Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Thay tã cho bé bao nhiêu lần trong một ngày?

Tháng đầu tiên
Khi bé yêu chưa đầy một tháng tuổi, mỗi ngày bé sẽ làm ướt từ 6 miếng tã trở lên và đi tiêu 3-4 lần. Không có gì là bất thường khi cha mẹ của trẻ sơ sinh phải thay tã cho bé ít nhất 10 lần trong ngày ở giai đoạn đầu đời.

>>> Xem thêm: Rắc rối khi thay tã cho bé hiếu động

Từ 1 tháng trở lên
Khi được hơn 1 tháng tuổi, bé vẫn sẽ làm ướt từ khoảng 4-6 miếng tã mỗi ngày. Việc đi tiêu phụ thuộc vào độ tuổi cụ thể và loại thực phẩm bé đang ăn nhưng số lần thay tã có xu hướng giảm đi so với tháng đầu tiên. Phân của trẻ sơ sinh thường mềm ít nhất ba tháng đầu vì cục cưng thu nạp hầu hết chất dinh dưỡng từ các chất lỏng.

thay ta cho be 1
Số lần thay tã cho bé trong ngày sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi

Chú ý những lần thay tã
Để ý lịch thay tã cho bé là điều rất quan trọng, vì tã ướt và bẩn là dấu hiệu cho thấy trẻ đang được ăn uống đầy đủ. Mặc dù trẻ em có xu hướng tiêu tiểu theo các lịch trình khác nhau, bé yêu của bạn cần thay tã ít nhất 6 lần mỗi ngày. Nếu con không thải ra đủ lượng nước tiểu hoặc phân, đó là một dấu hiệu cho thấy bé không nhận đủ chất dinh dưỡng, và bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Luôn nhớ rằng số lần đi tiêu giảm sút sau tháng đầu tiên vì đây là lúc ruột của trẻ đang dần hoàn thiện.

>>> Xem thêm: Mách mẹ cách ghi nhớ dễ dàng số lần thay tã cho bé

Bé lớn hơn và chuyện tập ngồi bô
Cuối cùng, bé yêu của bạn sẽ phát triển đủ để không còn nhu cầu mặc tã. Hầu hết trẻ em kiểm soát được bàng quang của mình lúc 18 tháng tuổi nhưng điều đó không có nghĩa bé đã sẵn sàng về mặt tinh thần để bắt đầu tập ngồi bô. Chỉ khoảng 22% trẻ em không cần mặc tã lúc được 2 tuổi rưỡi nhưng 88% tạm biệt tã lúc 3 tuổi rưỡi. Khi bé con có thể duy trì tình trạng khô ráo mà không cần một lần thay tã nào trong ít nhất hai tiếng liên tục, đến lúc bạn có thể cân nhắc chuyện dạy con cách sử dụng nhà vệ sinh rồi đấy!

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mách mẹ cách ghi nhớ dễ dàng số lần thay tã cho bé

Điều này đặc biệt quan trọng với các bà mẹ đang cho con bú vì họ không thể đo lượng sữa mỗi lần bé ăn. Vào ngày thứ tư sau khi chào đời, bé được bú sữa mẹ đầy đủ sẽ làm ướt từ 4 đến 6 chiếc tã và “đi nặng” 2-3 lần mỗi ngày. Trẻ uống sữa công thức cũng cần thay số tã tương tự nhưng có thể đi tiêu ít hơn 1-2 lần.

Theo dõi số lần thay tã cho bé bằng smartphone
Nếu bạn dùng smartphone, ứng dụng trên điện thoại là lựa chọn tốt để đếm lượt thay tã. Thử dùng EatSleep (download miễn phí trên iPhone và iPad) nhé, ứng dụng này cho phép bạn theo dõi số lần thay tã và tã ướt, bẩn hay cả hai. Có thể nhập tất cả thông tin chỉ với một cú chạm nhẹ nhanh chóng và bạn có thể quan sát các xu hướng theo ngày, tuần lẫn tháng. EatSleep còn nổi bật với phần ghi chú để lưu ý những miếng tã có chất thải trông bất thường hoặc thắc mắc dành cho bác sĩ nhi khoa.

BabyConnect (dành cho Android, iPhone và iPad) cũng là một lựa chọn hay với báo cáo dạng đồ họa, biểu đồ xu hướng và các con số trung bình hằng tuần. Thêm một đặc tính tuyệt vời nữa: bạn có thể trao đổi thông tin với chồng, người trông trẻ, vú em và cô bảo mẫu tại nhà trẻ.

>>> Xem thêm: Thay tã cho bé bao nhiêu lần trong một ngày?

thay ta cho be 3
Việc theo dõi số lần thay tã cho bé thật sự quan trọng đấy nhé

Theo dõi số lần thay tã cho bé bằng biểu đồ trên giấy
Một số phụ huynh thích dùng hệ thống trực quan để luôn tham khảo được khi cần. Nếu bạn thuộc nhóm này, một lựa chọn lý tưởng là biểu đồ làm sẵn có thể in ra. Hầu hết biểu đồ đều có khung ghi chú ngày, tháng, đồ ăn và số tã bẩn. Chỉ cần đảm bảo bạn đặt nó ở nơi thuận tiện với một cây bút trong tầm tay để dễ dàng theo dõi suốt ngày. Bạn còn có thể dán nó lên tường phía trên bàn thay tã để khỏi quên hoặc in ra vài bản và đặt chúng vào một tấm bìa rời.

