Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Bé 17 tháng tuổi biết làm gì? Cột mốc phát triển quan trọng

Trong bài viết này, cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn về sự phát triển của bé 17 tháng tuổi. Đồng thời, MarryBaby gợi ý mẹ cách chăm sóc bé ở giai đoạn này.

1. Sự phát triển của bé 17 tháng tuổi

1.1 Các chỉ số chiều cao, cân nặng của bé 17 tháng

Theo Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ chuẩn WHO, chỉ số chiều cao, cân nặng của bé 17 tháng:

  • Bé gái: trẻ sẽ nặng khoảng 10kg, cao khoảng 80cm.
  • Bé trai: trẻ sẽ nặng khoảng 10,8kg, cao khoảng 81cm.

Mỗi bé sẽ có một sự phát triển khác biệt; do đó, nếu em bé của mẹ có lệch chuẩn một chút thì cũng không sao mẹ nhé. Mẹ có thể dùng Công cụ Biểu đồ Tăng trưởng của trẻ để theo dõi sát sao sự phát triển của con.

Điều quan trọng hơn là bé đạt được các cột mốc phát triển về vận động, ngôn ngữ, nhận thức và xã hội sau đây.

1.2 Sự phát triển kỹ năng vận động của bé

Bé ở tháng thứ 17 đã có thể tự đi đứng mà không cần nhiều hỗ trợ. Ngoài ra, con có thể sớm bắt đầu chạy, đi lên hoặc xuống cầu thang với tay vịn hoặc tay của cha mẹ; hoặc trèo lên đồ đạc.

Các kỹ năng vận động tay cũng trở nên hoàn thiện hơn. Các hoạt động như viết nguệch ngoạc; lật trang sách; dùng muỗng; uống nước từ cốc hoặc xếp tháp khối đã trở nên dễ dàng hơn với bé.

Ở độ tuổi này, trẻ mới biết đi cũng có thể:

  • Cởi bỏ một số quần áo của bé.
  • Lấy đồ khi được cha mẹ yêu cầu.
  • Nhặt những vật rất nhỏ – ví dụ như đá cuội hoặc mảnh vụn.
  • Tự ngồi vào một chiếc ghế nhỏ, hoặc cố ngồi vào ghế của người lớn.

Sự phát triển các kỹ năng vận động

1.3 Sự phát triển ngôn ngữ và nhận thức của bé 17 tháng tuổi

Bé đã nói được ở độ tuổi này, tuy nhiên, những gì bé nói có thể khó hiểu. Cha mẹ có thể là những người duy nhất “giải mã” được thông điệp của bé. Việc bé 17 tháng tuổi nói ngọng, nhầm lẫn các từ với nhau hoặc nói các cụm từ bập bẹ là điều bình thường.

Về số lượng từ, bé có thể nói từ 7 đến 10 từ, một số ít hơn có thể nói lên đến 50 từ.

>> Xem thêm: Trẻ biết nói sớm có thông minh không? Dấu hiệu trẻ có IQ cao

1.4 Sự phát triển về mặt xã hội của trẻ 17 tháng tuổi

Cha mẹ có thể ngạc nhiên khi phát hiện ra bé 17 tháng tuổi của mình đã biết tỏ ra thích hay không thích một điều gì đó. Ở tuổi này, các bé thể hiện rõ ràng về những điều bé muốn và không muốn.

Một số bé còn có thể khiến ba mẹ kinh ngạc bởi một hành động bé chưa từng có trước đây, đặc biệt khi bé bực mình, đó là đánh vào người ba mẹ, nhất là mẹ. Điều này nghe có thể khác thường; nhưng đây thật sự là một biểu hiện của niềm tin.

Bé 17 tháng tuổi biết cha mẹ là một người an toàn để bé thể hiện bé buồn và bực mình như thế nào.

>> Xem thêm: Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ hiểu con

2. Hướng dẫn chăm sóc bé 17 tháng tuổi

2.1 Chế độ dinh dưỡng cho bé 17 tháng

Trong lịch sinh hoạt cho trẻ 1 tuổi, bé ở giai đoạn này tiếp tục ăn 3 bữa chính cân đối và 2 bữa phụ lành mạnh mỗi ngày. Khẩu phần của bé 17 tháng tuổi bằng khoảng 1/4 của người lớn.

Ở độ tuổi này, mẹ nên cho bé ăn cân bằng: Chất đạm – Tinh bột – Chất xơ – Chất béo tốt. Bé vẫn cần tiêu thụ 480ml – 720ml sữa mỗi ngày.

Bé có thể muốn uống sữa trong một cái ly nhất định. Mặc dù những yêu cầu này có thể khiến cha mẹ bực mình; nhưng tất cả chỉ phục vụ một mục đích quan trọng duy nhất: Những thói quen giúp cho thế giới quanh bé dễ đoán, và bé thấy thoải mái với điều đó.

[key-takeaways title=”Mẹ xem thêm:”]

[/key-takeaways]

2.2 Giấc ngủ của trẻ 17 tháng tuổi

Bé ở độ tuổi này thường thức dậy sớm, để có thể chăm sóc giấc ngủ của trẻ và của cha mẹ tốt hơn, hãy thử những mẹo sau:

  • Sắp xếp giờ ngủ hợp lý: Nếu bé đi ngủ quá sớm (khoảng 6:45 – 7:00); bé có thể dậy sớm vào sáng hôm sau. Cha mẹ hãy thử đẩy lùi giờ ngủ của bé vào khoảng 7:30 – 8:00 tối.
  • Tránh để bé đi ngủ quá trễ: Việc trì hoãn giờ ngủ của bé 17 tháng tuổi quá 8:00 tối sẽ khiến bé mệt mỏi. Sự mệt mỏi ảnh hưởng đến giấc ngủ; bé ngủ không ngon giấc và thực dậy sớm sáng hôm sau.
  • Thay đổi thời gian ngủ trưa: Nếu con bạn thức dậy lúc 5 giờ sáng nhưng lại chợp mắt lúc 8 giờ sáng; giấc ngủ trưa của bé có thể là quá sớm. Thay vào đó, hãy thử cho bé 17 tháng tuổi ngủ trưa 10 phút sau mỗi ngày cho đến khi bé đi ngủ lúc 10 giờ sáng hoặc 10:30 sáng.

