Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Làm bánh cho bé ăn dặm phù hợp theo từng độ tuổi

Khi được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu ăn dặm. Các loại bánh ăn dặm cho bé là lựa chọn lý tưởng có thể cung cấp một số chất dinh dưỡng cần thiết cho bé vào những bữa ăn phụ trong ngày. Tuy nhiên mẹ cũng cần chú ý một số vấn đề khi chọn loại thực phẩm này cho bé thưởng thức.

Bánh ăn dặm cho bé giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên không nên lạm dụng loại thực phẩm này trong chăm sóc con.

Các bà mẹ nên nhớ rằng bánh ăn dặm được coi như 1 loại thức ăn nhanh, chỉ sử dụng để bổ trợ thêm và khi không có thời gian chứ không thể nào thay thế được thực phẩm do mẹ chế biến.

Có nên cho bé ăn bánh ăn dặm không?

Không những là một thực phẩm hỗ trợ rất hiệu quả cho thời kỳ hình thành phản xạ nhai cho bé, bánh ăn dặm còn là món ăn tiện dụng giúp tiết kiệm thời gian của mẹ và được các bé cực yêu thích.

Bên cạnh việc chuẩn bị các thực phẩm tươi như rau, củ, thịt, cá, trứng, sữa để nấu bột, cháo cho con, các mẹ cũng đừng quên mua cho con yêu một vài hộp bánh ăn dặm để trong thời kỳ này.

Với đặc điểm bánh mềm, xốp, giúp bé dễ nhai, ngoài ra con chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể bé, bánh ăn dặm ngày nay đã được rất nhiều bà mẹ biết tới và sử dụng thường xuyên cho con yêu.

Cho bé ăn bánh ăn dặm như thế nào?

Tùy theo cơ địa của từng bé, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, mẹ có thể bắt đầu bổ sung các sản phẩm ăn dặm với mục đích tăng cường lượng chất dinh dưỡng và hình thành phản xạ nhai cho con yêu.

Tuy nhiên trẻ sử dụng bánh ăn dặm không đúng độ tuổi sẽ khó hấp thụ, bị ói, tiêu chảy. Bánh ăn dặm không giúp răng trẻ phát triển. Mẹ nên tự chế biến thêm các món cháo ăn dặm cho trẻ.

bánh ăn dặm cho bé 1
Các loại bánh ăn dặm vừa thơm ngon vừa tiện lợi giúp bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho bé

Theo BS Lê Kim Huệ, Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, ở trẻ sáu tháng tuổi, có thể dùng bột ăn liền dạng ngọt hoặc bánh ăn dặm mà thành phần chủ yếu là chất bột đường, một ít rau, củ quả.

Tuy nhiên, nhóm rau, củ quả trong bánh ăn dặm đã sấy khô nên hàm lượng dinh dưỡng không cao. Hệ tiêu hóa của trẻ ở độ tuổi này chưa hoàn chỉnh.

Nếu cho dùng bánh ăn dặm chứa chất đạm, chất béo hoặc nhóm rau, củ quả thì trẻ khó hấp thụ, bị ói hoặc tiêu chảy. Chỉ khi trẻ 7-9 tháng tuổi mới có thể dùng bánh ăn dặm chứa chất bột, đạm, béo, nhóm rau, củ quả vì khi đó hệ tiêu hóa đã khá hoàn chỉnh.

Cách làm bánh cho bé ăn dặm theo độ tuổi

Bánh ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi 

Bánh chuối nướng hoặc hấp

Nguyên liệu:

  • 2 trái chuối già (chuối dài chứ không phải chuối lùn)
  • 100gr bột mì đa dụng
  • 2 muỗng canh sữa (sữa công thức hoặc sữa mẹ)
  • 35gr bơ nhạt để mềm
  • 1 ít muối
  • 1 tí bột nở
  • 1 quả trứng
  • 1 ít vani dạng bột hoặc dạng lỏng

Không cần thêm đường vì chuối đã ngọt rồi

Cách làm:

  • Dùng cây đánh trứng đánh cho đều tan bơ với muối và vani.
  • Chuối nghiền nhuyễn
  • Cho tất tần tật các nguyên liệu vào với nhau, trộn thật đều.
  • Dùng cây đánh trứng hoặc máy đánh trứng cho hỗn hợp nguyện vào nhau là xong.
  • Trét bơ chống dính khuôn sau đó đem đi nướng hoặc hấp (nướng nhiệt độ 170c) tới khi xem tăm không dính là chín.
bánh ăn dặm cho bé 2
Bánh chuối là món ăn dặm hợp khẩu vị của các bé 6 tháng tuổi

Bánh chuối yến mạch

Nguyên liệu:

  • 50 Yến mạch xay nhỏ
  • 1 quả chuối chín
  • Nước lọc

Cách làm:

  • Chuối cắt lát mỏng rồi cho vào bát
  • Dùng dĩa dằm nhuyễn chuối
  • Cho yến mạch đã xay nhỏ vào, trộn đều
  • Nếu hỗn hợp khô thì cho thêm chút nước
  • Trong lúc nặn bột thì làm lò nướng ở 170 độ – 2 lửa
  • Nướng bánh 20-25 phút, đến khi bánh chín vàng đều
  • Bánh chín xếp lên giá chờ nguôi rồi cất vào hũ

Bánh ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi 

Bánh quy bơ vừng đen trứng gà

Nguyên liệu:

  • 50gr bơ lạt
  • 50gr bột mỳ
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 5gr bột dừa
  • 3gr vừng đen
  • 10gr đường glucose

Cách làm:

  •  Bơ để mềm ở nhiệt độ phòng rồi cho vào bát, đánh mềm nhuyễn
  • Cho đường vào trộn đều
  • Tiếp theo cho lòng đỏ trứng vào trộn đều
  • Rây mịn bột mỳ cho vào âu, trộn tới khi hòa quyện thì dừng (không trộn quá kĩ).
  • Cho bột dừa và vừng đen vào hỗn hợp. Nhào nặng bằng tay sơ sơ cho hòa quyện.
  • Nặn bánh bằng tay hoặc có khuôn hình thù ngộ nghĩnh đáng yêu đều được.
  • Nướng bánh ở 200 độ 5 phút rồi hạ nhiệt xuống 175 độ nướng thêm 5-7 phút là được.

[inline_article id=171151]

Bánh khoai lang yến mạch trứng gà

Nguyên liệu

  • 1 nắm yến mạch ngâm mềm 1 chút
  • Nửa củ khoai lang hấp chín tán nhuyễn
  • 2 thìa bột mỳ
  • 1 lòng đỏ trứng

Cách làm: Trộn tất cả với nhau, thêm nước từ từ để hỗn hợp không lỏng không đặc, rồi chiên vào chảo không cần dầu, xoa dầu 1 chút để chống dính.

Bánh ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi trở lên

Bánh rán khoai tây rau chùm ngây

Nguyên liệu:

  • Khoai tây
  • Chùm ngây
  • Hạt kèm theo: hạt lanh, hạt gai dầu…
  • Bột chiên xù
  • Trứng gà (cả quả hoặc lòng đỏ)

Cách làm:

  • Khoai tây bào sợi nhỏ.
  • Chùm ngây tươi nên băm nhỏ.
  • Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào trộn đều.
  • Thêm bột tỏi cho thơm.
  • Hỗn hợp để chiên là hỗn hợp đặc sệt không lỏng và có thể tạo hình.
  • Bắt chảo lên bếp, cho bơ vào.
  • Bơ nóng giảm nhỏ lửa lại, dùng muỗng canh múc 1 muỗng bánh bỏ vô chảo, rồi dùng dụng cụ chiên ấn dẹt ra.
  • Chiên vàng đều hai mặt là xong.

