Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tuyệt chiêu chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Có thể nói tháng đầu sau sinh là thời điểm khó khăn nhất đối với mẹ. Trong khi cơ thể vẫn còn bị đau và mệt mỏi sau ca vượt cạn, ngay lập tức mẹ phải “lao” vào công cuộc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Điều này khiến mẹ cảm thấy vô cùng bất an thậm chí nghi ngờ cả khả năng làm mẹ của bản thân. Không nên lo lắng mẹ ơi, chỉ cần tham khảo vài mẹo sau sẽ giúp mẹ thêm vững tin hơn.

Chăm sóc bé sơ sinh 1 tháng tuổi
Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là giai đoạn khó khăn nhất đối với mẹ

1/ Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Dinh dưỡng sao cho hợp lý

Nguồn dinh dưỡng duy nhất đối với bé lúc này chính là sữa mẹ, sữa mẹ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Do đó, mẹ không cần cho bé ăn hoặc uống thêm bất cứ thứ gì khác kể cả nước lọc.

Điều quan trọng mà mẹ cần lưu là có chế độ ăn uống khoa học không kiêng khem quá mức để đảm bảo chất lượng sữa mẹ. Bởi trong thời gian cho con bú cơ thể mẹ sẽ ưu tiên dùng các chất dinh dưỡng để “sản xuất” ra sữa.

Ngoài ra, mẹ cũng cần biết cho con bú đúng cách để bé cảm thấy thoải mái và bú được nhiều hơn: Cho bé ngậm hết phần núm và phần nhủ hoa, tránh chỉ để ngậm đầu ty vì sẽ dễ bị nứt và khiến mẹ bị đau. Bên cạnh đó mẹ cần vệ sinh bầu vú trước và sau khi cho bé bú bằng cách dùng khăn mềm nhúng nước ấm rồi lau sạch.

Trong vài tuần đầu sau sinh bé bú rất nhiều và đòi bú liên tục vì vậy mẹ không nên để mỗi cữ bú cách nhau quá lâu. Không cần nhất thiết phải canh theo giờ mà hãy cho bé tự quyết định thời gian cũng như số lần bú trong ngày, mẹ nhé!

[inline_article id=158844]

2/ Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Thời điểm này bé ngủ rất nhiều, một ngày có thể ngủ từ 16-18 tiếng và chỉ thức dậy khi bú hoặc tiểu tiện. Giấc ngủ rất quan trọng nên mẹ cần cho bé ngủ đủ giấc, đặc biệt là giúp bé có giấc ngủ sâu và ngon. Quan trọng hơn là phải chú ý đến những dấu hiệu báo bé đang buồn ngủ, nếu để cơn buồn ngủ kéo dài quá lâu sẽ khiến trẻ quấy khóc, không chịu ngủ.

Tạo cho bé một không gian ngủ thoải mái, êm ái và thường xuyên kiểm tra thay tã bỉm tránh để tình trạng “quá tải” làm trẻ bứt rứt khó chịu. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ cần hạn chế những tiếng động lớn xung quanh bởi lúc này bé còn rất nhạy cảm và hay giật mình khi bị tác động từ bên ngoài. Để giúp bé dễ ngủ, ngủ ngon hơn mẹ có thể cho bé nghe các bản nhạc nhẹ nhàng hoặc hát ru.

Trong tháng đầu, trẻ sơ sinh khóc đêm là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng lại khiến cha mẹ mệt mỏi khi liên tục phải thức dậy chăm bé. Đôi khi vì muốn con ngủ ngoan hơn vào ban đêm nên mẹ cố gắng giữ bé thức vào ban ngày. Điều này hoàn toàn không tốt đối với sự phát triển của bé cũng như không thể cải thiện được tình hình.

[inline_article id=35003]

3/ Giúp bé phát triển ngay từ sớm

Sau khi sinh được 2 tuần tuổi các giác quan của bé đã bắt đầu hoàn thiện dần, vận động của cơ thể cũng trở nên linh hoạt hơn và tự chủ hơn. Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ hoàn toàn có thể giúp bé phát triển sớm một số các kỹ năng bằng cách:

– Thời điểm này bé đã có thể nghe khá rõ, đặc biệt rất thích nghe giọng nói của mẹ và sẽ thể hiện niềm vui mừng khi được mẹ trò truyện cùng. Mặc dù chưa thể hiểu nhưng việc làm này giúp bé phát triển thính giác cũng như tích lũy vốn từ phong phú cho kỹ năng giao tiếp sau này.

– Bé có thể nhìn rõ với khoảng cách khoảng 20cm và biết phân biệt các màu sắc có độ tương phản cao như trắng, đen, đỏ. Vì vậy, để giúp bé phát triển thị giác mẹ nên cho bé quan sát nhiều đồ vật, tập cho bé biết cách nhìn theo bằng cách di chuyển một cách thật chậm rãi.

– Mặc dù còn rất yếu nhưng một số trẻ có thể ngẩng đầu khi được đặt nằm sấp. Theo đó, để tạo tiền đề cho các hoạt động như lẫy, lật, bò thì mẹ cần biết cách giúp bé phát triển cơ cổ và đầu. Việc cho bé nằm sấp sẽ khiến bé tập kiểm soát phần đầu cũng như rèn luyện cơ cổ. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý vì bé còn quá nhỏ nên chỉ tập trong vòng vài phút và trước khi ăn để bé không cảm thấy tức bụng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chọn đồ sơ sinh cho bé gái thế nào mới chuẩn?

Về cơ bản, đồ sơ sinh cho bé gái không khác biệt mấy so với bé trai, bởi mọi trẻ đều cần sử dụng đồ dùng như nhau. Nhưng chắc chắn, công chúa nhỏ của bạn sẽ đáng yêu hơn trong bộ váy công chúa màu hồng phấn thay vì bộ áo liền quần xanh lá, đúng không nào? Hơn nữa, nhiều người hầu như không phân biệt được trẻ sơ sinh là gái hay trai, việc gọi nhầm cũng khó tránh khỏi.

Những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh cũng như lưu ý khi chọn đồ sơ sinh cho bé gái, tất tần tật đều có trong bài viết sau đây. Tham khảo ngay kẻo lỡ, mẹ ơi.

Mẹo chọn đồ sơ sinh cho bé gái
Rất nhiều đồ dùng cho bé sơ sinh, từ quần áo, khăn đến bỉm, tã cũng được thiết kế riêng cho bé trai và bé gái

1/ Mẹ cần chuẩn bị gì cho bé sơ sinh?

Những đồ dùng cần thiết trong giai đoạn sơ sinh thật sự rất nhiều vì vậy để tránh thiếu sót mẹ cần liệt kê danh sách một cách đầy đủ theo từng nhóm vật dụng. Tuy nhiên, mẹ không cần chuẩn bị quá nhiều quần áo, bởi trẻ sơ sinh sẽ lớn rất nhanh, chẳng mấy chốc quần áo sẽ không vừa nữa. Để tránh lãng phí, mẹ chỉ nên mua khoảng 7-10 bộ quần áo.

Đồ dùng bằng vải

Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng do đó mẹ nên ưu tiên đồ dùng bằng vải, chất liệu cotton mềm mại, thoáng mát và khả năng thấm hút tốt.

– Quần áo cho bé: Gồm có áo ngắn tay, áo dài tay, áo liền quần, quần dài để giữ ấm, quần ngắn, áo khoác. Lưu ý lựa chọn những áo có cổ dán, cột dây hoặc gài nút tránh mặc áo chui đầu.

– Tã: Có nhiều loại khác nhau như tã dán, tã chéo cột dây, tã vuông.

