Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào thời gian nào? Cách tắm giúp con khỏe mạnh

Bạn đã bao giờ lưu ý đến thời gian tắm cho trẻ sơ sinh? Đó không chỉ là việc tắm lúc nào hay tắm bao lâu mà còn bao gồm cả bao lâu thì mới cần tắm cho trẻ?

Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào thời gian nào? 

Có nhiều mẹ thắc mắc về trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất hoặc thời gian tắm cho trẻ sơ sinh. Về cơ bản, sẽ không có mốc đặc biệt nào về thời gian tắm cho trẻ sơ sinh. Mẹ có thể tắm cho bé bất cứ khi nào cảm thấy thuận tiện. Thời gian tốt nhất nên tắm cho trẻ sơ sinh nằm trong khoảng thời gian buổi sáng sau 9h30, buổi chiều trước 4h30 (tùy theo mùa).

Tuy nhiên, không nên tắm cho trẻ sơ sinh vào những thời điểm sau:

  • Không nên tắm khi trẻ đang buồn ngủ
  • Không nên tắm khi trẻ đang đói bụng hoặc ngay sau khi bú
  • Không nên tắm khi trẻ đang cảm thấy lạnh (bằng cách kiểm tra thân nhiệt của bé).

Tiếp theo cũng là lưu ý quan trọng nhất đối với việc chọn thời gian tắm cho trẻ sơ sinh. Cơ thể các bé mới sinh thường không tự điều chỉnh nhiệt độ tốt, do đó, bé rất dễ bị lạnh và cơ thể sẽ lạnh đi rất nhanh chóng.

Vì vậy, mẹ nên chọn lúc trời ấm áp để tắm cho bé. Nếu không thể chọn thời điểm, hãy sử dụng một cách hữu hiệu để đảm bảo rằng nhiệt độ phòng tắm bé đủ ấm.

Chỉ cần đảm bảo được điều kiện này, chuyện chọn thời điểm tốt nhất trong ngày để tắm cho trẻ sơ sinh cũng không quá quan trọng nữa, thậm chí khi bạn tắm cho bé vào buổi tối.

Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh
Nhiệt độ là yếu tố bạn cần cân nhắc khi chọn thời gian tắm cho trẻ sơ sinh

Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh nên kéo dài bao lâu?

Không phải cứ tắm thật lâu, thật kỹ là tốt cho bé đâu bạn nhé. Làn da của trẻ sơ sinh còn khá mỏng manh và bạn không nên để bé ngâm nước quá lâu. Theo các chuyên gia, mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài trong khoảng 5 đến 10 phút là đủ.

Thời gian tắm gói gọn trong 10 phút sẽ giúp da bé không bị khô. Hơn nữa, bé cũng không bị mất thân nhiệt. Tiếp đến, để chăm sóc tốt hơn cho làn da của bé, bạn có thể sử dụng thêm một ít lotion (kem dưỡng da) dành riêng cho trẻ sơ sinh và thoa đều lên làn da của bé để giúp làn da bé luôn mềm mại, không bị khô ráp.

>> Mẹ có thể tham khảo: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

Thời gian tắm lại cho trẻ sơ sinh 

Cử tắm đầu của trẻ sơ sinh nên được trì hoãn đến 24 giờ sau sinh. Tắm sớm cho trẻ ngay sau sinh có thể khiến trẻ bị hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, da khô và làm gián đoạn việc bú mẹ.

Thực tế, bé sơ sinh không cần phải tắm mỗi ngày. Khoảng 3 lần mỗi tuần là đủ đối với các bé mới sinh. Vì các bé vẫn chỉ nằm yên một chỗ nên bạn sẽ ít cần phải tắm rửa, kỳ cọ hơn so với khi bé bắt đầu ăn dặm và biết bò.

Nếu bạn muốn tắm cho bé mỗi ngày, hãy theo dõi xem làn da của bé có “biểu tình” không nhé. Những đốm đỏ lấm tấm, mụn nước, da khô, bong tróc là biểu hiện của tình trạng kích ứng quá mức.

Bạn có thể sẽ cần phải giảm số lần tắm, đồng thời có thể thay đổi cả sữa tắm cho bé. Nếu tình trạng da của bé không cải thiện nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc da tại nhà.

Cách cố định thời gian tắm cho trẻ sơ sinh 

Để thực hiện việc tắm rửa cho bé hằng ngày như một thói quen, bạn cần phải quen thuộc với giờ giấc ăn, ngủ của bé.

Khi đó, bạn sẽ biết tắm vào giờ nào bé dễ chịu nhất, đồng thời không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ hay đến việc bú sữa. Có thể bạn sẽ phải chờ 2-3 tháng để nắm được quy luật sinh hoạt thích hợp với bé.

Trẻ sơ sinh thích sự lặp đi lặp lại. Vì vậy, ngoài việc tắm cho bé vào một giờ cố định trong ngày, bạn cũng cần lặp đi lặp lại những thao tác mang tính “nghi thức” cho mỗi lần tắm. Chẳng hạn, trước khi tắm, bạn sẽ nhìn vào mắt bé và nói “mẹ con mình đi tắm nhé”.

trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không
Tắm là thao tác cần thiết để giữ vệ sinh cho bé

Tiếp đó, bạn massage cho bé, đưa bé vào nhà tắm và nhẹ nhàng tắm bé theo các bước từ đầu đến chân. Như vậy, khi bạn bắt đầu nói câu đầu tiên và massage, bé sẽ hiểu là đã đến giờ đi tắm.

Ngoài những điều kể trên, bạn cũng đừng quên những lưu ý sau:

  • Luôn tắm cho bé bằng nước ấm: Nhiệt độ nước khoảng 37-38 độ C là lý tưởng nhất để tắm bé. Nếu bạn không có nhiệt kế, có thể sử dụng phần cùi chỏ để thử nhiệt độ nước.
  • Theo dõi cảm nhận của bé: Nhiều bé sơ sinh thích nước, nhưng nhiều bé khác lại không. Nếu con bạn không thích ở trong nước, hãy tắm cho bé thật nhanh.
  • Lau khô cho bé cẩn thận: Bé cần được lau khô kỹ, nhất là ở những phần có nếp gấp như cổ tay, háng, cổ, cổ chân, hậu môn vì nước đọng có thể khiến bé bị lạnh và bị hăm.
  • Khi trời nóng: Bạn có thể sẽ muốn tắm bé nhiều hơn 1 lần mỗi ngày. Hãy đảm bảo sử dụng ít sữa tắm nhất có thể để không ảnh hưởng đến làn da bé.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Bên cạnh thời gian tắm cho trẻ sơ sinh phù hợp, mẹ cũng nên biết cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách. Dưới đây là các bước cơ bản để tắm cho bé:

  • Trước khi cởi quần áo cho trẻ, hãy lau mí mắt của trẻ (từ trong ra ngoài) bằng bông gòn nhúng vào nước ấm. Vắt bớt nước. Sử dụng một miếng bông gòn mới cho mỗi lần lau. Sau đó rửa sạch toàn bộ khuôn mặt. Chú ý không cho bất cứ thứ gì vào tai, mũi của bé.
  • Cởi quần áo cho con, cởi tã cuối cùng.
  • Nâng đỡ đầu và vai của bé bằng một tay và đỡ cơ thể bé bằng cánh tay còn lại. Nhẹ nhàng hạ em bé vào bồn tắm, giữ chặt chân bé.
  • Nâng đỡ đầu của trẻ, đặt trẻ nằm xuống bồn tắm sao cho phần đầu của trẻ ở trong nước. Nhẹ nhàng dội một ít nước lên đầu họ. Mẹ không cần sử dụng dầu gội đầu.
  • Nhẹ nhàng rửa sạch bộ phận sinh dục và mông của bé sau cùng, chỉ dùng nước. Đồng thời làm sạch chất nôn hoặc sữa dư,… từ các mép trên cơ thể bé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì trong “nháy mắt” hiệu quả?

Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Nếu rốn trẻ sơ sinh chưa rụng, khi tắm bé, mẹ nên hạn chế nước thấm vào rốn. Khi tắm nên dùng khăn nhúng nước và làm sạch da cho bé là được.

Sau khi rốn khô và rụng, vùng rốn đã lành, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ sơ sinh tắm trong bồn tắm dành riêng cho bé, nước ấm 37 độ C. Mực nước được khuyến cáo cao khoảng 5cm  hãy chắc chắn giữ sự an toàn cho bé trong khi tắm. Bé nên được tắm trong phòng có nhiệt độ 28-32 độ C, đóng tất cả cửa và cửa sổ để tránh gió lùa. Có khăn tắm sẵn sàng để quấn em bé lên và ôm bé sau đó.

Làm gì khi bé khóc khi đang tắm

Đây là vấn đề cha mẹ cần quan tâm tiếp theo chuyện thời gian tắm cho trẻ sơ sinh. Trong trường hợp đang tắm cho trẻ sơ sinh mà bé khóc lúc này phụ huynh nên bình tĩnh. Nhanh chóng làm sạch xà phòng còn sót lại hoặc rửa sơ qua những bộ phận cần thiết, sau đó quấn bé trong một chiếc khăn.

