Sữa mẹ và sữa công thức là hai lựa chọn chính để nuôi dưỡng bé trong những tháng đầu đời. Nhiều mẹ lăn tăn về việc trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Cùng MarryBaby tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1. Trộn sữa mẹ với sữa công thức có được không?
Câu trả lời là CÓ. Mẹ có thể trộn, pha chung và mix sữa mẹ với sữa công thức nhưng chú ý để làm theo hướng dẫn. Nhìn chung, các chuyên gia khuyến cáo cách tốt nhất vẫn là dùng hai loại sữa một cách riêng biệt; ở những cữ ăn và thời điểm bú khác nhau trong ngày.
Những trường hợp mẹ có thể phải trộn sữa mẹ và sữa công thức (theo NHS):
- Không có đủ sữa mẹ: Đôi khi, mặc dù đã nỗ lực hết mình; quá trình sản xuất sữa của người mẹ không thể đáp ứng nhu cầu của con.
- Mẹ cần ngủ nhiều hơn: Vào ban đêm, hãy cân nhắc cho con uống một lượng nhỏ sữa công thức trước khi đi ngủ; điều này có thể giúp trẻ no bụng lâu hơn.
- Mẹ có bé sinh đôi, sinh ba trở lên: Sự thiếu hụt nguồn cung cấp sữa cũng có thể ảnh hưởng đến các bà mẹ có từ hai bé trở lên.
- Mẹ bắt đầu phải quay lại công việc: Lịch trình bận rộn của công việc có thể là rào cản để cung cấp sữa mẹ thường xuyên cho con.
Nhưng trước khi có bất cứ sự thay đổi nào về chế độ dinh dưỡng cho bé; mẹ lưu ý luôn tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ nhé! Bây giờ mẹ đã biết trộn sữa mẹ với sữa công thức được hay không; cùng tìm hiểu cách mix hai loại sữa này ở phần tiếp theo.
2. Hướng dẫn cách mix, pha trộn sữa mẹ và sữa công thức
2.1 Cách mix, pha trộn sữa công thức với sữa mẹ
Tùy vào loại sữa bột cho bé; mẹ pha sữa công thức theo hướng dẫn của nhà sản xuất; đảm bảo pha đủ tỷ lệ nước với sữa. Sau khi sữa công thức đã được pha xong, hãy mix với sữa mẹ.
Lưu ý:
- Không được dùng sữa mẹ thay cho nước khi pha sữa công thức.
- Duy trì đúng tỷ lệ nước : sữa công thức và thêm sữa mẹ vào; điều này đảm bảo không thay đổi thành phần dinh dưỡng của sữa.
2.2 Cách bảo quản sữa mẹ và sữa công thức an toàn
Khi mẹ đã chọn mix, trộn và pha chung sữa mẹ và sữa công thức; mẹ nên cho bé sử dụng trong 1 tiếng sau khi pha ở nhiệt độ phòng. Còn nếu mẹ mix sữa mẹ với sữa công thức và để tủ lạnh; mẹ chỉ nên cho bé uống trong 24 giờ.
Ngoài ra, mẹ chú ý thêm thời gian bảo quản từng loại sữa riêng biệt, cụ thể như sau:
- Sữa mẹ có thể được đông lạnh trong hộp nhựa cấp thực phẩm trong 6 tháng. Sau khi rã đông, nó có thể ở trong tủ lạnh trong 24 giờ. Sữa mẹ mới vắt ra có thể bảo quản ở phía sau tủ lạnh trong tối đa 5 ngày; hoặc trong ngăn mát cách nhiệt tối đa 24 giờ.
- Sữa công thức dạng lỏng đã mở phải được bảo quản lạnh và sử dụng trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, nếu mẹ có bình sữa công thức pha sẵn; mẹ nên sử dụng chúng trong vòng 1 ngày.
Mẹ xem thêm: Sữa công thức để ngoài được bao lâu sau khi pha xong?
3. Lưu ý khi trộn, mix, pha chung sữa mẹ với sữa công thức
Không chỉ biết trộn sữa mẹ với sữa công thức có được hay không; mẹ cần lưu ý thêm một số điều khi mix 2 loại sữa này:
Pha đúng tỷ lệ sữa công thức : nước: Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh được sản xuất để cung cấp cho bé một lượng calo; và chất dinh dưỡng cụ thể với tỷ lệ nước nhất định. Vì vậy, mẹ cần chuẩn bị sữa công thức theo chỉ dẫn; để bé nhận được số calo như mong đợi.
