Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Các phương pháp ăn dặm cho bé – Phương pháp ăn dặm nào tốt nhất cho bé?

Hiểu được tâm lý đó, các phương pháp cho bé ăn dặm mà Marrybaby chia sẻ dưới đây sẽ giúp mẹ biết đâu là kiểu phù hợp với con của cha mẹ nhé.

1. Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống

Ăn dặm kiểu truyền thống đây là một trong các phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến tại Việt Nam. Ở thời điểm đầu, các con sẽ ăn bột xay chung với các loại thực phẩm khác nhau. Đến khi mọc răng, con sẽ được đổi sang ăn cháo kèm với thức ăn xay nhuyễn.

Ngược lại, đối với nhiều mẹ bỉm thời công nghệ, trẻ tuổi thì có ý kiến rằng, với các phương pháp ăn dặm cho bé hiện đại hơn thì kiểu ăn dặm truyền thống đã lỗi thời; không hữu ích cho con. Để biết chính xác là có phù hợp hay không, mẹ cũng nên xem qua ưu nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống.

Ưu điểm:

  • Chế biến nhanh, không mất nhiều thời gian chuẩn bị.
  • Thức ăn của bé được xay nhuyễn nên rất tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ.
  • Quá trình tăng cân của bé được cải thiện rõ rệt ngay từ những ngày đầu.

Khuyết điểm:

  • Bé có thể sẽ chậm biết cách ăn thô; và bé ít khi được dùng hàm để tập nhai.
  • Vì chế biến nhanh, nên các loại thức ăn được xay nhuyễn cùng nhau, việc này làm con không thể phân biệt được mùi vị của từng loại thực phẩm. Và mẹ cũng sẽ khó biết con dị ứng với thực phẩm nào (nếu có).

>> Mẹ nên xem thêm: Các phương pháp ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi 

2. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là cho bé ăn dặm ngay với cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10 chứ không quấy bột.

Ăn dặm theo kiểu Nhật là phương pháp được tin tưởng sẽ giúp trẻ ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là cho bé từ 5-6 tháng tuổi ăn dặm ngay với cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10 và không quấy bột. Đồng thời, con cũng sẽ được ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau; với hương vị được giữ nguyên vài độ thô tăng dần theo độ tuổi của con. Theo đó thì các loại thức ăn cũng sẽ được để riêng và không bị trộn lẫn.

Ưu điểm:

  • So với ăn dặm kiểu truyền thống, bé ăn dặm kiểu Nhật sẽ có khả năng ăn thô sớm hơn.
  • Nhờ ăn riêng từng loại thức ăn, bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm.
  • Bé ăn dặm kiểu này cũng được tập thói quen ngồi ăn ngay từ nhỏ.
  • Cách ăn này rất tốt cho thận của trẻ.

Nhược điểm: 

  • Mẹ sẽ hơi mất thời gian; và công sức khi phải chuẩn bị riêng từng món cho con.
  • Mất thêm thời gian để mẹ dạy con ngồi yên và cách cầm muỗng, thìa.

>> Các phương pháp ăn dặm cho bé: 6 Dấu hiệu con đã sẵn sàng ăn dặm đây mẹ ơi!

3. Phương pháp ăn dặm tự bé chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW)

Các phương pháp ăn dặm cho bé
Phương pháp ăn dặm tự bé chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW)

Một trong các phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến hiện nay, trong đó có phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW).

Phương pháp này sẽ cho bé được tự quyết định chọn món ăn và cả cách ăn của mình. Phương pháp này được thực hiện như sau: bé sẽ ngồi cùng bàn ăn với cha mẹ, với cả nhà; bé sẽ tự ăn và ăn thô giống như người lớn; con sẽ tự chọn những gì con thích bằng cách bốc, nắm bằng tay nguyên miếng và ăn theo cách của con. Tất cả những thực phẩm này đã được hầm mềm.

Ưu điểm:

  • Bé tự khám phá mùi vị, kết cấu cũng như màu sắc của từng loại thức ăn.
  • Phát triển kỹ năng vận động phối hợp giữa tay-mắt và kỹ năng nhai.
  • Trẻ tự do ăn đúng lượng thực phẩm bé cần, theo thời gian của riêng mình.
  • Không cần tốn thời gian chuẩn bị đồ ăn riêng cho bé.

Nhược điểm:

  • Khó kiểm soát được hàm lượng thức ăn mà con đã ăn.
  • Bàn ăn sẽ trông bày bừa vì con dễ làm rơi, rớt đồ ăn.
  • Con có thể bị hóc, nghẹn đồ ăn.

Sau khi mẹ đã biết qua các phương pháp ăn dặm cho bé, cụ thể là 3 phương pháp vừa nêu trên. Nếu đây là lần đầu mẹ cho con ăn dặm, mẹ sẽ cần biết thêm 8 nguyên tắc vàng khi cho bé ăn dặm lần đầu tiên.

Tóm lại, một điều nữa mà MarryBaby muốn chia sẻ với mẹ là, thay vì gượng ép con phải ăn theo phương pháp nhất định, mẹ hãy cho con ăn theo khả năng và sở thích. Đồng thời mẹ cũng nên liên tục cập nhật kiến thức để có thêm nhiều cách chăm sóc bé con trong giai đoạn này nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu cháo cá trê cho bé ngon, mẹ đảm nên thủ sẵn

cách nấu cháo cá trê cho bé ngon
Cách nấu cháo cá trê cho bé ngon, không bị tanh

Thực chất, cháo cá trê tốt thế nào mà mẹ cần biết cách nấu cháo cá trê cho bé? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong 100g thịt cá trê có chứa những hàm lượng dưới đây:

  • 16,5g protid
  • 11,9g lipid
  • 20mg canxi
  • 21 mg photpho
  • 1mg sắt
  • 0,1mg vitamin B1
  • 0,04mg B2
  • 1,4mg vitamin PP
  • 178 calo.

Chính vì thế, mẹ học cách nấu cháo cá trê cho bé với sự kết hợp của cá và các loại rau củ phù hợp để tạo nên món cháo vô cùng dinh dưỡng và thơm ngon cho bé. 

Tác dụng của cá trê với bé

Tác dụng của cá trê với bé

Mẹ có lẽ nôn nóng muốn biết những công dụng quan trọng của cá trê đối với trẻ nhỏ khi đang tìm hiểu cách nấu cháo cá trê cho bé. 

1. Tăng cường trí nhớ cho con

Một đánh giá dựa trên 16 nghiên cứu cho thấy rằng axit béo omega-3 có trong cá trê giúp cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung, hỗ trợ điều trị những vấn đề liên quan đến hành vi và bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). 

2. Tác dụng của cá trê giúp xương và răng chắc khỏe

Cá trê giàu vitamin D và canxi nên rất tốt cho sự phát triển của răng và hệ xương của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Do đó, mẹ nên biết cách nấu cháo cá trê cho bé để đưa món ăn này vào thực đơn ăn dặm của trẻ giúp bé không bị còi cọc, mọc răng chậm. 

3. Bảo vệ tốt cho làn da của bé

Omega-3 trong cá trê không chỉ giúp mẹ bảo vệ làn da cho con khỏi tác hại của tia cực tím, mà còn giúp bé khắc phục các bệnh về da như bệnh chàm, bệnh vảy nến….

Cá trê cũng rất giàu protein, là thành phần quan trọng của collagen, một chất giữ cho da bé săn chắc và linh hoạt.  

4. Cải thiện sức khỏe tim mạch cho con yêu

cá trê giúp cải thiện sức khỏe tim mạch cho con yêu

Cách nấu cháo cá trê cho bé sẽ giúp mẹ giữ được nhiều thành phần dinh dưỡng giá trị trong món ăn.

Cụ thể, cá trê là nguồn thực phẩm rất giàu omega-3, đa dạng nguồn protein và có lợi thế là ít chất béo bão hòa. Những yếu tố này giúp bảo vệ tim mạch và hạn chế hình thành mảng bám ở động mạch.

5. Cá trê giúp cho thị lực của bé khỏe mạnh

Mẹ nấu cháo cá trê cho bé hoặc chế biến thành các món ăn khác nhau trong ngày cũng giúp con ngăn ngừa hội chứng khô mắt, giảm nguy cơ bệnh tăng nhãn áp. 

Trẻ mấy tháng được ăn cá trê? 

Ngoài các loại thực phẩm như tinh bột, rau xanh thì cá là một phần thức ăn lành mạnh trong chế độ ăn uống của trẻ ngay sau khi bé bắt đầu quá trình ăn dặm. Thường là khi trẻ được khoảng 9 tháng tuổi trở lên là có thể ăn cá trê.

Tuy nhiên, nếu con bị bệnh chàm mãn tính hoặc có vấn đề với dị ứng thực phẩm, mẹ hãy hỏi bác sĩ trước khi cho bé ăn, bởi cá là một trong những thực phẩm gây dị ứng hàng đầu. 

[inline_article id=137530]

Cách nấu cháo cá trê cho bé ăn dặm

Để giúp con yêu phát triển khỏe mạnh và ăn ngon miệng hơn, mẹ có thể kết hợp nấu cháo cá trê với các loại rau củ khác như cà rốt, bí đỏ, bầu non, bí xanh, cải bó xôi, rau ngót…

Dưới đây là các bước thực hiện cách nấu cháo cá trê cho bé với 2 nguyên liệu chính là cá trê và cà rốt.

Nguyên liệu cần có

  • Cá trê
  • Gạo nếp: 1 bát ăn cơm
  • Cà rốt: 1 củ to
  • Hành lá, hành khô, rau mùi
  • Gia vị: dầu ôliu, nước mắm, tiêu…

Các bước thực hiện

Cách nấu cháo cá trê cho bé ăn dặm

  • Gạo vo sạch, ngâm nước lạnh khoảng 15 phút trước khi nấu để gạo nở và nhanh mềm hơn 
  • Mẹ rửa cá trê cho sạch nhớt bằng nước muối rồi vớt ra chậu nhỏ, tiếp đó đổ nước sôi vào, lấy sống dao chà lên mình cá trê để tách hết lớp da đen của cá.
  • Cà rốt: gọt vỏ, thái hạt lựu
  • Hành lá, rau mùi: rửa sạch, thái nhỏ
  • Cá trê đem hấp cách thủy. Sau đó, gỡ lấy nạc cá, xương và đầu để đun lấy nước dùng rồi lọc bỏ xương cá qua rây. 
  • Cho dầu ăn vào chảo, đập ít hành khô phi thơm, rồi cho cá vào đảo xơ. 
  • Cho gạo và nước luộc cá vào nồi cháo, đun sôi.
  • Tiếp theo, kiểm tra gạo mềm tới thì cho cà rốt và thịt cá trê vào, nấu sôi trong 10 phút nữa cho tới khi cà rốt chín và vị ngọt của cà rốt ngấm vào cháo thì tắt bếp. 
  • Nêm một chút gia vị vừa ăn với khẩu vị của bé. Múc cháo ra tô, rắc thêm chút hành lá, rau mùi nếu bé có thể ăn được. 

Lưu ý khi nấu cháo cá trê cho bé

lưu ý khi nấu cháo cá trê cho bé

Với chất dinh dưỡng như trên thì cá là món ăn không thể thiếu khi con ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý những điều sau đây để có cách nấu cháo cá trê cho bé ăn ngon miệng.

Mua cá còn sống và chế biến sạch sẽ qua nước muối để loại bỏ hết chất nhờn, mùi tanh. Đồng thời, mẹ nhớ rút xương cá cẩn thận trước khi cho bé ăn. 

Nấu lượng cháo cá phù hợp cho bé ăn mỗi ngày, tránh tình trạng để qua đêm vì cháo sẽ mất chất dinh dưỡng. Tệ hơn, nếu hư hỏng sẽ dễ gây ngộ độc. 

Để tạo vị cho bé, mẹ nên tận dụng các loại củ quả có vị chua ngọt kèm theo dầu ôliu để giúp bé ăn ngon miệng và bổ sung thêm lượng chất béo cần thiết cho cơ thể.

Hạn chế sử dụng máy xay sinh tố làm nhuyễn thức ăn khi con càng lớn. Từ đó, mẹ tập cho bé nhai và phát triển cơ xương hàm khỏe mạnh. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách nấu cháo cá cho bé dưới 1 tuổi với 4 món “chinh phục” vị giác của con

Cha mẹ luôn là bạn đồng hành của trẻ. Thay vì thúc ép con ăn nhanh và ăn nhiều, mẹ hãy kiên nhẫn theo dõi và thấu hiểu cảm giác của con trong quá trình ăn.

Đối với món cháo cá trê cũng vậy, mẹ không chỉ cần biết cách nấu cháo cá trê cho bé ăn đúng vị mà còn cần để ý xem bé có đang đáp ứng tốt với món ăn này không để điều chỉnh cho phù hợp nhé. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bé mấy tháng ăn được lươn? Hướng dẫn cách nấu cháo lươn cho bé

Bé mấy tháng ăn được lươn? Khi trẻ bước vào tuổi ăn dặm, điều mẹ quan tâm là làm sao cung cấp đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển thông minh, cao lớn, khỏe mạnh.

Cháo lươn là món ăn dặm phù hợp cho trẻ 7 tháng tuổi, thơm ngon lại bổ dưỡng cho sức khỏe của bé. Vậy, làm thế nào nấu món cháo lươn cho bé ăn dặm thơm ngon và hấp dẫn? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay cách nấu cháo lươn cho bé từ 7 tháng tăng cân tốt hơn mẹ nhé!

1. Bé mấy tháng ăn được lươn?

Bé mấy tháng ăn được lươn
Bé mấy tháng ăn được lươn?

Câu trả lời là bé từ 7 tháng trở lên đã có thể ăn được lươn. Theo chuyên gia dinh dưỡng, các bé và trẻ từ 7-8 tháng mấy đã đã có thể ăn được lươn. Tuy nhiên, lươn là một trong những thực phẩm có thể gây dị ứng. Nên cách tốt nhất là mẹ nên cho con ăn thử một ít để thăm dò phản sức cơ thể khi con ăn lươn.

Mặc dù đã biết Bé mấy tháng ăn được lươn là từ sau 7 tháng đã ăn được lươn. Nhưng mẹ cũng nên biết hàm lượng con có thể ăn được là bao nhiêu nhé.

1.1 Bé ăn được thịt lươn mấy lần 1 tuần?

Dưới đây là lượng hải sản hợp lý trẻ có thể ăn tùy theo từng lứa tuổi. Mẹ có thể đa dạng các món tôm, lươn, cá… cho con theo phân lượng sau:

  • Trẻ 7-12 tháng: một tuần có thể ăn 3-4 bữa, mỗi bữa ăn 20-30g.
  • Trẻ 1-3 tuổi: mỗi ngày ăn 1 bữa, mỗi bữa ăn 30-40g.
  • Trẻ từ 4 tuổi trở lên: mỗi ngày ăn 1-2 bữa, mỗi bữa có thể ăn 50-60g.

Bên cạnh hiểu rõ bé mấy tháng ăn được lươn, mẹ có thể tham khảo thêm cách nấu cháo lươn cho bé (cách nấu cháo lươn cho bé 7 tháng, cách nấu cháo lươn cho bé 8 tháng, cách nấu cháo lươn cho bé 9 tháng, cháo lươn cho bé ăn dặm…).

>> Cùng chủ đề thịt lươn: Bé mấy tháng ăn được tôm?. Các món tôm cho bé ăn dặm

2. Thành phần dinh dưỡng của lươn

Bé mấy tháng ăn được lươn
Bé mấy tháng ăn được lươn? Và trong lươn có những hàm lượng dinh dưỡng tốt như thế nào?