Chỉ dùng khăn vỗ nhẹ khắp cơ thể bé (tránh chà xát) và đảm bảo cả người khô hoàn toàn, nhất là những vùng kẽ hoặc có ngấn. Bố mẹ nên đợi một vài ngày sau rồi mới thử cho bé tắm lại, trong thời gian này thì sử dụng khăn ẩm để lau mặt, cổ và khu vực quấn tã của bé.

tắm cho bé
Bé khóc khi tắm có thể do da bị tổn thương

Sau khi tắm cho trẻ sơ sinh, phụ huynh có thể bôi một ít kem dưỡng da dịu nhẹ lên làn da mỏng manh và nhạy cảm của trẻ, đặc biệt đối với những bé bị khô da, kích ứng hoặc chàm. Tuy nhiên nên hạn chế thoa phấn rôm dạng bột vì nhiều khả năng sẽ khiến bé bị khó chịu đường thở, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

>> Mẹ có thể tham khảo: Tắm mướp đắng cho trẻ sơ sinh: Mẹ cần cẩn thận

Tuân thủ những hướng dẫn cơ bản trong cách tắm cho bé sơ sinh sẽ giúp phụ huynh tự tin hơn khi thực hiện công đoạn này. Tắm cho trẻ sơ sinh không chỉ có tác dụng làm sạch cơ thể, mà còn giúp trẻ học hỏi nhiều điều mới lạ thông qua quá trình kích thích các giác quan.

Đồng thời thời gian tắm cho trẻ sơ sinh còn là khoảnh khắc tuyệt vời nhất trẻ cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc cũng như tình yêu thương từ bố mẹ.

[inline_article id=255816]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Top 5 bài nhạc cho bé tròn giấc mỗi đêm

Không dám làm ồn, thậm chí lớn tiếng khi trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh ngủ vì sợ con thức giấc là tâm lý chung của hầu hết các mẹ. Tuy nhiên, mẹ có biết rằng ngay cả ở nơi ồn ào nhất, trẻ sơ sinh cũng có thể ngủ ngon lành?

Suốt 9 tháng trong bụng mẹ, ngày nào bé cưng cũng được những âm thanh như: nhịp tim của mẹ, âm thanh hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như các cơ quan chức năng khác ru ngủ. Sẽ không quá lạ khi bé sẽ ngủ ngon hơn có những âm thanh đều đều, lặp đi lặp lại xung quanh mình, bởi những âm thanh này gợi cho bé cảm giác thân thuộc như lúc còn nằm trong bụng mẹ.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên cũng có thể phân biệt những bản nhạc bé được nghe. Chẳng hạn, những bài nhạc có ca từ mạnh sẽ khuấy động bé cưng, còn những bài nhạc nhẹ với âm điệu du dương có thể xoa dịu, giúp bé cảm thấy dễ chịu, an toàn hơn.

5 bài nhạc cho bé MarryBaby mách mẹ sau đây với âm điệu nhẹ nhàng, êm ái sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. Mẹ có thể mở nhạc cho bé nghe hoặc tự mình hát ru bé cưng theo lời bài hát dưới đây. Tham khảo và thực hành ngay tối nay, mẹ nhé!

1/ Nhạc cho bé ngủ ngon: “Brahms Lullaby”

Lullaby, and good night, in the skies stars are bright.
May the moon’s silvery beams bring you sweet dreams.
Close your eyes now and rest, may these hours be blessed.
‘Til the sky’s bright with dawn, when you wake with a yawn.

Lullaby, and good night, you are mother’s delight.
I’ll protect you from harm, and you’ll wake in my arms.

Sleepyhead, close your eyes, for I’m right beside you.
Guardian angels are near, so sleep without fear.
Lullaby, and good night, with roses bedight.
Lilies o’er head, lay thee down in thy bed.

Lullaby, and good night, you are mother’s delight.
I’ll protect you from harm, and you’ll wake in my arms.

Lullaby, and sleep tight, my darling sleeping.
On sheets white as cream, with a head full of dreams.
Sleepyhead, close your eyes, I’m right beside you.
Lay thee down now and rest, may your slumber be blessed.

Go to sleep, little one, think of puppies and kittens.
Go to sleep, little one, think of butterflies in spring.
Go to sleep, little one, think of sunny bright mornings.
Hush, darling one, sleep through the night,
Sleep through the night,
Sleep through the night.

2/ Nhạc cho bé ngủ ngon: “Twinkle, Twinkle, Little Star”

Twinkle, twinkle, little star,
How I wonder what you are.
Up above the world so high,
Like a diamond in the sky.
Twinkle, twinkle, little star,
How I wonder what you are!

When the blazing sun is gone,
When he nothing shines upon,
Then you show your little light,
Twinkle, twinkle, all the night.
Twinkle, twinkle, little star,
How I wonder what you are!

Then the traveler in the dark,
Thanks you for your tiny spark;
He could not see which way to go,
If you did not twinkle so.
Twinkle, twinkle, little star,
How I wonder what you are!

In the dark blue sky you keep,
While you thro’ my window peep,
And you never shut your eye,
Till the sun is in the sky,
Twinkle, twinkle, little star,
How I wonder what you are!

Nhạc cho bé ngủ ngon hơn
Cho trẻ nghe nhạc không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà còn kích thích trí thông minh và cảm xúc của trẻ

3/ Nhạc cho bé ngủ ngon: “Hush, Little Baby”

Hush, little baby, don’t say a word,
Papa’s/Mama’s gonna buy you a mockingbird.

And if that mockingbird don’t sing,
Papa’s/Mama’s gonna buy you a diamond ring.

And if that diamond ring turns brass,
Papa’s/Mama’s gonna buy you a looking glass.

And if that looking glass gets broke,
Papa’s/Mama’s gonna buy you a billy goat.

And if that billy goat don’t pull,
Papa’s/Mama’s gonna buy you a cart and bull.

And if that cart and bull turn over,
Papa’s/Mama’s gonna buy you a dog named Rover.

And if that dog named Rover won’t bark.
Papa’s/Mama’s gonna to buy you and horse and cart.

And if that horse and cart fall down,
Well, you’ll still be the sweetest little baby in town.

4/ Nhạc cho bé ngủ ngon: “Somewhere Over the Rainbow”

Somewhere over the rainbow, way up high,
There’s a land that I heard of once in a lullaby.
Somewhere over the rainbow, skies are blue,
And the dreams that you dare to dream really do come true.

Someday I’ll wish upon a star,
And wake up where the clouds are far,
Behind me.
Where troubles melt like lemon drops,
Away above the chimney tops,
That’s where you’ll find me.

Somewhere over the rainbow, bluebirds fly,
Birds fly over the rainbow. Why then, oh, why can’t I?

If happy little bluebirds fly,
Beyond the rainbow, why, oh, why can’t I?

5/ Nhạc cho bé ngủ ngon: “Baby Mine”

Baby mine, don’t you cry.
Baby mine, dry your eyes.
Rest your head, close to my heart,
Never to part, baby of mine.

Little one, when you play,
Pay no heed, what they say.
Let your eyes sparkle and shine,
Never a tear, baby of mine.

If they knew all about you,
They’d end up loving you too.
All those same people who scold you,
What they’d give just for the right to hold you.

From your head down to your toes,
You’re not much, goodness knows.
But, you’re so precious to me,
Sweet as can be, baby of mine.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

[Video] Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng chuẩn

Nhiều mẹ sợ rằng đem tắm bé trong nước trước khi rụng rốn có thể gây nhiễm trùng. Trên thực tế, mẹ chỉ cần nắm rõ cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn thì điều này sẽ không xảy ra.

Liệu bé có được tắm khi chưa rụng rốn? Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn có gì khác biệt với cách tắm trẻ sơ sinh thông thường? Mời mẹ tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

1. Khi nào có thể tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn? 

Thông thường, khi mới chào đời, các bé sơ sinh chưa cần tắm ngay. Các cô hộ lý thường dùng khăn bông mềm và ấm áp để lau sạch phần nước ối cùng máu dính trên mình bé.

Sau đó, bé sẽ được đưa đến bên mẹ để thực hành da kề da; hoặc được quấn khăn và đặt nằm gần mẹ. Lúc này, cơ chế thân nhiệt của bé chưa được ổn định; nên phải đợi đến ngày hôm sau bé mới đem đi tắm.

Ở tất cả các bệnh viện phụ sản, việc tắm cho trẻ sơ sinh lần đầu tiên luôn được tiến hành vào ngày đầu sau khi sinh. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào quyết định của cha mẹ.

[key-takeaways title=””]

Nếu cha mẹ vẫn chưa sẵn sàng để con tắm; trì hoãn thêm 1-2 ngày cũng không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý rằng khi để lâu, cơ thể trẻ dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, khiến trẻ bị mẩn ngứa.

[/key-takeaways]

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào thời gian nào? Cách tắm giúp con khỏe mạnh

2. Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn tại nhà

Như vậy, việc tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn không phải là điều cấm kỵ; và cách tắm ở bệnh viện cũng không có điểm gì đặc biệt so với tắm ở nhà.