Còn nếu bạn có thiên hướng nghệ thuật hoặc viết chữ đẹp, đừng ngần ngại tự làm một biểu đồ riêng trong sổ tay! Với phương pháp này, bạn sẽ linh động ghi chép và chừa nhiều khoảng trống để tóm tắt các ghi chú cùng thắc mắc. Với không gian thoải mái, bạn thậm chí có thể chọn dùng những sticker nhỏ đủ kiểu để đánh dấu tã ướt và tã bẩn. Cuốn sổ này sẽ trở thành vật kỷ niệm thú vị để sau này bạn từ từ xem lại khi bé yêu đã nói lời tạm biệt với tã.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn ông bố thay tã cho bé

Theo dõi số lần thay tã cho bé bằng cách xếp sẵn tã
Rất đơn giản, chỉ cần đặt sẵn số lượng tã tại một chỗ cố định mỗi sáng, chẳng hạn 10 miếng. Cuối mỗi ngày, đếm số tã còn lại và bạn sẽ biết bé đã dùng bao nhiêu miếng tã. Ví dụ, nếu buổi tối bạn còn lại 2 miếng tã, bạn biết ngay mình đã thay cho bé 8 chiếc tã ướt hoặc bẩn ngày hôm đó. Phương pháp này có lẽ phù hợp nhất cho những bà mẹ có trí nhớ tốt vì bạn sẽ phải nhớ việc đếm số tã còn lại mỗi tối cũng như đặt đúng số tã như cũ vào sáng hôm sau.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Xử lý tã giấy bẩn đúng cách

Theo Hiệp hội Y tế công cộng Mỹ, hành động vứt tã bẩn vào thùng rác khiến các công nhân vệ sinh đối diện với nguy cơ về sức khỏe và dễ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm do các vi khuẩn nguy hiểm. Các vi khuẩn lây qua phân như bại liệt và viêm gan có thể sống trong đống phân nhiều tháng sau khi chúng rời khỏi cơ thể người, điều này khiến những người tiếp xúc với phân trên tã bẩn có nguy cơ mắc bệnh cao. Vì vậy, bạn đừng quên tập thói quen vứt tã bẩn đúng cách nhé!

>> Tham khảo thêm: Lợi ích của tã không chứa clo

Cách vứt bỏ tã giấy bẩn
Bạn cần làm sạch sơ tã giấy trước khi vứt chúng vào thùng rác

Dưới đây là 4 bước để loại bỏ một chiếc tã giấy bẩn

1/ Nếu có thể, nên loại bỏ mọi chất thải khỏi tã bẩn và đặt nó trong nhà vệ sinh. Sử dụng khăn ướt dành cho trẻ hay khăn giấy để loại bỏ các chất thải. Xả chất thải xuống bồn cầu.

2/ Cuộn chiếc tã bẩn lại, phần sạch hướng ra phía ngoài. Sử dụng khoảng băng dính để đóng tã lại.

3/ Cho tã trong thùng đựng tã bẩn đặc biệt. Loại thùng này có khả năng xử lý tương tự như thùng rác, tuy nhiên, nó được thiết kế để loại bỏ mùi. Nếu chưa có và phải vứt tã vào thùng rác bình thường, ban đầu nên cho tã vào túi rác nhỏ để loại bỏ mùi và khả năng tiếp xúc với tã. Bỏ tã vào thùng rác ngoài trời của nhà để ngăn chặn mùi tã bẩn gây ô nhiễm cho không gian sinh hoạt.

4/ Chuyển tã bẩn đã xử lý sơ vào chiếc thùng rác ngoài trời có nắp đậy vào lúc xe rác đến.

Mách bạn: Nếu bạn không thể loại bỏ các chất thải trong tã hoặc cần thay tã cho bé trong trường hợp đang ở bên ngoài mà không gần nhà vệ sinh nào, nên cuốn tã bẩn, bỏ vào trong một túi nhỏ và đặt nó vào một thùng rác ngoài trời. Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc khử trùng tay sau khi thay tã nhé!

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Giặt tã vải đúng cách (P.1)

Việc tìm kiếm một dịch vụ xử lý tã bẩn gần như là nhiệm vụ bất khả thi cho bạn. Vì vậy, ngay từ khi mới trở về nhà từ bệnh viện, mẹ đã phải dần tập quen với vai trò mới, bao gồm cả việc giặt tã bẩn cho bé.

