Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Khi nào dùng tã quần cho bé? Mẹ ơi ghi nhớ lịch này nhé!

Tã giấy là một sản phẩm quen thuộc không thể thiếu trong quá trình nuôi trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đến khi bé bước sang giai đoạn mới thì loại tã này không còn phù hợp nữa. Bạn có biết khi nào dùng tã quần cho bé chưa?

Tã quần cho bé là một người bạn đồng hành trong quá trình chăm con trẻ. Và chăm sóc bé con ở giai đoạn nào cũng là một thử thách đối với các mẹ. Chỉ riêng chuyện chọn loại tã nào cho phù hợp với từng độ tuổi của bé thôi cũng là cả một vấn đề mà không phải mẹ nào cũng rành.

tã quần cho bé

Nhiều mẹ lựa chọn sử dụng tã dán hoặc miếng lót trong 3 tháng đầu đời. Tuy nhiên, khi bé phát triển hơn thì dùng tã dán dễ bị tuột, tràn do bé có các cử động mạnh. Đây chính là lúc mẹ cần một sản phẩm khác có thể thích nghi được với sự hiếu động của trẻ và vẫn duy trì được khả năng thấm hút mồ hôi trộm để bảo vệ bé con khỏi chứng cảm lạnh, ngứa ngáy, khó ngủ.

Vậy sản phẩm nào có thể thay thế tã dán ở giai đoạn này? Đó chính là tã quần cho bé mẹ ạ. Song loại tã quần nào mới đáp ứng được sự các yêu cầu đó của trẻ? Mẹ hãy cùng MarryBaby khám phá loại tã quần tuyệt vời này để chăm sóc giấc ngủ của bé tốt hơn nhé.

Tã quần là gì? Tã quần cho bé có gì khác với tã dán?

Sự khác nhau cơ bản nhất giữa hai loại tã này chính là ở cấu tạo. Tã dán có thiết kế phần hông rời, khi dùng cho trẻ mẹ phải dán hai đầu tã bên hông lại với nhau mới tạo thành một khối hoàn chỉnh, ôm khít lấy phần eo của bé để giữ chất thải.

Trong khi đó, thiết kế của tã quần đã hoàn chỉnh như một chiếc quần, mẹ chỉ cần xỏ hai chân bé vào hai ống rồi kéo lên như mặc quần là được.

Cả hai loại tã đều cần thiết cho trẻ nhỏ, song mỗi loại lại phù hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau của bé con. Cụ thể như thế nào mẹ hãy theo dõi ở phần tiếp theo nhé.

Khi nào dùng tã quần cho bé?

Theo các chuyên gia, độ tuổi phù hợp nhất để mẹ chuyển từ việc dùng tã dán sang dùng tã quần cho trẻ là khi bé bắt đầu bước sang tháng tuổi thứ 3.

Ở tháng thứ 3, bé có sự phát triển rõ rệt, con mũm mĩm hơn và thân người trông cũng dài hẳn ra. Cân nặng trung bình của trẻ lúc này ở khoảng 5,2kg-6,6kg đối với các bé gái và 5,7-7,2kg đối với các bé trai.

Bé con bắt đầu tập lẫy, vì vậy con thường xuyên có các hoạt động như lật người, chân, tay khua khoắng liên tục. Mặc dù sức đề kháng của bé đã tốt hơn so với 2 tháng đầu đời nhưng vẫn còn non nớt và con vẫn dễ bị ốm vặt như cảm cúm, ngủ kém, sổ mũi.

Dinh dưỡng của trẻ lúc này vẫn hoàn toàn là sữa mẹ. Mặc dù số lần bú của bé sẽ ít hơn giai đoạn trước khoảng 5-6 lần/ngày nhưng số lượng sữa mỗi lần bú lại nhiều hơn khoảng 120-210ml/lần bú. Do vậy, mặc dù số lần bé đi tè và thải phân ít hơn giai đoạn trước nhưng ngược lại mỗi lần đi vệ sinh, bé sẽ thải ra khối lượng phân cũng như nước tiểu nhiều hơn.

