Tuy nhiên, có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ là câu hỏi mà nhiều mẹ hiện đại vẫn băn khoăn. Cùng Marry Baby tìm hiểu về lợi ích cũng như hạn chế của phương pháp này mẹ nhé.
1. Lợi ích của việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh khi ngủ
Trước hết, khi nhắc đến quấn khăn cho trẻ sơ sinh thì đây là một phương pháp dân gian, được lưu truyền qua nhiều thế hệ tại Việt Nam. Không riêng Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới cũng áp dụng phương pháp quấn khăn cho trẻ khi trẻ đi ngủ.
Lý do là vì việc quấn khăn sẽ mang lại một số lợi ích cho trẻ khi đi ngủ, các lợi ích ấy có thể kể đến như:
- Giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn, ít quấy khóc. Sau khi sinh, việc quấn khăn sẽ giúp bé có cảm giác an toàn như đang ở trong bụng mẹ và trẻ ngủ sâu hơn, ít bị giật mình vì phản xạ Moro. (Moro là phản xạ tự nhiên ở trẻ sơ sinh, bé giật mình, duỗi thẳng và giang rộng tay và sau đó co lại và ôm vào trong)
- Giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, khi được quấn khăn, cơ thể bé sẽ được giữ ở tư thế nằm ngửa, từ đó giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ do trẻ ngủ nằm sấp. Tuy nhiên, quấn khăn chỉ phù hợp cho những trẻ mới sinh và khi bé được 3-4 tháng tuổi.
[key-takeaways title=”Những lợi ích khác của việc quấn khăn”]
Việc quấn khăn không chỉ giúp bé ngủ ngon mà còn giữ ấm cho cơ thể của trẻ sơ sinh, đặc biệt trong thời tiết lạnh, giúp tránh các bệnh liên quan đến hô hấp.
[/key-takeaways]
2. Rủi ro của việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh
Mặc dù quấn khăn mang lại sự thoải mái cho bé, nhưng nếu thực hiện không đúng cách có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho trẻ, cụ thể như:
- Nguy cơ loạn sản xương hông, do hai chân của trẻ sơ sinh bị quấn thường gần nhau và khó duỗi thẳng, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hông.
- Nguy cơ trẻ bị ngạt thở nếu quấn quá chặt trẻ sơ sinh sẽ khiến bé bị ngộp và khó thở.
- Nguy cơ đột tử nếu quăn khăn và để trẻ ngủ ở tư thế nghiêng hoặc nằm sấp.
[recommendation title=””]
Theo kết quả của một nghiên cứu về tác dụng của việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Pediatrics, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khi trẻ nằm ở tư thế nằm nghiêng hoặc nằm sấp, nguy cơ đột tử (SIDS) tăng lên rất nhiều lần, thậm chí là còn tăng thêm gấp đôi nếu trẻ đã trên 6 tháng tuổi.
[/recommendation]
3. Những lưu ý khi quấn khăn cho trẻ sơ sinh
Bên cạnh một số lợi ích kể trên thì việc quấn khăn cho trẻ không đúng cách hoặc quấn quá thường xuyên (lạm dụng) cũng kéo theo một số rủi ro nhất định.
- Không quấn trẻ quá thường xuyên. Theo nghiên cứu của các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc, trẻ 3 tháng tuổi được quấn khăn thường xuyên có nguy cơ bị viêm phổi gấp 4 lần so với trẻ quấn với tần suất vừa phải.
- Không quấn chặt trẻ sơ sinh khi ngủ. Quấn khăn chặt có thể gây trật khớp hông và ngạt thở nếu khăn bị bung. Hãy để khăn có độ thoáng và đủ thoải mái để chuyển động. Mẹ kiểm tra bằng cách đặt hai ngón tay vào khoảng trống giữa khăn và ngực bé sao cho đủ thoải mái để di chuyển.
- Khăn quấn bé cần thay đổi và giặt giũ thường xuyên. Mục đích là để tránh vi khuẩn phát triển, ấp ủ bên trong, dễ gây bệnh cho cơ thể non nớt, sức đề kháng kém ở bé.
[key-takeaways title=”Nguy cơ khi quấn sai cách”]
Nếu mẹ quấn quá chặt, bé sẽ không thoải mái, bị ngộp và gây ảnh hưởng tới hô hấp của con. Điều này khiến con bị ngạt thở và nguy cơ loạn sản xương hông. Do đó, bố mẹ nên quấn vừa phải và để lại khoảng trống cho chân và tay bé cử động.
[/key-takeaways]
Do đó, trước khi trả lời “có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ không” mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Trẻ sơ sinh thực ra không cần phải quấn. Nếu em bé vui vẻ và thoải mái khi không quấn thì mẹ đừng bận tâm.
- Khi quyết định quấn khăn cho bé, mẹ hãy luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ và đảm bảo mẹ không quấn đúng kỹ thuật, không sinh lỏng lẻo cũng không quá chặt.
- Để hông phát triển khỏe mạnh, chân của trẻ sơ sinh cần có khả năng co lên và duỗi ra bằng hông. Quấn trong thời gian ngắn là tốt nhưng nếu con phải quấn cả ngày lẫn đêm hãy cân nhắc sử dụng bao quấn khi ngủ để chân bé vẫn có thể di chuyển.
[inline_article id=833]
4. Mẹ nên quấn khăn cho trẻ sơ sinh khi ngủ đến khi nào?
Bên cạnh việc tìm hiểu là có nên quấn khăn cho trẻ sơ sinh khi ngủ không, một thông tin nữa mà mẹ cần biết đó là chính là độ tuổi thích hợp để quấn khăn cho trẻ.