Lươn là một thực phẩm bổ dưỡng và lành tính. Theo Đông y, lươn có vị ngọt, tính ấm, không độc, bổ gan, tỳ thận, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, mạnh gân xương, điều hòa khí huyết.

Vì vậy, lươn không chỉ là món ăn ngon với giá trị dinh dưỡng cao; mà còn là một vị thuốc tốt. Với trẻ nhỏ, lươn được dùng trong các bài thuốc chữa trẻ bị mồ hôi trộm, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, ăn không tiêu, trẻ đi phân sống,..

Theo bảng phân tích thành dinh dưỡng lươn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 100g thịt lươn sẽ gồm có:

  • Sắt: 1,6mg.
  • Canxi: 39mg.
  • Chất béo: 0,9g.
  • Chất đạm: 18,7g.
  • Phospho: 150mg.
  • Vitamin khác như A, D, B1, B2, B6 và PP…

Tuy lươn là thực phẩm lành tính nhưng có hàm lượng đạm và chất dinh dưỡng khá cao nên mẹ lo ngại nếu cho con ăn lươn quá sớm sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non yếu của con. Vậy rốt cuộc, bé 7 tháng mấy dù đã ăn được lươn, nhưng liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của con không?

>> Mẹ xem thêm: Hướng dẫn cách nấu cơm nát cho bé cùng 4 món ngon bảo đảm bé vét sạch cơm

3. Lợi ích của thịt lươn với trẻ

bé mấy tháng ăn được lươn
Các bé và trẻ em mấy tháng ăn được lươn?

Lợi ích của sức khỏe từ lươn:

  • Tốt cho não: Lươn rất giàu Omega-3. Rất cần thiết cho sự hình thành các nơron thần kinh, giúp trẻ phát triển thần kinh và thị lực.
  • Ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ: Lươn là thực phẩm bổ máu vì lươn chứa nhiều thành phần không thể thiếu cho quá trình tạo máu như sắt, folate, kẽm, đồng, vitamin A, vitamin B12…
  • Ngừa các tật về mắt: Lươn cung cấp một lượng lớn vitamin A, một trong những chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt, tăng cường sức khỏe giác mạc, ngừa các bệnh về mắt như khô mắt, quáng gà…
  • Tốt cho xương và răng: Canxi và photpho có nhiều trong thịt lươn rất cần thiết cho sự phát triển hệ xương, răng của trẻ. Đặc biệt, bổ sung lươn vào thực đơn sẽ giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
  • Giúp trẻ phát triển toàn diện: Lươn giàu đạm, vitamin và khoáng chất nên là thực phẩm vàng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt, thịt lươn chứa nhiều protein, thành phần đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng cũng như sự phát triển não bộ, cơ xương khớp… của trẻ.

>> Mẹ xem thêm: 6 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và đều mẹ nên áp dụng

4. Có nên cho trẻ ăn cháo lươn thường xuyên không?

Các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ ăn món cháo lươn thường xuyên. Mặc dù cháo lươn rất tốt cho trẻ nhưng nếu chỉ cho trẻ ăn mỗi cháo lươn thì rất dễ làm bé bị ngán. Lâu ngày trẻ sẽ có cảm giác chán ăn; ăn không ngon.

Không chỉ vậy, nếu mẹ thường xuyên cho trẻ ăn cháo lươn mà quên mất những món khác, thì khả năng cao trẻ sẽ không có cơ hội hấp thụ được những dinh dưỡng khác cho cơ thể. Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ, mẹ nên xen kẽ cho trẻ ăn thay đổi các món ăn khác nhau.

>> Cùng chủ đề cháo lươn: Bé mấy tháng ăn được cháo bắp? Cách nấu cháo bắp dinh dưỡng cho bé 

5. Ăn lươn có làm trẻ bị dậy thì sớm không?

Ăn cháo lương có bị dậy thì sớm không?
Cho bé 7-8 tháng mấy ăn được lươn có khiến trẻ bị dậy thì sớm?

Có thông tin cho rằng trẻ ăn lươn sẽ bị dậy thì sớm. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không thể xảy ra. Vì hormone sinh dục của lươn và người hoàn toàn khác nhau.

Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ lo lắng rằng, một số cơ sở nuôi lươn vì lợi nhuận sẽ cho lươn ăn thuốc kháng sinh và thuốc tăng trưởng. Khi đó, trẻ ăn thịt lươn từ những cơ sở này thì nguy cơ có ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Chính vì thế, cha mẹ cần đảm bảo mua thịt lươn tại những siêu thị lớn; hoặc cơ sở uy tín có nguồn gốc rõ ràng.

>> Cùng chủ đề cháo lươn: Bé mấy tháng ăn được quả óc chó? Cách nấu cháo với quả óc chó cho bé

6. Cách chọn lươn và hướng dẫn mẹ nấu cháo lươn cho bé ăn dặm

6.1 Cách chọn lươn để nấu cháo cho bé

Để có thể nấu được món cháo lươn cho bé ăn dặm, đầu tiên mẹ phải biết chọn được lươn ngon.

Cách chọn lươn ngon:

  • Chọn lươn khoảng từ 0.3kg là vừa đủ.
  • Mẹ chọn những con lươn màu vàng, có đuôi dài.
  • Mẹ đừng vì tiết kiệm tiền mà chọn lươn chết, và để qua đêm. Vì lươn chết có thể sinh ra Histamine gây hại sức khỏe.

6.2 Cách sơ chế lươn trước khi nấu cháo cho bé

Để đơn giản hơn, mẹ có thể tham khảo theo các bước làm cháo lươn cho bé như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ cho lươn vào một chậu lớn, cho muối ăn hoặc giấm vào để làm sạch nhớt của lươn. Đặc biệt, để khử bớt mùi tanh sau khi mua lươn về, mẹ nên ngâm lươn trong nước gạo từ 1-3 tiếng.
  • Bước 2: Sau đó, mẹ làm sạch phần da lươn với nước sôi để màu cháo lươn cho bé ăn dặm được đẹp và bé sẽ ăn ngon miệng hơn.
  • Bước 3: Sau khi đã làm sạch và loại bỏ hết nhớt trên mình lươn, mẹ cho vào nồi và luộc chín. Hoặc có thể hấp với gừng miếng hay nghệ để thịt lươn thơm và không bị tanh.

6.3 Cháo lươn nên nấu với loại rau gì cho bé ăn dặm là tốt nhất?

Cha mẹ kết hợp nấu cháo lươn cùng với những loại rau như: khoai môn, cải xanh, cà rốt, rau ngót, rau mồng tơi, khoai tây, đậu Hà Lan, rau chùm ngây,…để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể của trẻ ở giai đoạn mà trẻ đang phát triển về thể chất và não bộ này.

6.4 Công thức nấu cháo lươn cho bé từ 7 tháng ăn dặm

Cháo lươn dầu mè cho bé ăn dặm

Cháo lươn dầu mè
Bé mấy tháng ăn được cháo lươn? Cách nấu cháo lươn dầu mè cho bé ăn dặm

Nguyên liệu: 1 con lươn, cháo (nấu từ 1 chén gạo), 5 lát gừng, muối, dầu mè. Cách làm:

Cách nấu cháo lươn dầu mè: 

  • Bước 1: Làm sạch lươn, cắt khúc, bỏ xương, băm nhuyễn.
  • Bước 2: Đun sôi cháo, cho lươn đã băm nhuyễn và gừng thái sợi vào nấu cùng.
  • Bước 3: Sau khi đun ở lửa lớn, chuyển sang lửa nhỏ và tiếp tục đun trong 15 phút.
  • Bước 4: Cho thêm một ít muối và dầu mè trước khi cho bé ăn là hoàn tất món ngay một món ngon siêu phẩm cho bé ăn dặm.

Cháo lươn đậu xanh cho bé ăn dặm

Cháo lươn đậu xanh cho bé ăn dặm
Bé mấy tháng ăn được lươn? Cách nấu cháo lươn đậu xanh cho bé ăn dặm

Nguyên liệu: 40gr thịt lươn đã sơ chế như bước trên, 100g gạo cùng với 50g đậu xanh, dầu oliu hoặc dầu óc chó cho bé ăn dặm.

Cách nấu cháo lươn đậu xanh cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Lấy gạo và đậu xanh vo sạch.
  • Bước 2: Cho gạo và đậu xanh vào nồi nấu cho đến khi chín mềm.
  • Bước 3: Làm sạch và hấp chín lươn; đợi khi cháo chín hẳn cho phần lươn đã chuẩn bị vào khuấy đều. Đợi sôi mạnh, sau đó nêm nếm cho vừa khẩu vị. Tắt bếp là dùng được.

Cháo lươn khoai môn

Cách nấu cháo lươn khoai môn cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo lươn khoai môn cho bé 7 tháng ăn dặm

Nguyên liệu: Mẹ chuẩn bị 100g lươn, cùng 100g gạo tẻ và 50g khoai môn cắt miếng mỏng. Khoai môn có thể thái nhỏ hay xay nhuyễn.

Cách nấu cháo lươn khoai môn:

  • Bước 1: Lọc lấy thịt lươn, rửa sạch với muối rồi đem hấp; hoặc luộc chín với gừng để khử đi mùi tanh của lươn.
  • Bước 2: Lấy gạo tẻ đem vo sạch và cho vào nồi nước luộc thịt lươn nấu cùng với khoai môn; chờ đến khi chín nhừ.
  • Bước 3: Tiếp đến, mẹ cho thịt lươn đã được hấp vào khuấy đều, đợi sôi lên và nêm nếm lại cho vừa ăn.

Cháo lươn nấu bí đỏ

Cháo lươn nấu bí đỏ
Cách nấu cháo lươn bí đỏ cho bé từ 7,8,9,10,11 tháng ăn dặm

Nguyên liệu: Mẹ chuẩn bị 100g lươn, cùng 100g gạo tẻ và 100g bí đỏ đã gọt vỏ và cắt nhỏ, 3 lát gừng nhỏ đã gọt vỏ, 30 ml dầu ăn cho trẻ ăn dặm.

Cách nấu cháo lươn bí đỏ cho bé:

  • Bước 1: Đổ 1 lít nước lọc cùng gừng vào, đun sôi.
  • Bước 2: Sau đó, cho miếng lươn đã sơ chế sạch vào nồi, luộc chín mềm với lửa vừa.
  • Bước 3: Cắt thật nhỏ bí đỏ ra, rồi dùng dao bằm nhỏ. Tùy khả năng ăn thô của trẻ mà mẹ bằm nhuyễn với mức độ phù hợp nhé.
  • Bước 4: Bí đỏ chín, bạn cho cháo trắng nhừ vào nồi nấu cùng, dùng muỗng tán cho cháo nhuyễn ra và hòa quyện với bí đỏ. Khoảng 5 phút sau, cho lươn vào nồi, khuấy đều.
  • Bước 5: Nấu đến khi các nguyên liệu đều chín nhừ thì tắt bếp. Múc cháo ra chén, thêm dầu ăn vào khuấy đều, để hơi nguội rồi cho bé tập ăn.

>> Cùng chủ cháo lươn cho bé: Bé mấy tháng ăn được thịt gà? Cách nấu cháo gà cho bé ăn dặm

7. Một số lưu ý khi cho bé 7-8 tháng mấy được ăn lươn

Sau khi biết bé mấy tháng ăn được lươn, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Do sống ở bùn lầy nên lươn có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao. Vì vậy, khi cho trẻ ăn lươn, mẹ cần chế biến kỹ và nấu chín kỹ.
  • Khi cho trẻ ăn lươn, mẹ nên chú ý gỡ xương thật kỹ vì đã có trường hợp trẻ hóc nguyên đốt xương vào phổi, phải nhập viện cấp cứu.
  • Chỉ mua lươn tươi sống nấu cho trẻ, tuyệt đối không vì ham rẻ mà mua lươn ươn hoặc đã chết. Nguyên nhân là trong thịt lươn có chứa Histamine. Đây là loại axit amin được sử dụng để tạo ra protein và enzyme trong cơ thể.

Hành trình nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ không thể thiếu những kiến thức về dinh dưỡng. Hy vọng thông tin mấy tháng ăn được lươn sẽ giúp mẹ có thêm kinh nghiệm nuôi con khỏe mạnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

6 cách nấu cháo với quả óc chó cho bé ăn ngon và dễ tiêu hóa

Cháo óc chó là món rất dinh dưỡng, hạt óc chó chứa nhiều axit béo omega-3 rất bổ não, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo bạn nên chờ đến khi trẻ 1 tuổi mới cho ăn món này. Do đó, trước khi tìm cách nấu cháo hạt óc chó cho bé ăn dặm, mẹ nên giới thiệu các loại hạt khác cho bé tập làm quen để đảm bảo bé không bị dị ứng với các loại hạt.

Tác dụng của hạt óc chó đối với trẻ

Cách nấu cháo óc chó cho bé. Hạt óc chó rất tốt cho não bộ

Hạt óc chó có tác dụng gì? Tại sao mẹ phải nấu cháo óc chó cho bé ăn dặm? Nguyên nhân là do óc chó chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ, bao gồm:

  • Cung cấp năng lượng: Trẻ cần rất nhiều năng lượng trong những năm tháng đầu đời. Hạt óc chó đáp ứng điều kiện này vì chúng chứa rất nhiều calo.
  • Giàu khoáng chất: Hạt óc chó dồi dào magie, kali, folate, canxi, kẽm… giúp xương bé chắc khỏe, cân bằng điện giải, hỗ trợ tiêu hóa và chỉnh sửa tế bào, cung cấp protein cho bé phát triển cơ bắp.
  • Giàu vitamin: Óc chó chứa vitamin A, C, E, K đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Các vitamin này giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ chuyển hóa glucose thành glycogen, kích thích hoạt động trao đổi chất.
  • Phát triển não bộ: Mẹ nên nấu cháo óc chó cho bé ăn dặm bởi hạt óc chó giàu folate và omega-3, chất thiết yếu cho sự phát triển não của trẻ.
  • Hạt óc chó có tác dụng gì? Giúp bé ngủ sâu và ngon giấc: Hạt óc chó chứa melatonin giúp vỗ về giấc ngủ và điều tiết các chức năng của cơ thể trong khi bé ngủ. Nếu bé vẫn ngủ không ngon mẹ có thể tham khảo các mẹo giúp bé ngủ ngon tại đây.
  • Giúp duy trì cân nặng chuẩn cho bé: Ngày nay, có không ít trẻ em bị béo phì. Việc tiêu thụ vừa phải hạt óc chó có thể giúp duy trì cân nặng hợp lý ở trẻ, đồng thời đẩy lùi bệnh tật.

[key-takeaways title=”Trẻ mấy tháng ăn được quả óc chó? “]

Quả óc chó được xếp vào danh sách các loại hạt có nguy cơ cao gây dị ứng cho trẻ. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn quả óc chó khi con 1 tuổi trở lên, thậm chí là 2 tuổi.