>> Xem thêm: Trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng là phù hợp với sự phát triển?

giấc ngủ của bé

2.3 Cách chăm sóc tâm lý của bé 17 tháng tuổi

Cha mẹ có thể sẽ nhận ra có những lúc bé cố tình chống đối. Ví dụ khi cha mẹ nói: “Con hãy tránh xa cái bình đó ra”, bé nhìn thẳng, đồng thời với tay chạm vào cái bình bông; và có thể nắm lấy bó hoa lôi ra khỏi bình.

Cha mẹ biết bé đã nghe được lời dặn, vì thế thay vì xem việc bé không nghe lời bạn là một vấn đề lớn, các chuyên gia cho rằng bạn nên phớt lờ việc đó bất cứ khi nào có thể.

Một khi hiểu rằng hành động của bé có thể khiến bạn nổi nóng, bé sẽ tiếp tục làm nó những lần sau. Một thực tế là ba mẹ nên cố gắng tránh đối đầu với con trong những vấn đề nhỏ nhặt.

2.4 Cách chăm sóc răng miệng và cơ thể cho bé

Để khuyến khích bé đánh răng và duy trì thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng, cha mẹ hãy thử mua cho con một chiếc bàn chải đánh răng đặc biệt có in hình nhân vật yêu thích (ví dụ: Elmo hoặc Gấu Pooh).

Nếu bé 17 tháng tuổi không thích chải tóc, hãy cưỡng lại ý muốn kiềm chế trẻ, điều này sẽ chỉ khiến trẻ sợ hãi hơn. Cha mẹ có thể thử chải hoặc chải tóc cho bé khi béđang phân tâm, thậm chí mời trẻ ăn nhẹ. Hoặc thay phiên nhau với trẻ: Hãy để bé chải hoặc chải tóc cho cha mẹ, sau đó cha mẹ chải tóc cho bé.

>> Xem thêm: Top kiểu tóc cho bé trai 1-10 tuổi chất và dễ thương nhất 2023

3. Cha mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc bé 17 tháng tuổi?

3.1 Có lịch trình sinh hoạt nhất quán

Ở giai đoạn này, các thói quen của bé đã phát triển mạnh. Một đứa bé 17 tháng tuổi có thể nhớ mỗi bước của một lịch trình nhất định.

Do đó, đây là thời điểm lý tưởng để có lịch sinh hoạt nhất quán, tạo thói quen cho bé 17 tháng tuổi. Hãy ăn – ngủ – chơi đúng giờ giấc. Cha mẹ có thể kết thúc một ngày bằng thói quen như tắm, sấy tóc, đánh răng, lấy truyện ra. Và sau đó cùng nằm trên giường đọc sách.

Mặc dù còn nhỏ, nhưng các bé 17 tháng tuổi có thể tỏ ra cứng rắn về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Khi cha ẹm đặt bé vào giường buổi tối, bé có thể khăng khăng bắt cha mẹ lấy cho bé món đồ chơi yêu thích; và cái mền quen thuộc của bé.

Bé 17 tháng tuổi cần có lịch trình sinh hoạt nhất quán

3.2 Cách xây dựng và duy trì quan hệ xã hội với người khác

Khi 17 tháng tuổi, hầu hết các bé đều không còn sợ người lạ nữa. Tại tiệm tạp hóa, bé có thể chào tất cả mọi người bạn gặp, điều mà bé chưa từng làm trước đây. Khi bé tham gia lớp học nhạc hoặc lớp học nhảy, bé sẽ đột nhiên muốn ở gần giáo viên hướng dẫn.

Cha mẹ vẫn là người quan trọng, nhưng bé đang bắt đầu phát triển những mối quan hệ xã hội với những người khác. Bé có thể trở nên thân thiết với họ hàng và hàng xóm thông qua một số hoạt động nhất định. Ví dụ như khi cha mẹ cho bé về thăm ông bà, bé có thể kéo ông ra vườn để “nghiên cứu” những bông hồng ông đã chỉ cho bé trong lần về thăm ông bà trước đó.

Tóm lại, bé 17 tháng tuổi trải qua cột mốc phát triển quan trọng, đặc biệt là cảm xúc của bé. Trong giai đoạn này, cha mẹ hãy tích cực trò chuyện, quan tâm đến bé cưng và tránh nổi đóa với con. Đó là cách để giúp trẻ học kiềm chế cảm xúc và hoàn thiện các kỹ năng của mình.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non: Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Dấu hiệu của hội chứng tăng động giảm chú ý

Không có gì lạ nếu các bé tuổi tập đi thích được vận động, đây là chuyện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sẽ không bình thường nếu bé vận động quá mức như liên tục cựa quậy và nói chuyện hoặc chuyển động mà không tự chủ, những cử động không chủ ý lặp lại nhiều lần.