2.1 Các bước chuẩn bị để tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Để tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, mẹ cần chuẩn bị:

  • Chậu nước ấm: Mẹ nên kiểm tra nhiệt độ nước tắm để đảm bảo nước không quá nóng hoặc lạnh.
  • Ghế tắm hoặc lưới tắm (nếu có).
  • Bông tắm: Chọn loại dành riêng cho trẻ sơ sinh.
  • Dầu massage.
  • Sữa tắm: Chọn loại có độ pH phù hợp và không gây cay mắt.
  • Khăn lau: Chọn loại khăn đủ lớn để bao bọc bé và lông khăn mềm, không gây kích ứng da.
  • Quần áo sạch và tã cho bé.

    Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
    Lưới tắm sẽ giúp mẹ dễ dàng thao tác trong những lần đầu tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

2.2 Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Bước 1: Massage cho bé

Việc massage cho bé sẽ giúp bé cảm thấy ấm áp, dễ chịu; và ít hoảng sợ khi được mẹ thả vào trong nước.

Bước 2: Tắm cho bé

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn cũng không khác biệt so với cách tắm cho các  bé sơ sinh bình thường khác.

  • Đầu tiên, mẹ dùng khăn sạch hoặc bông gòn; nhúng nước ấm lau mắt, mặt và tai cho bé.
  • Tiếp đến, nhẹ nhàng gội đầu cho bé; chú ý không để nước rơi vào tai bé.
  • Vốc nhẹ nước lên người bé và nhẹ nhàng dùng bông tắm xoa bọt sữa tắm lên toàn thân bé. Chú ý những nếp gấp như cổ, nách, cổ tay, háng, đầu gối, cổ chân. Thông thường, các bé sơ sinh thường rất tròn trịa và mẹ cần làm sạch các nếp gấp trên, bởi mồ hôi và bụi bẩn dễ làm bé bị hăm.
  • Nhẹ nhàng vốc nước sạch để rửa sạch sữa tắm trên người bé.
  • Dùng khăn tắm bao bọc cơ thể bé và lau khô.
  • Bôi kem chống hăm và mặc tã cho bé.
  • Mặc quần áo.
  • Đeo bao tay và vớ chân cho bé nếu thấy cần thiết.

Mẹ có thể bỏ qua bước 1 và tiến hành trực tiếp bước 2 trong cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn trên; nếu không có đủ thời gian và bé cưng không sợ khi tắm nước.

[inline_article id=189657]

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Tắm gì cho trẻ sơ sinh rụng lông nhanh lại an toàn tại nhà?

2.3 Hướng dẫn vệ sinh rốn cho bé sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách sau khi tắm

Sau khi tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, mẹ hãy vệ sinh rốn trẻ đúng cách để không bị nhiễm trùng:

  • Sau khi tắm xong, dùng tăm bông hút khô phần nước bám vào rốn bé.
  • Sử dụng tăm bông sạch để bôi dung dịch sát khuẩn (cồn 70 độ hay dung dịch i-ốt cần được dùng theo hướng dẫn của bác sỹ).
  • Kiểm tra kỹ và chắc chắn phần rốn khô ráo hoàn toàn trước khi mặc quần/ áo che phủ phần này. Lưu ý, khi mặc tã cho bé, chú ý để phần tã nằm dưới rốn của bé để tã không bít kín rốn gây hầm, bí.

>> Mẹ có thể tham khảo: Tắm mướp đắng cho trẻ sơ sinh: Mẹ cần cẩn thận

Mẹ có thể xem toàn bộ quá trình tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn và đã rụng rốn ở video dưới đây:

3. Lưu ý cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Tuy về cơ bản, các bước tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn hoàn toàn tương tự với tắm cho bé đã rụng rốn; mẹ vẫn cần lưu ý những điểm dưới đây để tắm và chăm sóc rốn cho bé đúng cách:

  • Mẹ có thể để cả người bé ngâm vào chậu nước, nhưng khi lau người phải dùng bông sạch để hút khô phần nước bám vào rốn bé.
  • Không tắm quá 10 phút vì trẻ sơ sinh dễ bị mất thân nhiệt.
  • Để phần rốn khô ráo hoàn toàn và kiểm tra kỹ trước khi mặc quần/áo che phủ phần này.
  • Không cần băng rốn cho bé sau khi tắm, nhờ đó rốn sẽ mau khô hơn.
  • Việc tắm cho bé không làm ảnh hưởng đến tốc độ rụng của rốn cũng như tốc độ lành da của vết rụng này.
  • Nếu thấy có bất kỳ biểu hiện nào như rốn bé có dịch ướt, rốn có mùi hôi, chảy máu hay mủ… cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.
  • Không bôi bất kỳ loại kem dưỡng, thuốc dân gian nào lên rốn của bé khi chưa có sự đồng ý của bác sỹ.
  • Mặc tã giấy dưới rốn của bé để tã không bít kín rốn gây hầm, bí.
  • Nếu trẻ bị sặc nước thì cho bé nằm sấp rồi thực hiện một số thao tác khác.
  • Trẻ bị rôm, sẩy có thể trị bằng cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn bằng lá kinh giới.

Tóm lại, cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đó là mẹ cần tạo ra một trải nghiệm dễ chịu, vui vẻ cho bé cưng. Đồng thời, mẹ phải thật mẹ nhàng khi chà xát làn da của bé; cũng như tránh để bé tắm trong thời gian quá lâu.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chăm sóc trẻ sơ sinh: 5 khác biệt xưa và nay

Chăm sóc trẻ sơ sinh
Không phải tất cả những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh được truyền lại từ xưa đều đúng đâu mẹ nhé!

Quan niệm chăm sóc trẻ sơ sinh #1: Tắm rượu/nước lá cây cho khoẻ da

Việc pha 1 ly rượu vào nước tắm cho bé với mong muốn da bé hồng hào và khoẻ mạnh được rất nhiều bà áp dụng cho cháu, nhất là các bà miền Bắc. Trong khi đó các bà ở miền Nam lại chuộng việc nấu nước lá (như lá khế, cỏ mực, cỏ mần trầu, lá trầu…) để tắm cho cháu. Mục đích của việc pha rượu hoặc nước lá này để tắm hết nhớt trên da của trẻ sơ sinh, giúp da sạch sẽ và khoẻ hơn.

Tuy nhiên các bác sĩ khuyên rằng, đối với trẻ sơ sinh chỉ cần tắm hoặc lau người với nước trắng ấm là đủ sạch rồi. Pha thêm rượu có thể khiến bé hít phải hơi cồn gây ngộ độc và ngủ lì bì, ảnh hưởng đến não bộ và sức khoẻ của trẻ. Riêng việc tắm nước lá cho bé khi bé chưa rụng rốn có thể gây nhiễm trùng rốn rất nguy hiểm.

Quan niệm chăm sóc trẻ sơ sinh #2: Rơ lưỡi cho bé bằng mật ong

Khi thấy các bé bị đóng sữa ở lưỡi trắng trắng, các bà thường có thói quen dùng mật ong để rơ lưỡi bé cho sạch. Hơn nữa mật ong sẽ làm sạch ruột, tăng cường hệ tiêu hóa cho bé. Tuy nhiên đây là cách chăm con rất sai lầm, bởi trẻ nhỏ dưới 1 tuổi tuyệt đối không được dùng mật ong. Trong mật ong có những chất có thể khiến trẻ  dị ứng, ngộ độc, tiêu chảy, nôn, khó thở, thậm chí tử vong.

Liên quan đến việc dùng mật ong, Bà Nguyễn Ngọc Nụ kể về lần chăm cháu nhớ đời của mình khiến bà suýt nữa phải ân hận “Do ở quê nên khi sinh ở trạm xá xong thì mẹ cháu bị băng huyết phải lên bệnh viện huyện cấp cứu. Khi cháu khóc vì đói thay vì đi xin sữa của các mẹ phòng bên cạnh thì tôi lại nghĩ rơ lưỡi bằng mật ong được thì uống 1-2 giọt chắc cũng không sao nên pha cho cháu 1 thìa mật ong với nước ấm. Cho uống xong thì cháu nín thật nhưng chỉ vài phút sau thì toàn thân tím lại và ngưng thở. May nhờ các bác sĩ cấp cứu kịp thời nếu không tôi sẽ phải ân hận lắm. Các bác sĩ bảo trẻ sơ sinh chưa được tráng ruột bằng sữa mẹ, bà lại cho uống mật ong dẫn đến cháu bị say, ngộ độc và tắc đường thở”. Có rất nhiều trường hợp báo chí đã đưa tin trẻ tử vong do ngộ độc mật ong nhưng có lẽ phương pháp rơ lưỡi này vẫn được rất nhiều các bà và mẹ sử dụng. Cách làm sạch miệng cho bé tốt nhất là dùng gạc rơ lưỡi tiệt trùng, nhúng vào nước muối sinh lý ấm hoặc nước ấm.