Có rất nhiều sản phẩm tã vải khác nhau. Việc đầu tiên bạn cần làm là đọc hướng dẫn sử dụng trên nhãn mác hoặc bao bì. Một số loại tã yêu cầu cần được xử lý đặc biệt. Ví dụ như tã làm bằng len nên giặt bằng tay cùng với dầu lanolin và để khô tự nhiên. Tuy vậy, hầu hết tã đều được sản xuất bằng những chất liệu thông thường như cotton, nên bạn có thể áp dụng những hướng dẫn dưới đây cho hầu hết các sản phẩm.

Giặt tã vải đúng cách h1
Ở vùng nhiệt đới, mẹ nên chọn cho bé loại tã vải bằng cotton mềm mại và mỏng nhẹ

>> Tham khảo thêm: Chọn lựa tã đúng cách và phương pháp chống hăm cho bé

Bước 1: Ngâm trước khi giặt

Bạn nên phân loại và ngâm tã bẩn một vài tiếng trước khi giặt để giúp loại bỏ vết bẩn. Nếu tã có lớp chống thấm, bạn không nên ngâm. Trừ trường hợp này, nhìn chung, bạn có thể bỏ thẳng tã bẩn hoặc tã ướt vào trong nước giặt.

Một số ông bố bà mẹ ngâm tã trong những xô lớn và để nhiều giờ. Điều này không hẳn đã tốt vì ngâm quá lâu có thể tạo ra những vết bẩn mới. Đó là chưa kể, những bé nhỏ mới biết đi có thể bị ngã vào xô nước.

Bước 2: Chọn chất giặt tẩy

Bạn nên chọn loại bột giặt hoặc nước giặt không chứa hương liệu, không chất xúc tác và không có các thành phần phụ khác như chất làm trắng sáng, v.v.

Bên cạnh đó, hãy tránh sử dụng chất làm mềm vải và tấm chống tĩnh điện vì chúng có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé và làm giảm khả năng thấm hút của tã.

Có thể bạn cần dùng đến thuốc tẩy để tránh gây nhiễm trùng hay  hăm tã cho bé nhưng đừng quá lạm dụng. Thuốc tẩy phá vỡ các sợi trong tã vải, làm cho chúng nhanh hư và còn có thể làm hỏng lớp bọc bên ngoài tã.

Để giúp loại bỏ mùi hôi, các mẹ thường thêm khoảng nửa cốc bột baking soda vào nước giặt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng khoảng 1 cốc giấm trắng. Bên cạnh việc khử mùi, giấm còn giúp làm mềm tã.

Nếu thấy tã không sạch hoặc bị dính bết bột giặt, có thể bạn đã cho quá ít hoặc vượt mức bột giặt cần thiết. Các chuyên  khuyến nghị khi giặt tã bạn chỉ chỉ cho khoảng một nửa lượng chất giặt tẩy so với giặt quần áo bình thường.

>> Tham khảo thêm: Mẹ đã giặt quần áo cho bé đúng cách? 

Trong phần 2 của bài viết, bạn sẽ tiếp tục được tìm hiểu về những lưu ý cụ thể khi giặt tã vải, chẳng hạn như số lượng tã cho một lần giặt, cách sấy khô và nhiệt độ giặt. Đừng bỏ lỡ nhé.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mách mẹ cách giặt quần áo cho trẻ sơ sinh

Các bước giặt quần áo cho trẻ sơ sinh
1. Gỡ bỏ tất cả các nhãn mác trên quần áo mới, chăn và ga giường. Nếu bạn để sót lại, các chất keo sẽ chảy thành những vết xước khô cứng không giặt sạch được trên áo quần của bé yêu.

2. Cẩn thận sắp xếp lại những quần áo cũ mà bạn được cho lại bởi đôi khi chúng có thể bị ố bẩn hay bị mốc vì để lâu trong thời gian dài.
• Nếu không muốn bé mặc quần áo bị ẩm mốc, bạn thử giặt những bộ đồ này riêng biệt trong nước ấm cùng với bột giặt và có thể cho thêm giấm để tăng khả năng tẩy.
• Sau khi giặt, hãy đảm bảo rằng tất cả các vết ố đã hoàn toàn biến mất và không còn mùi nấm mốc. Có thể bạn sẽ phải giặt vài lần và nếu có những chiếc không thể giặt sạch, đừng tiếc rẻ nhé.
• Nước ấm hoặc thuốc tẩy loại dành cho quần áo trắng sẽ diệt sạch nấm mốc mặc dù có thể còn một vài vết bẩn vô hại.
• Giặt lại một lần cuối chung với số quần áo còn lại của bé.

3. Giặt đồ của bé như giặt những quần áo thông thường khác. Tốt nhất bạn nên dùng loại giặt tẩy không có hương thơm, không chất nhuộm, đôi khi được gọi là bột giặt dành cho “da nhạy cảm” với thành phần không chất tẩy hoặc chất làm mềm vải. Hãy coi chừng các loại nước giặt chứa chất tẩy và hương thơm mạnh bởi chúng có thể gây kích ứng các giác quan và làn da mỏng manh của bé.
• “Không hương liệu” nói một cách khái quát tức là không có mùi thơm, trong khi “không mùi” có thể mang nghĩa không có mùi thơm hay chỉ thơm nhẹ để át đi mùi của các thành phần hoạt tính. Cả 2 đều tương tự như nhau nên tốt nhất là bạn nên dùng loại “không hương liệu”.

giat quan ao cho tre so sinh 2
Quần áo bẩn cần được để trong rổ riêng

4. Cho đồ vào máy sấy, sau đó phơi quần áo đã được sấy khô trên dây ngoài trời nắng. Đây là cách tự nhiên mà lại rất hiệu quả để đảm bảo quần áo hoàn toàn khô ráo và sạch sẽ khi bé mặc.