Ở độ tuổi này rất khó để xác định như thế nào là “quá mức”, nhưng nếu cảm thấy lo lắng khi bé hoạt động không ngừng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nhi. Đặc biệt là những chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần một cách bất thường như run, máy giật, cơ thỉnh thoảng lại giật một cách tự phát, nhất là ở mặt, động kinh hoặc nhăn mặt đều cần được sự chẩn đoán y khoa chuyên nghiệp.

Nguyên nhân của hội chứng tăng động giảm chú ý

Liên tục di chuyển hoặc cựa quậy ở trẻ em có thể là dấu hiệu của chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Tuy nhiên, dấu hiệu lâm sàng củabệnh ADHD lại khá tương đồng với các hành vi tự nhiên của bé ở tuổi tập đi như loay hoay, thích chạy và leo trèo hay vội vàng…Do đó, rất khó chẩn đoán chính xác ADHD cho đến khi bé đã đến tuổi đi học. Bên cạnh đó, tật máy giật và động kinh cũng có thể được gây ra bởi một loạt các hoạt động thần kinh và cần được đánh giá kỹ lưỡng bởi bác sĩ

Giải pháp điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý

Khi bé ở tuổi đi học được chẩn đoán mắc phải tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý, ba mẹ sẽ cần cùng với bác sĩ xây dựng một kế hoạch để giúp cho bé hoạt động tốt ở trường, ở nhà, bao gồm các phương pháp trị liệu dùng thuốc và không dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu bé còn ở tuổi tập đi, đây lại là một vấn đề khác.

Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non: Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)
Rất khó để chẩn đoán hội chứng tăng động giảm chú ý ở các bé mầm non vì khó nhận biết bé có triệu chứng bệnh hay chỉ là hành vi bình thường của lứa tuổi

Như đã nói ở trên, việc bé quá hiếu động và thiếu chú ý trong hoạt động hàng ngày là bình thường ở độ tuổi của bé, do đó, ngay cả khi gia đình bạn có người từng bị bệnh ADHD, bạn có thể cảm thấy nghi ngờ nhưng chưa đến lúc để chẩn đoán hội chứng này ở một đứa trẻ còn chập chững.

Nếu bé quá hiếu động, ba mẹ có thể sẽ cần được tư vấn về việc quản lý hành vi của bé hoặc đơn giản là nghỉ ngơi nhiều hơn. Trong trường hợp nghi ngờ bé gặp vấn đề về thần kinh, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ hệ thần kinh của bé, có thể bao gồm chụp cộng hưởng từ MR và việc điều trị sẽ dựa trên kết quả của các xét nghiệm này.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ

Những điều ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ

1. Tính tình của bé
Với một số bé bạo dạn thì dường như không có gì làm chúng lo lắng hay sợ hãi được: chúng có thể tự trèo lên những chiếc ghế hay bàn cao có thể vì hiếu kỳ một điều gì đó và sau đó chúng có thể nhảy nhào xuống ngay sau đó mà không sợ hãi gì. Với những bé có tính cách năng động này thì thường sẽ biết đi rất sớm. Ngược lại, các bé thận trọng hơn, chúng thường muốn biết cái nào tốt nhất trước khi thực hiện những thứ còn lại.

2. Khả năng tự nhiên
Thông thường, những đặc điểm nổi trội của bản thân bé sẽ được thể hiện khá sớm ngay từ khi bé 1 tuổi. Theo thống kê, những bé có khả năng nói sớm thì sau này có thể thành công ở những công việc liên quan đến văn chương hoặc hùng biện. Nhưng nếu bé biết nói muộn thì bạn cũng không thể suy luận bé đó không thể đạt thành quả trong những lĩnh vực này khi lớn lên.

3.  Anh chị em ruột
Những đứa trẻ có anh chị lớn hơn thường chạm các mốc phát triển sớm hơn thông thường bởi vì chúng phải thúc đẩy bản thân mình để theo kịp anh chị. Ngược lại, những bé là anh chị lớn trong nhà thì thường các mốc phát triển đến trễ hơn. Ví dụ, đứa em thì thường bị anh chị lớn giành đồ chơi nhiều hơn là được nhường. Trong những tình huống này, người mẹ cần có những hành động can thiệp như nhắc nhở bé lớn nên chia sẻ đồ chơi với em mình, nhưng cũng đừng bắt trẻ làm điều gì quá khó khi bé chưa sẵn sàng.

4. Sinh sớm
Những đứa bé được sinh sớm thường mất nhiều thời gian hơn những bé sinh bình thường để đạt được những mốc phát triển. Nhưng đến khoảng 2 tuổi, những bé này có thể bắt kịp các bé khác như bình thường. Theo các bác sĩ, khi đánh giá thời gian phát triển của những bé sinh sớm, phụ huynh nên tính từ thời điểm mang thai bé chứ không phải từ ngày bé được sinh ra. Vì một đứa trẻ sinh sớm 3 tháng sẽ đạt mốc phát triển ở tháng thứ 6 sau khi sinh thay vì ở tháng thứ 3 sau khi sinh như những bé sinh đủ ngày.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ
Những đặc điểm nổi trội của bản thân bé sẽ được thể hiện khá sớm ngay từ khi bé 1 tuổi.