[inline_article id=61115]

Quan niệm chăm bé sơ sinh #3: Quấn khăn chặt cho bé

Hình ảnh các bé sơ sinh được quấn chặt trong khăn bông và mang bao tay bao chân kín mít là hình ảnh vô cùng quen thuộc. Vì sợ con mới chào đời bị lạnh, không ít mẹ quấn con trong lớp quần áo, chăn mền quá kín. Việc làm này chỉ khiến con nóng bức, dễ bị nổi rôm sẩy. Chưa kể, khi quấn con chặt, cơ thể con tăng nhiệt độ ra nhiều mồ hôi nếu không lau thường xuyên dễ dẫn đến viêm phổi. Đây cũng chính là lí do vì sao nhiều trẻ sơ sinh thường vặn mình, quấy khóc, nhất là vào mùa hè.

Quấn khăn cho trẻ sơ sinh
Không phải bé sơ sinh nào cũng thích được quấn khăn khi ngủ hoặc khi đi ra ngoài

Tốt nhất, mẹ nên mặc quần áo thoáng mát, chất liệu cotton dễ thấm mồ hôi để con không bị nóng trong người.  Mẹ cũng có thể tắm cho bé bằng nước ấm trong phòng kín gió, kết hợp massage sẽ giúp trẻ thoải mái và ngủ ngon hơn vào buổi tối.

Quan niệm chăm sóc trẻ sơ sinh #4: Uống nước cho sạch miệng

Lâu nay, các bà các mẹ vẫn hay thường có thói quen cho trẻ sơ sinh uống nước lọc tráng miệng và sạch lưỡi. Vì quan niệm nước lọc lành, lại giúp bé đỡ táo bón nên một số chị em cho con uống “vô tội vạ” mà không hề biết rằng, trẻ sơ sinh uống nước lọc sẽ để lại rất nhiều hệ lụy.

Theo các chuyên gia, tốt nhất không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Ở giai đoạn này, sữa mẹ là nguồn dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ. Trong sữa mẹ đã có đầy đủ nước cho nhu cầu của trẻ mà không cần phải có thêm nước lọc. Trẻ chỉ cần được uống nước khi đến tuổi ăn dặm.

Quan niệm chăm sóc bé sơ sinh #5: Rung lắc và cho trẻ ngủ võng

Đây là thói quen phổ biến của rất nhiều mẹ khi muốn con nhanh ngủ. Việc ru trên võng mạnh cũng tương tự như rung lắc con có thể làm não bộ con bị tổn thương nặng nề, thậm chí có thể gây tê liệt thần kinh. Nếu muốn con nằm võng, mẹ chỉ nên đung đưa nhẹ nhàng để con từ từ chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên các bá sĩ khuyên rằng, mẹ nên cho bé nằm trên mặt phẳng như giường, nệm không lún để cột sống của bé được thẳng, tránh những dị tật không đáng có khi lớn lên.

[inline_article id=141810]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Nuôi dạy bé nhạy cảm, mẹ phải ra tuyệt chiêu!

Nhạy cảm là sự biểu lộ cảm xúc mãnh liệt hơn bình thường, có thể được tạo ra do ảnh hưởng hay va chạm một sự kiện hay tình huống trước đó nhưng đa phần, nhạy cảm là trạng thái cảm xúc được hình thành tự nhiên từ khi trẻ ra đời. Có nhiều người coi nhạy cảm là một trạng thái cảm xúc “thiên bẩm”, mang nhiều yếu tố tích cực, có người lại nghĩ ngược lại. Với những nhóc tỳ nhạy cảm, mẹ nên tìm hiểu những cách để giúp con trẻ cân bằng cảm xúc, tránh những tác động xấu mà trạng thái nhạy cảm mang lại, hướng trẻ tới những ý nghĩ lạc quan, tích cực hơn trong cuộc sống.

Bé càng nhạy cảm, vai trò của cha mẹ lại càng quan trọng
Bé càng nhạy cảm, vai trò của cha mẹ lại càng quan trọng

1/ Chú ý cảm xúc của trẻ

Đầu tiên cha mẹ nên chú ý hơn tới những biểu hiện của trẻ trước những vấn đề xảy ra xung quanh để góp phần giúp trẻ phòng tránh chúng. Cụ thể, trẻ cảm thấy buồn bã, ủ rũ khi cha mẹ không “cơm lành canh ngọt với nhau” hay trốn vào một góc nào đó trong nhà khi bị cha mẹ mắng. Tìm cách gần gũi và yêu thương con trẻ nhiều hơn, từ đó có những thái độ ứng xử và cách dạy con theo tình huống phù hợp để không gây ảnh hưởng đến trẻ.

Nhiều trường hợp trẻ nhạy cảm khi tiếp xúc với tình huống đã diễn ra trước đó hoặc tình huống thương tâm, vui mừng đột ngột, cha mẹ nên an ủi và giúp trẻ cân bằng trạng thái tâm lí bằng cách tạo cho trẻ một không gian mở và chuyện trò để trẻ quên đi.

Cha mẹ hãy hiểu rằng, mọi thứ đang diễn ra trong cuộc sống sẽ định hình suy nghĩ và hành động của trẻ sau nà. Đặc biệt, với trẻ nhạy cảm, việc hỗ trợ từ phía cha mẹ lại càng quan trọng hơn.

[inline_article id=140614]

2/ Hiểu cho cảm xúc của con

Hãy hiểu và thông cảm cho con. Nhiều cha mẹ vô tình hiểu sai biểu hiện trẻ nhạy cảm thể hiện, cho rằng đó là những tính xấu, cần phải răn dạy để trẻ không mắc phải. Điều này tạo cho trẻ nhạy cảm càng trở nên bức bối và có biểu hiện muốn ở một mình, xa lánh và ít tâm sự với cha mẹ hơn. Do đó, việc quan sát và hỗ trợ trẻ là điều nên được cha mẹ chú tâm hơn vì chính gia đình sẽ giúp trẻ hòa nhập và đối đầu với những sự việc diễn ra xung quanh theo chiều hướng hoàn toàn khác so với những biểu hiện của trẻ nhạy cảm.

Ngoài những chăm sóc về mặt vật chất, tinh thần cũng là điều mà con trẻ muốn có từ cha mẹ. Hãy là những người hiểu biết và chia sẽ với con trẻ nhiều hơn thông qua việc quan sát và thấu hiểu trẻ. Hãy cho trẻ hiểu: “Đừng lo lắng, đã có cha mẹ ở bên!”

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

12 kiểu cắt tóc cho bé gái cực xinh và hot trending năm 2024

Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu “tất tần tật” mọi điều về cắt tóc cho bé gái: từ thời điểm phù hợp; cách cắt tóc và những kiểu tóc siêu dễ thương cho công chúa của mẹ. Hãy theo dõi bài viết để mẹ có thể tự tạo mẫu mẫu cho mái tóc con gái cưng thêm phần đáng yêu nhé.

1. Kiểu cắt tóc ngắn cực xinh cho bé gái 1 tuổi, 2 tuổi trở lên

1.1 Tóc mái bằng ngang chân mày

Kiểu tóc bé 1-2 tuổi
Kiểu tóc búp bê cho bé gái 1-2 tuổi trở lên

Kiểu tóc cho bé gái 1-2 tuổi trở lên cắt cực đơn giản. Mẹ thực hiện những bước cắt tóc cho bé gái như sau:

  • Mẹ chỉ cần chuẩn bị kéo cắt tóc thật sắc cùng lược răng nhỏ và tấm choàng bằng nilông.
  • Choàng nilông hoặc khăn không dính tóc quanh cổ bé rồi cắt mái ngang chân mày hoặc cao hơn một chút.
  • Tóc hai bên mẹ cắt vát xuống dưới, phía sau cắt chạm gáy hoặc dài hơn tùy ý mẹ.

1.2 Tóc xoăn xinh xắn

cắt tóc cho bé gái kiểu xoăn
Cách cắt tóc xoăn cho bé gái
  • Nếu tóc con đã xoăn nhẹ thì mẹ chẳng cần làm gì cả; chỉ tỉa những chỗ dài và xơ sau đó buộc túm trên đỉnh đầu.
  • Để vài sợi ở hai bên tai cho xinh xắn, thế là xong.
  • Nếu tóc con không xoăn, mẹ có thể dùng lô cuốn từng cụm nhỏ sau khi gội đầu cho con; để 1-2 tiếng là con có mái tóc quăn tự nhiên rồi.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé dễ như trở bàn tay

1.3 Tóc bob ôm mặt

Kiểu tóc đẹp cho bé
Các kiểu cắt tóc đẹp cho bé gái 1-2 tuổi

Kiểu tóc này giúp mặt bé trông bầu bĩnh, dễ thương hơn.

  • Mẹ có thể tỉa tóc ngắn trên vai cho bé, lớp trong dài hơn lớp ngoài; khoảng 3, 4 lớp để tóc ôm lấy mặt và đầu bé.
  • Làm điệu với một cái kẹp tóc trên trán giúp con dễ thương hơn mà tóc lại không đâm vào mắt.

1.4 Uốn xoăn phần thân và ngọn tóc

  • Chỉ cần uốn nhẹ nhàng, tránh xa phần chân tóc để thuốc uốn không ảnh hưởng đến da đầu bé.
  • Sau đó mẹ dùng kẹp kẹp gọn ở phần mái là xong.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bé có tóc đuôi chuột sau gáy lớn lên có bướng bỉnh không?