– Vật dụng khác: Khăn quấn cho bé, khăn tắm, khăn sữa, mũ che thóp, bao tay chân, yếm đắp ngực.

– Đồ đi ngủ: Chăn, mền, gối, miếng lót loại lớn, nhỏ, màn dành riêng cho bé

[inline_article id=34007]

Đồ dùng ăn uống

Chọn loại có chất liệu an toàn, nhựa tốt không chứa chất BPA, một chất làm rối loạn hệ thần kinh, gây tổn thương não bộ.

– Bình sữa, núm ty, bình uống nước, muỗng

– Máy tiệt trùng bình sữa (có hoặc không)

– Bình giữ nhiệt

Đồ dùng vệ sinh

– Dụng cụ rơ lưỡi, băng rốn, tăm bông, khăn ướt

– Dầu gội, sữa tắm, dầu khuynh diệp, dầu tràm, kem chống hăm, thuốc sát trùng rốn

– Cây cọ rửa bình sữa, chậu tắm cho bé, sọt đựng quần áo, dụng cụ cắt móng tay, móc phơi đồ

2/ Lưu ý dành cho mẹ khi chọn đồ sơ sinh cho bé gái

Vẫn là những đồ đùng sơ sinh cơ bản, nhưng khi chọn đồ cho bé gái, mẹ nên lưu ý một số chi tiết sau:

Màu sắc: Nếu như màu xanh, màu đen, màu xám thể hiện sự mạnh mẽ, hiếu động của bé trai thì màu đỏ, vàng, đặc biệt là màu hồng, hồng cánh sen sẽ là những màu sắc tượng trưng cho bé gái. Nó mang đến sự nhẹ nhàng, tươi tắn.

Chọn đồ sơ sinh cho bé gái
Khi chọn đồ sơ sinh cho bé gái mẹ cần lưu ý đến màu sắc, kiểu dáng cũng như họa tiết của sản phẩm

Họa tiết: Đây cũng là một chi tiết khá quan trọng, thay vì chọn những mẫu quần áo trơn thì mẹ hãy lựa những quần áo có nhiều họa tiết khác nhau như thêu hoa, in hình chú bướm xinh xinh hay mèo Kitty đáng yêu…

Kiểu dáng: Đồ sơ sinh cho bé gái có rất nhiều kiểu dáng khác nhau như đính nơ, viền bèo nổi xung quanh hoặc những bộ jumpsuit giả váy xinh lung linh.

Phụ kiện: Có con gái là một điều hạnh phúc của bố mẹ, đặc biệt mẹ có thể tha hồ “diện” cho con những chiếc nơ cài tóc xinh xắn, những chiếc mũ có màu sắc, hình thù đáng yêu.

Mách nhỏ cho mẹ:

– Nếu ngân sách hạn chế, mẹ có thể mua từng món một. Sữa tắm, bột giặt, nước xả vải, tã hoặc khăn ướt… là những vật dụng lúc nào cũng có, bạn không cần phải trữ sẵn quá nhiều.

– Thay vì tự mình đi mua quần áo cho con, bạn nên lôi kéo anh xã cùng đi. Có thể anh xã sẽ không hào hứng lắm trong giai đoạn đầu, nhưng khi bắt đầu thích nghi, biết đâu anh xã sẽ thích mua sắm hơn cả bạn nữa. Hơn nữa, đây cũng là cách tốt để giúp anh xã làm quen với vai trò mới của mình trong gia đình.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Kem dưỡng ẩm cho bé: Chọn sao cho chuẩn?

Vì sao da bé cần được dưỡng ẩm?

Không có gì ngọt ngào và mịn màng hơn làn da bé yêu. Nhưng cũng không có gì mỏng manh và dễ bị kích ứng hơn làn da của bé. Chính vì vậy, mẹ phải chú ý tới việc dưỡng ẩm đúng cách giúp da bé luôn được khỏe mạnh. Không nên để da của bé bị khô do môi trường, sẽ làm cho bé bị khó chịu. Có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm cho bé, từ loại bình thường cho đến nhóm dược-mỹ phẩm nên mẹ cần tham khảo kỹ các thông tin trước khi chọn lựa.

Kem dưỡng ẩm cho bé
Sử dụng đúng kem dưỡng ẩm cho bé giúp bảo vệ làn da con yêu

Mẹo chọn kem dưỡng ẩm cho bé

  • Cần chú ý tránh 2 thành phần Paraben và Phthalates. 2 loại chất hóa học này giúp tạo mùi hương và bảo quản cho lọ kem dưỡng ẩm khỏi những vi khuẩn, nấm mốc. Dùng cho bé yêu sẽ dễ hấp thụ qua làn da mỏng manh của bé gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe . Theo nghiên cứu y khoa, 2 loại chất hóa học này gây ra hiện tượng dậy thì sớm và kiểm soát sinh sản ở người là rất lớn.
  • Hạn chế chọn kem dưỡng ẩm có mùi hương. Nếu có, mẹ nên chọn những mùi hương từ tinh dầu thiên nhiên, nhưng phải thật nhẹ.
  • Chọn kem dưỡng ẩm có nguồn gốc thực vật chứa các axit béo, có vitamin E, C giúp cung cấp nước mang lại cho bé một làn da khỏe mạnh.
  • Nên mua kem dưỡng ẩm cho con ở các địa điểm uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, mẹ nên mua các mẫu nhỏ về sử dụng thử xem có phù hợp với làn da của bé hay không.

 

Kem dưỡng ẩm cho bé
Kem dưỡng ẩm Burt’s Bees không chứa paraben
Kem dưỡng ẩm cho bé
Lotion Baby Johnson’s chứa vitamin A, C, E có ích cho làn da bé

 

Kem dưỡng ẩm cho bé

 

 

Kem dưỡng ẩm cho bé
Mustela hay Centaphil cũng là những cái tên quen thuộc trong số những sản phẩm chăm sóc da cho bé

[inline_article id=83993]

Những lưu ý khác khi dùng kem dưỡng ẩm cho bé

  • Nên tham khảo và sử dụng loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ em. Mẹ không nên tùy tiện cho bé sử dụng loại kem dưỡng ẩm của người lớn rất nguy hiểm cho làn da bé.
  • Không nên dùng quá nhiều kem dưỡng ẩm. Điều này thật phản tác dụng vì không chỉ lãng phí mà còn gây cho làn da bé cảm giác “mệt mỏi”. Mẹ chỉ nên bôi một lớp mỏng kem dưỡng ẩm lên da bé sau khi tắm xong hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Dùng kem dưỡng ẩm có thành phần dầu thiên nhiên như: tinh dầu hướng dương, dầu oliu sẽ tốt hơn những loại kem dưỡng ẩm có thành phần dưỡng ẩm hóa học.
  • Bé có làn da khô nên dùng dưỡng ẩm có thành phần mật ong và sữa.
  • Da bé dễ bị kích ứng nên dùng kem dưỡng ẩm có thành phần bột yến mạch hoặc tinh chất mầm gạo.
  • Cho bé bú nhiều (nếu là bé sơ sinh) hoặc bổ sung nhiều nước (cho bé lớn). Vì nước giúp duy trì sự khỏe mạnh cho da bé, giúp phát huy tối ưu hiệu quả của kem dưỡng ẩm.

 

 

 

 

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Hành lý về quê mẹ nên chuẩn bị những gì cho trẻ sơ sinh?