5. Xếp quần áo và cất vào tủ. Thử nghĩ xem những bộ quần áo nào bé sẽ mặc thường xuyên và nơi bé sẽ ngủ. Để quần áo của bé, chẳng hạn như đồ ngủ, ở nơi mà bạn dễ với tới nhất, như trong ngăn kéo ở chỗ bạn thay đồ cho bé hoặc trong tủ quần áo phòng bạn.

6. Đựng quần áo dơ của bé trong rổ riêng. Bé sẽ dùng hết quần áo rất nhanh trong những ngày đầu bởi tã sẽ bị tràn ra ngoài hoặc có thể chỉ vì bạn cảm thấy muốn thay đồ cho con thôi. Nếu đồ của bé được đựng riêng biệt thì sẽ dễ dàng hơn để bạn kiểm soát và biết khi nào chúng cần được giặt.

Các mẹo giặt quần áo cho trẻ sơ sinh
Giặt tã vải riêng với một lượng nhỏ xà bông bằng máy giặt. Sẽ là một ý hay nếu bạn để máy giặt xả thêm một lần nước nữa nhằm đảm bảo tã sạch bột giặt. Không nên dùng thuốc tẩy cho tã vải.
• Nếu nhà bạn có vật nuôi, hãy giữ đồ của bé xa tầm với của thú cưng, khóa ngăn kéo tủ và đóng chặt tủ quần áo. Lý do là lông thú nuôi có thể gây ngứa và kích ứng cho da trẻ.
• Khi bé đã cứng cáp hơn, bạn có thể giặt đồ cho bé chung với đồ của cả nhà. Hoặc bạn cũng có thể giặt chung ngay từ đầu nếu loại bột giặt bạn đang sử dụng là dành cho da nhạy cảm.
• Thậm chí ngay cả khi bạn đã được biết giới tính của bé thì cũng đừng chuẩn bị sẵn tất cả quần áo trước khi sinh. Chuẩn bị 8-10 bộ là quá đủ cho vài ngày đầu sau khi bé chào đời. Hãy sắm cho bé những bộ đồ trung tính với số lượng tối thiểu để đề phòng trường hợp bạn phải trả lại.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

11 cách vỗ về khi bé khóc

Vỗ về khi bé khóc
Có hàng chục lý do để bé khóc như đói bụng, tã đang bị bẩn hay đầy hơi…

Dùng khăn quấn chặt

Đối với người lớn, bị quấn chặt trong chăn hẳn sẽ rất khó chịu vì cảm giác bó buộc khiến cả người thẳng đơ. Tuy nhiên cách này lại giúp đứa trẻ đang gào khóc om sòm cảm thấy dễ chịu, quen thuộc và được bảo bọc như khi còn nằm trong bụng mẹ. Các bậc cha mẹ thường thắc mắc là cần phải quấn chặt trẻ đến mức nào. Câu trả lời khá đơn giản: Bạn chỉ cần quấn chặt vừa đủ để trẻ không luồn được tay ra ngoài, nhưng hai chân vẫn có thể quẫy đạp thoải mái.

Thay đổi tư thế

Nếu trẻ đang khóc ngằn ngặt vì đau bụng và bạn đã thử đặt trẻ nằm ngửa trong nôi nhưng vẫn không có tác dụng gì, thử đổi tư thế khác nhé. Ẵm trẻ nằm sấp, một bàn tay đặt dưới bụng trẻ, cánh tay kia đỡ lấy đầu giúp trẻ dịu bớt cơn đau. Lực ép từ bàn tay bạn sẽ giải phóng lượng hơi đầy trong bụng khiến trẻ đỡ khó chịu.

Một chút tiếng ồn

Nhiều trẻ thích nghe những âm thanh như mở quạt lên, tiếng máy giặt chạy, máy hút bụi hoặc radio đang ở chế độ đang dò đài. Nhớ chỉnh độ lớn của âm thanh ở mức thấp thôi bạn nhé. Những âm thanh này làm cho trẻ quay lại cảm giác đang còn nằm trong bụng mẹ.

>> Xem thêm: Mẹo dỗ bé nín khóc

Cho ngậm ti giả

Trẻ sơ sinh có bản năng bú mút rất mạnh, bạn có thể thử cho trẻ tự vỗ về khi ngậm chiếc ti giả. Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định ti giả có thể giúp ngăn ngừa triệu chứng trẻ đột tử trong khi ngủ.