1.5 Cắt tóc cho bé gái với mái thưa và buộc cao

Cắt tóc cho bé gái với mái thưa và buộc cao
Cắt tóc cho bé gái với mái thưa và buộc cao
  • Tóc kiểu này, mẹ chỉ cần tỉa mái thưa, phần tóc đằng sau cũng không nên để quá dài.
  • Sau đó mẹ buộc gọn một bên là được.
  • Lưu ý không dùng dây thun quá chặt vì sẽ làm con đau đầu và mọc mụn ở chân tóc.

1.6 Tóc xoăn, búi phía sau

Các kiểu tóc đẹp cho bé gái 1-2 tuổi
Các kiểu cắt tóc đẹp cho bé gái 1-2 tuổi

Kiểu tóc này rất thích hợp khi bé đi sinh nhật hay tiệc.

  • Tương tự như số 2, mẹ làm xoăn tóc cho con và búi gọn gàng ở phía sau.
  • Để vài sợi tóc xõa xuống nhìn vừa xinh vừa kiêu sa.

1.7 Tóc mái ngang và gợn sóng

Kiểu cắt tóc đáng yêu cho bé gái
Kiểu cắt tóc mái ngang và gợn sóng cho bé gái từ 2,3 tuổi trở lên
Với kiểu tóc này, mẹ thực hiện đơn giản như sau:
  • Cắt ngắn phần mái cho bé thành mái ngang dài ngang đỉnh đầu lỗ tai.
  • Dùng máy tạo kiểu hoặc lô cuốn để làm cho phần tóc mái bé xoăn.

1.8 Kiểu cắt tóc Pixie Bob cho bé gái

Pixie Bob
Kiểu cắt tóc Pixie Bob thích hợp cho bé gái cá tính

Kiểu tóc Pixie Bob là kiểu tóc tém được cắt theo dạng ngắn gọn với đường nét trẻ trung, cá tính ôm sát đường nét góc cạnh của gương mặt. Kiểu tóc này sẽ khiến gương mặt của bé trở nên ngộ nghĩnh và đáng yêu hơn.

1.9 Kiểu cắt tóc búp bê cho bé gái dễ thương

Tóc búp bê cho bé
Kiểu tóc búp bê giúp bé dễ thương hơn

Với kiểu tóc búp bê này tin chắc sẽ làm tôn lên khuôn mặt bầu bĩnh đáng yêu của các bé gái.

Cách cắt và làm tóc cũng vô cùng đơn giản:

  • Mẹ cắt tóc ngang cho bé đến vai.
  • Dùng máy duỗi tóc để cúp phần đuôi tóc bé giống trong hình là được.

1.10 Kiểu tóc gợn sóng đơn giản

Kiểu cắt tóc cho bé gái
Tóc. gợn sóng cho bé gái
Kiểu cắt tóc cho bé gái mà các mẹ không nên bỏ qua đó là kiểu tóc gợn sóng đơn giản. Tóc được rẽ ngôi một bên ở đỉnh và vuốt sang một bên hoàn hảo tạo ra một vẻ ngoài cực kì cute cho các bé gái. Tóc này có độ dài vừa đủ để các bé thoải mái tạo nhiều kiểu khác nhau.

1.11 Kiểu cắt tóc ngắn mái ngố cho bé gái

Tóc ngắn mái ngố 
Kiểu tóc ngắn mái ngố cho bé gái

Tóc ngắn mái ngố cộng thêm một màu tóc vàng giúp các cô bé có được vẻ đáng yêu như một nàng công chúa trong câu chuyện cổ tích.

1.12 Kiểu cắt tóc layer cho bé gái

kiểu cắt tóc layer cho bé gái
Kiểu cắt tóc layer cho bé gái

Kiểu cắt tóc layer sẽ vô cùng phù hợp cho các bé gái có khuôn mặt mũm mĩm, bầu bĩnh. Tóc layer sẽ giúp phần mặt bé được gọn hơn cho phần đuôi tóc được tỉa mỏng đi. Đặc biệt thời gian gần đây kiểu tóc layer đang trở nên thịnh hành. Mẹ còn chần chờ gì nữa mà không cùng bé bắt trend nào.

2. Khi nào nên cắt tóc cho bé gái?

cắt tóc cho bé gái 2 tuổi
Con của mẹ có sẵn sàng để cắt tóc?

Khi nào nên cắt tóc cho bé gái? Không có quy định cụ thể cho việc cắt tóc cho trẻ sơ sinh; tất cả đều phụ thuộc vào tốc độ phát triển tóc của bé. Nếu bé cưng của mẹ sở hữu một mái tóc dày, nhanh dài, bé có thể cần phải cắt tóc khi được 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, với những bé có tóc mỏng, mẹ có thể phải chờ đến khi bé được 2 tuổi.

[key-takeaways title=””]

Thực tế, theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, mẹ không nên cắt hết tóc mà chỉ nên tỉa bớt phần tóc dài chạm vào mắt, tai gây khó chịu cho bé. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn khuyên không nên cắt tóc cho trẻ dưới 1 tuổi. Có nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh khi còn quá nhỏ không? Bởi lúc này, phần thóp của trẻ chưa liền hoàn toàn. Nếu không cẩn thận, động tác của mẹ sẽ làm tổn thương da đầu của bé.

[/key-takeaways]

Hơn nữa, lớp tóc máu còn có tác dụng bảo vệ phần thóp cũng như giữ ấm phần đầu. Khi thóp chưa liền, việc làm mỏng tóc không có lợi cho bé. Vì thế, mẹ chỉ nên cắt tóc cho bé 1 tuổi hoặc 2 tuổi trở lên. Tương tự, bé trai cũng như vậy.

>> Mẹ xem thêm: Ngày cắt tóc cho bé nào giúp mang lại sức khỏe may mắn?

3. Chuẩn bị gì khi cắt tóc cho bé gái 1-2 tuổi tại nhà

cắt tóc cho bé gái
Cách cắt tóc cho bé 1-2 tuổi trở lên giúp con xinh xắn, đáng yêu

Khâu chuẩn bị cắt tóc cho bé 1-2 tuổi là vô cùng quan trọng:

  • Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ: một khăn tắm; áo choàng hoặc vải phủ; kéo kiểu tiệm (hoặc kéo dùng để cắt móng tay trẻ em cũng sẽ hoạt động tốt); một cái lược; một chai xịt; một chiếc ghế cao hoặc một chiếc ghế cho bé ngồi; một chiếc túi nhỏ hoặc phong bì cũng sẽ rất hữu ích.
  • Đánh lạc hướng sự chú ý của con: Mẹ đừng mong đợi bé có thể yên vị một chỗ khi có chiếc kéo sau đầu mình. Vì vậy, mẹ sẽ cần chuẩn bị một số thứ có thể đánh lạc hướng bé. Một ít đồ ăn nhẹ, sách ảnh hay món đồ chơi yêu thích của bé là lựa chọn tuyệt vời.
  • Chọn đúng thời điểm cắt tóc cho bé gái: Sau một giấc ngủ ngon cùng một bữa sáng no đủ sẽ là thời gian bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất trong ngày. Tốt nhất, mẹ nên chọn buổi sáng để cắt tóc cho bé gái 1 tuổi hay bé trai 1 tuổi. Nếu để đến trưa hoặc chiều, nguy cơ bị “ăn vạ” khá là cao.
  • Luôn nhớ tóc con rồi sẽ mọc lại: Lần đầu cắt tóc cho bé có thể sẽ không giống như tưởng tượng của mẹ. Không sao cả. Đôi khi chỉ là do mẹ chưa quen với kiểu tóc mới của bé thôi. Hơn nữa, tóc của bé sẽ nhanh chóng mọc dài lại.
  • Giữ kỷ niệm: Một số mẹ có mong muốn giữ mẩu tóc của con làm kỷ niệm. Mẹ có thể đặt chúng trong một túi zip-lock; và đánh dấu ngày tháng trên túi. Hoặc đơn giản hơn; mẹ có thể cùng bé chụp hình.

>> Mẹ có thể xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

4. Hướng dẫn cách cắt tóc đẹp cho bé gái tại nhà bằng kéo

Bước 1: Thể hiện cho bé gái biết cắt tóc là trải nghiệm thú vị

Bé gái nhạy cảm với những tín hiệu xã hội của mẹ. Nếu mẹ thể hiện sự hài lòng khi cắt tóc cho bé; con sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Trong khi cắt tóc, mẹ có thể hát; giải thích cho con những gì mẹ sẽ làm với giọng điệu lạc quan, vui vẻ.

Bước 2: Chuẩn bị tinh thần trước những phản ứng của bé

Một số bé gái bị mê hoặc bởi trải nghiệm mới; cho dù đó là âm thanh của kéo (hoặc tông đơ) hay nhìn mẹ hành động vui nhộn để cố gắng khiến chúng hào hứng với điều này.

Những bé gái khác có thể vô cùng kinh hãi; và khua khoắng và than vãn mặc cho mẹ đã cố gắng hết sức. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận một trong hai phản ứng và từ bỏ mọi kỳ vọng rằng con gái cưng sẽ ngồi yên hoàn toàn như mẹ làm trong tiệm.

