Ngoài chất đạm, chất xơ từ rau củ như cà rốt, súp lơ xanh, đậu Hà Lan, bắp cải… sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và sự phát triển của bé trong thời điểm ăn dặm. Các loại rau củ nấu cháo cho bé nếu được kết hợp hợp lý sẽ giúp món ăn tăng thêm hương vị.
Nên cho bé ăn rau củ khi nào là phù hợp?
Sau khi sinh tới 6 tháng tuổi, thức ăn của bé chính là sữa mẹ. Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi trẻ có thể bắt đầu ăn dặm. Thời điểm này, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, dạ dày yếu nên chưa hấp thụ được thức ăn khô, cứng.
Cháo xay nhuyễn là món ăn phù hợp, giúp bé dễ nhai và nuốt, hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng. Đây cũng là lúc trẻ tập làm quen với rau củ. Để tránh sự nhàm chám, mẹ cho bé làm quen và linh động kết hợp các loại rau củ dùng nấu cháo sẽ giúp bé cảm nhận được sự đa dạng của thức ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyên rằng trẻ nên ăn rau củ trước khi tập ăn thịt, cá.
5 loại rau củ nấu cháo cho bé ăn dặm và trẻ tập ăn
Trẻ bắt đầu tập ăn có thể ăn được nhiều loại rau củ đa dạng. Tùy thuộc vào loại thực phầm mà mẹ có cách chế biến phù hợp, mẹ có thể tham khảo 5 loại rau dưới đây:
Cà rốt
Cà rốt được coi là thực phẩm vàng bổ sung vitamin A, rất tốt cho mắt của trẻ và có tác dụng ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Đây cũng là loại thực phẩm dễ ăn, dễ chế biến cho bé bắt đầu ăn dặm. Mẹ chỉ cần gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín cà rốt sau đó tán nhuyễn và xay cùng cháo cho bé ăn.
Rau ngót
Rau ngót đứng đầu danh sách các loại rau trong dùng nấu cháo cho bé. Rau ngót giàu vitamin nhóm B, vitamin C, nhiều đạm và Beta carotene. Các dưỡng chất này có tác dụng giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Khi chế biến rau ngót cho bé, mẹ nên chọn phần rau non, lá mỏng. Những lá rau già bị giảm nhiều lượng chất dinh dưỡng.
Súp lơ
Súp lơ hay còn gọi là bông cải xanh, được coi là siêu thực phẩm cho bé ăn dặm. Đây là loại rau giàu protein, các a-xít amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Trong súp lơ còn chứa axit folic, là chất tham gia vào quá trình tổng hợp AND của tế bào, giúp cơ thể bé lớn nhanh vượt bậc. Súp lơ xanh có nhiều chất dinh dưỡng hơn súp lơ trắng, do đó mẹ nên chọn loại này để chế biến thức ăn cho bé.
Bí ngô
Bí ngô chưa lượng kẽm dồi dào. Chất này tham gia vào sự hình thành của protein và axit hạch, những chất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Bí ngô rất dễ chế biến và mùi vị vô cùng thơm ngon. Mẹ có thể nấu nhừ bí ngô sau đó trộn vào cháo và cho bé ăn.
Khoai lang
Khoai lang là loại lương thực tốt cho việc đa dạng chất bột đường trong khẩu phần ăn. Khoai lang dễ tiêu và chứa nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hạn chế táo bón. Khoai lang vừa được chế biến trong bữa ăn chính của bé và cũng có thể được dùng làm bữa phụ.
[inline_article id=157371]
Cách kết hợp các loại rau củ dùng nấu cháo cho bé
Để bữa ăn của bé đa dạng và thơm ngon, chắc chắn cần đa dạng nguồn thực phẩm. Việc kết hợp các loại rau củ dùng nấu cháo cho bé sẽ giúp bé tiếp xúc với rau xanh và hương vị, dễ dàng thích thú với việc ăn rau củ hơn.
Tương tự như việc chế biến món ăn cho người lớn, tùy vào món ăn mà mẹ có cách kết hợp rau củ phù hợp với sở thích của bé. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật khuyến khích các mẹ nấu nước dùng từ rau củ cho bé ăn.
Cũng theo phương pháp này, mẹ chỉ tốn thời gian ngày cuối tuần để nấu ăn cho bé trong suốt tuần còn lại. Mẹ lựa chọn các loại rau củ dùng nấu cháo cho bé, gọt vỏ, rửa sạch và hầm lấy nước. Sau khi hầm trong khoảng 30-45 phút, mẹ vớt các loại rau củ ra và tán nhuyễn, ray mịn, cất vào hũ. Nước hầm chia thành các phần nhỏ. Tất cả đều mang trữ đông. Đến buổi ăn, mẹ rã đông và trộn cùng cháo cho bé.
Mẹ có thể tiết kiệm thời gian và công sức với cách làm này. Bé cũng được ăn đa dạng các loại thực phẩm hơn.
[inline_article id=67099]
Kết hợp các loại rau củ nấu cháo cho bé một cách khéo léo vừa giúp bé thích ăn rau xanh lại tăng cường thêm vitamin và dưỡng chất, bé hay ăn chóng lớn.