Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Hướng dẫn bố mẹ cách massage cho bé yêu với nhiều lợi ích bất ngờ

Bố mẹ đã hiểu hết tầm quan trọng của việc massage cho bé chưa?

Hiện nay, trên thế giới đang rất chú trọng đến việc khuyến khích bố mẹ massage cho con. Việc massage cho trẻ sơ sinh không chỉ có giá trị về thể chất mà còn có cả giá trị về tinh thần:

  • Trẻ được massage thường xuyên sẽ tăng cân chuẩn hơn, có giấc ngủ sâu hơn, tiêu hóa tốt, hệ thần kinh, hệ hô hấp và các cơ cũng phát triển một cách toàn diện
  • Trong quá trình bố mẹ dành thời gian để massage cho con, bố mẹ có thể lồng vào các câu chuyện hoặc có khi là các bài hát. Những tiếp xúc này sẽ giúp làm tăng khả năng phát triển của não trẻ và sự kết nối giữa bố mẹ – con cái. Bố mẹ sẽ hiểu được những tín hiệu nào từ con đưa ra là thích hay không thích cho dù là con chưa biết nói.
  • Hiệp hội IAIM có nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn cách chăm sóc cho trẻ sinh non và trẻ có nhu cầu đặc biệt. Những trẻ này sẽ có những bài massage và cách tiếp cận riêng nhằm giúp cho trẻ vượt qua giai đoạn đặc biệt này.
Hướng dẫn bố mẹ cách massage cho bé yêu với nhiều lợi ích bất ngờ 1
Massage như thế nào là đúng?

Việc massage cho trẻ cũng không còn quá xa lạ ở Việt Nam, các ông bà, bố mẹ và cả những người làm trong lĩnh vực chăm sóc trẻ (điều dưỡng, hộ lý…) thường lên mạng xem các clip hướng dẫn cách massage cho trẻ để thực hiện.

Tuy nhiên, nhiều người không hiểu rõ các nguyên lý tại sao lại massage như vậy, cách tiếp cận với trẻ như thế nào là phù hợp, những ai là người nên massage cho trẻ hoặc làm thế nào để nhận biết trẻ có thích hay không thích….

Xu hướng hiện nay là bố mẹ sẽ đưa con đến Spa hay thuê người massage cho con. Nhưng:

  • Có gì là đảm bảo sự an toàn không?
  • Có một nghiên cứu nào cho các thao tác massage đó chưa?
  • Có một tổ chức, hiệp hội nào đã chứng nhận chưa?
  • Những người đó đã có bằng cấp về việc massage cho trẻ chưa?
  • Có nên để người lạ chạm vào con bạn hay không?
Hướng dẫn bố mẹ cách massage cho bé yêu với nhiều lợi ích bất ngờ 2
Học massage cho trẻ ở đâu là uy tín?

Bloomy Spa mở lớp hướng dẫn bố mẹ massage cho trẻ theo đúng tiêu chuẩn của Hiệp hội massage cho trẻ sơ sinh Quốc tế IAIM (Tổ chức uy tín nhất Thế giới trong lĩnh vực massage cho trẻ sơ sinh hiện nay, có mặt ở hơn 80 quốc gia trên thế giới). Lớp học do chuyên gia được cấp bằng từ tổ chức IAIM đảm nhận.

Ngoài ra, Bloomy Spa khuyến khích các ông bố cùng tham gia massage cho con nhằm mục đích thúc đẩy sự góp mặt vào việc chăm sóc cũng như tiếp cận với con sớm để tăng sự kết nối tình cảm giữa bố và trẻ.Hướng dẫn bố mẹ cách massage cho bé yêu với nhiều lợi ích bất ngờ 3Bloomy Spa có 2 hình thức để bố mẹ có thể lựa chọn:

  • Lớp hướng dẫn tại spa theo nhóm từ 5 đến 7 gia đình. Tại đây, các bố mẹ có thể gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi thêm về cách chăm sóc cho con mình. Không những vậy, đây còn là dịp giúp các bé làm quen với môi trường cộng đồng sớm hơn, tăng khả năng tiếp xúc của bé sau này, giúp bé dễ thành công hơn và tránh nhút nhát.
  • Lớp hướng dẫn tại nhà cho cá nhân. Lớp học tiện lợi cho bố mẹ không có thời gian đến Spa hoặc không tiện bế bé ra ngoài.

Hướng dẫn bố mẹ cách massage cho bé yêu với nhiều lợi ích bất ngờ 4Tham gia lớp học, bố mẹ không chỉ biết được các thao tác massage mà còn học được cách chọn lựa những điều phù hợp nhất, cách hiểu những tín hiệu con đưa ra, cách bảo vệ con, và cả cách xử lý tình huống trong những thời điểm đặc biệt.

Liên hệ ngay với Bloomy Spa để tìm hiểu thêm thông tin và đăng ký lớp học:

  • Bloomy Spa, 216-218 Lê Hồng Phong, Phường 4, Quận 5, TP.HCM.
  • Hotline: 0977 108 689
  • Website: www.bloomyspa.vn
Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Má lúm đồng tiền duyên xinh đến thế nhưng hóa ra là dị tật

Một em bé có má lúm đồng tiền luôn gây ấn tượng mạnh với người đối diện. Không chỉ bởi nét duyên ngầm và còn bởi chỉ cần cười mỉm thôi cũng đủ “đốn tim” bất kỳ ai. Nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chí Nhân chủng học Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng: “Lúm đồng tiền có thể thu hút sự chú ý hoặc thể hiện biểu cảm trên khuôn mặt rõ nét hơn”.

má lúm đồng tiền
Là dị tật trong quá trình mang thai nhưng không phải đứa trẻ nào cũng may mắn có má lúm

Vòng quanh khắp châu Á, nơi mà các bà mẹ thích con có má lúm hơn cả sẽ thấy có rất nhiều lời truyền tụng về việc ăn gì để sinh con có má lúm xinh.

Các mẹ Hàn cho rằng, mang thai ăn nhiều cam khi sinh ra rất có thể con sẽ có má lúm đồng tiền. Mẹ Nhật thì tin rằng thường xuyên cho bà bầu dùng trứng luộc nhưng luộc xong không được ăn ngay mà phải dùng hai đầu của hai quả trứng còn đang ấm áp vào má, mỉm cười sau đó xoay tròn trong 5 phút, con sinh ra sẽ có lúm đồng tiền. Ở Việt Nam, các mẹ có trào lưu ăn thật nhiều lựu để sinh con có má lúm.

Dù không có bằng chứng khoa học nào chứng minh những điều này là đúng nhưng cũng không ai đưa ra ý kiến phản đối. Tuy nhiên, có một sự thật mà các mẹ cần biết đó là: Núm đồng tiền thực chất là một dạng dị tật bẩm sinh.

Má lúm là một khuyết điểm nhỏ trên hệ thống cơ mặt có tên zygomaticus major – xuất hiện ở gần miệng – trong quá trình phát triển của thai nhi.

Trong giai đoạn phôi thai, cơ má của bé xuất hiện 1 dạng khiếm khuyết khiến da ở phần cơ bị lõm xuống dính vào tổ chức cơ liên kết dưới da. Dị dạng này được gây ra bởi một số lỗi trong quá trình phát triển các mô liên kết dưới da. Má lúm đồng tiền có thể xuất hiện tại các bộ phận khác của cơ thể nhưng chủ yếu tập trung ở trên mặt và bạn có thể dễ dàng nhận ra hơn so với vị trí khác.

Có những trường hợp ở người trưởng thành, cơ zygomaticus major dần nhả ra, không dính chặt với da nữa nên lúm đồng tiền dần dần nông hơn và biến mất.

Ngoài ra, có một giả thuyết cho thấy má lúm đồng tiền có tính di truyền. Theo Brighthub, nếu bố hoặc mẹ có má lúm đồng tiền thì cơ hội con thừa hưởng đặc điểm này là khoảng 25 – 50%. Còn nếu cả bố và mẹ đều có má lúm đồng tiền, có tới 50 – 100% cơ hội con sinh ra hưởng trọn nét duyên này.

Trong quan niệm truyền thống của người Việt Nam, má lúm đồng tiền thể hiện nét duyên và vẻ đẹp tư nhiên. Trẻ sơ sinh có má lúm lớn lên sẽ được yêu thích hơn vì không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng sở hữu những chiếc má lúm mà chỉ một số ít may mắn sở hữu vẻ đẹp này mà thôi.

[inline_article id=182599]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông – Quy tắc “4 ấm 1 lạnh”

Tìm cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông là rất cần thiết. Vì nếu để hơi lạnh luồng vào cổ họng; và bụng của con thì con sẽ bệnh ngay, cụ thể các bệnh cảm cúm thường gặp.

1. Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông – Quy tắc “4 Ấm 1 Lạnh”

[key-takeaways title=”Quy tắc 4 ấm – 1 lạnh”]

  • 4 Ấm: Tay ấm – Lưng ấm – Bụng ấm – Bàn chân ấm.
  • 1 Lạnh: Chính là đầu của con. Nhiều cha mẹ sai lầm khi ủ kín đầu của con, chỉ lộ mỗi mắt mũi miệng; nhất là khi con đang sốt vì nghĩ như vậy là cách giữ ấm tốt nhất cho con. Khi ở nhà hãy để đầu con thông thoáng, không đội mũ hay trùm kín đầu, chỉ khi ra ngoài trẻ mới cần đội mũ giữ ấm.

[/key-takeaways]

Đây là cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông mà cha mẹ giúp cha mẹ dễ nhớ và dễ áp dụng. Và cụ thể hơn là cha mẹ nên giữ ấm bộ phận cơ thể nào cho con, thì cùng đọc tiếp 7 cách sau đây nhé.

2. 8 cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

2.1 Đội mũ len 

Đầu bé sơ sinh là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt; nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì thế để biết cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông, cha mẹ nên đội mũ len cho con. Vừa thoáng nhờ các khe hở, vừa giữ ấm nhờ chất liệu dày dặn.