Dấu hiệu của sự chậm phát triển
Sau đây là điều mà các phụ huynh cần lưu ý theo dõi trong quá trình phát triển của bé:

  • Các mốc phát triển của bé bị chậm quá nhiều. Ví dụ, bé 15 tháng tuổi và chưa biết nói từ nào hoặc chưa bước đi được; cảm giác bé luôn bị gói gọn trong một thế giới riêng của bé; bé không phản ứng, không quay lại nhìn mẹ khi mẹ bước vào phòng hoặc gọi tên bé.
  • Một mốc phát triển nào đó của bé chậm từ 2 tháng trở lên so với thông thường. Ví dụ, bé đã 17 tháng tuổi và chưa biết đi hoặc 7 tháng tuổi mà chưa biết cười.
  • Dường như bé không hiểu hoặc không phản ứng khi bạn nói chuyện với bé. Trong khoảng từ 8 đến 12 tháng, hầu hết các bé sẽ có phản ứng tìm kiếm những món đồ yêu thích như thú bông, thú nuôi…khi bạn hỏi bé chúng đang ở đâu, hoặc ít nhất bé sẽ nhìn theo đúng hướng đến các vật đó. Khoảng 12 đến 15 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu phản ứng với những lời yêu cầu đơn giản, ví dụ, bạn yêu cầu một bé một tuổi lấy cho bạn đôi giầy của bé, bé sẽ làm được.
  • Thực tế cho thấy, những ông bố bà mẹ thường quá lo âu về những mốc phát triển của bé nên họ thường chỉ tập trung vào việc kiểm tra “đồ thị phát triển” của con mình hơn là cùng bé tham gia vào hành trình đi đến những mốc phát triển thú vị đó.

Làm sao để ngừng những lo lắng đó lại?

  • Hãy tham khảo những thông tin tìm kiếm được từ Internet khi con của bạn vẫn chưa chạm đến các mốc phát triển như thông thường. Nhưng nhìn chung, các thông tin này dường như là không giới hạn, do đó bạn cần tỉnh táo để lọc ra những thông tin cần thiết cho mình. Đồng thời, bạn có thể tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ.
  • Đừng so sánh con bạn với những đứa trẻ khác. Không đủ cơ sở để nói những khác biệt trong việc chạm mốc phát triển của con bạn có liên quan đến việc bé có năng lực hay không có năng lực. Dù con của những người quen của bạn biết lăn, bò, đi hay nói trước con bạn thì cũng thể nói rằng con bạn mất lợi thế hơn được.
  • Với những tình huống mà bạn phát hiện có những dấu hiệu chứng tỏ việc chậm trễ của bé trong việc chạm đến các mốc phát triển là có liên quan đến nhau hoặc các mốc phát triển chậm hơn thông thường nhiều tháng thì bạn hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra chính xác hơn.

Tóm lại, để bé có những bước đầu phát triển tốt, các ông bố bà mẹ ngoài việc hiểu biết về những cột mốc quan trọng của bé, thì cũng cần dành nhiều thời gian thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chơi đùa cùng bé để bé cảm nhận được tình yêu thương, sự động viên từ bố mẹ. Điều này giúp tạo được mối liên kết tốt giữa cha mẹ với con trẻ và là nền tảng tốt cho bé phát triển vững chắc sau này.

I.Tupalu

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Dấu hiệu cho biết bé mọc răng

Khi bé mọc răng, có nhiều dấu hiệu bạn có thể dễ nhận biết:

1. Chảy dãi:
Thông thường, sắp tới giai đoạn mọc răng các bé sẽ ra nhiều nước dãi do tuyến nước bọt trong khoang miệng bị kích thích. Tuy nhiên, đây cũng là hiện tượng thường gặp ở các bé từ 10 tuần đến khoảng 4 tháng tuổi. Vì vậy, bạn cũng đừng vội vui mừng hay lo lắng, nên chú ý quan sát những dấu hiệu khác. Vì đây là thời điểm bé mọc răng đầu tiên

 2. Cằm và mặt bị nổi mẩn:
Khi nước dãi chảy ra nhiều, đặc biệt là vùng quanh miệng và cằm khiến cho làn da vốn nhạy cảm của bé ngứa ngáy, nối mẩn đỏ. Khi thấy bé có dấu hiệu này, bạn nên chú ý, thường xuyên lau sạch nước dãi và bôi một chút kem dưỡng ẩm hoặc kem chống hăm vào cằm cho con thường xuyên nhé.

3. Ho:
Ho không chỉ là dấu hiệu của bệnh cảm cúm, nên  bạn đừng vội lo lắng cho rằng con đang bị cảm. Khi lượng nước trong miệng bé quá nhiều, cũng khiến cho bé và húng hắng ho. Nên đây cũng là một trong những biểu hiện cho thấy bé yêu của bạn có thể sắp mọc răng.

Dấu hiệu cho biết bé mọc răng
4. Hay nhai, cắn:
Khi những chiếc răng đang trong quá trình nhú lên khỏi nướu chúng sẽ khiến luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy bé muốn gặm bất cứ thứ gì có trong tay, đặc biệt với những bé đang bú sữa mẹ, thì bạn nên cẩn thận. Lúc này, bạn nên chuẩn bị cho bé một số đồ chơi gặm nướu chuyên dụng để bảo đảm vệ sinh và không làm hỏng nướu của bé.

5. Hay cáu gắt:
Với hầu hết các bé, khi mọc răng cảm giác đau đớn sẽ khiến bé thường xuyên quấy khóc. Thông thường, chiếc răng đầu tiên mọc lên thường khiến bé bị đau nhất. Tùy vào cơn đau mà bé có thể chỉ quấy khóc trong một vài giờ, nhưng cũng có khi “cô tiên răng” khiến bé khóc mếu vài ngày, thậm chí vài tuần. Cảm giác khó chịu này sẽ giảm dần khi bé mọc tiếp những chiếc răng sau.