Dỗ dành bằng lời nói

Nói trực tiếp vào tai trẻ cũng thường có tác dụng. Đứa trẻ đang quấy khóc sẽ dịu xuống khi tập trung lắng nghe tiếng nói của bạn. Bạn có thể nói với trẻ bằng một giọng nhỏ nhẹ, nhẫn nại nhưng không kém phần kiên quyết. Bảo đảm bạn nói đủ to để trẻ đang gào khóc vẫn nghe thấy tiếng bạn.

Đưa trẻ đi dạo

Được đung đưa, rung lắc sẽ giúp trẻ dễ ngủ hơn. Đặt trẻ trong nôi đưa, ghế rung hoặc ngồi xe đẩy vài vòng là ý kiến hay. Hoặc bạn có thể bế bé trên tay và nhẹ nhàng đung đưa.

Xoa bóp cho trẻ

Nhiều trẻ thích những xúc chạm trực tiếp. Bạn nên thử dỗ dành bằng cách xoa bóp cho trẻ dễ chịu hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ được xoa bóp thường ít khóc và ngủ ngon hơn. Cởi hết quần áo trẻ, chậm rãi vuốt mạnh dọc hai chân, cánh tay, phần lưng, ngực và mặt giúp trẻ lẫn bạn có được những phút giây thư giãn tuyệt vời.

Địu trẻ bên người

Trong nền văn hoá ở một số nước, trẻ nhỏ được mẹ địu gần như suốt ngày trên vai hoặc trước ngực. Khi địu trẻ, cánh tay mỏi nhừ của bạn sẽ được nghỉ ngơi, thậm chí bạn còn rảnh tay để làm vài việc vặt. Trẻ được rúc vào lòng, ôm ấp mẹ sẽ dễ dàng ngủ theo nhịp ru đung đưa.

Cho trẻ ợ hơi

Khi khóc to, trẻ thường bị đầy hơi do nuốt nhiều không khí, càng khó chịu trẻ lại càng khóc nhiều hơn. Mẹ hãy thử cho trẻ áp đầu vào vai bạn rồi dùng các ngón tay vỗ và xoa nhẹ lưng trẻ để giúp trẻ ợ hơi. Bạn cũng có thể đặt trẻ nằm sấp trên đùi hoặc cho trẻ ngồi trong khi tay bạn đỡ phần cổ và ngực.

>> Xem thêm: Để bé không còn bị đầy hơi

Nghỉ xả hơi

Đêm nào cũng phải dỗ một em bé quấy khóc quả là “cực hình” khiến bạn cảm thấy quá tải. Khi kiệt sức, tốt nhất bạn nên nhờ vợ / chồng hay người thân trong gia đình trông con hộ để bạn nghỉ ngơi. Nếu không có ai để nhờ vả, sẽ không sao khi cứ để trẻ khóc một lúc trong cũi để bạn tranh thủ thở lấy vài hơi và trấn tĩnh tinh thần.

Đi gặp bác sĩ

Thường thì không có lý do đặc biệt nào cho sự quấy khóc cả, chỉ là một số trẻ thường khóc nhiều hơn những trẻ khác mà thôi. Nếu quá lo lắng, bạn có thể nhờ bác sĩ kiểm tra xem bé có đang đau ở đâu không.

Nếu tình trạng quấy khóc diễn ra thường xuyên, bạn cũng đừng quá buồn bực, nhớ rằng bạn đã làm tất cả những điều có thể. Đây không phải lỗi của bạn và tình trạng này không thể kéo dài mãi mãi được.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Xoa đầu cho trẻ sơ sinh có nên hay không?

Như các cụ xưa vẫn hay nói trẻ khi sinh ra đầu dẹp hay méo thì trong tháng đầu tiên ngày nào cũng xoa đầu trẻ thì sẽ tròn?
Ỉn nhà em đầu dẹt có 2 ngạnh lúc mới sinh em xoa cho ỉn mãi,hôm có bác vào chơi quoát em ai bảo đi xoa đầu con thế nay mai nó không thông minh làm em cũng không dám soa nữa.
Các mom đã nghe chưa.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chăm sóc bé với 12 công dụng hay của dầu dừa

Với khả năng chống oxy hóa, diệt khuẩn và kháng viêm, bé và  bạn sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích từ loại dầu có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên này.

Vệ sinh cho bé

Phân su của trẻ sơ sinh rất khó lau rửa, thế nhưng, chỉ cần  dùng một chút dầu dừa thấm vào miếng tăm bông cotton, bạn sẽ thấy bé trở nên sạch sẽ ngay.

>> Đọc thêm: Để bé luôn sạch sẽ và thơm mát

Massage

Việc massage cho trẻ sẽ trở nên một khoảng thời gian rất thú vị với mùi thơm ngọt của dầu dừa.

 

Massage cho bé với dầu dừa
Bé được masage sẽ dễ ngủ hơn những bé không được massage

Cho tóc vào nếp

Những lọn tóc non tơ lòa xòa sẽ vào nếp gọn gàng với một chút ít dầu dừa (bạn chỉ nên dùng khoảng ¼ thìa cà phê thôi).

