1/ Cho bé nhai hoặc cắn đồ lạnh
Giống như mẹ thỉnh thoảng bị đau sẽ lấy đá lạnh chườm lên chỗ đau, việc cho con nhai hoặc cắn đồ lạnh cũng có tác dụng tương tự. Mẹ có thể chọn mua đồ chơi chuyên dụng cho bé mọc răng của những thương hiệu có uy tín trên thị trường để bé cắn cho đỡ ngứa răng. Những loại này thường có nhiều màu sắc bắt mắt nên các bé sẽ rất thích.
Tuy nhiên, mẹ nên mua loại có nước ở bên trong rồi đặt nó vào tủ lạnh làm lạnh nó để khi bé ngậm vào sẽ bớt đau nướu hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể để một cái khăn hoặc miếng vải dày sạch trong tủ lạnh trong 1 giờ rồi cho bé cắn. Nếu bé bắt đầu tập ăn thức ăn cứng, thử cho bé ăn trái cây và rau củ lạnh để bé tập nhai và bớt đau.
2/ Massage nướu cho bé
Trước tiên, mẹ nên rửa tay thật sach với xà phòng diệt khuẩn rồi lau khô tay. Dùng ngón tay xoa ấn nhẹ vùng nướu sưng của bé. Sau đó, dùng một miếng vải lạnh để vào chỗ vừa massage nhằm tăng thêm hiệu quả giảm đau. Nếu các mẹ không biết chính xác chỗ nào bé sẽ mọc răng, massage hai vị trí bên cạnh chiếc răng mọc đầu tiên của bé.
[inline_article id=1164]
3/ Để con tự massage theo cách riêng
Một số bé sẽ không thích cho đồ lạnh vào miệng nhưng có thể bé sẽ thích có cái gì đó trong miệng để nhai. Việc bé nhai hoặc cắn đồ chơi, một số thức ăn cứng như bánh qui, miếng cà rốt… sẽ tạo ra áp lực nhẹ lên mặt nướu của bé, giống như khi mẹ dùng ngón tay ấn nhẹ để mát xa cho bé. Nhờ đó bé cảm thấy đỡ đau hơn.
4/ Làm bé phân tâm
Mẹ có thể giúp bé dần quên cảm giác khó chịu khi mọc răng bằng cách hướng sự chú ý của bé vào một món đồ chơi nào đó. Không nhất thiết phải mua đồ chơi mới, mỗi ngày mẹ có thể cho bé chơi một món đồ chơi trong thùng đồ chơi. Việc thay đổi này sẽ giúp bé không có cảm giác ngày nào cũng chơi giống nhau. Nếu đồ chơi không làm bé phân tâm, mẹ có thể bế hay đẩy xe cho bé ra ngoài chơi. Ở lứa tuổi này, các bé rất dễ bị xao nhãng bởi môi trường xảy ra xung quanh bé.
[inline_article id=1172]
5/ Bù đắp cho bé
Khi mọc răng, có bé sẽ thích ở gần mẹ để được mẹ nâng niu hơn. Đặc biệt, với những bé đang trong giai đoạn tập ngủ riêng, mẹ cứ duy trì việc này. Tuy nhiên, nếu nửa đêm bé cần, mẹ đừng lơ là con nhé!
Trong trường hợp bé thích ngủ nôi hay nằm trong ghế rung, mẹ có thể dùng nó để đánh lạc hướng bé như được mẹ bế ru ngủ.
6/ Những điều cần lưu ý
Dấu hiệu mọc răng sẽ không đúng với tất cả các bé. Có bé sẽ không chảy nước miếng nhiều và thường xuyên như một số bé khác. Mẹ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu chung để theo dõi bé nhưng cũng cần biết thêm một số yếu tố khác có thể làm bé khó chịu. Sốt nhẹ là một biểu hiện thông thường khi trẻ mọc răng. Tuy nhiên, nếu bé sốt cao hơn 38 độ C hoặc nếu sốt đi kèm với ói mửa, ho hay tiêu chảy, mẹ nên cho bé đi bác sĩ.
Tăng cường giữ vệ sinh, không để cho vi khuẩn tích tụ trong vùng nướu của bé lúc này bằng cách giặt sạch, thay khăn/miếng vải lạnh mỗi ngày. Một khi chiếc răng đầu tiên của bé đã mọc, mẹ nên dùng một bàn chải mềm cùng nước sạch để vệ sinh cho bé. Kem đánh răng có thể được “để dành” cho đến khi con được 2 tuổi hoặc khi bé đã biết cách nhổ ra ngoài.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
MarryBaby