6. Sốt nhẹ:
Theo ý kiến của các chuyên gia, thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi (bước vào tuổi ăn dặm hoặc chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang bú bình và ăn dặm). Lúc này, những tác nhân gây sốt bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể bé. Việc viêm sưng ở răng có thể là nguyên nhân gây sốt nhẹ cho bé. Tuy nhiên, dù là do viêm sưng răng lợi hay ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể đều có thể gây sốt. Nếu con bạn chỉ hơi nóng sốt trong người, bạn chỉ cần cho con uống thuốc hạ sốt và đo thân nhiệt thường xuyên. Nhưng nếu bé sốt cao và kéo dài, thì bạn nên đưa bé đi khám.

7. Khó ngủ:
Với những biểu hiện ở trên, các bé không chỉ khó chịu vào ban ngày mà còn khiến cho bé thấy bứt rứt trong người cả vào ban đêm. Hay giật mình và tỉnh giấc nhiều lần trong đêm là điều không tránh khỏi. Lúc này, bạn nên nhẹ nhàng vỗ về và hát ru để bé tiếp tục đi vào giấc ngủ. Tránh cho bé bú bình hay ngậm ti vì như vậy sẽ tạo cho bé thói quen ăn đêm.

8. Kéo tai, dùng tay chà vào má:
Lợi, tai và má cùng có chung một đường dây thần kinh và có sự tác động qua lại, nên khi những chiếc răng sắp nhú cũng gây khó chịu cho bé ở vùng tai, má, khiến bé thường xuyên lấy tay kéo tai và chà vào má. Tuy nhiên, các bé bị nhiễm trùng tai cũng có biểu hiện kéo tai thường xuyên. Vì thế, bạn nên đưa bé đi khám nếu dấu hiệu kéo tai không liên quan đến mọc răng.

 TT

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Tháng thứ 11 của bé: Tuần 1

Tuần này, bé yêu có gì mới?
Bé 10 tháng tuổi chỉ mới bắt đầu hiểu được những từ và cụm từ đơn giản, vì vậy quan trọng hơn tại thời điểm này là thường xuyên nói chuyện với bé. Định hướng cho bé với những mẫu câu đúng bằng cách lặp lại cho bé những từ bé nói với ngôn ngữ của người lớn. Ví dụ, khi bé đòi một vật gì, nhẹ nhàng sửa phát âm của bé bằng cách hỏi lại: “Con muốn cái muỗng phải không?”.

Với các bé mới chỉ hơn 10 tháng tuổi, cố gắng tránh xu hướng dùng lời của con trẻ, việc lặp lại lời bé có thể vui nhưng nghe ngôn từ đúng sẽ tốt hơn cho sự phát triển của bé.

Mặc dù đôi khi bạn cảm thấy ngớ ngẩn, trò chuyện với bé là cách tuyệt vời để khuyến khích các kỹ năng ngôn ngữ của bé. Khi bé huyên thuyên một câu vô nghĩa, hãy đáp lại “Vậy à? Hay quá!”. Bé sẽ mỉm cười và tiếp tục trò chuyện.

Cuộc sống của mẹ: Tránh những chấn thương khi bế bé
Bé càng ngày càng lớn, việc bế bé sẽ càng vất vả hơn, phải sử dụng nhiều sức lực hơn và tiềm ẩn nguy cơ căng cơ lớn hơn. Tuy nhiên, bằng cách cẩn thận, bạn có thể giảm nguy cơ bị đau và chấn thương như sau:

  • Khi nâng bé lên, luôn khuỵu đầu gối hoặc ngồi xuống rồi lấy đà đứng lên, thay vì cúi gập người bế bé.
  • Để giữ bé đúng cách khi ngồi, hãy ngồi thẳng trong ghế thoải mái có tay vịn. Có thể dùng gối đỡ lưng.
  • Để đem bé theo khi di chuyển, sắm một chiếc địu sau lưng hoặc phía trước có thể phân phối đều cân nặng của bé và không làm căng cổ hoặc lưng của bạn và nên chọn loại rộng, có đệm ở quai đeo.
  • Để tránh đau cổ tay, thường xuyên đổi tay ôm, và dùng băng tay nếu bạn có xu hướng bị đau cổ tay hoặc từng bị chấn thương cổ tay.
  • Đây cũng là thời điểm tốt nhất để bạn luyện cơ lưng. Hãy thực hiện những bài tập căng cơ và tăng cường hàng ngày dành cho lưng.

    Sự phát triển của trẻ sơ sinh - Tháng thứ 11
    Đến tháng thứ 10, bé cưng đã khá nặng và mẹ cần chú ý nhiều hơn đến tư thế bế bé để tránh bị những chấn thương không đáng có

Khi bạn đau nhức, việc tắm nước ấm hoặc massage có thể giúp giảm đau. Nếu vẫn còn bị cơn đau nhức hành hạ, bạn có thể dùng thuốc giảm đau không cần kê toa để xoa dịu.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Bé 11 tháng tuổi biết làm những gì? Muốn chăm con nhàn hơn mẹ nên nắm rõ

Bé 11 tháng tuổi biết làm những gì? Tháng tuổi này bé đã bắt đầu tập đi và tò mò, hiếu động hơn về thế giới xung quanh. Mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi và bận rộn vì phải luôn để mắt đến con cả ngày.Bé 11 tháng tuổi biết làm những gì

Sự phát triển của bé 11 tháng tuổi

1. Bé 11 tháng tuổi biết làm những gì?

Nếu bé vẫn chưa biết đi, chỉ trong thời gian ngắn nữa bé sẽ bước những bước đầu tiên. Thậm chí, nếu bé bắt đầu biết đi vào lúc 17 hoặc 18 tháng tuổi cũng hoàn toàn bình thường.