[/key-takeaways]

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé mấy tháng ăn được lươn? Những lưu ý khi cho trẻ ăn lươn mẹ cần biết

Cách nấu cháo óc chó cho bé ăn dặm

1. Cách nấu cháo óc chó cho bé ăn dặm cùng yến mạch, thịt bò, bí đỏ

cách nấu quả óc cho cho bé

Nguyên liệu

  • 2 hạt óc chó tách vỏ
  • 100g thịt bò băm nhuyễn
  • 50g yến mạch cán vỡ
  • 100g bí đỏ
  • Dầu ô liu
  • Hành lá, hành tím
  • 500ml nước lọc

Cách làm

hạt óc chó
Cắt hoặc bào nhỏ nhân óc chó
  • Bước 1: Dùng đồ bào hoặc dao để bào nhỏ/thái mỏng nhân óc chó
  • Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu ô liu vào đun nóng, cho hành tím băm vào phi thơm.
  • Bước 3: Cho 1 thìa cà phê nước lọc vào thịt bò, để thịt bò tơi ra không bị vón cục.
  • Bước 4: Cho thịt bò vào chảo xào săn. Rưới lên 1 ít nước mắm. Thịt bò chín tới thì bạn tắt bếp.
  • Bước 5: Bắc nồi lên bếp, cho 500ml nước vào. Cho bí đỏ vào luộc đến khi nhừ.
  • Bước 6: Dùng thìa dầm nát bí đỏ trong nồi. Cho thịt bò vào, đun sôi.
  • Bước 6: Cho yến mạch vào nồi, đảo đều.
  • Bước 7: Cho nhân óc chó vào.
  • Bước 8: Cho vào 1 thìa cà phê dầu ô liu và 1 thìa cà phê nước mắm. Đảo đều.
  • Bước 9: Sau 2 phút cháo chín, bạn có thể cho hành lá băm nhỏ vào (nếu bé ăn được hành lá).
  • Bước 10: Tắt bếp. Múc cháo óc chó yến mạch ra bát cho bé thưởng thức.

2. Cách nấu cháo hạt óc chó cho bé ăn dặm: Cháo óc chó, thịt bằm, cải bó xôi

Cách nấu cháo hạt óc chó, thịt bằm, cải bó xôi
Cách nấu cháo hạt óc chó cho bé ăn dặm, thịt bằm, cải bó xôi

Nguyên liệu

  • 1 hạt óc chó tách vỏ.
  • 50g thịt lợn nạc, băm nhuyễn.
  • 50g gạo tẻ.
  • 50g cải bó xôi thái nhỏ.
  • Dầu ô liu, hành lá băm nhỏ.
  • 500ml nước lọc.

Cách làm

  • Bước 1: Gạo vo sạch, cho nước vào ngâm.
  • Bước 2: Dùng đồ bào để bào nhỏ nhân óc chó.
  • Bước 3: Cho 1 thìa nước lọc vào thịt bằm, trộn đều để thịt tơi ra, không bị vón cục.
  • Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu ô liu vào đun nóng, cho thịt vào xào sơ. Cho thêm 1 xíu nước mắm đảo đều rồi tắt bếp.
  • Bước 5: Bắc nồi lên bếp, cho 500ml nước vào, cho gạo vào nồi nấu cháo.
  • Bước 6: Cháo nhừ thì mẹ cho thịt bằm vào, ninh thêm một chút nữa thì cho cải bó xôi vào nồi cháo.
  • Bước 7: Cho nhân óc chó vào, nêm thêm 1 chút nước mắm 1 và thìa dầu ô liu vào.
  • Bước 8: Đảo đều, cho thêm hành lá nếu muốn. Thêm 1 phút là mẹ đã có nồi cháo cho bé ăn.

3. Cách nấu cháo óc chó cho bé ăn dặm kết hợp hạt sen

Cách nấu cháo với quả óc chó cho bé kết hợp hạt sen
Cách nấu cháo óc chó cho bé ăn dặm kết hợp hạt sen

Nguyên liệu

  • 100g óc chó.
  • 50g gạo tẻ.
  • 50g hạt sen.
  • 1 thìa dầu ô liu.

Cách làm

  • Bước 1: Vo gạo rồi đem ngâm trước 3-4 giờ.
  • Bước 2: Hạt sen ngâm từ 1-2 giờ.
  • Bước 3: Tách vỏ hạt óc chó.
  • Bước 4: Bạn bắc nồi nước lên bếp, cho hạt sen vào luộc chín rồi vớt ra bát.
  • Bước 5:Cho hạt óc chó vào nồi nấu với gạo cho chín nhừ, nêm nếm cho vừa miệng.
  • Bước 6:Cháo chín nhừ, bạn múc một ít cháo + óc chó + hạt sen vào cối xay nhuyễn rồi trút ra bát. Cho 1 thìa dầu ô liu vào khuấy đều là bé có thể ăn được rồi.

>> Mẹ có thể tham khảo: 3 cách nấu cháo hạt sen cho bé ăn dặm, mẹ cần tham khảo ngay

4. Nấu cháo óc chó cho bé ăn dặm với công thức yến mạch, óc chó, hạnh nhân

Cách nấu cháo yến mạch, óc chó, hạnh nhân
Cách nấu cháo yến mạch, óc chó, hạnh nhân

Nguyên liệu

  • 400g yến mạch cán vỡ
  • 400g quả óc chó tách vỏ
  • 100g hạnh nhân tách vỏ

Cách làm

  • Bước 1: Ngâm hạnh nhân và óc chó trong nước ấm để tách phần màng hạt. Sau đó dùng đồ bào bào nhuyễn 2 loại hạt này.
  • Bước 2: Bắc nồi nước lên bếp, cho yến mạch vào đun sôi, sau đó cho hạnh nhân và óc chó vào khuấy đều. 4-5 phút sau thì tắt bếp. Cho bé dùng ấm.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm ngon miệng, chóng lớn

5. Cách nấu cháo óc chó cho bé ăn dặm kết hợp gạo lứt, cá hồi

cá hồi
Cá hồi

Nguyên liệu

  • 200g hạt óc chó tách vỏ
  • 100g gạo lứt
  • 100g cá hồi
  • Dầu ô liu

Cách làm

  • Bước 1: Bạn ngâm gạo lứt qua đêm cho hạt gạo nở mềm.
  • Bước 2: Cá hồi hấp chín, xé nhỏ cho vào bát.
  • Bước 3: Bạn bắc nồi nước lên bếp, cho hạt óc chó và gạo lứt vào nấu chín nhừ. Nêm nếm vừa ăn rồi cho hỗn hợp cháo vào cối xay nhuyễn.
  • Bước 4: Bạn múc cháo ra bát, cho 1 thìa dầu ô liu và cá hồi vào trộn đều là bé có thể ăn được.

>> Có thể bạn quan tâm: Cách nấu cháo cho bé ăn dặm đủ dinh dưỡng theo từng tháng tuổi

6. Cách nấu cháo hạt óc chó cho bé ăn dặm với bông cải xanh cho bé

Cách nấu cháo với quả óc chó, bông cải xanh cho bé
Cách nấu cháo với quả óc chó, bông cải xanh cho bé

Nguyên liệu

  • 70g bông cải xanh
  • 50g gạo
  • 3 quả óc chó tách vỏ
  • 1 thìa dầu ô liu

Cách làm

  • Bước 1: Vo gạo, ngâm với nước cho gạo nở mềm.
  • Bước 2: Ngâm bông cải xanh trong nước muối loãng, rồi rửa lại dưới vòi nước. Bắc nồi nước lên bếp luộc chín.
  • Bước 3: Bắc một nồi nước khác lên bếp, cho gạo và óc chó vào nấu cháo chín nhừ.
  • Bước 4: Cho hỗn hợp cháo, bông cải xanh vào cối xay nhuyễn.
  • Bước 5: Múc cháo ra bát, cho một ít dầu ô liu vào khuấy đều là bé có thể ăn được.

Các lưu ý khi cho trẻ ăn hạt óc chó

Các lưu ý khi cho trẻ ăn hạt óc chó
Cần lưu ý khi cho trẻ ăn hạt óc chó
  • Trẻ nhỏ có thể bị dị ứng với hạt óc chó, lớn lên tình trạng này có thể thay đổi. Mẹ nên chờ cho đến khi bé được 1 tuổi, thậm chí 2 tuổi hãy cho ăn hạt óc chó.
  • Triệu chứng dị ứng hạt óc chó ở trẻ bao gồm chướng bụng, đi phân lỏng, tiêu chảy, đau bụng. Chất xơ trong hạt óc chó có thể là nguyên nhân cho tình trạng này. Mẹ cần phải bổ sung oresol và kẽm để tránh trẻ bị mất nước.
  • Mặc dù hạt óc chó có thể duy trì cân nặng, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn tới tăng cân do hàm lượng calo khá cao.
  • Nếu trẻ đang bị viêm loét thì không nên cho trẻ ăn hạt óc chó, có thể khiến bệnh nặng hơn. Nhớ cho bé uống nhiều nước.
  • Óc chó thích hợp cho những trẻ còi cọc, biếng ăn, đảm bảo bé không bị thiếu hụt dinh dưỡng. Trẻ chưa nhai được thực phẩm cứng thì bạn nên xay nhuyễn cháo hoặc đập nát hạt óc chó cho bé ăn.

[inline_article id=193323]

Hy vọng các thông tin về tác dụng của hạt óc chó cùng các cách nấu cháo óc chó cho bé ăn dặm mà MarryBaby cung cấp sẽ giúp ích cho thực đơn ăn dặm của trẻ. Chúc mẹ nuôi bé khỏe mạnh mà không phải vất vả.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách làm sữa chua từ sữa công thức siêu ngon siêu dễ, mẹ vụng đến mấy cũng làm được

Cách làm sữa chua từ sữa công thức mẹ biết chưa? Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, protein, canxi, vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa cung cấp năng lượng cho bé hoạt động cả ngày.

Mẹ muốn tự tay làm món sữa chua cho bé cưng của mình? Mẹ đang “đau đầu” vì bé lười uống sữa, không biết làm cách nào để bổ sung đủ lượng sữa cho bé?

Hãy thử ngay cách làm sữa chua từ sữa công thức, đảm bảo thành phẩm sẽ thơm ngon, sánh mịn khiến bé chén tì tì.

Bé bao nhiêu tháng thì ăn được sữa chua?

Trước khi tìm hiểu cách làm sữa chua từ sữa công thức bạn cần biết thời điểm thích hợp cho bé sử dụng. Nhiều mẹ thắc mắc làm sữa chua cho trẻ 6 tháng ăn được không?

Mẹ có thể giới thiệu sữa chua cho bé sớm nhất khi bé được 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, thời điểm này, hệ tiêu hoá của bé mới bắt đầu làm quen với các thức ăn ngoài sữa, nên mẹ lưu ý chỉ cho con ăn một lượng rất ít.

Cách làm sữa chua từ sữa công thức
Cách làm sữa chua từ sữa công thức khá dễ thực hiện

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để cho bé ăn sữa chua là giai đoạn 7-8 tháng tuổi. Lúc này, đường ruột bé đã dần hoàn thiện hơn. 

Mẹ nên cho bé ăn với liều lượng thích hợp để hấp thụ tốt nhất. Trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên ăn khoảng 50 gam sữa chua một ngày.  Nên cho trẻ ăn sữa chua sau bữa ăn chính 20 phút.

Sữa chua tự làm có tốt không?

Cách làm sữa chua cho bé ăn dặm rất đơn giản, mẹ hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, mẹ băn khoăn không biết sữa chua tự làm có tốt không? Dưới đây là một số ưu điểm của sữa chua tự làm.

  • So với sữa chua mua ngoài, việc mẹ tự làm món ăn vặt này sẽ đảm bảo chất lượng cho khâu nguyên liệu và vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Sữa chua tự làm sẽ không chứa chất bảo quản hay chất tạo mùi.
  • Mẹ có thể tận dụng sữa mẹ, sữa công thức mà bé đang uống để làm sữa chua. Cách làm này vừa tiết kiệm nguyên liệu vừa giúp mẹ bổ sung nguồn sữa hàng ngày cho bé.
  • Khi tự làm sữa chua, mẹ có thể thỏa sức kết hợp các loại nguyên liệu sẵn có như trái cây, phô mai tùy theo sở thích của bé.
  • Mẹ có thể gia giảm công thức để tạo ra món sữa chua hợp vị nhất với bé yêu của mình.

Tuy nhiên, nếu mẹ không có thời gian hoặc thỉnh thoảng để thay đổi khẩu vị, mẹ có thể mua sữa chua bên ngoài cho bé ăn. Ưu điểm của sữa chua công nghiệp là rất phổ biến, có thể mua ở nhiều cửa hàng và chủng loại đa dạng.

Cách làm sữa chua từ sữa công thức

Cách làm sữa chua từ sữa công thức hay cách làm yaourt từ sữa bột có khó không? Câu trả lời là không khó. Từ nguyên liệu cho đến cách làm đều rất dễ thực hiện. Mẹ chỉ cần ghi nhớ các bước dưới đây.

1. Chuẩn bị

  • Sữa công thức, loại bé đang uống.
  • 1 hộp sữa chua nguyên chất không đường (sữa chua cái)
  • Nhiệt kế đo nhiệt độ thực phẩm.
  • Hũ thuỷ tinh chuyên dùng đựng sữa chua, đã được rửa sạch, tiệt trùng bằng nước sôi và sấy khô.

2. Cách làm sữa chua từ sữa công thức

  • Mẹ pha khoảng 250 – 300ml sữa công thức của bé, sau đó để nguội xuống 40 – 45 độ C (Dùng nhiệt kế để kiểm tra)
  • Sữa chua cái mua về, mẹ để ngoài nhiệt độ phòng tầm 1 -2 tiếng để sữa chua hết lạnh. Sau đó, mẹ cho khoảng 2 thìa sữa chua cái vào lượng sữa công thức đã pha, khuấy nhẹ nhàng và đều tay để hỗn hợp được đồng nhất.
  • Chia hỗn hợp sữa ở trên vào các hũ thuỷ tinh, đậy nắp rồi đem đi ủ lên men.
  • Nếu dùng máy ủ sữa chua, mẹ thực hiện các bước ủ theo các hướng dẫn trên máy là được.
  • Nếu tự ủ, mẹ có thể dùng nồi cơm điện. Mẹ xếp các lọ đựng sữa chua vào nồi cơm, rót nước ấm tầm 40 – 45 độ C vào nồi sao cho mực nước ngập 2/3 hũ. Sau đó, mẹ đóng nắp, bật chế độ giữ ấm rồi ủ trong vòng 5 – 8 giờ.
  • Sau thời gian ủ, mẹ lấy các hũ sữa chua ra và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
Cách làm sữa chua từ sữa công thức
Sữa chua chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của bé

Cách làm váng sữa

Sữa chua, váng sữa là những món ăn vặt mà hầu hết bé nhỏ đều say mê. Bên cạnh cách làm sữa chua từ sữa công thức, mẹ cũng bỏ túi cách làm váng sữa để chiêu đãi cách thực khách nhí hàng ngày nhé.

1. Chuẩn bị

  • 8 muỗng sữa công thức
  • 150ml sữa tươi không đường
  • 50ml kem tươi
  • 10 gam bột ngô hoặc bột năng
  • 120ml nước ấm
  • Hũ thuỷ tinh đã tiệt trùng, sấy khô.

2. Cách làm

  • Mẹ hấp cách thuỷ sữa tươi để tiệt trùng và làm ấm sữa.
  • Trộn đều sữa công thức cùng bột ngô. Sau đó, từ từ cho sữa tươi đã làm ấm vào và khuấy đều tay.
  • Tiếp tục cho kem tươi vào hỗn hợp trên và trộn cho đến khi có độ sánh.
  • Đun hỗn hợp với lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi sữa hơi sệt thì tắt bếp.
  • Cho hỗn hợp váng sữa vừa đun vào trong các hũ thuỷ tinh sạch, đợi nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Sau 3 – 4 tiếng, khi váng sữa hơi lạnh là bé có thể thưởng thức được ngay.
Cách làm sữa chua từ sữa công thức
Thực phẩm từ sữa rất tốt cho trẻ nhỏ

Cách làm sữa chua từ sữa công thức cần lưu ý những gì?