Với sự phát triển ở 3 tháng tuổi như vậy nên tã dán đã không còn đáp ứng được các nhu cầu của trẻ lúc này. Bởi vì thiết kế của tã dán dễ bị bong khi bé hoạt động úp, lật và đạp chân liên tục. Trong khi đó, khối lượng chất thải mỗi lần bé thải ra nhiều hơn sẽ tạo áp lực lớn lên tã làm miếng dán hai bên hông dễ bị bung ra và chất thải bị tràn ra ngoài.

Đó chính là lý do mẹ cần phải đổi tã cho con và tã quần là sản phẩm đáp ứng được kích thước cơ thể, nhu cầu đựng chất thải và độ chắc chắn, đảm bảo có thể “chống chọi” với mọi hoạt động của bé ở giai đoạn này.

Song, chỉ như thế thôi chưa đủ. Cũng như tã dán ở giai đoạn trước, tã quần ở giai đoạn này cần phải đảm bảo thông thoáng và thấm hút mồ hôi trộm tốt để mang đến cho bé cảm giác dễ chịu cả ngày, không bị hăm ngứa, ngủ không ngon giấc hoặc ốm vặt do mồ hôi trộm.

Vậy loại tã quần đó là loại nào? Mẹ hãy khám phá ngay loại tã quần tuyệt vời dành cho bé cùng MarryBaby nhé.

Tiêu chí chọn tã quần cho bé yêu

Một chiếc tã quần tốt nhất cho trẻ giai đoạn tập lẫy, bò cần đảm bảo các tiêu chí này mẹ nhé.

Thấm hút: Chiếc tã phải có khả năng thấm hút vượt trội để giúp hút và giữ lượng chất thải nhiều hơn trong mỗi lần bé thải ra, đồng thời ngăn không cho chất thải thấm ngược trở lại bề mặt tã. Để làm được điều này thì bề mặt tã cần được trang bị một hệ thống rãnh thấm hút siêu tốc, có khả năng dàn đều, giảm sự vón cục của chất thải và khóa chất thải sâu bên dưới bề mặt tã ngăn không cho thấm ngược trở lại.

Khô thoáng: Khi tã đựng chất thải thì thường gây ra tình trạng ủ nhiệt, hầm bí. Vì vậy, sản phẩm cần có thiết kế mặt đáy dạng vải để giúp đẩy hơi nóng ẩm ra ngoài, mang đến cho bé cảm giác khô thoáng, dễ chịu. Đồng thời, phần đệm thun ở lưng cũng cần có tính năng thấm hút mồ hôi trộm để giữ cho lưng của bé luôn khô thoáng, tránh ẩm ướt khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc và dễ bị cảm lạnh.

Mềm mại: Da của bé dù ở giai đoạn nào cũng rất non nớt và dễ bị tổn thương. Việc sử dụng tã, bỉm hàng ngày dễ gây ra tình trạng hăm ngứa cho trẻ. Do đó, tã quần cần đảm bảo tính mềm mại với hệ thun lưng, bụng, đùi co giãn tốt, được tích hợp tinh chất có khả năng diệt khuẩn để bảo vệ làn da mỏng manh của bé, đồng thời tạo hương thơm mát giúp bé dễ chịu suốt cả ngày.

Trong giai đoạn tập lẫy, bò bé rất cần một loại tã đủ chắc chắn, thấm hút hiệu quả và luôn đảm bảo tính mềm mại, khô thoáng, co giãn linh hoạt để con thoải mái hoạt động cả ngày mà không lo sự cố tràn bỉm, mồ hôi trộm, hăm ngứa, hầm bí. Lựa chọn tã quần phù hợp là cách đơn giản để mẹ có thể đồng hành cùng con yêu trong giai đoạn phát triển mới này.