Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

5 điều về trẻ sinh đôi có thể bạn chưa biết

Trẻ sinh đôi là những cá thể độc lập

Hai bé sinh đôi ra đời cùng lúc với diện mạo giống nhau như hai giọt nước không có nghĩa rằng các con sẽ có tính cách cũng giống nhau. Các cặp sinh đôi vẫn là những con người khác nhau với những quan điểm khác nhau. Chắc hẳn các bé sẽ có nhiều điểm chung nhưng bên cạnh đó là những nét tính cách riêng khiến mỗi bé trở thành một cá thể độc lập, khác với những người khác, kể cả anh hoặc chị sinh đôi của mình. Một bé có thể thích nhõng nhẽo trong khi bé còn lại thì không.

Việc nuôi dạy trẻ sinh đôi có thể nhiều thử thách nếu sự khác biệt giữa hai bé không rõ ràng. Chuyện ganh đua và so sánh là không tránh khỏi, nhưng ba mẹ cần cố gắng khuyến khích bé đưa ra những lựa chọn của riêng mình ngay khi bé đủ tuổi.

Trẻ sinh đôi dễ lây bệnh cho nhau
Anh chị em sinh đôi thường rất quấn quít, đặc biệt khi chúng còn nhỏ, vì thế không có gì lạ khi hai bé cùng mắc một loại bệnh cùng lúc. Do đó, nếu một bé mắc bệnh, ba mẹ cần có biện pháp cách ly bé còn lại, không để hai bé ngủ chung và chơi chung cùng nhau cho tới khi bé bị bệnh hoàn toàn khỏe hẳn.

5 điều về trẻ sinh đôi có thể bạn chưa biết
Một số tư thế cho trẻ sinh đôi bú cùng lúc

Mẹ có thể cho hai bé song sinh bú cùng lúc
Chắc hẳn nhiều chị em sẽ ngạc nhiên khi đọc đến đây. Hầu hết các bà mẹ đều nghĩ rằng đây là điều không thể, nhưng bạn có nhớ là mỗi bà mẹ có đến hai bầu ngực? Tuy nhiên, việc này cần một chút thực hành và rất nhiều kiên nhẫn. Ban đầu có thể hơi khó khăn cho cả mẹ và bé nhưng khi tìm được tư thế cho bú thích hợp cùng sự trợ giúp của một vài chiếc gối kê, mọi việc sẽ dễ dàng hơn nhiều. Cách làm này không chỉ giúp mẹ tiết kiệm thời gian cho con bú mà còn giúp gắn kết tình cảm giữa hai bé với nhau.

Không phải lúc nào cũng cần hai vật dụng
Chăm sóc hai bé sinh đôi không có nghĩa là bạn cần gấp đôi mọi thứ so với các bà mẹ khác. Điều này có thể đúng với tã nhưng còn nhiều vật dụng hai bé có thể dùng chung như cũi, thảm chơi, bàn thay tã. Các bé sinh đôi thích đùa nghịch cùng nhau trên một tấm thảm chơi và thích ngủ cùng nhau trong một chiếc cũi. Tuy nhiên với xe đẩy hoặc ghé ngồi xe ô tô, bạn sẽ cần đến hai cái. Bạn có thể hỏi xin hoặc mua rẻ lại từ người thân, bạn bè để tiết kiệm chi phí, miễn là bạn kiểm tra chất lượng của vật dụng trước khi dùng cho các bé.

Sự chú ý có thể kèm theo phiền toái
Các bé sinh đôi thường rất được chú ý bất cứ khi nào bạn dẫn bé ra ngoài và việc này không chỉ khiến bạn tự hào mà đôi khi còn khá phiền toái nữa. Do đó, bạn nên chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để đối diện với tiếng ồ à cũng như những nhận xét không phải lúc nào cũng dễ thương từ người khác. Với những người lạ hoặc chỉ quen biết sơ, bạn có thể để họ hỏi chuyện các bé nhưng không nên cho phép họ đụng chạm, đây đơn giản là để bảo vệ con cái khỏi những tiếp xúc không mong muốn.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chăm sóc con những ngày bị viêm mũi

