Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

“Tuyển tập” cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Do hệ tiêu hóa chưa trưởng thành nên trẻ sơ sinh thường hay mắc phải chứng táo bón. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bỏ túi cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả sẽ hỗ trợ mẹ trong quá trình chăm sóc bé.

Cũng giống như tất cả những bệnh lý khác, sau khi tìm hiểu được nguyên nhân gây ra táo bón mẹ mới có thể biết được những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh thích hợp và hiệu quả.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh chính là sự thay đổi trong chế độ ăn, khi mà bé chuyển từ một loại thức ăn này sang thức ăn khác. Cụ thể như từ sữa mẹ đến sữa công thức, từ thức ăn lỏng cho đến thức ăn đặc. Hoặc bé bị táo bón khi được mẹ giới thiệu cho một số loại thực phẩm mới khiến bé bị mất nước khiến phân không đủ mềm để dễ dàng đại tiện.

cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 1
Trẻ sơ sinh bị táo bón có thể bắt đầu từ sự thay đổi chế độ ăn hằng ngày

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón

Để nhận biết trẻ sơ sinh có đang bị táo bón hay không mẹ thường dựa vào số lần đi đại tiện và cấu trúc của phân. Tuy nhiên, sự ổn định này sẽ thay đổi phụ thuộc vào một số yếu tố như nguồn thức ăn, hoạt động của hệ tiêu hóa.

  • Đối với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thì phân có xu hướng lỏng hơn, đôi khi sẽ ít đi đại tiện hơn do các chất dinh dưỡng có trong sữa được bé hấp thu tối đa.
  • Trẻ được nuôi bằng sữa công thức thì đi ngoài phân hơi cứng hơn trẻ bú mẹ, có ít nhu động ruột nên dễ bị táo bón.
  • Sau khoảng 6 tháng khi trẻ bắt đầu ăn dặm, phân của trẻ có sự thay đổi rõ rệt: Săn chắc hơn và nặng mùi hơn, thông thường bé đi ngoài 1 ngày hoặc 2 ngày một lần.

Bên cạnh đó, mẹ nên biết những dấu hiệu quan trọng nhất của tình trạng táo bón để có hướng xử trí kịp thời:

  • Trẻ đi đại tiện ít, khoảng từ 3 đến 5 ngày mới đi một lần
  • Phân rất khô và cứng, có hình dáng như những viên bi tròn
  • Mỗi lần đại tiện bé đều cảm thấy rất khó chịu, rặn nhiều, mặt đỏ, đôi khi khóc vì bị đau
  • Bụng trẻ bị căng cứng, trở nên chán ăn

[inline_article id=67820]

6 cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Vấn đề đại tiện sau sinh của trẻ thường thất thường, dễ bị tiêu chảy cũng dễ bị táo bón. Hiểu và bỏ túi một vài bí kíp trị bệnh tại nhà cho bé sẽ giúp mẹ có thêm thời gian bên con.

1. Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ

Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, khi bé bị táo bón bạn có thể thử điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình. Bởi bé có thể nhạy cảm với một số thực phẩm mà bạn đang ăn và gây nên táo bón.

2. Đổi sữa công thức khác

Đôi khi một số loại sữa công thức có thành phần nào đó không được cơ thể bé dung nạp, đặc biệt nhất là lactose. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón, theo đó mẹ nên thử một nhãn hiệu sữa khác để bé có khả năng dung nạp tốt hơn.

3. Cho bé uống thêm nước

Nếu trẻ đang có dấu hiệu của táo bón thì mẹ có thể cho bé uống thêm một ít nước. Tùy vào độ tuổi mà mẹ cho bé uống một lượng thích hợp.

4. Massage bụng

Sử dụng 3 đầu ngón tay nhẹ nhàng massage theo hình tròn quanh rốn của bé, duy trì liên tục trong khoảng 3 phút. Mặc dù rất đơn giản nhưng cách này lại rất hiệu quả vừa giúp bụng của bé dễ chịu hơn vừa giúp đi đại tiện thuận lợi hơn.

cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Massage bụng là một cách trị táo bón tự nhiên hiệu quả mà nen nên thử

5. Dùng nước ép trái cây

Nước ép trái cây rất tốt trong việc kích thích nhu động ruột do đó, bạn có thể cho bé uống để giảm tình trạng táo bón. Nước ép mận, táo hoặc lê là sự lựa chọn thích hợp nhất. Một điều mẹ nên chú ý là nước ép chỉ được dùng cho trẻ trên 4 tuần tuổi với số lượng rất ít. Sau khoảng 8 tháng tuổi mẹ có thể cho bé sử dụng hàng ngày để phòng ngừa và điều trị táo bón.

6. Thêm thực phẩm giàu chất xơ

Khi bé đang trong giai đoạn ăn dặm và có thể ăn thức đặc bạn nên đưa một số thực phẩm giàu chất xơ vào khẩu phần ăn cho bé như: Các loại đậu, hạt ngũ cốc, trái cây, rau củ quả…

[inline_article id=13565]

Khi đã áp dụng 6 cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh trên nhưng vẫn không có tác dụng thì lúc này mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu tình trạng táo bón tiếp tục kéo dài. Điển hình nhất nếu phân quá cứng thì trong quá trình rặn có thể gây ra những vết xước nhỏ xung quanh hậu môn. Hoặc chảy máu gây khó chịu và đau đớn cho bé.