Để món sữa chua làm từ sữa công thức thơm ngon, sánh mịn, mẹ nên lưu ý các điểm sau.

  • Nguyên liệu làm sữa chua phải đảm bảo an toàn, chất lượng, hợp vệ sinh.
  • Các vật dụng để làm sữa chua đều phải được tiệt trùng và sấy khô.
  • Khi bé ăn không hết, mẹ không nên cất sữa chua thừa để dành cho lần ăn sau. Điều này sẽ khiến sữa dễ bị nhiễm khuẩn, không tốt cho bé.
  • Nếu mẹ dùng sữa công thức bé uống còn dư để làm sữa chua, mẹ lưu ý không để sữa đã pha ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ hoặc quá 24 giờ trong ngăn mát tủ lạnh. Nguyên nhân là lúc này sữa có khả năng bị nhiễm khuẩn, dễ gây tiêu chảy cho bé.
  • Không nên cho trẻ ăn sữa chua lúc đói vì sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
  • Không nên để sữa chua ở nhiệt độ bên ngoài quá 1 giờ vì có nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Nhiệt độ sữa công thức để pha sữa chua và nhiệt độ ủ sữa chua tầm 40 – 45 độ C. Mẹ lưu ý không nên để nhiệt độ quá nóng vì sẽ làm chết men.

Cách làm sữa chua từ sữa công thức vừa tận dụng nguyên liệu sẵn có, vừa giúp bổ sung lượng sữa hàng ngày cho bé một cách “hợp lý”. Chỉ cần nắm trong tay bí quyết làm sữa chua trên đây là mẹ đã có ngay một món ăn vặt “thần thánh” siêu ngon lành siêu bổ dưỡng cho bé cưng nhà mình.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bật mí 15 cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm ngon bổ từ “đầu bếp”

Cháo ếch cho bé ăn dặm không chỉ là một mon ăn ngon miệng mà còn có tác dụng làm giảm chứng ra mồ hôi trộm, biếng ăn, chậm phát triển hoặc tình trạng trẻ ho sốt. Tuy nhiên, thịt ếch chỉ thật sự tốt cho bé nếu mẹ biết sơ chế, nấu và cho con ăn đúng cách. Vì vậy, mẹ nên theo dõi bài viết sau đây để phát huy được tác dụng tốt nhất của loại thịt này nhé.

1. Giá trị dinh dưỡng của cháo ếch cho bé ăn dặm

Trong thịt ếch có nhiều thành phần dinh dưỡng như: protein, chất béo, đường, canxi, phốt pho, kali, natri, sắt, đồng, magie, vitamin A B D E, … Đây là những chất cần thiết cho cơ thể trẻ, quan trọng cho trẻ em suy dinh dưỡng cần phải tăng cân.

Một cái đùi ếch chưa 73g calories, 16g protein, thịt ếch là món ăn dinh dưỡng không thể thiếu cho trẻ; vì vậy các mẹ hãy bổ sung món cháo ếch cho bé ăn dặm trong phần thực đơn của bé.

Theo Đông y, thịt ếch có vị ngọt, tính hàn, không độc. Trẻ em ăn thịt ếch sẽ giúp tăng cường sức khỏe, ăn ngon miệng và ngủ ngon giấc.

Ngoài ra, thịt ếch còn giúp bồi bổ cho người ốm dậy, thanh nhiệt giải độc và giúp hấp thu các chất dinh dưỡng rất tốt.

2. Cháo ếch cho bé mấy tháng tuổi ăn dặm?

Giá trị dinh dưỡng của ếch

Theo các mẹ có kinh nghiệm trong việc nấu nướng cho trẻ ăn dặm cũng như kiến thức về dinh dưỡng thì bé khoảng 10 tháng tuổi trở đi là có thể ăn được cháo ếch. Cũng có số ít mẹ nấu cháo ếch cho con ăn từ lúc bé 7 tháng tuổi.

Song đây không phải là độ tuổi nên giới thiệu loại thịt này cho bé. Lý do là thịt ếch có tính hàn, hệ tiêu hóa của trẻ ở tháng tuổi này còn yếu. Nên khi bé ăn vào bé dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Tốt nhất là khi bé trên 1 tuổi, mẹ có thể cho con ăn cháo ếch nguyên hạt và thịt miếng.

Chế độ ăn cháo ếch cho trẻ trong 2 năm đầu đời

Trong 2 năm đầu đời, tùy từng giai đoạn ăn dặm mà mẹ có thể cho con ăn nhiều hay ít cháo. Bởi vì ngoài cháo thì bé còn bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

3. Nấu cháo ếch cho bé với rau gì?

Cháo ếch cho bé ăn dặm nấu với rau gì thì hợp? Mẹ có thể nấu cháo ếch kết hợp với nhiều loại rau. Tuy nhiên, vì ếch có tính hàn (tính lạnh) nên mẹ cần kết hợp với các loại rau có tính ấm để trung hòa cho món ăn. Điều này giúp trẻ không bị lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy khi ăn cháo ếch.

Ngoài những loại rau trong các công thức nấu cháo ếch cho bé như ở trên, mẹ có thể dùng các loại rau sau đây.

[key-takeaways title=”Nấu cháo ếch với rau gì cho bé?”]

  • Bí đỏ.
  • Cà rốt.
  • Củ dền.
  • Hạt sen.
  • Rau dền.
  • Rau ngót.
  • Đậu xanh.
  • Rau bí đỏ.
  • Khoai lang.
  • Rau tỏi tây.
  • Rau cải bó xôi.
  • Rau măng tây.

[/key-takeaways]

4. Gợi ý mẹ cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm không tanh

Mẹ có thể học nhiều cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm để thay đổi khẩu vị, giúp con ăn ngon miệng và không bị ngán nhé.

4.1. Cách nấu cháo ếch đậu xanh cho bé ăn dặm

cháo ếch đậu xanh
Đậu xanh nấu cháo ếch cho bé ăn dặm

Nguyên liệu: 

  • 30g gạo.
  • 20g đậu xanh.
  • 50g thịt ếch.
  • 30g mồng tơi.
  • 10ml dầu ăn.
  • 300ml nước lọc.

Cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm với đậu xanh:

  • Bước 1: Thịt ếch: Lọc thịt ở đùi, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn cho vào bát, thêm ít nước, quấy tan
  • Bước 2: Gạo và đậu xanh được ngâm mềm, cho vào ninh nhừ để chuẩn bị nấu cháo.
  • Bước 3: Đem xào chín thịt ếch rồi cho vào nồi cháo, khuấy đều, sau đó tắt bếp, múc cháo ra tô chờ nguội rồi cho bé ăn

4.2 Cháo ếch hạt sen cho bé

cháo ếch hạt sen
Cách nấu cháo ếch hạt sen cho bé 7 tháng

Nguyên liệu nấu cháo ếch cho bé ăn dặm:

  • 300g thịt ếch.
  • 1 chén cháo.
  • 100g hạt sen tươi.
  • 70g bông cải xanh.
  • 50g đậu quả Hà Lan.
  • 3 tai nấm mèo (mộc nhĩ).
  • 2 muỗng cà phê mỡ hành.
  • 1 nhánh gừng.
  • 1 củ cà rốt (củ nhỏ).

Cách nấu cháo ếch hạt sen cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Ếch: Sơ chế sạch, lọc lấy phần thịt đùi rồi băm nhỏ
  • Bước 2: Cho ếch vào tô có mỡ hành rồi dặt vào lò vi sóng. Bật lò vi sóng ở chế độ micro khoảng 2 phút.
  • Bước 3: Nấm mèo ngâm qua nước ấm, bỏ chân cắt miếng. Hạt sen đổ xâm xấp nước, cho vào lò vi sóng 2 phút.
  • Bước 4: Bông cải xanh tách nhánh nhỏ, ngâm, rửa sạch. Cà-rốt gọt vỏ, tỉa hoa, cắt miếng. Trụng sơ đậu Hà Lan, bông cải, cà rốt. Bằm nhuyễn hoặc xay tất cả rau củ
  • Bước 5: Cho cháo vào đun sôi rồi thêm hỗn hợp rau củ vào đun tiếp 2 phút nữa. Sau đó, mẹ múc ra, chờ cho đến khi cháo nguội bớt, còn âm ấm thì cho bé ăn cháo ếch hạt sen.

4.3 Cháo ếch cho bé ăn dặm với rau cải thìa

Nguyên liệu:

  • Dầu 5g.
  • Gạo 20g.
  • Nước 250ml.
  • Lá cải thìa băm nhuyễn 10g.
  • Thịt ếch băm nhuyễn 20g.

Cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm với rau cải thìa:

  • Bước 1: Cho nước vào nồi thịt ếch rồi khuấy đều cho thịt không bị vón vào nhau, sau đó đem đun chín.
  • Bước 2: Cho rau vào nồi thịt ếch nấu khoảng 2 phút rồi để nguội.
  • Bước 3: Hầm cháo nhừ rồi cho phần thịt ếch và rau mới nấu vào khuấy đều, nêm nếm vừa miệng.
  • Bước 4: Sau đó, mẹ múc ra bát, khuấy thêm 1 thìa cà phê dầu ô liu rồi cho bé ăn.

4.4 Cháo ếch bí đao

cháo ếch bí đao
Cách nấu cháo ếch bí đao cho bé 7 tháng

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ 50g.
  • Thịt đùi ếch 200g.
  • 1 khúc bí đao đã gọt vỏ, bỏ ruột, hành, rau mùi.
  • 1 lát gừng bằng đầu ngón tay út.

Cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm với bí đao:

  • Bước 1: Gạo đem ninh nhừ.
  • Bước 2: Ếch lọc lấy thịt, băm nhỏ rồi xào với hành phi thơm.
  • Bước 3: Bí đao xay nhuyễn. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi cháo rồi đun sôi.
  • Bước 4: Nêm cho vừa vị rồi cho cháo ra tô, rắc hành, rau mùi, dầu ô liu lên, trộn đều, đợi nguội dần mới cho bé ăn.

>> Mẹ có thể xem thêm: 6 cách nấu cháo vịt cho bé ngon, bổ và lạ miệng

4.5 Cháo ếch rau ngót cho bé 7 tháng ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ 30g.
  • Thịt đùi ếch 50g.
  • Rau ngót 30g.

Cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm với rau ngót:

  • Bước 1: Cho gạo vào nồi ninh nhừ để nấu cháo.
  • Bước 2: Thịt ếch băm nhỏ rồi đem xào với hành cho thơm. Rau ngót mẹ xay nhuyễn.
  • Bước 3: Cho các nguyên liệu vào nồi cháo rồi đun chín, sau đó bày cháo ếch ra đĩa. Đợi cháo nguội dần, mẹ cho bé ăn.

(*) Đây là một trong số các cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm, cho bé 7 tháng đơn giản và phù hợp với sức nhai của trẻ ở độ tuổi này.

4.6 Cháo ếch cho bé ăn dặm với mướp hương

Nguyên liệu:

  • Gạo 200g.
  • 1 lát gừng.
  • Thịt đùi ếch 200g.
  • Mướp hương 1 khúc đã gọt vỏ.

Cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm với mướp hương:

  • Bước 1: Gạo đem ninh nhừ cùng gừng để giảm tính hàn của thịt ếch.
  • Bước 2: Mướp thái hạt lựu. Thịt ếch băm nhỏ, đem xào thơm cùng mướp hương.
  • Bước 3: Khi cháo nhừ, mẹ cho hỗn hợp thịt ếch và mướp hương và khuấy đều, đun sôi. Tiếp theo, mẹ cho cháo ếch ra tô, chờ nguội để bé ăn.

[inline_article id=192753]

4.7 Cháo ếch nấm kim châm

cháo ếch nấm kim châm cho bé
Cách nấu cháo ếch nấm kim châm cho bé 7 tháng

Nguyên liệu:

  • Thịt đùi ếch 200g.
  • Nấm kim châm 1 bó nhỏ bằng 2 ngón tay.
  • 1 lát gừng, hành, rau mùi.
  • Gạo 200g.

Cháo ếch nấm kim châm cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Luộc đùi ếch với gừng rồi gỡ thịt xé nhỏ.
  • Bước 2: Nấm kim châm cắt gốc, rửa sạch bằm nhỏ. Rau mùi, hành rửa sạch thái nhỏ.
  • Bước 3: Cho gạo vào nồi ninh nhừ rồi cho tất cả các nguyên liệu vào khuấy đều, chín kỹ. Cho cháo ếch ra bát chờ nguội rồi cho bé ăn dặm.

4.8 Cháo ếch bí đỏ

Nguyên liệu:

  • 200g gạo tẻ.
  • Rau mùi, hành lá.
  • 4 cái đùi ếch đã làm sạch.
  • 1 lát gừng bằng đầu ngón tay út đã cạo vỏ.
  • 1 miếng bí đỏ bằng khoảng quả trứng vịt đã gọt vỏ.

Cách nấu cháo ếch cho bé với bí đỏ:

  • Bước 1: Đùi ếch: Đem luộc chín với gừng rồi gỡ thịt, xé nhỏ.
  • Bước 2: Gạo, bí đỏ: Đem ninh nhừ. Hành, mùi tây: Rửa sạch, thái nhỏ tăm.
  • Bước 3: Khi cháo nhừ, bạn cho thịt ếch vào khuấy đều rồi đun sôi lục sục.
  • Bước 4: Nêm nếm cháo cho vừa vị rồi thêm hành, rau mùi. Sau đó, mẹ múc cháo ra bát, chờ đến khi bớt nóng để cho bé ăn.

(*) Đây là cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm, cho bé 8 tháng tuổi, còn nếu nấu cho bé 6-7 tháng tuổi thì mẹ nên xay nhuyễn thịt ếch ra nhé.

>> Mẹ có thể xem thêm: 6 món cháo bí đỏ thơm ngon giàu dinh dưỡng cho bé

4.9 Cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm với rau mồng tơi

cháo ếch cho bé ăn dặm
Đậu xanh nấu cháo ếch cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 30g gạo tẻ.
  • 30g thịt ếch.
  • 300ml nước.
  • 20ml dầu ăn.
  • 30g rau mồng tơi.
  • Nước mắm, hành và gia vị phù hợp.

Cách nấu cháo ếch rau mồng tơi:

  • Bước 1: Gạo vo sạch, cho vào nồi thêm nước để nấu nhừ thành cháo.
  • Bước 2: Băm nhỏ thịt ếch. Nhặt rửa sạch rau mồng tơi, thái nhỏ. Xào thịt ếch với 1 muỗng cà phê dầu và hành.
  • Bước 3: Đến khi cháo chín thì mẹ cho rau mồng tơi vào. Khi cháo sôi là rau chín; tiếp tục cho thịt ếch vào. Múc cháo ra bát; thêm 1 thìa cà phê dầu ăn.

4.10 Cháo ếch rau dền cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 30g gạo tẻ.
  • 50g thịt ếch.
  • 30g rau dền.
  • 10ml dầu ăn.
  • 300ml nước.

Cách nấu cháo ếch rau dền:

  • Bước 1: Nhặt rửa sạch rau dền, nấu chín rồi xay nhuyễn.
  • Bước 2: Thịt ếch băm nhỏ hoặc cho vào máy xay; khuấy tan với nước.
  • Bước 3: Gạo sau khi ngâm mềm thì cho vào ninh nhừ thành cháo.
  • Bước 4: Đợi cháo chín cho tiếp rau dền xay nhuyễn và ếch xào vào; đun sôi trở lại.
  • Bước 5: Tắt bếp rồi múc cháo ra bát là cho bé thưởng thức.