Hành lý về quê ăn Tết mẹ đã chuẩn bị những gì? Ngày Tết đang rất cận kề, nhà nhà người người đang nô nức mua sắm. Năm nay, với những người về quê ăn Tết lại càng phải chuẩn bị nhiều thứ hơn. Nhất là, những gia đình có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bài viết này, MarryBaby sẽ gợi ý các mẹ những hành lý về quê cần chuẩn bị nhé.

1. Hành lý về quê mang theo quần áo

Mẹ nên nhẩm tính số ngày cho con về quê để mang theo quần áo cho hợp lý. Đối với các bé ở miền Trung và miền Bắc, trang phục về quê các mẹ phải chuẩn bị quần áo ấm; mũ; khăn; tất; găng tay để giữ ấm cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ nhớ mang theo cho con đôi giày kín mũi để trẻ đi lại cho đỡ rét.

Ngoài những bộ quần áo ấm, mẹ nhớ chuẩn bị quần áo mặc thường ngày nhiều hơn số ngày bé ở quê. Bởi vì để phòng thời tiết mưa gió, bé dễ bị ướt và áo quần giặt lại không khô. Ngoài ra, mẹ nhớ chuẩn bị cho con vài bộ quần áo mới để bé diện thật đẹp trong ngày đầu xuân nhé.

[inline_article id=159043]

2. Đồ dùng cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ còn phải chuẩn bị thêm một số đồ dùng thiết yếu vào hành lý về quê như bỉm; sữa; khăn ướt; bình sữa; khăn sữa; chăn mỏng; bình nước nóng để pha sữa cho con… Mẹ nên hỏi thăm người nhà ở quê, những thông tin về việc mua sắm đồ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu ở quê có bán sẵn những thứ đó thì không phải mang theo nhiều; chỉ cần cầm cho bé đủ dùng trên đường di chuyển thôi.

3. Hành lý về quê nhớ mang theo thuốc men

Đối với chuyến hành trình có trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh, mẹ không thể quên việc mang theo thuốc men. Trẻ con có thể bị ốm bất cứ lúc nào, vì vậy, mẹ nhớ đem theo thuốc phòng những bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ như thuốc hạ sốt; ho; sổ mũi

Và mẹ cũng đừng quên mang theo thuốc cho bố mẹ nhé. Nếu có sự thay đổi khí hậu sẽ làm người lớn đau đầu, cảm cúm. Vì vậy, mẹ nên phòng ngừa bệnh cho cả người lớn và trẻ nhỏ trong nhà nữa nhé

3. Đồ chơi yêu thích

Trẻ nhỏ thường hay mè nheo, nhõng nhẽo nếu không có trò chơi hay đồ gì để chơi. Vì vậy, chuyến về quê ăn Tết dài ngày mẹ nhớ mang theo một số món đồ chơi cho trẻ nhé. Mẹ nên cầm những món bé yêu thích và có kích thước nhỏ gọn, dễ cầm để tránh việc để quên ở đâu đó khi di chuyển.

4. Hành lý về quê đừng quên đồ dùng ăn uống

Đối với bé đang trong thời kỳ ăn dặm thì dụng cụ ăn uống cho bé mẹ nhất định phải mang theo. Bao gồm bát thìa, đồ xay thức ăn, hộp chia thức ăn… Tùy điều kiện gia đình ở quê để các mẹ biết mình cần mang theo những thứ gì cho con mẹ nhé.

Về quê ăn tết

5. Chuẩn bị tài chính và phương tiện đi lại

Đây là vấn đề không nói ra nhưng có lẽ ai cũng phải chuẩn bị sẵn một khoản tiền mang theo khi về quê ăn Tết. Mẹ nên dự trù kinh phí cho chuyến đi của cả nhà, bao gồm tiền tàu xe; máy bay; tiền chi tiêu; tiền biếu ông bà; tiền lì xì cho trẻ con… Nhất là, mẹ nên lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng để không bị thâm hụt.

Đối với những gia đình quê ở xa thì việc lựa chọn phương tiện di chuyển đã phải chuẩn bị từ trước để đặt vé. Với những gia đình có con nhỏ, việc đi lại nên chọn phương tiện công cộng như máy bay; tàu hỏa; ô tô là an toàn nhất.

>> Mẹ có thể xem thêm: 7 mẹo cho bé ngủ ngon khi đi chơi Tết xa

6. Hành lý về quê đừng quên quà tặng cho ông bà

Mỗi năm gia đình mới có dịp được sum họp vài lần do đi làm ăn xa. Vì thế, những món quà Tết để biếu bố mẹ, ông bà, họ hàng và những người thân trong gia đình là không thể thiếu. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình, mẹ nên chuẩn bị những món quà hợp lý nhất. Và dù mẹ tặng món quà nào đi nữa nhưng phải nhớ là luôn giữ thái độ trân trọng; kính mến thì chắc chắn mọi người sẽ rất quý.

Về quê ăn Tết, ngoài việc chuẩn bị đồ đạc hành trang, mẹ cần chuẩn bị tâm lý sẽ phải đối diện với rất nhiều sự khác biệt về văn hoá. Tùy theo mỗi vùng miền, mỗi địa phương và mỗi gia đình, mẹ cần phải có cách ứng xử cho phù hợp nhé.

7. Luôn nhớ quy tắc 5K để phòng chống dịch Covid

Tết Nhâm Dần 2022 năm nay, tình hình dịch bệnh Covid cũng ở nhiều địa phương cũng rất phức tạp. Mỗi địa phương vẫn áp dụng những quy định chống dịch khác nhau đối với người dân trở về quê đón Tết. Vì thế, mẹ cần phải cập nhật các quy định ở quê khi về ăn Tết.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần cân nhắc việc đưa trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đến các địa điểm đông người. Vì trẻ nhỏ chưa được tiêm vaccine và có sức đề kháng yếu nên mẹ phải luôn tuân thủ quy tắc 5K phòng chống dịch. Tốt nhất, mẹ nên tìm hiểu các quy định tại địa phương để bảo vệ cho trẻ nhỏ và gia đình khi về quê.

Hy vọng với các kinh nghiệm chuẩn bị hành lý về quê, mẹ sẽ có thể biết cần chuẩn bị những gì để về quê ăn Tết. Chúc các mẹ và gia đình một chuyến về quê ăn Tết nhiều niềm vui, sức khỏe, hạnh phúc bên đại gia đình nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mẹ đã biết cách sử dụng địu em bé an toàn?

Ngày càng có nhiều bà mẹ thích “mang con đi khắp nơi”. Đó là một cách hiệu quả để bé luôn an tâm, ít quấy khóc và ngược lại, người mẹ cũng cảm thấy ngập tràn hạnh phúc vì lúc nào cũng được ở bên con. Những chiếc địu em bé đa dạng về kiểu dáng, chất liệu sẽ là người bạn đồng hành không thể thiếu cho những bà mẹ này. Ngoài việc giúp trẻ sơ sinh có cảm giác an toàn khi được áp sát vào lòng mẹ, địu cũng giúp mẹ dễ dàng di chuyển mà không cần bận tâm về việc phải đem theo nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh, vì đôi tay đã được tự do.

Khó có thể phủ nhận những tiện nghi khi địu trẻ. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều sản phẩm dành cho trẻ em khác, địu em bé cũng ẩn chứa một số mối nguy hiểm tiềm tàng nếu không được sử dụng đúng cách. Do đó, mẹ cần nắm một số nguyên tắc an toàn khi địu trẻ.

Mách mẹ cách sử dụng địu em bé an toàn
Có rất nhiều loại địu em bé, nhưng dù sử dụng sản phẩm nào, mẹ cũng cần chú ý đến sự an toàn của con

Bí quyết chọn địu em bé

1. Địu nên có thêm phần đai lưới hứng phía dưới để phòng hờ trường hợp bé rơi xuống.