Bạn có thể khuyến khích bé tập đi bằng cách đứng hoặc quỳ trước mặt bé và đưa tay ra. Bạn có thể nắm cả hai tay bé và dẫn bé bước về phía bạn. Như những trẻ khác, bé sẽ bắt đầu những bước dài đầu tiên với cánh tay dang ra để giữ thăng bằng và khuỷu tay hơi cong. Bàn chân của bé sẽ quay ra ngoài và bụng ưỡn về phía trước trong khi mông nhô ra phía sau. Tất cả các hành động này cũng là để giữ thăng bằng.

Bạn luôn phải đảm bảo cho bé có một môi trường an toàn để thực hành những kỹ năng mới. Bạn chú ý an toàn cho bé và không bao giờ để bé một mình. Hãy giữ máy ảnh sẵn sàng vì đây là lúc bạn có thể lưu giữ những hình ảnh đáng yêu nhất.

Bé 11 tháng tuổi biết làm những gì
Bé 1 tháng tuổi biết đi và khám phá mọi ngóc ngách trong nhà

2. Dinh dưỡng bé 11 tháng tuổi

Tháng này bé đã biết ăn nhiều loại thực phẩm hơn. Song sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cần đảm bảo cho bé bú đủ 3 cữ mỗi ngày.

Hầu như các bé tháng này đã không còn hứng thú với bột ăn dặm loãng và mịn nữa. Vì vậy mẹ nên nấu cháo rắn hơn, sao cho vẫn còn nguyên hạt cơm. Một số bé đã có thể ăn cơm nhão (cơm nát) với các thức ăn mềm như trứng sốt cà chua.

Thời kỳ này trẻ vẫn tiếp tục mọc những chiếc răng đầu tiên, vì vậy cơ thể con cần rất nhiều canxi cho quá trình mọc răng. Mẹ nên chú ý bổ sung canxi cho con đúng cách bằng các thực phẩm giàu canxi hoặc mẹ tự bổ sung canxi cho bản thân mình để lấy sữa cho con bú.

Các thực phẩm tốt cho bé thời kỳ này bao gồm:

  • Trứng
  • Các loại thịt: Bò, gà, heo, chim câu
  • Hải sản: Cá, tôm, cua, lươn
  • Các loại rau củ: Khoai tây, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cải thìa, súp lơ xanh, cải bó xôi, cải thảo, cải bắp, mồng tơi, rau dền, rau muống
  • Ngũ cốc
  • Trái cây: cam, quýt ngọt, táo đỏ, dưa hấu, nho

    Bé 11 tháng tuổi biết làm những gì
    Thực phẩm của bé tháng này đa dạng hơn

Cuộc sống của mẹ: Cảm giác bất an về cách nuôi dạy con

Hầu hết các bậc cha mẹ cảm thấy bất an về cách nuôi nấng trẻ. Bạn cố gắng tin vào trực giác của mình, nhưng cũng nhớ là các kỹ năng và sự tự tin của bạn có được từ kinh nghiệm và học tập. Ai cũng mắc lỗi đôi lần và đó là cách chúng ta học hỏi.

Hỏi hoặc xem xét mọi thứ kỹ càng khi bạn không chắc phải làm thế nào. Dần dần, bạn sẽ thấy tự tin hơn về khả năng nhận biết những nhu cầu của bé và cách đáp ứng nhu cầu đó. Cảm giác lo lắng có thể sẽ không biến mất hoàn toàn nhưng đó cùng là một phần của tình phụ mẫu.

Một cách tuyệt vời để có được sự hỗ trợ và giảm nhẹ áp lực trở thành cha hoặc mẹ tốt đó là tham gia nhóm những người làm cha hoặc mẹ. Ở đó, bạn có thể tìm thấy những người có cùng mối quan tâm và lo lắng để chia sẻ cùng nhau.

[inline_article id=2605]

Bé 11 tháng tuổi biết làm những gì thì bây giờ mẹ đã biết rồi đúng không? Marry Baby hy vọng các chia sẻ này sẽ giúp mẹ có thêm nhiều thông tin về bé lúc 11 tháng tuổi để chủ động hơn trong việc chăm sóc và dạy dỗ bé.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Bé 4 tháng 2 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Bé 4 tháng 2 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Bé rất thích được ôm ấp, bế bồng và vuốt ve vì đó là điều quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển. Tất cả những tiếp xúc cơ thể không chỉ giúp gắn kết bạn và bé mà còn xoa dịu khi bé bị khó chịu hoặc cáu kỉnh.

Nên để bé tiếp xúc với những chất liệu khác nhau như lông thú giả, nỉ, vải bông… để bé bắt đầu có nhận thức về sự đụng chạm khác nhau. Một đứa bé 4 tháng 2 tuần tuổi có thể ăn mọi thứ ngay trong tầm với nên bạn cần cẩn thận và không để bé một mình với những thứ có thể nhét vừa miệng bé.

Cuộc sống của mẹ khi bé 4 tháng 2 tuần tuổi

Sinh con là trải nghiệm thay đổi cả cuộc sống và cơ thể bạn. Vùng hông và eo của bạn sẽ mở rộng hơn, bụng sẽ mềm và dễ chảy xệ. Hãy dành cho bản thân ít nhất chín tháng, như đã dành cho bé trong bụng, để tập luyện cho cơ thể trở về với hình dáng trước khi mang thai.

Thật sự rất khó để cân nặng của bạn có thể trở về như trước khi mang thai, chỉ cần cân nặng của bạn nằm trong giới hạn khỏe mạnh là được. Nếu bạn đang cho bé bú, không được áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.

