Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Sự phát triển của bé từ 3 đến 6 tháng tuổi

Đây là khoảng thời gian bố mẹ và bé thắt chặt thêm sợi dây tình cảm yêu thương. Trong ba tháng này, bé chỉ tập trung vào việc “hết ăn rồi ngủ, ngủ rồi ăn”. Bé cũng có những phản ứng tích cực hơn với bố mẹ. Dần dà, bạn sẽ dễ dàng nhận biết rõ các “tính nết”: bé thích gì, ghét gì, bé khoái ăn, ngủ và chơi ra sao.

Sự phát triển của bé từ 3 đến 6 tháng tuổi
Bạn có thể tận dụng thời gian cho bé bú để trò chuyện cùng bé

 

Bé làm được những gì Mẹ xử lý ra sao

Con đang học cách kiểm soát cơ thể con.

  • Con biết trồi người để nhìn ngắm người con yêu quý và những thứ làm con thích thú. Con biết lật, biết trườn để đến gần bên mẹ hay một món đồ chơi thú vị.
  • Con có thể ngồi khi có mẹ nâng đỡ và giữ đầu con vững chãi.
  • Con có thể phối hợp hai tay và đầu gối để di chuyển tới lui, do đó con sẵn sàng bò lung tung khắp nơi để tự do khám phá.
Đặt bé vào nhiều vị trí khác nhau để giúp bé phát triển những kỹ năng mới như: lăn, lê, bò, trườn.
  • Đảm bảo rằng dù nằm sấp hay ngửa, bé luôn được chơi đùa .
  • Hãy đỡ bé ngồi dậy, giúp bé quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh với góc nhìn mới lạ.
  • Khi bé ngủ thì hãy nhớ luôn đặt bé nằm ngửa.

Con biết sử dụng bàn tay tôi và ngón tay để khám phá.

  • Con biết với tay và chộp lấy những món đồ vật hoặc đồ chơi, sau đó tìm hiểu chúng bằng những ngón tay, bàn tay, và thậm chí là bằng miệng để xem chúng có công dụng ra sao.
Hãy để bé tự mình khám phá thông qua những món đồ chơi với nhiều kiểu dáng, kích cỡ, chất liệu và âm thanh khác nhau. Chỉ cho bé biết cách sử dụng bằng cách rung, lắc, đập, thả rơi đồ vật…

Con có thể giao tiếp qua âm thanh, hành động, và nét mặt của con.

  • Khi mẹ lắc lắc chiếc trống, con cười và khoa tay múa chân để báo hiệu với mẹ rằng con còn muốn chơi tiếp.
  • Con có thể phát ra một vài âm thanh khác nhau như thể đang “trò chuyện” với mẹ.

Hãy theo dõi và đáp lại những tín hiệu của bé.

Bé yêu của mẹ đang mỉm cười nè – Mẹ nghĩ là con thích nhìn mình trong gương. Con có muốn soi gương nữa không nào?

Hãy “trò chuyện” qua lại với bé. Khi bạn đáp lại những âm thanh u ơ của bé có nghĩa là bạn đang thể hiện cho bé biết bạn đang quan tâm đến những gì bé nói. Điều này sẽ kích thích bé học nói.

Con đang tập làm quen với thế giới xung quanh.

  • Con bắt đầu tập thói quen ăn đúng giờ, ngủ đúng cữ.
  • Con biết chú ý đến “lịch sinh hoạt” hằng ngày. Khi mẹ tắt đèn là con biết đến giờ con lên giường ngủ.

Lên lịch sinh hoạt cho bé.

  • Tập cho bé nhận thức được giờ đi ngủ bằng cách tuần tự thực hiện một chuỗi hành động giống nhau vào mỗi đêm, chẳng hạn như: trước tiên là đi tắm, sau đó kể chuyện cổ tích, cho ăn, và cuối cùng là hát ru.
  • Hãy hát cùng một bài hát khi bạn sửa soạn cho bé ăn. Mỗi lần bé nghe thấy bài hát đó là bé biết mình sắp được bú sữa. Điều này giúp bé làm dịu cơn đòi ăn cũng như giúp bé học cách chờ đợi.