2. Kích thước của địu phải phù hợp với cân nặng và chiều cao của bé. Bản phải to, nâng đỡ được phần lưng và có độ rộng vừa phải, tránh việc bé bò ra khỏi địu hay tuột, rơi xuống.

3. Bề mặt vải của địu phải mềm mại để tránh làm xước da của bé. Nên chọn những loại địu em bé có lớp vải ngoài bằng cotton với sợi vải mịn để thấm hút mồ hôi tốt. Tránh những loại sợi nhân tạo, phải phi bóng hay nilông vì trong quá trình cọ xát rất dễ tĩnh điện.

4. Phần mút/đệm lót giữa hai lớp vải của địu (nếu có) phải thật mềm mại và phải là loại sợi không độc hại.

5. Không nên dùng địu quá thường xuyên đối với trẻ dưới 5 tháng tuổi vì dễ làm hỏng sự phát triển tự nhiên của xương bé do độ cong của địu.

6. Kiểm tra đường chỉ may thường xuyên. Nếu là loại địu cài khóa, hãy thử độ chắc chắn của khóa an toàn này nhiều lần trước khi mua và trong suốt quá trình sử dụng.

7. Lỗ duỗi chân cho bé của chiếc địu phải có độ rộng thoải mái nhưng không quá rộng để tránh bé bị trượt khỏi địu.

8. Nêu mua địu của những nhà sản xuất uy tín, có nhãn mác và hướng dẫn sử dụng rõ ràng. Giặt và bảo quản địu đúng theo những chỉ dẫn của nhà sản xuất. Tránh giặt địu bằng những hóa chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm ảnh hưởng đến làn da của bé. Thay địu mới ngay khi có dấu hiệu bị sờn, mòn, khóa an toàn bị gãy…

9. Không bao giờ được dùng địu như một chiếc ghế ngồi cho trẻ sơ sinh. Luôn phải có mẹ ở bên cạnh giám sát và áp bé tựa vào cơ thể của mẹ.

Vì sao mẹ nên cẩn trọng? 

Việc địu bé không đúng cách có thể khiến bé nghẹt thở. Những chiếc địu làm từ chất liệu nhẹ như vải cotton, hay vải linen có thể phủ lên mũi hoặc miệng khiến bé khó thở. Đặc biệt đối với trẻ dưới bốn tháng tuổi, nguy cơ sẽ cao hơn do cơ cổ của bé chưa phát triển đầy đủ và bé chưa biết quay đầu sang phía khác.

Tư thế nằm trong địu của bé cũng quan trọng không kém. Nếu phần cằm của bé đè lên phần ngực, bé có thể gặp nguy hiểm vì bị hạn chế luồng khí và khả năng cung cấp oxy.

[inline_article id=151266]

Mách mẹ bí quyết địu bé an toàn

Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp mẹ sử dụng địu em bé một cách an toàn mọi lúc mọi nơi.

Trước khi sử dụng:

  1. Mẹ nên tìm hiểu các loại địu em bé khác nhau để chọn ra chiếc địu phù hợp nhất cho vóc dáng của mình và độ tuổi của con.
  2. Luôn cập nhật những mẫu địu mới nhất trước khi mua.
  3. Mẹ cần đọc kỹ và làm theo hướng dẫn sử dụng.

Trong khi sử dụng:

♦ Mẹ hãy luôn cảnh giác và thường xuyên kiểm tra xem bé có nằm đúng vị trí hay không. Bé nằm đúng vị trí là khi:

  • Mặt của bé luôn nằm trong tầm nhìn của mẹ và không bị úp vào trong người mẹ.
  • Đầu bé luôn được giữ thẳng và cằm không tựa vào ngực.
  • Lưng của bé luôn được đỡ và không tạo hình cong chữ C.

♦ Chỉ địu bé khi thật cần thiết và nhanh chóng cho bé trở lại vị trí bình thường khi mẹ xong việc.

♦ Tránh cúi người khi đang địu bé. Nếu bắt buộc phải cúi người, mẹ nên chọn tư thế khuỵu gối nhưng lưu ý phải giữ phần lưng bé cho đến khi bạn trở về vị trí bình thường.

♦ Tránh địu bé khi đang nấu ăn, đi bộ hay chạy xe đạp. Tránh tham gia vào các hoạt động mà bạn không thể dùng tay đễ giữ bé.

♦ Không địu bé khi mẹ đang bị cảm hoặc bị bệnh về đường hô hấp.

♦ Luôn kiểm tra chiếc địu trước khi sử dụng để chắc chắn không bị rách, tuột chỉ.

♦ Hãy nhờ người hỗ trợ nếu mẹ gặp khó khăn khi đặt bé vào trong hoặc đưa bé ra khỏi địu.

♦ Không địu bé khi đang lái xe, hãy sử dụng ghế dành riêng cho bé để đảm bảo an toàn.

♦ Hãy lưu ý đến những thứ bé có thể với tay, tránh xa những vật nhọn hoặc có thể gây bỏng.

Giờ đây mẹ có thể tự tin địu bé ra ngoài khi nắm vững những quy tắc đảm bảo an toàn trên.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tuyệt chiêu 5s dành cho bé hay quấy khóc

5S là gì?

Tất cả trẻ sơ sinh đều khóc. Khi mới chào đời, bé nào cũng cần vài tháng để làm quen với thế giới mới và đến lúc ấy, tình hình sẽ tự nhiên được cải thiện. Song trong thời gian chờ đợi, việc các bé hay quấy khóc lại dễ tạo thành cơn “ác mộng” cho bất cứ mẹ nào. Lúc này, bạn sẽ làm gì để giúp cả mẹ và con được thoải mái?

Và thay vì lo lắng, mẹ nên hiểu rằng việc bé hay quấy khóc cũng tốt cho con. Công thức 5S có lẽ là một câu trả lời khá thỏa đáng cho các mẹ.

5S là từ viết tắt của các từ tiếng Anh bao gồm Swaddle: Quấn khăn; Side-Stomach Position: Tư thế nằm nghiêng hoặc nằm sấp; Shush: Rì rầm với bé; Swing: Đong đưa và Suck: Bú mẹ. Công thức này thành công ở nhiều trường hợp là bởi nó giúp tái tạo phần nào môi trường quen thuộc của bé bên trong tử cung, từ âm thanh cho đến sự ấm áp, sự “chật chội” mà bé đã trải qua trong những ngày sắp chào đời.

Bé hay quấy khóc
Một số bé hay quấy khóc hơn hẳn so với các bé sơ sinh cùng tháng tuổi khác

Bước 1: Swaddle – quấn khăn cho bé

Không còn nghi ngờ gì, quấn khăn là một trong những cách hữu hiệu nhất đối với các bé hay quấy khóc. Cảm giác được bó trong khăn làm cho bé hình dung như mình đang được ở trong tử cung của mẹ, có chút chật chội đấy nhưng khiến bé an tâm. Khi đôi tay bé được quấn trong khăn và không thể quẫy lung tung thì đó cũng là lúc bé dễ lấy lại được bình tĩnh nhất.

Khi quấn khăn, mẹ cần lưu ý để phần hông và đầu bé được thoải mái. Hãy chú ý chọn khăn bằng vải mỏng, thoáng để bé không bị nóng bức. Ngoài ra, mẹ không nên quấn khăn cho bé cả ngày mà chỉ lúc bé hay quấy khóc và lúc bé ngủ mà thôi.