4.11 Cháo ếch cà rốt

cháo ếch cà rốt
Ếch nấu cháo gì cho bé?

Nguyên liệu:

  • Cà rốt.
  • Dầu mè.
  • Nước lọc.
  • Hành, ngò.
  • 30g gạo tẻ.
  • 200g thịt ếch.

Cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm với cà rốt:

  • Bước 1: Nạo vỏ cà rốt, rửa sạch. Tiếp theo, luộc nhừ cà rốt rồi đem xay nhuyễn.
  • Bước 2: Sau khi lọc hết lấy phần thịt ếch thì băm nhuyễn; xào sơ qua; rắc hành ngò vào cho thơm.
  • Bước 3: Gạo cho ninh nhừ thành cháo. Khi cháo chín, cho cà rốt, ếch vào đảo đều; nêm gia vị cho vừa ăn với bé là hoàn thành món cháo.

>> Mẹ có thể xem thêm:  8 cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm giúp bé tăng cân, ngừa táo bón

4.12 Cháo ếch đậu trắng

Nguyên liệu:

  • Nước.
  • Dầu ăn.
  • Hành lá.
  • 30g gạo tẻ.
  • 200g thịt ếch.
  • Hạt đậu trắng.

Cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm với đậu trắng:

  • Bước 1: Hành lá, nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ. Thịt ếch băm nhuyễn.
  • Bước 2: Đậu trắng cùng với gạo đem nấu thành cháo. Xào thịt ếch đến khi săn thì cho hành lá vào.
  • Bước 3: Khi cháo chín, nở, mềm, cho thịt ếch vào nấu cùng. Tiếp tục đun cho đến 1-2 phút là đã có món cháo ếch đậu trắng cho bé rồi.

4.13 Cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm với nấm rơm

Cháo ếch nấm rơm

Nguyên liệu:

  • 1 củ cà rốt.
  • 30g gạo tẻ.
  • Nước mắm.
  • 500g thịt ếch.
  • 200g nấm rơm.

Cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm với nấm rơm:

  • Bước 1: Đổ nước cùng gạo vào nồi; nấu thành cháo cho thật nhừ.
  • Bước 2: Lọc lấy thịt ếch rồi đem xào cho đến khi thịt ếch chín và săn lại.
  • Bước 3: Rửa sạch nấm rơm với nước muối; sau đấy để ráo, băm thật nhuyễn.
  • Bước 4: Nạo vỏ cà rốt; rửa sạch và thái nhỏ. Cho ếch, cà rốt, nấm rơm vào khi cháo chín.
  • Bước 5: Mẹ nêm nếm lại cho vừa ăn; rồi đút cho bé món cháo ếch nấm rơm thơm ngon mẹ nhé.

4.14 Cách nấu cháo ếch Singapore cho bé ăn dặm

Cách nấu cháo ếch singapore cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Gạo: 100g.
  • Ếch: 600g.
  • Hành lá, hành tây, ớt.
  • Dầu mè, dầu hào, nước tương.
  • Bột năng, bột bắp.

Cách nấu cháo ếch Singapore cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Làm sạch ếch, cắt đôi, ướp với nước tương, bột ngọt, đường và hạt nêm.
  • Bước 2: Ngâm gạo trong vòng 1 tiếng cho nở, sau đó đem vo sạch, để ráo.
  • Bước 3: Gạo cho vào nồi nấu cháo. Chú ý khuấy đều tay để tránh bị khê.
  • Bước 4: Bóc hành tây, hành tím, sau đó rửa sạch rồi thái nhuyễn.
  • Bước 5: Pha nước sốt: mẹ cần 2 thìa dầu hào, 6 thìa nước tương, chút tiêu, đường và nửa bát nước lọc. Sau đó khuấy đều.
  • Bước 6: Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành tím rồi cho ếch vào xào săn cùng với hành tây và ớt nguyên quả.
  • Bước 7: Cho phần nước sốt vào, đun với lửa nhỏ cho thịt ếch ngấm gia vị. Khi nước cạn sền sệt thì tắt bếp.
  • Bước 8: Múc cháo ếch cho bé ra bát, rắc thêm xíu hành, dầu mè và thưởng thức thôi.

4.15 Cách nấu cháo ếch củ dền cho bé ăn dặm

cách nấu cháo ếch củ dền cho bé

Nguyên liệu:

  • Gạo: 50g.
  • Ếch: 100g.
  • Củ dền: 30g.
  • Củ nén, dầu hạt bí, gia vị.

Cách nấu cháo ếch củ dền cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Ếch làm sạch, lọc riêng thịt, phần xương đem ninh để có nước dùng nấu cháo.
  • Bước 2: Băm nhuyễn phần thịt ếch, thêm xíu gia vị và ướp trong khoảng 15 phút.
  • Bước 3: Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nấu cháo.
  • Bước 4: Củ dền gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng, sau đó đem hấp rồi dằm nhuyễn.
  • Bước 5: Cho dầu bí vào chảo, phi thơm củ nén rồi cho thịt ếch xào sào. Đun đến khi thịt ếch săn lại là được.
  • Bước 6: Khi cháo chín mềm, mẹ cho củ dền và thịt ếch vào khuấy đều. Nêm xíu gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

>> Mẹ có thể xem thêm: 15 cách nấu cháo gà cho bé ăn dặm thơm ngon và dễ làm

5. Các lưu ý khi cho bé ăn cháo ếch

5.1 Cách chọn thịt ếch ngon để nấu cháo ếch cho bé ăn dặm

  • Để chọn ếch ngon và tươi, mẹ nên mua ếch trong khoảng thời gian từ tháng tháng 9 trở đi. Vì thời gian này thịt ếch ngon nhất.
  • Khi chọn ếch, hãy chọn những con có mắt sáng, đầu thon và gân guốc, bụng thường trắng hoặc ửng vàng, da bông vàng sang hoặc bông đen…
  • Nhất là, mẹ hãy nhớ lựa chọn những con ếch còn sống, không nên mua ếch đã đông lạnh

5.2 Cách sơ chế ếch để nấu cháo ếch cho bé ăn dặm

  • Ếch đem lột da, rửa sạch.
  • Mổ bụng ếch, moi hết ruột bỏ đi. Mẹ nên cẩn thận không để các bộ phận nội tạng bị vỡ ra để tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng vào thịt ếch, vì ruột và nội tạng ếch không tốt cho sức khỏe.
  • Sau khi mổ bụng ếch, mẹ hãy rửa sạch lại
  • Tiếp tục tách thịt ở hai đùi ếch để nấu cháo cho bé. Chú ý bỏ hết phần mạch máu và gân đi để tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng
  • Các phần thịt còn lại, mẹ có thể dùng để nấu cho người lớn.
  • Sau khi rửa sạch, mẹ nên ngâm thịt ếch vào nước muối để khử mùi tanh và phòng ngừa giun sán. Sau đó, mẹ vớt ra cho ráo nước. Nếu bé chưa biết ăn miếng to thì mẹ nên băm nhỏ thịt ếch.

5.3 Những sai lầm kinh điển khi cho bé ăn dặm

  • Thêm muối vào thức ăn của bé dưới 12 tháng: Việc nêm nếm, thêm muối vào thức ăn cho bé ăn dặm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé như hại thận, gan, máu.
  • Lấy nước bỏ cái: Bé cần ăn cả nước lẫn cái mới hấp thu đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, việc ăn cái còn giúp trẻ phát triển khả năng nhai.
  • Ăn dặm không đúng thời điểm: Có mẹ cho bé ăn dặm khi 4 tháng tuổi, tuy nhiên điều này là không nên. Mẹ nên cho bé ăn dặm khi con được từ 6 tháng tuổi nhé.
  • Xay nhuyễn: Thức ăn phải phù hợp với sự phát triển răng của bé. Nếu bé đã mọc được một số răng thì mẹ không nên cho con ăn thức ăn xay nhuyễn nữa mà cần chuyển qua thức ăn cắt miếng hạt lựu để giúp bé phát triển khả năng nhai.
  • Ăn một bữa quá lâu: Thời gian cho trẻ ăn mỗi bữa chỉ nên kéo dài nhiều nhất là 30 phút. Dù bé chưa ăn được nhiều, mẹ cũng nên ngưng vì việc kéo dài thời gian ăn quá 30 phút sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Cháo ếch cho bé ăn dặm rất bổ dưỡng nhưng mẹ cần chế biến và cho con ăn đúng thời điểm nhé. Ở những trẻ bụng yếu, hay bị tiêu chảy thì mẹ không nên cho con ăn loại cháo này. Vì cháo ếch có tính hàn, ăn vào dễ bị lạnh bụng gây tiêu chảy.

Hy vọng với những thông tin của MarryBaby chia sẻ sẽ giúp ích cho các mẹ. Chúc các mẹ thành công nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

11 cách nấu cháo vịt cho bé ăn dặm tăng cân “vù vù”

Cách nấu cháo vịt cho bé rất cần thiết để mẹ lựa chọn khi cho con ăn dặm. Đây là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và lành tính cho bé. Ngoài bổ dưỡng thịt vịt còn mang dược tính tốt cho sức khỏe.

1. Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Thịt vịt có chứa một lượng lớn protein, chất béo, sắt, phốt pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D…  Những chất này đều thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của bé. Ngoài ra, theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, tính mát và có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, hỗ trợ nhuận tràng, phòng ngừa táo bón cho bé.

Đặc biệt, đối với những bé hay gặp các vấn đề đường ruột, ăn cháo vịt hoặc các món ăn từ vịt có tác dụng cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu

Lượng vi chất có trong thịt vịt còn cao hơn thịt gà. Do vậy, mẹ nên bổ sung thịt vịt vào thực đơn dinh dưỡng để đa dạng hóa các món ăn dặm cho bé, đặc biệt là các bé có thể chất yếu, biếng ăn, còi cọc hoặc với những bé vừa ốm dậy.

Món ngon từ thịt vịt đơn giản nhất có lẽ là cháo vịt. Mẹ có thể học cách nấu cháo thịt vịt cho bé cùng với nhiều loại rau củ khác nhau; để tạo ra nhiều món cháo thơm ngon, bổ dưỡng cho bé.

2. Trẻ mấy tháng ăn được thịt vịt?

Trẻ mấy tháng ăn được thịt vịt? 
Trẻ mấy tháng ăn được thịt vịt? Trẻ có thể bắt đầu ăn cháo thịt vịt khi 6 tháng tuổi, 

Trẻ có thể bắt đầu ăn dặm với cháo thịt vịt khi bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, với những hình thức chế biến như nướng, hun khói; mẹ cần đợi cho đến khi bé được 1 tuổi. Khi mới bắt đầu cho bé ăn thịt vịt, mẹ cũng chỉ nên cho con ăn dặm một lượng nhỏ để quan sát phản ứng của bé. Nếu bé không bị dị ứng với món ăn này thì mẹ có thể bổ sung món cháo thịt vịt vào thực đơn ăn dặm của bé.

Nếu mẹ muốn chế biến thịt vịt cho bé ăn cơm thì nên hầm thịt vịt cho đến khi thịt mềm, nhừ để bé dễ nhai, dễ nuốt. Đồng thời, cơm cũng cần đủ độ nát để con tập nhai dần. Gia vị chế biến thịt vịt cho bé ăn cơm cũng càng cần đơn giản càng tốt.

3. Cháo thịt vịt nấu với rau gì cho bé ăn dặm?

Cháo thịt vịt nấu với rau gì cho bé để con ăn ngon lành mà vẫn đầy đủ dưỡng chất? Một số loại rau củ phù hợp để nấu cháo vịt cho bé là: cháo vịt đậu xanh, hạt sen, bí đỏ, cà rốt, rau ngót, nấm rơm, khoai tây nghiền, khoai môn, khoai lang,… Hơn nữa, khi bé đủ lớn trên 1 tuổi, mẹ có thể tìm cách nấu cháo vịt cho bé ăn kèm với rau mồng tơi, rau sà lách, hành tây nướng, rau bắp cải nghiền, củ cải đường,…

Cháo vịt nấu với rau sẽ giúp bé bổ sung chất xơ, tốt cho tiêu hóa hơn, cũng như thêm màu sắc cho món ăn hấp dẫn hơn.

Cháo thịt vịt nấu với rau gì?
Cháo thịt vịt nấu với rau gì? Với trẻ từ 6 tháng tuổi, chỉ nên nấu cháo vịt cùng với bí đỏ, cà rốt, rau ngót, nấm rơm, khoai tây nghiền, khoai môn, khoai lang

4. Cách chọn và sơ chế biến thịt vịt không hôi cho bé

Để có cách nấu cháo vịt ngon, khâu chọn vịt là rất quan trọng. Vịt nấu cháo nên chọn vịt xiêm hay vịt cỏ (vịt nhiều thịt, ít mỡ, thịt dai ngọt) vì thịt vịt nuôi thường khá mềm, có nhiều mỡ và không ngọt bằng.

Tốt nhất, mẹ nên mua vịt sống về làm để đảm bảo vệ sinh. Nên chọn vịt trưởng thành, béo, ức đầy, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông. Những con vịt này không chỉ ngon mà khi làm lông cũng rất nhanh.

Nếu mua vịt làm sẵn, nên chọn vịt mới mổ. Vịt nhìn bề ngoài có vẻ tươi ngon, khi ấn vào vịt thấy thịt chắc. Những con vịt có hai bên đùi và phần lườn căng bóng, thớ thịt dày, dùng tay ấn vào thịt bị biến dạng thì đó là vịt bơm nước, không nên mua.

Các bước sơ chế thịt vịt để nấu cháo cho bé:

  • Vịt sau khi làm sạch lông mẹ rửa lại cho sạch.
  • Chà xát muối hạt lên toàn bột con vịt để diệt khuẩn và loại bỏ mùi hôi, rửa lại với nước rồi xát lại lần nữa với hỗn hợp rượu, gừng.
  • Cuối cùng, rửa lại với nước rồi để ráo.

Ngoài cách làm trên, mẹ có thể dùng chanh hoặc muối + giấm để chà xát lên mình vịt, mùi hôi cũng sẽ được loại bỏ.

**Mẹ lưu ý: Khi luộc vịt để tiến hành nấu cháo, nên cho vài lát gừng và một củ hành tím đập giập để nước dùng thơm, loại bỏ hoàn toàn mùi hôi.

[inline_article id=176974]

Sau khi đã “nhuần nhuyễn” các bước sơ chế vịt, mẹ hãy tìm hiểu 10 cách nấu cháo vịt cho bé ăn dặm dưới đây.

5. Bí kíp cách nấu cháo thịt vịt cho bé ăn dặm ngon miệng, bổ dưỡng

5.1 Cách nấu cháo vịt đậu xanh cho bé ăn dặm

Cháo vịt đậu xanh đứng đầu trong danh sách cách nấu cháo thịt vịt cho bé ăn dặm bởi đậu xanh giúp cung cấp vitamin A, canxi, sắt, vitamin C, chất xơ…

Nguyên liệu:

  • Gạo: 100g.
  • Thịt vịt: 300g.
  • Đậu xanh: 100g.
  • Gia vị, hành lá, gừng.

Cách nấu cháo vịt đậu xanh cho bé:

  • Bước 1: Ngâm gạo và đậu xanh cho mềm.
  • Bước 2: Thịt vịt rửa sạch, khử mùi hôi, sau đó băm nhuyễn.
  • Bước 3: Phi thơm gừng, sau đó cho thịt vịt vào xào săn, nêm xíu gia vị, đảo nhanh rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Cho gạo và đậu xanh vào nồi nấu cháo.
  • Bước 5: Khi cháo chín, mẹ cho thịt vịt vào khuấy đều.
  • Bước 6: Với bé nhỏ, mẹ có thể xay nhuyễn cháo cho mịn để bé dễ nuốt hơn.