Sạch “cứt trâu”

Những mảng vảy này sẽ giảm dần và biến mất khi bạn sử dụng dầu dừa thoa lên toàn bộ phần da đầu bé. Đây là một phương thức hoàn toàn tự nhiên giúp loại bỏ một trong những vấn đề về da phổ biến ở trẻ em. 

Giảm triệu chứng của tự kỷ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu dừa rất hữu ích trong việc làm giảm những triệu chứng của bệnh tự kỷ.

Xử lý hăm tã

Thoa một ít dầu dừa lên vết hăm thay vì dùng kem chống hăm, và bạn sẽ thấy chúng từ từ biến mất. Những nhóc tì bị nhiễm nấm candida cũng có thể sử dụng dầu dừa để chữa.

>>Tìm hiểu thêm về hăm tã

Mụn trên da

Dầu dừa thiên nhiên có thể được dùng để trị sạch những đốm mụn của bé.

Chứng sừng nang lông

Thoa một ít dầu dừa lên vết sừng nang lông (keratosis pilaris) của bé. Những đốm vảy như da gà này sẽ mờ dần đi khi bạn sử dụng thường xuyên. 

Trị chấy

Thật không gì khó chịu cho bằng thấy các bé bị ngứa ngáy do vô tình lây chấy từ đâu đó. Lúc này, mẹ chỉ cần dùng dầu dừa, hoặc dung dịch pha trộn dầu dừa và giấm táo để diệt sạch những tên ký sinh này. Đầu tiên, thoa giấm lên tóc và để khô. Tiếp đó, bôi thêm dầu dừa, lên toàn bộ tóc của bé và cho bé đội miếng bao tóc bằng nhựa trong vài giờ. Sau đó, gội đầu với dầu gội như bình thường.

Dầu tắm

Bạn có thể thêm vài giọt dầu dừa vào sữa tắm của bé để làm da thêm mềm mại.

Eczema

Với khả năng kháng viêm, dầu dừa thực sự cải thiện tình trạng da của bé. 

Vết muỗi cắn

Thoa dầu dừa lên vết muỗi cắn sẽ giúp giảm bớt sự ngứa ngáy.

 

MarryBaby

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Các rắc rối thường gặp khi chăm sóc trẻ sinh đôi

Giờ giấc ăn ngủ khác nhau
Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về chuyện thiếu ngủ vì chăm con mọn của các bà mẹ mới sinh. Vậy thì bạn hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho những ngày tháng mất ngủ nếu sắp có hai bé sinh đôi nhé vì nhiều khả năng các con sẽ có giờ ăn giấc ngủ khác hẳn nhau đấy. Thử tưởng tượng xem nào, nếu những mẹ chỉ có một bé có thể tranh thủ thời gian nghỉ ngơi trong khi bé ngủ thì những mẹ sinh đôi vẫn phải “vật lộn” với bé còn lại.

Giải pháp cho bạn là tập các bé sinh hoạt với cùng một thời gian biểu mà quan trọng nhất là ăn ngủ cùng lúc. Khi một bé đòi bú, mẹ nên đánh thức bé còn lại dậy để cho bú và khi đến giờ ngủ thì dỗ hai bé cùng ngủ. Dĩ nhiên sẽ khó khăn đấy nhưng các bé sẽ học cách thích nghi dần dần và khi đó mẹ không còn phải “xoay như chong chóng” nữa. Trẻ sinh đôi thường thích ôm hoặc chạm vào nhau và điều này có thể giúp các bé dễ ngủ hơn, do đó, mẹ nên cho các bé ngủ chung trong một cũi nhé.

cham soc tre sinh doi
Chăm sóc trẻ sinh đôi đòi hỏi nhiều sức lực và kiên nhẫn

Cho con bú cùng một lúc
Ban đầu, việc cho hai bé cùng bú sẽ khó khăn, đặc biệt với những ai lần đầu làm mẹ chưa có kinh nghiệm cho con bú. Tuy nhiên, nếu mẹ biết áp dụng một số tư thế phù hợp, cùng với sự trợ giúp của các loại gối được thiết kế cho trẻ sinh đôi, mẹ hoàn toàn có thể cho các bé bú cùng lúc. Bằng cách này, mẹ sẽ không phải mất gấp đôi thời gian như khi cho bú lần lượt nữa. Bên cạnh đó, cũng như các chị em nuôi con bằng sữa mẹ khác, bạn có thể hút sữa ra bình và nhờ chồng hoặc người nhà cho các bé bú để mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi. Đừng quên ghi rõ ngày vắt sữa ngoài bình hoặc túi đựng để kiểm soát hạn dùng nhé.

Đưa các bé đi du lịch
Ông bố bà mẹ nào có con nhỏ cũng phải chuẩn bị tâm lý đối diện với những cái nhìn khó chịu của người khác ở trên máy bay, tàu lửa hoặc các phương tiện giao thông khác khi có bé quấy khóc. Và bạn còn có đến hai chứ không phải một “loa phóng thanh” nữa chứ, thật sự sẽ không dễ dàng chút nào đâu. Chuyện các bé ngoan ngoãn giữ im lặng suốt chuyến đi dường như là điều hoang tưởng và thời gian di chuyển càng kéo dài thì áp lực mà bố mẹ phải chịu đựng càng lớn. Do đó, hãy chuẩn bị thật cẩn thận và chu đáo trước mỗi chuyến đi với hy vọng rằng mọi thứ sẽ ổn.