Bánh sandwich bơ

Nguyên liệu:

  • Khoai tây
  • Chùm ngây
  • Hạt kèm theo: hạt lanh, hạt gai dầu…
  • Bột chiên xù
  • Trứng gà (cả quả hoặc lòng đỏ)
bánh ăn dặm cho bé 3
Khoai tây vừa thơm ngon vừa dễ chế biến thành nhiều món bánh ăn dặm cho bé

Cách làm:

  • Khoai tây bào sợi nhỏ.
  • Chùm ngây tươi nên băm nhỏ.
  • Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào trộn đều.
  • Thêm bột tỏi cho thơm.
  • Hỗn hợp để chiên là hỗn hợp đặc sệt không lỏng và có thể tạo hình.
  • Bắt chảo lên bếp, cho bơ vào.
  • Bơ nóng giảm nhỏ lửa lại, dùng muỗng canh múc 1 muỗng bánh bỏ vô chảo, rồi dùng dụng cụ chiên ấn dẹt ra.
  • Chiên vàng đều hai mặt là xong.

Lưu ý khi cho bé dùng bánh ăn dặm

Chọn bánh ăn dặm theo độ tuổi của bé

Trên thị thường hiện nay có nhiều loại bánh ăn dặm khác nhau, dành riêng cho từng độ tuổi. Bắt đầu từ 4 tháng đến khi bé 6 tháng tuổi trở lên đã có bánh ăn dặm phù hợp trong thực đơn hàng ngày.

Từ 5-7 tháng có thể bổ sung thêm các loại  bánh ăn dặm xốp, mềm cho bé kết hợp với thực phẩm tươi trong các bữa ăn hằng ngày (thịt, cá, sữa,…)

Khi trẻ 7-9 tháng tuổi ta mới nên dùng các loại bánh ăn dặm chứa nhiều chất bột, béo, rau…vì lúc đó hệ tiêu hóa của bé khá hoàn thiện.

Lưu ý thông tin về thành phần dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng có trong từng loại bánh cũng là yếu tố quan trọng mẹ cần lưu ý khi chọn mua bánh ăn dặm cho bé.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi khẩu phần ăn dặm, năng lượng cung cấp từ chất đạm phải trên 12% tổng năng lượng, chất béo trên 25%, bột đường 50%-60%, kèm các chất bổ sung khác như sắt, can-xi, kẽm…

Do vậy, khi mua bánh hay bất kì sản phẩm nào khác, mẹ cần lưu ý những thông tin ghi trên bao bì.

[inline_article id=214225]

Lưu ý thành phần dinh dưỡng khi mua bánh ăn dặm

Trên thị trường có nhiều loại bánh ăn dặm được làm từ các nguyên liệu khác nhau, mang nhiều vị đặc trưng khác nhau.

Hầu hết  đều có đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu như bổ sung Protein, các loại vitamin A, B, C, E, sắt, kẽm, canxi…nhằm đảm bảo cung cấp dưỡng chất cho bé trong giai đoạn tăng trưởng.

Chọn bánh có hương vị tự nhiên

Khi chọn bánh ăn dặm cho bé mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại có hương vị tự nhiên như vị cam, vị táo, vị chuối, vị khoai lang, vị rong biển…vừa đa dạng khẩu vị vừa giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Mẹ không mua các loại bánh ăn dặm chứa nhiều đường vì đường không tốt cho các bé, ăn quá nhiều có thể gây béo phì.

Mua sản phẩm của các thương hiệu uy tín

Mua bánh ăn dặm cần đặc biệt quan tâm nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Mẹ nên tìm hiểu thông tin thương hiệu từ webside chính thức hoặc từ các diễn đàn cho mẹ và bé uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn tuyệt đối cho bé.

Nhận xét về vai trò của bánh ăn dặm cho bé, BS Huệ kết luận: “Bánh ăn dặm có thể dùng như một loại thức ăn nhanh, khi không có thời gian chế biến. Tuy nhiên, không nên sử dụng bánh ăn dặm thay bữa ăn chính vì không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ” .