Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Tháng thứ 8 của bé: Tuần 1

Tuần này, bé yêu có gì mới?
Đa số các trẻ tròn 7 tháng tuổi trở đi đã có thể bắt đầu tự bốc ăn bằng tay trong khi một số trẻ khác có thể bắt đầu muộn hơn vào lúc 10 tháng tuổi. Khi đến giai đoạn này, bạn có thể thử cho bé tập uống nước bằng bình có quai. Loại bình nước này thường có van ở nắp để bạn có thề điều chỉnh lượng nước nhiều hay ít. Nếu bé gặp khó khăn trong việc hút nước từ vòi, hãy tháo nắp để bé uống trực tiếp từ cốc.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh - Tháng thứ 8
Bây giờ, bé đã có thể tự bốc thức ăn bằng tay và xem đó như một trò chơi thú vị

Cuộc sống của mẹ khi bé 7 tháng tuổi: Tin vào trực giác của bạn
Hãy tin tưởng chính mình! Trực giác người mẹ là công cụ mạnh mẽ giúp bạn nuôi lớn bé. Mẹ là người bên cạnh và chăm sóc con hàng ngày, là người hiểu rõ con mình nhất, nên sẽ rất nhạy cảm và nhanh chóng nhận ra những thay đổi về thể chất của bé.

Nếu bạn cảm thấy điều gì đó không ổn về sức khỏe, sự phát triển hay thể trạng tổng quát của con, đừng nên vội loại bỏ những cảm giác này. Thực tế nhiều cha mẹ vẫn đi trước bác sĩ hay các trung tâm y tế một bước trong việc phát hiện dấu hiệu đầu tiên của một vấn đề sức khỏe của trẻ ngay cả trước khi trẻ có triệu chứng sốt, những rối loạn thể chất hoặc hành vi, hay biểu hiện chậm phát triển ở trẻ.

Mẹ nên chú ý đến trực giác trong quá trình chăm sóc bé, viết ra những quan sát của mình. Đừng ngại tham vấn bác sĩ của bé. Nếu bạn vẫn cảm thấy không được thuyết phục, hãy kiên trì cho đến khi có được câu trả lời thỏa mãn bạn. Đừng lo lắng nếu bạn phạm sai lầm hoặc quá nghi ngờ một vấn đề. Kết hợp giữa việc nhận biết những linh cảm và học hỏi từ kinh nghiệm, bạn sẽ dần tìm ra những gì phù hợp để chăm sóc bé khỏe mạnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Tháng thứ 7 của bé: Tuần 1

Bé 6 tháng tuổi tuần thứ nhất phát triển như thế nào?
Khi bé 6 tháng tuổi, bé bắt đầu trở nên hiếu động hơn. Bé thích những bộ quần áo thoải mái. Hãy lựa chọn loại vải mềm để không chà xát cơ thể bé khi cử động. Những bộ đồ rộng rãi, co giãn và dễ thở sẽ cho bé nhiều không gian để vận động hơn.

Tránh những quần áo có chất liệu thô hoặc có mép may cộm ngứa hay có những dây cột dài vì có thể gây nghẹt thở cho bé và bất kỳ những gì có thể ảnh hưởng đến bé lúc ngủ và lúc chơi đùa.

Cuộc sống của mẹ khi bé 6 tháng tuổi: Chú ý chế độ dinh dưỡng 
Việc chăm sóc bé 6 tháng tuổi không hề đơn giản và dễ gây mệt mỏi cho mẹ. Vì vậy, bạn phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Đừng ăn quá nhiều một lúc vì sẽ khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ. Hãy ăn bữa chính vừa phải và các bữa phụ bổ dưỡng. 

Sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 7
Ở tháng thứ 7, bé yêu sẽ bắt đầu trở nên năng động hơn và mẹ sẽ cần giữ sức khỏe thật tốt để có thể chăm sóc bé

Bạn nên tham khảo những lời khuyên sau để có thói quen ăn uống thật lành mạnh:

-Đừng bỏ bữa sáng. Mặc dù rất vội hoặc không cảm thấy đói, bạn cũng không được bỏ qua bữa sáng vì cơ thể đang cần được nạp năng lượng sau một giấc ngủ dài. Nếu bạn đã thức cả đêm để chăm sóc bé, bữa sáng này càng cần thiết.
-Ăn nhiều rau xanh. Bạn nên đặt mục tiêu mỗi ngày tiêu thụ 2,5 chén rau và 1,5 đến 2 chén trái cây nhé. Nên tránh xa thức ăn nhanh và chọn những thứ lành mạnh hơn.
-Ăn ít chất bột. Bạn nên ăn một lượng tinh bột vừa phải sẽ có lợi cho sức khỏe.
-Thức uống lành mạnh. Nhớ uống thật nhiều nước đặc biệt là nước lọc và nước trái cây.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Tháng thứ 6 của bé: Tuần 1

Tuần này, bé yêu có gì mới?

Vừa tròn mốc 5 tháng tuổi và bước vào tháng thứ 6, bé vẫn chưa thể diễn đạt cảm xúc của mình theo cách phức tạp như bạn, mặc dù bé có thể cho bạn biết rõ khi bé vui, buồn, khả năng diễn tả tình cảm và khiếu hài hước của bé vẫn đang phát triển.

Khi lớn hơn, bé đã bắt đầu khóc khi bạn ra khỏi phòng và thích thú khi bạn quay trở lại, bé cũng có thể giơ tay lên khi muốn được bế và vỗ vào vai bạn.

Có lẽ bạn sẽ thấy bé 5 tháng tuổi hiểu được trò đùa của bạn, bé bật cười trước những nét mặt khôi hài và cũng thử làm bạn cười. Cố giữ tiếng cười tuôn tràn bằng những vẻ mặt ngộ nghĩnh của bạn!

Sự phát triển của trẻ sơ sinh ở tháng thứ 6
Nhiều bé đã sẵn sàng ăn dặm ở tháng thứ 6 này

Cuộc sống của mẹ: Chuyện chăn gối sau khi sinh
Tìm được thời gian và năng lượng cho tình dục sau khi sinh khá là thách thức đối với bạn, không chỉ vậy, còn kẻ thứ ba nhỏ bé đáng yêu luôn sẵn sàng quấy khóc và chực chờ mè nheo hai bạn vào đúng thời điểm… Đừng vội nản lòng, với một chút nỗ lực và lên kế hoạch, mọi thứ đều có thể!

Hãy tán tỉnh chàng: Tán tỉnh không giống như vuốt ve trước khi quan hệ, chỉ giống như những lời chào mời, gợi ý hay nói chuyện gợi cảm mà không cần quan hệ. Tán tỉnh bạn đời trực tiếp hay trên điện thoại, qua email,… sẽ giúp cả hai có tâm trạng hứng khởi.

Chọn đúng thời điểm: Bạn không cần “ngủ lúc bé ngủ”. Giờ ngủ trưa là cơ hội gần gũi lý tưởng cho hai bạn trước khi sự mệt mỏi sẽ kéo đến sau một ngày dài.
Nào cùng hẹn hò: Không nhất thiết phải diện đồ đẹp và đi ra ngoài, đơn giản chỉ là lên kế hoạch như hẹn hò. Khi đã là cha mẹ, mát-xa cho nhau hoặc tắm chung khi bé đang ngủ có thể được gọi là hẹn hò.

Giữ khiếu hài hước: Sẵn sàng cho mọi việc không diễn ra như bình thường, chẳng hạn nếu đang nuôi bé bằng sữa mẹ, bạn có thể thấy ít sữa rỉ ra. Nếu bé bắt đầu khóc, đừng vội vàng chạy đến. Đợi vài phút xem bé có ngủ trở lại không. Nếu bé ngủ lại, bạn có lẽ đã mất hứng. Đừng dừng lại. Hãy khởi động lại bằng những vuốt ve nhẹ nhàng, chậm rãi xem sao.

[inline_article id=22627]