Chú ý phần tóc bé nhiều hay ít mà có thể điều chỉnh độ dày mỏng của nón để đảm bảo bé vừa đủ ấm; nhưng cũng không bị nóng đầu, bị đổ mồ hôi lâu ngày bé dễ viêm da đầu như viêm da tiết bã, nấm da đầu.

Để bảo vệ chiếc mũi nhỏ nhạy cảm của con; cha mẹ cần biết cách giữ ấm cho trẻ vào mùa đông. Khi cho con ra ngoài trời cần đeo khẩu trang hoặc đội mũ kín đầu. Điều quan trọng; cha mẹ phải giữ cho phần cổ; mặt; và chiếc mũi của con phải được giữ ấm trong điều kiện thời tiết quá lạnh.

>> Cha mẹ nên xem thêm: Có nên đội mũ len cho trẻ sơ sinh khi đi ngủ không?

2.2 Mặc áo trùm kín bụng

Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh tiếp theo mà cha mẹ nên biết chính là phải luôn cho con mặc áo che kín bụng. 

Đặc biệt lưu ý, mẹ không nên mặc quá bốn lớp áo cho con sẽ gây khó cử động. Nguyên tắc mặc trang phục cho bé như sau: bên trong là lớp áo cotton mỏng; kế đến là lớp áo len hoặc nỉ dài tay che cổ; và cuối cùng là chiếc áo khoác gió ở bên ngoài.

>> Những điều cha mẹ cần biết: Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là gì?

2.3 Quàng khăn giữ ấm cổ và họng

Vào mùa Đông ở Việt Nam, thời tiết có nơi khô hoặc ẩm; và kèm theo cảm giác lạnh sâu. Vì lẽ này, cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông là cha mẹ hãy giữ ấm phần cổ và họng cho con. Vì phần cổ và họng của trẻ sơ sinh rất dễ bị hơi lạnh tấn công; và khiến con bị cảm lạnh.

2.4 Trang bị đồ giữ ấm đôi tai

Trẻ dưới 12 tháng tuổi tóc chưa phát triển nhiều. Vì vậy, trẻ nhỏ chưa có được “hàng rào” che chắn để bảo vệ. Điều đó khiến gió lạnh rất dễ “tấn công” cơ thể của con. Một cách nữa để giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông là mẹ nhớ đội mũ kiểu chùm kín; hoặc đồ giữ ấm đôi tai của con.

[inline_article id=108662]

2.5. Giữ ấm lưng

Lưng cũng như đầu cũng cần phải được giữ ấm khi tiết trời trở lạnh. Lưng ấm là nguyên tắc thứ hai trong 4 ấm 1 lạnh. Tuy nhiên, ấm khác nóng. Nếu nóng, đổ mồ hôi, gặp lạnh càng dễ bị bệnh hơn; do mồ hôi sẽ thấm ngược vào trong cơ thể trẻ, dẫn đến nhiễm lạnh.

Mẹ cần luôn để ý xem lưng bé có ra mồ hôi không, từ đó điều chỉnh lớp trang phục cho con mặc. Trời lạnh có thể cho bé mặc áo gi-lê, vừa giữ ấm thân người, lại giúp con dễ vận động hơn. Cách giữ ấm cho trẻ vào mùa đông này, mẹ đừng quên nhé!

2.6. Giữ ấm bàn tay và bàn chân

Giữ ấm bàn tay và bàn chân của con
Giữ ấm bàn tay và bàn chân của con

Khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, cha mẹ hãy giữ ấm bàn tay và bàn chân của trẻ. Để đảm bảo găng tay không quá dài; quá dày; hoặc quá ngắn và mỏng. Cha mẹ nên ưu tiên chọn các loại găng tay mỏng, ôm sát để tăng thêm độ ấm và giúp cho con bày của con luôn hồng hào. Và cũng làm tượng tự với bàn chân của con.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng dầu ấm bôi vào lòng bàn chân; và massage nhẹ nhàng giúp thúc đẩy lưu thông và tuần hoàn máu cũng sẽ giúp làm ấm cơ thể bé rất hiệu quả

Chọn chất liệu mỏng và ôm sát, chính là cách giữ ấm tay và chân của trẻ sơ sinh vào mùa đông rất tốt.

>> Xem thêm: Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh: Giữ ấm cho trẻ đúng cách

2.7 Mặc áo phao cho trẻ khi ra ngoài trời

Nếu cha mẹ dẫn con đi du lịch ở các vùng núi cao; hoặc các khu vực có tuyết; có sương chẳng hạn, thì rất nên chuẩn bị các loại áo phao cho con. Vì cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông khi đi ra ngoài chính là những chiếc áo phao chống thắm.

Tuy nhiên, cha mẹ thường có xu hướng muốn chọn các loại áo có mẫu mã đẹp cho con. Mặc dù vẻ ngoài cũng làm cho con trông đẹp hơn, nhưng nếu nó bắt mắt nhưng không giữ ấm cho con thực sự không đáng.

2.8 Cho con uống đủ nước và bổ sung vitamin 

Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông chính là cho con uống đủ nước. Vì đối với trẻ sơ sinh, cơ thể chiếm 75% – 80% là lượng nước.

Chính vì vậy, nước là một thành phần giúp giữ nhiệt cơ thể. Nếu thiếu nước, cổ họng của con sẽ bị khô dẫn đến bị ho, môi bị nứt nẻ. Vì vậy, uống nước thường xuyên cũng là cách giữ ấm cho trẻ vào mùa đông tốt nhất đấy ạ.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nhớ bổ sung cho con các loại vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm ăn uống hàng ngày. Điều này sẽ giúp con thêm khỏe mạnh và tăng sức đề kháng chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời tiết.

>> Xem ngay: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi chuẩn nhất (2022)

3. Cha mẹ lưu ý để biết cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

Lưu ý khi giữ ấm cho trẻ vào mùa đông
Lưu ý khi giữ ấm cho trẻ vào mùa đông

Bên cạnh những cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông kể trên, cha mẹ cũng nên áp dụng thêm những cách sau đây. Theo học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP – The American Academy of Pediatrics) đã chia sẻ cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh khi trời lạnh bao gồm:

  • Không đặt bé gần cửa sổ; hoặc cửa chính đang mở.
  • Giữ nhiệt độ phòng phù hợp 68 – 72 (độ F), khoảng 22 độ C.
  • Trong trường hợp khẩn cấp cha mẹ cần làm ấm cho con; bằng cách hãy ôm con vào lòng.
  • Giữ ấm cho con khi đi ngủ: Chọn những bộ đồ ngủ dài tay và che kín lưng, bụng (đồ bộ Pyjamas).
  • Giữ ấm cho con khi đi tắm: Cha mẹ nên tắm con nhanh hơn trong thời tiết mùa đông, cụ thể là không quá 5 phút. Nếu không con sẽ cảm lạnh.

(*) Chú ý nhiệt độ nước tắm pha đủ ấm không để lạnh cũng không quá nóng thường cao hơn nhân nhiệt bé 1 độ, khoảng 38 – 38,5 độ C. Và đảm bảo bé được tắm trong phòng kín gió.

Mùa đông đến cận kề, việc tìm cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông là rất cần thiết. Hy vọng, qua bài viết này, cha mẹ sẽ chú ý hơn đến thân nhiệt của con; cũng như biết cách giữ ấm cho kể cả ở nhà hay ra ngoài đi chơi. Chúc các con yêu của cha mẹ luôn mạnh khỏe nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

15 cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm giúp bé nín khóc tức thì

Trong bài viết, MarryBaby sẽ gợi ý cho mẹ cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm giúp bé nín khóc và trở lại giấc ngủ hiệu quả. Mẹ xem ngay những bí kíp sau đây nhé.

1. Hiểu lý do vì sao trẻ sơ sinh khóc đêm

Để biết cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm; mẹ cần xác định lý do vì sao bé lại quấy khóc vào ban đêm. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến là:

  • Đói bụng: Trẻ sơ sinh cần bú mẹ hoặc tu bình sau mỗi vài giờ; mỗi ngày bé có thể bú từ 8-12 lần. Nếu trẻ sơ sinh khóc đêm; khả năng cao là bé đang muốn bú. Mẹ kiểm tra thêm các dấu hiệu đói bụng như nhếch môi; đưa tay lên miệng.
  • Đầy hơi: Khi bé bú; có rất nhiều lý do dẫn đến việc nuốt quá nhiều không khí vào bụng. Từ đó, trẻ sơ sinh bị đầy hơi, cảm thấy khó chịu và quấy khóc vào ban đêm. Trường hợp này; mẹ cần vỗ cho bé ợ hơi sau mỗi lần bú.
  • Tã bị ướt hoặc bẩn: Trẻ sơ sinh có thể đi vệ sinh hơn 6 lần/ngày. Nếu bé khóc nhiều vào ban đêm; mẹ hãy kiểm tra tã của con nhé.
  • Tiêu chảy: Nếu thấy bé khóc quá mức bình thường; mẹ có thể kiểm tra tã và hỏi bác sĩ nhi khoa để biết bé có bị tiêu chảy hay không.
  • Bị ngợp: Trẻ sơ sinh có thể giật mình vào ban đêm vì nghe thấy tiếng động ồn. Mẹ hãy đảm bảo tránh những nơi ồn ào và dỗ bé đi vào giấc ngủ ở nơi yên tĩnh.
  • Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh: Mặc đồ quá nhiều hoặc quá mỏng có thể khiến bé bị nóng hoặc lạnh; nhiệt độ ban đêm xuống thấp, bé có thể cảm thấy bị lạnh và khóc để báo hiệu cho mẹ biết.
  • Bị ốm: Khóc có thể là một cách để bé báo với mẹ rằng con không được khỏe; mẹ hãy kiểm tra xem trẻ sơ sinh có bị sốt hay không. Và đưa bé đi bác sĩ nếu bé sốt cao.

2. Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm

cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm
Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm là hiểu điều gì khiến bé quấy khóc

2.1 Ôm và xoa dịu bé

Cái ôm nhẹ nhàng của bố mẹ là cách tiếp cận tốt nhất để giúp bé thư giãn, ổn định tình thần. Mẹ hãy yên tâm rằng việc ôm ấp này sẽ không khiến bé trở nên ỷ lại. Để dỗ trẻ khóc, mẹ có thể làm theo những cách sau:

  • Ôm bé vào lòng.
  • Đặt bé vào nôi hay ghế.
  • Quấn bé trong một tấm chăn mỏng.
  • Cho bé vào xe đẩy và đi dạo ngoài trời hoặc trong nhà.
  • Bất cứ điều gì khác mẹ nghĩ có thể hữu ích; chẳng hạn như núm vú giả, tắm nước ấm hoặc chơi đùa với con.
  • Tạo ra các âm thanh để chuyển hướng chú ý của trẻ như chạy máy giặt hoặc máy hút bụi. Mẹ nên chuẩn bị sẵn đĩa ghi âm nhiều loại âm thanh khác nhau.

2.2 Quấn trẻ sơ sinh

Quấn bé vừa vặn bằng một chiếc khăn giúp trẻ sơ sinh cảm thấy an toàn. Các chuyên gia cho rằng quấn giúp làm dịu trẻ sơ sinh vì nó tạo ra cảm giác ấm cúng như bụng mẹ. Nhiều bậc cha mẹ thấy rằng quấn giúp trẻ sơ sinh ổn định nhanh hơn và ngủ lâu hơn.

2.3 Khuyến khích bé mút là cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm

Trẻ sơ sinh thường tự xoa dịu bản thân bằng cách mút ngón tay cái, hoặc bàn tay của mình. Hành động này giúp bé con cảm thấy yên tâm và xoa dịu tinh thần. Thậm chí mẹ có thể sử dụng ngón tay cái của mẹ cho bé mút; mẹ nhớ vệ sinh thật tay của mẹ nhé. Hoặc mẹ có thể sử dụng núm vú giả cho bé mút.

2.4 Địu bé và đi vòng lòng

Mẹ có thể địu bé và đi dạo xung quanh nhà. Đây là một cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm hiệu quả. Trẻ sơ sinh khá thích thú cảm giác được gần mẹ cũng như những bước chân nhịp nhàng.

Để trẻ sơ sinh úp mặt vào một chiếc địu phía trước hoặc một chiếc địu trong ba tháng đầu tiên khi bé cần được hỗ trợ thêm ở đầu. Mẹ cũng có thể sử dụng địu sling; đặc biệt hữu ích khi cho con bú lúc di chuyển và có thể chuyển đổi sang một bên hoặc địu khi bé lớn hơn.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách bế trẻ sơ sinh “chuẩn” theo điều dưỡng trong từng giai đoạn

Địu bé và đi vòng lòng
Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm: địu bé và đi xung quanh

2.5 Đung đưa là cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm

Bế trẻ trong khi mẹ ngồi trên ghế bập bênh hoặc tàu lượn; hoặc đặt trẻ vào xích đu trẻ em có động cơ hoặc ghế rung. Đảm bảo tuân theo các hướng dẫn an toàn của nhà sản xuất về giới hạn độ tuổi và trọng lượng đối với các thiết bị này.

2.6 Bật tiếng ồn trắng

Tiếng ồn trắng (white noise) là một cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm vì tiếng động này giúp bé chìm vào giấc ngủ dễ dàng. Một số trẻ sơ sinh cảm thấy bình tĩnh hơn khi lắng nghe những âm thanh vù vù theo nhịp điệu; điều này có thể khiến bé có cảm giác ở trong bụng mẹ.

Mẹ có thể tự tạo tiếng ồn trắng từ máy hút bụi; máy sấy tóc; quạt; hoặc đầu tư một máy tạo tiếng ồn trắng.

2.7 Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm bằng một bài hát

Mẹ hãy hát ru cho con ngủ bằng những bài hát ru cổ điển, hoặc một vài câu hát lặp đi lặp lại. Trẻ sơ sinh không cần mẹ hát hay như ca sĩ. Điều con cần chính là nghe giọng của mẹ. Đây là cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm rất hữu hiệu đó mẹ ơi.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không? Dấu hiệu cho thấy bé đang đói

2.8 Mát-xa cho bé

Mát-xa cho trẻ sơ sinh  là cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm, và cũng là cách giúp thư giãn cho cả mẹ và bé.

Mẹ có thể thử với kem dưỡng da hoặc dầu mát-xa đặc biệt dành cho em bé; mặc dù không cần thiết. Sử dụng một cái chạm nhẹ nhàng chắc chắn và không khiến bé bị nhột. Mẹ cần chú ý đến các tín hiệu của em bé, vì một số em nhỏ có thể cảm thấy áp lực khi massage.

2.9 Vỗ đầy hơi cho bé là cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm

Khi trẻ sơ sinh khóc đêm; điều bé cần có thể là một chút áp lực lên bụng để giúp giảm đầy hơi và đau bụng. Mẹ thực hiện các bước sau:

  • Đặt trẻ sơ sinh nằm sấp trên cẳng tay của mẹ.
  • Ôm đầu bé vào lòng và dùng tay còn lại của mẹ để giữ ổn định.
  • Xoa lưng cho trẻ sơ sinh một cách nhẹ nhàng. Mẹ lặp đi lặp lại động tác này.
  • Hoặc mẹ có thể đặt bé nằm ngửa nhẹ nhàng và cho con thực hiện động tác “đạp xe đạp”.

>> Xem thêm: Hướng dẫn từng bước cách vỗ lưng ợ hơi cho trẻ sơ sinh

2.10 Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm: Đi ra khỏi phòng

Những gì con cần lúc này rất có thể một chút thay đổi về không gian, nhiệt độ, ánh sáng,..Chính vì thế, mẹ hãy bế con ra khỏi phòng hoặc nơi con đang ngủ. Việc này giúp con cảm thấy thoải mái và bình tĩnh trở lại.

>> Mẹ có thể xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối không? Điều mẹ luôn thắc mắc!

2.11 Chơi đùa với bé

cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm
Chơi đùa với bé là cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm

Khi con khóc đêm không dừng, mẹ có thể đến gần và chơi đù với con, để giúp con vui vẻ trở lại. Để làm con vui, mẹ có thể thử làm những trò chơi như ú òa, tạo biểu cảm trên gương mặt của mẹ, thậm chí mẹ có thể thực hiện vài điệu nhảy hài hước cho con xem.

2.12 Để bé khóc: Phương pháp “Cry it out”

Phương pháp này giúp rèn luyện cho bé ngủ ngoan đáp ứng tất cả các tiêu chí này. Mẹ có thể hiểu là khi con quấy khóc, cứ để mặc khi nào khóc chán con sẽ tự ngủ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mặc kệ con khóc mang lại hiệu quả cao; và không gây ra bất kỳ sự căng thẳng nào cho trẻ sơ sinh.

Theo giáo sư tâm lý học tại Đại học Flinders, Adelaide, Australia –  Michael Gradisar cho rằng: Đây là cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm giúp cho cha mẹ và trẻ không bị rơi vào “cái bẫy” của sự cưng chiều; và dỗ dành mỗi khi trẻ khóc lóc. Nếu như cha mẹ đáp ứng ngay lập tức những đòi hỏi của trẻ mỗi khi bé khóc dẫn đến trẻ có xu hướng khóc thường xuyên hơn.

Mặc dù khi thấy con khóc và không đến dỗ dành sẽ khiến cha mẹ cảm thấy có chút cảm giác tội lỗi. Nhưng không sao, đây là một trong những phương pháp giúp con tự lập và tự đi ngủ tốt hơn.

>> Xem thêm: Nhiệt độ phòng phù hợp phù hợp cho trẻ sơ sinh là bao nhiêu?

2.13 Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm bằng một câu thần chú (mantra)

Thần chú (mantra) được dùng để nhắc đến những từ hoặc cụm từ được nói đi nói lại, nhằm tạo cảm giác thoải mái cho trẻ. Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm bằng thần chú mantra là mẹ hãy chọn ra vài câu nói để lặp đi lặp một cách thì thầm bên tai con.

2.14 Tự chăm sóc tinh thần và sức khỏe của mẹ

Chăm sóc bản thân của mẹ là cách tốt nhất để giúp mẹ thoát khỏi nguy cơ mắc phải tình trạng trầm cảm sau sinh. Đồng thời, mẹ cũng cần yêu cầu sự giúp đỡ từ chồng, người thân hoặc bất kỳ ai mà mẹ tin tưởng để có thể cùng mẹ chia sẻ nỗi lo.

3. Khi nào trẻ quấy khóc cần gặp bác sĩ?

Nếu mẹ phải tìm cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm liên tục mà không thành công; mẹ hãy cân nhắc đưa con đến gặp bác sĩ. Đặc biệt là khi trẻ quấy khóc kèm những điều kiện sau:

  • Bé có vẻ đau đớn.
  • Bé khóc liên tục trong hơn 3 giờ.
  • Bé đã hơn 4 tháng tuổi và vẫn quấy khóc.
  • Bạn không thể tìm được cách dỗ trẻ khóc.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách tập cho trẻ bú bình “dễ như trở bàn tay” mẹ biết chưa?

Nhìn chung, để mẹ có thể chọn đúng cách dỗ trẻ sơ sinh khóc đêm thì mẹ cần tìm hiểu rõ lý do vì sao con khóc. Nội dung trên là tất cả những gì mẹ cần biết về cách dỗ trẻ sơ sinh khóc vào ban đêm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

16 cách bế em bé sơ sinh đúng kỹ thuật theo từng giai đoạn phát triển

Cách bế em bé sơ sinh không phải mẹ nào cũng đã làm thuần thục; nhất là với các chị em lần đầu làm mẹ thì việc biết tư thế bế trẻ sơ sinh còn chưa thành thạo.