Nếu bạn không thể giảm cân bằng cách ăn kiêng hoặc tập thể dục, nên quản lý cân nặng bằng cách cân nhắc các loại thức ăn và thói quen ăn uống của bạn.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 4
Mới bắt đầu tập thể dục trở lại, bạn nên chọn những bài tập nhẹ nhàng

Những việc nên làm:

  • Ăn ít hơn và nhai chậm hơn. Bạn sẽ có cảm giác như đang ăn lượng thức ăn bình thường, nhưng vẫn nên ngừng ăn trước khi thấy no.
  • Uống nước. Mang theo nước đá trong bình giữ lạnh để có thể uống cả ngày. Cách này không chỉ có tác dụng cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mà còn làm đầy dạ dày và kiềm chế cơn đói. Trà thảo dược, cà phê đã lọc caffeine, nước ép hoặc sinh tố cũng tốt khi dùng điều độ.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa calo tốt, giảm calo xấu. Đừng từ bỏ thói quen dinh dưỡng mà bạn đã áp dụng khi mang thai.
  • Ăn vặt thông minh. Nên để các món ăn vặt ít calo trong nhà như trái cây và rau xanh.
  • Bắt đầu tập thể dục. Nhớ là sau một thời gian dài không tập, bạn phải bắt đầu từ những bài cơ bản nhất và sau đó từ từ nâng khối lượng bài tập lên
Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ tháng thứ 5 phát triển như thế nào và bé có thể làm được gì?

Sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 5
Trẻ tháng thứ 5 phát triển như thế nào

Trẻ tháng thứ 5 có thể làm được những gì?

Các nhà nghiên cứu tin rằng bé bước qua mốc 4 tháng tuổi có thể hiểu được tất cả các âm thanh cơ bản hình thành nên tiếng mẹ đẻ của bé. Từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé sẽ có thể nói bập bẹ một vài tiếng, điều này có nghĩa là bạn có thể sẽ nghe những từ mà bạn từng mơ như “mama” hay “baba”. Dù biết đây chỉ là những phát âm tự nhiên và trẻ tháng thứ 5 vẫn còn quá nhỏ để hiểu đây là cách gọi ba hay mẹ, điều đó vẫn không làm giảm sự háo hức khi bạn nghe chúng.

Bạn có thể khuyến khích bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhiều hơn bằng cách phản ứng lại hoặc bắt chước nét mặt của bé. Trẻ tháng thứ 5 đã biết bắt chước và nói theo người lớn. Hãy nói “ba” và bé có thể cố gắng nói lại. Đáp lời, phản ứng lại khi bé làm ồn hoặc cố gắng nói điều gì đó sẽ giúp bé học về sự quan trọng của ngôn ngữ, hiểu rõ hơn về nguyên nhân và kết quả. Điều này tốt cho nhận thức về bản thân đang hình thành của một đứa bé 4 tháng tuổi vì bé sẽ bắt đầu nhận ra rằng những gì bé nói tạo ra sự khác biệt.

Cuộc sống của mẹ khi trẻ bước sang tháng thứ 5

Hơn 4 tháng sau khi sinh là lúc cơ thể của bạn đã sẵn sàng tập luyện để lấy lại vóc dáng. Mặc dù vậy, cho đến lúc này, các khớp và dây chằng có thể vẫn còn lỏng lẻo sau nhiều tháng “mang nặng”, vậy nên hãy tập nhẹ nhàng trong những lớp tập có cường độ thấp.

Đừng lo nếu bạn đang cho bé bú vì tập luyện không ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa hay thành phần sữa mẹ. Mặc dù vậy, để việc tập luyện được thoải mái, bạn nên hút sữa hoặc cho bé bú trước những hoạt động cường độ cao như chạy. Nhớ chọn mặc loại áo ngực có khả năng nâng đỡ tốt.

Bé sơ sinh 5 tháng
Mẹ có thể vừa tập thể dục, vừa chơi đùa cùng trẻ sơ sinh tháng thứ 5

Bạn cũng có thể để bé tham gia vào chương trình tập luyện mới của mình. Đặt bé trong xe đẩy hoặc xe nôi khi bạn đi dạo, để bé ngồi ghế em bé khi bạn đạp xe đạp.

Tìm nhiều cách để sắp xếp việc tập luyện trong cuộc sống bận rộn của bạn. Tìm đĩa DVD tập luyện  mà bạn có thể sử dụng khi bé im lặng hoặc đang ngủ. Bạn cũng có thể thử đậu xe xa văn phòng một chút và tập đi bộ, leo cầu thang bộ vài tầng lầu. Bạn cũng có thể tìm hiểu chương trình tập ban trưa ở một phòng tập gần đó. Nếu chọn cách đơn giản và thuận tiện, nhiều khả năng bạn sẽ gắn bó với nó.

Tuy vậy, đừng quá khó khăn với bản thân, bởi việc lấy lại vóc dáng có thể cần nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Bạn sẽ đi ngược lại những lợi ích lớn về tinh thần của việc tập thể dục nếu quá căng thẳng về mục đích lấy lại vóc dáng của mình. Cũng đáng để “cưng chiều” cơ thể một chút sau thành quả sinh em bé tuyệt vời.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Tháng thứ 3 của bé: Tuần 4

Bé phát triển như thế nào?
Đọc sách hoặc kể chuyện cho bé nghe vì dù sớm nhưng việc này cũng mang lại nhiều lợi ích. Những lúc lắng nghe bạn đọc, tai bé sẽ quen với ngữ điệu của ngôn ngữ nói. Bạn nên thay đổi nhịp đọc, sử dụng các âm giọng khác nhau và hát sẽ khiến bé thích thú hơn. Nếu bé nhìn đi hướng khác hoặc giảm sự quan tâm trong khi bạn đọc, bạn nên làm việc khác và để bé nghỉ ngơi. Hãy hành động thích hợp tùy theo phản ứng của bé.

