Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo? Sự phát triển thị giác của bé

Thế giới là một nơi mới mẻ và tuyệt vời đối với trẻ sơ sinh. Có rất nhiều kỹ năng bé cần học và ngay khi bé bắt đầu biết nói, ngồi và đi lại, bé cũng sẽ học cách sử dụng đôi mắt của mình đến hết khả năng.

Vậy trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo? Chắc hẳn ba mẹ đang rất sốt ruột, tuy nhiên, quá trình trưởng thành của con là một quãng đường lâu dài, bé sẽ phát triển từ từ từng giác quan của mình trong độ tuổi phù hợp.

Trong bài viết dưới đây, Marrybaby sẽ cùng mẹ tìm hiểu rõ hơn về sự phát triển thị giác ở trẻ sơ sinh nhé!

1. Trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo?

Khi được khoảng 8 tuần tuổi, hầu hết các bé đều có thể dễ dàng tập trung vào khuôn mặt của bố mẹ. Khoảng 3 tháng tuổi, mắt trẻ sơ sinh đã có khả năng nhìn theo. Vào lúc này, mắt bé sẽ quan sát mọi vật xung quanh.

Nếu mẹ lắc lư một món đồ chơi có màu sắc rực rỡ gần bé, mẹ sẽ có thể thấy mắt bé đang nhìn theo chuyển động của đồ chơi và bé đưa bàn tay ra để chộp lấy đồ chơi.

Ngoài ra, trong khoảng thời gian 3 tháng tuổi, mắt trẻ sơ sinh bắt đầu hoàn thiện khả năng tập trung. Có nghĩa là bé có thể nhìn lâu hơn vào một vật thể nhất định. Bé cũng sẽ thích nhìn đồ vật có màu trắng – đen rõ rệt.

Tóm lại, trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo thì câu trả lời là 3 tháng tuổi. Nếu mẹ không nhận thấy trẻ sơ sinh nhìn theo khi bé được 3 tháng tuổi, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để được kiểm tra và có cách can thiệp kịp thời.

trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo
Trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo? Câu trả lời là vào khoảng 3 tháng tuổi!

2. Sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh theo tuổi

Khi đã biết “trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo”, hẳn mẹ cũng muốn biết các cột mốc phát triển thị giác của con như thế nào đúng không? Nội dung sau đây sẽ đi cụ thể sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh qua từng tháng tuổi.

2.1 Trẻ sơ sinh đến 4 tháng tuổi

Trong 1 tháng đầu đời, thị giác của trẻ rất nhạy cảm. Bé có thể nhìn ở khoảng cách 20 – 25 cm. Trong thời điểm này, bé vẫn chưa phát triển khả năng nhận diện sự khác biệt giữa hai mục tiêu hoặc di chuyển mắt để nhìn theo vật thể hay hình ảnh.

Khi bé chạm đến cột mốc 8 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh có khả năng nhìn tập trung vào khuôn mặt của cha mẹ.

Vào khoảng 3 tháng tuổi, như nội dung “trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo” đã nêu rõ, mắt bé sẽ quan sát mọi vật xung quanh. Bé có thể di chuyển đôi mắt của mình để nhìn theo vật thể mà không cần chuyển động nguyên phần đầu.

[key-takeaways title=””]

Trong 4 tháng đầu đời, hai mắt bắt đầu hoạt động cùng nhau và thị lực được cải thiện nhanh chóng. Sự phối hợp giữa tay-mắt bắt đầu phát triển khi trẻ sơ sinh bắt đầu theo dõi các vật đang chuyển động bằng mắt và với lấy chúng.

[/key-takeaways]

2.2 Trẻ từ 5 tháng đến 8 tháng

Trong những tháng này, sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh tiếp tục được nâng cao. Trẻ sơ sinh giai đoạn này dần phát triển khả năng nhìn chiều sâu. Nghĩa là bé xác định được sự xa và gần của vật thể dựa trên đồ vật vây xung quanh nó.

Đến khoảng tháng thứ năm, đôi mắt của bé mới có khả năng phối hợp cùng nhau để tạo thành cái nhìn 3 chiều về thế giới.

Trẻ sơ sinh sẽ có khả năng với lấy đồ vật tốt hơn vì trẻ có thể nhìn thấy đồ vật đang ở cách chúng bao xa. Bé sẽ thích nhìn khuôn mặt của mẹ nhưng bé cũng có thể thích nhìn những cuốn sách có đồ vật quen thuộc.

Nhiều bé bắt đầu bò hoặc biết di chuyển khi được khoảng 8 tháng. Việc di chuyển sẽ giúp bé cải thiện hơn nữa khả năng phối hợp tay-mắt-cơ thể. Trong giai đoạn 5-8 tháng, khả năng nhận biết màu sắc của bé cũng sẽ được cải thiện.

>> Cùng chủ đề bé biết nhìn theo: Trẻ sơ sinh mấy tháng biết đòi mẹ, biết người lạ người quen?

Sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh từ 5 - 8 tháng tuổi
Khi đã biết trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo, mẹ cũng cần biết vào khoảng 5 tháng tuổi, mắt bé bắt đầu nhìn theo chiều sâu và thế giới 3D

2.3 Trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng

Khi bé được 1 tuổi, bé sẽ có thể phán đoán khoảng cách tốt và ném đồ vật một cách chính xác. Đây là một khả năng hữu ích khi bé đi dọc theo ghế dài hoặc di chuyển trong phòng khách từ bên này sang bên kia.