Việc bế em bé sơ sinh không đúng cách sẽ làm bé mỏi cổ, khó chịu dẫn đến hay khóc. Thậm chí có bé khó tính đến mức còn không chịu bú mẹ và khóc hờn. Bài viết này MarryBaby sẽ hướng dẫn bạn cách bé trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi. Hãy theo dõi ngay nhé!

1. Một số lưu ý trong cách bế em bé sơ sinh

Những quan điểm hiện đại cho rằng không nên để bé bị sốc khi vừa lọt lòng bằng cách giữ cho bé luôn có cảm giác ấm áp, an lành bằng phương pháp da kề da. Sau đó là bế ẵm khi bé thức giấc.

Cách em bé trẻ sơ sinh có một nguyên tắc quan trọng đó là mẹ phải đỡ đầu và cổ của trẻ sơ sinh. Vì bé vẫn chưa phát triển được khả năng kiểm soát đầu cho đến khi được khoảng 4 tháng tuổi.

[key-takeaways title=”Những điều cần lưu ý TRƯỚC khi bế em bé sơ sinh”]

  • Giữ tinh thần thoải mái: Trước khi bế bé, be mẹ nên thả lỏng cơ thể, tránh căng thẳng vì có thể gây tổn thương cho bé.
  • Chọn tư thế thoải mái nhất: Nếu không có kinh nghiệm bế em bé, ba mẹ nên tìm một tư thế thoải mái để có thể bế con được tốt nhất.
  • Rửa tay: Hệ miễn dịch của bé vẫn còn rất non nớt, chưa phát triển đầy đủ. Nếu ba mẹ không rửa tay, vi khuẩn từ tay be mẹ có thể xâm nhập vào cơ thể bé và gây nhiễm trùng.

[/key-takeaways]

Do đó, nhiệm vụ tối quan trọng của mẹ đó là đảm bảo rằng đầu của trẻ không bị lật từ bên này sang bên kia; hoặc bị ngả về phía trước ra đằng sau. Trong nội dung tiếp theo, mẹ sẽ  biết làm thế nào để bế trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi; và cách bế em bé sơ sinh trong từng trường hợp cụ thể.

2. Các cách khác nhau để ẵm bế em bé sơ sinh

2.1 Cách bế em bé sơ sinh ngực chạm ngực

Cách bế em bé sơ sinh đúng cách
Cách bế em bé sơ sinh ngực chạm ngực: Tay mẹ đỡ mông và đỡ lưng, đầu và bụng bé áp sát vào người mẹ

Đây là một trong những cách ẵm bế em bé sơ sinh phổ biến nhất. Tư thế này có thể giúp bé lắng nghe nhịp tim của mẹ.

Cách bế trẻ sơ sinh theo kiểu ngực chạm ngực:

  • Bước 1: Mẹ ôm bé sao cho đầu bé được đặt áp lên ngực mẹ.
  • Bước 2: Một bên tay đỡ mông và hông bé, tay còn lại đỡ đầu và cổ của bé.
  • Bước 3: Với cách bế này, mẹ cần lưu ý đặt đầu bé hướng sang một bên để bé có thể thở.

2.2 Cách ẵm con như ôm bóng 

Kiểu bế ôm bóng là tư thế bế em bé sơ sinh từ 1-2 tháng tuổi cực kỳ thích hợp. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, chiều dài đầu của bé sơ sinh chiếm khoảng 1/4 tổng chiều dài toàn thân. Do đó, khi bế vác trẻ, trọng lượng của toàn bộ phần đầu sẽ bị dồn áp lực xuống phần cột xương sống.

Cách bế em bé sơ sinh kiểu ôm bóng:

  • Bước 1: Mẹ hãy đặt luồn một tay dưới đầu và cổ bé.
  • Bước 2: Sau đó nhẹ nhàng để phần lưng bé vào bên trong cẳng tay mà mẹ đang dùng để giữ đầu bé.
  • Bước 3: Để bé cuộn tròn theo phần hông, trong khi chân bé duỗi thẳng bên cạnh mẹ.
  • Bước 4: Tay còn lại mẹ có thể sử dụng để cho bé bú; hoặc đặt dưới đầu bé để đảm bảo rằng đầu và cổ bé luôn được nâng đỡ.

2.3 Cách bế em bé sơ sinh dễ ngủ

Đây là cách bế em bé sơ sinh khá đơn giản và phổ biến. Để bế em bé đúng cách; mẹ làm theo những bước sau:

  • Đầu tiên, mẹ có thể nhìn trực diện vào mắt bé.
  • Sau đó, mẹ hãy nâng bé lên từ từ bằng cách luồn một tay xuống đỡ cổ và đầu bé trong khi tay kia luồn dưới hông và mông của bé.
  • Giữ nguyên cánh tay đang đỡ phần hông; nhẹ nhàng luồn tay đang đỡ đầu và cổ bé xuống dưới lưng để đỡ cả lưng bé sao cho đầu và thân bé nằm dọc theo cánh tay mẹ.
  • Lúc này, cả đầu và cổ của bé sẽ tựa vào chỗ gập khuỷu tay của mẹ.

>> Mẹ có thể xem thêm Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ không? Mẹ nên lưu ý điều gì?

2.4 Bế em bé đúng cách với tư thế ngồi “chào thế giới”

Đây là kiểu bế phù hợp với những bé hay tò mò và luôn thích nhìn ngắm những gì diễn ra xung quanh.

  • Bước 1: Với tư thế này, mẹ hướng bé ra ngoài; để đầu và lưng của bé dựa vào ngực mẹ.
  • Bước 2: Mẹ sẽ dùng một cánh tay để đỡ phần mông và tay còn lại vòng qua ngực bé.
  • Bước 3: Nếu bế bé ở tư thế ngồi, mẹ hãy đặt bé vào lòng. Lúc này, mẹ sẽ không cần phải dùng tay để đỡ phần mông bé nữa.

Các mẹ sẽ thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng thì bế ngồi được? Hay bé 3 tháng bế ngồi được chưa? Câu trả lời đó là bắt đầu từ 3 tháng tuổi, mẹ có thể bé em bé ngồi được rồi nhé.

Vì lúc này, bé đã biết lẫy và phần đầu cũng có thể giữ cứng hơn. Nếu mẹ bé theo tư thế ngồi; con đã có thể tự giữ thăng bằng. Như vậy mẹ đã biết trẻ sơ sinh mấy tháng thì bế ngồi được; và bé 3 tháng bế ngồi được chưa rồi nhé.

2.1 Cách bế bé lên từ nôi/giường

Cách bế trẻ sơ sinh

Khi bé đang nằm trên nệm, giường, trong nôi hay trên thảm chơi và mẹ muốn bế bé lên; cách bế em bé sơ sinh lên đúng là:

  • Bước 1: Hãy nhẹ nhàng luồn một tay vào dưới cổ và đầu bé;
  • Bước 2: Tay còn lại luồn vào dưới mông bé và chậm rãi đưa bé lên và áp vào người mẹ.
  • Bước 3: Từ tư thế này, mẹ có thể điều chỉnh để bế bé nằm ngửa, nằm sấp hoặc tựa đầu vào vai mẹ.

Cách ẵm trẻ sơ sinh như vậy sẽ giúp mẹ có thể dễ dàng chuyển bé từ chỗ này sang chỗ khác mà không gây nguy hiểm đến bé.

2.2 Cách ẵm trẻ sơ sinh đặt xuống

Sau khi bế em bé sơ sinh lên, mẹ hẳn cũng muốn biết cách đặt bé xuống. Mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Hãy đến gần nơi mẹ muốn đặt bé nằm xuống.
  • Mẹ cần đưa người sát xuống bề mặt nơi trẻ sơ sinh nằm.
  • Trong lúc đặt bé xuống, mẹ vẫn cần duy trì nâng đầu, cổ và mông của bé bằng cánh tay của mình.
  • Từ từ hạ bé nằm xuống, mẹ lưu ý để bé ở tư thế ngửa; không thả trẻ sơ sinh cho đến khi người bé chạm hoàn toàn với bề mặt.

Trong khi đặt bé nằm xuống, mẹ cần cẩn thận để tránh trẻ sơ sinh bị xây xước. Mẹ hãy sử dụng những nhóm cơ ở tay, chân và bụng; không phải nhóm cơ lưng để mẹ không đặt quá nhiều lực vào cơ thể bé.

2.3 Cách ẵm trẻ sơ sinh lên từ tư thế nằm ngửa

Cách bế em bé sơ sinh đúng cách
Cách bế trẻ sơ sinh từ tư thế nằm ngửa

Khi ngủ, nằm ngửa chính là tư thế an toàn nhất cho bé. Nhưng nếu lúc bé thức dậy khi nằm nghiêng một bên; mẹ hãy thực hiện cách bế em bé sơ sinh như sau:

  • Luồn một tay xuống dưới cổ và đầu trẻ, phần tay còn lại đưa xuống dưới phần mông bé.
  • Làm động tác múc em bé vào vòng tay mẹ; cẩn thận giữ cho đầu bé không bị trĩu xuống.
  • Ôm em bé sát vào người mẹ, sau đó luồn cẳng tay xuống đầu em bé.

2.4 Cách bế em bé sơ sinh lên từ tư thế nằm nghiêng

Khi ngủ, nằm ngửa chính là tư thế an toàn nhất cho bé. Nhưng nếu lúc bé thức dậy khi nằm nghiêng một bên, đây là cách bế em bé sơ sinh lên từ tư thế nằm nghiêng:

  • Mẹ hãy luồn một tay xuống dưới cổ và đầu trẻ, phần tay còn lại đưa xuống dưới phần mông bé.
  • Làm động tác múc em bé vào vòng tay mẹ, cẩn thận giữ cho đầu bé không bị trĩu xuống.
  • Ôm em bé sát vào người mẹ, sau đó luồn cẳng tay xuống đầu em bé.