[inline_article id=106854]

Bước 2: Side – Stomach Position – Cho bé nằm nghiêng hoặc nằm úp bụng

Mẹ có biết không, tư thế nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho con nhưng lại là tư thế tệ nhất khi cần dỗ dành bé. Nếu con đang nhắm tịt mắt mũi la khóc, mẹ hãy thử đặt bé ở tư thế nằm nghiêng hay nằm sấp.

Để hiệu quả hơn, mẹ có thể để bé nằm nghiêng hay sấp trên cánh tay của mình hoặc bế đứng, để bé tựa đầu lên vai mẹ. Nhưng mẹ đừng quên đặt bé nằm ngửa để ngủ sau khi đã được thư giãn nhé. Tư thế nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho bé, giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

Bước 3: Shush – Rì rầm với bé

Trái ngược với suy nghĩ của rất nhiều mẹ, em bé không cần sự yên tĩnh hoàn toàn để ngủ, ngay từ khi trong bụng mẹ, bé đã quen với tiếng ồn rồi. Âm thanh từ những mạch máu trong cơ thể mà bé được nghe khi còn ở trong bụng mẹ còn ồn hơn cả một chiếc máy hút bụi.

Nhiều bố mẹ mua các thiết bị tạo tiếng ồn trắng (white noise) để thay cho việc phải tự mình rì rầm với bé, nhưng không phải âm thanh nào cũng hiệu quả. Những dạng tiếng ồn trắng gần tương tự với âm thanh trong bụng mẹ bao gồm: tiếng máy hút bụi, tiếng sóng biển, tiếng quạt máy… Tiếng ồn trắng hiệu quả cả với các bé hay quấy khóc.

[inline_article id=42706]

Bước 4: Swing – Đung đưa sẽ “trị” được bé hay quấy khóc

Bé đã quen với cuộc sống “rong ruổi” trong bụng mẹ. Lúc đó, bé đã theo mẹ đi khắp nơi, di chuyển theo nhịp điệu lên và xuống cùng với những bước đi của mẹ. Thế nên, việc đung đưa bé trong những lúc khó ngủ là một giải pháp rất hiệu quả. Mẹ có thể đặt đầu bé tựa lên vai, nhẹ đu đưa người hoặc bế bé trên hai cánh tay và nhẹ nhàng đưa ra trước rồi lui về sau như cách đưa võng, nhưng nhớ là không đưa tay trên một quãng rộng mà chỉ trong một phạm vi thật hẹp. Mẹ cũng nhớ luôn đỡ phần đầu, cổ của bé và không bao giờ đung đưa bé nếu mẹ đang quá mệt mỏi hoặc đang có tâm trạng không tốt, mẹ nhé.

Bước 5: Suck – Cho bé bú

Bé sơ sinh nào cũng thích được mẹ cho bú. Việc được mẹ bế vào lòng, cho bú và nói chuyện, bé sẽ có một cảm giác an tâm và thư giãn nhất.

Trong một số trường hợp, bé chỉ cần được thỏa mãn nhu cầu được mút thứ gì đó trong miệng. Mẹ có thể không cần cho bú, nếu bé đang no bụng. Lúc này, núm vú giả sẽ trở thành một “bảo mẫu” tốt. Tuy nhiên, khi bé đã bắt đầu mọc răng thì việc sử dụng núm vú giả lại có thể làm xấu hàm răng của con. Mẹ nên lưu ý đến thời điểm để cai núm vú giả nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Làn da mỏng manh của bé cần những cách chăm sóc đặc biệt vào mùa đông

TS.BS Nguyễn Như Lan – Nguyên trưởng khoa Lazer Phẫu thuật, Bệnh viện Da liễu TW cho biết: “Mùa đông khiến sự mất nước trong cơ thể diễn ra nhanh hơn bình thường ngay cả đối với người lớn. Quá trình này còn diễn ra nhanh, mạnh hơn nữa đối với trẻ nhỏ. Và đa phần bố mẹ đều chưa biết cách hoặc chưa bổ sung đủ nước cho bé. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng da khô ráp, dễ bị nứt nẻ, bong vảy…khiến con khó chịu. Tình trạng này nếu để lâu và không có phương pháp điều trị, khắc phục đúng cách có thể khiến trẻ mắc phải một số bệnh lí về da nghiêm trọng”.

Da trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi vốn mỏng manh, nên khả năng chống lại các tác nhân kích ứng từ môi trường bên ngoài rất non yếu, do vậy khi trời lạnh khô, lớp bã nhờn tự nhiên suy giảm, khiến da bé càng dễ bị tổn thương bởi các bệnh lý như khô nẻ, chàm sữa.

Da bé dễ bị khô nẻ trong mùa đông

Vừa đi đón con ở trường mẫu giáo về, anh Hùng (35 tuổi, Hà Nội) giật mình khi thấy hai má bé Ben nổi mẩn đỏ và có hiện tượng khô nứt. Thỉnh thoảng con lại lấy tay gãi lên mặt vì ngứa ngáy, khó chịu.

Mùa đông vốn dĩ không thân thiện với làn da của trẻ em, thêm vào đó vì sợ con nhiễm lạnh nên nhiều bố mẹ có thói quen tắm, rửa mặt cho bé bằng nước quá nóng, lạm dụng điều hòa hay quạt sưởi, thậm chí thói quen uống ít nước, không lau sạch miệng sau khi bé ăn cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng nẻ môi, nẻ da, da khô ráp ở bé.

Thời tiết hanh khô dễ tái phát chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa (lác sữa) là bệnh lý xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ từ 2 đến 24 tháng tuổi. Vào mùa đông, nếu không được mẹ phòng bệnh cẩn thận thì bệnh sẽ dễ tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn.

Xót xa nhìn mặt và mu bàn tay con nổi đầy những mảng hồng ban, mụn nước, chị Kiều Minh (27 tuổi, Thanh Hoá) mẹ của bé Sam chia sẻ: “Hồi con tròn được 1 tháng tuổi đã bị mắc cái bệnh oái oăm này, mẹ làm đủ mọi cách mới hết. Thế mà giờ vừa chớm đông đã lại tái phát bệnh. Bác sĩ cũng bảo bệnh này không chữa dứt điểm được nên thực sự giờ không biết làm sao nữa”.

Da bé bị chàm sữa
Da bé bị chàm sữa

Lý giải nguyên nhân, các bác sĩ cho biết bệnh chàm sữa có xu hướng xảy ra đối với bé có làn da khô màu đỏ, nghèo lipid và cấu trúc da quá kín khít. Do vậy, khi tiết trời mùa đông hanh khô chính là lúc căn bệnh này bùng phát mạnh.

Nỗi lo hăm tã mùa lạnh

Mẹ Vân Anh ở Hà Nam chia sẻ: “Bé Thỏ nhà mình sinh vào mùa đông nên thường xuyên phải đóng bỉm. Chắc hẳn ai cũng biết nỗi lo của các bà mẹ bỉm sữa là con bị “hăm tã”. Để tìm được 1 sản phẩm ưng ý hợp với da nhạy cảm của bé rất khó khăn. Mình đã thử dùng phấn rôm hay các loại kem hăm tã khác nhưng đều không có tác dụng, da bé nhà mình vẫn bị mẩn đỏ và khiến con khó chịu”.