Sổ mũi thông thường chia thành 2 loại:

  • Viêm mũi cấp: do virus gây ra, biểu hiện bệnh là sốt , hắt hơi, chảy nước mũi trong liên tục, dễ bị ngạt đường thở, điều này khá nguy hiểm đối với trẻ nhỏ còn đang bú mẹ.
  • Viêm mũi mãn tính: thường gặp ở dạng viêm mũi mũ và viêm mũi dị ứng, dễ trở thành viêm xoang.
Chăm sóc con bị viêm mũi
Khi con bị viêm mũi, cần thường xuyên làm sạch chất nhầy trong mũi bé để tránh ngạt thở

Cách chữa viêm mũi với bài thuốc dân gian:

  • Dùng tỏi nướng:

– Nguyên liệu: 2 – 3 tép tỏi nhỏ (sử dụng tỏi bắc)
– Cách làm: gói tỏi vào giấy bạc, cho lên bếp nướng khoảng 10 – 15 giây. Sau đó, lột bỏ giấy bạc ra, bóc vỏ, cho vào chén nghiền nát. Cuối cùng cho 1 – 2 muỗng cà phê nước vào khuấy lên cho tỏi ra chất, lọc lấy nước cho con uống.
– Dùng 2 – 3 lần/ ngày trong 2 – 3 ngày liên tục.
– Lưu ý: Nước tỏi mang tính nhiệt nên khi dùng cho bé nên kết hợp bổ sung vitamin C để hạ nhiệt tốt nhất.

  • Nhỏ nước muối pha tinh dầu tỏi:

– Nguyên liệu: ¼ tép tỏi nhỏ
– Cách làm: ép tỏi lấy nước, lọc bỏ xác tỏi rồi pha vào nước muối sinh lý NaCl 0.9%. Dùng dung dịch này nhỏ mũi cho con 2 lần/ ngày.
– Nếu mẹ có điều kiện, nên mua máy xông mũi về nha và dùng dunh dịch này cho vào máy để xông cho mũi họng con thông thoáng.

  • Dùng lá khế tươi:

– Nguyên liệu: 1 hoa xuyến chi, 2 lá khế tươi, 2 lá bạc hà tươi
– Cách làm: rửa sạch toàn bộ nguyên liệu, nghiền nát, cho vào miếng gạc mỏng, nhét vào từng bên mũi con, khoảng 15 phút/ bên rồi lấy ra.
– Hỗn hợp này sẽ giúp mũi con thông thoáng hơn

  • Các món ăn chữa viêm mũi:

– Canh dây mướp (ty qua đằng): lấy đoạn dây mướp gần gốc khoản 1cm, 60g thịt heo nạc. Rửa sạch, thái nhỏ nấu chín làm canh cho bé ăn hàng ngày. Dùng khoảng 3 ngày liên tục.
– Hoặc mẹ có thể nấu cháo hành, cháo tía tô cho bé dùng, nhớ xắt nhuyễn tía tô và hành, cũng giúp bé chữa cảm cúm và viêm mũi họng đấy.

Các lưu ý khác khi chăm sóc con bị viêm mũi:

Khi con bị hắt hơi, sổ mũi, mẹ phải giữ ấm lồng ngực cho con, mặc áo khoác khi con ra ngoài trời lạnh, đắp chăn bông cho con khi ngủ,..v..v

Mẹ nên thường xuyên rửa sạch mũi con bằng nước muối sinh lý để tránh tình trạng con bị ngạt thở trong khi ngủ, cũng như khi đang bú mẹ.

Với bé dưới 3 tuổi chưa biết xì mũi, mẹ nên chuẩn bị sẵn trong nhà một dụng dụng cụ hút mũi để hút mũi cho bé khi mũi bị chất nhầy bao phủ. Dùng dụng cụ hút mũi cũng giúp tránh tình trạng xì mũi, bóp mũi con bị đau.

Không được dùng ngón tay cho vào mũi con. Nếu muốn làm sạch mũi con thì nên dùng tăm bông.