Một đứa trẻ tò mò cũng sẽ di chuyển xung quanh để cố gắng xem mẹ đang làm gì.

cắt tóc cho bé gái
Cách cắt tóc cho bé gái 1-2 tuổi

Bước 3: Phun và cắt, cẩn thận

Sau đây là hướng dẫn cắt tóc cho bé gái 1-2 tuổi tại nhà theo từng bước:

[key-takeaways title=””]

  • Sử dụng bình xịt để làm ẩm nhẹ tóc bé.
  • Dùng lược để chải một phần tóc nhỏ.
  • Giữ phần tóc đó cách xa đầu của bé; kẹp giữa hai ngón tay.
  • Cắt phía phần tóc nằm dưới lòng ngón tay mẹ; sử dụng các ngón tay của mẹ làm “rào chắn” giữa đầu bé và kéo.
  • Bỏ phần mẹ đã cắt và chuyển sang phần tiếp theo.
  • Những đường cắt nhỏ, hơi góc cạnh sẽ dễ pha trộn hơn là những đường cắt thẳng và dài.

[/key-takeaways]

Cắt tóc cho bé có thể mất thời gian thực hành; vì vậy đừng mong đợi mẹ có thể cắt nhanh chóng và dễ dàng như thợ. Hãy cân nhắc rằng tóc sẽ dài hơn khi ướt; vì vậy hãy thận trọng với số lượng mẹ cắt tỉa lần đầu tiên (hãy bắt đầu cắt ít tóc vì mẹ luôn có thể cắt nhiều hơn sau đó.

Tiếp tục cắt quanh đầu em bé theo đường; từ trước ra sau hoặc từ sau ra trước, để mẹ không bị thiếu các phần. Cuối cùng, cắt xung quanh tai và đường viền cổ, dùng tay của mẹ bảo vệ tai bé nhiều nhất có thể.

>> Mẹ xem thêm: Cách đốt vía cho trẻ sơ sinh đơn giản để bé luôn bình an

5. Lưu ý dành cho mẹ khi cắt tóc cho bé gái

Ngoài biết cách cắt tóc cho bé gái, mẹ lưu ý thêm một số điều sau nhé:

1. Lưu ý dành cho mẹ

  • Không nên cắt tóc cho bé dưới 5 tháng tuổi, tốt hơn là nên để 1 tuổi rồi hãy cắt. Bé trai trên 1 tuổi, cứ mỗi 6-8 tuần, mẹ nên tỉa tóc cho con một lần. Các bé gái tùy thuộc vào độ dài của tóc.
  • Cắt càng nhanh càng tốt. Nửa giây trước bé còn ngồi yên, nửa giây sau có khi con đã khóc om sòm lên rồi. Hơn nữa, khi ngọ nguậy, dụng cụ cắt tóc có thể làm tổn thương bé. Vậy nên, cố gắng tận dụng thời cơ, mẹ nhé!
  • Khi bé mới bệnh dậy, mệt mỏi, không khỏe, mẹ không nên cắt tóc cho bé. Ngoài ra, cũng không nên cắt tóc lúc bé đang ngủ, bởi bé có thể giật mình tỉnh giấc bất cứ lúc nào.
  • Cắt tóc cho bé xong, mẹ nên cho bé tắm lại bằng nước ấm để vụn tóc không làm bé ngứa ngáy khó chịu.

2. Lưu ý khi cắt tóc cho bé gái tại tiệm

Nếu không tự tin để tự cắt tóc cho bé gái và bé trai 1-2 tuổi; mẹ có thể đưa bé ra hiệu cắt tóc. Trong trường hợp đó, mẹ nên lưu ý một số điều sau:

  • Chọn nơi mẹ biết và tin tưởng: Mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu đã biết người cắt tóc cho con là ai. Mẹ có thể hỏi bạn bè và hàng xóm xem có tiệm làm tóc phù hợp không. Tốt nhất, mẹ nên chọn tiệm có kinh nghiệm cắt tóc cho trẻ nhỏ
  • Trò chơi làm tóc: Lần đầu tiên ra tiệm cắt tóc, nhiều bé sẽ cảm thấy sợ hãi. Vì vậy, có lẽ bé sẽ cần trấn an tinh thần trước. Mẹ cũng có thể giả vờ chơi làm tóc với con tại nhà. Cho bé ngồi trước gương, dùng khăn quấn quanh người và dùng tay giả làm kéo cắt tóc cho con. Khi quen, bé sẽ không cảm thấy sợ việc cắt tóc nữa.

[inline_article id=305664]

Tóm lại, mẹ lưu ý độ tuổi phù hợp để cắt tóc cho bé là từ 1-2 tuổi trở lên; đồng thời, trong giai đoạn này, mẹ chỉ nên tỉa nhẹ tóc cho con, thay vì tạo kiểu phức tạp và cầu kỳ. Mong công chúa của mẹ ngày càng rạng rỡ, xinh đẹp.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Những vật dụng cần thiết cho giai đoạn sơ sinh

Không chờ đến lúc gần sinh, nhiều mẹ đã bắt đầu chuẩn bị đồ dùng cho bé sơ sinh từ lúc sang tam cá nguyệt thứ 3, hoặc thậm chí, ngay khi thai kỳ bắt đầu. Bé sơ sinh lớn rất nhanh, vì vậy nếu mẹ chi quá nhiều tiền vào số đồ dùng này sẽ rất lãng phí. Tùy vào tình hình kinh tế để vừa chuẩn bị đồ cho bé đầy đủ nhất vừa tiết kiệm nhất, mẹ nên liệt kê các thứ cần mua từ trước.

Vật dụng cần thiết trong giai đoạn sơ sinh
Đồ dùng cho bé càng được chuẩn bị kỹ, mẹ sẽ càng yên tâm hơn

1/ Chuẩn bị đồ dùng bằng vải

– Quần áo trẻ sơ sinh: Khi chọn mua quần áo cho bé, mẹ nên lựa áo có cài nút một bên, buộc dây hoặc có miếng dán. Khi mới sinh bé còn rất nhỏ, phần cổ và đầu rất yếu nên sẽ gặp khó khăn nếu phải mặc áo chui đầu. Quần áo của bé nên lựa vải mềm, chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi. Tốt nhất, nên chuẩn bị khoảng 10 bộ quần áo cho bé tiện thay đổi.

– Áo khoác: Chọn áo dài tay, liền nón bằng cotton. Khoảng 2 cái

– Tã vải dán 2 bên: 10 cái

– Tã chéo, tã vuông: Vì bé sẽ tiểu và đi ngoài nhiều nên cần số lượng lớn: 30-40 cái

– Mũ che thóp: Mũ này sẽ giúp bé giữ ấm phần thóp còn non yếu trên đầu: 5 cái

– Bao chân tay: 5 đôi

– Chăn: Chọn loại mềm, nhẹ để bé không cảm thấy nặng: 2 cái

– Khăn quấn: Bé đã quen với môi trường ấm áp bên trong tử cung, vì thế sau khi sinh mẹ cần dùng khăn quấn kín để bé không bị giật mình: 3 cái

– Gối: Cổ bé còn yếu chỉ nên nằm gối thấp, chất liệu mềm mại: 2 cái

– Khăn tắm: Chọn khăn có chất liệu bông tốt, mềm và thấm hút tốt: 5 cái

–  Khăn sữa: Dùng đề thấm sữa, lau người cho bé: 30 cái

– Yếm: Đắp ngực cho bé khi ngủ, khi bú: 10 cái

[inline_article id=87570]

2/ Đồ dùng ăn uống

– Bình sữa: Chọn loại có chất liệu an toàn không chứa BPA, núm ty mềm mại

– Máy tiệt trùng bình sữa: Không bắt buộc. Nếu không có máy mẹ có thể tiệt trùng bình sữa và phụ kiện bằng cách đun trong nước sôi khoản 10 phút.

– Ly và muỗng: Cái này mẹ có thể mua riêng cho bé hoặc tận dụng đồ sẵn có.

– Bình giữ nhiệt: Pha sữa, nước ấm cho bé. Mẹ có thể sử dụng bình thủy để giữ nước ấm hoặc chịu khó đun nước nóng mỗi lần pha sữa cho bé.

– Lon sữa công thức cho bé từ 0 tháng tuổi: Dùng trong trường hợp mẹ sinh mổ chưa thể cho bé bú ngay hoặc khi sữa mẹ chưa về kịp.

3/ Đồ dùng vệ sinh

– Rơ lưỡi: Chọn loại vô trùng để đảm bảo an toàn.

– Băng rốn: Thay băng rốn cho bé hàng ngày để tránh bị nhiễm trùng. Rốn sẽ khô và rụng từ 7 đến 10 ngày vậy nên mẹ không nên mua nhiều, tầm khoảng 10 cái.

– Tăm bông: Dùng loại chuyên dành cho trẻ sơ sinh để vệ sinh tai, mũi.

– Khăn ướt: Dùng vệ sinh cho bé, cái này hay dùng thường xuyên. Chọn loại không mùi sẽ tốt hơn.

–  Tã, bỉm: Tùy theo nhu cầu về số lượng để mua.

