Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bị táo bón – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Trẻ sơ sinh bị táo bón có thể do sữa mẹ, sữa công thức, chế độ dinh dưỡng hàng ngày và cũng có thể là do trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải thích và làm rõ tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và các điều trị ra làm sao.

1. Táo bón ở trẻ sơ sinh là gì?

Táo bón ở trẻ sơ sinh (Constipation in babies) là tình trạng trẻ gặp khó khăn khi đi ngoài do phân khô, cứng; hoặc tần suất đi ngoài diễn ra không thường xuyên như bình thường. Mặc dù tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón là tương đối không nguy hiểm; nhưng mẹ cần phát hiện sớm và biết cách điều trị sớm.

Tình trạng này không phổ biến nhưng nếu trẻ mắc phải, mẹ cần phát hiện và có biện pháp điều trị sớm.

2. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân phổ biến gây táo bón ở em bé sơ sinh

2.1 Trẻ sơ sinh bị táo bón do thay đổi thói quen sinh hoạt

Hầu hết các thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày đều có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của trẻ sơ sinh; khi đó trẻ có thể mắc các tình trạng tiêu chảy, táo bón, chán ăn, chán bú… Sự thay đổi thói quen sinh hoạt có thể kể đến như thay đổi thời tiết; thay đổi chỗ ở; thay đổi sữa công thức; thay đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức…

2.2 Trẻ sơ sinh bị táo bón do bệnh lý

Trong những tháng đầu, một số trẻ có khả năng mắc các bệnh như tắc ruột, lồng ruột, phình đại tràng, hẹp hậu môn. Biểu hiện các bệnh này là bụng chướng, không đánh rắm, nôn ói, đau bụng và khóc mỗi khi đi ngoài do phân cứng gây đau hậu môn.

Mặc dù đây là những trường hợp rất ít trẻ gặp phải nhưng mẹ không nên chủ quan. Hãy quan sát các dấu hiệu của trẻ khi đi ngoài để kịp thời xử lý các tình huống này mẹ nhé.

2.3 Trẻ bị táo bón do dị ứng đạm sữa bò

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với sữa bò. Bé được xác định là dị ứng đạm sữa bò do sữa công thức chứa quá nhiều đạm khiến trẻ không tiêu hóa được hết lượng đạm trong sữa. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bú sữa công thức sẽ thường bị táo bón nhiều hơn so với trẻ bú mẹ hoàn toàn.

2.4 Trẻ bị táo bón do tâm lý “sợ đi ngoài”

Theo thông tin từ bệnh viện MayoClinic Hoa Kỳ, trẻ sơ sinh bị táo bón do phân của trẻ bị khô, cứng và khó tống ra ngoài. Trường hợp nặng là phân có dạng viên nhỏ như phân dê. Vì lý do này mà trẻ cảm thấy sợ mỗi khi đi ngoài; kéo theo việc trẻ sẽ thường xuyên phớt lờ, cố nhịn. Từ đó, táo bón trở thành nỗi ám ảnh của trẻ sơ sinh.

3. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ bị táo bón là tần suất đi ngoài của bé ít hơn bình thường. Mặc dù, tần suất đi ngoài của mỗi bé là khác nhau. Vì tần suất đi ngoài, hình dáng và màu phân đi ngoài sẽ còn tùy thuộc vào độ tuổi và chế độ dinh dưỡng của bé. Nhưng nhìn chung, trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ thường xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Phân nặng mùi bất thường.
  • Đi ị ít hơn 3 lần trong một tuần
  • Trẻ sơ sinh 4-5 ngày không đi ngoài.
  • Khó đi ngoài và phân lớn hơn bình thường..
  • Phân khô, cứng, vón cục hoặc có dạng giống viên.
  • Bụng của bé có vẻ cứng, săn chắc hơn bình thường.

3.1 Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón khi bú mẹ và bú sữa công thức là khác nhau

Trẻ sơ sinh bú mẹ có thể đi ngoài từ 1-7 lần/ ngày; phân hoa cà hoa cải và hơi có mùi chua. Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, hầu như con hiếm khi bị táo bón. Vì sữa như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Ngược lại, đó cũng là lý do vì sao những trẻ bú kém sẽ dễ bị táo bón hơn.

3.2 Đối với trẻ sơ sinh bú sữa công thức

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức thường đi ngoài với số lần ít hơn từ 1-4 lần/ ngày; phân sệt, màu nâu nhạt hoặc hơi xanh, mùi khẳn.

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức hoặc trẻ bắt đầu ăn dặm sẽ dễ bị táo bón hơn. Lý do chính là vi trong thành phần của sữa công thức; và các sản phẩm ăn dặm được làm từ sữa bò. Với hệ tiêu hóa còn non của trẻ, nên sẽ không tiêu hóa tốt. Kết quả là trẻ sẽ đi ngoài ít hơn. Tần suất đi ngoài khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày.