Minh Trang

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

5 mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh có thể bạn chưa biết

Tạm biệt khăn giấy ướt
Mặc dù các loại khăn giấy ướt cho trẻ sơ sinh được bày bán khắp mọi nơi nhưng bạn thật sự không cần dùng đến chúng đâu. Không chỉ tốn kém mà các loại giấy ướt để vệ sinh cho bé còn bị nghi ngờ có thể làm hại đến làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Đặc biệt những bé được nuôi bằng sữa mẹ có phân lỏng, ít acid và vi khuẩn, còn nước tiểu của bé thì loãng nên không cần dùng đến các loại khăn giấy ướt có tẩm hóa chất để lau chùi cho bé.

Không sợ bé tè tràn tã
Việc thay tã cho bé buổi tối hẳn là “ác mộng” với nhiều người. Do đó, bạn nên cho bé mang tã dùng ban đêm hoặc mặc thêm một lớp tã vải bên trong. Cách này sẽ ngăn được tình huống bé tè tràn tã.

5 mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh có thể bạn chưa biết
Bạn đạ tích lũy bao nhiêu bí kíp chăm sóc trẻ sơ sinh cho mình?

Chẳng cần đến giày
Cho đến khi bé biết đi và thường hay ra ngoài, bạn không cần phải mua giày cho bé. Những đôi giày của trẻ con quả là rất xinh xắn nhưng tốt hơn là bạn để dành tiền cho những thứ quan trọng hơn. Thay vào đó, các loại vớ cho trẻ sơ sinh lại rẻ và tiện dụng hơn nhiều.

Cẩn thận với “vòi phun nước” của bé
Điều này đặc biệt dành cho những mẹ có con trai nhé. Khi bạn tháo tã cho bé, bé có thể bị lạnh đột ngột ở vùng kín và sinh ra phản xạ là … tè! Vì thế, nhớ tháo tã chậm rãi để tránh nước tiểu của bé tung tóe khắp nơi. Bạn cũng có thể bọc bên trong một lớp tã vải mỏng để thấm nước tiểu của bé trước khi nó văng vào mặt và mắt của bạn.

Đừng ngại ôm ấp con nhỏ
Bạn có thể đã nghe nhiều người bảo rằng không nên ôm ấp con suốt ngày để bé không quên hơi mẹ. Tuy nhiên, nên nhớ rằng dù bạn có ôm ấp con bao lâu đi nữa cũng không thể làm hư bé. Dạy cho con tính tự lập và xa rời con là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Bạn nên để bé cảm nhận được rằng bé là thành viên gia đình được mọi người yêu thương và trân trọng.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

5 cách giữ trẻ sơ sinh luôn thơm tho

Dùng bình xịt và khăn lau sạch cổ bé sau khi ngủ dậy
Pha 2 cốc rưỡi nước, 1 muỗng café oxy già, 2-3 giọt tinh dầu hoa oải hương hoặc những loại tinh dầu khác và 1 muỗng dầu trà, sau đó cho vào bình xịt để dùng cho bé. Đây là giải pháp nhẹ nhàng và hiệu quả trong việc trung hoà vi khuẩn gây mùi và xoa dịu bé. Nếu bạn thích mọi thứ hoàn toàn tự nhiên, bạn có thể chỉ dùng nước, nhưng dùng những chất khử mùi sẽ hiệu quả hơn. Mẹo để bé cho bạn lau cổ là quấn một cái khăn vòng quanh cổ bé từ đằng sau như khăn choàng, sau đó cầm hai góc đằng trước và xoay cái khăn vòng quanh.

Giảm mùi khó chịu trên nôi bằng vài giọt tinh dầu
Đổ 2-3 giọt tinh dầu khoáng pha với tinh dầu có mùi thơm như tinh dầu hoa hồng hoặc hoa oải hương lên một miếng bọt biển, sau đó xoa nhẹ lên da của bé để giữ ẩm da và xoá sạch những mùi khó chịu. Bạn cũng có thể dùng nước hoa loại dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu bạn không thể tìm thấy loại tinh dầu mà bạn yêu thích mặc dù các loại nước hoa này không hiệu quả lắm trong việc giữ bé thơm lâu. Lau thật nhẹ nhàng ở nơi mỏ ác (thóp) của bé. Vì tinh dầu có thể khiến tóc bé trông ẩm và bóng, bạn nên lau lại tóc cho bé bằng khăn ấm và một lượng nhỏ dầu gội đầu loại dành riêng cho bé sau khi xoa tinh dầu. Tinh dầu sẽ thấm vào tế bào da nên bé yêu nhà bạn vẫn sẽ thơm tho mà không bị đầu tóc bóng lưỡng.