Thay tã cho các bé
Bạn sẽ cần một ai đó trong nhà và gần gũi với các bé, chẳng hạn như bà hoặc cô giữ trẻ để giúp trông một bé trong khi bạn thay tã cho bé còn lại. Trẻ sơ sinh hầu như rất bám mẹ nên các bé sẽ không thích việc mẹ rời mắt khỏi bé cho dù chỉ vài phút. Vừa thay tã cho đứa em vừa nghe tiếng la khóc của đứa anh là cảnh tượng kinh hoàng mà bạn không bao giờ muốn đối diện đâu, sẽ rất dễ nổi điên đấy! Mẹo nhỏ cho bạn là luôn chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng ở bàn thay tã hoặc trong túi tã để đảm bảo bạn sẽ thay tã cho bé một cách nhanh nhất có thể.

Chăm sóc trẻ sinh đôi chắc chắn rất vất vả nhưng niềm vui khi ngắm nhìn hai thiên thần nhỏ giống nhau như hai bản sao cũng to lớn không kém nên nếu bác sĩ đã thông báo bạn mang thai đôi thì hãy lên dây cót tinh thần và chuẩn bị mọi thứ ngay từ bây giờ nhé!

Lê Tú

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

7 bước thay tã cho bé và các lưu ý

Hầu hết bố mẹ mắc những lỗi phổ biến như đặt tã bị ngược, lệch hay thậm chí là bị bé yêu “tè” vào người khi không đề phòng. Vì vậy, những bí quyết bên dưới chẳng những giúp mẹ nâng cao tay nghề thay tã cho bé mà còn biết cách khắc phục sơ sót nhanh chóng.

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh: 7 bước mẹ cần biết

1. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh: Chuẩn bị vật dụng cần thiết

Mẹ cần chuẩn bị mọi thứ trong tình trạng “sẵn sàng ngay và luôn”, bao gồm 1-2 miếng tã sạch, khăn hoặc giấy để lau và chọn một mặt phẳng nhẵn làm nơi thay tã cho bé. Nếu bé bị hăm tã hoặc sinh chưa đủ 1 tháng, mẹ nên chuẩn bị bông gòn, nước ấm, khăn sạch và tuýp kem bôi vết hăm nhé.

 

Tã vải cho trẻ sơ sinh
Nếu dùng tã vải, mẹ có thể sắm thêm loại thùng đựng tã bẩn đặc biệt có tác dụng khử mùi

2. Dùng một tay giữ bé

Mẹ cần chú ý rửa tay thật sạch và đặt bé lên bàn hoặc một mặt phẳng nhẵn. Để cẩn thận hơn, mẹ có thể dùng thêm dây đai an toàn hoặc đảm bảo một tay mẹ vẫn giữ bé để bé không cựa quậy hoặc xoay người lung tung.

Đừng bao giờ rời bé dù chỉ 1 phút! Nếu bé không nằm yên được, hãy đánh lạc hướng bằng điện thoại hoặc món đồ chơi đầy màu sắc. Sau đó, nhấc 2 chân bé lên và dùng tay kéo miếng tã. Tiếp theo, kéo miếng tã từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu.

3. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh: Lau từ trước ra sau

Sau khi hoàn thành bước 2, bạn dùng khăn ẩm hoặc ướt để lau sạch từ trước ra sau cho bé. Với những bé mới sinh hoặc bị hăm tã, mẹ nên sử dụng bông gòn nhúng vào nước ấm và lau khô mông bé. Nếu là bé trai, mẹ cũng cần đề phòng bé tè vào người bằng cách đặt hờ một cái tã hoặc khăn trong khi vệ sinh vùng quấn tã.

4. Thay tã sạch

Nâng chân và nhẹ nhàng kéo tã bẩn ra khỏi người bé. Mẹ cần giữ chân bé để tránh việc bé ngọ nguậy và chạm vào miếng tã bẩn, sau đó luồn tã sạch bên dưới người bé. Với loại tã dùng 1 lần, mẹ nhấc phần trước của tã qua giữa 2 chân và dán miếng dính ở 2 bên sao cho tã ôm khít lấy eo bé. Nếu là bé trai, cần chú ý phần dương vật đang hướng xuống để bé không “tè” ra ngoài rìa trên của miếng tã.

5. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh: Dùng tay điều chỉnh độ vừa vặn

Mẹ lưu ý dán các miếng dính thật chắc chắn khi sử dụng loại tã dùng 1 lần nhưng cũng không nên chật quá, đảm bảo mẹ vẫn cho 2 ngón tay vào giữa bụng bé và miếng tã là được. Với trẻ sơ sinh, mẹ gấp phần đầu tã ngay dưới rốn hoặc mua loại tã chuyên dụng với phần lưng được cắt để phù hợp với rốn bé.