Nếu muốn làm đa dạng thêm món cháo từ đậu xanh cho bé, mẹ có thể tham khảo thêm bài viết: 12+ món cháo đậu xanh cho bé ăn dặm ngon, bổ và dễ tiêu

cháo vịt đậu xanh cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo vịt đậu xanh cho bé ăn dặm

5.2 Cách nấu cháo vịt ngon cho bé ăn dặm với bí đỏ

Nguyên liệu

  • Gạo: 30g
  • Thịt vịt: 300g.
  • Bí đỏ: 30g.
  • Đậu xanh: 30g.
  • Gừng, tiêu, rau mùi.

Cách nấu cháo thịt vịt cho bé với bí đỏ

  • Bước 1: Thịt vịt rửa sạch, khử mùi hôi bằng gừng, sau đó băm nhuyễn.
  • Bước 2: Đậu xanh vo sạch, đãi vỏ, ngâm nước cho mềm. Bí đỏ gọt vỏ, cắt thành các miếng vừa ăn, rửa sạch, để ráo.
  • Bước 3: Cho vịt vào hầm với chút muối và gừng. Khoảng 5 phút sau cho gạo, đậu xanh, bí đỏ vào nấu cháo. Đến khi các nguyên liệu chín nhừ, mẹ nêm ít nước mắm để cháo thịt vịt vừa ăn thì tắt bếp.
  • Bước 4: Thịt vịt lọc xương, xé nhỏ trong món cháo cho bé dễ ăn. Đối với các bé nhỏ hơn, mẹ nên xay cháo thịt vịt thành hỗn hợp nhuyễn cho bé.
  • Bước 5: Múc cháo vịt ra bát, cho thêm ít tiêu, rau mùi (ngò) và cho bé thưởng thức khi còn nóng ấm.
cách nấu cháo vịt bí đỏ
Cách nấu cháo thịt vịt cho bé với bí đỏ

5.3 Cách nấu cháo vịt cho bé ăn dặm với yến mạch

Nguyên liệu

  • 50g yến mạch.
  • 30g thịt vịt.
  • Nước dừa tươi.
  • Gừng: một miếng nhỏ.
  • Gia vị: Nước mắm ngon, hành ngò.

Cách nấu cháo thịt vịt cho bé với yến mạch

  • Bước 1: Thịt vịt rửa kỹ, sơ chế theo hướng dẫn trên cho hết mùi hôi. Yến mạch ngâm với nước trong vòng 20 phút rồi vớt ra, để ráo.
  • Bước 2: Cho thịt vịt đã sơ chế vào nồi cùng nước dừa tươi, ít muối và một củ hành tím đập dập.
  • Bước 3: Nấu hỗn hợp trên với lửa to trong vòng 15 phút để thịt vịt ngấm hương vị. Lúc này, cho thêm yến mạch vào và trộn đều tới khi yến mạch nở ra.
  • Bước 4: Nêm nếm gia vị cho cháo thịt vịt vừa ăn và tắt bếp.
  • Bước 5: Vớt phần thịt vịt ra, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tùy theo khả năng ăn thô của bé. Múc cháo ra bát, cho thịt vịt để lên trên, thêm xíu hành, rau mùi (ngò), tiêu cho bé thưởng thức ngay thành quả cháo thịt vịt.

cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm

5.4 Cách nấu cháo vịt cho bé với khoai sọ

Nguyên liệu

  • 300g thịt vịt.
  • 100g khoai sọ.
  • 50g gạo tẻ.
  • Gừng, hành lá, các loại gia vị.

Cách nấu cháo thịt vịt khoai sọ cho bé

  • Bước 1: Khoai sọ sau khi mua về, mẹ gọt vỏ rồi luộc chín. Vớt ra, để ráo và dùng thìa tán nhuyễn hoặc cho vào máy xay.
  • Bước 2: Thịt vịt rửa sạch, cho vào nồi nấu cháo với ít muối, 2 lát gừng. Khi thịt gần chín tới thì cho thêm khoai sọ vào.
  • Bước 3: Nấu thêm cháo thịt vịt chút nữa thì nêm nếm gia vị và tắt bếp.
  • Bước 4: Múc cháo vịt khoai sọ ra bát, thêm hành, rau mùi (ngò) rồi cho bé thưởng thức ngay khi còn nóng.
 Cách nấu cháo vịt cho bé với khoai sọ
Cách nấu cháo vịt cho bé với khoai

5.5 Cách nấu cháo vịt khoai tây cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

  • 300g thịt vịt.
  • 100g khoai tây.
  • 50g gạo tẻ.
  • Gừng, hành lá, các loại gia vị.

Cách nấu cháo thịt vịt khoai tây cho bé

Cách nấu cháo vịt cho bé theo công thức này gồm các bước sau:

  • Bước 1: Thịt vịt sau khi mua về mẹ rửa sạch với gừng cho hết mùi hôi. Gạo tẻ vo kỹ, ngâm với nước trong 15 phút.
  • Bước 2: Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái thành các miếng vừa ăn.
  • Bước 3: Cho thịt vịt, gạo tẻ đã sơ chế vào nồi, bắc lên đun với lửa lớn. Khi thịt chín mềm, cho thêm khoai tây vào. Nấu cháo cho bé tiếp đến khi khoai tây nhừ thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn, khuấy đều và tắt bếp.
  • Bước 4: Múc cháo thịt vịt ra bát, cho thêm một ít hành hoa và tiêu để món cháo dậy mùi thơm rồi cho bé ăn ngay khi đang nóng.

cách nấu cháo vịt cho bé ăn với khoai tây

5.6 Cách nấu cháo vịt khoai lang cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

  • Gạo: 30g.
  • Thịt vịt: 300g.
  • Khoai lang: 30g.
  • Gừng, hành ngò.
  • Gia vị cơ bản.

Cách nấu cháo thịt vịt khoai lang cho bé

  • Bước 1: Rửa sạch thịt vịt, lọc xương rồi thái miếng vừa ăn.
  • Bước 2: Gọt vỏ khoai lang, rửa sạch, thái miếng nhỏ.
  • Bước 3: Gừng đem nướng cho dậy mùi, sau đó cho vào nồi nước cùng thịt vịt và khoai lang hầm nhừ.
  • Bước 4: Khoảng 5 phút sau cho gạo vào khuấy đều.
  • Bước 5: Nấu các nguyên liệu đến khi chín nhừ, nêm thêm xíu nước mắm sao cho vừa ăn.
  • Bước 6: Đối với các bé nhỏ hơn, mẹ nên xay cháo mịn để con dễ ăn và hấp thu hơn.
  • Bước 7: Tùy thuộc vào khẩu vị của bé, mẹ có thể rắc xíu hành ngò để món cháo vịt cho bé thêm phần hấp dẫn hơn nhé.

thịt vịt nấu cháo khoai lang cho bé

5.7 Cách nấu cháo vịt rau ngót cho bé

Nguyên liệu:

  • 300g thịt vịt.
  • 1 nắm rau ngót.
  • Gạo tẻ.
  • Gừng, hành lá.
  • Các loại gia vị.

Cách nấu cháo thịt vịt rau ngót cho bé:

  • Bước 1: Thịt vịt rửa sạch, luộc chín kỹ rồi băm nhuyễn, ướp với ít nước mắm, hành tím. Giữ phần nước luộc vịt để nấu cháo.
  • Bước 2: Rau ngót chọn lấy các lá non, đem xay mịn với xíu nước.
  • Bước 3: Cho gạo đã vo cùng nước luộc vịt vào nồi, nấu tới khi cháo chín thì cho thịt vịt vào đảo đều. Nấu thêm khoảng 10 phút cho thịt chín nhừ thì thêm rau ngót vào nấu chung. Khi rau ngót chín, mẹ nêm nếm gia vị vừa ăn thì tắt bếp.
  • Bước 4: Múc cháo thịt vịt cho bé thưởng thức khi còn nóng là ngon nhất.
Cách nấu cháo vịt rau ngót cho bé
Cách nấu cháo vịt cho bé với rau ngót

5.8 Cách nấu cháo vịt cho bé ăn dặm: cháo vịt, đậu que, hạt sen

Nguyên liệu:

  • 300g thịt vịt.
  • 30g đậu que.
  • 10g hạt sen.
  • 3ml dầu ăn.
  • 30g gạo tẻ.
  • Các loại gia vị.

Cách nấu cháo thịt vịt cho bé dùng kèm đậu que, hạt sen:

  • Bước 1: Hạt sen lột vỏ lụa, bỏ tim, ngâm nước khoảng 1 giờ để giúp hạt sen mềm hơn khi ninh.
  • Bước 2: Gạo vo sạch rồi cho cả gạo và hạt sen đã ngâm vào nồi nấu cháo.
  • Bước 3: Thịt vịt rửa sạch, khử mùi hôi, bỏ da và xay nhỏ. Mẹ nên cho thêm chút nước vào thịt vịt rồi xay cho đỡ bị vón cục. Sau đó ướp thịt vịt với xíu nước mắm, hành tím.
  • Bước 4: Đậu que nhặt rồi rửa sạch, luộc qua rồi băm hoặc xay nhỏ. Khi cháo gạo và hạt sen chín nhừ thì mẹ lấy hạt sen ra đánh nhuyễn.
  • Bước 5: Lần lượt cho thịt vịt vào nấu cùng cháo khoảng 3-4 phút thì cho đậu que vào trộn đều lên, đun sôi đến khi cháo chín thì tắt bếp.
  • Bước 6: Nêm nếm thêm chút dầu ăn, gia vị rồi múc ra bát là mẹ đã hoàn thành cách nấu cháo vịt cho bé.
cháo vịt đậu que, hạt sen
Cách nấu cháo thịt vịt cho bé ăn dặm với hạt sen

5.9 Cháo vịt cà rốt cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Thịt vịt bỏ xương: 30g.
  • Khoai tây: 10g.
  • Cà rốt: 10g.
  • Dầu ăn: 10ml.
  • Cháo trắng: 1 chén nhỏ.

Cách nấu cháo thịt vịt kèm cà rốt:

  • Bước 1: Thịt vịt mẹ mua về rửa sạch, luộc với 1 chút hành khô. Sau đó lọc lấy phần thịt và cân lên được 30g là đạt. Băm nhỏ.
  • Bước 2: Cà rốt, khoai tây sau khi sơ chế sạch cho vào nồi luộc sơ qua. Rồi cho ra bát nghiền nát.
  • Bước 3:Cho toàn bộ cháo, thịt vịt và cà rốt, khoai tây đã tán nhuyễn vào nồi. Có thể thêm nước nếu thấy cháo đặc.
  • Bước 4: Đun tới khi cháo sủi trong 10 – 12 phút là được.
  • Bước 5: Bắc cháo ra ngoài, mẹ nêm thêm 2 thìa cà phê dầu ăn để bé ăn cháo vịt tăng cân tốt hơn mẹ nhé.

cháo vịt cho bé

5.10 Cháo vịt nấu với mướp cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 30g.
  • Thịt vịt: 100g.
  • Mướp hương: 1 quả nhỏ.
  • Gia vị, dầu ăn.

Cách nấu cháo thịt vịt với mướp cho bé:

  • Bước 1: Thịt vịt mua về bỏ da và xương, sau đó rửa sạch, băm nhuyễn.
  • Bước 2: Mướp hương nạo vỏ, rửa sạch rồi cắt miếng nhỏ.
  • Bước 3: Ngâm gạo rồi vo sạch, sau đó đem nấu cháo.
  • Bước 4: Khi cháo chín, cho thịt vịt và mướp hương vào đảo đều.
  • Bước 5: Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.

cháo vịt cho bé ăn dạm

5.11 Cháo tim vịt cho bé

Nguyên liệu:

  • Gạo nếp, gạo tẻ với tỷ lệ 1:3.
  • Tim vịt: 4 cái.
  • Cà rốt: 1/2 củ.
  • Dầu ăn, gia vị, hành khô.

Cách nấu cháo thịt tim vịt cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Tim vịt rửa sạch, bóp muối cho hết hôi, sau đó đem băm nhỏ.
  • Bước 2: Trộn gạo tẻ với gạo nếp, vo sạch rồi đem nấu cháo.
  • Bước 3: Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch, cắt miếng vừa rồi đem hấp, sau đó tán nhuyễn.
  • Bước 4: Phi hành thơm, sau đó cho tim heo vào xào săn, nêm xíu gia vị cho vừa ăn.
  • Bước 5: Khi cháo chín mềm, mẹ cho cà rốt và tim vịt vào khuấy đều.
  • Bước 6: Cháo sôi trở lại thì tắt bếp.
  • Bước 7: Múc cháo vịt cho bé ra bát và thường thức thôi.

Cách nấu cháo tim cà rốt

6. Lưu ý khi nấu cháo vịt cho bé

Thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc phù hợp dùng trong những ngày hè oi ả. Tuy nhiên, thịt lại có mùi rất hôi nên trước khi cho vào nấu cháo, mẹ nên khử sạch mùi, bằng gừng, muối, chanh hoặc thậm chí là rượu.

  • Bóp thịt thật kỹ với gừng giã nhuyễn hoặc sát với rượu để loại bỏ mùi hôi, sau đó rửa sạch sẽ thêm một lần nữa. Đây là cách nấu cháo vịt cho bé tốt nhất.
  • Thái xéo thớ thịt trước khi cho vào nấu cháo vịt cho bé ăn dặmvì thịt vịt thường dai hơn các loại thịt khác như gà, lợn sẽ làm cho bé cảm giác khó ăn, Điều này sẽ giúp cho thịt vừa mềm vừa ngon miệng, kích thích vị giác của bé trong bữa ăn.
  • Chỉ nên cho ăn món cháo vịt khi bé đã quen ăn cháo thịt gà
  • Chỉ nên dùng với lượng nhỏ và chú ý quan sát xem bé có xảy ra bất kì dị ứng nào không trong thời gian mới bắt đầu cho bé ăn cháo vịt. Nếu thấy không có biểu hiện dị ứng, bữa ăn sau, mẹ có thể tăng lượng thịt vịt trong cháo.
  • Nếu bé dưới một tuổi thì các mẹ nên hạn chế việc nêm nếm gia vị, đặc biệt là muối vì gia vị này không tốt cho thận của bé.

cho bé ăn

Tùy vào thời điểm ăn dặm của bé, mẹ hoàn toàn có thể điều chỉnh cách nấu cháo vịt cho bé theo độ thô của thức ăn cũng như độ lỏng của cháo sao cho phù hợp. Ví dụ, đối với những trẻ mới tập ăn dặm khi 6 tháng tuổi, cháo ăn dặm cần thật mịn. Bước sang 7 tháng, cháo cần được làm nhuyễn, nhưng giảm dần độ mịn. Và bước sang tháng thứ 8, mẹ có thể tăng dần độ thô của thức ăn cho bé tập nhai.

>> Xem thêm bài cùng chủ đề:

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-12 tháng đúng phương pháp

Ăn dặm kiểu Nhật là cách để tập cho bé ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Phương pháp này khuyến khích các mẹ dạy con có thể sớm tự lập trong việc ăn uống và cho bé ăn theo nhu cầu chính.

Vậy cho bé ăn dặm như thế nào theo kiểu Nhật? Cùng đọc để có câu trả lời ngay mẹ nhé!