5 cách giữ trẻ sơ sinh luôn thơm tho
Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh có thể là việc làm đáng sợ với nhiều mẹ!

Giữ quần áo thơm tho
Đặc biệt là vào mùa hè nóng nực, quần áo bé sẽ mau chóng bám đầy những tế bào chết, nước dãi. Nếu bạn có thể giặt đồ thường xuyên, bạn nên thay đồ cho bé ít nhất 2 lần/ngày. Nếu bạn không có nhiều thời gian giặt đồ, bạn có thể thử cho bé chỉ mặc tã hoặc chỉ mặc quần khi thời tiết đủ ấm. Bạn cũng nên thường xuyên thay ra giường cho bé, ít nhất một hoặc hai lần một tuần. Không chỉ vì ra giường cũ có thể bốc mùi mà còn vì ra giường bẩn có thể cuốn hút những côn trùng cắn bé.

Lau sạch miệng cho bé sau khi ăn
Bạn có thể pha hỗn hợp ¼ muỗng café baking soda với một cốc rưỡi nước ấm, sau đó nhúng một cái khăn sạch vào nước và nhẹ nhàng lau bên trong má bé. Nếu không có baking soda, bạn có thể chỉ cần dùng nước thôi, nhưng baking soda sẽ giúp miệng bé thơm lâu hơn. Nên tập lau miệng cho bé mỗi khi cho bé ăn xong, như thế sẽ giúp bé phòng bệnh tưa lưỡi và sâu răng, dần dà bé sẽ quen với việc này và bạn sẽ không phải vất vả khi lau miệng cho bé nữa.

Giữ móng tay, móng chân sạch sẽ, gọn gàng
Một trong những việc đáng sợ nhất của những người lần đầu tiên làm bố mẹ là cắt móng tay, móng chân cho bé. Khi cắt móng cho bé, hãy ôm bé trong lòng cho tới khi bé ngủ, sau đó cầm tay bé ở một ví trí mà bạn có thể dễ dàng cắt móng. Đảm bảo bạn ở nơi đủ sáng và có kềm hoặc kéo bén, vì kềm hoặc kéo cùn có thể cắt không đứt và kéo da bé vô sâu bên trong móng.

Không nên dùng giũa để làm móng cho bé, bởi vì cứ giũa móng qua lại sẽ khiến bé bị đau hơn là dùng kềm cắt móng cho bé. Thử nghĩ xem bạn sẽ cảm giác thế nào khi cái giũa cứ xẹt qua xẹt lại trên đầu móng tay của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể dùng dũa để mài những góc nhọn. Móng tay bé thường không có mùi khó chịu nhưng chúng có thể là chỗ trú lý tưởng cho vi khuẩn gây hại nếu không được thường xuyên làm sạch.

Nếu bạn thấy những cách này hiệu quả, chia sẻ với những bố mẹ mà bạn biết nhé!

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Rắc rối khi thay tã cho bé hiếu động (Phần 1)

Thay tã cho bé dễ dàng hơn
Cõ lé vấn đề thách thức nhất mà mẹ phải đối mặt khi bé ngày càng hiếu động là thay tã cho bé. Khi bé còn nhỏ xíu, bé thật ngoan ngoãn khi bạn thay tã cho bé, nhưng một khi bé đã lớn hơn một chút, bé sẽ ghét việc bị bắt nằm yên một chỗ. Một đứa bé hiếu động thường lăn qua lăn lại khi thay tã và liên tục tìm cách để giải trí. Có nhiều cách mẹ có thể sử dụng để việc thay tã cho bé được dễ dàng hơn.