– Dầu gội, sữa tắm: Loại an toàn, không cay mắt và kích ứng da.

– Dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm: Cho vào nước khi tắm bé, bôi lên đầu thóp, bụng và lòng bàn chân để tránh cho bé bị cảm lạnh.

– Kem chống hăm: Trẻ sơ sinh rất hay bị hăm, vậy nên mẹ cần dùng kem chống hăm cho bé khi cần thiết.

– Nước nhỏ mắt, mũi cho trẻ sơ sinh: Không nên dùng nhiều.

– Thuốc sát trùng: Dùng vệ sinh phần rốn trẻ sơ sinh.

– Cây cọ và nước rữa bình sữa: Chọn loại chuyên dụng để làm sạch.

– Chậu tắm cho bé: Loại dài, chất liệu an toàn.

– Thau, sọt để giặt và đựng quần áo.

– Dụng cụ cắt móng tay: Nên dùng loại riêng biệt dành cho trẻ em.

– Giỏ, tủ đựng quần áo cho bé.

– Móc phơi đồ: Loại có kích thước nhỏ, kẹp móc.

[inline_article id=38677]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Điểm danh 10 lỗi sai phổ biến khi chăm trẻ sơ sinh

Lo lắng thái quá cùng với sự thiếu kinh nghiệm là nguyên nhân làm nhiều mẹ dễ mắc sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Đặc biệt, lưu ý 10 lỗi sai thường gặp khi chăm trẻ sơ sinh dưới đây để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như kìm hãm sự phát triển của con trong những năm tháng đầu đời, mẹ nhé!

Chăm trẻ sơ sinh
Bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng mong muốn dành sự chăm sóc tốt nhất cho con của mình

Sai lầm #1: Rút ngắn thời gian bú mẹ

Không chỉ chứa nhiều dưỡng chất tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ sơ sơ sinh, cho bé bú mẹ còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho con bú hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Thậm chí, nếu muốn mẹ có thể kéo dài thời gian này đến 24 tháng sau sinh.

Sai lầm #2: Cho bé ăn dặm quá sớm

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ chỉ nên bắt đầu tập cho bé ăn dặm khi trẻ đã được 5-6 tháng tuổi. Khác với suy nghĩ của nhiều mẹ, ăn dặm sớm không giúp bé mau lớn, bụ bẫm mà ngược lại sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé còn rất yếu, chỉ quen với việc tiêu hóa sữa. Cho bé ăn dặm sớm, dù ăn bột hay nước cơm cũng có thể làm bé bị tiêu chảy, nôn trớ, đi ngoài phân sống… Lâu ngày dẫn đến bị viêm ruột già, đi tiểu ra máu, sinh ra rối loạn tiêu hóa.

Sai lầm #3: Không tắm cho trẻ sơ sinh vì sợ lạnh

Không cần tắm hàng ngày nhưng trẻ sơ sinh vẫn cần được tắm để tránh nhiễm khuẩn và bảo đảm vệ sinh. Mẹ nên tắm cho bé khoảng 1-3 lần/tuần.

Lưu ý: Để tránh làm con nhiễm lạnh, mẹ không nên để bé tắm quá lâu, không quá 5 phút. Với những bé trên 3 tháng tuổi, thời gian tắm có thể dài hơn, khoảng 10 phút để bé tập làm quen với nước.

Ngay sau khi tắm cho bé, mẹ nên ủ ấm và xoa dầu cho bé, đề phòng nhiễm lạnh, cảm cúm.

Sai lầm #4: Đưa trẻ đến bệnh viện trễ

Trẻ sơ sinh, nhất là những bé dưới 2 tháng tuổi, bị sốt nhưng không được đưa đến bệnh viện kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe như: co giật, mất nước, biến chứng về hô hấp và tim mạch, rối loạn đông máu, di chứng thần kinh, vận động…, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Bé bị sốt cao
Trẻ dưới 2 tháng tuổi sốt cao trên 38ºC đi kèm mệt mỏi, ngủ li bì nên được đưa đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời

Sai lầm #5: Sử dụng phấn rôm sai cách

Có khả năng thấm hút cao, phấn rôm được sử dụng để trị rôm sảy, phòng ngừa hăm tã cũng như giữ cho da bé luôn khô thoáng.

Tuy nhiên, thoa phấn rôm quá nhiều, nhất là vào thời điểm mùa hè nóng nực có thể gây bít lỗ chân lông, dẫn đến dị ứng da. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý không nên đổ phấn trực tiếp lên da bé, đồng thời tránh quạt, cửa sổ để tránh làm bé hít phải bột phấn, gây thương tổn đến phổi.

Sai lầm #6 khi chăm trẻ sơ sinh: Quấn khăn quá chặt

Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời, quấn khăn cho bé cũng có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc quấn khăn cho bé có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi lên 4 lần, đồng thời làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển hông của trẻ.

[inline_article id=106854]

Sai lầm #7: Thường xuyên cắt tóc máu của trẻ

Quan niệm dân gian cho rằng việc cắt tóc máu thường xuyên sẽ kích thích, giúp tóc bé mọc nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này không đúng hoàn toàn mẹ nhé!

Xét về góc nhìn y khoa, việc cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh là việc làm không an toàn. Phải đến khi hơn 1 tuổi, thóp của trẻ mới bắt đầu liền, mới có thể cắt tóc máu an toàn cho trẻ. Nếu cắt tóc sớm hơn, các động tác cắt tóc có thể làm tổn thương da đầu bé. Hơn nữa, khi thóp chưa liền, việc cắt tóc sẽ làm tóc ít bớt, không có lợi cho việc giữ ấm thóp.

Sai lầm #8: Lấy mật ong rơ lưỡi cho trẻ

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng mật ong thô hoặc mật ong chưa tiệt trùng dưới bất kỳ hình thức nào. Với hệ tiêu hóa còn non nớt của mình, trẻ em dưới 1 tuổi rất khó có thể vô hiệu hóa sự tác động của bào tử botulism, có khả năng gây nhiễm độc botulism.

Sai lầm #9: Cho bé nằm than cùng mẹ

Theo quan niệm dân gian, nằm than sẽ giúp giữ ấm cơ thể, giúp bé sơ sinh và sản phụ cứng cáp hơn. Tuy nhiên, theo khoa học, nằm than sau sinh không những không lợi mà còn gây hại cho cả mẹ và bé.

Khi than đốt lên sẽ phóng ra một lượng khí CO2 quanh quẩn trong phòng, làm mẹ và bé hít phải gây ngạt, ngộ độc, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh. Thậm chí, nhiều trường hợp bé sơ sinh có thể bị bỏng do tiếp xúc trực tiếp với lò than.

Sai lầm #10 khi chăm trẻ sơ sinh: Hôn bé quá nhiều

Được nhiều người quan tâm, âu yếm bé là một điều hạnh phúc. Tuy nhiên, mẹ cũng nên hạn chế, không để quá nhiều người hôn lên mặt bé cưng. Cơ thể bé còn rất non yếu, kháng thể trong người rất kém, do đó việc được nhiều người hôn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp ở bé.

[inline_article id=95157]

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

3 lưu ý khi chăm sóc da trẻ sơ sinh

1. Chọn trang phục và khăn có chất liệu nhẹ, thoáng mát, mềm mịn

Khi vừa mới chào đời, làn da là nơi bé tiếp xúc nhiều nhất với môi trường bên ngoài và quần áo, khăn quấn là những vật dụng đầu tiên cọ xát với làn da nhạy cảm của bé. Chính vì vậy, khi chọn lựa trang phục cho con, bố mẹ nên ưu tiên loại chất liệu nhẹ, thoáng mát, mềm mịn như cotton.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khăn để các chị em lựa chọn, tuy nhiên để bé yêu có được chiếc khăn tốt, an toàn cho sức khỏe, các bà mẹ nên chọn khăn theo những tiêu chí sau: khi sờ bằng tay có thể cảm nhận được bề mặt mịn màng, mềm mại, và sau khi sử dụng không bị khô cứng, thô ráp, không gây trầy xước và tổn hại đến làn da của bé.

Ngoài ra không nên giặt chung quần áo với người lớn, bởi loại vi khuẩn trên đồ dùng người lớn dễ truyền nhiễm sang quần áo của bé. Có thể những loại vi khuẩn đó không có khả năng gây hai tới người lớn, nhưng lại có khả năng đe dọa cho bé yêu vì sức đề kháng của bé còn kém. Đặc biệt không dùng nước hoa trực tiếp vào quần áo của bé.

Chăm sóc trẻ sơ sinh
Da trẻ sơ sinh mỏng manh nên cần được mẹ chăm sóc đặc biệt

2. Chọn xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh

Xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh bao gồm cả xà phòng tắm và giặt quần áo. Để đảm bảo an toàn cho da bé, trước khi quyết định chọn xà phòng cho bé, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kỹ theo những gợi ý sau:

– Tham vấn ý kiến của các bác sĩ hay những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc trẻ sơ sinh để lựa chọn đúng loại dầu gội, sữa tắm an toàn cho da của bé yêu.