1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm theo kiểu Nhật là phương pháp được tin tưởng sẽ giúp trẻ ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên thực đơn ăn dặm đa dạng, ngon miệng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Mẫu thực đơn cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật mẹ có thể tham khảo theo từng giai đoạn phát triển của bé:

Tập cho bé ăn dặm kiểu nhật
Nên cho con ăn dặm bắt đầu với một lượng nhỏ sau đó tăng dần dần theo tỷ lệ.

2. Lợi ích của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Nếu lựa chọn nuôi dạy con với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Kích thích khả năng vị giác của bé: Ăn riêng từng loại thức ăn giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm.
  • Ăn dặm kiểu Nhật giúp bé tự lập hơn: Bé có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình không cần sự trợ giúp của mẹ.
  • Không gây nhàm chán: Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ trạng thái lỏng tới đặc, mịn tới loãng nên sẽ không làm bé cảm thấy chán.
  • Hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh thừa cân, béo phì: Do ăn nhiều loại thực phẩm trong một bữa nên trẻ sẽ được cân bằng dinh dưỡng, không bị thừa chất dẫn đến bệnh béo phì.
  • Kỹ năng nhai: Ngoài ra, trong cách chế biến thực phẩm cho bé ăn dặm kiểu Nhật không dùng máy xay nên thức ăn tơi, nhỏ chứ không bị quá nhuyễn, nhờ đó giúp bé phát triển kỹ năng nhai, nuốt tốt hơn.

3. Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật?

Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), bé nên ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Hơn nữa, AAP còn nhấn mạnh việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa trong 6 tháng đầu đời; và bé cần tiếp tục bú sữa cho đến khi được 1 tuổi.

Tuy nhiên, cũng có nhiều bé đòi ăn sớm nhưng thật sự chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm. Vì thế mẹ phải là người hiểu tâm lý của con để nhận ra thời điểm thích hợp tập cho bé ăn dặm.

Thời gian lý tưởng để tập ăn dặm kiểu Nhật cho bé là khi trẻ đủ 6 tháng tuổi để đảm bảo cho hệ tiêu hóa và đường ruột của con.

4. Ăn dặm kiểu Nhật với thực phẩm nào đầu tiên? 

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng trở đi nên bắt đầu với những thực phẩm đầu tiên dưới đây:

4.1 Hoa quả, sinh tố hoa quả

Mẹ có thể cho bé ăn hoa quả khi con đã ở cuối tháng thứ 5 bằng cách chế biến thành các món sinh tố rồi nấu chín. Bé từ 6 tháng thì có thể ăn hoa quả trực tiếp. Một số loại hoa quả tốt cho bé bao gồm:

  • Táo
  • Kiwi
  • Chuối
  • Mận tây
  • Cherry
  • Dâu tây

*Lưu ý: Một số loại quả có vị chua như cam, chanh leo, bưởi thì mẹ nên cho bé ăn vào thời điểm con được 8 tháng tuổi trở đi bằng cách vắt lấy nước rồi pha loãng. Bởi vì các loại trái cây này có axit nên nếu cho ăn quá sớm sẽ gây hại cho dạ dày của bé.

[inline_article id=171151]

4.2 Bột ngọt/bột ăn liền/bột sữa

Trong hướng dẫn ăn dặm kiểu Nhật chuẩn thì không có việc cho bé ăn bột. Lý do là các mẹ Nhật cho con ăn cháo ngay từ những ngày đầu ăn dặm. Tuy nhiên, các mẹ hoàn toàn có thể linh hoạt thay thế cháo rây trong ăn dặm kiểu Nhật bằng bột gạo từ các thương hiệu bột ăn dặm hiện nay. Khi sử dụng bột ăn dặm thay thế cho cháo rây, mẹ cũng hoàn toàn điều chỉnh được độ đặc tăng dần bằng cách điều chỉnh lượng nước pha cùng bột sao cho phù hợp. 

Việc khởi đầu ăn dặm với các món bột nhuyễn, mịn cũng giúp bé tập làm quen với thức ăn đặc hơn sữa, đồng thời tạo cơ hội để hệ tiêu hóa non nớt của bé thích nghi dần dần với việc chuyển từ bú sữa hoàn toàn sang việc ăn các thực phẩm. 

4.3 Cà rốt tráng đường ruột

Trước khi chính thức ăn dặm khoảng 2 tuần, mẹ có thể cho bé uống nươc ép cà rốt hàng ngày với liều lượng 5-10ml. Việc này là để giúp ổn định đường ruột, ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa và giúp bé sẵn sàng đón nhận các loại thực phẩm mới.

 

thực đơn ăn dặm kiểu Nhật
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

4.4 Nấu nước dashi khi cho con

Nước dashi là một loại nước dùng không thể thiếu khi cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật. Mẹ nên ưu tiên làm nước dashi từ rau củ quả sẽ tốt cho con hơn hết. Cách nấu nước dashi cũng khá đơn giản, mẹ tham khảo các bước dưới đây nhé:

Bước 1: Rau củ quả rửa sạch, cắt thành nhiều khúc.

Bước 2: Cho nước vào nồi, lượng nước nên đổ cách chừng 1 đốt ngón tay, rồi cho nguyên liệu vào, chú ý nguyên liệu nào nên cho trước, nguyên liệu nào nên cho sau. Đun khoảng 30-40 phút rồi lấy phần nước dùng làm canh cho bé khi ăn bột, ăn cháo…

Nếu mẹ muốn biết thêm một số công thức làm nước dashi trong ăn dặm kiểu Nhật; có thể tham khảo các công thức dưới đây:

  • Công thức 1: Cà rốt, khoai tây, quả su su, đậu cove.
  • Công thức 2: Su hào, rau cải thảo, sup lơ xanh, trắng.
  • Công thức 3: Hành tây, rau bắp cải, củ cải trắng.
  • Công thức 4: Các loại nước luộc rau như: rau cải, rau chân vịt.
  • Công thức 5: Dùng bột dashi cô đặc của Nhật pha thành nước dashi luôn, rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
  • Công thức 6: Nấu nước dashi từ cá bào và rong biển Kombu chuẩn theo đúng các mẹ Nhật.

5. Lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Theo truyền thống ở Nhật, các mẹ thường cho bé ăn dặm từ khá sớm, lúc con được 100 ngày tuổi. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật chú trọng vào việc giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn và phát triển khả năng vị giác. Theo đó, mỗi ngày mẹ chỉ cho bé ăn 1 bữa ăn dặm bên cạnh việc bú mẹ.

Hiện nay, tùy theo sự phát triển của trẻ mà các mẹ có thể quyết định thời gian cho con ăn dặm. Thông thường, khi bé được 5-6 tháng tuổi thì mẹ có thể bắt đầu tập cho con ăn các thức ăn mới. Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Cần thực hiện đúng cách nấu cháo cho bé ăn dặm với tỷ lệ gạo và nước là 1:10. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo tuổi của bé.
  • Bữa ăn của bé cần đủ 3 nhóm thực phẩm bao gồm tinh bột, đạm và vitamin theo chuẩn “vàng-đỏ-xanh”. Thực đơn ăn dặm sẽ được thay đổi thường xuyên để giúp bé làm quen với nhiều loại thực phẩm cũng như nạp được nhiều loại dưỡng chất khác nhau.
  • Không thêm gia vị vào thức ăn của bé.
  • Cách cho trẻ ăn dặm là tập cho bé ăn đúng bữa. Khi bé biết ngồi, mẹ nên để con ngồi ăn chung với ba mẹ.
  • Tập cho con tự cầm muỗng xúc ăn để rèn tính tự lập cũng như kỹ năng sử dụng dụng cụ ăn uống.
  • Không ép bé ăn.
  • Khi giới thiệu một món ăn mới cho bé, mẹ nên kiên nhẫn thử cho con ăn trong khoảng 3-4 ngày.
  • Bé bắt đầu ăn cháo loãng rồi đặc dần theo từng độ tuổi trong quá trình ăn dặm.
thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi kiểu Nhật
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi kiểu Nhật

6. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng độ tuổi

6.1 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi

Với những trẻ có dấu hiệu muốn ăn dặm sớm, cụ thể là trước 6 tháng tuổi. Bé bú ít hơn, nhỏ dãi, mút tay khi thấy người lớn ăn; đó có thể dấu hiệu cho thấy bé muốn ăn dặm sớm.

Trong tuần ăn dặm đầu tiên, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng, xay nhuyễn để bé tập quen dần với thức ăn mới. Cháo được nấu theo tỷ lệ 1:10. Tức là 1 gạo và 10 nước.

Lượng thức ăn cho bé trong tuần đầu:

  • 2 ngày đầu tiên: 1 thìa (5ml).
  • 3 ngày tiếp theo: 2 thìa (10ml).
  • 3 ngày tiếp theo: 3 thìa (15ml).
tập ăn thức ăn cho bé 6 tháng
Hành tây là thực phẩm quen thuộc trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

6.2 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi bao gồm một số loại rau, củ, quả; đây là các thực phẩm hỗ trợ đi ngoài cho bé. Thức ăn của bé trong giai đoạn này phải trơn, mịn, nhuyễn để bé không bị nghẹn.

Trường hợp bé từ chối một số thức ăn nào đó, mẹ nên chiều theo ý bé trong giai đọan này. Thay vào đó, mẹ cứ thay đổi và chọn đa dạng thực phẩm cho bé; món nào bé thích thì cho bé ăn nhiều. Mục tiêu là để tập phản xạ nhai nuốt cho bé.

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này bao gồm:

  • Tinh bột: Cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây.
  • Đạm: Đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai.
  • Vitamin: Cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây.
Thực đơn cho bé 6 tháng
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi

6.3 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 8 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, thức ăn của bé sẽ đặc và thô hơn so với lúc tháng 5 – 6. Bé có thể ăn cháo với tỷ lệ (1: 7); nhưng sau khi nấu mẹ nên ray lại cho bé dễ nuốt

Ngoài ra, trong giai đoạn này, bên cạnh việc bé bú sữa mẹ hay sữa công thức; mẹ cũng nên cho bé ăn dặm thêm mỗi ngày 2 bữa ăn dặm. Đồng thời, mẹ nhớ ưu tiên cho bé ăn càng đa dạng thực phẩm càng tốt nhé.

Những thực phẩm ăn dặm kiểu Nhật bé có thể ăn trong giai đoạn này:

  • Tinh bột: Ngoài những thực phẩm trước đó, bé có thể ăn thêm yến mạch, mì ống, ngũ cốc.
  • Đạm: Gan, thịt gà, lòng trắng trứng, đậu.
  • Vitamin: Nấm, dưa leo.

*Lưu ý: Khi nào bé tròn 8 tháng tuổi mẹ mới cho con ăn lòng trắng trứng gà nhé.

Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng

6.4 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 – 11 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, mẹ vẫn tăng dần lượng thức ăn cho bé qua mỗi tuần, mỗi tháng. Việc này nhằm kích thích và tạo điều kiện cho dạ dày của bé dần thích nghi với lượng thức ăn mới.

Trẻ từ 9 – 11 tháng đã mọc được vài chiếc răng. Vì vậy, bên cạnh việc tăng dần lượng thức ăn, mẹ cũng tăng dần độ thô của thực phẩm mẹ nhé. Ngoài những thực phẩm ăn dặm kiểu Nhật bé ăn ở các giai đoạn trước, thì sang giai đoạn này mẹ nên chọn thêm:

  • Thịt heo.
  • Thịt bò.
  • Sò.
  • Tôm.
  • Bún.
  • Miến.

6.5 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12 – 18 tháng

Giai đoạn này, nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Ngoài 3 bữa chính, mẹ nên bổ sung thêm 2 bữa phụ và cho con uống thêm sữa.

Ngoài những thực phẩm bé ăn ở các giai đoạn trước, thì mẹ có thể bổ sung thêm nhiều thực phẩm ăn dặm kiểu Nhật tốt cho bé như:

  • Cải bó xôi.
  • Thịt gà.
  • Cá hồi.

7. Bảng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 28 ngày cho bé

Chi tiết từng giai đoạn mẹ có thể tham khảo khi áp dụng cách cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật mẫu như sau:

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (1 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (1 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (2 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (2 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
Ngày 8 Ngày 9 Ngày 10 Ngày 11 Ngày 12 Ngày 13 Ngày 14
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Khoai lang nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Khoai lang nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)

Ngày 15 Ngày 16 Ngày 17 Ngày 18 Ngày 19 Ngày 20 Ngày 21
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Khoai lang nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)

Khoai lang nghiền (5 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ

Khoai lang nghiền (6 muỗng nhỏ)

Cải bó xôi (1 muỗng nhỏ)

Cải bó xôi (1 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (3 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)

Bí đỏ nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)

Bí đỏ nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cải bó xôi (2 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)

Bí đỏ nghiền (2 muỗng nhỏ)

Cải bó xôi (2 muỗng nhỏ)

Ngày 22 Ngày 23 Ngày 24 Ngày 25 Ngày 26 Ngày 27 Ngày 28
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Bí đỏ nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cải bó xôi (2 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (5 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (3 muỗng nhỏ)

Khoai tây nghiền (1 muỗng nhỏ)

 

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)

Cà chua nghiền (1 muỗng nhỏ)

 

 

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)

Cà chua nghiền (2 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)

 

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (5 muỗng nhỏ)

Súp cà chua (2 muỗng nhỏ)

Bắp cải nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cơm nát (2 muỗng nhỏ)

Súp cà rốt và bắp cải (2 muỗng nhỏ)

Hành tây (1 muỗng)

Cháo cà rốt (6 muỗng)

Súp rau (5 muỗng)

Ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi mẹ phải đầu tư nhiều thời gian và công sức trong giai đoạn đầu tập ăn dặm cho trẻ. Các thực phẩm đóng gói trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật không phổ biến ở Việt Nam nên các mẹ có thể xem xét lựa chọn những thực phẩm tốt, phù hợp với độ tuổi của bé hoặc tương đồng với thực phẩm trong hướng dẫn để thay thế nhé.

[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Sữa công thức để ngoài được bao lâu sau khi pha xong?

Sữa công thức để ngoài được bao lâu sau khi pha là điều mà các bà mẹ bỉm sữa cần phải lưu ý nhiều nhất. Bởi vì, thực tế sẽ có những lúc mẹ cần phải pha sữa sẵn để con kịp uống khi đói. Hoặc đôi khi mẹ cần pha sữa cho con sẵn vì gia đình đi chơi xa không tiện để làm các công đoạn trước khi pha sữa.

Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc “sữa công thức để được bao lâu sau khi pha sẵn”. Các mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Sữa công thức để ngoài được bao lâu sau khi pha?

[key-takeaways title=”Sữa trẻ sơ sinh pha xong để được bao lâu?”]

Theo CDC Hoa Kỳ, thời gian sữa công thức để được bên ngoài sau khi pha tối đa chỉ được 2 giờ. Nếu sau 2 giờ, bé không uống được lượng sữa còn lại thì mẹ nên đổ bỏ. Trường hợp, sữa công thức được bảo quản ở trong ngăn mát của tủ lạnh sẽ lưu giữ được đến 24 tiếng. Lượng sữa sau khi pha còn dư thì ba mẹ có thể uống hoặc đổ đi và không nên để bé uống cho cữ sau.

[/key-takeaways]

Dưới đây là giải đáp chi tiết thắc mắc “sữa mẹ để ngoài được bao lâu?” của các bà mẹ:

  • Ở nhiệt độ phòng (trên 26 độ C): Sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong 1 giờ đồng hồ.
  • Ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 26 độ C): Thời hạn sử dụng tối đa là 6 giờ.
  • Trong ngăn mát tủ lạnh: Tối đa 48 giờ.
  • Trong ngăn đá tủ lạnh: Loại tủ lạnh loại 1 cửa (tủ loại nhỏ): Tối đa là 2 tuần. Tủ lạnh loại 2 cửa (có cửa riêng cho ngăn đá và ngăn mát): tối đa là 4 tháng. Với loại tủ đông lạnh chuyên dụng: trữ được tối đa trong 6 tháng.