Đôi khi đơn giản chỉ cần thu hút bé nói chuyện với bạn, như thế bạn có thể giữ bé tập trung vào bạn thay vì xoay vòng vòng để sờ mò mọi thứ xung quanh. Cho dù bé chưa biết nói, bé vẫn thích tiếng thì thầm của bố mẹ. Hát cho bé hay kể cho bé nghe một vài đoạn trong quyển truyện yêu thích của bé cũng là cách có thể khiến bé xao nhãng và thu hút sự chú ý của bé vào bạn để bạn có thể dễ dàng thay tã cho bé. Nói chung, bất kỳ hành động nào có thể thu hút sự chú ý của bé đều sẽ giúp cho việc thay tã được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Rắc rối khi thay tã cho bé hiếu động (Phần 1)
Bé của bạn có hay xoay ngang xoay dọc khi mẹ thay tã cho bé?

Một số cách khác cũng có thể có tác dụng như cầm điện thoại hoặc bất kì vật gì có thể thu hút sự chú ý của bé. Bạn cũng nên dẹp hết tất cả mọi thứ trong tầm với của bé để không có gì thu hút bé táy máy, đồng thời ngăn bé chụp lấy thứ này thứ nọ có thể nguy hiểm cho bé. Duy trì sự chú ý của bé trong mỗi lần thay tã sẽ giúp việc thay tã cho bé diễn ra suôn sẻ.

Bé năng động có thể là niềm vui của bố mẹ nhưng cũng sẽ khiến bố mẹ gặp nhiều khó khăn khi thay tã cho bé. Khó khăn khi thay tã, nước tiểu chảy tràn ra ngoài và bé tự tháo tã là những thách thức mà bố mẹ khi có con năng động thường gặp phải. Có rất nhiều cách để làm giảm bớt và ngăn chặn tất cả những vấn đề này. Bố mẹ chỉ cần có những biện pháp tích cực để đảm bảo rằng những vấn đề này được giải quyết tốt trước khi chúng vượt quá giới hạn.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bí quyết chăm sóc quần áo trẻ sơ sinh dễ dàng

Tại sao việc chăm sóc quần áo trẻ sơ sinh thật sự quan trọng?
Sự xuất hiện của một thiên thần nhỏ mang lại nhiều niềm vui và tràn trề năng lượng cho ngôi nhà của bạn. Nhà bạn sẽ đầy ắp niềm vui và dĩ nhiên cũng sẽ có nhiều việc phải làm hơn. Mọi người trong nhà đều phải tham gia vào việc chăm sóc bé yêu. Từ cái nôi bé ngủ đến những món đồ chơi thường dùng của bé, tất cả đều phải được vệ sinh sạch sẽ, Tuy nhiên, việc chăm sóc quần áo trẻ sơ sinh lại đặc biệt quan trọng.

Giữ quần áo trẻ sơ sinh luôn sạch sẽ cần một mức độ quan tâm nhất định. Nhiệm vụ chăm sóc quần áo cho bé sẽ dễ khiến bạn nản chí. Tuy nhiên, bố mẹ lại không thể xen nhẹ việc này. Chăm sóc quần áo cho bé sơ sinh đúng cách rất quan trọng để đảm bảo bé cảm thấy thoải mái và khoẻ mạnh.

Bí quyết chăm sóc quần áo trẻ sơ sinh dễ dàng
Nên dùng bột giặt có tính tẩy nhẹ và nước xả khi giặt quần áo trẻ sơ sinh

