Vì tại vị trí cuống rốn là một vết thương hở nên mẹ hãy cùng xem ngay cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh để có thể chăm sóc bé yêu chuẩn nhất mẹ nhé.
1. Vì sao trẻ sơ sinh phải cần được vệ sinh rốn?
Theo thông tin y tế từ Cleveland Clinic (Hoa kỳ) nhận định rằng, việc chăm sóc và vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh là hoàn toàn cần thiết. Bởi vi nếu rốn không được chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng rốn.
Trong đó, nghiêm trọng nhất khi trẻ bị nhiễm trùng rốn là do vi khuẩn Clostridium Tetani, một loại vi khuẩn gây bệnh uốn ván.
2. Nên vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng gì?
Đối với trẻ sơ sinh không bị nhiễm trùng rốn:
- Để hở phần rốn và không cần băng rốn. Mặc tã thấp hơn rốn của trẻ.
- Không cần bôi thuốc vào rốn của trẻ. Sau khi tắm xong, mẹ chỉ cần dùng khăn mềm, hoặc sử dụng gạc y tế để thấm khô phần nước.
Đối với trẻ bị nhiễm trùng rốn:
- Mẹ dùng nước muối sinh lý để vệ sinh phần rốn bị nhiễm trùng cho con.
- Hoặc mẹ cũng có thể sử dụng dung dịch Milian hoặc Eosin để thoa vào rốn cho trẻ khoảng 3 – 4 lần/ ngày.
Mẹ lưu ý là KHÔNG NÊN sử dụng thuốc đỏ Providin để vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh nhé. Hoặc mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
>> Mẹ xem thêm: Có nên giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh để “giữ vía” cho con thông minh?
3. Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh trước khi rụng
Nếu chưa biết cách vệ sinh rốn cho bé, mẹ có thể nhờ nhân viên y tế đến nhà hướng dẫn. Hoặc mẹ có thể tham khảo cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh khi chưa rụng dưới đây:
- Bước 1: Sau khi tắm cho bé, mẹ cũng cần rửa tay sạch sẽ. Mẹ chuẩn bị các dụng cụ bao gồm cồn 70 độ; nước muối sinh lý 0,9%; bông vô trùng; gạc vô trùng.
- Bước 2: Dùng bông hoặc gạc sinh thấm khô và vệ sinh vùng rốn cho trẻ.
- Bước 3: Mẹ dùng tăm bông thấm dung dịch để bắt đầu vệ sinh rốn cho trẻ. Mẹ lau nhẹ nhàng từ trước ra sau cuống rốn, đồng thời dùng tay còn lại giữ dây cuống rốn trong quá trình vệ sinh.
- Bước 4: Sau đó, mẹ bắt đầu quan sát, kiểm tra những dấu hiệu bất thường tại khu vực rốn của trẻ như cuống rốn mềm nhũn, có dịch mủ chảy ra, mùi hôi, vùng da xung quanh sưng nề đỏ,…
- Bước 5: Lấy bông vô trùng thấm nước muối sinh lý rồi lau xung quanh rốn. Miếng bông đầu tiên sẽ lau từ chân rốn ngược lên cuống rốn. Miếng bông tiếp theo sẽ dùng để lau vòng quanh rốn (vị trí rốn tiếp xúc với da bụng). Sau đó, dùng miếng bông khác lau phần da xung quanh rốn.
- Bước 6: Sau khi lau xong, để rốn trẻ khô tự nhiên mà không cần sử dụng băng rốn cho bé.
Mẹ nên vệ sinh như thế cho trẻ mỗi ngày một lần; và duy trì trong suốt từ 5 – 15 ngày sau sinh.
4. Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sau khi đã rụng
Khi rốn rụng thì có cần chăm sóc nữa hay không? Câu trả lời là CÓ. Trong bài viết sau khi trẻ rụng rốn mẹ cần làm gì có đề cập đến các vấn đề bệnh lý trẻ sơ sinh có thể gặp sau khi rụng rốn. Về cách vệ sinh rốn cho trẻ sau khi rụng cũng tương tự như trước khi rụng.
Tuy nhiên sau khi trẻ rụng rốn, mẹ sẽ cần chú ý hơn, vì con có thể gặp các vấn đề như:
- Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng mẹ phải làm sao.
- Rốn trẻ sơ sinh bị chảy dịch mủ có mùi hôi sau khi rụng.
5. Những lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Trong suốt quá trình vệ sinh rốn cho trẻ trước và sau khi rốn rụng, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- NÊN để rốn hở, thoáng mát và khô tự nhiên.
- NÊN cẩn thận khi mặc tã cho trẻ sao cho tránh cọ sát vào rốn.
- NÊN chọn quần áo rộng rãi thoáng mát cho trẻ sơ sinh.
- KHÔNG NÊN tự ý bứt hoặc cắt đứt dây rốn của trẻ khi rốn chưa đứt hẳn.
- KHÔNG NÊN để phân su hoặc nước tiểu của trẻ sơ sinh dính vào cuống rốn.
- KHÔNG NÊN dùng thuốc bôi hoặc cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa được chỉ định.
[inline_article id=83950]
6. Các vấn đề về rốn ở trẻ sơ sinh cần được đi khám ngay
Trừ những trường hợp trẻ bị nhiễm trùng rốn và cha mẹ đã phát hiện. Đồng thời, nếu trẻ có một trong những dấu hiệu bất thường sau đây, cha mẹ nên đưa con đi khám với bác sĩ ngay:
- Rốn chảy máu sau khi rụng kéo dài.
- Vùng da xung quanh rốn bị sưng đỏ.
- Xuất hiện chồi thịt ở rốn, giống như bị lồi.
- Vùng rốn xuất hiện dịch mủ màu vàng và có mùi hôi khó chịu.
- Rụng rốn muộn ở trẻ: Sau 3 tuần như rốn của trẻ vẫn chưa tự rụng.
Đây là những dấu hiệu của việc nhiễm trùng rốn. Mẹ không nên tự ý bôi thuốc mà nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán, can thiệp điều trị kịp thời.
Nội dung trên là tất cả những gì mẹ cần biết về cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh trước và sau khi rốn rụng rốn. Hy vọng mẹ đã biết cách chăm sóc và vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh của minh thật an toàn nhé.