Các mẹ không nên để dành sữa còn lại cho cữ sau vì sữa đã có nước bọt của bé; không còn sạch nữa. Đó cũng là lý do mẹ cần theo dõi kỹ lượng sữa bé cần trong từng giai đoạn để tránh pha dư.

Lý do không cho trẻ dùng lại lượng sữa để thừa sau 2 giờ là để trẻ tránh nhiễm khuẩn. Nhất là vi khuẩn Crono – loại khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não; rất nguy hiểm. Mẹ lưu ý thật kỹ lưỡng nhé!

Bên cạnh việc sữa công thức để ngoài được bao lâu sau khi pha, mẹ cần lưu ý thêm vấn đề nhiệt độ nước pha sữa. Đây là một trong những yếu tố giúp sữa ngon miệng và kích thích cho trẻ sơ sinh chăm uống sữa hơn.

2. Nhiệt độ pha sữa công thức để bảo quản được lâu

Nếu pha sữa bột bằng nước nóng ở nhiệt độ từ 60 – 80ºC; một số thành phần dinh dưỡng trong sữa bị biến chất. Bởi vì thành phần dinh dưỡng của sữa công thức chủ yếu là tinh bột lúa mì, mỡ, protein, đường nho, v.v. Nếu mẹ pha sữa bằng nước sôi ở nhiệt độ cao; các thành phần dinh dưỡng dễ bị phân giải. Vì thế, trẻ sẽ không hấp thụ được toàn diện chất dinh dưỡng.

Ở mỗi loại sữa, các nhà sản xuất luôn có hướng dẫn cụ thể. Do đó, mẹ lưu ý thực hiện theo đúng chỉ định nhà sản xuất. Có nhiều loại sữa chỉ có thể hòa tan hết với nhiệt độ trên 70ºC. Nhưng có nhiều loại sữa chỉ có thể giữ được các dưỡng chất và vitamin khi được pha ở nhiệt độ 50ºC.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không?

Nhiệt độ nước khi pha sữa công thức rất quan trọng
Sữa công thức để ngoài được bao lâu sau khi pha phụ thuộc vào nhiệt độ nước

3. Cách bảo quản sữa bột công thức đã pha mẹ nên biết

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha còn phụ thuộc vào cách mẹ bảo quản. Nếu mẹ muốn pha sẵn sữa để dành cho bé bú cữ sau. Hoặc bé phải cùng mẹ ra ngoài lâu nên phải pha sữa sẵn. Mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

  • Bảo quản trong tủ lạnh: Để tránh nhiễm khuẩn, mẹ nên bảo quản sữa trong tủ lạnh ngay sau khi pha sữa. Mẹ lưu ý không bảo quản sữa sau khi trẻ đã bú và còn dư. Nếu để sữa dư bảo quản trong tủ lạnh, vi khuẩn có thể phát triển chậm hơn so với để bên ngoài. Vì thế bảo quản sữa sẽ được lâu hơn, tối đa đến 24 giờ.
  • Bảo quản trong túi giữ lạnh: Trường hợp mẹ và bé yêu phải đi xa trong vài tiếng đồng hồ. Mẹ có thể mang theo bình sữa đã pha bỏ vào túi giữ lạnh. Mẹ nhớ cho đá vào bên trong túi nữa nhé. Cách làm này sẽ giúp bảo quản sữa công thức cho bé dùng trong vòng 4 tiếng đồng hồ.
  • Mang theo hộp sữa công thức nhỏ: Mẹ có thể mang theo hộp sữa công thức cho trẻ sơ sinh loại nhỏ khi đi ra ngoài. Điều này sẽ giúp mẹ tiện pha sữa với nước nóng trong bình giữ nhiệt. Cách làm này vừa bảo đảm được sữa của con được nóng và uống liền ngay sau khi pha.

(*) LƯU Ý: Sau khi bảo quản sữa, mẹ nên dán nhãn ghi rõ ngày giờ pha sữa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu. Việc làm này cũng giúp mẹ ghi nhớ thời gian cụ thể khi pha sữa tránh để trẻ sơ sinh uống sữa đã pha quá lâu ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của bé.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ uống sữa công thức bao nhiêu là đủ trong 1 ngày?

sữa công thức để được bao lâu sau khi pha
Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha

4. Cách hâm sữa công thức đã pha và cho bé uống sữa

Sữa công thức cho trẻ sơ sinh đã bảo quản trong tủ lạnh không bắt buộc phải làm nóng.

  • Bước 1: Cho sữa ra ngoài khoảng 1 tiếng đồng hồ để đạt tới nhiệt độ phòng. Hoặc mẹ làm ấm lên bằng cách đặt trong một bình nước nóng hay máy hâm sữa. Nhưng mẹ tuyệt đối không dùng lò vi sóng hâm sữa.
  • Bước 2: Kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi bé uống. Sau khi làm nóng sữa, mẹ phải kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho con bú. Điều này để chắc chắn là sữa không quá nóng sẽ có nguy cơ làm phỏng miệng và lưỡi của con.
Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha tùy thuộc vào cách bảo quản
Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha tùy thuộc vào cách bảo quản

Mẹ cần ghi nhớ sữa công thức để ngoài được bao lâu sau khi pha sẵn để đảm bảo sức khỏe cho bé. Khoảng thời gian tối đa để sữa ở ngoài là 2 giờ đồng hồ. Nếu cần bảo quản nên để ngăn mát tủ lạnh và chỉ giữ được trong 24 giờ.

>> Mẹ xem thêm: Sữa cao năng lượng là gì? 5 loại sữa bác sĩ khuyên dùng

Hy vọng với bài viết “sữa công thức để được bao lâu sau khi pha” của MarryBaby sẽ giúp ích cho mẹ bỉm sữa. Nếu mẹ còn thắc mắc gì về cách nuôi dạy con; hãy đăng nhập ngay vào MarryBaby để nhận thông tin mới nhất về chăm sóc bé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu cháo bề bề cho bé ăn dặm đủ dinh dưỡng cực đơn giản

Bề bề còn được gọi là tôm tích, tôm búa, một trong những loại hải sản mà nhiều người rất ưa chuộng hiện nay. Bề bề xuất hiện nhiều ở các vùng biển ôn đới và nhiệt đới nên rất phổ biến ở nước ta. Bề bề có vị ngọt, thịt dai, lành tính và đậm đà hương vị, có thể kết hợp với nhiều loại rau củ quả khác nhau. Nếu mẹ đang muốn biết cách nấu cháo bề bề cho bé thì những thông tin dưới đây chắc chắn không làm mẹ thất vọng.

Trẻ mấy tháng ăn được bề bề (tôm tích)?

Cách nấu cháo bề bề cho bé không phù hợp với mọi lứa tuổi. Vì vậy, mẹ phải biết trẻ mấy tháng ăn được bề bề.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ sau 6 tháng tuổi là có thể ăn dặm các món ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn. 

Đối với loại hải sản như bề bề, tức tôm tích thì thời điểm cho bé ăn dặm cần xa hơn, khi bé từ 7 tháng tuổi trở lên. 

Với bé lần đầu tập ăn tôm tích, mẹ cần cho con dùng một lượng nhỏ trước để xem bé có dị ứng hay không. 

Đồng thời, với những gia đình có tiền sử dị ứng hoặc bé có cơ địa dễ dị ứng thì càng cần thận trọng hơn. Mẹ có thể đợi bé được 1 tuổi trở lên rồi mới cho ăn hải sản. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 4 cách nấu cháo khoai tây cho bé ăn dặm vừa ngon vừa bổ dưỡng

Tác dụng của tôm tích với bé 

Tác dụng của tôm tích với bé 

Trong 100g bề bề (tôm tích) có chứa khoảng 60% đạm, hơn 290 kcal. 

Thịt bề bề chứa nhiều dưỡng chất bao gồm: vitamin A, B1, B12 hỗ trợ tích cực cho quá trình tổng hợp protein và chuyển hóa năng lượng để cơ thể khỏe mạnh.

Điều đặc biệt ở tôm tích là chứa hàm lượng omega-3 và omega-6 tốt cho hệ miễn dịch. 

Ngoài ra, bề bề còn cung cấp một lượng protein, kẽm, canxi và sắt dồi dào. Do đó, mẹ hãy học cách nấu cháo bề bề cho bé hấp thụ nhiều dinh dưỡng nhé. 

Một số tác dụng khác của tôm tích với bé:

  • Hạn chế suy nhược, bồi bổ cơ thể 
  • Tốt cho mắt, hỗ trợ thị lực, tăng cường sức khỏe của dây thần kinh thị giác
  • Có lợi cho việc phát triển xương 
  • Tốt cho tim mạch, giảm hàm lượng triglyceride và cholesterol trong máu

Cách nấu cháo bề bề cho bé 

1. Cháo bề lề (tôm tích) rau mồng tơi 

cách nấu cháo bề bề rau mồng tơi cho bé

Nguyên liệu 

  • Bề bề: 2 con 
  • Mồng tơi: 1 nắm 
  • Gạo tẻ: 1/2 chén nhỏ
  • Dầu ôliu, nước mắm cho bé 

Cách làm 

– Gạo vo sạch, nấu thành cháo.

– Bề bề rửa sạch hấp chín, cần tách lấy thịt và băm nhỏ.

– Mồng tơi rửa sạch rồi thái nhuyễn. 

– Khi nồi cháo sôi, cho thịt bề bề và mồng tơi đã chuẩn bị vào, khuấy đều và nêm thêm một ít nước mắm cho vừa vị. 

– Đến khi nồi cháo sôi một lần nữa thì tắt bếp, cho thêm ít dầu ôliu. 

2. Cách nấu cháo bề bề cho bé với nấm rơm

Cách nấu cháo bề bề cho bé với nấm rơm

Nguyên liệu 

  • Bề bề: 2 con 
  • Gạo tẻ: 1/2 bát 
  • Nấm rơm: 50g
  • Hành ngò băm nhuyễn 
  • Dầu ăn, hạt nêm cho bé 

Cách làm 

– Gạo đem ngâm cho nở, vo sạch rồi đem rang trước khi nấu cháo.

– Tôm tích (bề bề) bỏ vỏ, băm nhuyễn, ướp gia vị. 

– Nấm rơm cắt chân, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút rồi rửa sạch, để ráo.

– Cho dầu ăn vào chảo, xào nhanh phần thịt bề bề và nấm rơm cho thơm.

– Tiếp theo cho vào nồi cháo rồi ninh thêm vài phút, thêm hành ngò và tắt bếp.

3. Cách nấu cháo bề bề cho bé: Cháo bề bề, khoai mỡ 

khoai mỡ

Nguyên liệu 

  • Khoai mỡ: 50g 
  • Gạo: 50g
  • Bề bề: 2 con lớn
  • Hành tím băm nhuyễn 
  • Dầu ôliu, gia vị, hành ngò

Cách làm 

– Vo gạo cho vào nồi rồi nấu thành cháo.

– Bề bề bỏ vỏ, rửa sạch và xay nhuyễn. Đem xào xơ với hành băm nhuyễn và dầu ăn.

– Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch rồi hấp chín, sau đó tán nhuyễn.

– Khi cháo chín, cho khoai mỡ, bề bề vào, nêm thêm gia vị vừa ăn. 

– Chờ cháo sôi thêm 3 phút thì tắt bếp, cho hành ngò.  

4. Cách nấu cháo bề bề cho bé: Cháo bề bề kết hợp cùng rong biển 

Cách nấu cháo bề bề cho bé: Cháo bề bề kết hợp cùng rong biển 

Nguyên liệu

  • Bề bề: 3 con 
  • Rong biển: 40g
  • Cà rốt: 20g
  • Gạo tẻ: 50g
  • Nước mắm, dầu ôliu

Cách làm 

– Bề bề rửa sạch rồi cho vào hấp cách thủy, bóc vỏ lấy phần thịt, đem nghiền hoặc xay nhuyễn.

– Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ. 

– Gạo vo sạch, nấu cháo bằng nước luộc bề bề.

– Lá rong biển ngâm trong nước ấm cho mềm rồi xay nhuyễn.

– Xào xơ cà rốt và thịt bề bề với dầu ôliu. 

– Khi cháo sôi, cho hỗn hợp trên vào đảo đều, nêm ít nước mắm dành riêng cho bé.

– Cháo nấu chín thì rắc rong biển đã chuẩn bị vào, đợi cháo sôi thêm lần nữa thì tắt bếp và cho bé sử dụng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách nấu cháo cho bé ăn dặm đủ dinh dưỡng theo từng tháng tuổi

Hướng dẫn cách bóc bề bề nguyên con dễ nhất

Thịt bề bề tuy ngọt nước, thơm ngon nhưng lại rất khó để bóc vỏ. Tuy nhiên, nếu biết cách bóc vỏ bề bề thì mọi chuyện trở nên đơn giản hơn.

Bước 1: Dùng kéo để cắt bỏ đi phần đầu của bề bề, riêng với những món yêu cầu để đầu như bề bề chiên giòn thì không cần cắt.

Bước 2: Lật ngửa bề bề lên, một tay cầm bề bề, tay còn lại cầm két để cắt dọc hai bên của bề bề.

Bước 3: Một tay giữ thân bề bề, tay còn lại bóc đi phần vỏ cứng hướng từ dưới đuôi lên.

Bước 4: Lột lấy phần thịt ra khỏi phần bụng, từ từ để thịt bề bề không dính vào vỏ.

Cách chọn bề bề tươi ngon cực kỳ đơn giản

Có rất nhiều cách chế biến bề bề, nhưng để đảm bảo thành công, việc chọn bề bề tươi là một yếu tố rất quan trọng. Làm sao để chọn bề bề ngon cũng cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần chọn bề bề sống, cầm lên thấy chắc tay thì đó là bề bề ngon. Nếu kỹ hơn, bạn có thể thấy con nào có vệt màu đỏ ở đuôi, thì đó là trứng của bề bề, ăn rất ngon.

Lưu ý khi nấu cháo cho bé

lưu ý khi nấu cháo bề bề cho bé

– Ngoài các cách nấu cháo bề bề cho bé ở trên thì bạn cũng có thể kết hợp đa dạng tôm tích với các loại rau củ như: cà rốt, bí đỏ, khoai tây, rau ngót, rau dền, súp lơ xanh…

– Khi mua bề bề (tôm tích), cần chọn chỗ bán uy tín, không tiêm các chất tăng trọng, bề bề phải tươi sống, không bị bủn, chết.

– Trong lúc sơ chế nguyên liệu thì bạn có thể luộc sơ với gừng đập giập để khử mùi tanh. 

– Khi gỡ phần thịt bề bề, tốt nhất là dùng kéo và đeo găng tay để tránh vỏ đâm vào tay. 

Cháo cần nấu hơi đặc, không quá lỏng. Vì cho bé ăn dặm nên bạn cần nêm gia vị nhạt một chút. Đồng thời cho thêm ít dầu ôliu để bề mặt cháo đẹp, có mùi thơm và bổ dưỡng hơn. 

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bé mấy tháng ăn được hành tỏi? Cách nấu ăn với hành tỏi cho bé

Bề bề tức tôm tích vô cùng bổ dưỡng và dễ chế biến tại nhà. Hy vọng thông qua các cách nấu cháo bề bề cho bé, bạn sẽ có thêm nhiều thực đơn ăn dặm ngon miệng cho trẻ

[inline_article id=214225]