2.5 Cách nhấc em bé lên từ tư thế nằm sấp

Khi bé sơ sinh đang ở tư thế nằm sấp, mẹ hãy luồn bàn tay xuống dưới ngực của bé, sao cho phần cẳng tay mẹ nâng cằm em bé khi bạn nhấc lên. Trong khi đó, bàn tay còn lại đỡ phần thân dưới của bé.

Mẹ hãy chậm rãi nhấc bé lên, sau đó xoay bé về phía mẹ. Đưa bé lên để áp vào thân, sau đó luồn cánh tay nâng đầu em bé lên phía trước; cho đến khi đầu bé nằm thoải mái trên hõm khuỷu tay mẹ. Đặt phần tay kia của mẹ dưới mông và chân bé, đảm bảo bé được vào tư thế an toàn.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh nằm sấp có sao không? Cách giúp bé nằm sấp thoải mái

2.9 Cách bế em bé sơ sinh theo kiểu bế bên hông (bế cắp nách)

Tư thế này chỉ phù hợp với các bé hơn 6 tháng tuổi, khi bé có thể tự nâng đầu và cổ mà không cần mẹ giúp.

  • Với tư thế này, mẹ hãy để mặt bé quay về phía trước.
  • Đặt phần hông của bé đối diện với hông của mẹ.
  • Dùng tay ôm quanh phần eo bé và giữ chặt bé.
  • Mẹ có thể dùng tay còn lại để cho bé ăn hoặc làm các công việc cần thiết khác.

2.10 Cách bế em bé sơ sinh cho bú và trò chuyện

Để bế em bé sơ sinh ở tư thế nằm ngửa, mẹ hãy:

  • Nhẹ nhàng luồn tay từ mông bé lên lưng và cổ bé
  • Tay còn lại luồn xuống theo chiều ngược lại.
  • Đến cuối cùng, cổ và đầu bé sẽ gác lên khuỷu tay của cánh tay này; tạo thành một vòng nâng đỡ chắc chắn giúp cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái.

Cách bế em bé sơ sinh đúng cách này thích hợp cho những bé mới sinh trong những tuần đầu tiên; đây là tư thế thuận tiện để mẹ có thể hát, trò chuyện cho con nghe, bế con đi dạo quanh gần nhà, hay khi cho con bú. Khi bế bé một lúc lâu, mẹ có thể ngồi xuống, để trọng lượng của bé tựa lên đùi để bớt mỏi tay.

>> Mẹ có thể xem thêm Cách tập cho trẻ bú bình “dễ như trở bàn tay” mẹ biết chưa?

2.11 Cách bế vác em bé sơ sinh giúp bé ợ hơi hiệu quả

Bé mấy tháng bế vác được? Ở tư thế này, phần lớn trọng lượng của bé đặt tựa vào người mẹ và các bé sơ sinh qua vài tháng đầu đời sẽ thích tư thế này hơn bế ngửa.

Tư thế bế vác vừa giúp trẻ sơ sinh có thể ợ hơi, giảm bớt hơi thừa trong bụng; vừa giúp bé nhìn ngắm nhiều cảnh vật xung quanh hơn.

  • Từ tư thế bế ngửa, nhẹ nhàng nâng cánh tay đang đỡ dưới cổ bé để đẩy bé đứng dần lên.
  • Hơi xoay tay để hướng người bé úp vào người mẹ, đặt đầu và cổ bé tựa lên vai mẹ.
  • Tay còn lại đỡ phần mông của bé.

Lưu ý, với tư thế này, nếu cổ bé đã cứng, mẹ có thể chỉ cần một cánh tay để đỡ bé. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng mẹ có thể thoải mái cầm theo bất cứ vật dụng gì với cánh tay còn lại. Chẳng hạn, vừa bế con vừa xem điện thoại, vừa bế con vừa cầm ly nước uống là điều không nên đâu mẹ nhé.

Mẹ có thể bế em bé sơ sinh bằng một tay nhưng tay còn lại cũng nên để tự do để có thể “tiếp cứu” ngay trong trường hợp bé ngọ ngoạy, quấy khóc.

2.12 Cách bế em bé sơ sinh nằm sấp để luyện tập cơ bắp

Tương tự như các bước bế ngửa, cách bế em bé sơ sinh nằm sấp trên cánh tay của mẹ cũng thực hiện qua các bước:

  • Nâng đỡ đầu và cổ bé, luồn 1 cánh tay dưới bụng và ngực bé
  • Cánh tay còn lại luồn ngược từ giữa 2 chân lên đến ngực bé, tạo thành 1 vòng ôm chắc chắn.
  • Nâng đỡ cả cơ thể bé một cách an toàn, êm ái.

Cách bế bé ở tư thế nằm sấp rất tốt để luyện tập cho phần cơ bắp ở lưng, cổ của bé. Mẹ có thể bế bé theo cách này và đi một vòng trong nhà trước khi cho bé tập nằm sấp. Ngoài ra, bé em bé sơ sinh đúng cách này cũng giúp bé ợ hơi tốt hơn nữa đấy!

>> Mẹ có thể xem thêm Trẻ hay lắc đầu có đáng lo không?

Bế bé nằm sấp

4. Một số lưu ý quan trọng về cách bế em bé sơ sinh

Ngoài biết cách bế em bé sơ sinh, mẹ cũng cần lưu ý thêm những vấn đề sau:

  • Trẻ mới sinh cần được đỡ chắc ở phần đầu và mông. Khoảng cách bế em bé sơ sinh đó là cơ thể bé cách mặt mẹ khoảng 30-45cm.
  • Ba mẹ nên tháo hết phụ kiện, trang sức trên tay, cổ hoặc tai để tránh làm trầy xước làn da mỏng manh của bé trong khi ẵm bồng. Có thể xoa hai tay để tạo hơi ấm trước khi bế trẻ.
  • Cố gắng giao tiếp với bé trong lúc bế, chẳng hạn như mỉm cười, trò chuyện, hát ru, đung đưa nhịp nhàng khi trẻ quấy khóc.
  • Với cách bế em bé sơ sinh lên từ giường, mẹ ôm bé chặt, 2 mặt kề sát nhau trong khi đang cố định cơ thể bé vào ngực mình.
  • Với trẻ 0-2 tháng tuổi, khi cho bé bú, mẹ có thể bọc bé trong khăn để tạo cảm giác yên tâm cho con khi ăn sữa mẹ.
  • Quan sát phản ứng của bé khi mẹ bế để xem bé có cảm thấy khó chịu hay không.
  • Cách bế em bé sơ sinh quan trọng đó là giữ đầu bé thoải mái để bé có thể di chuyển và thở.
  • Cố gắng tiếp xúc da chạm da với bé để tăng cường tình cảm giữa mẹ và bé.
  • Nếu mẹ cảm thấy lo lắng khi bế bé, hãy ngồi xuống và từ từ bế bé lên.
  • Cách bế em bé sơ sinh leo lên hoặc lên xuống cầu thang là bế bé bằng cả hai tay để tăng thêm sự an toàn.
  • Đừng bế bé khi mẹ đang bực bội và giận dữ vì những hành động không kiểm soát của bạn lúc này có thể gây tổn thương cho bé.
  • Mẹ có thể sử dụng địu em bé để hỗ trợ nếu bạn phải bế bé trong thời gian dài.
  • Trong khi bế bé, ngay cả khi bé quấy khóc, mẹ nên giữ bình tĩnh, hạn chế động tác trở nên quá nhanh hay quá mạnh. Hầu hết các bé đều thích được bồng bế bế với sự bình tĩnh, dịu dàng vì sẽ đem lại cho bé cảm giác an toàn.
  • Khi trẻ sơ sinh bị thu hút bởi trò chơi nào đó, sau khi kết thúc, mẹ nên bế bé một lúc để bé yên tĩnh, thư giãn sau khi bé vừa trải qua trạng thái phấn khích.

5. Vì sao biết cách bế em bé sơ sinh quan trọng?

Bao ngày ngóng trông mẹ đã được gặp con nhưng chính trong lần đầu tiên ấy không ít ông bố, bà mẹ lóng ngóng trong cách bế trẻ sơ sinh. Chào “thế giới mới” bằng tiếng khóc oe oe bé hẳn còn rất lạ lẫm. Sẽ tuyệt vời hơn nếu thiên thần nhỏ được mẹ bế ẵm vào lòng, vuốt ve trìu mến và trò chuyện thân mật.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sau khi sinh, mẹ ôm con vào lòng, nựng yêu và nhìn âu yếm vào mặt là điều cần thiết và có lợi cho bé. Với trẻ sinh nhẹ ký, cân nặng sẽ tăng nhanh hơn nếu được đặt trên tấm trải mềm mượt, mịn màng vì những tấm trải như vậy tạo cho bé cảm giác được tiếp xúc, vuốt ve.

[inline_article id=175843]

Tùy vào từng giai đoạn cụ thể của trẻ mẹ nên áp dụng cách bế em bé sơ sinh sao cho phù hợp. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần thật nhẹ nhàng, bình tĩnh và cẩn thận để không làm tổn thương đến cột sống và các cơ quan khác trên cơ thể non nớt của trẻ.

Theo các nghiên cứu khoa học, việc thường xuyên bế bồng là một cách rất tốt để xây dựng tình cảm giữa mẹ và bé sơ sinh. Ngoài ra, các bé được mẹ ôm ấp thường xuyên cũng mau lớn và có những cảm nhận tích cực, yên tâm và bình tĩnh hơn. Do đó, đừng ngại bế con bất cứ khi nào mẹ muốn; và bế em bé đúng cách ở bất kỳ tư thế nào mà mẹ cảm thấy thuận tiện và bé được nâng đỡ một cách tốt nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông để bé khỏe mạnh

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông chuẩn khoa học không phải là điều khó khăn. Mẹ chỉ cần lưu ý một chút sẽ giúp bảo vệ bé an toàn, phát triển khỏe mạnh.