Hướng dẫn chăm sóc quần áo trẻ sơ sinh

  • Giặt quần áo của bé với xà phòng có tính tẩy nhẹ. Nhiều loại xà phòng có tính tẩy mạnh có thể làm cho quần áo bé trở nên thô ráp. Bên cạnh đó, lượng hóa chất còn sót lại trên quần áo sau quá trình giặt có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé.
  • Sử dụng nước xả vải trong lúc giặt quần áo cho bé. Nước xả vải vừa giúp làm sạch hết xà phòng còn sót lại vừa làm quần áo bé thêm mềm mại, giúp bé thoải mái khi mặc.
  • Tránh giặt đồ bé chung với đồ người lớn để tránh những vi khuẩn có trong quần áo của người lớn truyền qua quần áo bé.
  • Đảm bảo rằng bạn xả sạch hoàn toàn bọt xà phòng.
  • Phơi quần áo bé dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt hoàn toàn các loại vi trùng và vi khuẩn.
  • Ngâm quần áo bé trong nước ấm trước khi giặt. Nước ấm sẽ giúp tẩy vết bẩn trên quần áo bé dễ dàng và cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn.
  • Giữ quần áo bé trong túi sạch hoặc bọc tất cả trong một miếng vải sạch sau khi đã giặt và phơi khô. Làm như thế sẽ đảm bảo quần áo bé không bị bám bụi và không có vi khuẩn cho tới khi bạn sử dụng.
  • Không giặt chung tã dơ với quần áo bé. Luôn sử dụng nước nóng để giặt tã dơ.
  • Sau khi giặt, quần áo bé cần được phơi khô hoàn toàn. Bạn nên tránh sử dụng quần áo có gắn miếng nhám vì chúng dễ bị mất độ nhám khi được giặt thường xuyên, do đó có thể cà vào làn da mỏng manh của bé. Thay vào đó, bạn nên chọn quần áo có nút. Đối với khăn của bé bạn cũng nên tuân thủ theo những hướng dẫn trên.
  • Một số bé mặc lại quần áo của anh chị mình, tuy nhiên, bạn nên đảm bảo rằng bé được mặc những bộ quần áo này chỉ khi chúng được giặt đúng cách và được cất giữ sạch sẽ.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bạn đã biết giặt tã cho bé đúng cách?

Quy trình giặt tã cho bé
Để tiết kiệm thời gian giặt giũ cho bé, bạn nên tìm cách để có thể giặt một số lượng lớn tã cùng lúc, khoảng 20 cái trở lên. Để giặt tã cho bé, bạn nên để sẵn 2 giỏ nhựa: một dành cho tã đã dính phân của bé, một dành cho tã bị ướt. Những cái giỏ này nên có nắp và tay cầm chắc chắn. Tuy nhiên, không nên mua giỏ quá lớn vì sẽ khó di chuyển.

Trước tiên, xả qua bằng nước lạnh những tã đã dính nước tiểu trước khi bỏ vào máy giặt. Với những tã đã dính phân, nên xả bằng vòi sen để loại bỏ tối đa chất thải. Giặt sơ số tã này với nước xà phòng, sau đó vắt ráo nước rồi cho vào máy giặt.

Nên bỏ đi những tã đã quá bẩn hoặc ngả màu. Nếu bạn phải dùng thuốc tẩy cho tã của bé, nên xả lại lần cuối bằng nước nóng. Trong trường hợp tã hoặc quần áo bị dính phân, cần nhanh chóng lau sạch phân, sau đó dội qua bằng nước và giặt như bình thường.

Bạn đã biết giặt tã cho bé đúng cách?
Tã cho bé phải luôn sạch sẽ, khô ráo

Giặt quần nilon cho bé
Nếu quần nilon bị dính bẩn hoặc ướt, bạn nên giặt bằng nước ấm pha một chút bột giặt. Không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh vì quần nilon sẽ co lại và không còn sử dụng được nữa. Để làm mềm quần nilon, bạn nên ủi khô quần bằng cách đặt nhiều khăn lông trên quần rồi ủi.

Mẹo vặt khi giặt tã vải cho bé

  • Cất một đôi găng tay nilon hoặc kẹp gắp ở gần giỏ đựng tã để dùng khi cần lấy tã bẩn ra.
  • Nên phơi khô tã dưới ánh nắng mặt trời để tã mềm mại hơn so với việc dùng máy sấy quần áo hoặc chức năng sấy khô của máy giặt.
  • Cố gắng giặt tã bẩn của đêm hôm trước trong buổi sáng hôm sau, như vậy việc giặt tã sẽ dễ dàng hơn.
  • Tìm cách móc một túi sáp thơm khử mùi vào giỏ đựng tã, vừa để khử mùi vừa để giữ vệ sinh không khí trong nhà.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bố có thể làm gì để cùng mẹ nuôi dạy con?