[inline_article id=179534]

4. Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Cách điều trị táo bón cho trẻ

Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Cách điều trị táo bón cho trẻ
Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì? Cách điều trị táo bón cho trẻ

4.1 Luyện tập thói quen vệ sinh cho bé

Mẹo trị táo bón cho trẻ sơ sinh hữu hiệu và áp dụng dễ nhất là tập cho bé thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày. Thời điểm đi vệ sinh tốt nhất là sau bữa ăn.

Thực chất, việc tập bé đi vệ sinh đều đặn tùy thuộc vào khoảng thời gian bé hay đi vệ sinh. Để biết được điều này, mẹ hãy để ý các thời điểm mà bé thường xuyên đi đại tiện trong ngày là khi nào. Với lại, việc đi vệ sinh đều đặn không phải là bé phải đi đúng giờ, đúng thời điểm nhất định.

Sau khi mẹ đã biết những thời điểm mà bé đi ngoài trong ngày, mẹ có thể kết hợp với cách tạo ra tiếng “xi” trước những lúc trẻ chuẩn bị đi ngoài. Bằng cách này, mẹ có thể rèn luyện cho bé thói quen đi vệ sinh mỗi lần mẹ phát ra tiếng “xi”.

4.2 Massage bụng cho bé

Massage vùng bụng cho bé sẽ kích thích đại tràng co bóp, đẩy phân xuống hậu môn giúp bé dễ đi ngoài hơn. Để có thể áp dụng, mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Mẹ đặt ba ngón tay lên bụng bé và massage theo chiều kim đồng hồ quanh rốn.
  • Bước 2: Hãy thực hiện xoa thật chậm rãi; và tập trung ở khu vực rốn và xung quanh rốn 5cm.
  • Bước 3: Trong quá trình xoa, mẹ có thể ấn nhẹ nhàng. Thực hiện trong vòng 5 – 10 phút, ba lần mỗi ngày.

4.3 Tập thể dục cho bé

Trẻ sơ sinh bị táo bón, cha mẹ nên hỗ trợ cho bé hoạt động tay chân nhiều hơn. Vì khi trẻ được vận động, các cơ quan nội tạng của trẻ sẽ tăng cường hoạt động và giúp cho việc đi ngoài diễn ra thuận lợi hơn.

4.4 Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ và bé

Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì? Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón khi đang bú mẹ, thì mẹ thử thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày như tăng cường chất xơ, uống thêm nước, uống thêm sữa… Vì khi cơ thể mẹ hấp thụ các thực phẩm này sẽ chuyển hóa vào sữa khi bé bú mẹ.

  • Mẹ nên uống nhiều hơn 2 lít nước/ngày.
  • Ăn nhiều rau có lá màu xanh đậm như mồng tơi; rau dền; cần tây; súp lơ,..
  • Mẹ ăn thêm nhiều loại trái cây giúp nhuận tràng như đu đủ; táo; lê; chuối; mận,..
  • Mẹ tránh các thực phẩm có chất kích thích như cà phê đen, rượu bia, thuốc lá…

Đối với trẻ đã bắt đầu ăn dặm, mẹ nên chú ý bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn của bé; đồng thời, bổ sung thêm một số loại trái cây, rau quả để tăng cường lượng chất xơ cho trẻ. Một số loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng bao gồm bông cải xanh, táo, mận, lê, đào, bột yến mạch, mì ống…

4.5 Đổi sữa công thức cho bé

Cách đổi sữa công thức cho bé an toàn là hỏi ý kiến của bác sĩ. Vì trên thực tế, khi cha mẹ tìm cách đổi sữa công thức cho bé, ít nhiều là do sữa không hợp với bé; hoặc do bé đang gặp vấn sức khỏe đối với loại sữa hiện tại.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, cha mẹ buộc phải tìm cách đổi sữa công thức cho bé vì giá thành; sữa (nhập khẩu) tạm hết hàng; hoặc những lý do cá nhân khác.

Cách đổi sữa công thức cho bé theo từng bước:

  • Bước 1: Chọn sữa phù hợp với độ tuổi và khẩu vị của bé.
  • Bước 2: Cho bé bú vào những cữ buổi sáng trước.
  • Bước 3: Đổi sữa cho bé một cách từ từ và có lộ trình. Để bé thích nghi dần.

[inline_article id=321748]

5. Cách phòng ngừa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh

Cách phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón

Để ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Tập thể dục cho bé thường xuyên.
  • Massage bụng và cho trẻ tắm nước ấm vài lần mỗi tuần.
  • Giúp bé xây dựng thói quen đi vệ sinh đều đặn, đúng giờ sau mỗi cữ ăn.
  • Mẹ có thể thử sử dụng các loại thuốc làm mềm phân cho bé (theo chỉ định bác sĩ)
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học cho cả mẹ và bé. Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ.

Bên cạnh đó, nếu cha mẹ nhận thấy tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón kèm theo những biến chứng khác thường như phân có lẫn máu, phân có màu xanh lá, phân có màu nhợt nhạt… Lúc này, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám để xin ý kiến của bác sĩ.

Nội dung trên là tất cả những gì cha mẹ cần biết về trẻ sơ sinh bị táo bón. Từ đây, cha mẹ đã biết cách nhận diện các dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị táo bón rồi nhé.

[inline_article id=320684]

[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]