Bé làm được những gì | Mẹ xử lý ra sao |
Con có thể hiểu được nhiều từ hơn là con có thể nói.
|
Hãy cho bé biết những gì đang xảy ra và những hành động tiếp theo của bạn: Uống sữa xong chúng ta sẽ ngủ trưa nhé con. Điều này giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ. Lịch sinh hoạt này cũng cho bé hiểu được những hoạt động gì sẽ xảy ra trong ngày. “Phiên dịch” âm thanh và hành động của bé thành từ ngữ, lời nói. Con đang đẩy đĩa thức ăn ra. Mẹ nghĩ con muốn nói là con đã no rồi. Gọi tên những sự vật mà bé nhìn thấy hoặc chỉ tay vào: Đó là mặt trăng. Mặt trăng xuất hiện vào ban đêm. |
Con có thể bò trườn.
|
Tạo khoảng không an toàn và cho trẻ có thêm nhiều thời gian để tập những kỹ năng mới như bò trườn và đi đứng. “Con đường đồ chơi” trong không gian an toàn tại nhà. Xếp những món đồ chơi thú vị thành một hàng dài để bé tự do bò và khám phá theo cách của riêng mình. |
Con biết rằng có những điều vẫn tồn tại ngay cả khi con không thể nhìn thấy, đặc biệt là bố mẹ!
|
Trò chơi trốn tìm. Trò chơi này sẽ giúp bé nhận thức được có những thứ biến mất nhưng sẽ xuất hiện trở lại. Luôn nói lời tạm biệt với bé. Đừng bao giờ lén bỏ ra ngoài. Điều này giúp tạo dựng lòng tin của bé dành cho bạn và tập bé học cách làm quen với những cảm xúc khó chịu. |
Con thích làm mọi thứ lặp đi lặp lại.
|
Hãy để cho bé tự thực hiện thao tác tiếp theo trong một trò chơi. Nếu thấy bé cầm 2 khối lego va vào nhau thì hãy để xem liệu bé có muốn tự tìm cách xếp chồng chúng lại với nhau hay không. Đưa một quả bóng cho bé ném hoặc một cái lắc để bé lắc. Những hoạt động này giúp trẻ học được cách mà mọi thứ vận hành. Ngoài ra, sự vận động cũng giúp các cơ ở tay bé phát triển cứng cáp hơn, linh hoạt hơn. |