Giúp đỡ mẹ trong việc chăm sóc con cái hằng ngày
Trước đây, đa số đàn ông là người gánh vác tránh nhiệm nuôi sống gia đình. Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều chị em tham gia vào việc đi làm, kiếm tiền và chia sẻ gánh nặng tài chính, ngược lại, các đấng nam nhi cần tham gia nhiều hơn vào việc trực tiếp chăm sóc con cái. Bố có thể giúp mẹ tắm cho con, cho con ăn hoặc thay quần áo cho con.

Những việc làm này không chỉ giúp giảm bớt phần nào áp lực của mẹ mà còn thúc đẩy sự gắn kết tình cảm trong gia đình, giữa vợ chồng, giữa bố mẹ và con cái.

Bố có thể làm gì để cùng mẹ nuôi dạy con?
Nuôi dạy con nên người là nhiệm vụ chung của cả bố lẫn mẹ

Bố mẹ giữ những vai trò riêng biệt nhưng tương hỗ nhau
Dễ dàng nhận ra các ông bố và các bà mẹ có sức mạnh và phong cách nuôi dạy con khác nhau. So với mẹ, bố có nhiều hoạt động tương tác trực tiếp với con hơn, đồng thời các ông bố thường khá vui nhộn khi chơi cùng con, cả trai lẫn gái. Thông qua những tương tác này, trẻ sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc và hành vi, đồng thời thấy thoải mái hơn khi khám phá thế giới xung quanh, ngoài ra trẻ còn có cơ hội thể hiện khả năng tự chủ và các tính cách thiên về mặt xã hội của mình.

Trong khi đó, mẹ lại là người hiểu rõ từng bước phát triển của con, đặc biệt là thế giới nội tâm, biết được con nghĩ gì, con cảm giác như thế nào, do đó, mẹ thường có ảnh hưởng lớn hơn đối với cách con trẻ ứng xử trong các mối quan hệ bên ngoài.

Hầu hết các ông bố cho con cái được mạo hiểm, khuyến khích con học hỏi từ trải nghiệm của chính mình trước khi can thiệp để bảo vệ con. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển tích cực của con trẻ. Bố có xu hướng dạy con từ những ví dụ trong thực tế với tính kỷ luật nghiêm ngặt, còn mẹ lại thiên về động viên, an ủi, hai thái cực này kết hợp lại sẽ tạo nên tác động cân bằng lên sự phát triển của trẻ.

Đề cao vai trò của mẹ
Là một người bố, bạn có vai trò quan trọng trong việc củng cố ở con sự kính trọng đối với mẹ của bé. Để làm được điều đó, cả hai bạn phải thống nhất ý kiến với nhau trước mặt con, không chỉ trong lời nói mà cả trong thái độ, cử chỉ. Nếu con tỏ ra thiếu tôn trọng mẹ, người bố cần can thiệp ngay để điều chỉnh hành vi này.

Đứng cùng phe với mẹ và nhắc lại những yêu cầu của mẹ trước con sẽ giúp củng cố tình cảm và sự nhất trí giữa hai vợ chồng, từ đó mang đến nhiều kết quả tích cực hơn trong việc nuôi dạy con. Khi được bố và con đánh giá cao, mẹ sẽ có tinh thần kiên định để hoàn thành trách nhiệm làm mẹ nhiều thách thức của mình.

Điều quan trọng nhất là khi thấy bố thể hiện tình yêu và sự tôn trọng với mẹ, con cũng sẽ làm theo như vậy.

Nếu bạn không đồng ý với cách hành xử của mẹ, nên trao đổi riêng khi chỉ có hai vợ chồng để dung hòa hai quan điểm trái ngược nhau và đi đến một kết luận thống nhất. Nếu bạn tỏ ra coi thường hoặc cắt ngang trong lúc mẹ dạy con, bạn có thể làm suy giảm lòng tôn trọng mẹ của trẻ cũng như khiến cho những chỉ dẫn của mẹ không còn nhiều tác dụng với con nữa. Sự tranh chấp này có thể dẫn tới một số vấn đề về hành vi trong quá trình phát triển của trẻ.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Massage cho trẻ sơ sinh giúp con thêm cứng cáp

Khi bé đã sẵn sàng, bạn cần đặt một cái khăn lông sạch dưới nền nhà và một chén nhỏ dầu massage nguồn gốc thực vật. Đặt bé lên khăn bông và có thể kê thêm một lớp gối mỏng nếu cần thiết.