Tránh mix sữa mẹ với sữa công thức quá đậm đặc: Nếu mẹ thêm sữa công thức dạng bột; hoặc sữa công thức dạng lỏng đậm đặc trước khi pha loãng với nước; điều đó sẽ làm thay đổi sự cân bằng của các chất dinh dưỡng và nước trong sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.
Khi con còn trong giai đoạn sơ sinh, thận của trẻ chưa trưởng thành. Thận của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần đủ nước để xử lý tất cả các chất dinh dưỡng trong thức ăn của chúng; đặc biệt là thành phần đạm và muối khoáng. Khi cho ăn quá đậm đặc, có thể nguy hiểm đối với cơ thể bé.
Vì vậy, khi chuẩn bị sữa công thức cho con; mẹ cần luôn sử dụng lượng nước chính xác và làm theo tất cả các hướng dẫn mà mẹ được khuyến cáo.
4. Vì sao không nên trộn sữa mẹ với sữa công thức quá nhiều?
Khi đã biết trộn sữa mẹ với sữa công thức có được hay không; mẹ cần cân nhắc những rủi ro để tránh thực hiện việc này quá nhiều.
4.1 Lãng phí sữa mẹ
Sữa mẹ rất quý giá, nhiều dinh dưỡng cho bé và có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Trong khi đó, khi pha sữa bột và cho bé bú; mẹ nên bỏ sau 1 giờ đồng hồ vì sữa bột sau khi bé bú dễ bị các vi khuẩn tấn công.
Nhiều người có thể phản đối ý tưởng trộn sữa mẹ và sữa công thức trong cùng một bình sữa; vì họ lo lắng rằng một số “chất lỏng chứa dinh dưỡng quý giá” khó kiếm được có thể bị lãng phí.
Không bà mẹ nào muốn nhìn thấy thành quả lao động bơm sữa của mình trôi đi hết. Vì vậy, nếu con thường không bú hết bình; hãy cân nhắc cho con bú sữa mẹ trước; sau đó bú bình sữa công thức riêng nếu con vẫn có vẻ đói.
Mẹ xem thêm: Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ và sữa công thức theo tháng
4.2 Trẻ có thể không thích bú mẹ
Một khi trẻ quen với hương vị của sữa công thức, có thể bé sẽ nhanh quen và chán sữa mẹ. Vì thế, nếu mẹ đang nỗ lực cho con bú mẹ, việc pha trộn sữa có thể làm cho em bé không còn thích hay cáu gắt bú mẹ.
4.3 Có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ
Sữa mẹ và sữa công thức có thành phần, tỉ lệ nước, đạm hoàn toàn khác nhau. Trong đó, sữa mẹ cân bằng các thành phần hoàn hảo cho bé. Còn sữa công thức cần được pha theo đúng tỷ lệ đã hướng dẫn. Nếu pha chung sữa mẹ và sữa công thức sai cách; thành phần trong hai loại sữa có thể bị dư thừa, không tốt cho bé.
Nguy hiểm hơn, với trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng, uống nhiều nước làm cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng; gây rối loạn điện giải như hạ natri máu; gây nhiễm độc nước, rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ của trẻ.
4.4 Rủi ro gây hại cho thận của trẻ nếu mix sai cách
Việc pha trộn 2 loại sữa có thể gây hại cho thận của bé. Chính vì thế, khi chăm sóc dinh dưỡng cho bé, mẹ phải luôn theo hướng dẫn có trên bao bì sản phẩm một cách sát sao; vì mỗi loại sữa công thức khác nhau sẽ có cách pha khác nhau. Mẹ không nên pha sữa công thức chung với bất kỳ chất lỏng nào khác ngoại trừ nước tinh khiết (nước cất).
Mẹ xem thêm: Cách chữa nứt cổ gà cho bé bú đủ sữa
Hy vọng qua bài viết, mẹ đã biết câu trả lời cho mối bận tâm trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Và biết thêm cách để chăm sóc con thật tốt! Chúc bé của mẹ ngày càng khôn lớn, khỏe mạnh.