn rất nhiều so với những tháng trước và cần nhiều sự chú ý hơn.
Một ngày của trẻ 6 tháng tuổi điển hình như sau:
- 07:00: Bé thức dậy và ăn sáng bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ cũng có thể chuẩn bị bữa sáng cho con ăn dặm như bơ, chuối hoặc dâu tây xay nhuyễn. Mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình trước rồi cho trẻ ăn dặm.
- 09:00: Giấc ngủ ngắn đầu tiên trong ngày khoảng 45 phút đến 1 tiếng.
- 10:00: Thức dậy, ăn bữa phụ và chơi với bố mẹ.
- 11:30: Có giấc ngủ ngắn khoảng 1 tiếng.
- 12:30: Thức dậy và ăn bữa trưa. Nếu mẹ cho trẻ ăn dặm thì nên chuẩn bị một bữa nhỏ với rau, ngũ cốc hoặc trái cây xay nhuyễn.
- 14:00: Ngủ trưa.
- 16:00: Thức dậy, bú bình và chơi đùa.
- 18:00: Cho bé ăn bữa tối. Mẹ có thể đặt em bé ngồi trên ghế cao và ăn cùng với tất cả các thành viên trong gia đình.
- 19:00: Tạo thói quen trước khi đi ngủ như tắm, kể chuyện, massage cho trẻ hoặc mẹ đung đưa ru con ngủ.
- 19:30: Cho bé đi ngủ.
>> Liên quan đến bé 6 tháng tuổi biết làm gì: Lịch sinh hoạt chuẩn khoa học cho trẻ 6 tháng
Tóm lại, cha mẹ cần biết làm những gì khi bé 6 tháng tuổi?
Bé bắt đầu lấy và với các vật dụng như tách cà phê nóng mẹ uống vào buổi sáng hoặc chạm vào chảo chiên đang đun nấu với nhiệt độ cao.
Trong tháng này, hãy đặc biệt lưu ý những món đồ nằm trong tầm với của trẻ phải an toàn. Nếu bé bị bỏng, hãy xử lý vùng da đó bằng nước mát, băng kín bằng băng vải cho đi cấp cứu ngay.