Mùa đông, tưởng chừng như bé không bị hăm tã, nhưng sự thật, hăm tã lại dễ dàng phát triển hơn bao giờ hết. Bởi nhiều phụ huynh thường chọn loại tã dầy quấn cho bé để hạn chế thay tã, giữ ấm cho con và chính loại tã này, với chất liệu thô ráp, khi cọ sát với da bé dễ gây trầy xướt, tạo điều kiện thuận lợi cho hăm tã tấn công. Khi mẹ lâu thay tã, các enzyme có trong phân, nước tiểu tiếp xúc lâu với da bé sẽ gây kích ứng da. Ngoài ra, một số mẹ có thói quen sau khi tắm hay vệ sinh cho bé trong mùa đông, liền vội vàng quấn tã cho bé trong khi vẫn chưa lau thật khô da. Chính làn da ẩm ướt này, khi bị ủ trong tã, kết hợp với môi trường phân, nước tiểu, là môi trường “đầy thù địch” gây kích ứng cho làn da bé.

Giải pháp cho các vấn đề về da của trẻ

Vốn quen với sự an toàn trong bụng mẹ nên khi phải đối diện với môi trường bên ngoài thì làn da mỏng manh yếu ớt của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương. Vậy phải làm cách nào để da bé luôn mịn màng căng mọng?

TS.BS Nguyễn Như Lan cho biết: “Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông đòi hỏi sự cẩn thận và tinh tế của cha mẹ. Nếu như mùa hè, mẹ dễ dàng tắm rửa cho con thì mùa đông do sợ nhiễm lạnh nên việc vệ sinh rất hạn chế, thêm vào việc sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ như máy sưởi, điều hòa khiến da con dễ bị khô nứt, gây ra nẻ, chàm sữa và hăm da. Chính vì thế, ngoài việc phải chú ý vệ sinh sạch sẽ cho con, mẹ cần chú ý sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ như kem dưỡng ẩm. Để tránh việc con bị dị ứng với các sản phẩm này, mẹ nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đặc biệt hãy quan tâm đến các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên”.

Là sản phẩm được bào chế hoàn toàn bằng thảo dược có chứa bộ đôi tác động kép kháng viêm, giảm ngứa tự nhiên Nano Curcumin kết hợp với Cúc La Mã và các thành phần chuyên biệt an toàn, Kem EmBé giúp tạo nên lớp màng bảo vệ da bé trước những yếu tố gây hại.  Đặc biệt, với tính chất kem mướt mịn, Kem EmBé hấp thụ nhanh, không bết dính, lại có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu mát da giúp da bé mềm mại, đỡ nứt nẻ, ngăn ngừa hăm tã, chàm sữa tái phát.

Rất nhiều mẹ sau khi sử dụng Kem EmBé cho con đã cảm thấy rất hài lòng và chia sẻ cho người thân, bạn bè có con nhỏ sử dụng. Và kem EmBé trở thành sản phẩm thân thiết chăm sóc và bảo vệ da bé mỗi ngày. Chị Vân Anh (Hà Nam) chia sẻ khi dùng kem EmBé cho con: “Thật bất ngờ, khi ngay ngày đầu sử dụng da của bé nhà mình đã bớt ửng đỏ và dịu dần đi. Chỉ sau mấy ngày, bé nhà mình đã hết hẳn hăm tã. Mình thật sự rất vui mừng khi đã tìm được sản phẩm ưng ý. Với việc sử dụng bôi hàng ngày, bé nhà mình đã hơn 10 tháng mà chưa bị tái phát hăm tã. Thành phần thì mình hoàn toàn yên tâm, vì Kem EmBé có thành phần Nano Curcumin, Vitamin E, kẽm Oxyd và dịch chiết hoa Cúc La Mã không chứa các tác nhân gây hại cho da con như Paranben và Corticoid. Kem EmBé có mùi thơm dược liệu rất nhẹ nhàng và dễ chịu”.

Bé Thỏ - con mẹ Vân Anh (Hà Nam) tự chăm sóc da với Kem EmBé
Bé Thỏ – con mẹ Vân Anh (Hà Nam) tự chăm sóc da với Kem EmBé

Cũng giống mẹ Vân Anh, mẹ Nguyễn Hương (Hà Nội) chia sẻ: “Trải qua một thời kỳ khủng hoảng khi chăm sóc cho Moon hết hăm thì mẹ cũng đuối như cá chuối luôn.. Nhưng chăm xong Moon thì mẹ dày kinh nghiệm luôn nè. Moon bị hăm tã từ lúc 1 tháng tuổi, con đau rát khó chịu và cáu gắt, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ ngủ… Và khi nhìn con đau đớn quấy khóc như vậy,mẹ đã thử nhiều biện pháp quay cuồng với dầu dừa, lá chè xanh, lá khế….nhưng hiệu quả từ thiên nhiên chậm làm mẹ sốt ruột biết bao.

Bị mắc kẹt trong “ma trận” các loại thuốc , mình có thời gian đã khá khủng hoảng khi lựa chọn cho con, nhưng sự hiệu quả và an toàn cho da với các thành phần thiên nhiên, kem EmBé đã chiếm được niềm tin của nhà mình!

Kem EmBé là sản phẩm không chỉ trị được hăm tã cho Moon mà còn trị ngứa, rôm sảy cho em Sun nữa nhé. Mỗi lần con bị muỗi đốt, mẹ chỉ cần xoa một chút kem là vết muỗi đã giảm ngay sưng đỏ, dịu đi cơn ngứa lập tức nên mẹ rất là yên tâm luôn. Vậy nên nhà mình dùng cho 2 bé luôn từ ngày đó tới giờ. Cảm ơn sản phẩm rất nhiều vì luôn đồng hành cùng mình chăm sóc con thơ.”

Chia sẻ của mẹ Nguyễn Hương về kinh nghiệm chăm sóc da bé trên facebook
Chia sẻ của mẹ Nguyễn Hương về kinh nghiệm chăm sóc da bé trên facebook

Với những chia sẻ của chuyên gia và kinh nghiệm, hi vọng các mẹ sẽ có thêm nhưng biện pháp bảo vệ làn da bé yêu trong mùa đông này.

Sản phẩm kem EmBé hiện có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Để tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm vui lòng gọi đến tổng đài tư vấn 1800 1796 (miễn cước) hoặc vào website: http://kemembe.com/

Kem em bé

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Những điều nhất định phải biết khi sử dụng tã vải cho bé

Tã vải cho bé ư? Đó có phải là một ý tưởng kém hiện đại hay không? Tin vui cho bạn là các loại tã vải thời mới cũng khá tiện lợi, không giống với loại tã bằng vải bông mà bố mẹ bạn đã dùng cho những ngày thơ ấu của bạn đâu. Tuy thế, tã vải hiện đại vừa có những ưu điểm, vừa có nhiều khuyết điểm mà bạn cần nhìn nhận rõ trước khi sử dụng.

Dùng tã vải cho bé
Dùng tã vải cho bé, bạn phải thừa nhận cả những ưu điểm và khuyết điểm của loại sản phẩm này

Ưu điểm của tã vải

Nhiều bà mẹ lựa chọn tã vải như một giải pháp tiết kiệm chi phí khi chăm sóc trẻ sơ sinh. So với việc đầu tư tã giấy dùng một lần, tã vải có thể sử dụng đi sử dụng lại với kích cỡ điều chỉnh được cho các bé từ nhỏ đến lớn.

Tã vải cũng là một lựa chọn được đánh giá là an toàn cho làn da của bé. Đơn giản là bởi vì, các loại tã vải không chứa các loại hóa chất hút ẩm như tã giấy.

Các loại tã vải cho bé

Có nhiều loại tã vải khác nhau và mẹ có thể tùy theo nhu cầu sử dụng mà chọn lựa.

Loại tã vải mỏng: Gần giống với loại tã hình tam giác mà các ông bà, cụ kỵ xa xưa đã dùng để lót cho các bé sơ sinh ngày đó. Loại tã này ngày nay đã được cải tiến về hình thức, với các miếng dán hai bên, nhưng chất liệu chủ yếu vẫn là vải cotton hoặc vải từ các loại sợi thực vật và không chống thấm.