Lúc này, bé đã có thể nhìn thấy mọi vật rất rõ ràng, cả gần và xa. Bé có thể nhanh chóng tập trung vào các vật thể chuyển động nhanh. Bé sẽ thích chơi trò trốn tìm với đồ chơi hoặc lén lút với mẹ.

>> Cùng chủ đề bé biết nhìn theo: Trẻ sơ sinh mấy tháng biết đứng?

3. Cha mẹ có thể làm gì để giúp bé phát triển thị lực tốt hơn?

“Trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo” thì cha mẹ đã rõ, vậy cách để bảo toàn đôi mắt và giúp bé phát triển thị lực tối ưu thì sao? Dưới đây là một số hoạt động phù hợp với từng giai đoạn tuổi có thể hỗ trợ sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh đến 4 tháng

  • Sử dụng đèn ngủ hoặc đèn mờ trong phòng bé.
  • Nói chuyện với bé trong khi bế dạo quanh phòng.
  • Thay đổi bên phải và bên trái trong mỗi lần cho bé bú.
  • Thay đổi vị trí của cũi/giường thường xuyên và thay đổi vị trí của trẻ khi nằm trong đó.
  • Giữ đồ chơi có thể chạm trong tầm ngắm của bé, khoảng 20 – 30cm để giúp trẻ luyện tập phản xạ mắt – tay.

Trẻ từ 5 tháng đến 8 tháng

  • Khuyến khích kích thích thị giác bằng cách treo đồ vật lên cũi hoặc đầu giường để bé cầm, nắm, với lấy.
  • Mẹ cũng có thể đặt bé nằm trên thảm và chơi các trò chơi cho phép bé sử dụng linh hoạt các bộ phận khác nhau trên cơ thể.

>> Cùng chủ đề bé biết nhìn theo: Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ?

Trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng

  • Chơi “ú òa” để giúp bé phát triển trí nhớ thị giác.
  • Khuyến khích bé bò và leo vì điều này sẽ tăng sự phối hợp tay và mắt.
  • Gọi tên các đồ vật khi nói chuyện để bé liên kết từ ngữ và phát triển kỹ năng từ vựng.

Đừng quên cung cấp thực đơn bổ dưỡng với các loại trái cây, rau và cá mỗi tuần cho bé. Những thực phẩm này đều chứa các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, vitamin E, kẽm, axit béo omega-3,… có liên quan đến sức khỏe của đôi mắt.

Chế độ ăn dinh dưỡng và cân bằng
Khi biết “trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo”, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con

4. Dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp các vấn đề về thị lực

Hầu hết trẻ sơ sinh đều không có vấn đề về thị lực. Trẻ sẽ bắt đầu cuộc sống với đôi mắt khỏe mạnh và phát triển khả năng thị giác của mình trong suốt cuộc đời mà không gặp khó khăn gì.

Nhưng đôi khi, bé vẫn có thể gặp vài vấn đề về sức khỏe thị lực, cha mẹ cần chú ý dấu hiệu sau đây:

  • Cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng. 
  • Đồng tử chuyển sang màu trắng.
  • Đảo mắt liên tục là vấn đề về kiểm soát cơ mắt.
  • Chảy nước mắt quá nhiều có thể là do ống dẫn nước mắt bị tắc.
  • Mí mắt đỏ hoặc đóng vảy có thể là bé đang gặp nhiễm trùng mắt.
  • Trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo nhưng qua 4 tháng tuổi vẫn chưa có hiện tượng này.

Nếu có sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, cha mẹ cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức để có phương án điều trị cụ thể.

Cho bé đi kiểm tra mắt thường xuyên

Trẻ sơ sinh nên được khám mắt định kỳ ngay từ khi mới chào đời. Các bài kiểm tra về thị giác sẽ giúp phát hiện mọi tình trạng về mắt mà trẻ có thể mắc phải, đặc biệt là khả năng trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo.

Các chuyên gia khuyến nghị tần suất khám mắt cho trẻ như sau:

  • Một lần lúc 6 tháng tuổi.
  • Một lần lúc 3 tuổi.
  • Một lần lúc 5 tuổi.
  • Sau khi 5 tuổi, 1-2 năm một lần.

Tóm lại về trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo

Sự phát triển thị giác ở trẻ là một quá trình, trong đó, nhiều khi cha mẹ sẽ thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo, trẻ có nhìn được màu sắc hay không? Tuy nhiên, mỗi giai đoạn sẽ cần thời gian để xử lý. Chính vì vậy, cha mẹ đừng lo lắng quá nhiều, chú ý đến các đợt khám sức khỏe định kỳ cho con để đảm bảo bé luôn được chăm sóc trong trạng thái tốt nhất. 

[key-takeaways title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói… vì chất lượng và sự tận tâm.

[/key-takeaways]

By Đỗ Khánh Linh

Chuyên viên Nội dung Đỗ Khánh Linh đã có gần 2 năm kinh nghiệm viết kiến thức sức khỏe thể chất và tinh thần dành cho phụ nữ, bố mẹ và những phương pháp nuôi dạy con hiệu quả.
Hiện tại, chị đang phụ trách viết bài Mẹ & Bé cho trang MarryBaby với mong muốn cung cấp các thông tin khoa học, thiết thực để giúp các bố mẹ, các gia đình chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất.