Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách dạy con: Tổng hợp những bí quyết dạy con từ Đông sang Tây

Cách dạy con như thế nào có ảnh hưởng lớn đến tương lai của trẻ sau này. Vì vậy, ba mẹ cần rèn nắn con từ khi còn nhỏ để bé hình thành nề nếp và các thói quen ứng xử đúng chừng mực nhé.Cách dạy con

Cách dạy con của người phương Tây

1. Tôn trọng con trẻ

Tuy các con còn nhỏ nhưng các bà mẹ phương Tây không vì thế mà bỏ đi sự tôn trọng “nhỏ nhoi” đối với con mình. Khi đến chơi nhà bạn và được mời thức ăn, các bé được toán quyền nói “có” hoặc “không” đối với món ăn đó. Rất ít khi các mẹ Tây ngăn cản con không được ăn (do sĩ diện hoặc e ngại làm phiền) hay ép con chọn món ăn được mời (để lấy lòng gia chủ).

Ngoài ra, khi con mắc lỗi, hầu như bố mẹ không bao giờ quát mắng con nơi công cộng mà thường có những buổi “nhỏ to tâm sự”. Trẻ nhỏ cũng học theo sự tôn trọng này một cách vô thức và lâu dần hình thành thói quen tôn trọng người khác. Do đó, những trẻ được bố mẹ tôn trọng tỏ ra rất hợp tác với bố mẹ, hữu hảo với bạn bè và không có cảm giác mất tự nhiên khi nói chuyện với người lớn.

2. Đâu đâu cũng là cửa hàng “tự phục vụ”

Tùy vào khả năng của bé theo độ tuổi mà phụ huynh Tây thường “khai thác tối đa” khả năng tự phục vụ của con. Chẳng hạn, khi bé đã có thể tự ngồi và cầm nắm đồ vật, các bé sẽ được làm quen ngay với thìa và bát bột. Trẻ có thể múc lung tung song các mẹ Tây vẫn để con tự xoay sở để “chiến đấu” với khẩn phần ăn của mình như một bản năng sinh tồn tự nhiên. Trong khi đó, mẹ chỉ là người giám sát và hỗ trợ bé khi cần thiết. Tương tự, bé lớn hơn một chút đã phải tự thay quần áo, mang giày.

3. Tự giải quyết vấn đề

Các mẹ Tây để con tự giải quyết các vấn đề phát sinh với bạn bè hoặc anh chị em của bé. Nếu trẻ tranh giành đồ chơi của nhau thì bé có thể tự chọn giải pháp hoặc chơi đồ chơi của mình một mình hoặc chấp nhận chia sẻ chung với bạn. Nhiều trẻ ban đầu cũng chọn giải pháp chơi một mình nhưng bé nhanh chóng nhận ra sự buồn tẻ trong khi các bạn khác đang tíu tít chơi với nhau. Thế là tự bé biết mình nên chọn giải pháp “thế giới đại đồng” để được hòa mình vào niềm vui chung đó.

Do phải tự giải quyết các vấn đề của mình từ khá sớm nên trẻ lớn lên thường rất độc lập trong cách hành xử nhưng vẫn biết cách để làm việc nhóm hiệu quả.Cách dạy con

4. Phương pháp “con lật đật”

Đây là phương pháp “Nếu con ngã, con sẽ phải tự đứng dậy”, “Nếu con biết cách tự kích hoạt chế độ khóc, con cũng phải tự biết bấm nút ngừng khóc”. Các mẹ Tây ít khi dỗ dành con nín khóc như các mẹ châu Á.

Ngược lại khi con khóc, họ sẽ vẫn tiếp tục làm việc của mình và để trẻ tự ngừng khóc. Họ chỉ đến xem và kiểm tra bé có ổn không trong trường hợp bé khóc quá lâu hoặc đột ngột ngừng khóc. Ở phương Tây, ít xuất hiện cảnh đòn roi trong cách dạy con của các bố mẹ. Thế nhưng các bé lại rất ngoan, rèn được tính kỷ luật và không mè nheo, hờn dỗi như các bé châu Á.

5. Lắng nghe và kiên nhẫn

Nếu xét về tính kiên nhẫn với con, các bà mẹ Tây phương có thể bỏ ra hàng giờ để “bi bô” với trẻ hay chỉ đơn giản là chơi xếp hình cùng con. Một điểm dễ thấy khác ở trẻ con phương Tây là chúng rất hay hỏi “Tại sao?” và “Tại sao không?”.

Ngược lại với các mẹ Á Đông đôi khi chỉ trả lời qua loa hoặc ậm ừ qua chuyện, các mẹ Tây lại rất nhẫn nại trong việc giải thích cho con mình đến thỏa mãn mới thôi. Điều này đòi hỏi họ cũng phải tự trau dồi kiến thức và tìm cách giải thích một cách hợp lý nhất cho con mình. Khi con làm sai, họ luôn nhẹ nhàng nhưng không kém phần kiên định trong việc bảo cho biết “Không được” kèm lời giải thích cụ thể. Các mẹ Tây luôn kiên trì nói “Không được” cho đến khi đứa trẻ hiểu ra mới thôi.

6. Hào phóng lời khen

Trái với suy nghĩ khen con nhiều sẽ khiến chúng tự phụ hoặc dùng chiêu bài “khích tướng” để con cố gắng hơn, cách dạy con của các bà mẹ Tây là luôn cho con sống trong thế giới “lạm phát” của những lời khen và động viên.

Tuy nhiên, họ không bao giờ khen suông mà luôn hướng lời khen vào hành động cụ thể của con. Ví dụ, khi trẻ biết tự mặc quần áo, mẹ sẽ không bao giờ chỉ khen: “Con mẹ giỏi quá” mà thay vào đó là: “Con biết tự mặc quần áo rồi đây. Con thật giỏi!”.Cách dạy con

Cách dạy con ngoan theo tính cách của bé

1. Bé năng động

Với các bé thuộc nhóm năng động, mẹ đừng quá trông mong bé có thể ngồi yên một lúc lâu. Ngay cả khi còn nhỏ, những bé thuộc nhóm này cũng cần được thường xuyên thay đổi tư thế, quang cảnh xung quanh hơn so với những bé khác.

Bé nhóm này cực thích những trò chơi kích thích sáng tạo và khám phá. Vì vậy, thay vì ép con vào khuôn khổ, mẹ nên cho con cơ hội tự do khám phá an toàn, nhưng chú ý không để bé phấn khích thái quá. Bởi khi bé quá mệt, bé sẽ không kìm chế được cảm xúc của mình và bị chính những cảm xúc này làm cho “choáng ngợp”. Mẹ nên để ý dấu hiệu của việc quá tải, và nên tránh những cơn “thịnh nộ” của bé. Khi bé sắp lên cơn, mẹ nên tìm cách đánh lạc hướng trẻ, đưa trẻ đi nơi khác cho đến khi bé bình tĩnh lại.

2. Bé cáu kỉnh

Mẹ nên xác định ngay từ đầu rằng bé sẽ không cười nhiều, vì vậy mẹ nên tạo cho cơ hội cho bé sử dụng mắt, tai chứ không phải cơ thể của mình.

Nếu bé đang chơi, mẹ nên “lùi” lại và để bé chọn đồ chơi mà bé thích. Bé rất dễ buồn bực và nổi cáu với những món đồ chơi hoặc tình huống lạ. Đặc biệt, mẹ nên cẩn trọng với những giai đoạn chuyển tiếp. Chẳng hạn, nếu bé đang chơi và chuẩn bị tới giờ đi ngủ, hãy nhắc nhở, sau đó cho bé vài phút để làm quen với điều này.

3. Bé nhạy cảm

Hãy bảo vệ không gian của con. Nhìn xung quanh trẻ và cố gắng tưởng tượng thế giới theo cách của bé. Những bé thuộc nhóm này thường rất dễ bị ảnh hưởng. Bất cứ kiểu kích thích giác quan nào, như tiếng tivi ầm ĩ, ánh sáng chói mắt, hay tiếng chuông chói tai cũng có thể làm bé khó chịu.

Khi gặp phải những tình huống mới, mẹ nên cố gắng hỗ trợ con hết mình, nhưng đừng xoa dịu trẻ quá nhiều. Đôi khi sự xoa dịu của mẹ lại là nguyên nhân làm bé thêm sợ hãi. Giải thích mọi việc mẹ định làm với bé, từ việc thay tã đến việc đưa bé ra ngoài. Luôn trấn an bé rằng mẹ sẽ luôn ở bên cạnh bé.Cách dạy bé

4. Bé bài bản

Nếu bé thuộc nhóm bài bản, mẹ nên thiết lập một lịch trình sẵn, và cố gắng theo sát lịch trình này hết mức có thể. Điều này sẽ giúp cuộc sống của cả mẹ và bé trở nên dễ dàng hơn. Khi bé lớn hơn một chút, thỉnh thoảng mẹ có thể thử sai “lịch”, bỏ qua một vài giấc ngủ trưa ngắn chẳng hạn. Tuy nhiên, cố gắng không thay đổi thói quen của trẻ quá nhiều. Bé có thể sẽ cảm thấy khó chịu.

5. Bé thiên thần

Tạo cho con nhiều cơ hội để tương tác với mọi người, như đưa bé ra ngoài chơi thường xuyên chẳng hạn. Các bé thuộc nhóm thiên thần thường rất thích tiếp xúc với mọi người cũng như rất dễ làm quen với bạn mới. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá ép buộc con hòa nhập vào một không gian hoàn toàn mới, vẫn nên cho bé thời gian thích nghi.

Cách dạy con kiềm chế tính hung hăng

1. Đặt ra giới hạn

Giới hạn là điều cần thiết cho bất kỳ đứa trẻ nào. Bên cạnh việc đưa ra các giới hạn, bạn cần nhớ rằng trẻ cần cảm giác được yêu thương và quan tâm trìu mến để tin tưởng vào những lời khuyên của bố mẹ. Những em bé cảm thấy mình được yêu thương gần như lúc nào cũng muốn làm vui lòng cha mẹ và sẽ tán thành lời chỉ dẫn và cách dạy con mà phụ huynh đưa ra. Đặt ra những giới hạn hợp lý đối với hành vi của trẻ là một phần của tình thương, giống như cho con ăn, vỗ về, chơi đùa và đáp ứng mong muốn của con.

2. Cố tìm hiểu điều gì đã kích thích hành vi hung hăng ở trẻ

Tự hỏi mình xem chuyện gì có thể khiến bé bị kích động. Có thể bé đang quá mệt hoặc không khỏe. Bị xô đẩy, bất ngờ bị chạm vào người, bị từ chối điều bé muốn… thường gây ra cảm giác thất vọng và giận dữ dẫn đến hung hăng trong hành vi.Cách dạy con

3. Tận dụng những gì mẹ biết

Áp dụng triệt để những điều mẹ biết về tính khí, nhịp điệu tâm lý, sở thích và cả sự nhạy cảm của con. Chẳng hạn, nếu mẹ hiểu rằng bé dễ cáu hoặc buồn bực khi mới thức dậy hay rất dễ thấy khó chịu những lúc mệt mỏi hoặc đói bụng, bạn sẽ không chọn thời điểm ấy để “lên lớp” bé. Việc hiểu con đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp bạn tìm ra cách dạy con thích hợp nhất.

4. Trao đổi rõ ràng

Nói với con rằng bạn muốn bé làm hoặc không làm gì trong một tình huống cụ thể (nhưng cố gắng đừng nói dài dòng). Trẻ sẽ nhận biết mẹ không hài lòng từ giọng điệu của bạn cũng như những gì bạn nói. Điều quan trọng là mẹ cần nói rõ ràng về chuyện mình không tán thành con làm. Tuy nhiên, “bài giảng” dài dòng cùng những lời báo gay gắt thường phản tác dụng.

Nói với một đứa trẻ 3 tuổi rằng bé không được xem tivi trong 2 tuần nếu đánh em có thể khiến bé khó chịu, mà lại khó giúp bé hiểu ra và phát triển khả năng tự kiểm soát. Hãy nói: “Con đánh em, em sẽ bị đau và mẹ không thích hành động đó”. Nó giúp bất kỳ đứa bé nhỏ tuổi nào đang làm mẹ không hài lòng cũng được nhắc nhở rằng bé vẫn được yêu thương ngay cả khi mẹ không thích hành động ấy.

5. Quan sát, nhưng đừng vội đưa ra hành động

Khi con đang chơi với đứa trẻ khác, mẹ nhớ để mắt đến con nhưng cố đừng lảng vảng gần đó. Chuyện va chạm nhẹ vì nghịch ngợm, chạy và đuổi bắt hoặc chơi chung đồ chơi có thể mau chóng biến thành một cuộc chiến giữa hai bé, và các con sẽ cần đến một trọng tài.

Tuy nhiên, có những lúc mẹ cần để các bé tự thu xếp chuyện của mình.

6. Trở thành “huấn luyện viên”

Ở thời điểm thích hợp, mẹ hãy chứng tỏ làm cách nào để xử lý một tình huống phát sinh xung đột giữa hai đứa trẻ.

Chẳng hạn, nếu con đã đủ lớn, mẹ có thể dạy bé vài từ dùng để tránh né hoặc dàn xếp mâu thuẫn.

Bé 2 tuổi nên cầm lấy đồ chơi rồi nói “không” hoặc “của mình” thay vì xô đẩy hoặc gào khóc khi một bé khác cố giật đồ. Trẻ con cần những gợi ý cụ thể để biết cách giải quyết bất đồng hơn việc tấn công và trả đũa bạo lực. Làm tấm gương tốt luôn là cách dạy con hữu hiệu nhất!Cách dạy con

7. “Ra tay” kịp thời

Khi con đang hùng hổ theo cách tiêu cực, hãy tạo việc cho bé làm. Ví dụ: mẹ có thể nói: “Nếu con thấy muốn đánh, cứ đến đánh vào gối (hoặc túi tập đấm), nhưng không được đánh bạn”. Cơ hội đó không chỉ giúp trẻ giải tỏa cảm giác hung hăng mà còn hiểu rằng sẽ có thời điểm và nơi chốn áp dụng cho những hành động như thế.

8. Sử dụng ngôn ngữ

Nếu con biết nói, hãy giúp bé giải thích chuyện gì đang khiến con giận dữ. Nếu bạn có thể đoán biết còn trẻ chưa nói được, nên làm điều ấy giùm con, chẳng hạn: “Chắc là con đang giận vì không được đi chơi với cu Tin phải không? Mẹ biết là con buồn, nhưng bây giờ đã trễ quá rồi” (hoặc bất kỳ lý do nào khác).

9. Tự hỏi bản thân xem bạn có đang làm bé hiểu lầm hay không

Nếu bạn nói “Đừng đánh bạn/em” hoặc “Ngoan nào” trong khi bản thân lại không tinh ý mà tỏ vẻ thích thú với hành vi hung hăng của con trước người khác, bé sẽ bối rối. Điều này làm cho việc phát triển khả năng tự kiềm chế khó khăn hơn.

10. Tránh phát vào mông bé

Bạn hãy thận trọng khi áp dụng cách dạy con bằng đòn roi. Trẻ nhỏ thường khuấy động cơn giận ở người lớn khi các bé kích động, đùa bỡn, cư xử ương ngạnh hoặc tấn công bé khác. Nếu cách dạy dỗ của bạn là đánh đập hoặc trừng phạt thể xác đối với con vì hành vi như thế, có thể hiệu quả sẽ đi ngược lại mong muốn của bạn.Cách dạy con

11. Kiên nhẫn, vì con cần thời gian để học hỏi

Việc học cách yêu quý và sống hòa hợp với người khác của trẻ là việc cần được rèn luyện qua nhiều năm. Có những khi bạn thấy thất vọng khi cứ phải tìm cách dạy con cư xử đúng mực hoặc lo lắng con quá nhút nhát. Song hãy giữ vững lập trường: mình phải dạy con nên cần kiên nhẫn.

Dạy con đúng cách về việc tiêu tiền từ độ tuổi 3-6

1. Bài học đầu tiên: Chờ đợi

Ở lứa tuổi lên 3, trẻ nên được học về sự kiên nhẫn và làm thế nào khi chúng không có được thứ mình muốn ngay lập tức. Các bài học về cách kiểm soát cảm xúc ham muốn điều gì đó sẽ mang đến lợi ích cho cả cuộc đời về sau của con.

♦ Gợi ý: Hãy nói với con rằng mẹ sẽ cho con 1 cái bánh ngay bây giờ, nhưng nếu bé chịu đợi thêm 10 phút thì bạn sẽ cho con 2 cái. Hãy xem bé đưa ra lựa chọn như thế nào và cố gắng khuyến khích con nên chờ đợi thêm 10 phút.

♦ Bài học: Hãy kiên nhẫn và chờ đợi để được thành quả tốt hơn.

2. Cách dạy con về tiền ở tuổi lên 4: Tập đếm

Con sẽ không hiểu về những khái niệm tài chính phức tạp, nhưng đây là tuổi mà bé đã có thể tập đếm số.

♦ Gợi ý: Đưa cho con một xấp tiền và để bé bắt đầu đếm xem có bao nhiêu tờ trong đó. Cho bé thực hành với tiền xu vì chúng tạo ra những tiếng leng keng rất vui tai. Cách vài ngày, hãy đưa cho con một loại tiền mới và giới thiệu tên của loại tiền đó, ví dụ, tờ 5.000, tờ 10.000 đồng… Khi con đã nắm được tên của tất cả các loại tiền, hãy để bé phân loại chúng và mỗi tuần bạn lại tăng số lượng các tờ tiền lên để tăng thử thách cho bé.

♦ Bài học: Nắm được tên và kích thước của từng loại tiềnCách dạy con

3. Cách dạy con về tiền ở tuổi lên 5: Học cách chọn lựa

Trẻ ở tuổi này thường mè nheo để có được thứ mình thích, đôi khi chỉ vì muốn được bằng bạn bè. Bạn cần ngăn cản tính “đua đòi” này ngay khi nó bắt đầu. Vậy, làm thế nào để trả lời cho những câu như “con muốn có cái xe giống bạn An”?
Gợi ý: Hãy nói với con rằng bạn không thể mua cho bé mọi thứ bé muốn, nên bé phải lựa chọn những gì quan trọng nhất. Nếu con thích 2 món hàng, hãy để bé chọn 1 mà thôi.
♦ Bài học: Để mua bất cứ thứ gì, chúng ta đều cần phải chi tiền. Vì vậy, bé không thể lúc nào cũng có được thứ mình muốn.

4. 6 tuổi: Cho con tiền tiêu vặt

Đây là tuổi mà con học cách ra quyết định và thực hiện quyết định đó. Hãy cho bé một khoản tiền tiêu vặt và để con quyết định xem mình có nên chi tiêu hay giữ tiền lại.

♦ Gợi ý: Hãy cho con tiền tiêu vặt hàng tuần. Số tiền này nhiều hay ít tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của bạn, nhưng đừng quá nhiều. Các bà mẹ Mỹ cho trẻ 6 tuổi 6 đô-la mỗi tuần, tương đương 134.000 đồng. Ngoài ra, bạn không nên yêu cầu con làm việc nhà rồi xem khoản tiền tiêu vặt này như phần trả công cho các việc đó. Hãy xem khoản tiền tiêu vặt này như một công cụ đơn thuần để dạy con về tiền mà thôi.

♦ Bài học: Nếu con muốn mua gì, hãy xem giá bao nhiêu rồi tiết kiệm để mua.

Mách mẹ cách dạy con từ bỏ hành vi xấu

1. Ngắt lời khi bạn đang nói chuyện

Khi bé đang nói, bạn hãy để con nói hết, đừng ngắt lời con. Tương tự, bạn cũng dạy con hành xử như thế khi người khác đang nói.

Cách dạy con

2. Chơi xấu

Nếu bạn không can thiệp khi bé bắt nạt bạn bè, giật tóc em nhỏ hay cắn những vị khách đến chơi nhà, những hành vi này có thể trở thành một thói quen cố hữu khi bé lên 8 tuổi. Hãy nói với bé rằng những hành động này khiến mọi người bị đau, và hỏi ngược lại bé: “Con cảm thấy thế nào nếu con bị bắt nạt giống như vậy?”. Để bé biết rằng bất cứ hành động nào làm tổn thương người khác thì không được phép và không cho bé tiếp tục chơi nếu có hành vi xấu đối với bạn bè.

3. Giả vờ không nghe thấy những gì bạn nói

Nhắc nhở con bạn liên tục chỉ khiến cho bé chờ đến lần nhắc tiếp theo. Tốt hơn hết là khiến bé tập trung vào lần đầu tiên bạn nói với bé điều gì đó. Ví dụ: Thay vì nói với con ở phòng bên kia, hãy đi tới chỗ bé và nói với bé những điều cần làm. Chạm vào vai con, nói tên bé và tắt tivi cũng khiến bé tập trung hơn. Nếu bé không chịu nhúc nhích, hãy áp dụng một hình phạt nào đó.

4. Tự ý làm mọi việc

Tạo ra một vài quy tắc nhỏ ở trong nhà và liên tục nói về những luật này với con, chẳng hạn: “Con phải xin phép mẹ mỗi khi muốn ăn kẹo, bởi vì đó là quy tắc nhà mình”. Ví dụ như nếu con bạn bật tivi mà không xin phép, hãy nói bé tắt: “Con cần phải hỏi mẹ trước khi mở ti vi”. Nêu các quy tắc ra thành lời như vậy có thể khiến bé ghi nhớ nó.Cách dạy con

5. Tỏ thái độ một cách tiêu cực

Khi bạn nói điều mà trẻ không thích, trẻ sẽ nói chuyện cộc lốc, đảo mắt lia lịa, tỏ ra giận dữ, vứt đồ… Hãy khiến con ý thức được hành vi của bé. Ví dụ như nói với bé rằng “Khi con đảo mắt như vậy, có vẻ như con không thích những gì mẹ nói thì phải”. Nếu hành vi này vẫn tiếp tục, bạn có thể ngừng trao đổi với bé: “Tai mẹ không nghe thấy gì nếu con nói chuyện với mẹ kiểu đấy. Khi nào con sẵn sàng để nói chuyện lễ phép hơn, mẹ sẽ nghe con nói”.

6. Nói dối

Có rất nhiều cách dạy con thôi nói dối. Chẳng hạn, khi con bạn nói xạo, bắt bé ngồi xuống và nêu rõ ràng sự thật ra. Để bé biết rằng nếu bé không nói sự thật, mọi người sẽ chẳng bao giờ thèm tin những gì bé nói nữa. Hãy kể cho bé nghe câu chuyện Cậu bé chăn cừu.

Khám phá động cơ bé nói dối và đảm bảo bé không đạt được mục đích ấy. Ví dụ như nếu bé bảo đã đánh răng trong khi chưa đánh, bạn bắt bé đi đánh răng.

Cách dạy con

Bí quyết đưa con vào nề nếp

1. Độ tuổi thích hợp

Nếu mẹ bắt một nhóc tỳ dưới 18 tháng phải tuân thủ kỷ luật, gần như kết quả mẹ nhận được sẽ là số 0 tròn trĩnh. Những em bé ở tuổi này chưa hiểu được thế nào là “được” và “không được”. Vì vậy, nếu muốn con bắt đầu làm quen với kỷ luật thì mẹ hãy kiên nhẫn chờ bé đủ lớn đã nhé.

2. Mục tiêu khi đặt ra kỷ luật

Thất bại trong cách dạy con tuân thủ nguyên tắc một phần đến từ việc không xác định được mục đích. Mẹ đừng liên tục bảo con không được thế này, không được thế kia mà không cho bé thấy vì sao phải làm như vậy. Trước hết, cần xác định những lĩnh vực nào cần đưa ra quy tắc. Thông thường, mẹ sẽ cần đặt quy tắc ở những “địa hạt” như:

  • An toàn
  • Cách cư xử
  • Sự lễ độ
  • Giờ giấc và thói quen hàng ngày
  • Điệu bộ

3. Phân loại nguyên tắc

Những điều nên làm: Mẹ nên khuyến khích bé thực hiện càng nhiều càng tốt những việc như giúp đỡ mọi người, giữ gìn vệ sinh, cư xử hòa nhã với mọi người…

Những điều không được làm: Không đòi mua hàng khi đi siêu thị, không đi xe máy với người lái xe đã uống rượu bia, không nhổ nước bọt lung tung.

Nguyên tắc bất di bất dịch: Có những điều cần được tuân thủ mọi lúc mọi nơi, chẳng hạn như không được xúc phạm người khác. Và nguyên tắc này cần được áp dụng với tất cả mọi người, không chỉ các bạn nhỏ.

♦ Nguyên tắc theo tình huống: Cuộc sống luôn biến đổi và ứng với mỗi tình huống xảy ra, chúng ta có thể nhìn thấy các nguyên tắc mới. Chẳng hạn, khi đi du lịch thì phải thế nào, khi có khách đến nhà thì phải thế nào.

Cách dạy con

4. Ai được đặt ra kỷ luật

Một sai lầm của hầu hết bố mẹ là không cho con tham gia vào quá trình xây dựng các quy tắc. Điều này có thể khiến bé cảm thấy bị áp đặt. Thực tế, bố mẹ hoàn toàn có thể “mời” bé tham gia vào quá trình này. Mẹ có thể cùng các bé vẽ ra một bức tranh về những quy tắc cần thiết, vừa vui, vừa dễ hiểu phải không nào?

5. Điều chỉnh và dự phòng

Đã gọi là “luật” thì có nên thay đổi không? Câu trả lời là “Có”. Khi bé con lớn lên và trạng thái của gia đình bạn đã thay đổi, các quy tắc cũng sẽ được biến đổi theo. Điều này dẫn chúng ta đến một vấn đề khác: Những điều dự phòng khi luật bị thay đổi. Điều này bao gồm việc “phá luật” và thay đổi do tình huống. Nếu bé phá luật, mẹ cần nhắc nhở và cân nhắc về những hình phạt.

Những sai lầm thường gặp trong cách dạy con

  • Quá lệ thuộc vào nhau
  • Phân công lao động bất hợp lý
  • Quyền “phủ quyết” của cha mẹ
  • Quá kỳ vọng vào con cái
  • Bảo bọc và bênh con quá mức

[inline_article id=2605]

Cha mẹ dùng cách dạy con như thế nào có ảnh hưởng lớn đến tính cách và tương lai của bé sau này. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên lựa chọn các phương pháp dạy con phù hợp với tính cách của từng bé để giúp trẻ trưởng thành lên mỗi ngày nhé.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Để tắm cho bé sơ sinh đúng cách

Khi tắm cho bé sơ sinh điều cần lưu ý là bạn nên lau sạch nước trên cơ thể  bé. Mỗi ngày nên tắm cho bé 2 lần là đủ. Khi tắm cho bé sơ sinh bạn lau sạch mồ hôi, dầu hoặc vết bẩn trên cơ thể bé ở những quấn tã, mặt, cổ và các nếp gấp da.

tam cho tre so sinh
Khi tắm cho bé nên thao tác nhẹ nhàng vì da bé dễ bị tác động bên ngoài

Chuẩn bị trước khi tắm cho bé sơ sinh: 

Bạn phải có đầy đủ những thứ cần thiết trước khi bắt đầu:

  • Khăn lau
  • Xà phòng
  • Dầu gội đầu
  • Bông gòn
  • Khăn trùm
  • Cồn rửa vết thương
  • Bông tăm
  • Quần áo

Bắt đầu tắm cho bé

Tắm bàng miếng bọt xốp:

  • Rửa mặt bé bằng nước sạch, đặc biệt là phía sau tai và dưới cằm.
  • Rửa ngực, cánh tay và bàn tay. Tẩy rửa kỹ lưỡng giữa những ngón tay của bé.
  • Rửa lưng của bé. Với một chiếc khăn, nhẹ nhàng lau khô nửa trên của cơ thể của bé. Cọ xát mạnh có thể gây kích ứng da của bé.
  • Rửa sạch vùng cơ quan sinh dục của bé từ trước ra sau, chân và bàn chân, đặc biệt là giữa các ngón chân. Nhẹ nhàng lau khô nửa dưới của cơ thể của bé.
  • Để gội đầu cho bé, làm ướt tóc trên đỉnh đầu bé bằng một chiếc khăn ướt. Cho một chút dầu gội đầu em bé (loại không làm cay mắt) và nhẹ nhàng massage da đầu. Đừng lo lắng về những chỗ phần mềm, bạn có thể không gây hại gì miễn là bạn đang nhẹ nhàng. Rửa sạch bọt dầu gội đầu với một chiếc khăn nhúng trong nước ấm.
  • Sau khi xong, dùng khăn lau bé thật khô, bận tã và quần áo sạch cho bé.

Tắm bằng thau:

  • Cách này có thể dễ dàng hơn cho bạn để gội đầu của bé trước khi đưa bé vào thau tắm. Đầu tiên, giữ bé và cho một ít nước trên đầu bé bằng một chiếc khăn. Sau đó, cho một ít dầu gội đầu em bé (loại không cay mắt) và nhẹ nhàng massage da đầu. Rửa sạch dầu gội đầu với một chiếc khăn nhúng trong nước ấm. Lau khô nhẹ nhàng, em bé của bạn sẽ không cảm thấy lạnh.
  • Hạ thấp bé vào trong thau tắm, giữ phần vai của bé với một tay và chân của bé. Ngay cả khi bé khóc và bạn có thể sẽ là người đầu tiên nói chuyện với bé và đặt bé nhẹ nhàng vào thau tắm (tắm nhanh chóng nếu bé có vẻ khó chịu)
  • Khi bạn tắm cho bé, giữ một tay dưới nách của bé để đầu không đụng  nước, và sử dụng bàn tay khác của bạn để rửa, sau đó rửa sạch mặt trước của cơ thể bé.
  • Rửa sạch mặt sau của cơ thể bé.
  • Sau khi tắm sach sẽ cho bé, nâng bé nhẹ nhàng và đặt bé vào một cái khăn khô. Thay tã sạch và quần áo cho bé.

Lưu ý:

  • —Không bao giờ rời khỏi phòng tắm vì lý do nào trong khi cho bé tắm.
  • Khi tắm em bé, luôn giữ cho căn phòng ấm áp.
  • —Hãy chắc chắn rằng máy nước nóng luôn cài đặt thấp hơn 120 độ và luôn luôn dùng tay để kiểm tra nhiệt độ bồn nước đầu tiên.
  • —Đối với trẻ nhỏ, sử dụng một chiếc khăn ở dưới đáy của bồn rửa hoặc bồn tắm vì vậy bé sẽ không bị trượt.
  • -Tránh gội đầu và tắm cho bé bằng xà phòng và dầu gội dành cho người lớn.
  • —Không dùng xà phòng để rửa mặt cho bé.
  • —Không lau bên trong tai của bé.
  • Trẻ không thích khuôn mặt bị che khuất, do đó, sử dụng một chiếc khăn để làm sạch vùng mặt của bé thật nhanh.
  • —Để lau mắt bạn hãy bắt đầu lau gần mũi, và lau bên ngoài.
  • Gội đầu cho bé thường xuyên hơn nếu em bé bị “cứt trâu » tích tụ trên da đầu.
  • Để chữa “cứt trâu”, xoa dầu em bé lên da đầu và để trong nửa giờ. Gội lại với dầu gội đầu, sau đó dùng lược chải những vảy đó ra. Rửa sạch lại đầu bé một lần nữa.
  • —Che đầu của em bé với một chiếc khăn ngay sau khi bạn đã làm xong phần gội đầu bé xong. Điều này sẽ giúp bé không bị lạnh..

NAPHASINTHU 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Những lưu ý khi chọn cũi cho bé yêu mẹ cần biết

Cũi cho bé cần chọn loại như thế nào mới an toàn và giúp bé ngủ ngon giấc? Mẹ nên tham khảo ngay các thông tin dưới đây để chọn cũi tốt nhất cho bé nhé.Cũi cho bé

Cách chọn cũi cho bé

Khi lựa chọn cũi cho bé, các bà mẹ và gia đình nên lưu ý một số quy tắc sau để bảo đảm an toàn:

1. Chiều cao của cũi

Bạn cần đảm bảo chắc chắn bé không thể leo hoặc trườn qua cũi. Vị trí đặt cũi cần bảo đảm tránh xa màn, cửa sổ, rèm cửa vì bé có thể leo trèo ra ngoài, nhoài người kéo, bám vào dẫn đến nguy cơ bị ngã. Bạn nên mua loại cũi có thể điều chỉnh từng nấc, khi mới sinh để nấc cao nhất, khi biết lẫy để vào nấc giữa, khi tập đi chuyển xuống đáy.

Cũi cho bé
Mẹ nên tránh đặt cũi ở cạnh cửa sổ vì không an toàn cho bé

2. Tiêu chuẩn an toàn khi chọn mua cũi

Các tiêu chuẩn như không được có các góc nhọn, các mép không sắc cạnh, kiểm tra các chi tiết như ốc vít, khoảng rộng giữa các thanh vừa phải bé không thể lọt tay, chân qua khe hở và lưu ý về cũi phải vững chắc, độ cân bằng, vật liệu thành cũi phải thật mịn tránh thô thám vì sẽ làm đau bé. Luôn luôn kiểm tra độ chắc chắn của chốt khóa trước khi bạn đặt bé ngồi chơi trong cũi.

Cũi cho bé
Các tiêu chuẩn như không được có các góc nhọn, các mép không sắc cạnh

3. Bên trong cũi

Khi sử dụng nệm, nên dùng loại vừa vặn với cũi cho bé, tránh để bé nghịch và kéo nệm ra khỏi cũi. Sử dụng một chiếc nệm phẳng và không sử dụng đệm mềm, đệm nước để giảm rủi ro mắc chứng đột tử đột ngột ở bé sơ sinh và ngăn chặn nghẹt thở, bạn nên đặt bé nằm ngửa trên. Lưu ý mặt cạnh của cũi và nệm nếu có khoảng cách cũng có thể làm bé bị kẹt chân, tay.

Tuyệt đối không để thú nhồi bông, vật liệu đồ chơi, ga vào trong cũi vì nhưng vật này có thể phủ lên mặt gây nghẹt thở cho bé. Loại bỏ tất cả các vật liệu bằng nhựa ra khỏi cũi. Không sử dụng túi nilon bao bọc quanh nệm, túi nhựa là một tác nhân nguy hiểm, có thể phủ kín mặt bé.

Cũi cho bé
Tuyệt đối không để thú nhồi bông, vật liệu đồ chơi, ga vào trong cũi vì nhưng vật này có thể phủ lên mặt gây nghẹt thở cho bé.

Ngay khi đảm bảo các cũi đã thật sự an toàn cho bé, thỉnh thoảng bạn cũng nên kiểm tra tư thế ngủ để chắc chắn biết bé nằm ngửa. Tốt nhất là cũi cho bé nên đặt ngay sát bên cạnh giường bố mẹ để tiện theo dõi. Theo một nghiên cứu thì tư thế ngủ đúng ở các bé sơ sinh có thể giúp đẩy lùi tới 70% các ca tử vong. Với bé sơ sinh, nên sử dụng tấm chăn mỏng, quấn quanh và chỉ cao bằng ngực bé.

Cách đóng cũi cho bé

Tự làm cũi cho bé không chỉ đơn giản là tiết kiệm tiền mà còn bởi cha mẹ cũng muốn tặng con một món quà kỷ niệm đặc biệt. Và có một đôi vợ chồng đã dành 4 tiếng đồng hồ và chi hơn 800 nghìn đồng để tự chế cho con một chiếc cũi làm từ những ống nước nhựa.

Cũi có chiều dài 180cm và chiều rộng 120cm, quây vừa vặn chiếc đệm ở góc nhà. Chiếc cũi vừa là nơi vui chơi, vừa là chỗ ngủ an toàn cho con gái 6 tháng tuổi của cặp vợ chồng.

Chia sẻ về ý tưởng này đôi vợ chồng cho biết: “Bố mẹ tự làm đồ chơi cho con ý nghĩa hơn đi mua. Chiếc cũi làm từ ống nước đẹp và an toàn cho bé. Cũi rất chắc chắn, hơn nữa trọng lượng bé nhẹ nên không thể xô đổ được. Các bố mẹ có thể trải ga có họa tiết đẹp lên đệm; cũi sơn màu hoặc trang trí tùy thích”.

Theo bà mẹ trẻ, nếu đầy đủ dụng cụ, chiếc cũi sẽ được hoàn thành trong khoảng thời gian 6-8 tiếng. Nếu có sự trợ giúp thì chiếc cũi chỉ mất trên dưới 4 tiếng hì hụi. Dưới đây là cách làm cũi bằng ống nước:Cũi cho bé

♦ Chuẩn bị

  • 9 ống phi 27
  • 4 ống phi 49
  • 8 khúc cong (phần nối 4 khúc cua trên và 4 khúc cua dưới).

♦ Thực hiện

  • Dùng máy khoan các lỗ có khoảng cách đều nhau trên thân các ống phi 49
  • Cắm các ống phi 27 vào từng lỗ này
  • Dùng ống cong để nối 8 góc trên và dưới vào nhau (có thể dùng keo dính dán vào cho chắc chắn).

Cuối cùng làm mua thêm 1 tấm đệm đẹp vừa vặn, sắm đồ chơi cho con. Vậy là có chiếc cũi cho bé hoàn hảo rồi đúng không nào! Quá đơn giản với những ông bố khéo tay hay làm!

[inline_article id=33120]

Cũi cho bé là vật sẽ đồng hành cùng trẻ trong suốt những năm đầu đời, vì vậy mẹ nên lựa chọn kỹ càng và luôn dọn dẹp cũi để đảm bảo an toàn cho giấc ngủ của bé yêu nhé.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chăm sóc bé sinh đôi – mẹ cần chuẩn bị gì

1. Trang bị kiến thức về sinh đôi:
Ngay từ khi biết tin mình mang song thai, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu về mọi thông tin về sự kiện này. Bạn có thể tham khảo từ người thân, sách báo, internet, hoặc tìm tới những lớp tiền sản.

Hơn thế, bạn hãy hỏi những phụ nữ đã từng nuôi con sinh đôi, họ có thể sẽ là một kho kiến thức mà bạn có thể tận dụng và học hỏi.

2. Chuẩn bị đủ vật dụng cho bé sinh đôi:
Những đồ dùng cần thiết, như: quần áo, yếm nhỏ, vớ tất, nón, khăn tắm, bình sữa,…hãy mua theo cặp. Bạn hãy đảm bảo điều này được hoàn tất trước khi các con ra đời. Lúc hai bé sinh ra, bạn sẽ chẳng còn thời gian để sắm sửa nữa đâu. Bạn sẽ cần mua nhiều bỉm, tã, khăn xô cho hai bé để dự trữ.

Tuy nhiên, có con sinh đôi không có nghĩa là đồ dùng nào bạn cũng phải mua 2 chiếc. Hãy bắt đầu bằng phòng dành cho trẻ. Khi mới sinh, bạn không cần phải sắm tận 2 chiếc cũi. Bé sinh đôi mới sinh có thể ngủ trong cùng 1 chiếc cũi. Thực tế bé có thể ngủ ngon hơn khi có người khác ngủ cùng. Ngoài ra, bạn có thể chỉ cần mua 1 chiếc bàn ăn hay 1 chiếc thảm trải cho bé chơi. Những đồ vật khác như ghế ngồi trên oto dành riêng cho bé, ghế ngồi ăn nên mua theo cặp.

Chăm sóc bé sinh đôi - mẹ cần chuẩn bị gì
Sinh đôi là một niềm vui lớn nhưng sẽ kéo theo nhiều khó khăn mà mẹ cần phải chuẩn bị sẵn sàng.

3.Cho  bé sinh đôi bú:
Nhiều chị em lo lắng rằng làm thế nào để có một nguồn sữa dồi dào đủ cho cả hai bé bú. Con bú càng nhiều thì sữa càng về nhiều, chính động tác bú của con sẽ kích thích sữa mẹ được tiết nhiều hơn.

Sữa mẹ rất tốt cho bé, cho cả hai con bú sữa mẹ là một suy nghĩ và hành động rất đúng đắn. Các chuyên gia y tế cho rằng, chị em nên luyện cho hai bé bú mẹ cùng một lúc. Điều này giúp cho hai bé có được giờ ăn uống cùng lịch, giúp bà mẹ đỡ bận rộn, tiết kiệm được thời gian của mình. Đổi bên luân phiên cho hai bé để các bé được thích nghi, thay đổi với vị trí mới.

4. Dinh dưỡng cho mẹ:
Để có một nguồn sữa dồi dào cho con thì việc bổ sung dinh dưỡng cho người mẹ là rất cần thiết. Bạn nên ăn thoải mái những gì mình thích trừ chất kích thích, gia vị cay chua. Thực đơn hàng ngày càng đa dạng càng tốt: Từ thịt cá, trứng, hoa quả…

Bên cạnh đó bạn có thể uống sữa ấm đều đặn hàng ngày cũng có thể khiến sữa về nhiều và bản thân cũng khỏe mạnh.

5. Cần đến sự giúp đỡ của mọi người:
Bạn không nên ôm đồm mọi việc vào người bởi một mình bạn khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ trông 2 bé sinh đôi một cách hoàn mỹ. Bạn hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh: ông bà, cha mẹ, anh chị em, chồng mình kể cả những bác hàng xóm tốt bụng.

Bạn sẽ thấy khi có sự giúp đỡ của mọi người xung quanh thì việc chăm hai bé nhà bạn sẽ đơn giản đi phần nào. Bạn sẽ có thêm thời gian dành cho bản thân: một giấc ngủ ngắn, tắm vòi hoa sen mát-xa cơ thể, uống một cốc trà nóng chẳng hạn.

6. Tập cho các con có giờ ngủ giống nhau:
Thói quen này không chỉ tốt cho bé mà còn tốt cho cả bạn. Bé sẽ được ngủ thoải mái, không bị đánh thức dậy bởi người anh em của mình đang o oe bên cạnh. Bạn sẽ được nghỉ ngơi, nhâm nhi cốc café trong tĩnh lặng.

Bạn hãy tập dần cho con, có thể là hàng ngày bạn đọc truyện, hát cho con nghe… dần dần chúng sẽ trở thành những tín hiệu báo thức cho bé: “Đến giờ ngủ rồi các con”. Bên cạnh đó bạn hãy sắp xếp một phòng thật thoáng đãng, ấm áp, yên tĩnh cho hai bé, một không gian như vậy sẽ khiến bé khó cưỡng được sự hấp dẫn của giấc ngủ.

Cuối cùng là bạn hãy thoải mái, thả lỏng cơ thể để đón nhận những ngày chăm sóc con sinh đôi. Bạn hãy yên tâm rằng, với những sự cố gắng của bạn, của gia đình bạn, hai bé sẽ khỏe mạnh, ngoan ngoãn.

TT

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bé 6 – 9 tháng tuổi: Cách giúp bé ngủ ngon vào ban đêm

Cách giúp bé ngủ ngon vào ban đêm, bạn đã biết chưa? Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo nhé!

Giấc ngủ ngon rất quan trọng với bé

Giấc ngủ ngon đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều rất quan trọng để cơ thể khỏe mạnh, phát triển chiều cao.

Cách giúp bé ngủ ngon vào ban đêm

Cách giúp bé ngủ ngon vào ban đêm trước tiên là bạn nên tập cho bé đi ngủ đúng giờ. Những “thủ tục” thư giãn trước giờ đi ngủ (đi tắm, kể chuyện, bú sữa, đánh răng, hát ru) sẽ giúp tinh thần bé thư thái, ổn định và hiểu được đã đến lúc lên giường ngủ.

cách giúp bé ngủ ngon vào ban đêm

Đặt bé vào giường/nôi khi bé đã buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Trong những giai đoạn của giấc ngủ, tất cả chúng ta cũng hay thức giấc giữa đêm. Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ được dỗ ngủ bằng một nguồn an ủi nào đó thì khi thức dậy vào giữa đêm bé sẽ tìm đến nguồn an ủi đó để ngủ trở lại. Ví dụ như nhiều bà mẹ có thói quen dỗ ngủ cho bé bằng cách cho ngậm ti, vì thế khi bé thức giấc giữa đêm sẽ chỉ có ti mẹ mới khiến bé ngủ tiếp được. Thói quen này không tốt vì sẽ khiến bé không tự điều khiển được giấc ngủ của mình. Do đó, có một cách giúp bé ngủ ngon vào ban đêm khác tốt hơn, đó là bạn nên đặt bé nằm vào giường hoặc nôi khi bé đã buồn ngủ nhưng vẫn thức để bé học cách tự dỗ mình vào giấc ngủ. Đây cũng là cách giúp bé ngủ ngon vào ban đêm.

[inline_article id=82681]

“Biện pháp” khi bé phản đối: Bạn lên kế hoạch những việc cần làm nếu bé cứ khóc lóc trong khi tự dỗ mình ng, cụ thể như để bé ngủ ngon, bạn có thể xoa lưng, vỗ về, thủ thỉ nói chuyện khiến bé bình tâm trở lại và để bé tự ngủ.

Bạn cũng không nên quá lo lắng hoặc quan tâm khi bé khóc quấy trước lúc ngủ trừ những trường hợp bất thường (đói, đau bụng, sốt…). Đôi khi sự hiện diện thường xuyên của người lạ sẽ làm bé khó tập trung dẫn đến khó ngủ. Lúc này, bạn hãy tạo không gian quen thuộc, không có người lạ để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn nhé!

MarryBABY

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách tắm bé sơ sinh

Để việc tắm bé sơ sinh dễ dàng và thuận lợi, bạn nên chuẩn bị kỹ những bước sau:

Trước khi tắm

  • Chuẩn bị sẵn những vật dụng: nước ấm, thau tắm, khăn lông, khăn sữa mềm, bông gòn, một bộ quần áo, tã, dầu khuynh diệp, nước muối sinh lý, phấn thoa, tăm bông vệ sinh tai, nón, vớ bao tay/chân. Trải khăn lông ra giường để sẵn sàng lau khô bé sau khi tắm xong.
  • Đảm bảo nhiệt độ trong phòng ấm áp, dễ chịu. Đổ vào thau chừng 5cm nước ấm, thử độ nóng của nước bằng cách nhúng cổ tay hoặc khuỷu tay vào thau (tốt nhất trong khoảng 36°C – 38°C)
  • Sau khi mọi thứ đã sẵn sàng, hãy cởi quần áo bé. Lưu ý tư thế bồng bé: dùng một tay nâng đầu, gáy và vai bé, tay kia nâng người bé từ từ đặt vào thau nước. Việc tắm bé sơ sinh nên thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận.
Cách tắm bé sơ sinh
Bạn nên tìm hiểu kỹ cách tắm cho bé đúng cách

Tắm bé

  • Dùng bông gòn thấm nước ấm lau sạch mí mắt, khóe mắt (chùi sạch ghèn) theo hướng từ trong ra ngoài.
  • Bạn có thể gội đầu bé một hoặc hai lần một tuần. Để gội đầu bé, bạn cho bé vào thau nước trong tư thế nửa nằm nửa ngồi, tay bạn vòng sau lưng bé giữ chặt nách và cánh tay bé, phần cánh tay bạn nâng đỡ vai, gáy và đầu bé. Dùng tay kia khoát nước lên đầu bé (tránh để nước bắt vào mắt, tai bé). Sau đó, dùng khăn khô lau đầu, tóc bé để tránh nhiễm lạnh.
  • Dùng khăn sữa nhúng nước nhẹ nhàng lau mình bé từ đầu, mình đến chân. Rửa sạch từng phần cơ thể bé, lưu ý các khu vực: cổ, nách, kẽ ngón tay, háng, phần kín, hậu môn, khủy chân, kẽ ngón chân (tránh để nước vào rốn bé nếu bé vẫn chưa rụng rốn).
  • Sau khi tắm xong liền đặt bé vào khăn đã trải sẵn và lau khô khắp người. Dùng phấn thoa phần da có nếp gấp, bôi chút dầu khuynh diệp lên phần ngực, mỏ ác, lưng, lòng bàn tay/chân bé, mặc tã, quần áo, vớ tay/chân. Sau cùng, nhỏ nước muối sinh lý vào mắt, mũi và dùng bông tăm nhẹ nhàng lau chùi mũi và tai bé.

Những lưu ý khi tắm bé sơ sinh

  • Dù chỉ một giây cũng không được rời khỏi bé khi đang tắm bé để làm việc riêng: nghe điện thoại, mở cửa… Nếu cần, bạn nên dùng khăn quấn bé lại và ẳm theo bạn.
  • Không nhất thiết phải dùng xà bông để tắm cho bé vì nó sẽ khiến người bé trơn tuột, khó bồng. Khi bé lớn hơn một chút, có thể sử dụng dầu gội hoặc sữa tắm, nên chọn loại dành riêng cho bé, không gây kích ứng da. Không đổ trực tiếp sữa tắm lên da bé mà hãy hoà vào trong nước tắm
  • Đặt bé xa khu vực pha nước tắm tránh trường hợp phỏng nước sôi. Nên nhớ để bé vào trong nôi khi bạn mang thau tắm đi đổ.
  • Tắm bé mỗi ngày một lần để giữ vệ sinh cho bé. Nếu không tắm, bạn có thể lau người bé bằng khăn nhúng nước ấm.
  • Không nên ngâm bé quá lâu trong nước (chỉ nên tắm cho bé trong chừng 5 – 7 phút.)
  • Không nên tắm liền cho bé ngay sau khi bú xong.

MarryBABY

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

30 mẹo chăm sóc con trong 30 ngày đầu làm mẹ

Gợi ý cách bạn chăm sóc con

Trẻ sơ sinh chỉ có ăn, ăn và ăn. Ban đầu, gần như chắc chắn là mọi thứ sẽ khó khăn hơn bạn nghĩ. Từ đau núm vú cho tới những chốt cài áo ngực cứng đầu, việc chăm bé dường như nhấn chìm lấy bạn.

1. Phụ nữ tìm đến sự giúp đỡ có tỉ lệ thành công cao hơn. Hãy nghĩ đến những cách để bảo đảm sự thành công trước cả khi bạn sinh bé. Đơn giản nhất, nói chuyện với những người bạn đã có kinh nghiệm nuôi con, hỏi các bác sĩ nhi khoa hoặc tham gia vào các nhóm hỗ trợ bà mẹ nuôi con, là những điều bạn nên làm.

2. Tận dụng “tài nguyên” của bệnh viện. Bạn có thể học mọi thứ về nuôi con bằng sữa mẹ và cả cách chăm sóc con trước khi rời khỏi bệnh viện. Hãy hỏi bệnh viện phụ sản nơi bạn sinh bé xem liệu có các lớp hướng dẫn nuôi con hoặc bác sĩ tư vấn cách chăm sóc con hay không. Bạn hãy gọi y tá mỗi khi bạn sẵn sàng cho con bú và tranh thủ hỏi y tá những lời khuyên trong việc chăm sóc bé.

3. Chuẩn bị sẵn sàng. Tại nhà, khi nghe bé khóc đòi mẹ, bạn sẽ dễ dàng muốn vứt hết mọi thứ để cho bé bú. Tuy nhiên, bạn nên chăm sóc cho bản thân của bạn trước vì một người mẹ khỏe mạnh mới có thể chăm con tốt. Hãy rót cho mình một ly nước và một quyển sách hay tạp chí để đọc. Và còn một điều tế nhị nữa, hãy đi tiểu trước khi bắt đầu cho bé bú vì bạn nên biết rằng việc chăm sóc con, cụ thể là cho bé bú sẽ tốn kha khá thời gian đấy.

4. Hãy thử một miếng gạc ấm nếu ngực bạn căng sữa hoặc bị tắc sữa. Bạn cũng có thể thay bằng một miếng đệm nóng hoặc một chiếc khăn ẩm và ấm, nhưng bông trang điểm (thường được bán với các sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên) thì tốt hơn. Bạn hãy làm nóng miếng gạc hoặc bông trang điểm trong lò vi sóng và áp nó lên ngực bạn.

5. Nhiệt giúp tiết sữa, nhưng nếu ngực bạn bị đau sau khi cho con bú, hãy thử túi chườm lạnh. Hiệu quả rất nhiều.

6. Nếu bạn muốn tập cho bé bú bình, chỉ nên cho bé tập bú bình sau một thời gian cho bé bú bằng sữa mẹ, nhưng phải trước cột mốc 3 tháng. Theo nhiều chuyên gia thì trong khoảng từ tuần thứ 6 đến 8 là ổn. Tuy nhiên, nếu chẳng đặng đừng thì khi chăm sóc con, bạn cũng có thể tập cho bé bú bình sớm hơn, chẳng hạn mỗi ngày bú bình một lần từ khoảng tuần thứ 3 chẳng hạn.

♦Giấc ngủ

Trẻ sơ sinh thường ngủ đến 16 tiếng mỗi ngày nhưng chỉ trong những khoảng thời gian ngắn. Thế nên kết quả là bạn sẽ cảm giác như luôn trong tình trạng báo động và mất sức nhiều hơn bạn tưởng. Nên nhớ, cho dù bạn khỏe mạnh đến đâu thì cũng khó mà không thay tâm đổi tính khi thiếu ngủ.

Chăm sóc con: 30 mẹo trong 30 ngày đầu làm mẹ
Ngủ cùng giấc với bé là lời khuyên tốt nhất cho bạn khi chăm bé

Tránh giám sát đến mệt nhoài. Chỉ vì duy nhất một mục tiêu: chăm cho bé. Nhưng nếu bạn không ngủ đủ giấc, bạn sẽ hoặc thấy mệt mỏi và bực bội hoặc chỉ cảm thấy mệt. Tốt hơn hết là bạn chỉ nên dừng ở ngưỡng chỉ cảm thấy mệt thôi nhé.

8. Thay ca. Một đêm mẹ chăm bé, sau đó tới lượt cha của bé. Bằng cách này hay cách khác, cha và mẹ cần chia đều thời gian chăm sóc bé cho phù hợp để bảo đảm sức khỏe cho cả hai. Ví dụ bạn có thể thức đêm chăm bé rồi mới ngủ, còn chồng bạn có thể chăm bé vào buổi sáng khi bạn ngủ, và chợp mắt nghỉ sau đó khi bạn thức giấc.

9. Ngủ khi bé ngủ thật sự là lời khuyên tốt nhất cho bạn. Bạn nên bắt đầu tập ngủ sớm cùng giấc với bé.

10. Nếu bé của bạn khó ngủ thì sao? Hãy làm bất cứ gì có thể: cho bé bú hoặc đung đưa cho bé dễ ngủ, hoặc nếu cần bạn cũng có thể để bé ngủ trên ngực bạn hoặc trên xe hơi. Tốt nhất bạn đừng lo lắng gì về những thói quen xấu làm gì. Tất cả lúc này điều bạn cần làm là sự sống còn cho chính bạn.

♦Dỗ bé

Việc giải mã bé thật sự muốn gì trong những tuần đầu tiên thật sự rất khó khăn. Nhưng rồi bạn sẽ học được dựa vào việc thử và sai.

11. Chìa khóa để dỗ bé khóc quấy là bắt chước tử cung “dỗ dành” khi bé còn trong bụng mẹ. Bọc tã, suỵt, và đung đưa, cũng như cho bé bú và ẵm ngang người bé, có thể kích thích phản xạ làm dịu.

12. Mở nhạc. Hãy quên đi những mớ lý thuyết không rõ ràng rằng âm nhạc sẽ giúp trẻ thông minh hơn. Thay vào đó, khi chăm sóc con, bạn sẽ tập trung vào một thực tế là âm nhạc có khả năng dỗ bé.

13. Làm ấm mọi thứ. Tình trạng hăm tã có thể gây kích thích cho làn da nhạy cảm của bé. Để tránh gây kích động bé khi thay tã, bạn có thể dùng khăn giấy và bình bơm nước ấm để lau cho bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua máy làm nóng khăn bằng điện để sử dụng hàng ngày nếu bé của bạn nhạy cảm.

14. Bạn sẽ cần đến những “chiêu” khác nữa. Một bà mẹ đã bật mí độc chiêu “quỳ gối khom người ẵm bé vỗ vỗ vào lưng” đã giúp bé gái của cô nín khóc.

15. Ngâm nước để làm dịu. Nếu mọi cách đều thất bại và bé của bạn đã rụng dây rốn, hãy thử tắm nước ấm cùng với bé. Như thế, bạn cũng sẽ được thư giãn, và một bà mẹ khi đang thư thái có thể dỗ bé dễ dàng hơn.

“Lôi” cha bé vào cuộc

Khi bạn sinh bé, chồng bạn có thể bị “bỏ phí”. Điều này tùy thuộc vào bạn, hãy giao bé cho chồng và để anh ấy giúp bạn một tay, như những gì bạn đang làm.

16. Để mặc anh ấy với con. Nhiều ông bố lần đầu lên chức ngần ngại phải nhúng tay vào vì lo ngại sẽ làm sai và chịu cơn thịnh nộ của cô vợ mọi ngày dịu dàng bỗng thành sư tử. Tuy vậy, không có sai lầm thì không có thành công, do vậy mà các bà mẹ cần phải “cho phép” các đức lang quân gây những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh thay bạn, mà không chỉ trích họ.

Chăm sóc con: 30 mẹo trong 30 ngày đầu làm mẹ
Hãy để chồng chia sẻ việc chăm con cùng bạn

17. Đề nghị chồng tận dụng ngày phép ở công ty sau khi người thân trong gia đình đã “rút lui” khỏi việc giúp bạn chăm em bé. Như thế bạn sẽ có thể làm được nhiều việc hơn, và cũng có thời gian riêng tư bên bé hơn.

18. Chia sẻ công việc. Các ông bố hoàn toàn có thể gánh bớt việc cho bạn, chẳng hạn phụ trách phần dọn dẹp và đi siêu thị. Tất nhiên, chồng bạn cũng cần chăm bé giúp bạn một lúc nào đấy để các bà vợ có chút thời gian nghỉ ngơi và riêng tư.

19. Đừng quên rằng các ông bố nhiều cảm xúc. Bạn có thể gợi ý chồng bạn cởi trần và đặt bé lên ngực khi chợp mắt một chút. Có thể chồng bạn sẽ yêu tiếng nhịp tim hai cha con cùng đập chung đấy.

♦Giữ tinh thần thoải mái

Cho dù bạn dâng trào cảm xúc thế nào khi làm mẹ, nhưng việc liên tục đáp ứng cho nhu cầu của bé có thể rút cạn sức lực của bạn. Hãy tìm những cách để tự chăm sóc bản thân bằng cách hạ thấp kỳ vọng và tranh thủ những khoảng nghỉ ngơi ngắn ngủi.

20. Trước tiên, hãy bỏ qua những lời khuyên mơ hồ hoặc không mong muốn. Sau cùng thì chính bạn mới là cha mẹ của bé, vì thế chỉ có bạn mới có thể quyết định điều gì là tốt nhất khi chăm sóc con.

21. Quên đi việc nội trợ trong vài tháng đầu. Hãy tập trung vào việc làm quen và hiểu tâm ý bé yêu của bạn. Thế nên, nếu ai đó nói bạn rằng nhà dơ hay chồng chén chưa rửa, hãy mỉm cười và dúi vào tay họ khăn lau bụi hoặc chai nước rửa chén nhé!

22. Nhận sự giúp đỡ từ bất kỳ ai tốt bụng hoặc… tự nguyện “ướm lời”. Có nghĩa là nếu may mắn có một chị hàng xóm qua chơi và ngỏ ý sẽ giữ bé cho bạn tắm, đừng chần chừ mà không gật đầu đồng ý ngay!

23. Có nhiều người muốn giúp bạn nhưng không biết phải làm gì? Đừng ngần ngại nói cho mọi người biết chính xác bạn cần gì. Cả đời không dễ gì có cơ hội để bạn có thể sai mọi người làm việc này việc kia cho bạn đâu!

24. Nhưng đừng để mọi người làm những việc vặt, chẳng hạn như thay tã vốn chỉ tốn của bạn hai phút. Hãy để mọi người làm những việc tốn nhiều thời gian hơn như làm bếp, dọn dẹp nhà cửa, đi mua tã cho bé.

25. Tái “nối kết”. Để tránh cảm giác bị tách biệt khỏi thế giới, thỉnh thoảng bạn hãy một mình bước ra ngoài dạo phố, dù chỉ 5 phút cũng được.

♦Ra phố cùng bé

26. Dự phòng người hộ tống. Hãy chọn địa điểm cho chuyến du hành đầu tiên là một nơi công cộng, rộng rãi cùng với một bà mẹ giàu kinh nghiệm. Chỉ như vậy, bạn mới có được sự hỗ trợ cần thiết mà không phải bối rối khi lần đầu đi mua sắm với cục cưng của mình.

27. Nếu bạn chỉ có một mình, hãy đến những nơi có khả năng chào đón bé, như đọc sách ở thư viện hoặc tiệm sách.

28. Giữ tã của bé gọn gàng trong một chiếc túi. Không có gì tệ hơn khi bé cần đến việc chăm sóc con kịp thời thì bạn lại phải lục tung đồ mà kiếm tã cho bé.

29. Mang theo đồ dự phòng. Nếu bạn không muốn bị bắt gặp đang đi ngoài phố với bé yêu trên tay nhưng trên người dính đầy thứ mà ai-cũng-biết-là-gì-đấy của bé thì hãy luôn nhớ mang theo một bộ đồ dự phòng cho bạn trong túi tã của bé.

30. Cuối cùng, “phóng lao thì theo lao”. Hãy giữ các kế hoạch của bạn đơn giản và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hủy chúng bất kỳ lúc nào.

Bạn hãy nhớ rằng mọi người đều có thể vượt qua thì bạn cũng làm được. Chẳng bao lâu rồi bạn sẽ được tưởng thưởng bằng nụ cười đầu tiên của bé yêu, và điều đó sẽ bù đắp cho tất cả những chuyện chăm sóc con làm bạn “đau cả điền” ban đầu.

Bạn không cần là một bác sĩ, một kỹ sư mới có được một gia đình hạnh phúc. Luôn có những bí quyết đơn giản để tạo ra cảm giác thoải mái, vui tươi cho cả gia đình, đặc biệt là cho con yêu của bạn. Bí quyết nằm ở cách chăm sóc con mà bạn áp dụng.

Giai đoạn nuôi con nhỏ, các mẹ cảm thấy thật vất vả với việc ăn ngủ của con. Có khi con không chịu ăn, bón vào là nhè ra, rồi có những lúc khi mọi người an giấc thì con cứ ngọ nguậy đùa giỡn. Vậy làm cách nào để bé ăn ngon ngủ ngoan?

Mẹo chăm sóc con ăn ngon ngủ ngoan

Hiểu thế nào về giấc ngủ của trẻ sơ sinh?

  • Ngủ là từ chỉ trạng thái tâm lý nên không thể ép trẻ ngủ theo ý mẹ được. Mẹ chỉ có thể tạo điều kiện thoải mái để đưa con vào giấc ngủ mà thôi.
  • Miếng ăn giấc ngủ là hai phạm trù đi liền nhau:

Nếu mẹ cho trẻ ăn vặt liên tục, con sẽ không no. Điều này gây ngủ vặt khiến trẻ hay mệt mỏi, dẫn đến khẩu vị kém đi và dần dà ăn không ngon, không dinh dưỡng cho bé.

Với những bé không có nhu cầu ăn đêm nhưng mẹ thấy con giật mình thức dậy ban đêm, mẹ lại cho ăn. Khi con ăn no đêm rồi, sáng ra không thấy đói và lại ăn ít, sinh ra ăn vặt và ngủ vặt như thế sẽ quay về vòng lẩn quẩn như trên.

Mẹo chăm sóc con ăn ngon ngủ ngoan
Chăm sóc con như thế nào để bé ăn ngon, ngủ ngoan luôn là nỗi lo lắng của ba mẹ

Giải pháp cho vần đề ăn ngủ của con
Về cơ bản, có thể hiểu nôm na rằng: “Bé ăn ngon thì bé sẽ ngủ ngon”. Mẹ nên cho con ăn đúng giờ, 3 bữa chính và 2 bữa phụ cách bữa chính ít nhất 2 tiếng với sữa hoặc chế phẩm từ sữa để giúp con no đủ, dễ đi vào giấc ngủ ngon.

Giấc ngủ là tiền đề cho sự phát triển trí não và tinh thần của trẻ. Nếu ban ngày trẻ ngủ đủ giấc, ban đêm bé cũng sẽ dễ đi vào giấc ngủ ngon và sâu mà không khóc quấy.

Mẹ nên lên “dây cót” đồng hồ sinh học của bé, để bé có thói quen ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc cũng là một cách trẻ tự giải quyết vấn đề. Nếu mẹ làm được như thế, con sẽ ăn ngon ngủ ngoan ngay thôi.

Thời gian ngủ ban ngày theo từng độ tuổi của con

  • Bé dưới 2 tháng: Trên 4 giờ ngủ ban ngày
  • Bé 3 – 4 tháng: Từ 3 – 4 giờ ban ngày
  • Bé 5 – 8 tháng: Từ 2 – 3 giờ ngủ ban ngày. Độ tuổi này không nên cho bé ngủ hơn 3 giờ vào ban ngày
  • Bé từ 9 – 11 tháng: 2 giờ ngủ ban ngày
  • Bé từ 12 – 24 tháng: Từ 1 – 2 giờ ngủ ban ngày
  • Bé từ 24 tháng trở đi: Chỉ nên ngủ 1 giờ vào ban ngày

Lịch ăn uống của con

  • Bé dưới 4 tháng: 5-8 cữ sữa. Mỗi cữ khoảng 120ml
  • Bé từ 4 – 6 tháng: 4-5 cữ khoảng 150ml sữa. Với bé trên 6kg, chỉ cho dùng 4 cữ sữa mỗi ngày. Độ tuổi này mẹ có thể tập cho bé ăn dặm. Khi cho con ăn dặm, nên ăn thêm cữ sữa liền sau buổi ăn dặm này.
  • Bé 6 – 9 tháng: 4 cữ cả dặm cả sữa, trong đó 1 suất ăn dặm gộp với sữa thành 1 bữa, ăn dặm sau ăn sữa trước.
  • Bé từ 9-14 tháng: 3 cữ sữa 180ml + 1 bữa ăn dặm hoàn chỉnh với 5 nhóm thực phẩm luân phiên 7 ngày trong tuần, thành những phần nhỏ trong bữa.
  • Bé trên 14 tháng: 3 cữ chính, có thể dùng thức ăn theo thực đơn của gia đình, và 2 cữ sữa phụ.

Linh Lan

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Khóc dạ đề bao lâu thì hết? Cách chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

Một trong những phiền toái mẹ gặp phải là tình trạng trẻ sơ sinh khóc dạ đề, khóc mãi không nín. Tình trạng này không chỉ khiến người lớn phiền lòng mà còn cảm thấy lo lắng. Vậy khóc dạ đề bao lâu thì hết? Nếu bé cưng nhà bạn đang ở trong trường hợp này, hãy cùng đọc bài viết của MarryBaby để bỏ túi những mẹo chữa khóc dạ đề hiệu quả nhé.