1. Có nên cho trẻ sơ sinh ra ngoài chơi mùa đông?

Câu trả lời là CÓ. Trẻ sơ sinh có thể đi ra ngoài chơi vào mùa đông. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế cho bé di chuyển qua nhiều nơi và trong một khoảng thời gian dài. Vì bé chưa biết cách để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Quan trọng hơn là khi bé ra ngoài, mẹ cần đảm bảo bé được giữ ấm tốt với các loại quần áo phù hợp và phụ kiện nón vớ đầy đủ; nhằm hạn chế tình trạng nhiễm lạnh hay hạ thân nhiệt ở bé.

Trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ thiếu chất béo trong cơ thể và có kích thước cơ thể nhỏ; theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ; trẻ có thể mất nhiệt nhanh hơn so với người lớn.

Khi cho bé ra ngoài ra chơi; mẹ cần lưu ý:

  • Tránh nhiệt độ dưới 9.4 độ C.
  • Luôn kiểm tra tốc độ gió và độ lạnh của gió.
  • Di chuyển ở ngoài trời trong vòng 15 phút hoặc ngắn thời gian hơn.
  • Biết các dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tê cóng và hạ thân nhiệt. Chú ý khi bé run rẩy, rùng mình và/hoặc màu da đỏ hoặc xám.

Mặt khác, khi chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông; mẹ cũng nên kiểm tra trẻ thường xuyên để đảm bảo trẻ không quá nóng, vì quá nóng có thể dẫn đến phát ban, khó chịu và – trong một số trường hợp – tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, hoặc SIDS.

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ chỉ ra rằng nguy cơ SIDS cao hơn trong những tháng lạnh; vì quấn nhiều có thể khiến trẻ sơ sinh quá nóng. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông lý tưởng là giữ cho trẻ sơ sinh luôn mát mẻ nhưng thoải mái. Tránh mặc quần áo dày và chăn và tuân theo các hướng dẫn ngủ an toàn.

2. Trẻ sơ sinh nên mặc gì vào mùa đông?

Trẻ sơ sinh mặc trang phục gì vào mùa đông tùy thuộc vào việc bé đang ở đâu và làm gì. Ví dụ, nếu bé ở trong nhà, một chiếc quần ngủ dài tay là đủ. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là trẻ sơ sinh nên mặc cùng bộ độ làm bé thoải mái, cộng thêm một lớp nữa.

chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông
Cách mặc đồ để chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông

2.1 Cách mặc đồ chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khi bé ở nhà

Vào mùa đông, mẹ hãy chuẩn bị quần áo giữ ấm cho bé. Mẹ ưu tiên áo dài tay, quần dài và áo liền quần nhằm giúp bé giữ ấm phần bụng và rốn; phần thân áo chú ý giữ ấm vùng cổ ngực. Lựa chọn trang phục mùa đông cần đảm bảo độ mềm mại, ấm áp và thấm hút mồ hôi tốt.

Vì bé có thể được mặc nhiều lớp quần áo nên có thể đổ mồ hôi. Mẹ hãy thường xuyên lau mồ hôi ở những vùng da ở cổ, lưng, nách, bẹn, mông giúp bé không bị mồ hôi, hăm, rôm sảy hay cảm lạnh.

2.2 Bé nên mặc gì vào mùa đông khi đi ngủ?

Những bộ đồ ngủ có chân là một lựa chọn tốt, cũng như những bộ đồ liền thân. Có thể sử dụng bao quấn cho trẻ nhỏ ngủ ngon hơn nếu phòng thoáng mát; và/hoặc nếu bé thích sự thoải mái của việc được quấn.

[key-takeaways title=””]

Mỗi buổi sáng, mẹ hãy cho bé tắm nắng khoảng 30 phút. Thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 6h30 đến 7h30. Việc này sẽ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để chống lại vi khuẩn có hại. Sau hoạt động này, mẹ lau mồ hôi cho bé bằng khăn ướt được vắt ráo và mặc quần áo mới cho bé.

[/key-takeaways]

2.3 Cách mặc đồ chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khi di chuyển ra ngoài

Không khí bên ngoài mùa đông sẽ lạnh hơn ở nhà vì vậy các mẹ chú ý đảm bảo con được ủ ấm tốt hơn. Cách lựa chọn các trang phục để chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông cần kín đáo; trang phục cần có độ dày phù hợp như các bộ quần áo thun nỉ, đồ liền thân, v.v. kết hợp cùng nón len, tất vớ.

Nếu chất liệu bộ quần áo mỏng mẹ có thể thêm áo khoác ngoài để đảm bảo các vùng cơ thể từ đầu, vùng cổ ngực; và lòng bàn tay chân đều ấm. Tuỳ theo nhiệt độ ngoài trời lạnh vừa hay ít mà mẹ có thể chọn trang phục phù hợp cho con.

Thỉnh thoảng mẹ nên sờ bé để kiểm tra xem con đủ ấm chưa; hoặc nếu có nóng nực thì giảm bớt lớp đồ cho bé nhé.

3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông giúp bé khỏe mạnh

3.1 Cách chăm sóc, vệ sinh cơ thể trẻ sơ sinh đúng cách vào mùa đông

Trẻ sơ sinh không cần tắm mỗi ngày, đặc biệt khi trời lập đông, thời tiết lạnh giá. Thay vào đó, mẹ có thể dùng khăn ướt để lau sạch mồ hôi cho bé. Việc tắm quá nhiều sẽ làm trôi lớp bảo vệ tự nhiên và độ ẩm trên da; làm giảm khả năng tự bảo vệ của làn da.

Dù vậy mẹ cũng không nên vì sợ bé lạnh hay dễ bệnh mà để bé lâu ngày không tắm; vì có thể gặp phải tình trạng ngứa da khiến bé khó chịu hoặc các bệnh lý về da như viêm da nhiễm khuẩn.

Khi tắm cho bé, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Cắt móng tay gọn gàng.
  • Phòng kín gió, tắt máy lạnh và quạt.
  • Sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh.
  • Duy trì nhiệt độ phòng khoảng 28 độ C đến 30 độ C.
  • Có thể kết hợp massage nhẹ nhàng sau tắm với loại dầu ấm dành cho trẻ nhỏ vừa phải; bôi dầu ấm lòng bàn chân, giúp da hấp thụ tốt các dưỡng chất có trong dầu massage; giúp bé luôn ấm áp, thư giãn, ngủ ngon và khỏe mạnh hơn.

Tắm và chăm sóc cho trẻ sơ sinh vào mùa đông đúng cách: Mẹ nên chú ý tránh để nước rơi vào cuống rốn. Đây là vết thương hở, rất dễ bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Sau khi tắm, mẹ hãy dùng bông gòn và nước sạch lau rốn; sau đó thấm khô cuống rốn và chân rốn.

Khi mang bỉm và mặc quần áo tránh chú ý tránh phần tã hoặc lưng quần cọ trúng, cấn trúng phần cuống rốn vì có thể gây tổn thương, chảy máu và rốn sẽ lâu khô chậm rụng. Nếu rốn có mùi hôi, rỉ máu, rỉ nước vàng hoặc chậm rụng rốn sau 3 tuần… mẹ nên báo với bác sĩ ngay.

>> Mẹ xem thêm: Mách mẹ cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

3.2 Cách bảo vệ chăm sóc làn da trẻ sơ sinh khỏi hăm tã vào mùa đông

Bảo vệ làn da của các bé vào mùa đông
Cách bảo vệ chăm sóc làn da trẻ sơ sinh khỏi hăm tã vào mùa đông

Dù là mùa hè nóng nực hay mùa đông lạnh giá thì bé vẫn phải mặc tã cả ngày. Mẹ nên kiểm tra tã cho bé thường xuyên; nếu không được kiểm tra thường xuyên, tã ẩm ướt có thể thấm ngược vào da, làm bé bị lạnh.

Mẹ có thể tham khảo lựa chọn các loại tã thấm hút tốt; và kiểm tra thay sau mỗi 4h để hạn chế tình trạng hăm da hoặc ẩm lạnh gây khó chịu bé.

Một số cách chăm sóc làn da trẻ sơ sinh vào mùa đông:

  • Kem dưỡng ẩm giúp bù nước cho làn da mỏng manh; và hoạt động như một hàng rào bảo vệ.
  • Kem dưỡng ẩm giữ độ ẩm và ngăn không cho cái lạnh làm tổn thương da. Các loại sữa tắm dịu nhẹ có độ pH chuẩn cũng có thể hữu ích.

[inline_article id=148228]

3.3 Chú ý nhiệt độ phòng

Khả năng điều hòa thân nhiệt của trẻ sơ sinh rất kém; đặc biệt với các bé sinh non, thiếu tháng. Mẹ nên chú ý giữ phòng của bé luôn thoáng khí, hạn chế sử dụng máy lạnh vào mùa đông.

Nếu sử dụng máy lạnh, không nên để nhiệt độ chênh lệch quá nhiều với nhiệt độ bên ngoài, không hạ nhiệt độ quá thấp. Đặc biệt, không mở quạt trong phòng máy lạnh. Nhiệt độ phòng từ 26 đến 28 độ C phù hợp với bé khỏe mạnh, mặc quần áo đầy đủ.

Bên cạnh đó, mẹ không nên bế bé ra ngoài thường xuyên. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến bé dễ dàng mắc phải các bệnh hô hấp.

Qua bài viết, hy vọng mẹ đã có bí kíp trọn bộ chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông; giúp bé khỏe mạnh và không cảm lạnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

“Da kề da” là phương pháp bổ sung giúp hạ sốt ở trẻ em. Mẹ đã biết chưa?