Miếng lót tã: Đây là một phần nhỏ để đệm vào bên trong một miếng tã vải cho bé, giúp bạn gia tăng thêm một lớp tã để thấm được nhiều chất lỏng hơn.

Tã vải không có miếng lót: Loại tã này có các nút bấm dọc hai bên giúp điều chỉnh kích thước tã và có lớp ngoài cùng là vải chống thấm. Tuy nhiên, nó không có miếng lót nên chỉ dùng được cho 1-2 lần đi tiểu của bé.

Tã vải có miếng lót: Loại tã này vừa có độn thêm miếng lót trong tã, vừa có lớp ngoài cùng chống thấm. Đây là loại tã vải cho bé được mệnh danh là “tất cả trong một” phổ biến nhất mà các mẹ có thể dễ dàng mua được. Một số miếng tã sẽ có khe hở để mẹ độn thêm miếng lót vào trong lòng tã, một số miếng tã được may kín và chỉ có thể điều chỉnh kích thước, không lót thêm miếng lót được.

Loại tã vải kết hợp: Không chỉ có thể chèn thêm miếng lót tã bằng vải, bạn cũng có thể sử dụng miếng lót sơ sinh dùng một lần cho loại tã này để tăng hiệu quả thấm hút.

Cần bao nhiêu tã vải cho bé?

Bạn sẽ cần sắm khoảng 10 – 12 chiếc tã vải nếu muốn bé luôn có sẵn tã sạch để dùng và tiết kiệm thời gian và công sức dùng cho việc giặt giũ, phơi phóng. Số lượng khoảng 20 tã là lý tưởng nhất.

Theo từng giai đoạn, số lượng tã mà bé yêu cần dùng sẽ giảm dần. Chẳng hạn, các bé mới sinh sẽ cần khoảng 10 – 12 tã, trong khi các bé ở giai đoạn từ 3 tháng trở lên chỉ cần 8-10 tã, các bé lớn hơn thì cần khoảng 6 tã.

[inline_article id=102466]

Vệ sinh tã vải như thế nào? 

Các loại tã vải thường có chất liệu thiên nhiên, có nghĩa rằng nếu đã dính bẩn lâu thì rất khó tẩy sạch. Bạn sẽ phải chuẩn bị một vòi xịt để làm sạch ngay các chất bẩn bám vào tã trước khi chúng kịp bám sâu vào vải.

Đối với việc giặt tã vải, mỗi nhà sản xuất sẽ có lưu ý riêng cho bạn. Nhìn chung, việc sử dụng bột giặt và nước nóng là thích hợp nhất. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn loại nước giặt dành riêng để giặt tã vải. Một lưu ý khác là đừng sử dụng nước xả vải vì nước xả có thể làm mất kết cấu sợi của tã vải.

Những sự thật mẹ cần biết khi sử dụng tã vải cho bé

  • Về hiệu quả chống hăm: Kỳ thực, tã vải không có tác dụng chống hăm nổi bật so với tã giấy. Đôi khi, việc sử dụng các lớp vải dày trong tiết trời nóng lại có thể kích thích bé chảy nhiều mồ hôi và hăm tã nhiều hơn.
  • Tiết kiệm tiền nhưng không có nghĩa là tiết kiệm công sức: Việc giặt và phơi tã vải có thể sẽ là thử thách với sự kiên nhẫn của bạn, đồng thời do chất liệu đặc thù, tã vải không chóng khô như các loại vải quần áo thông thường.
  • Đôi khi kế hoạch không như mong muốn: Đôi khi bạn vẫn phải sử dụng tã giấy như một giải pháp tiện lợi cho những chuyến đi xa và đến những nơi không có điều kiện thuận lợi như ở nhà.

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

“Nghệ thuật” cho bé uống thuốc

Chăm sóc trẻ bị bệnh vất vả 1, việc cho bé uống thuốc lại khó khăn gấp 10, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Làm thế nào đưa đủ liều lượng thuốc vào cơ thể bé, nhưng lại không làm con nôn trớ hoặc sợ hãi? Thử ngay những mẹo sau đây mẹ nhé!

Cách cho bé uống thuốc dễ dàng
Dụ con uống thuốc cũng phải cần kỹ thuật, mẹ nhớ nhé!

1/ Linh hoạt nhiều cách

Nếu nhóc con không chịu dùng muỗng uống thuốc, mẹ có thể thử cho bé uống thuộc bằng xi-lanh, hoặc dùng đến một chiếc ly nhỏ. Lưu ý, sử dụng ly có số đo chính xác để canh liều lượng. Bất kỳ sự thay đổi trong cách tiếp cận cũng giúp bạn đánh lạc hướng để con chịu uống thuốc.

2/ Chia từng phần nhỏ

Thay vì cho bé uống tất cả cùng lúc, mẹ nên chia thuốc thành nhiều lần uống. Cách này sẽ giúp bé dễ nuốt thuốt hơn. Tuy nhiên, chống chỉ định với những bé cảm thấy cách này chỉ như kéo dài thêm “cực hình”.

3/ Chiến thuật cải trang

Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc giấu thuốc trong thực phẩm hoặc đồ uống. Nếu có thể, mẹ nên bỏ thuốc vào những món ăn yêu thích của trẻ. Lưu ý: Khi kết hợp với một món gì khác, bé cưng sẽ cần phải ăn hết món đó mới có đủ liều lượng thuốc.

4/ Đặt thuốc đúng vị trí

Trước và giữa lưỡi là khu vực tập trung nhiều gai vị giác nhất. Thay vì đặt thuốc tại vị trí nhạy cảm này, mẹ nên chọn một vị trí “chiến thuật” hơn. Chẳng hạn, mẹ nên đặt thuốc vào phần nướu phía sau và bên trong má, nơi thuốc sẽ dễ trôi xuống cổ họng. Hơn nữa, vị trí này không ảnh hưởng nhiều đến vị giác của trẻ. Cách này đòi hỏi phải khéo léo khi một tay giữ bé ngồi yên, tay còn lại phải canh đúng vị trí.

[inline_article id=64206]

5/ Cho bé tự quyết

Với những bé từ 3-4 tuổi, mẹ có thể cho con chọn lựa giữa uống thuốc trong ly nước hay dùng ống xi-lanh. Cách này sẽ giúp bé cảm thấy chủ động hơn, vì đã được tự đưa ra quyết định. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé chọn thời điểm uống thuốc hoặc mùi vị của thuốc nếu có thể.

6/ Chơi trò bác sĩ

Để bé giả vờ làm bác sĩ cho thú bông của mình uống thuốc trước khi bạn đưa thuốc cho bé. Việc này giống một liều thuốc tâm lý sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.

7/ Đừng nói dối

Nếu thuốc đắng, hoặc có vị không ngon, đừng bao giờ nói với trẻ rằng thuốc này rất ngon. Thay vào đó, hãy giải thích tác dụng chữa bệnh của thuốc, nói rằng thuốc sẽ giúp bé giảm khó chịu.

Ngoài ra, bạn cũng đừng quá căng thẳng khi cho bé uống thuốc. Nếu mẹ vui vẻ, thoải mái, bé cưng sẽ cảm thấy việc uống thuốc không khó khăn. Ngược lại, mẹ nhăn nhó sẽ làm bé nghĩ đây là một việc không dễ dàng, thậm chí khó chịu.