6. Xử lý tã bẩn

Mẹ sẽ xử lý tã bẩn ra sao? Với tã vải, mẹ cần khử sạch phân mỗi khi bé đi “ị” trước khi đem đi giặt. Với tã dùng 1 lần, mẹ nên gói ghém kỹ càng và cho vào thùng rác. Nhiều bố mẹ còn cẩn thận cho tã bẩn vào loại túi nhựa có khóa kéo để hạn chế mùi hôi trước khi vứt tã đi.

7. Nhẹ nhàng cảm nhận

Không ít bố mẹ cho rằng thay tã là lúc họ cảm thấy gắn kết với con mình nhiều nhất vì được ôm, vỗ về, nói chuyện hay thầm thì với con yêu. Những lúc ấy bé sẽ tìm kiếm, ngó nghiêng và lắng nghe giọng nói nên bố mẹ đừng ngại ngùng hát cho bé nghe. Dù bố mẹ có thể thay tã nhanh cho bé nhưng nên giữ sự kết nối này một cách chậm rãi vì bạn sẽ cảm thấy thật đặc biệt.

Những lưu ý khi thay tã

1. Thay tã đúng cách

Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, việc mặc tã đúng cách rất quan trọng, vì nó góp phần tạo nên cảm giác an toàn và một giấc ngủ ngon cho bé. Nếu cho con “làm bạn” với tã giấy, mẹ không cần băn khoăn quá nhiều về việc mặc tã sao cho đúng cách, vì các bước đều được hướng dẫn khá chi tiết trên bao bì. Mẹ chỉ cần chú ý chọn tã đúng kích thước, và phụ hợp với trọng lượng của bé trong từng giai đoạn.

Nếu để con “kết thân” với tã vải, mẹ nên lưu ý một chút về cách quấn tã cho con. Theo các chuyên gia y tế, khi quấn tã, mẹ nên “thả tự do” cho hai chân của bé, để bé có thể cử động và co duỗi thoải mái.

  • Lưu ý: Khi thay tã cho các bé trai, lưu ý để “cậu nhỏ” của con hướng xuống để bé không “làm bậy” lên phần rìa trên của miếng tã, mẹ nhé!
Hướng dẫn mẹ thay tã cho bé
Hướng dẫn mẹ cách thay tã cho trẻ sơ sinh “đúng điệu”

2. Thay tã đúng giờ

Để con mặc tã quá lâu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh, bởi các vi khuẩn trong phân sẽ phân giải ure trong nước tiểu và sản sinh ra ammonia kích thích da của bé, gây viêm. Vì vậy, thay tã đúng giờ là một trong những cách giúp mẹ nâng niu làn da mỏng manh của con. Thay tã sau 3-4 tiếng đối với tã giấy, và thay luôn sau mỗi lần con đi vệ sinh với tã vải.

Đối với trẻ sơ sinh, trong tháng đầu tiên, mẹ có thể sẽ phải thay tã cho con không dưới 10 lần đâu. Chuẩn bị tinh thần đi nhé!

3. Giữ vệ sinh sạch sẽ

[inline_article id=40117]

Để tránh vi khuẩn gây bệnh, và ngăn ngừa hăm tã cho bé, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho bé trước mỗi lần thay tã mới. Mẹ cũng nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau mỗi lần thay tã cho con. E. coli, viêm gan A, tiêu chảy Rotavirus… đều là những bệnh có thể lây nhiễm, nếu mẹ lỡ chạm vào “sản phẩm” của con.

Rửa tay sau khi thay tã cho bé
Sử dụng xà phòng diệt khuẩn, và rửa tay dưới vòi nước đang chảy ít nhất 20 giây mẹ nhé!

4. Cho da thời gian “thở”

Sau khi vệ sinh sạch sẽ, mẹ nên để da bé khô thoáng một cách tự nhiên trước khi thay tã mới. Cách này giúp da bé được khô thoáng. Tuy nhiên, không nên để quá lâu mẹ nhé! Bé có thể bị cảm lạnh ngay đấy.

Đặc biệt, nếu vùng da quấn tã của bé bị viêm nhiễm, mẹ không nên tiếp tục quấn tã cho bé, mà nên vệ sinh và làm thoáng, khô vùng da bị viêm. Đưa con đi bác sĩ nếu chỗ bị viêm của bé không có dấu hiệu lành và trở nên nghiêm trọng hơn.

[inline_article id=39957]

5. “Tạm biệt” tã

Tùy theo sự phát triển, thời gian “tạm biệt” tã của từng bé cũng khác nhau. Chỉ có khoảng 22% trẻ em có thể từ bỏ việc mặc tã lúc 2 tuổi rưỡi, trong khi hầu hết trẻ em đều đã có khả năng kiểm soát bàng quang khi được 18 tháng tuổi.

Mẹ nên cân nhắc việc dạy con đi vệ sinh nếu bé có thể giữ quần áo hoặc tã sạch trong khoảng từ 3-4 giờ liên tục.

MarryBaby