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ thường sẽ làm gì đầu tiên? Cho bé uống thuốc hạ sốt hay dùng khăn mát chườm cho bé? Bên cạnh cách dùng thuốc hạ sốt, các bác sĩ chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Quốc tế City đưa ra một giải pháp nữa cho các mẹ là hãy thử hạ sốt bằng phương pháp “da kề da”.

Phương pháp da kề da giảm sốt

Phương pháp tiếp xúc da kề da là gì?

Phương pháp da kề da là biện pháp đươc áp dụng giúp trẻ sơ sinh sớm phục hồi sau một hành trình gian nan. Phương pháp “da tiếp da” hay còn gọi là phương pháp ‘skin to skin’ còn có thể dùng để hạ sốt cho bé hoàn toàn tốt.

Đây là cụm từ để miêu tả cách hạ sốt cho bé bằng cách cho cơ thể bé tiếp xúc với cơ thể mẹ. Cách làm này vừa giúp trẻ hạ sốt vừa giúp bé có cảm giác an toàn vì được mẹ chở che. Nó cũng giúp tăng thêm tình cảm mẹ con.

[inline_article id=128413]

Tại sao “da tiếp da” giúp hạ sốt cho bé?

Bác sĩ chuyên khoa Nhi tại Bệnh viện Quốc tế City cho biết, phương pháp “da tiếp da” có thể giúp trẻ nhanh chóng hạ sốt. Nguyên nhân là vì da của người mẹ có cơ chế điều hòa thân nhiệt tốt hơn.

Khi bị nóng cơ thể của người lớn sẽ dễ trở lại thân nhiệt bình thường. Khi cho bé nằm ở tư thế mẹ ấp da tiếp da, phần nhiệt lượng của cơ thể bé sẽ truyền sang mẹ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Phương pháp da kề da
Da kề da với bố mẹ giúp cơ thể bé giảm sốt, dễ chịu hơn

Việc áp dụng phương pháp da tiếp da giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ; trẻ sẽ được nhận các kháng thể từ mẹ qua da và sữa mẹ, giúp tăng độ ẩm làn da, tạo một lớp bảo vệ giúp bé chống lại vi khuẩn có hại xâm nhập cơ thể.

Cách hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp da tiếp da

Để thực hiện phương pháp hạ sốt này cho bé, mẹ hãy đảm bảo cả hai mẹ con ở trong phòng ấm, nhiệt độ phòng không thấp hơn 28 độ C để tránh việc cả hai mẹ con bị nhiễm lạnh. Mẹ cũng cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh việc vô tình sẽ lây truyền vi khuẩn ở cơ thể mẹ sang cho da bé.

Trước tiên, mẹ cần chuẩn bị một chiếc khăn đủ lớn hoặc mặc áo rộng để bé nằm trong lớp khăn, áo của mẹ. Cởi quần áo của bé và áo của mẹ, đặt bé nằm áp sát vào làn da trần trên bụng mẹ và thực hiện trong khoảng từ 1-2 giờ đồ hồ để cho hiệu quả tốt nhất.

Phương pháp da kề da giảm sốt cho bé

Mẹ có thể làm khi bé đang ngủ, điều này vừa giúp bé không nghịch ngợm lại vừa giúp bé có cảm giác an toàn, bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Trong trường hợp mẹ vì lý do nào đó không thể thực hiện phương pháp này thì bố có thể thực hiện thay, việc dùng cơ thể bố để giảm nhiệt cho con cũng mang đến hiệu quả tương tự.

Một số lưu ý khi chăm sóc bé bị sốt

  • Phương pháp da tiếp da chỉ nên áp dụng với bé sốt dưới 38,5 độ. Nếu bé bị sốt trên 38,5 độ mẹ cần áp dụng đồng thời với việc cho bé uống thuốc hạ sốt.
  • Có nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ như nhiễm khuẩn, tiêm phòng, nhiễm virus, mọc răng… Mẹ nên xác định rõ nguyên nhân khiến bé sốt để có hướng điều trị phù hợp nhất.
  • Cho bé bú nhiều với bé còn bú mẹ. Với bé không còn bú mẹ, mẹ cần cho bé uống thêm nước, nước trái cây, sữa công thức… để tránh gây mất nước.
  • Nếu bé bị sốt cao trên 39 độ, sốt liên tục dù đã cho uống hạ sốt, sốt cao kèm co giật thì mẹ nên đưa bé đi khám sớm để bác sĩ tìm ra nguyên nhân khiến bé bị sốt và có hướng điều trị kịp thời.

[inline_article id=162339]

Phương pháp da kề da là cách giảm sốt tự nhiên và hiệu quả đang được nhiều bác sĩ tại các quốc gia tiên tiến khuyên áp dụng. Mỗi khi cơn sốt, hãy thực hành ngay phương pháp ôm ấp con này mẹ nhé. Không chỉ giảm sốt, bé yêu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chọn quần áo trẻ sơ sinh mùa Đông tiết kiệm “hết nấc”!

Vào mùa đông, khí trời trở lạnh, mẹ cần chuẩn bị nhiều quần áo cho bé để giữ ấm. Thế nhưng quần áo trẻ sơ sinh mùa Đông nên có những loại nào? Hãy xem mẹ đã chọn đúng và đủ quần áo cho bé chưa nhé!

quần áo trẻ sơ sinh mùa Đông
Đồ mùa Đông đa dạng mẫu mã và chất liệu, mẹ rất dễ lạc vào “ma trận”

Khí trời đang bắt đầu vào Đông, miền Bắc đã có những cơn giá rét, không khí miền Nam cũng trở nên lạnh hơn. Đây là khoảng thời gian bé dễ bị ốm nhất, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Việc chọn quần áo mùa Đông cho trẻ mặc thoải mái nhưng vẫn đủ ấm là nỗi băn khoăn của rất nhiều mẹ. Nếu mẹ vẫn chưa biết chọn quần áo cũng như vật dụng cho bé vào mùa Đông, danh sách dưới đây có thể sẽ giúp mẹ phần nào đấy.

Sắm đồ sơ sinh mùa Đông cho bé trai, gái

Sau khi sinh con vào mùa Đông, đặc biệt là thời tiết giá lạnh miền Bắc mẹ cần chuẩn bị nhiều quần áo và chăn hơn để giữ ấm cho bé. Quần áo trẻ cần đảm bảo độ mềm mại, ấm áp và thấm hút mồ hôi tốt. Danh sách quần áo mẹ cần chuẩn bị gồm:

Số lượng Chất liệu
Áo mặc Mua từ 5-6 bộ Áo mặc cho bé nên dùng loại làm từ cotton mềm mại, hàm lượng vải bông cao đủ giữ ấm và làm bé dễ chịu, khả năng thấm hút
Quần Từ 10-20 quần dài

Mẹ nên chọn quần dài, quần rời, không nên chọn quần yếm vì sẽ bất tiện khi thay. Đừng chọn những chiếc quần có lưng quá chật, quần quá dày sẽ khiến bé khó chịu.

Nếu chọn quần cho bé gái, mẹ có thể chọn những chiếc quần legging xinh xắn, điệu đà. Chất vải chọn quần cũng đa dạng như len, nỉ, cotton…

Áo ấm 5-6 cái áo

Không nên chọn những chiếc áo len quá dày, nó có nguy cơ khiến bé bị hầm và sốt. những chiếc áo len cứng, ráp cũng sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu vùng cổ của bé.

Mẹ nên chọn những loại áo len mềm, thoáng. Với các bé ở miền Nam, khi trời không quá lạnh, mẹ có thể thay áo len bằng áo cotton dài tay.

Áo khoác ngoài 2 cái Áo khoác ngoài thường dùng khi bé cùng gia đình ra đường. Vì thế nên mẹ hãy chọn áo rộng rãi, thoải mái, có độ dài đảm bảo qua mông để trẻ không bị hở lưng.
Đồ bộ body 4 bộ Áo này dùng khi bé ngủ, giúp giữ ấm phần bụng và rốn bé.

Lưu ý khi mua quần áo cho trẻ sơ sinh:

  • Không chỉ đối với quần áo trẻ sơ sinh mùa Đông, khi mua quần áo cho bé mẹ nên mua size rộng rãi để bé mặc lâu hơn, tránh lãng phí vì bé phát triển rất nhanh.
  • Mẹ hãy ưu tiên các loại quần áo rời vì chúng dễ dàng để thay cho bé. Đặc biệt, mẹ nên mua ở các cửa hàng lớn, sản phẩm có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng.

[inline_article id=31078]

Giày, vớ và phụ kiện vào mùa lạnh

Bên cạnh việc chuẩn bị quần áo trẻ sơ sinh mùa Đông, mẹ cũng cần lưu ý đến các vật dụng không thể thiếu khác như giày, vớ, găng tay, khăn len…

quần áo trẻ sơ sinh mùa Đông 2 1
Thế giới giày, vớ, tất trẻ em nhìn thôi cũng đủ mê mẩn rồi!

Giày, dép mềm nhẹ và ấm áp là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Những đôi giày này thường được làm bằng chất liệu vải thoáng khí, hút ẩm tốt, độ ôm chân và hỗ trợ khớp đặc biệt cho bé. Việc giữ ấm cho đôi chân của trẻ khi thời tiết trở lạnh là việc rất quan trọng.

Bé sơ sinh phát triển rất nhanh, đặc biệt là chiều dài bàn chân. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ thường xuyên đo chân cho bé để lựa chọn giày thích hợp. Tương tự như quần áo, mẹ nên chọn giày lớn hơn size chân bé một chút để tránh lãng phí.

Vớ, găng tay, khăn len… có tác dụng che kín gió khi bé ra ngoài. Tất cả đều mềm mại, hút ẩm và giữ ấm tốt.

Chăn (mền)

Khi chọn chăn cho bé vào mùa Đông, mẹ nên chọn loại chăn mỏng, chất liệu 100% cotton. Bé nên có chăn riêng, không dùng chung chăn với cha mẹ, vì chăn của cha mẹ là chăn người lớn sẽ cứng, chứa nhiều bụi bẩn không tốt cho sức khỏe của bé, dùng chung chăn cũng gây bất tiện cho cha mẹ và bé.