Những sai lầm mẹ cần tránh khi cho con uống thuốc

1/ Uống sai liều

Tuân thủ theo đúng liều lượng khuyến cáo của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Thuốc cho trẻ em hầu hết đều được chỉ nhỏ dựa theo trong lượng cơ thể bé. Tốt nhất, mẹ nên trang bị dụng cụ để đo chính xác lượng thuốc cần thiết. Nếu cho bé uống thuốc dạng lỏng, mẹ có thể dùng ống xi-lanh để đo liều lượng.

2/ Uống quá liều

Ghi rõ lịch uống thuốc hàng ngày của bé và đánh dấu khi xong mỗi đợt để hạn chế tình trạng cho bé uống thuốc quá liều vì… quên. Trong trường hợp lỡ quên cho con uống thuốc, tuyệt đối không tự ý tăng liều để bù đắp. Báo với bác sĩ để được tư vấn.

3/ Uống hai liều gần nhau

Cho con uống theo theo một giờ cố định, vừa giúp mẹ đỡ quên giờ uống thuốc, vừa tránh tình trạng 2 liều thuốc quá gần nhau.

4/ Ngưng khi chưa hết liều

Dù bé đã có dấu hiệu khỏe hơn, nhưng mẹ tuyệt đối không tự ý cho bé ngưng thuốc khi chưa hết liều, nhất là với thuốc kháng sinh. Kháng sinh được dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây hại, nhưng nếu dùng không đủ liều, vi khuẩn không bị tiêu diệt mà còn gây tái nhiễm.

5/ Dùng toa thuốc cũ

Cùng một triệu chứng, nhưng chưa hẳn bệnh lần trước giống lần sau. Thậm chí, cùng một loại bệnh nhưng mức độ khác nhau, thuốc uống cũng sẽ khác nhau. Thông thường, bác sĩ kê đơn chỉ dàng riêng cho thời điểm ở điều kiện nhất định. Vì vậy, dùng đơn thuốc cũ có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bé.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mách mẹ cách bế trẻ sơ sinh an toàn và thoải mái

Điều đầu tiên mà mẹ cần lưu ý trong cách bế trẻ sơ sinh là luôn nâng đỡ kỹ phần đầu của bé. Cổ của bé sơ sinh còn khá mềm và chưa thể giữ thẳng khi mẹ không giúp bé đỡ sau gáy. Ngoài ra, trên đầu của bé cũng có các phần thóp khá mềm nên mẹ cần chú ý cẩn thận nhất với vùng đầu khi bế bé.

Cách bế trẻ sơ sinh từ nôi/ giường

Khi bé đang nằm trên nệm, giường, trong nôi hay trên thảm chơi và bạn muốn bế bé lên, hãy nhẹ nhàng luồn tay vào dưới cổ và đầu bé, tay còn lại luồn vào dưới mông bé và chậm rãi đưa bé lên và áp vào người bạn. Từ tư thế này, bạn có thể điều chỉnh để bế bé nằm ngửa, nằm sấp hoặc tựa đầu vào vai mẹ.

Bế ngửa để trò chuyện và cho bé bú

Để bế trẻ sơ sinh ở tư thế nằm ngửa, bạn nhẹ nhàng luồn tay từ mông bé lên lưng và cổ bé, tay còn lại luồn xuống theo chiều ngược lại, để đến cuối cùng, cổ và đầu bé sẽ gác lên khuỷu tay của cánh tay này, tạo thành một vòng nâng đỡ chắc chắn giúp cả bạn và bé đều cảm thấy thoải mái.

Cách bế trẻ sơ sinh này thích hợp cho những bé mới sinh trong những tuần đầu tiên, và là tư thế thuận tiện để mẹ có thể hát, trò chuyện cho con nghe, bế con đi dạo quanh gần nhà, hay khi cho con bú. Khi bế bé một lúc lâu, mẹ có thể ngồi xuống, để trọng lượng của bé tựa lên đùi để bớt mỏi tay.

Cách bế trẻ sơ sinh
Cách bế ngửa (ẵm ngửa) với phần đầu và cổ bé gác lên khuỷu tay của người mẹ là cách bế trẻ sơ sinh phổ biến nhất

Bế sấp để luyện tập cơ bắp

Tương tự như các bước bế ngửa, cách bế trẻ sơ sinh nằm sấp trên cánh tay của mẹ cũng thực hiện qua các bước nâng đỡ đầu và cổ bé, luồn 1 cánh tay dưới bụng và ngực bé, cánh tay còn lại luồn ngược từ giữa 2 chân lên đến ngực bé, tạo thành 1 vòng ôm chắc chắn, nâng đỡ cả cơ thể bé một cách an toàn, êm ái. Cách bế bé ở tư thế nằm sấp rất tốt để luyện tập cho phần cơ bắp ở lưng, cổ của bé. Mẹ có thể bế bé theo cách này và đi một vòng trong nhà trước khi cho bé tập nằm sấp. Ngoài ra, tư thế này cũng giúp bé ợ hơi nữa đấy!

Cách bế trẻ sơ sinh nằm sấp

[inline_article id=108769]

Bế đứng (bế vác vai) và những lưu ý an toàn

Từ tư thế bế ngửa, nhẹ nhàng nâng cánh tay đang đỡ dưới cổ bé để đẩy bé đứng dần lên, hơi xoay tay để hướng người bé úp vào người mẹ, đặt đầu và  cổ bé tựa lên vai mẹ. Tay còn lại đỡ phần mông của bé. Ở tư thế này, phần lớn trọng lượng của bé đặt tựa vào người mẹ và các bé sơ sinh qua vài tháng đầu đời sẽ thích tư thế này hơn bế ngửa. Bởi với tư thế bế vác, bé vừa có thể ợ hơi, giảm bớt hơi thừa trong bụng, vừa có thể nhìn ngắm nhiều cảnh vật xung quanh hơn.

Cách bế trẻ sơ sinh nằm sấp

Lưu ý, với tư thế này, nếu cổ bé đã cứng, mẹ có thể chỉ cần 1 cánh tay để đỡ bé. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng mẹ có thể thoải mái cầm theo bất cứ vật dụng gì với cánh tay còn lại. Chẳng hạn, vừa bế con vừa xem điện thoại, vừa bế con vừa cầm ly nước uống là điều không nên đâu mẹ nhé. Mẹ có thể bế trẻ sơ sinh bằng một tay nhưng tay còn lại cũng nên để tự do để có thể “tiếp cứu” ngay trong trường hợp bé ngọ ngoạy, quấy khóc.

[inline_article id=104195]

Với 3 cách bế trẻ sơ sinh kể trên, bất cứ khi nào mẹ cảm thấy mỏi mệt thì đều có thể ngồi xuống để giảm bớt cảm giác gánh nặng trên vai và hai chân. Ngoài ra, việc vừa ngồi vừa bế bé cũng là cách thích hợp nhất để mẹ hướng dẫn cho các anh chị của bé cách bế và chơi với em, nhưng hãy lưu ý rằng, các bạn nhỏ chỉ được bế em khi đã được sự đồng ý của mẹ và có sự theo dõi của bố, mẹ.

Theo các nghiên cứu khoa học, việc thường xuyên bế bồng là một cách rất tốt để xây dựng tình cảm giữa mẹ và bé sơ sinh. Ngoài ra, các bé được mẹ ôm ấp thường xuyên cũng mau lớn và có những cảm nhận tích cực, yên tâm và bình tĩnh hơn. Do đó, đừng ngại bế con bất cứ khi nào bạn muốn, và bế con ở bất kỳ tư thế nào mà mẹ cảm thấy thuận tiện và bé được nâng đỡ một cách tốt nhất.