Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Có nên cho trẻ ngậm núm giả? Trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không?

Núm vú giả hay ti giả là một trong những sản phẩm phổ biến dành cho trẻ nhỏ được nhiều bà mẹ cho con sử dụng. Nhưng bên cạnh lợi điểm thì núm vú giả cũng có những mặt trái cần lưu ý để từ đó so sánh và tìm cho mình một câu trả lời về việc có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả hay không và khi nào cần giúp bé cai núm vú giả.

Các bà mẹ cần biết là hầu hết các bé đều có thói quen mút tay hoặc ngậm núm vú giả. Nguyên nhân là do phản xạ mút của bé được hình thành ngay từ khi bé vẫn còn trong bụng mẹ.

1. Núm vú giả là gì?

Núm vú giả, còn gọi là ti giả, thường được làm từ chất liệu an toàn cho trẻ sơ sinh như cao su hoặc silicone. Các núm vú giả thường có phần tay cầm, núm vú và miếng chắn đủ lớn để trẻ không thể nuốt được.

2. Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ?

Cho bé ngậm ti giả khi ngủ có thể giúp bé dễ ngủ và làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ nhưng việc có nên bé ngậm ti giả hay không thì bạn cần cân nhắc. Bởi nó có thể khiến trẻ bị phụ thuộc. Điều đó có nghĩa là bé sẽ không chịu ngủ nếu không có. Ngoài ra, bạn cũng cần biết:

  • Ti giả không hề cung cấp bất cứ chất dinh dưỡng nào, nó chỉ giúp bé bình tĩnh và dễ ngủ. Do đó, nếu bé muốn bú mẹ mà bạn lại cho bé ngậm ti thì hoàn toàn không tốt.
  • Núm vú giả có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bé. Dù ti giả giúp bé dễ ngủ nhưng nếu ti bị rơi trong lúc ngủ sẽ khiến bé sẽ thức dậy và quấy khóc. Mẹ sẽ phải thức dậy, đặt ti giả vào miệng lại cho bé và dỗ cho bé ngủ tiếp.

3. Bé mấy tháng tuổi thì nên dùng núm vú giả?

Theo các bác sĩ, mẹ không nên cho con dùng khi bé mới sinh cho đến 3-4 tuần đầu. Trong giai đoạn đầu, bé cần tiếp xúc và bú vú mẹ để tập làm quen và giúp mẹ kích sữa về nhiều hơn. Khi trẻ từ 6-8 tuần, lượng sữa bú tăng lên và dễ đói, hay mè nheo, mẹ có thể bắt đầu cho con ngậm ti giả.

Để trẻ ngậm vú giả, mẹ cũng cần phải dạy trẻ từ từ. Lý do là lúc mới ngậm trẻ sẽ rất hào hứng. Nhưng sau một hồi mút không ra giọt sữa nào, con sẽ cáu gắt. Vì thế, mẹ chỉ cho trẻ ngậm ti giả trong trường hợp mẹ đang chuẩn bị sữa bình cho bé bú, bé bú đã no nhưng vẫn đòi bú tiếp, bé đòi ngậm vú để ngủ…

4. Vậy có nên cho trẻ ngậm núm giả hay không?

có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả
Núm vú giả giúp bé ngủ ngon

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngay trong thời gian thai kỳ, một số bé đã có phản xạ mút tay. Do đó sau khi sinh ra thì mút tay hay ngậm vú giả vẫn là nhu cầu của bé. Chúng ta chỉ có thể thay thế thói quen mút tay bằng cách cho bé ngậm vú giả. Vì dù sao khi bé lớn hơn thì việc chấm dứt cho con ngậm núm vú giả sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc bé mút tay.

Để trả lời cho câu hỏi có nên cho trẻ ngậm núm giả, mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu qua xem những mặt lợi và hại của núm ti giả với bé sơ sinh qua phân tích như sau:

– Ưu điểm của núm vú giả cho bé sơ sinh

Trong thời gian đầu thì núm vú giả sẽ mang lại những mặt tốt như sau:

  • Có nên cho trẻ ngậm ti giả khi ngủ không? Việc cho trẻ sơ sinh ngậm núm vú giả khi ngủ sẽ giúp hạn chế hơn nguy cơ đột tử khi ngủ (SIDS). Nguyên do là núm vú sẽ tạo ra khoảng trống giữa quần áo, khăn quấn, chăn… do đó giúp giảm thiểu nguy cơ bé bị ngạt thở khi ngủ dẫn đến tử vong.
  • Núm vú giả vì có hình dạng tương tự như núm vú mẹ nên giúp bé hết khóc, quấy nhiễu. Khi cho trẻ ngậm ti giả thì trong thời gian đó, mẹ có thể tranh thủ làm một số việc khác.
  • Có nên cho trẻ ngậm núm giả? Ti giả giúp bé cảm thấy thoái mái, dễ ngủ hơn.
  • Khi bé lớn hơn một chút, việc giúp con cai ngậm núm vú giả sẽ dễ dàng hơn so với việc chấm dứt thói quen mút tay của bé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thời điểm thích hợp cai núm vú giả cho bé

– Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả? Bất lợi mẹ nên biết

Bên cạnh đó, núm vú giả nếu để bé ngậm liên tục và trong thời gian dài thì chúng cũng có một số bất lợi như sau:

  • Có nên cho trẻ ngậm núm giả? Ngậm vú giả sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của răng, có thể gây vẩu răng cửa và làm lệch khớp cắn. Ngoài ra còn làm cho hàm răng không khít.
  • Nếu trẻ ngậm ti giả khi ngủ thì có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Lý do là bé dễ bị thức giấc, quấy khóc nếu núm vú giả bị rơi ra trong khi ngủ.
  • Lưỡi trẻ khi mút núm vú sẽ ở tư thế thấp, có xu hướng đưa ra trước làm miệng hở và hàm dưới đưa ra.
  • Không khí sẽ theo hành động ngậm, mút di chuyển vào dạ dày khiến trẻ bị đầy hơi.
  • Ngậm vú giả làm nước bọt tiết nhiều hơn nên thường có nhiều cao răng hơn.
  • Có nên cho trẻ ngậm núm giả? Trẻ ngậm ti giả sẽ dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Nguyên do là nếu ti giả rơi ra, trẻ lại nhặt lấy bỏ lên miệng. Tình trạng này chỉ được kiểm soát nếu có người ở bên trẻ 24/7, song thực tế thì không như vậy.
  • Trẻ phụ thuộc vào núm vú, nếu không có núm vú sẽ không chịu ngủ hay khó chịu, đôi khi trẻ thích núm vú giả hơn bú mẹ. Điều này làm cho thời gian bú mẹ của trẻ giảm xuống, trẻ không thích ti mẹ, có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Do đó, với câu hỏi có nên cho bé ngậm núm giả thì mẹ cần hạn chế nhé.
  • Có nên dùng ti giả? Tăng nguy cơ bị viêm tai giữa: Một nghiên cứu trên 500 trẻ dưới 4 tuổi ở Hà Lan trong vòng 5 năm cho thấy: trẻ ngậm núm vú giả tăng nguy cơ bị viêm tai giữa gấp đôi so với trẻ không ngậm. Lý do là vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập từ dịch tiết trong mũi vào tai giữa của trẻ. Viêm tai giữa sẽ làm trẻ quấy khóc, bỏ ăn bỏ ngủ do đau, và phải dùng kháng sinh để điều trị. Bệnh chữa khỏi bằng kháng sinh nhưng thường tái đi tái lại.

Như vậy với câu hỏi: Có nên cho trẻ ngậm núm giả không thì là có nhưng đừng lạm dụng nhé mẹ. Mẹ chỉ cho ngậm trong những trường hợp cần thiết chứ đừng ngậm cả ngày.

Trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không? Lưu ý khi dùng

trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không
Trẻ sơ sinh ngậm núm giả có tốt không?

Do núm vú giả có ưu điểm và khuyết điểm nên các bậc phụ huynh cần cân nhắc về thời gian cho trẻ sử dụng cũng như thời điểm cần chủ động giúp trẻ cai sử dụng.

  • Trong thời gian đầu, bạn có thể cho bé dùng núm vú giả để tránh nguy cơ đột tử khi ngủ, giúp trẻ thoái mái hơn. Song bạn không nên quá lạm dụng và để trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào núm vú giả.
  • Khi trẻ đã lớn hơn, mẹ cần hỗ trợ, hướng dẫn trẻ nói tạm biệt núm vú để tránh những nhược điểm gây ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ.
  • Khi chọn ti giả, bố mẹ không chọn sản phẩm có thành phần bisphenol-A (BPA).BPA khiến men răng của trẻ nhỏ bị hỏng và có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số trong tương lai như ung thư vú, đái tháo đường, béo phì, ung thư tuyến tiền liệt…
  • Chọn kích cỡ ti giả vừa với miệng và độ tuổi của bé.
  • Nhiều bố mẹ sợ con ngậm ti giả bị rơi ra nên hay buộc dây vắt ra sau cổ. Tuyệt đối tránh điều này vì có thể làm con bị nghẹt thở do dây buộc.
  • Vệ sinh núm vú giả bằng nước sôi sau mỗi lần dùng cũng như trước khi dùng. Tránh trường hợp trẻ ngậm xong, mẹ bỏ ra ngoài rồi lát sau lại cho ngậm tiếp. Việc này khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa do vi khuẩn đã xâm nhập vào núm vú trong lần ngậm trước. Đồng thời không bôi bất cứ thứ gì lên núm vú giả như đường, sữa vì không tốt cho răng, lợi của bé.
  • Nếu con đang bị nhiễm trùng tai, mẹ không nên cho ngậm ti giả. Cách này giúp ngăn ngừa các biến chứng khác có thể xảy ra.

>>> Bạn có thể tham khảo: Núm vú giả: Lưu ý khi sử dụng (Phần 2)

Khi nào nên cho bé cai ti giả?

Khi cảm thấy bé ngày càng nghiện ti giả và điều này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng của bé, mẹ nên cho con cai. Có thể sẽ rất khó khăn nhưng mẹ hãy thử nhé.

  • Giảm thời gian cho bé ngậm ti giả. Ví dụ bình thường bé ngậm suốt ngày (trừ lúc ăn) thì giờ mẹ giảm bớt thời gian xuống. Khi không được ngậm vú giả, bé sẽ khó chịu. Mẹ hãy chịu khó giao tiếp, chơi đùa với con nhiều hơn để bé quên ti giả đi.
  • Nên cho bé cai ti giả càng sớm càng tốt, thường là dưới 1 tuổi.
  • Chỉ cai ti giả khi trẻ khỏe mạnh, vui vẻ.

Như vậy, sau khi đã hiểu được có nên cho trẻ ngậm núm giả thì cha mẹ nên cân nhắc từng thời điểm phát triển cũng như tình trạng cụ thể của bé mà quyết định cho bé dùng tiếp hay là bắt đầu cai núm ti giả cho bé từ bây giờ.

[inline_article id=104788]