>> Xem thêm: Massage cho bé, mẹ đã biết cách?

1. Chân
Đây là nơi tốt nhất để cho bé làm quen với việc massage vì đôi chân ít nhạy cảm hơn những phần khác trên cơ thể. Xoa dầu vào lòng bàn tay, sau đó lần lượt từng tay vuốt dọc chân bé từ đùi tới cổ chân, như thể bạn đang kéo dây màn cuốn cửa sổ. Sau đó, hai bàn tay tạo thành 1 vòng tròn xung quanh đùi bé, nhẹ nhàng xoay xoay 2 bàn tay từ đùi đến mắt cá để xoa bóp đều hết phần chân bé. Đổi chân và lặp lại thao tác trên.

Massage cho bé phần chân

2. Bàn chân
Một tay giữ cổ chân giơ lên, một tay xoay bàn chân nhiều vòng theo chiều kim đồng hồ, sau đó ngược chiều kim đồng hồ. Vuốt nhẹ từ mắt cá đến những đầu ngón chân của bé. Đổi bên và lặp lại thao tác trên.

matxa cho be_2

3. Lòng bàn chân
Sử dụng ngón cái của bạn để xoa nhẹ nhàng theo hình vòng tròn phần gót chân. Lặp lại thao tác cho chân kia.

matxa cho be_3

4. Ngón chân
Cầm mỗi ngón chân của bé bằng ngón trỏ và ngón cái, nhẹ nhàng kéo từ trong ra ngoài. Lặp lại thao tác cho tất cả 10 ngón chân.

matxa cho be_4

5. Cánh tay
Động tác tương tự với phần chân.

matxa cho be_5

6. Bàn tay
Dùng ngón tay cái của bạn xoa lòng bàn tay của bé, đặc biệt là phần mu bàn tay, theo hình vòng tròn.

matxa cho be_6

7. Ngón tay
Nhẹ nhàng giữ ngón tay của bé giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ rồi kéo từ trong ra ngoài. Lặp lại thao tác cho tất cả 10 ngón tay.

matxa cho be_7

8. Ngực
Đặt tay với tư thế chữ V trên ngực bé. Sau đó, vuốt các ngón tay của bạn trên ngực bé theo hướng từ trong ra ngoài.

matxa cho be_8

9. Ngực – Bụng
Đặt úp một tay nằm ngang trên ngực bé, vuốt nhẹ nhàng từ ngực xuống đùi. Thực hiện với hai bàn tay xen kẽ.

matxa cho be_9

10. Lưng bé
Cho bé nằm sấp. Dùng các đầu ngón tay xoa những vòng tròn nhỏ dọc hai bên xương sống từ cổ tới mông.

matxa cho be_10

Tiếp đó, áp hai bàn tay lên lưng bé theo chiều ngang, miết đôi tay bạn suốt chiều dài của lưng bé. Lặp lại nhiều lần.

matxa cho be_11

Lưu ý khi massage cho trẻ sơ sinh, chỉ dùng lực vừa phải, không làm quá mạnh có thể khiến bé bị đau. Bạn nên quan sát bé trong lúc massage, nếu bạn thao tác đúng, bé thường sẽ tỏ ra thư giãn, dễ chịu, cũng giống như người lớn chúng ta khi đi massage vậy.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Có mẹ nào bôi mật ong lên môi bé không?

Mình nghe nói bôi mật ong sẽ làm cho môi bé hồng,mình rất muốn thử.
Nhưng có người nói với mình là không được dùng mật ong cho be dưới 1tuổi.
Giờ mình rất phân vân không biết có nên bôi cho bé không,có mẹ nào biết chỉ mình với!