Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh có thể là điều gây ra sự căng thẳng cho cha mẹ. Nếu chẳng may mẹ cắt vào da bé thì sao? Đây là câu hỏi của không ít các bậc cha mẹ băn khoăn khi cắt móng tay cho trẻ sơ sinh.
Nhưng móng tay của bé mọc dài rất nhanh, có thể ngay trong tháng đầu ở cữ đã dài đủ để làm tổn thương làn da mỏng manh của bé. Nếu cha mẹ không thường xuyên cắt móng tay thì chuyện trầy xước trên mặt rất khó tránh khỏi.
Bài viết dưới đây, MarryBaby sẽ giúp giải đáp các vấn đề liên quan đến việc cắt móng tay trẻ sơ sinh. Hy vọng qua bài viết các cha mẹ sẽ yên tâm hơn trong việc vệ sinh cá nhân cho bé nhé!
Vì sao nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh?
Có nên cắt móng tay cho trẻ sơ sinh hay không là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa. Sau đây là câu trả lời mẹ tìm kiếm.
Móng tay, móng chân của trẻ tuy không cứng và nhọn như người lớn nhưng khá sắc. Nếu bé tự sờ, móc, cào vào mình sẽ dễ làm tổn thương da, mắt, niêm mạc miệng… Đặc biệt, nếu không vệ sinh tay chân cho trẻ đúng cách; vi khuẩn sẽ xâm nhập và làm suy giảm sức khỏe của bé.
Móng tay của trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh; mẹ có thể sẽ phải cắt chúng vài lần một tuần. Với móng chân thì lâu hơn vì phần này móng dài khá chậm.
Tốt nhất là giữ cho móng tay của bé luôn sạch sẽ và ngắn vừa đủ để tránh trầy xước. Nếu chưa muốn cắt móng tay cho con sớm; mẹ có thể sử dụng bao tay cho đến khi có cơ hội cắt móng tay. Một số chuyên gia khuyên bạn không nên sử dụng bao tay trong thời gian dài. Vì trẻ sơ sinh cần phát triển khả năng khám phá và cảm nhận bằng ngón tay.
>> Mẹ có thể xem thêm: Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh, chuyện không phải mẹ nào cũng biết!
3 thời điểm tuyệt đối cần tránh cắt móng tay cho trẻ sơ sinh
Mặc dù cắt móng tay cho bé là điều nên làm nhưng không phải thời điểm nào mẹ cũng có thể làm điều đó được. Sau đây là một số thời điểm cần kiêng cắt móng tay cho trẻ sơ sinh.
1. Không cắt móng tay, chân sau 18 giờ
Lời truyền miệng từ dân gian cho rằng khi cắt móng tay, chân cho trẻ sơ sinh sau 6 giờ tối trẻ sẽ gặp nhiều điều không may mắn; thậm chí là ảnh hưởng đến tuổi đời sau này. Với trẻ em dưới 12 tuổi còn dễ khiến đứa trẻ bị đau ốm; bệnh tật liên miên.
Đừng vội bỏ qua lời khuyên này vì ngay cả các nhà khoa học cũng chứng minh cắt móng buổi tối vốn chẳng hề tốt đẹp. Đơn giản là vì móng gần các dây thần kinh đầu ngón tay, giúp điều tiết mạch máu và điều hòa cơ thể. Vào buổi tối, các dây thần kinh của trẻ đã vô cùng mệt mỏi. Chính vì vậy không nên đụng vào khu vực này.
Ngoài ra, các dụng cụ để cắt móng tay thường là những vật dụng sắc nhọn. Vì thế, khi cắt móng tay vào ban đêm, trong không gian tối bạn rất dễ cắt phải thịt, gây ra những thương tích cho trẻ.
>> Mẹ có thể xem thêm: Bé có tóc đuôi chuột sau gáy lớn lên có bướng bỉnh không?
2. Không cắt móng tay cho trẻ sơ sinh khi con đang khóc
Trẻ sơ sinh chắc chắn không thích thú việc phải ngồi im để cha mẹ cắt móng tay. Đó là lý do bé quậy và khóc thét lên. Nếu vẫn cố gượng ép, rất có thể mẹ sẽ cắt vào móng tay con gây chảy máu; hoặc cố bấm khiến móng tay rơi vào mặt của con. Trong trường hợp này, mẹ nên ngừng lại và dỗ dành trẻ chứ đừng cố cắt cho xong mẹ nhé!
3. Không cắt móng tay con vào mùng 1
Mẹ đang không biết cách xem ngày cắt móng tay cho trẻ sơ sinh? Theo quan điểm tâm linh của các cụ xưa thì cắt móng tay cho trẻ sơ sinh vào mùng 1 âm lịch sẽ đem lại sự xui xẻo. Bởi tóc hay móng tay, móng chân là bộ phận của con người. Chúng ta không nên cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể, đặc biệt là trẻ con. Vì cơ thể trẻ rất nhạy cảm rất dễ bị ốm. Có kiêng có lành nhé mẹ!
Cách xem ngày cắt móng tay cho trẻ sơ sinh
Sau đây là các ngày lành cắt móng tay móng chân mẹ có thể chọn để cắt móng tay cho bé.
>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ có gân xanh ở mũi có làm cho bé yếu đi?
Làm thế nào để cắt móng tay cho trẻ sơ sinh?
Do bé còn nhỏ, tay chân rất mỏng manh, yếu ớt nên bố mẹ cần cẩn thận, nhẹ nhàng khi cắt móng tay. Đặc biệt nên chú ý những vấn đề sau:
1. Tư thế cắt móng tay cho bé
Đây là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bé. Mẹ thực hiện tư thế cắt móng tay cho bé đúng cách như sau:
- Mẹ ngồi, đặt bé nằm ngửa trên hai đùi mình. Nếu bé biết ngồi thì mẹ ngồi đối diện với con, trò chuyện để bé vui vẻ trong lúc được mẹ cắt móng.
- Tay phải của mẹ cầm bấm móng tay, trong khi tay trái nắm lấy một bàn tay của bé. Giữ chặt bàn tay của bé sao cho chừa phần móng tay và đầu các ngón tay để mẹ dễ cắt. Hãy “canh” lúc bé không cử động để cắt mẹ nhé, bé cựa quậy rất dễ cắt vào phần thịt ngón tay con.
- Trong quá trình cắt móng tay cho bé, mẹ nên dùng đùi giữ nhẹ hai chân của con để hạn chế bé quẫy đạp. Ngoài ra, mẹ giữ bàn tay cắt móng tránh xa mặt bé để tránh móng tay rơi vào mặt của con.
2. Thao tác cắt móng tay cho trẻ sơ sinh
Các mẹ lưu ý hướng cắt móng tay cho bé dọc theo đường cong của móng. Sau đó mẹ dùng dũa để dũa nhẹ nhàng các cạnh thô, sắc nhọn.
Đối với trẻ trong vài tuần đầu sau khi sinh, móng tay lúc này rất mềm. Bố mẹ trẻ thường rất dễ cắt nhầm vào da bé nên tốt hơn chỉ cần dùng dũa để làm cho móng tay bé gọn gàng là được.
[inline_article id=141488]
3. Dụng cụ cắt móng tay cho trẻ sơ sinh
Để cắt móng tay cho bé, mẹ có thể sử dụng kềm cắt móng hoặc đồ bấm móng tay. Hiện bộ dụng cụ cắt móng tay cho trẻ sơ sinh được bày bán rộng rãi ở các siêu thị. Bộ dụng cụ này được thiết kế nhỏ và dễ quan sát hơn so với bộ cắt móng của người lớn.
Mẹ không nên dùng dụng cụ cắt móng của người lớn vì nó tạo ra nhiều lực và quá to so với ngón tay của bé.
4. Trẻ sơ sinh bao lâu thì cắt móng?
Ngay khi chào đời, bé đã có móng tay. Tuy nhiên, mẹ đừng vội cắt ngay lúc này mà bởi có thể khiến móng dài nhanh hơn và có thể khiến bé bị chảy máu. Mẹ có thể đợi khoảng 1 tuần khi móng tay bé đã cứng cáp hơn thì bắt đầu cắt cho bé.
Móng tay của trẻ sơ sinh thường phát triển rất nhanh, do đó có thể mẹ cần phải cắt khoảng vài lần mỗi tuần trong vài tuần đầu sau khi sinh. Bên cạnh móng tay; mẹ cũng đừng quên cắt móng chân cho bé nhé. Móng chân thường phát triển chậm hơn móng tay nên mẹ có thể chỉ cần phải cắt tỉa một hoặc hai lần mỗi tháng.
Khi nào cắt móng tay cho trẻ sơ sinh?
Thời điểm lý tưởng nhất để mẹ cắt móng tay cho con là khi bé ngủ hoặc phân tâm trong lúc ăn. Vì lúc này bé sẽ không hoặc ít cựa quậy nên hạn chế tối đa việc dụng cụ cắt làm tổn thương da bé. Ngoài ra, thời điểm lý tưởng khác là sau khi tắm vì lúc này móng tay bé mềm mại, dễ cắt hơn.
Tần suất cắt móng tay cho trẻ sơ sinh tùy thuộc vào độ tuổi bé. Đối với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, móng tay bé mọc nhanh, các mẹ nên cắt móng cho bé từ 1-2 lần/tuần.
Riêng đối với hai ngón cái, thời gian có thể giãn cách ra lâu hơn với các ngón còn lại. Đối với trẻ hơn 6 tháng tuổi, các mẹ chỉ cần cắt móng tay cho con từ 1-2 lần/tháng.
[inline_article id=255816]
Cách xử lý khi mẹ lỡ cắt vào tay bé
Nếu mẹ vô tình làm bé bị chảy máu khi cắt móng tay cho trẻ sơ sinh. Khi bé la khóc thì mẹ cũng đừng hoảng hốt. Mẹ hãy bình tĩnh và xử lý trường hợp này. Rất đơn giản, mẹ dùng những dụng cụ y tế tại nhà để vô trùng và cầm máu cho trẻ.
Mẹ thực hiện bằng cách dùng gạc vô trùng đắp lên vết thương đến khi máu ngừng chảy. Sau đó, mẹ bôi một chút kem mỡ kháng sinh.
Mẹ nhớ không băng bó vết thương nhỏ này vì sẽ khiến trẻ khó chịu. Thậm chí, trong những lúc không để ý; có thể trẻ sẽ ngậm vào miếng băng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Lưu ý: Mẹ không nên đút ngón tay bị chảy máu của trẻ vào miệng mình để cầm máu. Đây là sai lầm nhiều mẹ hay làm mà không biết điều này có thể làm bé bị nhiễm trùng.
Để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn, mẹ cũng cần chuẩn bị sẵn các hộp cứu thương có đầy đủ các sản phẩm dùng để vô trùng hay cầm máu cho bé. Tất cả đều phải được khuyến cáo là không độc hại và có thể dùng được cho trẻ em.
Những lưu ý khi cắt móng tay cho trẻ sơ sinh
- Mẹ nên chọn nơi có đầy đủ ánh sáng để cắt móng tay, chân cho con. Phòng quá tối sẽ rất dễ cắt nhầm vào thịt con.
- Không cắt quá sát chân móng, làm lộ phần thịt dưới móng, khiến bé đau đớn và khó chịu.
- Khi cắt, mẹ hãy ấn phần mềm của đầu ngón xuống để phần móng được lộ rõ bên ngoài; việc cắt sẽ dễ dàng và an toàn hơn.
- Nếu cắt móng tay cho trẻ sơ sinh khi đang thức, hãy tạo sự thoải mái cho con. Mẹ có thể hát cho bé nghe, kể chuyện, thủ thỉ với bé. Bé yêu của mẹ sẽ rất ngoan ngoãn nằm yên để mẹ cắt móng tay cho.
- Không dùng răng để cắn móng tay của bé khi chúng dài ra. Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), việc này có thể gây tổn thương; thậm chí nhiễm trùng vùng da đầu móng. Bởi vi trùng từ miệng của mẹ sẽ xâm nhập vào bất kỳ vết xước nhỏ nào trên ngón tay bé. Mẹ cũng sẽ không thể quan sát những gì mình đang làm bởi ngón tay của bé rất nhỏ so với răng của mình.
- Phương pháp tốt nhất là mẹ nên đầu tư một bộ kéo hay bấm móng tay riêng với kích thước phù hợp với tay, chân còn nhỏ xíu của trẻ.
>> Mẹ có thể xem thêm: Cắt tóc cho bé gái: Gợi ý 6 kiểu tóc cực xinh thịnh hành năm 2022
[inline_article id=188801]
Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh về cơ bản không phải là chuyện lớn và là vấn đề có thể học hỏi dần dần. Mẹ đừng quá nhút nhát sợ làm đau con, chuyện cỏn con này sẽ không làm khó được mẹ đâu! Hy vọng, với những gì MarryBaby chia sẻ sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm sữa. Chúc các mẹ thành công nhé!