– Nên chọn những loại dầu gội có các thành phần chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên và đây là loại dầu gội dành riêng cho trẻ sơ sinh chứ không phải dành cho mọi đối tượng.

– Đặc biệt nên tìm mua những sản phẩm của các thương hiệu đáng tin cậy và đã được các tổ chức sức khỏe kiểm chứng và công nhận.

Theo các chuyên gia da liễu, thì những loại sữa tắm chứa 2 thành phần Acid lactic và Lactoserum có tác dụng giúp bé tránh được các bệnh về da như: rôm sảy, hăm kẽ, viêm da do tã lót, mụn nhọt. Đồng thời giúp da bé luôn mềm mại, mịn màng.

3. Chọn tã giấy có khả năng thấm hút vượt trội từ thương hiệu uy tín

Hăm tã là một trong những vấn đề về da phổ biến và gây khó chịu nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có nhiều lý do gây ra bệnh lý này nhưng thông thường nhất là do khả năng thấm hút của tã không tốt hay tã không vừa vặn dẫn đến cọ xát tấy đỏ da bé…

Trong khoảng 3 tháng đầu tiên, bé đi tiêu, tiểu khá nhiều, trung bình từ 10 đến 20 lần/ngày. Nhiều mẹ mặc dù đã dùng miếng lót cho trẻ sơ sinh nhưng vẫn phải “trực ban” liên tục để thay cho bé nếu không muốn chứng hăm tã tấn công làn da non nớt của bé.

Tính năng tã

Lời khuyên dành cho mẹ là hãy để bé được “nude” mỗi ngày vài lần để da khô thoáng. Ngoài ra, mẹ có thể chọn hẳn cho con một loại tã bỉm có khả năng thấm hút tốt và được thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh thay vì miếng lót để tăng cường khả năng thấm hút chất thải vệ sinh vừa giúp mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cùng bé.

Làm mẹ là thiên chức cũng là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người phụ nữ. Vì thế, bất kỳ người mẹ nào cũng muốn mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất. Nắm vững 3 bí quyết khi chăm sóc làn da nhạy cảm và non nớt của trẻ sơ sinh sẽ giúp mẹ tự tin chăm sóc da bé tốt và chu toàn nhất.

Mách mẹ bí quyết của các mẹ Nhật: Các mẹ Nhật vốn nổi tiếng rất khắt khe và kỹ lưỡng trong việc chọn tã cho trẻ sơ sinh, và họ rất tin dùng tã giấy Pampers. Đây cũng là thương hiệu tã số 1 tại Nhật Bản(*), được hơn 80% bệnh viện Nhật tin dùng trong suốt 10 năm qua.
Dòng sản phẩm cao cấp này vừa ra mắt các mẹ Nhật vào tháng 4/2016 và đã đến tay các mẹ Việt trong 6/2016. Với những ưu điểm vượt trội và công nghệ đột phá, tã giấy Pampers Japan Premium Care sẽ mang đến cho các bà mẹ Việt Nam nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chăm sóc, vệ sinh cho con yêu của mình.

Tã pampers

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

8 chiêu để trở thành ông bố tốt nhất quả đất

1/ Cùng ăn bữa cơm gia đình đầm ấm

Cho dù bận rộn đến thế nào đi nữa thì bố hãy luôn cố gắng dành thời gian để cùng quây quần bên vợ con, người thân trong những bữa ăn gia đình đầm ấm.

Những bữa ăn sum vầy luôn giúp các thành viên trong nhà gần nhau hơn, tình yêu thương càng được nhân rộng. Và đó chắc chắn là những thời khắc ghi dấu đẹp đẽ, khó quên trong lòng con cái đấy!

Cùng ăn bữa cơm gia đình đầm ấm
Những bữa ăn sum vầy có bố, có mẹ chắc chắn sẽ ghi dấu ấn khó quên trong lòng con cái.

2/ Làm bố phải gương mẫu

Để giáo dục trẻ nên người và sống có ích, các bậc bố mẹ cần xây dựng quan niệm giáo dục con cái đúng đắn, có ý thức hướng dẫn và bồi dưỡng con cái ngay từ nhỏ.

Bố hãy nhớ rằng mỗi việc làm của mình đều ảnh hưởng đến con, là tấm gương phản chiếu hành động tích cực hay tiêu cực mà bé sẽ học theo.

3/ Cùng con chơi những trò thú vị

Bạn có thể cho bé những thứ mua được bằng tiền, nhưng không gì có thể thay thế thời gian cũng như sự quan tâm dành cho con. Một ông bố tốt cần biết cố gắng giữ thăng bằng giữa công việc, cá nhân và gia đình. Có thể, thời gian nhiều hay ít không là vấn đề, mà quan trọng là trẻ nhận được gì trong những khoảng thời gian bạn gần gũi bên con.

[inline_article id=113789]

Một vài trò chơi thú vị, không mất nhiều thời gian, nhưng lại là món quá tinh thần rất lớn không chỉ với con trẻ mà chính bản thân bố nữa. Vì thế, đôi lúc bố cần hy sinh một chút để không cảm thấy tiếc nuối khi con đã lớn,  bởi thời gian qua đi thì không thể lấy lại đâu.

4/ Hình thành thói quen đọc

Tuy điện thoại, máy tính, tivi chi phối cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng dành thời gian cùng con đọc sách, hoặc đọc sách cho trẻ nghe có thể giúp bé tạm quên những đồ công nghệ đó và dần yêu thích, hình thành thói quen đọc.

Để khiến thói quen đọc sách của bé trở nên sinh động và tràn ngập tiếng cười, không phải là sự gò ép thì bố cần tạo một hoàn cảnh thật phù hợp nhất để mang lại nhiều khoảnh khắc trải nghiệm tốt cho con thông qua những cuốn sách thiếu nhi thật hay và ý nghĩa.

Tình yêu với sách của con cũng nên tiếp tục duy trì trong suốt thời gian trưởng thành, thế nên bố hãy khuyến khích con đọc sách thường xuyên nhé!

5/ Lắng nghe

Càng lớn trẻ càng có xu hướng thích được tự lập, ít chia sẻ hơn với bố mẹ. Chính vì vậy nếu bạn không rèn luyện điều này ngay từ bé thì chẳng mấy chốc đến tuổi dậy thì bạn sẽ chẳng thể nói chuyện nổi với con. Hãy lắng nghe câu chuyện của con một cách hứng thú để con có thêm hào hứng khi kể chuyện. Đó cũng là cách để bạn hiểu về con và những người bạn xung quanh con.

Thế nên, khi con muốn nói điều gì đó, bố hãy gác lại công việc dang dở qua một bên để lắng nghe bé nói. Nếu bé nhận thấy bố sẵn sàng lắng nghe mình, bé không chỉ cảm nhận được sự quan tâm mà còn học được phép lịch sự khi người khác muốn nói chuyện với mình nữa đấy!

6/ Thể hiện tình cảm với con

Những ông bố thường hay ngại nói câu này để thể hiện tình cảm nhưng không hề biết rằng nó có sức mạnh thế nào đối với con của mình. Nó để lại dấu ấn sâu sắc với đứa trẻ, giúp nó cảm nhận rõ hơn tình cảm của bố. Bằng cách chia sẻ, luôn bên con, ông bố tốt có thể là người bạn đồng hành mà con tin tưởng nhất.

Để con biết rằng bé được yêu thương, được quan tâm, bố hãy ôm con khi cùng ngồi xem ti vi, hoặc hôn con trước khi đi ngủ… Chỉ bằng một số hành động nhỏ bé nhưng vẫn thể hiện được tình yêu của bố dành cho con, để trẻ biết được bé có ý nghĩa như thế nào với bố mẹ.

Bố cùng chơi với con
Bằng cách chia sẻ, luôn bên con, ông bố tốt có thể là người bạn đồng hành mà con tin tưởng nhất.

7/ Giữ lời

Muốn con nghe lời, trước hết bố phải là người biết giữ lời. Trẻ nhỏ rất dễ đặt niềm tin vào người lớn, vậy nên một khi đã hứa bố hãy giữ lời và thực hiện bằng được.

Hãy hạn chế tối đa việc không giữ đúng lời hứa với trẻ. Bởi nếu bố đã hứa cuối tuần đưa bé đi chơi nhưng nhiều lần không thể thực hiện được, điều này sẽ khiến trẻ thất vọng và nghi ngờ lời nói của bố sau này.

8/ Tôn trọng

Tôn trọng giá trị của con cái và các thành viên khác trong gia đình sẽ giúp duy trì bầu không khí tôn trọng lẫn nhau. Một người bố có trách nhiệm sẽ thể hiện sự yêu thương, tôn trọng với vợ – mẹ của đứa trẻ và những đứa con trong gia đình.

Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của lời nói tích cực. Và nếu có vấn đề phát sinh liên quan đến con cái, một “chiêu” không tồi là bố hãy cùng ngồi xuống nói chuyện, thảo luận với con. Một khi trẻ biết rằng gia đình là một đơn vị thống nhất, chúng sẽ cảm thấy an toàn hơn. Điều này cũng sẽ giúp xây dựng lòng tin trong mối quan hệ cha – con đấy!

[inline_article id=116179]