- Độ tuổi: Thông thường, trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở đi thì đã không còn cần quấn khăn nữa. Mẹ có thể nới lỏng từ từ để trẻ làm quen với không gian tự do. Khi bé có dấu hiệu thích vươn tay, đá chân, quơ quơ tay thì mẹ hãy dừng hẳn việc quấn khăn.
- Thời tiết: Trường hợp trẻ cần quấn khăn nhưng do thời tiết quá nóng nực, mẹ nhớ tháo khăn cho trẻ thường xuyên để con không bị hâm cũng như không bị ngộp do nóng.
[recommendation title=””]
Tuy nhiên sẽ có một số bé đến 6 tháng mới bỏ hẳn được việc quấn khăn. Vì thế, mẹ hãy nới lỏng khăn từ từ để trẻ không bị bỡ ngỡ và quan sát phản ứng của bé. Bước đầu khi quấn khăn mẹ để 1 tay của bé ở ngoài. Vài ngày sau, mẹ để cả 2 tay bé ra ngoài, kế đến sẽ là chân và cuối cùng là tháo khăn hoàn toàn.
[/recommendation]
>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất, mẹ phải làm gì?
5. Hướng dẫn cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh
Sau khi biết có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ rồi mẹ lưu lại hướng dẫn quấn khăn cho bé sau đây nhé:
- Chọn khăn vuông có kích thước lớn để quấn bé.
- Đặt khăn quấn bé theo hình thoi và gấp đỉnh khăn xuống ⅓.
- Đặt bé lên khăn vừa mới gấp và phần đầu em bé phải ở trên khăn chút xíu.
- Gập phần khăn bên phải qua phía bên tay trái.
- Kéo phần đuôi khăn lên phía vai trái.
- Cuối cùng gập phần khăn còn lại bên phía đối diện là xong.
[key-takeaways title=””]
Các chuyên gia và bác sĩ khuyến khích mẹ sử dụng khăn quấn bằng vải muslin để mang lại lợi ích tốt nhất cho bé.
[/key-takeaways]
>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có đáng lo không? Mẹo xử lý
Cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh khi ra ngoài
Khi mẹ đã có quyết định cho việc “có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ” và trước khi biết cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh khi ra ngoài mẹ lưu ý rằng
- Bước 1: Đầu tiên, hãy lấy chăn ra khỏi tủ gấp miếng quấn thành hình tam giác bằng cách gấp lại góc. Sau đó, mẹ đặt trẻ sơ sinh ở giữa vai của bé dưới góc gấp.
- Bước 2: Đặt cánh tay phải của trẻ sơ sinh dọc theo cơ thể, hơi cong. Lấy cùng một mặt của tấm quấn và kéo cố định qua ngực của bé mẹ hãy giữ cánh tay phải dưới lớp vải. Gài mép của tấm quấn dưới cơ thể để cánh tay trái tự do.
- Bước 3: Gấp góc dưới cùng của khăn quấn lên trên và qua bàn chân của bé, dùng vai của bé quấn vải vào phần trên của khăn quấn.
- Bước 4: Đặt cánh tay trái của con bạn dọc theo cơ thể, hơi cong. Lấy cùng một mặt của tấm quấn và kéo cố định qua ngực của con bạn, giữ cánh tay trái dưới lớp vải. Nhét mặt này của tấm quấn bên dưới bé.
[key-takeaways title=”Lưu ý khi quấn khăn cho trẻ sơ sinh đi ngủ”]
Mẹ lưu ý không được kéo cẳng chân hay ép khi quấn. Hãy để phần hông và thân của bé được thoải mái cử động một chút. Không được quấn quá lỏng hay quá chật. Khăn quấn không được đặt cao quá cổ hoặc đầu của bé.
[/key-takeaways]
[quotation title=””]
Theo bác sĩ nhi khoa người Mỹ Jeffrey Hull thì việc: “Quấn tã giúp cho hệ thần kinh của bé được yên tĩnh, giúp trấn an, tránh bé bị quá tải bởi những âm thanh ồn ào”.
[/quotation]
>> Mẹ có thể xem thêm: Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm không quấy khóc
Câu hỏi thường gặp
1. Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ hay không?
Câu trả lời là có. Tuy nhiên để tránh những rủi ro từ việc quấn khăn mẹ sẽ cần lưu ý:
- Quấn đúng cách để bé được an toàn, không quá chặt cũng không quá lỏng.
- Chỉ quấn khi bé ngủ, tránh quấn bé cả ngày và cũng không quấn khi thời tiết nóng.
- Quan sát phản ứng của bé, nếu bé khó chịu hoặc lăn lộn, mẹ nên ngừng quấn khăn.
2. Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ trong thời gian dài không?
Trên thực tế, mẹ chỉ cần quấn khăn cho trẻ trong khoảng độ tuổi từ 2 – 3 tháng tuổi. Trừ một sô trường hợp đặc biệt bé cần phải được quấn đến 6 tháng (thường là bác sĩ sẽ cho mẹ biết nếu cần).
[inline_article id=195790]
Kết luận
Mặc dù vẫn có nhiều ý kiến về việc có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ, song nếu thực hiện đúng cách và đúng thời điểm, việc quấn khăn sẽ giúp bé an toàn và ngủ sâu giấc hơn. Điều quan trọng nhất là mẹ hãy quan sát sự phát triển và phản ứng của bé, nếu con không thoải mái mẹ hãy lập tức dừng việc quấn khăn lại nhé.