[inline_article id=81155]

Không chỉ quan tâm đồ sơ sinh mùa Đông, những vật dụng của bé đều cần được quan tâm và thay đổi để thích hợp với thời tiết. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên xem xét đến điều kiện kinh tế gia đình để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chấm điểm tã dán cho bé sơ sinh được mẹ tin dùng

Với một danh sách dài những ưu điểm của miếng lót và tã vải như tiết kiệm, giảm nguy cơ hăm tã, hạn chế việc trẻ tiếp xúc với chất độc hại… miếng lót và tã vải trước đây rất được nhiều mẹ tin dùng. Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển, cải tiến không ngừng của các loại tã dán cho bé sơ sinh số lượng người sử dụng cũng tăng khá nhanh.

Bạn thuộc phe miếng lót hay tã dán? Thử “chấm điểm” xem loại nào tiện dụng hơn, mẹ nhé!

1. Độ thấm hút so với miếng lót

Không cần nghi ngờ, nếu xét về độ thấm hút, các loại tã dán, tã quần vượt trội hơn hẳn so với tã vải và miếng lót. Với công nghệ tiên tiến nhanh chóng thấm hút chất lỏng, đồng thời ngăn ngừa việc thấm ngược lên, giúp làn da của bé luôn khô thoáng, không kích ứng.

Chấm điểm tã dán cho bé sơ sinh được mẹ tin dùng 2

Một số thương hiệu tã nổi tiếng như Huggies sử dụng công nghệ 1000 phễu siêu thấm kết hợp với chất liệu siêu thoáng khí đang được rất nhiều mẹ đánh giá cao và tin dùng. So với các miếng lót và tã vải, tã dán Huggies mới có khả năng thấm hút cao hơn, giúp bề mặt khô thoáng hơn gấp 10 lần, bảo đảm làn da bé luôn khô thoáng, mang lại sự thoải mái tuyệt đối cho bé.

2. Tính vệ sinh

Các loại miếng lót dùng kèm tã vải thường khó đảm bảo được khả năng giữ ẩm cũng như hạn chế nguy cơ rò rỉ chất bẩn ra ngoài. Hơn nữa, nếu không thường xuyên thay tã bẩn, để tiếp xúc lâu với làn da mỏng manh của bé cưng, khả năng bé bị hăm tã cũng cao hơn hẳn.

Tã dán sơ sinh Huggies không chỉ có khả năng thấm hút vượt trội với 1000 phễu siêu thấm mà còn được trang bị hộp chống tràn phía sau. Nhờ vậy giải quyết triệt để được nỗi lo rò rỉ chất bẩn, vừa giúp bé cưng có thể thoải mái vận động, vừa giúp mẹ giảm bớt thời gian giặt quần áo và tã bẩn. Về mặt này, hẳn tã dán cũng chiếm ưu thế vượt trội hơn so với tã vải và miếng lót, đúng không mẹ?

3. Giá thành

Xét về giá cả, các loại miếng lót, tã vải có phần “nhẹ nhàng” hơn so với tã dán và tã quần. Tuy nhiên mẹ ơi, nếu tính kỹ một chút, chưa biết ai hơn ai đâu nhé!

Chấm điểm tã dán cho bé sơ sinh được mẹ tin dùng 1

Thử nghĩ xem, tuy có giá thấp, nhưng nếu dùng miếng lót với khả năng thấm hút kém, mẹ phải thường xuyên thay tã cho bé nhiều lần trong ngày hơn. Số lượng miếng lót phải sử dụng cũng vì vậy tăng thêm rất nhiều.

Trong khi đó, nếu dùng tã dán với khả năng thấm hút vượt trội hơn, khô thoáng hơn gấp 10 lần so với miếng lót, số lượng tã mẹ cần thay cho bé mỗi ngày cùng ít đi. Giá tiền cùng vì vậy giảm thiếu đáng kể. Chưa kể, xét về chất lượng và độ tiện dụng, tã dán cũng đã vượt hơn rất nhiều so với miếng lót. “Đáng đồng tiền” và bé con thoải mái, rất đáng cân nhắc đúng không mẹ?

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

4 thời điểm trẻ sơ sinh khóc nhiều và cách dỗ dành hiệu quả

Dỗ dành trẻ sơ sinh khóc nhiều không hề dễ, thậm chí đòi hòi sự kiên nhẫn hết mức của những bà mẹ yêu con nhất. Có nhiều nguyên nhân khiến bé cảm thấy khó chịu và phản xạ đầu tiên chính là khóc.

trẻ sơ sinh khóc nhiều 2
Dỗ dành bé cưng trong mỗi cơn “hờn dỗi” chưa bao giờ là điều dễ dàng

Bằng kinh nghiệm của bản thân, kết hợp với kiến thức Nhi Khoa, Amy Luu – bà mẹ 2 con nổi tiếng tại Singapore đã chia sẻ 4 nhóm nguyên nhân chính và giái pháp dỗ bé nín khóc giúp mẹ bớt căng thẳng những tháng đầu sau sinh.

 Amy Lu cũng chính là người sáng lập trang web Making Motherhood Matter chuyên về kiến thức mang thai và kinh nghiệm nuôi dạy trẻ. Bà mẹ này chia sẻ: Phản xạ đầu tiên khi con khóc chính là kiểm tra đồng hồ và tính toán xem con ăn cách đó bao lâu rồi, lần thay bỉm/tã gần nhất là khi nào, con đã được vỗ lưng cho ợ hơi chưa…

Theo kinh nghiệm của Amy Lu, trong lần đầu làm mẹ nhất thiết nên đặt thời gian biểu cụ thể cho bé như giờ ăn, giờ tắm, thay tã, giờ đi ngủ hoặc thức dậy. Mẹ có thể dự đoán chính xác hơn nguyee nhân vé khóc và dỗ dành hiệu quả dựa trên thời gian biểu này.

Dưới đây là 4 thời điểm trẻ khóc nhiều và cách dỗ bé từ kinh nghiệm của Amy Luu:

Trẻ khóc trong hoặc ngay sau khi ăn

Nguyên nhân dễ đoán nhất nếu bé khóc trong hoặc ngay sau bữa ăn là do trẻ bị đầy hơi khó chịu. Cảm giác này cũng khiến nhiều người lớn phát bực.

trẻ sơ sinh khóc nhiều 1
Đừng quên massage bụng mỗi khi cảm giác bé khóc vì đầy hơi

Đầu tiên, các bà mẹ cần làm giảm lượng hơi trong dạ dày trẻ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Để giúp trẻ dễ chịu hơn, mẹ cần massage bụng cho trẻ thường xuyên, không những trẻ thấy thoải mái mà cách này sẽ giảm được lượng hơi trong dạ dày hiệu quả.

Hoặc bằng cách để đầu bé tựa vào vai mẹ, thân người bé áp vào ngực. Một tay mẹ đỡ mông bé và một tay còn lại xoa hoặc vỗ nhè nhẹ vào lưng sẽ giúp trẻ dễ chịu.

[inline_article id=150071]

Đang chơi, bất chợt khóc dài hơi

Lúc này, mẹ cần kiểm tra xem liệu bé ăn đã lâu chưa, bé có đói không, bé có bị mệt hay ướt quần, áo không? Nếu không, mẹ hãy thử thay đổi vị trí nằm của bé.

Theo kinh nghiệm của Amy Lu, có thể do bé cảm thấy khó chịu do phải nằm ở một vị trí quá lâu. Khoảng thời gian sau sinh, bé không thể tự xoay người hay trườn nên rất dễ cáu kỉnh. Sau khi đã thực hiện loại bỏ các nguyên nhân trên mà bé vẫn không nín khóc, có thể là do ăn no, mẹ có thể thực hiện như cách bé đầy hơi.

Bé sơ sinh khóc nhiều về đêm, trước giờ ngủ

Đây là tình trạng thường gặp của bé mới sinh. Hoặc do thới quen sau 8 tuần tuổi mà bố mẹ tập ngủ sai cách. Amy Luu gợi ý:

  • Mẹ có thể chuẩn bị tã mới, sạch để thay cho bé.
  • Với trẻ dưới 2 tháng tuổi, mẹ có thể dùng khăn quấn quanh người bé giúp bé có cảm giác an toàn, yên tâm như những ngày còn ở trong bụng mẹ.
  • Mẹ cũng cần tập cho bé nhận biết thời gian đã đến lúc đi ngủ bằng cách hát ru, lắc lư, ôm bé vào lòng vỗ về và đặt bé xuống để ngủ.

Bằng cách tạo ra thói quen, thời gian biểu, bé sẽ bắt đầu học các dấu hiệu ngủ từ hành động của mẹ.

Giật mình khóc khi đang ngủ

Lúc này nguyên nhân có thể bé cưng đang bị đói hoặc ướt tã. Trước giờ đi ngủ mẹ nên cho bé ăn đủ no để để bé không bị thức giấc giữa chừng vì đói.

Cụ thể: Nếu bé ngủ lúc 22h tối, nên cho ăn sữa trước đó khoảng 2 giờ, lần ăn tiếp sau là gần 22h, vỗ lưng cho bé ợ hơi và cho bé ngủ. Mẹ có thể điều chỉnh lại giờ ngủ cho bé dựa trên kinh nghiệm của bản thân và nhu cầu của bé.

[inline_article id=79204]

Trẻ sơ sinh khóc nhiều là do các nguyên nhân khác nhau. Dựa vào kinh nghiệm chăm sóc con của từng bà mẹ mà đưa ra những dự đoán chính xác nhất: Vì sao con khóc, bé đang cần gì… Ngoài ra, bé cũng có thể khóc do bị ốm, mọc răng, mệt mỏi sau khi tiêm phòng, thay đổi môi trường, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thực hiện các xét nghiệm cần thiết xem bé có bị thiếu chất gì không.

Theo Healthy