Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Từ 9 – 12 tháng tuổi: Quá trình phát triển tư duy của trẻ

Từ 9 đến 12 tháng tuổi, bé thường hành động có chủ đích. Ví dụ như bé có thể bò trốn đi thật nhanh khi thấy bạn đang cầm một cái tã vì bé không thích được thay tã. Những hành động có mục đích này cho thấy rằng trí nhớ của bé đã phát triển tốt hơn.

Bạn có thể làm gì để hỗ trợ bé phát triển tư duy?
Chỉ cho bé thấy cách mọi thứ hoạt động ra sao, ví dụ như cho bé tự nhấn chuông cửa để bé hiểu khi nhấn thì chuông sẽ reo, hoặc bật công tắc đèn để bé hiểu khi bật thì đèn sẽ sáng.

Để bé dẫn dắt bạn. Chú ý xem bé quan tâm, thích thú điều gì và cho bé cơ hội tự do khám phá theo cách của riêng mình (miễn là bảo đảm bé được an toàn).

Khuyến khích bé bạn sử dụng tất cả giác quan để học hỏi. Để một viên đá lạnh chạm vào da bé, hoặc đưa tay bé sờ vào một ly nước ấm để bé có thể tự mình phân biệt cảm giác nóng và lạnh (xúc giác). Vò một cọng rau thơm đưa lên mũi cho bé ngửi, để bé cảm nhận được hương thơm (khứu giác) hoặc cho bé ăn để cảm nhận mùi vị (vị giác). Cho bé lắc một cái chuông và một cái trống để bé cảm nhận sự khác biệt về âm thanh (thính giác). Cho bé nhìn một bức hình có màu sắc khác nhau giúp bé phân biệt được màu sắc (thị giác).

Từ 9 - 12 tháng tuổi: Quá trình phát triển tư duy của trẻ
Trong những năm đầu đời, bạn sẽ được chứng kiến những bước tiến rõ rệt trong quá trình phát triển tư duy của con yêu

Chú ý độ an toàn cho bé! Bé đã biết hành động theo mục tiêu trong đầu bé cho nên cần bảo đảm những đồ vật xung quanh bé phải thật an toàn (góc cạnh bàn, ổ cắm điện…). Ngoài ra cũng phải chú ý đừng để bé “quậy phá” những đồ đạc. Biến ngôi nhà thành một nơi an toàn để bé thực sự được vui chơi thoải mái.

Bạn có biết?
Các bậc cha mẹ nào càng cho đứa con 1 tuổi của mình được tự do thoải mái chơi đùa và càng chú ý đến sở thích hoặc mối quan tâm của con thì đứa bé đó càng phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở tuổi lên 3.

Điều này có ý nghĩa đối với bạn?
Khi bạn và bé trò chuyện với nhau, bé đang học cách phân biệt giữa các âm thanh. Sau đó, bé sẽ biết kết nối những âm thanh này thành từ ngữ. Để xây dựng kỹ năng ngôn ngữ cho bé 1 tuổi trong khi chơi đùa, trò chuyện với bé những gì mà bạn và bé đang chơi với nhau.

Theo dõi xem điều gì khiến bé quan tâm, thích thú. Bé được chơi và cảm thấy vui vẻ với trò chơi đó nghĩa là bé đang học hỏi. Cũng nên tạo ra các thử thách để bé phát triển thêm những kỹ năng khác.