Tình trạng này gây khó chịu, làm các bé không thể thoải mái vui đùa và ảnh hưởng sức khỏe bé nếu không biết phòng trị đúng cách. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hăm, các vị trí bị hăm trên cơ thể bé cũng khá đa dạng nên các mẹ cần lưu ý để có phương pháp chăm sóc phù hợp.
Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh hăm ở trẻ sơ sinh?
Sau khi sinh, da của các bé rất yếu và non, rất dễ bị tác động bởi các tác động từ bên ngoài. Chỉ cần bị xây xát nhẹ, thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc tiếp xúc với các chất lạ là da các bé đã xuất hiện các dấu hiệu bất thường.
Khi bé đổ mô hôi nhiều, hệ bài tiết sẽ phản ứng lại gây ra hiện tượng hăm ở trẻ. Trẻ sơ sinh bị hăm thường sẽ kéo dài 2-3 ngày. Nó có thể kéo dài hơn nếu các mẹ chữa trị chưa đúng cách. Nếu tình trạng này kéo dài hơn da trẻ sẽ bị nấm, nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm.
Thời điểm bệnh hăm xuất hiện thường thấy là giữa lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh và ngược lại. Các vị trí bị hăm thường gặp là hăm cổ, hăm tã, hăm háng, hăm da….
Các vị trí trẻ sơ sinh bị hăm thường gặp và những biện pháp xử lý
Trẻ có thể bị hăm nhiều chổ trên cơ thể. Mỗi chổ có cách chăm sóc và xử lý riêng nên mẹ cần tìm hiểu kỹ.
Trẻ bị hăm cổ và cách phòng trị
Hăm cổ thường xảy ra ở những trẻ mập mạp bụ bẩm vì các bé thường có nhiều ngấn ở cổ. Nó gây tiết nhiều mồ hôi, không những thế, đây còn là nơi tập trung nhiều vi khuẩn, dễ gây nhiễm trùng.
Các nếp gấp ỏ cổ bé còn thường xuyên cọ xát vào nhau, tác động trực tiếp đến sự bài tiết của tuyến mồ hôi. Nó làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong gây ra hiện tượng hăm cổ.
Một trong những biện pháp phòng trị các mẹ thường dùng là bôi phấn rôm để hút mô hôi. Tuy nhiên đây là cách xử lí hoàn toàn sai lầm.
Phấn rôm dễ làm bít lỗ chân lông, kìm hãm quá trình bài tiết, làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Như vậy, các mẹ đã vô tình làm bệnh hăm của bé tiến triển nhanh hơn.
Để đề phòng trẻ sơ sinh bị hăm, các mẹ nên cho trẻ mặc thoáng mát, tránh mặc đồ quá chặt, bí ở vùng cổ gây khó khăn cho quá trình bài tiết mồ hôi. Các mẹ cũng cần thường xuyên lau sạch vùng cổ bằng khăn mềm, hạn chế mồ hôi tích tụ.
Khi cho con bú, sẽ có một chút sữa rớt xuống cổ, các mẹ nên dùng khăn ướt nhẹ nhàng lau khô cho bé nhé. Khi phát hiện bệnh hăm, các mẹ nên tìm hiểu các loại thuốc trị hăm uy tín, đáng tin cậy để bôi cho bé kịp thời.
Bé bị hăm tã, hăm háng, hăm hậu môn và cách xử lý
Mặc tã thường xuyên hoặc khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài làm da phải tiếp xúc với phân và nước tiểu thời gian dài. Điều này gây kích ứng da và xả ra hiện tượng hăm tã, hăm háng, hăm hậu môn. Cũng giống như vùng cổ, háng có nhiều nếp nhăn nên rất dễ gây bít mồ hôi, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào da.
Ngoài ra, hăm tã, hăm háng hay hăm hậu môn cũng có thể xảy ra khi mẹ dùng cho bé các loại bỉm tã kém chất lượng, không hợp cơ địa của bé. Thay tã không đúng cách, lạm dụng phấn rôm cũng là nguyên nhân làm bé bị hâm da…
Để phòng ngừa, các mẹ không nên cho bé mặc đồ quá chật, gây cọ xát vào vùng da nhạy cảm, dẫn đến bị hăm. Các mẹ cũng rất cần chú ý lựa chọn các loại bỉm, tã có chất lượng, phù hợp với làn da của bé. Khi bé đi cầu hoặc đi tiểu, cần thay ngay bỉm, tránh không để da tiếp xúc lâu với vi khuẩn từ phân và nước tiểu.
Khi bé bị hăm nhẹ, các mẹ cần giữ cho da bé sạch và khô bằng cách dùng nước ấm lau nhẹ vùng mông, hậu môn và háng. Mẹ nên nhớ, khi lau dùng các loại khăn mềm và chị chấm nhẹ không chà xát mạnh gây tổn thương da và làm bé đau. Nếu bị tình trạng hăm của bé nặng hơn (xuất hiện mủ hay rỉ nước), mẹ cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách chữa trị.
Một số lưu ý cho các mẹ để phòng trị bệnh hăm cho trẻ
- Mua những loại quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
- Không dùng những sản phẩm vệ sinh có chất tẩy.
- Không dùng các sản phẩm người lớn cho bé.
- Khi trẻ bị hăm tuyệt đối không dùng phấn rôm bôi lên chỗ bị hăm.
- Vệ sinh, giữ cho da bé luôn khô thoáng, đặc biệt là các vùng chứa nhiều mồ hôi như cổ, háng, hậu môn, mông/bẹn, nách…
- Loại bỏ các loại quả có chứa nhiều axit như chanh, cam, mâm xôi, cà chua… ra khỏi thực đơn khi phát hiện bé có dấu hiệu bị hăm.
- Có thể áp dụng các biện pháp dân gian như vệ sinh cho bé bằng lá trầu không, lá trà xanh, lá vối pha loãng… Tuy nhiên, nên tìm đến các bác sĩ uy tín để chữa trị khi bệnh hăm của bé có dấu hiệu nặng.
[inline_article id=194983]
Hi vọng những chia sẻ về trẻ sơ sinh bị hăm và cách phòng trị sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc bé con của mình một cách khỏe mạnh và khoa học nhất. Đừng để bệnh hăm trở thành rào cản khiến bé không thể vui đùa các mẹ nhé!