Khóc dạ đề là gì?

Khóc dạ đề hay còn gọi là hội chứng quấy khóc, là hiện tượng trẻ sơ sinh (trong giai đoạn từ 2-3 tuần đến 3 tháng tuổi) quấy khóc nhiều giờ liền và khóc thét theo từng cơn. Hiện tượng này thường xuất hiện vào các khung giờ như buổi chiều, tối hoặc ban đêm và lặp đi lặp lại nhiều lần.

Theo một nghiên cứu, ở các nước phương tây, trẻ em khóc dạ đề xảy ra với tỷ lệ 1/5. Hiện tượng này kéo dài không chỉ làm cha mẹ phiền lòng mà thậm chí còn khiến nhiều người cảm thấy bất lực, thậm chí trầm cảm vì trẻ khóc không nín.

Khóc dạ đề bao lâu thì hết? Dấu hiệu nhận biết trẻ khóc dạ đề

Trẻ khóc dạ đề bao lâu

Làm sao để mẹ biết rằng bé yêu đang khóc dạ đề chứ không phải là quấy khóc thông thường do đói, khó ngủ, hoặc bị đau ở một chỗ nào đấy? Trẻ khóc dạ đề bao lâu? Một số dấu hiệu sau đây giúp mẹ có thể nhận biết:

  • Trẻ khóc kèm với hành động trăn trở, khó chịu, cáu gắt, ngủ không yên giấc.
  • Trong cơn ngủ, trẻ giật mình, khóc thét lên như có ai đó làm con đau hoặc như theo quan niệm của dân gian là “bị ai đó trêu”.
  • Khóc thét lên đến ưỡn người, trán đẫm hồ hôi, da dẻ tái nhợt hoặc đỏ ửng lên.
  • Khi trẻ khóc, 2 tay con nắm chặt, đầu gối co quắp lên bụng, lưng cong, bụng cứng, oằn người như con tôm rất đáng sợ.
  • Trẻ khóc dạ đề ăn ngủ kém, bú ít, chán ăn, một số bé còn bỏ bú trong quãng thời gian này.
  • Khóc dạ đề bao lâu thì hết? Tình trạng trẻ khóc kéo dài có thể là nhiều hơn 3 giờ/ngày, diễn ra trong 3 ngày hoặc nhiều hơn 1 tuần hoặc mức độ cao hơn là khóc hơn 3 tuần/tháng. Như vậy, với thắc mắc khóc dạ đề bao lâu thì hết, có thể là khoảng thời gian trên nhé mẹ.

Vì sao trẻ khóc dạ đề?

khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia về trẻ em, cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có minh chứng khoa học nào giải thích nguyên nhân của chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh.

Trên thực tế, một số trẻ ban ngày rất ngoan, chịu ăn và chịu chơi. Nhưng cứ đến chiều tối bé bắt đầu khóc và cho dù mẹ làm cách nào con cũng không nín. Điều này làm cho nhiều mẹ thắc mắc rằng tại sao con ngoan mà tới tối lại quấy như vậy. Một số người tâm linh còn nghĩ rằng con bị ma quỷ trêu nên khóc. Vậy nguyên nhân do đâu trẻ khóc dạ đề?

Nhiều người cho rằng hiện tượng khóc dạ đề là do trẻ hệ tiêu hóa còn non yếu nên thường xảy ra các vấn đề như nhu động ruột dẫn tới đau bụng từng cơn. Khi trẻ lên cơn đau bụng sẽ khóc thét lên và hết cơn thì ngừng.

Một số trẻ khóc dạ đề có thể do hệ thần kinh của bé phát triển chưa ổn định. Vậy nên việc bị kích thích quá mạnh như ban ngày nô đùa nhiều có thể khóc dạ đề.

Trường hợp khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh cũng xảy ra với những bé còi xương, suy dinh dưỡng. Bởi vì với những trẻ như thế này khả năng thích ứng còn yếu, dễ bị những kích thích bên ngoài làm cho sợ hãi.

Phân biệt khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh và các chứng khóc đêm thông thường

Phân biệt khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh và các chứng khóc đêm thông thường

Mẹ lưu ý rằng một số trẻ có thể khóc đêm không phải là chứng khóc dạ đề mà do một số lý do khác như:

  • Trẻ tới thời kỳ mọc răng, ngứa và đau lợi, sốt.
  • Quần áo, tã bỉm mẹ mặc cho trẻ quá chật khiến cho bé nằm không thoải mái, bị đau, gây ra quấy khóc.
  • Trẻ bị đói hoặc khát sữa cũng là một trong những lý do khiến bé khóc mà không chịu nín.
  • Trẻ khóc nhiều, khóc không nín cũng có thể do cơ thể có vấn đề bất ổn như bị đau ở một chỗ nào đó. Mẹ cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ, nếu con sốt hoặc có vấn đề về tiêu hóa như nôn ói, tiêu chảy thì cần phải đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và phát hiện bệnh.
  • Ăn quá no cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khóc vì con cảm thấy nặng bụng, ậm ạch khó chịu.
  • Khóc nhiều trong đêm cũng có thể do con không được ngủ một giấc trọn vẹn hoặc con khó ngủ vì không cảm thấy thoải mái như quá nóng hoặc quá lạnh, tã bỉm ướt…

Mẹo chữa khóc dạ đề

Mẹo chữa khóc dạ đề với trầu không

Trẻ sơ sinh khóc dạ đề không những ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ và sức khỏe của trẻ, mà còn làm cho các thành viên trong gia đình cảm thấy mệt mỏi, bực bội, thậm chí stress (đặc biệt là người mẹ). Vậy cách chữa khóc dạ đề như thế nào để cho bé ngoan và ngủ ngon mỗi đêm?

Đây là những mẹo chữa khóc dạ đề mà ông bà chúng ta đã áp dụng từ rất lâu. Mặc dù những cách làm này chưa được khoa học chứng minh tính hiệu quả, nhưng nhìn chung chúng vô hại. Vì vậy, tiếc gì mẹ không thử cho con.

♥ Chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh bằng búp lá chè non

  • Búp lá chè non (khoảng 3 búp), đem rửa thật sạch và để khô.
  • Sau đó mẹ đặt vào rốn của bé và dùng băng y tế hoặc băng rốn sơ sinh băng lại.

Lưu ý: Thực hiện chữa mẹo bằng búp lá chè non người mẹ phải tự tay mình đặt nhúm trà ấy vào rốn bé. Sau một vài ngày thực hiện cách chữa khóc dạ đề này mẹ sẽ thấy hiện tượng con khóc đêm giảm hẳn và chấm dứt.

♥ Chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Dùng lá trầu không chữa khóc dạ đề trẻ sơ sinh cũng được cha ông ta áp dụng nhiều. Vì loại lá quen thuộc này rất lành tính và có thể sát khuẩn, kháng viêm.

Mẹ hãy lấy một nắm lá trầu không và hơ ấm qua lửa, sau đó đặt vào rốn trẻ và băng lại.

Lưu ý: Mẹ chỉ hơ ấm và kiểm tra nhiệt độ bằng cách đặt vào mặt trong của cánh tay để kiểm tra nhiệt độ. Tuyệt đối không hơ nóng có thể gây bỏng da non của trẻ. Chỉ áp dụng với rốn đã rụng và không có dấu hiệu nhiễm trùng rốn.

[inline_article id=177424]

♥ Chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh bằng cỏ

Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh bạn cũng có thể dùng loại lá cỏ mọc thấp xung quanh giếng, hoặc một ít gốc rơm rạ dùng để lót ổ gà, sau đó đặt dưới chiếu chỗ giường mẹ và bé nằm.

Lưu ý: Chữa mẹo bằng cỏ hoặc rơm rạ như thế này người thực hiện không được để mẹ đứa trẻ biết, nếu không sẽ mất tác dụng chữa khóc dạ đề trẻ sơ sinh. Theo kinh nghiệm dân gian, thực hiện cách này 1–2 lần là con sẽ hết chứng khóc đêm.

♥ Chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh bằng thân cây trúc

Cây trúc, một số nơi có thể gọi theo những cách khác như trúc đùi gà trúc hoặc quan âm, mẹ dùng 3 đoạn thân cây lén đặt chỗ bé ngủ.

Lưu ý: Lúc làm việc này mẹ tuyệt đối không để cho trẻ hoặc bất kỳ ai biết nhé. Việc này sẽ hiệu quả nếu áp dụng đúng từ 1-2 lần.

Mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh khóc dạ đề

Mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh khóc dạ đề

Để tình trạng trẻ sơ sinh khóc dạ đề có thể khắc phục và được cải thiện, mẹ hãy chú ý một số vấn đề nhỏ sau:

  • Mỗi chiều tối đến, mẹ hãy ở cạnh con, ôm ấp, vỗ về để trẻ cảm nhận được hơi ấm từ người mẹ và thấy yên tâm vì được dỗ dành.
  • Mẹ cần chú ý tới trang phục của con. Hãy mặc cho trẻ những bộ quần áo thoải mái, thay bỉm thường xuyên để con luôn được khô ráo.
  • Tạo cho bé không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái với nhiệt độ phù hợp, tránh tiếng ồn và ánh sáng.
  • Ban ngày, không nên cho trẻ nô đùa nhiều hoặc chơi trò chơi rung lắc, cảm giác mạnh.
  • Trẻ sơ sinh nên được bú thường xuyên, tuy nhiên cũng chú ý không cho con ăn quá no sẽ sinh ra khó ngủ và quấy khóc.

Hy vọng bài viết khóc dạ đề bao lâu thì hết sẽ giúp bố mẹ cải thiện tình trạng này ở trẻ, giúp bé ngủ ngon và lớn nhanh.