Bạn sẽ tìm thấy nhiều cuốn sách hay để đọc cho bé 2 tháng tuổi như Sự tích chú cuội cung trăng, Thánh Gióng, Cây tre trăm đốt… Bạn nên chọn những cuốn sách khổ lớn có những hình vẽ, màu sắc tươi vui và câu văn đơn giản hoặc những cuốn sách hình không lời để bạn tự kể lại. Ở giai đoạn này, bạn không phải tuân theo các chỉ dẫn về độ tuổi một cách mù quáng. Những cuốn sách dành cho trẻ ở độ tuổi lớn hơn có thể cuốn hút bé nếu chúng có hình ảnh sinh động, rõ ràng và màu sắc tươi sáng.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng 3
Trẻ sơ sinh ở tháng thứ 3 rất thích được hóng chuyện, ê a với mọi người xung quanh

Cuộc sống của mẹ khi bé 2 tháng tuổi: Xử lý những lời khuyên không mong đợi
Khi bạn có con nhỏ, tất cả mọi người trên thế giới dường như đều có ý kiến để chia sẻ: “Bé không nên mặc áo len?”, “Bé sẽ không lớn nhanh và khỏe mạnh nếu không cho bé ăn các thức ăn cứng từ bây giờ”, “Nếu để bé ngậm núm vú thì sẽ hư răng!”… Dù những lời khuyên có đúng hay sai, tất cả là sự xâm phạm khiến bạn rất khó chịu.

Làm sao để đối phó? Trước hết, đừng quan trọng hóa những gì bạn nghe được. Không có cách nào làm giảm sự tự tin của bạn nhanh hơn là việc lắng nghe mọi lời khuyên từ bạn bè, người thân và cả người lạ. Hãy làm những gì bạn nghĩ là tốt nhất cho con mình.

Mọi người thường bị cuốn hút bởi con trẻ. Đôi khi họ đưa ra những nhận xét hữu ích đơn giản chỉ để nói điều gì đó. Chỉ cần đáp lại bằng cách nói chung chung như “Cảm ơn bạn quan tâm” hoặc “Mình sẽ nghĩ về nó”. Cách tuyệt vời để đáp lại các cụ ông, bà, những người có ý kiến riêng về cách cho ăn hoặc ngủ là tranh thủ bên thứ ba: “Cảm ơn mẹ. Con sẽ hỏi bác sĩ xem sao”. Sáng suốt để chọn lọc ra những lời khuyên đúng đắn bạn nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Bé 3 tháng tuổi tuần thứ 3 phát triển như thế nào?

Sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng 3
Lẫy là bước tiến quan trọng đối với kỹ năng vận động của các bé 3 tháng tuổi tuần thứ 3

Bé 3 tháng tuổi tuần thứ 3 phát triển như thế nào?

Bé 3 tháng tuổi tuần thứ 3 đã vận động tốt hơn. Bạn sẽ nhận ra rằng những cử động ngắt quãng của bé lúc mới sinh đã nhường chỗ cho những chuyển động mượt mà hơn khi bé 3 tháng tuổi, nhất là những lúc bé quan sát mọi người.

Hãy cho bé đủ không gian để duỗi và cử động tay chân. Đặt một tấm chăn trên sàn và để bé di chuyển tùy thích. Những vận động này giúp cho việc phát triển cơ bắp của bé 3 tháng tuổi tuần thứ 3. Khi nằm sấp, bé sẽ bắt đầu đẩy người bằng chân, bước đầu tiên sẵn sàng để bò.

Cuộc sống của mẹ: Tránh thai và kế hoạch hóa gia đình

Nếu đang cho bé bú, có thể có thai không? Nếu chưa có kinh nguyệt từ khi sinh bé thì sao?

Câu trả lời là có. Trái ngược với quan niệm dân gian cho rằng cho con bú sữa mẹ là một biện pháp tránh thai, trứng sẽ bắt đầu rụng ngay cả khi bạn không có kinh. Vì vậy, bạn sẽ không nhận được cảnh báo nào khi khả năng sinh sản trở lại. Bạn cần sử dụng biện pháp ngừa thai ngay khi bắt đầu quan hệ trở lại – trừ khi bạn muốn sinh thêm con.

Bạn dùng biện pháp ngừa thai nào trước khi có thai?

Không nhất thiết bạn phải tiếp tục với những gì đã làm trước đó.

Nếu trước đây bạn sử dụng phương pháp hoóc-môn để kiểm soát sinh sản như thuốc tránh thai, băng dính, hoặc vòng, hiện đang cho bé bú, bạn cần dùng biện pháp khác, chẳng hạn loại thuốc viên tránh thai chỉ tác động đến hoóc-môn nữ progesterone.

Bạn có muốn thử cách mới?

Nếu không muốn có thai lại trong năm đến mười năm, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng vòng tránh thai.

Bạn đã từng nghĩ đến việc dùng bao cao su?

Bao cao su là một lựa chọn tốt cho các bà mẹ mới bởi chúng không ảnh hưởng đến nguồn sữa và dễ nhớ hơn là uống thuốc viên hàng ngày. Thêm nữa, bao cao su còn liên quan đến trách nhiệm phòng ngừa của cả chồng bạn.